Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

Nghiên cứu sự tác động của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng tới các lễ hội tín ngưỡng: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.32 MB, 239 trang )

CHƯƠNG 3
LỄ HỘI MIẾU BÀ CHÚA x ử NÚI SAM


I - CHÂU ĐỐC VÀ MIẾU BÀ CHÚA x ứ

1. Vài nét về phường Núi Sam và thị xã Châu Đốc
Ngày nay du khách có thể đến với lễ hội miếu Bà Chúa
Xứ khá dễ dàng. Từ thành phố Long Xuyên, có thể bắt xe buýt
theo đường 91 đi Long Xuyên - Châu Đốc khoảng 60 km, hoặc
có thể dùng xe máy chỉ hết 2 giờ là có thể đến thị xã Châu Đốc,
từ đó vào miếu Bà chỉ cịn 5 km. Nếu đi từ Tịnh Biên thì theo
ngả Nhà Bàng là con đường dẫn đến sát biên giới Cămpuchia,
còn đi theo đường thuỷ từ Sóc Trăng hay Cần Thơ, Kiên Giang
lên, hay từ thành phố Hồ Chí Minh xuống, đến bến đò Châu
Giang, rồi lên bờ vào Miếu Bà dự hội. Lễ hội Bà Chúa Xứ ngày
nay, khơng cịn là hội của dân làng VTnh Tế và tỉnh An Giang
nữa, mà cịn có khách thập phương từ khắp các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long và nhiều nơi khác như các tỉnh miền Đông,
Nam bộ, miền Trung, miền Bắc và đặc biệt là thành phố Hồ
Chí Minh, là nơi có số lượng người đến dự hội đông nhất.
Miếu Bà hiện nay, thuộc địa phận phường Núi Sam của
thị xã Châu Đốc, xưa thuộc đất làng Vĩnh Tế. Ngày nay,
197


không gian của làng xưa chia thành một phường và m ột xã.

Phường Núi Sam gồm 6 ấp (khóm): Vĩnh Tây I, Vĩnh Tây II,
Vĩnh Đông I, Vĩnh Đông II, Vĩnh Phước và vinh Xuyên. Xã
Vĩnh Tế nay có 4 ấp: Vĩnh Khánh I, Vĩnh Khánh II, Cây Châm


và Bà Bài. Phường Núi Sam có diện tích 3,76 km2, trong tổng
diện tích của thị xã Châu Đốc là 100,59 km 2. Đây là một thị xã
vùng biên giới phía Tây Nam đất nước, thuộc tỉnh An Giang.
Núi Sam là ngọn núi cao 234 m với chu vi là 5.200m, nổi
lên giữa một vùng đổng bằng mênh mông của Đồng Tháp
Mười, tạo nên một cảnh quan ngoạn mục, thu hút hàng vạn
khách thăm từ khắp mọi miền đất nước. Khu vực miếu Bà lại
nằm trong một quần thể di tích văn hố, với nhiều di tích khác
nhau, thị xã Châu Đốc nằm sát biên giới Cãmpuchia - Việt
Nam, hiện đang được mở cửa trong xu thế hội nhập và đổi mới
của tỉnh An Giang nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung,
nên trở thành một vị trí du lịch hấp dẫn đối với du khách.
Chính nhờ sự phát triển của'lễ hội Bà Chúa Xứ, mà xã
Vĩnh Tế xưa, nay đã trở ihành một đơ thị sầm uất, một phường
có tốc độ đơ thị hố mạnh mẽ của thị xã Châu Đốc. Ngày nay,
bộ mặt của làng xưa đã bị nhạt nhoà trong những dãy nhà
hàng, khách sạn và đường phố. Còn “Châu Đốc xưa kia là tỉnh
lỵ, sau ngày giải phóng là thị xã thuộc tỉnh An Giang, gồm có
4 phường: Châu Phú A, Châu Phú B, Núi Sam, Vĩnh Mỹ và 3
xã: Vĩnh Châu, Vĩnh Tế, Vĩnh Ngươn. Thị xã Châu Đốc nằm
bên ngã ba sơng thơ mộng, nhìn sang Cồn Tiên và xóm Châu
Giang xanh rờn cây trái. Trước mặt thị xã là giao điểm của
sông Châu Đốc và sông Hậu, sau lưng là dãy Thất Sơn hùng
198


vĩ” 1. Đến nay đán số của thị xã Châu Đốc có khống hơn
100.00Ơ người. Dây là một tronc những trung tâm kinh tế của
tỉnh An Giang.
An Giang là một trong lục tỉnh của Nam Kỳ Irước đây

(Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và
Hà Tiên). Theo Đại Nam nhất thống chí thì “Năm Minh
Mạng thứ 13 (1832), lấy đất này cùng với huyện Vĩnh An,
tỉnh Vĩnh Long đặt làm hai phủ Tuy Biên và Tân Thành, đặt 4
huyện Tây Xuyên, Phong Phú, Đônc Xuyên và Vĩnh An (Tây
Xuyên, Phong Phú thuộc phủ Tuy Biên, Đổng Xuyên và Vĩnh
An thuộc phủ Tân Thành) lập tỉnh An Giang, đặt chức An Hà
tổng đốc thống lĩnh 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại đặt hai ty
Bố chánh và Án sát”2.

b- Các di tích của vùng núi Sam
Vùng núi Sam bao gồm một quần thể di tích văn hố lịch sử nổi tiếng, như chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, chùa
Hang, Pháo Đài, đồi Bạch Vân, đồi Đá Chẹt, vườn Tao Ngộ,
miếu Son Thần, đặc biệt lãng Thoại Ngọc Hầu, đình Vĩnh Tế...
- Chùa Tây An
Là một ngơi chùa nguy nga, đồ sộ, đứng ngay trước mặt
con đường trục chính từ thị xã Châu Đốc đi vào miếu Bà.
Chùa có ba ngơi lầu, nóc trịn hình củ hành theo kiến trúc Ân
Hồi, màu sắc sặc sỡ, nhưng hài hồ đẹp mắt. Ngơi giữa là
1 Châu D ố c í ự giới thiệu Văn n g h ệ Châu Đốc, 2003, tr. 10.
2 Theo: Lịch sử hình thành vùng đất An Giang, Kỉ yếu hội thảo khoa học, Baq
Tuyên giáo tỉnh uỷ An Giang, sử Khoa học công nghệ và môi trường An Giang,
2000, tr 14.

199


chánh diện thờ Phật, hai bên là lầu chuông và lầu trống. Đi
qua một công viên nhỏ, bước lên bậc thềm, ta gặp ngay tượng
người mẹ bồng con, miêu tả tích xưa Quan Âm Thị Kính.

