Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Bài tập CEO QUẢN TRỊ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.71 KB, 42 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


CÔNG VIỆC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
JEFF BEZOS

GVHD: Nguyễn Xuân Lãn
Lớp: 46K01.1
SVTH:
Điểm:

Đà Nẵng, ngày 06 tháng 03 năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN 1. CÔNG VIỆC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ......................................................................5
I.

Tiểu sử sơ lược và quá trình lập nghiệp Jeff Bezos.........................................................5
1.

Tiểu sử sơ lược.............................................................................................................5

2.

Q trình lập nghiệp.....................................................................................................6

3.

Thất bại và thành cơng.................................................................................................8



a.

Thất bại tỷ đơ................................................................................................................8

b.

Bong bóng dotcom.......................................................................................................9

c.

Fire Phone.....................................................................................................................9

d.

Amazon Web Services (AWS)...................................................................................10

4.

Bài học rút ra..............................................................................................................10

II. HOẠCH ĐỊNH..............................................................................................................11
1. Vai trò của Jeff Bezos trong tuyên bố sứ mệnh, viễn cảnh của công ty........................11
1.1. Viễn cảnh....................................................................................................................11
1.2. Sứ mệnh......................................................................................................................11
2. Giá trị cốt lõi..................................................................................................................11
3. Nguyên tắc kinh doanh..................................................................................................12
4. Quan điểm cá nhân của Jeff Bezos đối với hoạch định và kế hoạch............................13
5. Cách thức Jeff Bezos tổ chức việc hoạch định tại tổ chức............................................13
6. Mô tả kế hoạch...............................................................................................................14

6.1. Kế hoạch chiến lược và quyết định chiến lược (trong 5 năm gần nhất)....................14
6.1.1. Chiến lược hội nhập................................................................................................14
a. Mua lại Whole Food......................................................................................................15
b. Mua lại Canvas Technology..........................................................................................16
6.1.2. Chiến lược đa dạng hóa..........................................................................................16
a. Ra mắt hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe từ xa................................................................16
b. Đầu tư mạnh vào quảng cáo kỹ thuật số........................................................................17
6.2. Kế hoạch tác nghiệp...................................................................................................18
2|Page


6.2.1. Kế hoạch thường xuyên..........................................................................................18
a. 14 quy tắc.......................................................................................................................18
b. “Giữ vững tinh thần làm việc như ngày bắt đầu”..........................................................19
c. “2 chiếc bánh pizza”......................................................................................................19
6.2.2. Kế hoạch đơn dụng.................................................................................................19
a. Ngân sách.......................................................................................................................19
b. Chương trình..................................................................................................................20
c. Dự án..............................................................................................................................21
III.

TỔ CHỨC..................................................................................................................22

1. Jeff Bezos tuyển mộ và sử dụng nhân viên như thế nào?.............................................22
1.1. Thuê nhân viên giỏi....................................................................................................22
1.2. Tuyển dụng những “gia sư”.......................................................................................23
1.3. 14 quy tắc...................................................................................................................23
1.4. Tìm kiếm “mavericks”...............................................................................................23
1.5. Khơng quan tấm đến một quy trình tuyển dụng hiệu quả..........................................23
1.6. Nâng tầm yêu cầu của ứng viên về sau......................................................................24

1.7. Tuyển dụng là một quyết định của đội.......................................................................24
1.8. Bộ câu hỏi không “được phép” thiếu trong cuộc phỏng vấn nhân sự.......................24
1.9. “Thuê những người thất bại”.....................................................................................26
2. Vai trò của con người trong kinh doanh........................................................................26
3. Jeff Bezos đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên như thế nào?.................................27
3.1. Đội ngũ thông minh và biết chấp nhận rủi ro............................................................28
3.2. Dựa vào số liệu...........................................................................................................28
4. Cách mà Jeff Bezos tạo lập cấu trúc tổ chức.................................................................28
4.1. Phong cách "khơng uỷ quyền quản lý"......................................................................28
4.2. “Nhóm 2 chiếc Pizza”................................................................................................29
IV.

LÃNH ĐẠO...............................................................................................................29

1. Phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos..............................................................................29
3|Page


a. Theo đuổi mục tiêu với sự đam mê...............................................................................30
b. Thể hiện tính kỷ luật......................................................................................................30
c. Tiến hành các hoạt động dựa trên các giá trị bền vững.................................................30
2. Jeff Bezos tạo động lực cho nhân viên bằng cách nào?................................................30
2.1. Triết lý "Ngày đầu tiên".............................................................................................30
2.2. Hối hận vì khơng làm cịn tệ hơn cả thất bại.............................................................31
2.3. Xây dựng đội ngũ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn...............................................31
2.4. Lắng nghe nhân viên..................................................................................................31
2.5. Cách gửi mail đặc biệt cho nhân viên........................................................................32
2.6. Chỉ đạo cấp dưới phải viết một bản "thơng cáo báo chí giả tưởng"..........................32
2.7. Sử dụng sự sợ hãi để thúc đẩy đạo đức làm việc và tư duy sáng tạo........................33
V. KIỂM SOÁT..................................................................................................................33

Giám sát trực tiếp..............................................................................................................33
PHẦN 2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI (MƠI TRƯỜNG VĨ MƠ) CỦA
AMAZON.................................................................................................................................34
Yếu tố cơng nghệ.................................................................................................................34
1. Internet...........................................................................................................................34
2. Trí tuệ nhân tạo (AI)......................................................................................................35
2.1.amazon.com.................................................................................................................35
2.2.Amazon Web Services (AWS)....................................................................................36
2.3.Alexa............................................................................................................................37
3. Công nghệ chế tạo..........................................................................................................37
3.1.Robot...........................................................................................................................37
3.2.Máy bay không người lái (Amazon Drone)................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................39

4|Page


PHẦN 1. CÔNG VIỆC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
I. Tiểu sử sơ lược và quá trình lập nghiệp Jeff Bezos:
1.