Trước sân chùa, có hai con voi bằng xi măng lớn như voi thật,
con trắng sáu ngà, con đen hai ngà.
Đơng Lang ở phía phải, là chùa Địa Tạng thờ Địa Tạng
Vương Bồ Tát theo kinh Địa Tạng. Tây Lang là nhà khói rộng
rãi trên nền đất cao, phía trước đặt hai tượng Quan Âm.
ở chính điện thờ Phật theo dịng thiền Lâm tế, ngồi
tượng Phật Thích Ca rất lớn ở giữa, cịn có các=tượng Di Đà,
Quan Âm, Tam Thế Phật, Đại Thế Chí... và các vị Bổ Tát. Hai
bên và phía trước, là các vị La Hán, Bát Bộ Kim Cương, Tam
Hồng Ngũ Đế...
Phía sau thờ các vị sư trụ trì chùa Tây An, tượng tạc
bằng gỗ uy nghiêm, hiền triết.Tại đây đáng lưu ý có tượng
hồ thượng Thích Bửu Thọ, người có cơng lớn trong việc
trùng tu chùa, được tạc sinh động như người thật, tay cầm
gậy, ngồi bên bàn viết, cốt cách siêu phàm. Người được tôn
là Phật thầy Tây An, là Pháp Tạng thiền sư, có tên là Đồn
Minh Hun, sinh năm Đinh Mão (1807), quê quán làng
Tòng Sơn, Sa Đéc, thuộc trấn Vĩnh Thanh xưa, nay là tỉnh
Đồng Tháp. Ông đến chùa Tây An, trong thời kỳ thiền sư
Hải Tịnh N guyễn Văn Giác trụ trì (đời thứ nhất) và được
ngài Hải Tịnh thu nhận và ông đã làm được nhiều việc, nên
được nhân dân tôn là Phật thầy.
Bên hông chùa là đãy bảo tháp của các vị sư trụ trì, được
xây dựng tơn nghiêm, cổ kính. Các tháp đó là của các vị Hải
200


Tịnli (Nguyễn Vãn Giác), Hoàng Ân (Nguyễn Nhất Thừa),
Huệ Quang (Nguyễn Trang Nghiêm), Thuần Hậu (Huỳnh Văn
Đắc), Thiện Pháp (Ncô Văn Hồ), Thích Bửu Thọ (Nguyễn

Thế Mật), Huệ Châu (Hồ Thạch Hùng), Định Long (Phạm
Văn Trực), Huệ Kỉnh (Trần Văn Cung).
Chùa Tây An do Tổng đốc An Hà, Doãn u ẩ n (tên thật là
Dỗn Ơn) xây dựng năm 1847, qua nhiều lần trùng tu, chùa
trở thành m ột kiến trúc độc đáo của khu vực núi Sam, đã được
Bộ Văn hố thơng tin xếp hạng3.
- Lăng Thoại Ngọc Hầu
Từ thị xã Châu Đốc đi vào khu di tích miếu Bà, khi đến
trước núi Sam, du khách gặp ngay chùa Tây An, rẽ tay phải đi
một đoạn, sẽ gặp lăng Thoại Ngọc Hầu ung dung đường bệ
nằm bên sườn núi, mặt nhìn ra đường lớn, nhưng ở trên thềm
cao với chín bậc thang xây bằng đá ong. Loại đá này được vận
chuyển bằng ghe từ Biên Hồ, qua nhiều sơng rạch vào kênh
Vĩnh Tế rồi chuyển lên núi Sam. Chỗ ghe neo lại để lên đá,
còn địa danh đến bây giờ gọi là bến Vựa, Nhà Neo.
Lăng được xây bằng hồ ơ đước (thời đó chưa có xi măng).
Bao bọc quanh khu mộ, là một bức tường dầy cả mét, cao hơn
đầu người, đã nhuốm rêu phong. Phía trước có hai cửa lớn theo
kiểu kiến trúc lăng tẩm xưa, hai bên có hai hàng liễn đối.
Phía sau là bậc thang đi lên đền thờ, được xây trên nền
cao. Trong đền thờ có bài vị của Thoại Ngọc Hầu và hai phu

nhân, có áo mão, cân đai của ơng được phục chế và nhiều nghi
3 Clìâỉt ĐỐC tự giớ i thiệu, sđd, Văn nghệ Châu Đ ốc, 2003, tr.36.

201


thờ với các bộ lư đổng. Mặt liền lăng là khoảng sân rộng, nổi
bật cái long đình có bản sao bia Thoại Sơn. Trước long đình là

khẩu súng thần cơng, bảng xếp hạng di tích và hai con nai
bằng xi mãng, tơn thêm vẻ đẹp cho lãng.
Trong lăng, chính giữa là mộ Thoại Ngọc Hầu, ông tên
thật là Nguyễn Văn Thoại, sinh năm Tân Tỵ (1761) tại huyện
Diên Phưóc, tỉnh Quảng Nam. Thịi kỳ loạn lạc theo gia đình
vào Nam, cư trú tại cù lao Dài trên sông c ổ Chiên, nay thuộc
tỉnh Vĩnh Long. Dưới triều Nguyễn, ông được cử làm Trấn thủ
Vĩnh Thanh (gồm các tỉnh Châu Đốc, Sa Đéc, Vĩnh Long và
một phần Kiên Giang). Ông đã có cơng lớn trong việc khẩn
hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng
đất Tây Nam. Ơng đã để lại cho đời sau nhiều cơng trình lớn
như: đắp lộ Núi Sam, đào kênh Thoại Hà dài hơn 30.000m ở
núi Sập (Thoại Sơn) vào năm 1818, đào kinh Vĩnh T ế dài theo
biên giới Tây Nam nối liền Châu Đốc - Hà Tiên, nối lưu thông
Châu Đốc ra vịnh Thái Lan dài hơn 90km.
Bên phải mộ ông, là mộ bà vợ chính Châu Thị Tế, mất
năm Bính Tuất (1826). Bên trái có ngơi mộ khiêm nhường hom
là của bà vợ thứ Diệc phẩm phu nhân Trương Thị Miệt, mất
năm Tân Tỵ (1821). Trước mỗi đầu mộ đều có bức bình
phong, chân mộ là bia kí. Ở bức tường phía trước mộ, đặt bia
đá Vĩnh Tế Sơn. Thoại Ngọc Hầu mất năm Kỉ Sửu (1829),
hưởng thọ 68 tuổi.
Trong nội lăng có 14 ngơi mộ và ngoại vi lăng cũng có
khoảng 50 ngơi mộ, xây vói nhiều hình thức khác nhau: Voi
phục, trái đào, cái nón... Đ ây là những ngôi mộ vô danh của
202


những cận thần, thân tộc và những người có cơng đã chết
trong cuộc đào kênh Vĩnh Tê gọi là Nghĩa trủng (đến nay còn