Tiểu sử sơ lược:

Jeffrey Preston Bezos sinh ngày 12 tháng 1 năm 1964, ở Albuquerque, New Mexico
và lớn lên tại Houston và sau đó là Miami, là doanh nhân cơng nghệ nổi tiếng người
Mỹ. Ơng đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của thương mại điện tử trên toàn
cầu. Bezos được biết đến như là người sáng lập, CEO và chủ tịch của công ty công
nghệ đa quốc gia Amazon, trang web thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Ngay từ khi cịn nhỏ, ơng đã ln thể hiện sự thơng minh của mình. Từ năm 4 tuổi
đến 16 tuổi, ông đã dành kì nghỉ hè của mình sống tại nơng trại của ơng ngoại. Bezos

đã bộc lộ sở thích về khoa học và tài năng công nghệ, ông đã từng lắp một chiếc
chuông điện để ngăn các em chạy ra khỏi phịng.
Ơng của Bezos, Preston Gise, chính là nguồn cảm hứng cho nhà sáng lập này và cũng
là người đã giúp ơng kiên trì theo đuổi con đường tri thức. Trong một bài diễn văn
năm 2010, Jeff Bezos cho biết Gise đã dạy ông rằng: “Làm một người tốt thì khó hơn
là làm một người thơng minh”.
Khi cịn ngồi trên ghế nhà trường, Jeff có ước mơ trở thành một nhà du hành vũ trụ.
Ông đã đứng lên và tuyên bố trước mặt cô giáo và cả lớp: "Tương lai của nhân loại
không nằm trên hành tinh này". Đây chính là nguồn cảm hứng cho cơng ty thám
hiểm vũ trụ mang tên Blue Origin do chính Jeff Bezos thành lập sau này.
Năm 1986, ông tốt nghiệp hạng xuất sắc từ Đại học Princeton với GPA 4.2, bằng Cử
nhân Khoa học Kỹ thuật (BSE) ngành kỹ thuật điện và khoa học máy tính. Ngồi ra,
ơng được bầu vào Tau Beta Pi và là chủ tịch của Princeton chapter dành cho sinh viên
khám phá và phát triển không gian (SEDS).

5|Page


Sau khi tốt nghiệp Đại học Princeton năm 1986, ông được mời làm việc tại Intel, Bell
Labs, và Andersen Consulting, trong số nhiều nơi khác. Thế nhưng, ông chọn tới làm
việc cho một công ty khởi nghiệp viễn thông fintech có tên Fitel.
Sau khi rời Fitel, ơng cùng Halsey Minor, người sau này sáng lập ra trang tin CNET,
đã suýt cùng nhau thành lập một hãng startup cung cấp dịch vụ tin tức qua máy fax.
Từ năm 1988 đến 1990, Bezos chuyển sang ngành ngân hàng khi trở thành quản lý
sản phẩm tại Bankers Trust. Sau đó gia nhập D. E. Shaw & Co và làm việc ở đó cho
đến năm 1994, Bezos trở thành phó chủ tịch thứ tư của D. E. Shaw ở tuổi 30.
Ơng kết hơn với MacKenzie Tuttle, một cộng tác nghiên cứu của D.E. Shaw vào năm
1993. Hiện tại bà đang là một tiểu thuyết gia.

2.


Quá trình lập nghiệp:

Năm 22 tuổi, với 2 mảnh bằng kỹ thuật điện tử và bằng lập trình viên, Bezos được
nhận vào làm ở một cơng ty máy tính có tên là Fitel, một công ty khởi nghiệp viễn
thông fintech, với nhiệm vụ xây dựng một mạng lưới cho thương mại quốc tế. Bezos
được thăng chức trưởng phòng phát triển và sau đó là giám đốc dịch vụ khách hàng.
Năm 1988, Bezos nhảy sang đầu quân cho một công ty tài chính có tên là Bankers
Trust Company. Bằng cách chứng minh được mình là một lãnh đạo tốt, một chuyên
gia lập trình cừ khơi, chỉ sau 2 năm ơng đã được đề bạt lên chức vụ phó chủ tịch của
cơng ty chuyên trách về IT.
Chưa làm lễ nhậm chức thì Jeff đã nhận được một lời mời khác với chức vụ thấp hơn
tại một cơng ty có tên tuổi hơn: D.E. Shaw & Co - một quỹ đầu cơ mới thành lập với
sự nhấn mạnh vào mơ hình tốn học có trụ sở trên phố Wall. Và tại đây, sau hai năm,
Bezos trở thành phó chủ tịch thứ tư của D.E. Shaw & Co ở tuổi 30.
Bezos có thú đọc và nghiên cứu các dự báo về kinh tế vĩ mơ. Và một lần tình cờ ơng
đọc được ở 1 website nói rằng tiềm năng lớn nhất đối với kinh doanh là hệ thống
thương mại điện tử, rằng dịch vụ trực tuyến tăng trưởng 2.300%/ 1 năm, rằng những
ai sớm tìm cho mình một hướng đi vào đó sẽ có cơ hội khi thời cơ đến.
6|Page


Trong ba tháng liền, Bezos luôn nghĩ về dự định mở một siêu thị bán hàng qua mạng.
Câu hỏi đầu tiên mà ơng nghĩ đến là "Bán mặt hàng gì bây giờ?” Ông lên một danh
sách các mặt hàng định kinh doanh gồm hai chục món để rồi sau đó gạch hết đi chỉ
để lại 5 thứ mà ông cho là cần thiết: chương trình máy tính, videocassettes, compactdist và sách. Cuối cùng, Bezos đã chỉ để lại một thứ là sách. Bởi ông biết khi khách
hàng đặt một cuốn sách trên mạng, họ biết rõ về nội dung, chất lượng của nó. Sách có
thể được lưu trữ vơ thời hạn trong kho và chất lượng cuốn sách sẽ không thay đổi
trong quá trình vận chuyển.
Vào ngày 30 tháng 6 năm 1994, Bezos đã từ bỏ chức danh phó chủ tịch của D.E.

Shaw & Co để thành lập cửa hàng sách trực tuyến, vì Jeff nghĩ "thà thất bại cịn hơn
khơng thử".
Ơng đã thành lập Amazon trong garage nhà mình vào ngày 5 tháng 7 năm 1994, sau
khi viết kế hoạch kinh doanh trên một chuyến đi xuyên quốc gia từ thành phố New
York đến Seattle. Bezos tuyển dụng 4 nhân viên trong đó có vợ mình và đặt nhiệm vụ
đúng 1 năm sau, công ty sẽ bắt đầu công cuộc kinh doanh sách qua mạng trên toàn
lãnh thổ nước Mỹ. Trong những tháng đầu thành lập, Amazon đã bán sách cho tất cả
người dân tại 50 bang trên nước Mỹ và 45 quốc gia trên thế giới.
Năm 2000, Jeff Bezos thành lập công ty sản xuất trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và
du hành không gian tiểu quỹ đạo Blue Origin. Một chuyến bay thử nghiệm Blue
Origin lần đầu tiên đạt được thành công vào không gian vào năm 2015 và cơng ty đã
có kế hoạch sắp tới để bắt đầu đưa con người lên các chuyến bay vũ trụ mang tính
thương mại.
Đến nay, khi đã thành cơng trong lĩnh vực thương mại điện tử của Amazon, Jeff mở
rộng thêm việc sản xuất và nghiên cứu phần cứng, đồng thời đã mở rộng thêm thiết
bị streaming TV cũng như nhiều dịng smartphone, máy tính bảng…Sau hơn 20 năm
IPO, giá trị vốn hóa thị trường của Amazon đã đạt đến hơn 1600 tỉ đô vào năm 2020,
trở thành “đế chế” bán lẻ lớn nhất thế giới.