lưu truyền bài tế Nghĩa trủng vãn đọc rất lâm ly, bi tráng).
Ngoài những sắc phong của triều đình nhà Nguyễn và
các văn bia Thoại Sơn, VTnh Tế Sơn, cịn có bia “Châu Đốc
Tân Lộ Kiều Lương” dựng tại núi Sam năm 1828 nhằm kỉ
niệm ngày hoàn thành con lộ Châu Đốc - Núi Sam, ngày nay
không còn nữa nhưng văn bia vẫn còn ghi trong sử sách4.
- Chùa H a n g .
Là tên gọi dân gian của Phước Điền tự, nằm riêng lẻ trên
triền phía Tây núi Sam cách cụm di tích Tây An tự, miếu Bà
và lăng Thoại Ngọc Hầu khoảng lkm nhưng là nơi cảnh
quang thanh tịnh, ở độ cao vừa phải, có hang sâu với truyền
thuyết Thanh xà, Bạch xà hấp dẫn khách thập phương. Trước
chùa có hai ngơi bảo tháp màu sắc sặc sỡ, hài hồ chạm khắc
cơng phu, đứng uy nghi trên triền núi. Phía dưói là bảo tháp
của hồ thượng Thích Huệ Thiện, vị sư trụ trì đời thứ hai viên
tịch năm 1990, thọ 86 tuổi, phía trên là bảo tháp của bà Thợ,
người sáng lập ra Phước Điền tự. Ngôi bảo tháp này được xây
dựng năm 1899. Bà Thợ sinh năm Mậu Dần (1818), quê quán
Chợ Lớn, làm nghề thợ may nên thường gọi là bà Thợ. Bà từ
bỏ cuộc sống đời thường tìm đến núi Sam vào chùa Tây An
xin quy y với pháp danh Diệu Thiện. Tu được một thịi gian,
nhân thấy Tây An tư có nhiều người lui tới và bi chính quyền
thời đó theo dõi nên bà đi về hướng tây. Ở đây, bà gặp cái
4 C hâu Đ ốc tự giới thiệu, sđd, Văn nghệ Châu Đ ốc, 2003, tr. 44.

203


hang sâu yên tĩnh, vắng người, rậm rạp cây cối nên đã dừng
lại dựng am tu hành. Sau đó ít lâu dân sùng đạo địa phương

mến mộ công đức của bà nên đã góp cơng góp của xây dựng
thành ngơi chùa, từ tre lá ban đầu đến Phước Đ iền tự sau
này. Tương truyền trong hang sâu có cặp rắn rất lớn. Con
xanh tên là Thanh xà, con trắng tên Bạch xà. Nghe tiếng
kinh kệ, hai con rắn bò lên và sau đó được bà Thợ thuần
phục. Chúng khơng hại người mà đêm đêm còn đến nằm
khoanh sau lưng bà nghe kinh, ăn đồ chay cúng Phật và
trông chừng thú dữ, kẻ gian bảo vệ yên tĩnh chốn tu hành.
Bà Thợ viên tịch năm Kỉ Hợi (1899), thọ 81 tuổi.Trước bảo
tháp bà Thợ cịn có m ộ thầy Thơng Phán, tức ơng N guyễn
Ngọc Cang, người đóng góp rất nhiều cho đợt trùng tu lần
đầu tiên. Đ ến năm 1937, hồ thượng Thích Huệ Thiện trùng
tu lần thứ hai và ngày nay hồ thượng Thích Thiện Chơn
đang trụ trì và tiếp tục trùng tu. Mặt tiền và chánh điện
được xây dựng lại khang trang, đẹp hơn xưa.
ở chính điện thờ Phật Thích Ca cùng với các vị Quan
Âm, A Di Đà, Đại T hế Chí ở hai bên, phía trước có cây cột
phướn đồ sộ cao hơn 20 m, dưới thềm chùa là hai tượng sư tử
bằng xi mãng khá sinh động. Hai bên Đông Lang và Tây Lang
cũng đựơc xây dựng mới bằng tiền thập phương đóng góp5.
- Đình Vĩnh Tế
Đình thần Vĩnh T ế là nơi thd đức cơng thần Nguyễn Văn
Thoại, người có cơng trấn giữ và khai phá vùng đất phía Tây
5 Châu Đ ốc tụ giới thiệu, sđd. Vãn nghệ Châu Đ ốc, 2003, tr.50.

204


Nam. ô n c là người được vua Minh Mạng ấn chỉ phong sắc
thẩn làne VTnh T ế ngày 15-5-1820. Đình nằm cạnh quốc lộ

91. thuộc ấp Vĩnh Tây I, phường Núi Sam. Tổng diện tích
đình là 3.760m 2, trong đó diện tích xây dựng là 745m2. Đình
được xây trơn nền cao, sân lót cạch tàu, gồm hai chái, chánh
tẩm hình tứ trụ, trên nóc có eắn song long tranh châu, dưới
nóc là bốn bức tranh sơn thuỷ đặt bốn hướng. Các cột chính ở
mặt tiền đều có cặp đơi liễn chữ Hán.
Trong sân có 5 miễu nhỏ, được xây trên bệ cao như đàn
xã tắc ở các đình khác:
- Miễu Bạch Mã Thái Giám.
- Miễu Sơn Quán
- Miễu Ngũ Hành
- Miễu Thần Nơng
- Miễu Hậu Thổ.
Đình được xây cất năm 1840, bằng cây lá đơn sơ. Đến
năm 1938, đình được xây cất lại bằng chất liệu kiên cố. Bên
trong đình có bàn thờ hương án, hai bàn thừ khách đối diện và
bàn thờ trận vong giữa hai bàn thờ Tiền hiền và Tiền hương
chức. Bàn thờ Hậu hiền thờ ơng Tính (người có cơng đóng
góp cho đình), giỗ ơng vào ngày 25 tháng 5 âm lịch6.
- Pháo đài.

Tên gọi này do sự xuất hiện của ngôi biệt thự, mà viên
Chánh tham biện người Pháp xây thời Pháp tạm chiếm, làm
6 N guyễn Phước Sanh, Đình thân x ã Vĩnh T ê\ Trong: “Vãn nghệ Q iâu Đốc: Lễ
vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2004”, tr.28.

205


nơi nghỉ ngơi của ông ta. Ngôi biệt thự cách chân núi khoảng

230 m và được xây năm 1896. Nó được xây dựng khá kiên cố,
có nhiều phịna và có một tháp cao hình trịn, làm nơi hóng
gió. Vì thế mà nó có tên gọi là Pháo đài. Trong các cuộc chiến
tranh sau này, nơi đây đều được dùng vào mục đích quân sự,
nên cái tên Pháo đài lại càng được khẳng định. Cho đến nay,
Pháo đài vẫn thuộc sự quản lý của quân đội, nhưng cũng đã
trở thành một địa điểm du lịch. Du khách không được vào bên
trong, nhưng có thể đến gần để chiêm ngưỡng. Để lên được
đây có hai con đường, một theo đường chính có thể đi bằng ô
tô hay xe máy, trên đường đi có nhiều cảnh đẹp và các chùa,
am, miếu nhỏ, con đường thứ hai đi đằng sau lưng lăng Thoại
Ngọc Hầu, thì khơng đi xe được mà chỉ đi bộ và rất dốc. Tuy
nhiên đi theo đường này, thì lại gặp được nhiều chùa và hang
hơn, vả lại con đường này có thể nhìn xuống chân núi, để
ngắm tồn bộ khu di tích miếu Bà, chùa Tây An, lăng Thoại
Ngọc Hầu... rõ hơn rất nhiều. Vì thế nhiều người chọn inột
cách đi lên bằng đường bộ, xuống bằng xe ôm để có được cảm
giác của cả hai.
Bệ đá đặt tượng Bà.
Đó là nơi gần Pháo đài, ở một vị trí quang đãng trên đỉnh
núi Sam. Nguồn gốc tượng có từ đâu? Tại sao lại đặt ở đây?
đến nay vẫn là một bí ẩn. Ngày nay, người dân địa phương
vẫn giữ vị trí này và coi như mơt chỗ hết sức linh thiêng. Bê
đá được giữ gìn bằng cách xây thành một mái nhà để che mưa,
có hàng rào bao quanh khơng thưng vách. Cạnh bệ đá có đặt
bát hương để nhang khói. Khơng ai đi lễ miếu Bà, mà lại qn
206