7|Page


Theo thống kê Bloomberg Billionaires Index ngày 16/2, tổng tài sản của tỷ phú Jeff
Bezos là 191 tỷ USD, là người giàu thứ hai thế giới, chỉ sau tỷ phú Elon Musk.
Sắp tới đây, Jeff Bezos sẽ chuyển giao vai trị CEO Amazon vào q III cho ơng
Andy Jassy, người đứng đầu bộ phận dịch vụ web của Amazon.

3.

Thất bại và thành công:


a.

Thất bại tỷ đô:

Ba năm sau khi thành lập Amazon, Bezos đã công khai tiến vào sàn chứng khoán
(IPO). Năm 1998, với giấc mơ biến Amazon thành cửa hàng bán "tất cả mọi thứ",
ông tiến hành mở rộng các sản phẩm được bán trên Amazon như các mặt hàng tiêu
dùng, thời trang, thiết bị điện tử… Jeff Bezos đã sử dụng 54 triệu USD huy động
trong đợt chào bán cổ phần vào năm 1997 để tài trợ cho việc mua lại các đối thủ cạnh
tranh nhỏ hơn.
Vào năm 1998, Bezos đã chi 170 triệu USD để phát triển Junglee - trang tìm kiếm, so
sánh giá cả các mặt hàng trên các website bán hàng. Thị trường này thời điểm đó
đang nóng lên với sự tham gia của các đại gia như Google, Yahoo, PriceGrabber và
Bizrate.
Nhưng hội đồng quản trị của Amazon phản đối dự án này vì Junglee sẽ đưa các
khách hàng chuyển hướng sang các trang bán hàng đối thủ. Kết quả, dự án bị đóng
cửa chỉ sau 1 tháng thực hiện.
Giai đoạn 1998 - 1999, Bezos mua lại hàng loạt công ty thương mại trực tuyến như
IMDB.com, PlanetAll.com, Alexa.com,… Bezos còn đầu tư mạnh vào các trang
Drugstore.com, Pets.com, Gear.com, WineShopper.com, Greenlight.com và
HomeGrocery.com.
Tuy nhiên tất cả những tham vọng ấy đều sụp đổ. Nguyên nhân là vì Bezos và các
cộng sự khơng đủ khả năng để có thể quản lý một lúc tất cả các doanh nghiệp khác
nhau.

8|Page


b.


Bong bóng dotcom:

Tuy nhiên, năm 2000 điều khơng may lại đến "bong bóng Dotcom" làm cho 1 nghìn
tỷ USD của thị trường chứng khoán kiệt quệ trong 1 tháng. Amazon suýt phá sản khi
công ty rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Thế nhưng Amazon vượt qua được thời kỳ
khủng hoảng này nhờ gọi được những khoản vốn khổng lồ trước khi thị trường
chứng khốn sụp đổ, và chính những khoản vốn này đã cứu rỗi công ty khỏi cơn địa
chấn những năm 2000.
Điều thú vị là những ý tưởng hay ho giúp Amazon thành công lại chỉ thực sự ra đời
sau bong bóng dot-com. Marketplace, nền tảng cho các bên thứ ba đăng bán sách cũ
ra đời vào tháng 11 năm 2000. Sau đó cơng ty cũng giới thiệu Prime, dịch vụ ship
hàng hỏa tốc cho các nhà bán lẻ trên nền tảng Amazon vào năm 2005 hay Amazon
Web Service, mảng cung cấp dịch vụ đám mây tận dụng chính hạ tầng cơng nghệ của
Amazon vào năm 2006, lĩnh vực mà sau này được xem là “cỗ máy in tiền”, đem tới
74% lợi nhuận cho Amazon.
c.

Fire Phone:

Tháng 6 năm 2014, Amazon công bố Fire Phone và đánh dấu bước đột phá đầu tiên
của Amazon vào thị trường điện thoại thông minh. Fire Phone là điện thoại thông
minh hỗ trợ 3D được phát triển bởi Amazon.com và được sản xuất bởi Foxconn. Tuy
nhiên, mẫu điện thoại này đã không đạt được kỳ vọng như mong muốn. Sau gần 2
tháng kinh doanh, điện thoại đã bị các nhà phê bình đánh giá khơng tích cực do thiếu
tính năng hữu dụng và vượt trội trong khi giá quá cao. Amazon đã phải giảm giá từ
200 USD xuống chỉ còn 0,99 USD cùng hợp đồng 2 năm với nhà mạng AT&T. Vào
tháng 10 cùng năm, Amazon cho biết đã doanh thu giảm 170 triệu USD "chủ yếu liên
quan đến định giá hàng tồn kho của điện thoại và chi phí cam kết của nhà cung cấp"
trong báo cáo thu nhập hàng quý.

d.

Amazon Web Services (AWS):

AWS là một công ty con của Amazon chuyên cấp các nền tảng điện toán đám mây
theo yêu cầu, được lên ý tưởng và ra mắt lần đầu tiên vào năm 2002 bởi Christopher
9|Page


Brown và Pinkham và bắt đầu đi vào hoạt động chính thức vào năm 2006, với mục
đích phục vụ cơng cuộc lưu trữ tài liệu cá nhân đến những dữ liệu khách hàng trong
kinh doanh của công ty mẹ. AWS không những là công cụ đắc lực giúp Amazon thu
về doanh thu hàng chục tỷ đô mỗi năm nhờ cung cấp công cụ hỗ trợ quản lý dữ liệu
khách hàng mà còn trở thành địa phận cung cấp “mặt hàng công nghệ hái ra tiền”cho
hàng triệu những chủ kinh doanh trên tồn cầu. Tính đến q IV/2019, theo khảo sát
của ParkMyCloud, thị phần của Amazon Web Services đang ở ngôi đầu bảng với
32.6% thị phần.

4.