việc lên đặt lẽ ở dây. Đây cũim là nơi mà đám rước trong ngày

hội lên rước về miếu để tiến hành lễ hội. “Bệ đá có chiều
ngang lm 60, dày khoảng 0.30 m, chính giữa có lỗ vng cạnh
3 tác 4, là loại trầm tích thạch màu đen, hạt nhuyễn, nguồn
gốc không phải ở địa phương”7.
Vườn Tao ngộ
Đây là một khu vực nằm trên sườn núi, có một tầm nhìn
hết sức ngoạn mục xuống cả một vùng đồng bằng mênh mơng
phía dưới, xa xa là dãy Thất Sơn. Tuy chỉ là một triền núi
quang đãng, nhưng giá trị của nó chính là vị trí tuyệt đẹp của
nó. Chính vì vậy chính quyền địa phương đã tiến hành cải tạo,
san ủi mặt bằng, để xe cộ và du khách dễ dàng lui tới. Năm
1993, công ty du lịch cổ phần Hàng Châu đã đầu tư nâng cấp,
xây dựng một số cơng trình như nhà hàng, nhà trọ, tạo cảnh
hoa'viên, hồ nước, tượng thú... Hiện nay cơng trình này được
cơng ty liên doanh Victoria Hàng Châu (Pháp và Việt Nam)
đầu tư với kinh phí gần 2 triệu đơla, để xây dựng khách sạn 40
phòng, 1 nhà hàng, 1 bể bơi và 1 tháp vọng cảnh8. Như vậy, sự
kết hợp hết sức nhuần nhuyễn giữa du lịch nghỉ mát, giải trí và
du lịch ]ễ hội có thể được thực hiện. Điều này có thể thấy rất
phổ biến ở khu vực núi Sam.
Miếu Bà Chúa Xứ.
Nói đến miếu Bà ơ iú a Xứ khơng thể khơng nói đến Núi
Sam, do vậy dân gian quen gọi là Bà Chúa Xứ Núi Sam là như
7 C hâu Đ ốc tự giới thiệu SĐD. tr. 98.
8 C h âu Đ ốc tự giới thiệu SĐD. tr. 98.

207


vậy. Bởi vì ngày nay, miếu nằm cạnh chân núi, nhưng nguồn

cội của nó lại xuất phát từ trên núi. “Núi Sam có tên chữ là Học
Lãnh Son, nhưng vì từ lãnh thường dùng để chỉ những ngọn núi
cao hiểm trở, nhưng núi Sam chỉ cao 234 m so với mặt nước
biển, nên chữ lãnh trong tên của núi Sam dần dần bị rút bỏ, và
được gọi là Học Sơn. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: “ Núi
Sam ngày xưa có tên là Hấu Sơn (Hấu là con Sam), lâu ngày
biến âm đọc trại ra là Học”9. Núi Sam được chia ra thành ba
ngọn, là Ngọn Đầu Bờ nằm ở phía Đơng, ngọn ở giữa cao nhất
được gọi là đỉnh núi, cịn ở phía Tây là ngọn Đá Chẹt. Giữa một
vùng đồng bằng mênh mơng, nhìn từ trên cao hay từ xa, hình
thù của núi giống như hình con Sam khổng lồ, nên dân gian gọi
là núi Sam. Nó không nằm trong dãy Thất Sơn nhưng luôn
được xếp cạnh dãy núi linh thiêng này, vì sự linh thiêng của
ngọn núi, nhất là khi tại đây có miếu thờ Bà Chúa Xứ.
Dân gian kể rằng, xa xưa đây là vùng biển cả, trải qua
bao năm tháng phù sa bổi đắp, dần biến vùng này thành một
vùng đất phì nhiêu. Cũng vì thế mà cịn có một giả thuyết
khác, tên Sam gắn liền với biển, loài vật sinh sống nhiều
quanh khu vực này.
Lúc đầu khi mới xây dựng, khoảng năm 1820, miếu Bà
còn rất sơ sài, chỉ bằng cây lá trên một vùng đất hoang vu. Song
do sự linh thiêng của miếu, nên khách thập phương càng ngày
đến đây càng đông. Chính vì vậy, năm 1870 miếu được trùng tu
9 Đồn Thị Thanh Xuân, L ễ hội Bà Chúa Xít Núi Sam và vấn đ ề bảo tồn p h á t huy
di sán văn lioá, Luận văn Thạc sĩ văn hoá học, Đại học Văn hoá Hà N ội, 2005,
tr. 29.

208



vớ) quv mô lớn hơn. Năm 1962, miếu dược tu sửa khang trang
bằng đá miểng và lợp ngói âm dương. Năm 1965, Hội quý tế
xâv nới rộng nhà khách, làm hàng rào chánh điện. Năm 1966,
cấi Đông lang và Tây Lang. Đợt xây cất quan trọng nhất có lẽ
là năm 1972, khi Hội quý tế quyết định xây lại với kiến trúc
moi. dồ sộ và nguy nga như ngày nay. Đổ là công lao thiết kế
của hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng.
Miếu có hình chữ quốc, dạng khối tháp, trông như đài sen nở,
mái cong tam cấp, lợp ngói đại màu xanh ngọc. Bên tronc; cẩn
đá hoa, gạch nhập từ nước ngoài. Các khung bao và cửa được
chạm trổ cơng phu, nghệ thuật. Trên nóc cao chạm nhiều tượng
thần thốt tục, trên tường trang trí nhiều bức tranh sơn thuỷ hữu
tình, tạo nên vẻ cổ kính, tơn nghiêm, hồnh tráng. Chánh điện
thống rộng, với tượng Bà uy nghi ở giữa, đứng hầu hai bên là
đôi hạc trắng. Bên trái là bàn thờ cậu, đặt linga. Bên phải là bàn
thờ cơ. Phía trước đặt bàn Ihờ hội đổng, với đơi phượng hồng.
Hai bên chánh điện là bàn Ihờ hậu hiền, tiền hiền. Ở chánh điện
có nhiều câu đối. Phía trước chánh điện là võ ca, nơi diễn ra các
nghi lễ cúng Bà. Cuối võ ca là sân khấu kiên cố, để hát bội khi
dứt lễ xây chầu, được xây dựng khoảng năm 1965 và sau đó
được trùng tu nhiều lẩn10. Ngồi ra cịn có phịng khách, văn
phòng làm việc của Ban quản trị lăng miếu, một Đông lang hai
tầng, được xây dựng bên phải miếu vào năm 1988, 1989 nâng
cấp và lợp ngói xanh phù hợp với tổng thể khn viên. Miếu
ơng Tà mói được xây dựng vào năm 1995 bên trái chánh điện,
10 Lịch sử miếu Bà C húa Xít' Núi Saiỉỉ, Ran Ọuản trị lăng miếu núi Sam, Hội Văn
nghệ Châu Đ ốc, 2004.

209



trong đó thờ ba hịn đá. Hai con sư tử tạc bằnc đá hoa cương,
nằm canh giũ' trước cửa chánh điện. Trước mặt chú ne, nhìn
sang nhà trưng bày ba tầng, nơi chứa những áo mão và các đồ
dâng cúng của khách thập phương lên lễ Bà, ngôi nhà này vốn
trước kia là trường Trung học Vĩnh Tế, nhưng do khách đến lễ
và thăm quan ngày một đông, nên trường được chuyển đi dể
lấy chỗ làm nhà trưng bày.
Có thể nói, cơng trình kiến trúc miếu Bà là một cơng trình
vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính mĩ thuật cao. Nó rất hiện đạ;
nhưng lại mang dáng vẻ của một cơng trình kiến trúc cổ theo
truyền thống. Vì thế sự uy nghi của nó, góp thêm một phần
hùng vĩ và linh thiêng cho nhân vật được thờ phụng, đó chính là
Bà Chúa Xứ. Đứng trên đỉnh núi Sam, du khách có thể nhìn
thấy một khung cảnh hết sức ngoạn mục tồn bộ một quần thể
di tích, trong đó nổi bật lên là miếu Bà và chùa Tây An.
II - NHỮ NG T R U Y Ề N T H U Y Ế T V Ể BÀ C H Ú A x ứ

1- Xung quanh tượng Bà và vị trí của miếu và lễ hội
Liên quan đến truyền thuyết về Bà Chúa Xứ, chủ yếu là
về pho tượng của Bà. Có vẻ mọi chuyện bắt đầu bằng việc
xuất hiện pho tượng này. Tất cả đều mang tính ly kì, linh
thiêng, làm cho hình ảnh của Bà trở nên huyền bí trong mọi
Ihời đại. Trước hết là câu chuyện được dân gian lưu truyền
cách đây khoảng 200 năm,rằng có một bọn cướp quấy nhiễu
vùng biên giới đã đến khu vực núi Sam. Tại đây, chúng gặp
tượng Bà ở trên gần đỉnh núi. Khi ấy, chúng tìm cách đem đi,
nhưng chỉ xê dịch một đoạn, mà không làm sao đem đi được.
210



Bực mình chúng bèn đập phá khơng tlnrưnu tiếc và làm gãy
tay trái của pho tượng, sau đó bỏ đi. Dân làng đã kéo lên rất
đône với những người lực lưỡng, khoẻ mạnh, dịch chuyển pho
tượnu xuống núi, nhưng lạ thay tượng không hề lay chuyển.
Khi ấy, Bà bèn đạp đổng cho một người phụ nữ, tự xưng là
Chúa Xứ thánh mẫu, mách cho dân nếu muốn đem bà xuống
núi. chỉ cần 9 cô gái đồng trinh chuyển là được. Quả nhiên khi
9 cô gái đồng trinh được cử đến, thì tượng bà trở nên nhẹ
nhàng và di chuyển một cách dễ dàng. Dân làng vui mừng
chuyển tượng bà xuống chân núi. Nhưng khi đến chỗ miếu Bà
bây giờ, bỗng dưng pho tượng trở nên rất nặng không sao di
chuyển được nữa. Dân làng cho rằng bà muốn ngự tại đây nên
lập miếu thờ, đó là khoảng thời gian những năm 1820 - 1825.
Lúc đầu miếu được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên
vùng đất trũng phía táy bắc núi Sam, chánh điện nhìn ra con
đường làng và cánh đồng lúa bát ngát. Sau nhiều lần trùng tu,
miếu càng ngày càng được xây dựng khang trang hơn11.
Theo sun tẩm của Đồn Thị Thanh Xn, thì “pho tượng
Bà Chúa Xứ trước kia vốn là tượng một người đàn ông to béo,
bụng phệ, được tạc ở tư thế ngồi chống nẹ. Tượng cao l,25m ,
được đúc liền với một phiến đá dày khoảng lOcm cùng loại.
Tượng được tạc Iheo phong cách rất lạ, có tư thế ngồi thoải
mái với chân xếp bằng tròn, bàn chân trái được đặt nằm giáp
với bàn chân phải. Chân phải co lên, chống thẳng xuống mặt
phiến đá. Tay trái chống nẹ, tay phải buông xuôi chống xuống
11 Lịch sử m iếu Bà Chúa Xỉ? núi Sam, Ban Quản trị lãng miếu núi Sam, Hội Vãn
nghệ Châu Đ ốc, 2004, tr. 10.

211



bệ đá phía sau đùi trái. Bàn tay phái xoè, để vắt trên đầu gối
phải. Tóc của pho tượng uốn thành lừng búp, xoăn thả về phía
sau. Trên đầu có vành đai giống một vương miện với những
hoa văn hình móc câu, ở phía trước trán có hoa văn hình ngọn
lửa, toả ra xung quanh một hình trịn giống hình mặt trời” 12.
Chính vì nghe thấy chuyện lạ, nên Malleret (nhà khảo cổ học
người Pháp) đã tới đây tìm hiểu, sau khi nghiên cứu ông cho
rằng, đây là loại tượng thần Vishnu thường thấy trong nghệ
thuật điêu khắc Ân Độ, có niên đại từ thời trung cổ. Ban đầu,
pho tượng này được người Việt đưa xuống núi và giữ nguyên
hình dạng để thờ phụng, với tên gọi là “Bà Chúa Xứ”. Nhưng
“trong Ban trị sự miếu Bà có ơng hương chủ Phạm Văn Tiên,
đề xướng việc tô điểm m ặt mày hình tượng thật giống phái nữ.
Được tất cả hưởng ứng, ơng đến Chợ Lớn th thợ đắp tượng
có tay nghề tinh xảo về điểm xuyết khuôn mặt và gắn pha lê
vào đôi mắt trỏ' nên sống động. Du khách đứng ở phía nào,
quay mặt nhìn đều thấy có ánh mắt của tượng soi rọi thấu
suốt. Để củng cố niềm tin vơ biên, thiện nam tín nữ thường
dâng lễ vật hiến tế cả y phục đắt tiền, đổ trang sức bằng kim
loại quý” 13.
-

Một truyền thuyết khác, gắn với chiến công của Thoại

Ngọc Hầu và việc trùng tu ngôi miếu làm lễ Vía Bà. Dưới
triều Minh Mạng, khi Thoại Ngọc Hầu giữ trọng trách trấn giữ
biên giới Tây Nam, giặc ngoại xâm thường sang quấy nhiễu.