Bài học rút ra:

Bước qua hàng loạt thành cơng và thất bại, Bezos nhanh chóng rút ra những kinh
nghiệm đầu tư xương máu và đứng dậy mạnh mẽ hơn. Bezos nhận ra những sai lầm
của mình phần lớn đến từ những chiến lược đối lập với con đường chính của
Amazon. Đầu thế kỷ 21, thay vì chọn hướng tăng trưởng diện rộng, Bezos tập trung
tìm hiểu những nguyên tố cơ bản tạo nên thành công cho Amazon.
Về sau nhìn lại, Bezos cho biết có hai bài học quan trọng ông nhận ra được.
Đầu tiên, như những doanh nhân thành công khác, Bezos biết cái giá của thất bại và
chấp nhận nó như một phần trong các bước đi chiến lược của công ty.

Bezos không tin rằng mọi sự đầu tư đều mang đến lợi nhuận cao, ông cũng không
lãnh đạm đến mức phớt lờ những lợi nhuận tiềm ẩn từ các phi vụ đầu tư rủi ro. Một
khi đã tính tốn kỹ các rủi ro và quyết định thực hiện thì sẵn sàng chấp nhận mọi tình
huống xấu nhất, cho dù nó có gây ảnh hưởng đến danh tiếng của bản thân.
Điều thứ hai, quan trọng hơn, theo Bezos là học từ những thất bại.Theo Bezos, thất
bại và phát minh là cặp song sinh không thể tách rời. Sự thật là hầu hết mọi thất bại
của Bezos đều đến từ kết quả của việc hiểu sai về các yếu tố tạo dựng thành cơng:
thay vì tập trung đầu tư vào các cơng ty có mơ hình kinh doanh tương tự Amazon,
Bezos lại chọn con đường ngược lại.

10 | P a g e


II. HOẠCH ĐỊNH:
1.

Vai trò của Jeff Bezos trong tuyên bố sứ mệnh, viễn cảnh của công ty:

1.1.

Viễn cảnh:

Với tư cách là người sáng lập và điều hành công ty, Jeff Bezos đã đứng ra tuyên bố
viễn cảnh cho Amazon.
Từ khi thành lập vào năm 1994 đến nay, Amazon đã nhiều lần tuyên bố lại viễn cảnh
của mình. Và bản viễn cảnh gần nhất được Jeff Bezos tuyên bố là vào năm 2008:
“Chúng tôi sẽ sử dụng nền tảng kinh doanh kỹ thuật số của để gây dựng công ty trở
thành công ty tập trung vào khách hàng số một hành tinh, là nơi mà mọi người có
thể đến để tìm và khám phá bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ họ muốn mua trực
tuyến”.

1.2.

Sứ mệnh:

Tuyên bố sứ mệnh của Amazon được xem là lực lượng dẫn dắt đằng sau những
quyết định lãnh đạo của Jeff Bezos.
Bản sứ mệnh gần nhất do chính Jeff Bezos tuyên bố: “Sứ mệnh của Amazon là trở
thành điểm mua sắm trực tuyến thuận lợi, lấy khách hàng làm trung tâm, cho phép
họ mua “bất cứ thứ gì và tất cả mọi thứ” ở cửa hàng “lớn nhất Trái Đất”.

2.

Giá trị cốt lõi:
 Luôn lắng nghe và thõa mãn nhu cầu khác nhau của khách hàng.
 Luôn đưa ra những chiến lược cải tổ nâng cao sự tiện nghi và sự lựa chọn cho
khách hàng.
 Công ty tin rằng các lựa chọn chọn kinh doanh cốt lõi của mình sẽ đem lại sự
phồn vinh cho xã hội.

3.

Nguyên tắc kinh doanh:
 Ám ảnh về khách hàng
11 | P a g e


Amazon luôn lấy khách hàng làm điểm bắt đầu và từ đó tìm ra các cơng việc cần làm.
Họ làm việc một cách đầy nhiệt huyết để đạt được và giữ được sự tin tưởng của
khách hàng. Mặc dù các nhà lãnh đạo vẫn để tâm đến các đối thủ khác, họ vẫn mang
trong mình một nỗi ám ảnh về khách hàng.

 Luôn yêu cầu một quy chuẩn cao nhất
Jeff Bezos không ngừng nâng cao tiêu chuẩn và thúc đẩy đội ngũ nhân viên tạo ra
những quy trình làm việc, sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, cải thiện trải
nghiệm khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Nhờ khả năng đáp ứng cao về nhu cầu này,
Amazon đã thu hút một lượng lớn khách hàng tìm đến mình.
 Nghĩ lớn
Amazon khơng bao giờ có ý định chỉ là một cửa hàng sách trực tuyến hoặc thậm chí
chỉ là một nhà bán lẻ trực tuyến. Sách chỉ là thứ dễ dàng gia nhập thị trường nhất vào
thời điểm đó. Và đối với Bezos, Amazon mới chỉ là sự khởi đầu. Năm 2000, ơng bí
mật thành lập Blue Origin, một công ty thám hiểm không gian, để thực hiện ước mơ
cuối cùng của mình là khơng chỉ khám phá khơng gian sâu, mà cuối cùng là chiếm
đóng các hành tinh khác như một phương án dự phòng cho Trái đất.
 Chớp thời cơ
Trong kinh doanh, tốc độ là một yếu tố quan trọng. Có nhiều quyết định và hành
động có thể làm lại được và không cần đến các nghiên cứu chuyên sâu. Việc dám
đương đầu với những rủi ro đã được lường trước ln được đánh giá cao.
 Tính tiết kiệm
Làm nhiều mà tốn ít là điều ln được khuyến khích bởi ơng chủ Amazon. Ơng cho
rằng làm việc với nguồn lực hạn chế sẽ giúp thúc đẩy khả năng xoay sở, tính độc lập
và sự sáng tạo. Khơng có lý do gì để phải tăng thêm số lượng nhân viên, tăng ngân
sách hay các chi phí cố định.
 Hồn thành nhiệm vụ
Jeff Bezos ln tập trung vào những nhân tố đầu vào quan trọng và từ đó thực hiện
công việc đúng tiến độ và đúng chất lượng. Kể cả khi gặp khó khăn, phải vượt lên
trên các chướng ngại và không bao giờ chịu dậm chân tại chỗ.

4.