12 Đ oàn Thị Thanh Xuân, Tài liệu đã dẫn, tr. 44.
13 Liêm Châu K ỷ tích núi Sam (Chuyện lạ núi Sơm), Nxb. Mũi Cà Mau, Văn
nghệ Châu Đ ốc, 1999, Tập 1, tr.8.

212


Mỗi lần ôrm xuất quân, bà vợ thường đến miễu khấn vái,
mong Bà phù hộ cho Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ
cuộc sống yên lành cho dân. Vổ sau để tạ ơn nhữim điều ứng
nghiệm, vợ Thoại Ngọc Hầu đã cho xây cất lại ngôi miếu to
và khang trang hơn. Lễ khánh thành được tổ chức trong ba
ngày 24, 25, 26 tháng 4 âm lịch. Từ đó về sau thành lệ, dân
chúng lấy những ngày trên làm ngày lễ Vía Bà.
-

Một truyền thuyết gắn với tập quán sản xuất nông

nghiệp ở địa phương cho rằng, vào tháng tư là thời vụ bà con
xuống giống làm mùa, họ làm lễ cầu Bà, hy vọng một mùa sẽ
được bội thu. Nhân dịp này, dân chúng tổ chức những cuộc
vui chơi, rồi dần thành lệ. Năm này qua năm khác, lệ ấy biến
thành hội làng cho đến bây giờ. Sau này khi miếu Bà trở nên
linh thiêng, khách thập phương đổ về ngày càng đông, nên lễ
hội trở thành nổi tiếng ra khắp vùng. Hình dạng ban đầu của
tượng là nam thần, cánh tay bên phải bị gãy mất và được phục
chế lại, đường nét thuộc phong cánh Ân Độ. Sau này từ tượng
nam thần ấy trở thành tượng thánh Bà như thế nào, là một hiện
tượng hết sức thú vị, chưa ai tìm hiểu một cách cặn k ẽ 14.
2. Những sự linh thiêng của miếu Bà Chúa Xứ

Niềm tôn kính Bà của người dân, trở nên rất linh thiêng
trong cuộc sống của họ. Vì vậy, đối với bất cứ hành động nào
xâm phạm đến thánh thể của Bà đều bị phản đối và coi như
một sự phỉ báng thần linh. Chẳng hạn, một chuyện mà nhiều
14 Thạch Phương, Lê Trung Vũ, 60 L ễ hội truyền thống Việt Nam, Nxb. KHXH,
H. 1995, tr.231.

213


người còn nhớ vào năm 1941, khi người Pháp còn cai trị nước
ta, có một người Pháp cùng viên thư kí vào miếu, tự tiện cởi
áo Bà để ghi chép và phác hoạ tượng Bà. Bà chủ từ không dám
ngăn cản, bèn đi báo với ông Hương cả Phạm Văn Hảnh.
Nghe tin, ông Cả Hảnh liền đến và phản ứng với hai người
Pháp. Qua giấy tờ, được biết đó là nhà khảo cổ học Malleret
đi tìm các cổ vật, có giấy phép của chính quyền tỉnh Châu
Đốc. Nhưng khi hiểu được sự ngưỡng vọng của nhân dân ở
đây, về sự tơn kính đối vói Bà Chúa Xứ, Malleret rất lo sợ, bối
rối và xin ông Hương Cả chỉ giúp việc tạ lỗi.
Để tạ lỗi lầm của mình, nhà khảo cổ đã phải cùng với
Chánh tham biện Châu Đốc đến, tổ chức ]ễ tạ tội bằng việc
cúng Bà một con heo và một mâm xôi. Do không phải là
người theo đạo Phật để biết lạy, nhưng ông Malleret đã phải
đứng nghiêm trước tượng Bà trong tiếng nhạc lễ để tạ lỗi.
Nhân dân đến xem cuộc lễ này rất đông và tiếng đồn về sự
linh thiêng của Bà càng được nâng lên gấp bội, chứng tỏ sự
oai nghiêm của Bà15.

15 Lịch sử miếu Bà Chúa Xic núi Sam , Sđd. tr. 15.

Về chi tiết này thì theo tác giả Liêm Châu trong sách đã dẫn cho rằng: Năm
1938, ông Malleret, giám đốc Viện khảo cổ Pháp từ Sài Gòn đến núi Sam viếng
miếu Bà. Ông bắt buộc người giữ miếu khoả xiêm y để giảo nghiệm . Dụng cụ chỉ
là cái búa nhỏ mang theo, dùng khua khua gõ gõ vào tượng. Ông lắng nghe dư
âm hầu xác định thời gian kiến tạo. Pho tượng bằng đá xanh điêu khắc trong tư
thế ngồi, chân trái co vào, chân phải dựng đứng, tay phải đặt lên dầu gối, tay trái
chịi ra sau. Hình tượng giống trong thời đại xa xưa rất được các bộ lạc tôn thờ.
Malleret kết luận: Pho tượng tạc từ thời Trung cổ, hiện nhiều nét tương tự các
pho tượng Ân Đ ộ bởi mái tóc dợn sóng, mũi cao, nguồn gốc từ đạo Bà La Môn,
phát sinh qua các nước vùng Trung Đ ông truyền sang Đ ông Nam Á.

214


Một người dân mà chúng lơi gặp ở lễ Vía Bà 2004 cho
bict: tên ông là Nguyễn Sĩ Đôn? quê ngoài Nam Đinh, vào
Nam làm ăn năm 1979, khi đi có đem theo cả gia đình là 4
anh em và vợ con. Ơng vốn là cán bộ thuỷ lợi ngồi Bắc,
chuyển công tác vào An Giang. Do điều kiện gia đình đơng
con, ơng xin ra khỏi cơ quan Nhà nước, để lo cuộc sống vì lúc
đó rất khó khăn. Sau hai năm vật lộn vì gia đình, năm 1981
ơng thấy tạm ổn, nên lại xin vào một cơ sở Nhà nước nào đó
cho ổn định, dù chỉ là làm hợp đổng. Nhưng gần một năm trời
chạy xin khắp nơi mà khơng làm sao xin được. Đầu năm
1982, có người rủ ông đi lễ miếu Bà. Tuy không tin, nhưng
ông cũng đi theo. Đến miếu Bà, ông bắt được mộ quẻ thẻ có
nội dung như sau:

Mừng người tu được phúc trời cho
Được phúc trời cho chẳng phải lo

Nghe gọi tên mình trên điện ngọc
Mới hay đẹp nhất đám nhà nho.
Sau khi đi lễ về, ông được công ty khách sạn ăn uống
tỉnh An Giang khi đó, nhận vào làm bảo vệ. Ông làm ở đó cho
đến khi hết tuổi lao động. Điều này làm ông hết sức tin tưởng
vào việc đi lễ Vía Bà, cho nên mỗi khi có dịp là ơng đi lễ,
thậm chí có năm cịn tự tổ chức một nhóm người đi lễ.
Ơng cịn cho biết về người cháu ở Kiên Giang, suốt bốn
năm làm ăn vất vả, vay mượn, trả góp vốn ở khắp nơi để làm
ăn, mà khơng ngóc đầu lên được. Năm 2002, sau khi đi lễ Bà
Chúa về, một hôm đi trên đường, anh ta gặp một người bán vé
215


số còn lại đúng m ột vé. Anh ta bỏ tiền ra mua. Khơng ngờ đó
là một vé trúng thưởng 50 triệu đồng, làm anh ta đổi đời. Từ
đó anh ta rất tin vào việc đi lễ ở miếu Bà.
Còn rất nhiều chuyện li kỳ, liên quan đến sự linh thiêng
của Bà Chúa Xứ. Chẳng hạn như chuyện, một kẻ trộm lợi dụng
đêm tối đã lẻn vào, định lấy cắp chiếc kiềng vàng đeo trên cổ
của Bà. Không ngờ khi hắn vừa chạm tay vào, thì đã bị ngã lăn
ra đất hộc máu và bất tỉnh. Ai cũng tin rằng đó là do Bà trừng
phạt. Một chuyện khác kể về kẻ khác tinh ranh hơn, đã dùng
mẹo nghĩ ra cách trồng cây chuối, đi bằng hai tay vào thánh
điện, để ăn trộm đồ trang sức trong miếu. Bởi vì tên này nghĩ
rằng, đi như vậy Bà sẽ khơng nhìn thấy mặt hắn mà bẻ cổ (như
lời đồn đại rằng Bà sẽ “vặn cổ” những kẻ ăn trộm). Bằng cách
này, hắn đã lấy được các đồ vật quý trong miếu. Tuy nhiên, khi
về tới nhà hắn bỗng mắc bệnh lạ, nằm mê man khơng có cách
chữa. Vợ hắn sợ bị trừng phạt, nên đã đem số vàng bạc mà hắn

ăn trộm trả lại và cúng tạ lỗi với Bà, khi đó hắn mới khỏi
bệnh... Hoặc chuyện người dân ở đây vẫn kể rằng, từ xa xưa khi
miếu chưa được xây dựng khang trang như sau này, các cửa
còn chưa chắc chắn. Có một tên trộm vào chỗ Bà ngự để ăn
trộm, nhưng sau đó suốt đêm hắn cứ quanh quẩn ở đó, mà
khơng tài nào biết đường ra. Đến sáng khi dân làng đến, thì
thấy hắn vẫn cầm đồ ăn trộm được trên tay và bị bắt. Người ta
cho rằng, hắn bị Bà giam tại đấy nên không thể đi ra được.
Ơng Hồ Văn Tại, hiện là k ế tốn trưởng của miếu, kể lại
những điều ông được chứng kiến, những năm ông làm ở đây
khá nhiều chuyện lạ.
216


Một bà Việt kiều bên Mỹ, đã vế đây cúng một lọ lộc
bình (bình bơng), được để ở trong đền. Một hơm ở bên Mỹ, bà
ta mơ thấy chiếc bình ấy bị vỡ. Bà rất nơn nóng xem thực hư
ra sao. Năm sau bà về nước và đến lễ miếu Bà Chúa Xứ. Việc
đầu tiên là bà chạy đến chỗ để chiếc bình xem, thì quả nhiên
khơng thấy chiếc bình ở chỗ đó. Bà đem chuyện này hỏi
những người quản lý miếu, thì được biết là chiếc bình đã bị vỡ
trong khi người lau dọn nó, do nhỡ tay làm rơi. Giấc mộng
của bà Việt kiều ấy đã được xác nhận.
Hiện nay bên nhà trưng bày, còn để một cặp ngà voi
châu Phi. Truyền rằng đó là hiện vật quý, do một người Việt
kiểu mua tận bên Châu Phi với giá khoảng 3000 USD. Điều
đáng giá nhất, là việc vận chuyển nó từ đó về đến miếu Bà.
Theo người trao tặng kể lại, thì đây là một vật quý, là hàng
cấm của nhiều quốc gia. Do vậy khi mua được, vị khách này
cũng rất lo lắng, là liệu có thể đem về đến Việt Nam hay

không. Trong lúc đi, người này luôn luôn tâm niệm và cầu
khấn sự trợ giúp của Bà Chúa Xứ và lạ thay là suốt dọc
chuyến đi dài như vậy, mà cặp ngà voi không hề bị gây khó dễ
ở bất cứ chỗ nào, cho đến khi về tới Việt Nam và dâng lên
m iếu Bà. Câu chuyện làm bản thân người khách, cũng như tất

cả mọi người, đều tin vào sự phù trợ của Bà Chúa Xứ.
Những chuyện như vậy, được người ta lưu truyền ở khắp
nơi, càng làm cho sự linh thiêng của miếu Bà Chúa Xứ tăng
lên trong tâm thức người đi lễ và vì thế thu hút đơng đảo
khách hành hương đến hội.
217


ĨÍI - L Ễ H Ộ I BÀ C H Ú A XỨ

1- Các nghi ỉễ trong năm của miếu Bà Chúa X ứ
Trong một năm, làng Vĩnh Tế xưa có nhiều các ngày lễ
ỏ' các đền, chùa, lăng, miếu như chùa Tây An, chùa Hang,
lăng Thoại Ngọc Hầu, đình Vĩnh Tế... Riêng miếu Bà Chúa
Xứ, cũng có nhiều các nghi lễ như sau:
- Ngày 15, 16 tháng Giêng cúng miễu âm Nhơn
- Ngày 24, 25, 26 tháng Tư cúng Bà Chúa Xứ
- Ngày 25 tháng Năm lễ kị cơm ông Tín
- Ngày 5 tháng Sáu lễ cúng ông Thoại Ngọc Hầu
- Ngày 8, 9 tháng Bảy lễ cúng bà Nhị phẩm
- Ngày 14, 15, 16 tháng Tám cúng kì yên đình thần
- Ngày 26, 27 tháng Tám lễ cúng miếu Khổng Tử
- Ngày 14, 15 tháng Mười lễ cúng Bà Chánh Phẩm
- Ngày 26, 27 tháng Chạp lễ cúng miếu Bà đưa thần16

Theo các nhà nghiên cứu, thì ở Nam Bộ “nghi thức các
lễ cúng miếu phổ biến là ngày đầu: buổi sáng dựng Tràng
phang và đến ngôi Tam Bửu của thôn thỉnh sắc về miếu; đến
trưa làm lễ Khai kinh; 23 giờ đêm: dâng Lục cúng và 23: cúng
Ngọ khuya. Đến ngày lễ k ế tiếp, là tiến hành làm lễ tất
(thường vào lúc 5 giờ sáng) và sau đó, mọi người cùng nhau