Quan điểm cá nhân của Jeff Bezos đối với hoạch định và kế hoạch:
Trong một bài phỏng vấn với tờ Business Insider, Jeff Bezos cho rằng lên kế hoạch

không phải là đoán đúng về tương lai, mà là định hướng để dẫn dắt và quản lý doanh
12 | P a g e


nghiệp tốt hơn. Với ông chủ Amazon, việc lên kế hoạch kinh doanh là quan trọng và
cần thiết, nhưng nói hãy ln kiên trì với kế hoạch đó, ơng cho là không nên. Hãy
phát triển một kế hoạch cho doanh nghiệp của bạn, triển khai nó nhưng nhớ rằng phải
ln xem xét lại các vấn đề và cách thức thực hiện. Từ đó, bạn mới có thể tìm ra
những chỗ sai sót, chưa hồn thiện và có thể hình thành quan điểm mới, ý tưởng mới
theo một cách riêng.
Người sáng lập và Giám đốc điều hành Jason Fried của Basecamp khi ấy nhớ lại:
“Jeff nói rằng sự nhất quán trong suy nghĩ khơng phải là một đặc điểm tích cực. Vì
bạn của hơm nay khơng giống bạn của ngày hơm qua, nên một ý tưởng của ngày mai
mâu thuẫn với ý tưởng của ngày hơm nay là chuyện hồn tồn bình thường”.

5.

Cách thức Jeff Bezos tổ chức việc hoạch định tại tổ chức:
Tại Amazon, quan điểm về khách hàng được xây dựng thành các hoạt động và khả
năng ngay từ đầu. Khơng có hoạt động mới và quan trọng nào có thể được thực hiện
tại Amazon trừ khi và cho đến khi có đánh giá tồn diện của ban quản lý đối với một
“tài liệu dài sáu trang”, giải thích hoạt động đó dưới dạng tường thuật. Như
Rossman- một nhân viên của Amazon đã nói: “Viết ra mọi ý tưởng một cách hoàn
chỉnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý tưởng, và thảo luận về chúng một cách rõ ràng
hơn… Các sáng kiến sẽ nhỏ hơn và ít rủi ro hơn. Viết tường thuật rất khó, mất nhiều
thời gian và là một kỹ năng cần có cho tổ chức. Cần phải có các tiêu chuẩn cao và
đánh giá cao việc xây dựng khả năng này theo thời gian”.

Bản tường thuật dài sáu trang được hỗ trợ bởi một tài liệu khác được gọi là PR / FAQ,
trong đó có một thơng cáo báo chí giả tưởng mơ tả những lợi ích mà khách hàng đang

nhận được, đồng thời trả lời cho “câu hỏi thường gặp” về cách hoạt động ấy được phát
triển. Ngồi ra cịn có một tập hợp các chỉ số đo lường lợi ích mà khách hàng nhận
được từ hoạt động đó thời gian thực.
Các tài liệu này được một nhóm các nhà quản lý cấp cao xem xét nghiêm ngặt trước
khi bắt đầu hoạt động. Nếu được chấp thuận, hoạt động này sẽ được tài trợ và kết hợp
vào quy trình lập kế hoạch hàng năm của Amazon, được gọi là OP1.
13 | P a g e


Khi một hoạt động được phê duyệt và cấp vốn, công việc sẽ bắt đầu và các tài liệu lập
kế hoạch được cập nhật đều đặn khi có thêm thơng tin. Thông qua các chỉ số khách
hàng theo thời gian thực, mỗi nhóm sẽ báo cáo hiệu lực cho tồn bộ quản lý cấp cao,
không chỉ cho người quản lý trực tiếp của họ.

6.

Mô tả kế hoạch:

6.1. Kế hoạch chiến lược và quyết định chiến lược (trong 5 năm gần nhất):
Jeff Bezos đã thành lập một nhóm có tên là S-team, bao gồm các cố vấn đáng tin cậy
nhất của Bezos, như Andy Jassy, CEO của AWS, Jeff Wilke, người đứng đầu doanh
nghiệp tiêu dùng toàn cầu và giám đốc tài chính Brian Olsavsky. Bezos thường xun
gặp gỡ nhóm để đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng.
6.1.1. Chiến lược hội nhập:
Thị trường mà Amazon hướng tới là toàn thế giới và khơng cịn bó hẹp trong lĩnh vực
thương mại điện tử. Cụ thể hơn, mục tiêu của Amazon là có mặt trong tất cả các loại
hoạt động kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, công ty đã gia tăng khả năng kiểm
sốt và thậm chí là thơn tính nhiều nhà phân phối, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh
lớn.
a.


Mua lại Whole Food

Nhận thức được rằng để cạnh tranh một cách hiệu quả trên thị trường tạp hóa, Amazon
cần một sự hiện diện ở địa phương, nổi bật và hiện hữu. Bên cạnh đó, kinh doanh mặt
hàng thực phẩm là một lĩnh vực khác hoàn toàn với các sản phẩm trước đây của
Amazon. Theo bản chất tự nhiên của loại hàng thực phẩm, phạm vi cung cấp lớn nhất
chỉ dừng ở mức thành phố để đảm bảo chất lượng của hàng hóa. Do đó vấn đề của
Amazon là họ cần một lượng sản phẩm lớn để đạt được mức lợi thế kinh tế nhờ quy
mô. Amazon đã giải bài toán này bằng việc thu mua Whole Foods Market – chuỗi siêu
thị chuyên cung cấp các thực phẩm hữu cơ, sở hữu 479 cửa hàng tại Mỹ và Anh. Jeff
bezos đã mua lại Whole Food vào tháng 6 năm 2017 với giá 13,7 tỷ USD. Whole
Foods Market nguồn hàng phong phú sẽ là nhà kho hỗ trợ việc giao hàng hóa.
14 | P a g e


Mark Hamrick, nhà phân tích kinh tế cấp cao của Bankrate.com, nói: "Đây là một trận
động đất rung chuyển lĩnh vực tạp hóa cũng như thế giới bán lẻ".
Trên thực tế Amazon đang “mua” thêm một khách hàng chiến lược cho AGS (Amazon
Grocery Services) nhằm phát triển các nỗ lực của công ty này trong ngành hàng tiêu
dùng.
Mặc dù Amazon đã tăng quy mô dịch vụ bán lẻ vật lý, nhưng cửa hàng này không tạo
ra nhiều doanh thu cho cơng ty. Trong kết quả tài chính q 4/2020, Amazon cho biết
phân khúc cửa hàng vật lý, bao gồm Whole Food, có doanh thu 4,4 tỷ USD, giảm 1%
so với cùng kỳ năm trước.
Lý giải cho vấn đề này, The Business Insider chỉ ra rằng, Whole Foods có 2 đặc điểm
là trở ngại cho nỗ lực thúc đẩy bán hàng thực phẩm trực tuyến của Amazon đó là giá
sản phẩm quá cao và mạng lưới cửa hàng quá nhỏ. Với chưa đầy 500 cửa hàng trên
khắp nước Mỹ, Whole Foods không thể giúp Amazon tiếp cận khách hàng nhanh như
Walmart, Kroger hay Target. Khoảng cách về giá giữa sản phẩm của hãng so với các

đối thủ khác, dù đã giảm đáng kể sau khi được Amazon mua lại, vẫn cao hơn 12-13%
so với các đối thủ, khiến tập khách hàng bị thu hẹp.
Theo Forbes, việc thương vụ mua lại Whole Foods của Amazon đã khiến các hãng bán
lẻ truyền thống vơ cùng lo ngại, từ đó đầu tư mạnh tay hơn vào các dịch vụ bán hàng
trực tuyến. Walmart đang cung cấp dịch vụ giao nhận hàng thực phẩm không giới hạn
với mức phí 98 USD/năm trong khi Koreger thử nghiệm dịch vụ giao nhận bữa ăn và
thực phẩm tới khách hàng trong vòng 30 phút.
b.

Mua lại Canvas Technology

Ngày 10/04/2019 Amazon mua lại Canvas, một công ty khởi nghiệp về robot ở
Boulder, Colorado. Công ty này đã chế tạo những chiếc xe tự động có thể vận chuyển
hàng hóa từ các kho một cách nhanh chóng. Động thái này của ông chủ Amazon được
Bussiness Insider đánh giá là một bước chuẩn bị của Amazon nhằm hướng tới việc bán
hoặc cung cấp dịch vụ robot kho cho các nhà bán lẻ và công ty hậu cần (bên thứ ba).
15 | P a g e


Amazon và CANVAS chia sẻ một tầm nhìn chung trong đó họ đang tạo ra những
người máy để cải thiện sự an toàn và trải nghiệm tại nơi làm việc cho những cơng nhân
của họ.
Amazon sẽ hồn thiện cơng nghệ trong nội bộ trước khi cung cấp cho các công ty khác
thông qua các thỏa thuận bán hàng hoặc cấp phép.
6.1.2. Chiến lược đa dạng hóa:
Khởi đầu là một cơng ty chỉ bán sách trực tuyến giờ đây đã trở thành nhà bán lẻ trực
tuyến lớn nhất trên thế giới. Amazon bán nhiều loại sản phẩm từ sách đến đồ gia dụng
cho đến quần áo và hiện cung cấp các nguồn truyền thơng như phát nhạc và video trực
tuyến. Ngồi ra, nó cung cấp các dịch vụ truyền hình, điện tốn đám mây, xuất bản và
dịch vụ web thơng qua AWS.

a.

Ra mắt hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe từ xa

Ngày 17/11/2020, Amazon thông báo khai trương Amazon Pharmacy, hiệu thuốc trực
tuyến cho người tiêu dùng Mỹ. Động thái này diễn ra sau hơn 2 năm kể từ khi Amazon
bỏ ra 753 triệu USD mua lại PillPack (một công ty bán thuốc trực tuyến chuyên cung
cấp các dịch vụ đóng gói liều lượng được phân loại trước và giao hàng tận nhà).
Lợi ích tiết kiệm khi mua thuốc kê đơn của Amazon Prime có thể giúp các thành viên
giảm giá tới 80% đối với thuốc thông thường và giảm giá 40% khi thanh tốn khơng
có bảo hiểm.
Amazon khơng chỉ cung cấp cho người dân một hiệu thuốc trực tuyến khổng lồ mà
khách hàng của họ còn được cung cấp các công cụ "trợ giúp tự phục vụ" trên cổng
thông tin của Amazon. Khách hàng sẽ có tùy chọn nói chuyện với dược sĩ qua điện
thoại để được tư vấn. Các dược sĩ này giải đáp thắc mắc về thuốc 24/7.
Vào tháng 8/2020, Amazon đã ra mắt công cụ theo dõi vận động có tên Halo. Bộ cơng
cụ này gồm một vòng theo dõi đeo cổ tay 64,99 USD và một bộ ứng dụng được cài đặt
trên điện thoại thông minh để theo dõi các chỉ số.

16 | P a g e


Quyết định tham gia vào thị trường chăm sóc sức khỏe, Jeff Bezos muốn đa dạng hóa
hoạt động kinh doanh của Amazon.
Nước đi mới của Amazon có thể làm lung lay sự thống trị của các chuỗi cửa hàng phân
phối dược phẩm lớn ở Mỹ. Trong phiên giao dịch chiều 17/11 tại Mỹ, cổ phiếu của
hãng bán lẻ dược phẩm CVS Health Corp, Walgreens và Rite Aid “bốc hơi” trên dưới
10%. Cổ phiếu của các công ty phân phối dược phẩm như McKesson và Cardinal
Health cũng giảm. Trong khi cổ phiếu của Amazon tăng gần 0,2%, lên mức 3.190,99
USD/cổ phiếu.

b.

Đầu tư mạnh vào quảng cáo kỹ thuật số

Theo một nhà phân tích của JPMorgan, ơng Doug Anmuth, Amazon có một vị thế tốt
để trở thành một nền tảng quảng cáo kĩ thuật số đầy tiềm năng khi doanh thu quảng
cáo của Amazon vượt quá 4,5 tỷ USD vào năm 2018. Theo JPMorgan, doanh thu
quảng cáo chiếm đến hơn nửa doanh thu trong mục "doanh thu ngoài" của Amazon, và
đã tăng trưởng đến 60%.
Vì Amazon là nền tảng thương mại điện tử lớn, có lượng data khách hàng khổng lồ,
nên có thể xác định đối tượng muốn nhắm đến, và Amazon giống như phần giữa của
phễu bán hàng, kề cận phần chuyển đổi tiếp thị khách hàng tiềm năng. Ngoài ra,
Amazon cịn có chức năng giao dịch thương mại điện tử nên có thể trực tiếp phân tích
quảng cáo ảnh hưởng đến doanh thu như thế nào.
Vào đầu tháng 6/2019, Amazon tuyên bố sẽ mua lại công nghệ máy chủ quảng cáo
trung tâm (ad-serving) của công ty đã phá sản Sizmek, nhằm đem đến cho hãng một
"vũ khí hạng nặng" để thách thức sự thống trị của Google ở mảng kinh doanh quảng
cáo trực tuyến.
Đây là quyết định nhằm giúp tổ chức đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
Theo CNBC, hiện tại, các nhà quảng cáo bắt đầu chuyển hơn ½ ngân sách họ thường
chi cho quảng cáo tìm kiếm trên Google sang quảng cáo trên Amazon, nơi người tiêu
dùng tìm kiếm thứ họ muốn mua ngày càng nhiều.
17 | P a g e


Forbes cho biết số lượng các thương hiệu hiện chi hơn 40.000 USD mỗi tháng cho
quảng cáo trên Amazon đã tăng hơn 30% so với năm ngoái.
6.2.