16 Danh sách lễ tiết trong năm được khắc treo trên tường trong nhà Ban quản lý
lăng miếu Bà Chúa Xứ.

218


ăn cỗ và trò chuyện đến sánỉi” 17. Trong quá khứ, có thể tại
miếu Bà cũim diễn ra theo trình tự trên đây, như các nơi khác.
Song, thời gian trôi đi, càng ngày lễ Vía Bà càn 2; tích hợp
những nghi thức long trọng hơn, để đáp ứng nhu cầu tín
ngưỡng của khách hành hương xa gần đến lễ ở đây. Lễ hội Bà
Chúa Xứ, sau này khơng-cịn dừng lại ở phạm vi của một làng
Vĩnh Tế xưa nữa, mà đã là của rất nhiều người trong cả nước.
Các di tích hiện cịn thấy ở phường núi Sam ngày nay,
cho thấy một mật độ dày đặc của quần thể di tích ỏ' đây. Rõ
ràng có một thực tế là, khi tiếp cận với vùng đất bao la này,
trước tiên người Việt gặp gỡ với các dân tộc đã từng sinh sống
ở đây, du nhập những tín ngưỡng dân gian của họ, vào các
nghi lễ tín ngưỡng của mình. Mặt khác, đứng trước một thiên
nhiên bao la, hùng vĩ và đầy hoang dã, người Việt không khỏi
ngỡ ngàng và hãi hùng, lo sợ. Vì vậy, những tín ngưỡng vốn
có trong họ, được đem ra sử dụng phục vụ cho đời sống tâm
linh của con người. Đặc biệt, khi núi Sam lại là một ngọn núi

mang tính linh thiêng. Sự linh thiêng được thể hiện ở rất nhiều
khía cạnh, thứ nhất nó là một ngọn núi duy nhất nổi lên giữa
vùng đồng bằng mênh mơng của Đồng Tháp Mười. Nói như
PGS. Trần Lâm Biền, trong tư duy của con người cổ đại,
những ngọn núi như vậy, là nơi trú ngụ của các thần linh bên
cạnh cuộc sống của con người. Thứ hai, nó như một cột vũ trụ
nối trời và đất, chuyển tải những sinh lực giữa trời và đất, tạo
nên sự hài hoà (âm dương đối đãi) cho sự ổn định và phồn
17 V iện N ghiên cứu văn hoá nghệ thuật Việt Nam - phân viện tại Tp. Hồ Chí
M inh, S ổ tay hành hương đ ấ t phường N am , Nxb. Tp. HCM, 20Ỏ2, tr. 392.

219


vinh cho cuộc sống18. Với vị trí như vậy, núi Sam đã sớm được
tất cả các cộng đổng cư dân đến sinh sống ở đây, coi là vị trí
thiêng liêng đối vói họ. Nhiều đi tích tín ngưỡng đã được xây
dựng ở đây, nhằm phục vụ những yêu cầu đó. Trong số hàng
loạt các di tích ấy, miếu Bà Chúa Xứ nổi lên như một di tích
đặc biệt quan trọng.

2- Diễn biến của lễ hội Bà Chúa Xứ
Trước hết về tên gọi lễ hội, dân gian ở đây quen gọi là lễ
Vía Bà Chúa Xứ, hay đon giản là lễ Vía Bà. Do vậy, để tránh
nhầm lẫn, chúng tơi sẽ dùng cả ba cách gọi này vói ý nghĩa như
nhau: Lễ hội Bà Chúa Xứ, Lễ Vía Bà Chúa Xứ hay Lễ Vía Bà.
Từ năm 2001, lễ Vía Bà đều tuân thủ một chu trình
thống nhất gồm:
- Lễ khai hội
- Lễ phục hiện rước tượng Bà, từ bệ thờ xuống núi vào

15 giờ ngày 23 tháng 4 âm lịch
- Lễ tắm Bà, được tiến hành vào đêm 23 rạng ngày 24
tháng 4 âm lịch
- Lễ thỉnh sắc, được thực hiện vào lúc 15 giờ ngày 25
tháng 4 âm lịch.
- Lễ túc yết, lễ xây chầu, được cử hành vào đêm 25 rạng
ngày 26 tháng 4 âm lịch.
- Lễ chánh tế, cử hành vào lúc 4 giờ sáng ngày 27 tháng
4 âm lịch.
- Lễ hồi sắc lúc 14 giờ ngày 27 tháng 4 âm lịch.
18 Trần Lâm Biền, M ộ t con đường tiếp cận lịch sử, Nxb. Văn hoá dan tộc,
H .2000.

220


Khác với lễ hội Bà Chúa Kho, trone quá khứ, lễ Vía Bà
Chúa Xứ dã do một tổ chức xã hội đứng ra tổ chức, đó là Ban
(hay Hội) q tế đứim ra lo liệu. Thực ra, Ban này chủ yếu vẫn
là dân làng VTnh T ế xưa, nhưng có một số người giàu có và
tâm huyết ngồi làng, iham gia vào đây từ những năm đầu thế
kỉ XX. Do vậy, tính chất của nó đã có phần rộng hơn từ khá
sớm. So với các làng Việt ở phía Bắc và các làng Nam Bộ, lễ
hội của làng thường gắn với các vị thần sinh ra, hay người nơi
khác do hoá tại đây, mà thành thần làng, hiện tượng Bà Chúa
Xứ vốn đã có sẵn ở trên núi Sam, được dân làng Vĩnh Tế đem
xuống chân núi để thờ. Thoại Ngọc Hầu, người có cơng lớn
với dân làng Vĩnh Tế, nhưng cũng là một vị thần của cả một
vùng biên ải Châu Đốc. Vĩnh Tế là nơi thờ ông và nhiều di
tích khác liên quan đến ơng và những người cùng ơng đổ mồ

hơi, xương máu ở đây. Vì vậy, tính liên làng, liên vùng đã thể
hiện khá rõ ngay từ buổi đầu. Từ năm 1972, khi việc xây dựng
miếu như hiện nay, thì liên tục tại đây ln có một Ban quản
trị lăng miếu núi Sam. Đương nhiên, người tham gia vào đây
chủ yếu vẫn là dân làng Vĩnh Tế, song vai trị của những
người ngồi cũng khơng kém phần quan trọng.
Sau năm 1975, việc quản lý và tổ chức lễ hội Bà Chúa
Xứ, hồn tồn do chính quyền tỉnh An Giang chủ trì. Tuy vẫn
là những người dân sở tại, nhưng khi sự quản lý thuộc về tỉnh
thì địa phương chỉ là nơi thực hiện, còn lại mọi chủ trương chỉ
đạo vẫn là từ cấp trên quyết định. Thời gian sau giải phóng, do
tình hình kinh tế khó khăn, chiến tranh ở biên giới Tây Nam
và nhiều nguyên do khác, nên lễ Vía Bà vẫn chỉ mang tính tự
221


×