Kế hoạch tác nghiệp:


6.2.1. Kế hoạch thường xuyên:
Bezos đã thành lập hệ thống và quy trình, xây dựng những quy tắc để cơng ty phát
triển và thành cơng:
a.

14 quy tắc

Amazon có 14 quy tắc cực kỳ nổi tiếng, tạo thành phần khung cơ bản cho mọi hoạt
động của công ty này. 14 quy tắc này phản ánh sắc nét niềm tin của Bezos về việc một
bộ nguyên tắc rõ ràng sẽ đạt được thành công về lâu về dài, và những người lãnh đạo
cần đưa ra được bộ nguyên tắc tiêu chuẩn cao này. Trong thư gửi cổ đông năm 1998,
ông viết rằng “đưa ra những tiêu chuẩn cao trong tuyển dụng đã, đang, và sẽ mãi là
một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của Amazon”.
b.

“Giữ vững tinh thần làm việc như ngày bắt đầu”

Amazon vẫn giữ nguyên được quy tắc này, vẫn vận hành mọi thứ như một startup mới
mở. Chẳng hạn cơng ty sẽ chẳng có chỗ nghỉ hoặc cung cấp bữa trưa cho nhân viên.
Các quản lý không được đi vé máy bay hạng sang.
Trong suy nghĩ của mình, Bezos vẫn làm việc như thể đang vận hành một startup. Ông
vẫn giữ vững tư tưởng cải tiến và khả năng lãnh đạo sáng tạo của mình, kể cả đã sau
nhiều năm thành cơng vang dội.
c.

“2 chiếc bánh pizza”

Vị tỷ phú từng nói: "Khơng bao giờ có cuộc họp mà hai chiếc pizza khơng đủ để cả
nhóm cùng ăn". Theo đó, ơng muốn chỉ tổ chức các cuộc họp khi thật sự cần thiết và

nhóm khơng được bao gồm quá nhiều người bởi nó sẽ khiến hoạt động trở nên không
hiệu quả.

18 | P a g e


Trên thực tế, Bezos cho biết ông chỉ gặp gỡ các nhà đầu tư của công ty khoảng 6 tiếng
mỗi năm và ông luôn tránh các cuộc họp vào sáng sớm, bằng mọi giá. Và quy tắc "2
chiếc pizza" của Bezos là một trong những chiến lược sáng tạo để giúp ông không mất
quá nhiều thời gian cho các cuộc họp không cần thiết.
6.2.2. Kế hoạch đơn dụng:
Jeff Bezos không trực tiếp xây dựng các kế hoạch đơn dụng cho công ty. Những kế
hoạch này sẽ được các bộ phận cấp dưới đảm nhiệm.
a.

Ngân sách

Lập ngân sách tại Amazon là một tập hợp con của quy trình lập kế hoạch tồn diện
được gọi là OP1, trong đó mọi hoạt động đều được xem xét về mức độ đóng góp của
nó đối với giá trị cho khách hàng.
Quy trình OP1 cho phép đánh giá tổng thể giá trị của hoạt động kinh doanh hoặc dịch
vụ của mỗi nhóm và sự phù hợp tổng thể của nó trong chiến lược của cơng ty. Nó cũng
buộc mọi nhóm phải suy nghĩ thấu đáo và vạch ra lộ trình cần thiết để hỗ trợ các mục
tiêu tăng trưởng chung của công ty.
Tại Amazon, quy trình ngân sách về cơ bản khơng phải là cung cấp bao nhiêu tiền cho
mỗi đơn vị, mà là về những hoạt động và khả năng nào sẽ được tài trợ hoặc rút vốn.
Mỗi hoạt động được dẫn dắt bởi một nhóm nhỏ tự quản, theo quy tắc “hai chiếc bánh
pizza”. Vị trí của nhóm về mặt tổ chức ít liên quan hơn nhiều so với tác động của
nhóm đến khách hàng.
b.


Chương trình


Sản phẩm thân thiện với mơi trường

Tháng 9 năm 2020, Amazon đã khởi động chương trình nhằm giúp khách hàng mua
sắm các sản phẩm mang tính thân thiện với môi trường, như một phần trong cam kết
của hãng này về mục tiêu đạt được trung hịa khí carbon vào năm 2040.

19 | P a g e


Khách hàng có thể tiếp cận 25.000 mặt hàng thuộc nhiều ngành hàng khác nhau trên
các trang thương mại trực tuyến của tập đồn này, từ tạp hóa, đồ gia dụng, thời trang,
làm đẹp và điện tử cá nhân. Các sản phẩm trên sẽ được gắn nhãn “Climate Pledge
Friendly”
Jeff Bezos cho biết, với 18 chương trình chứng nhận từ các đơn vị bên ngoài và cả
chứng nhận ‘Compact by Design’ của chính Amazon, tập đồn này đang khuyến khích
các đối tác bán hàng tạo ra những sản phẩm bền vững, giúp bảo vệ hành tinh cho các
thế hệ tương lai.


Quyên góp các sản phẩm tồn kho

Amazon đang triển khai một chương trình qun góp mới với tên gọi FBA Donations
dành cho bên bán hàng thứ ba, những doanh nghiệp lưu trữ hàng hóa của họ trong kho
của Amazon ở Mỹ và Vương quốc Anh.
Bắt đầu từ 1/9, chương trình quyên góp FBA sẽ trở thành tùy chọn mặc định cho tất cả
những người bán hàng khi họ lựa chọn loại bỏ các sản phẩm không bán được hoặc

không mong muốn đang được lưu trữ trong kho của Amazon ở hai quốc gia trên.
Chương trình qun góp mới được thiết kế để giảm lượng hàng tồn kho phải vứt đi
trong các kho của Amazon, giúp bảo vệ môi trường và đem lại mục đích sử dụng tốt
đẹp hơn cho các sản phẩm đang bị lãng phí.
c.

Dự án



Kuiper- hệ thống Internet vệ tinh của Amazon

Hệ thống “chòm sao” Kuiper được thiết kế để sử dụng 3.236 vệ tinh, hoạt động trên 98
mặt phẳng quỹ đạo, tầm cao từ 580 đến 630km. Các vệ tinh sẽ phối hợp với hệ thống
12 trạm mặt đất mà Amazon xây dựng từ cuối năm 2018.
Hệ thống Kuiper sẽ cho phép các nhà mạng di động mở rộng dịch vụ mạng không dây
cho những khách hàng chưa được tiếp cận Internet, ước tính khoảng 10 triệu người,
đồng thời cung cấp dịch vụ kết nối băng thông rộng di động cho máy bay, tàu hàng hải
và phương tiện đường bộ.
20 | P a g e


Uỷ ban truyền thông liên bang Mỹ phê duyệt dự án Internet vệ tinh của Amazon, đối
đầu với dịch vụ của tỷ phú Elon Musk.
FCC yêu cầu Amazon phải phóng lên quỹ đạo ít nhất một nửa số vệ tinh trong kế
hoạch vào năm 2026 và hoàn thành đủ số lượng dự kiến vào 2029.


Amazon Go


Dựa trên nền tảng công nghệ Just Walk Out, gã khổng lồ Amazon vừa mở thêm một
siêu thị có tên Amazon Go Grocery, là siêu thị sử dụng công nghệ mua hàng không cần
thu ngân lớn nhất từ trước đến nay.
Cũng như cửa hàng tiện lợi Amazon Go, đầu tiên khách hàng sử dụng ứng dụng để
quét khi vào cửa hàng rồi mua sắm như bình thường. Camera và cảm biến sẽ theo dõi
các mặt hàng được lấy khỏi kệ rồi thêm vào giỏ hàng ảo của khách. Khi khách ra khỏi
cửa hàng, giỏ của họ được thanh toán tự động bằng thẻ đăng ký trong ứng dụng.Hiện
đã có 25 cửa hàng tạp hóa khơng thu ngân Amazon Go của Amazon được mở ra trên
khắp nước Mỹ. Đây là một chiến lược kinh doanh mà Amazon đang đi tiên phong, tối
ưu thời gian dành cho việc mua sắm của khách hàng, giá cả hàng hóa cũng được cho là
rất cạnh tranh so với các kênh bán lẻ khác.


Amazon One- hỗ trợ thanh toán qua một cái "vẫy tay"

Vào cuối tháng 9 năm 2020, Amazon vừa ra mắt cơng nghệ thanh tốn bằng lịng bàn
tay– Amazon One. Hệ thống này có tên Amazon One, được cho là một phương thức
thanh tốn 'nhanh chóng, thuận tiện và không cần tiếp xúc' khi cho phép khách hàng
chỉ bằng một cái vẫy tay đã có thể thực hiện các hoạt động hằng ngày như thanh toán
tại các cửa hàng, xuất trình thẻ khách hàng thân thiết, vào một địa điểm như sân vận
động hay khi tới công sở hoặc nơi làm việc.
Để xua tan nghi ngờ của người dùng khi trao dữ liệu sinh trắc học, Amazon khẳng
định hình ảnh lịng bàn tay khơng được lưu trên thiết bị Amazon One, mà thay vào đó
được mã hóa và lưu trữ trong khu vực an toàn trên đám mây. Người dùng có quyền
yêu cầu xóa dữ liệu sinh trắc sau khi sử dụng.
21 | P a g e


III. TỔ CHỨC:
1.


Jeff Bezos tuyển mộ và sử dụng nhân viên như thế nào?:

Với Bezos, “tuyển dụng là điều bí mật để liên tục phát triển Amazon”. Trong khâu
tuyển dụng của công ty, Jeff xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết về nền tảng của các ứng
viên.
1.1. Thuê nhân viên giỏi
Ngay cả với những công việc chân tay, Bezos cũng chú trọng đến năng lực. Ông sợ
nhất là việc những nhân viên thuê người dưới quyền chỉ giỏi ngang bằng hoặc kém
hơn mình.
1.2. Tuyển dụng những “gia sư”
Bezos đã từng nói rằng: “Tơi ln tìm cách tuyển dụng những người có thể làm gia sư
cho tơi, những người sẽ dạy tôi. Nếu may mắn để tuyển dụng được những người như
vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đang tuyển dụng người mà bạn có thể chỉ dẫn cho họ và
họ cũng có thể hướng dẫn bạn điều gì đó”.
Đây chính là tinh thần học hỏi và cầu thị tại Amazon.
1.3. 14 quy tắc
Tại Lễ trao giải Pathfinder 2016, Bezos cho biết khi phỏng vấn các ứng viên, Amazon
ln tìm kiếm những người có đặc điểm phù hợp với 14 quy tắc lãnh đạo của công ty.
Những quy tắc này phản ánh sắc nét niềm tin của Bezos về việc một bộ nguyên tắc rõ
ràng sẽ đạt được thành công về lâu về dài, và những người lãnh đạo cần đưa ra được
bộ nguyên tắc tiêu chuẩn cao này. Trong thư gửi cổ đông năm 1998, ông viết
rằng: “Đưa ra những tiêu chuẩn cao trong tuyển dụng đã, đang, và sẽ mãi là một
trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của Amazon”.

22 | P a g e


1.4. Tìm kiếm “mavericks”
Trong một sự kiện diễn ra vào năm 2018, Bezos từng nói khi tuyển dụng tại Amazon

và cơng ty vũ trụ Blue Origin của mình, ơng tìm kiếm những “mavericks” hay là
những người “có một chút nổi loạn”.
“Có lẽ họ cũng có một chút khó chịu. Họ khơng phải lúc nào cũng là những người dễ
hịa đồng nhất, nhưng bạn muốn họ ở tổ chức của bạn vì họ là “người đổi mới” và sẽ
đặt câu hỏi về tình hình hiện tại.” ơng nói.
1.5. Khơng quan tấm đến một quy trình tuyển dụng hiệu quả
Bezos khơng tin vào việc th mướn, có người tiết lộ rằng ơng từng nói với một đồng
nghiệp: “Tơi muốn phỏng vấn 50 người và khơng th ai hơn là th nhầm người”.
Nó đi ngược lại với sự khôn ngoan tuyển dụng thông thường nhưng có đủ ý
nghĩa. Nếu bạn đang tuyển dụng cho một vị trí quan trọng, như vai trị lãnh đạo hoặc
quản lý cho một nhóm mới, một quyết định tồi tệ sẽ khiến công ty của bạn tuột dốc
trầm trọng. Người tiếp theo bạn thuê sẽ không chỉ cần thực hiện cơng việc mà cịn
hồn tác những sai lầm của người tiền nhiệm.
1.6. Nâng tầm yêu cầu của ứng viên về sau
Trong một bài báo vào năm 1999, nhân viên thứ năm của Amazon, Nicholas Lovejoy,
nói rằng: “Một trong những phương châm của Bezos là mỗi khi chúng tôi th ai đó,
anh ấy hoặc cơ ấy nên nâng tầm cho ứng viên tiếp theo để tổng thể tài năng luôn được
cải thiện.”
Triết lý này đã được nhân rộng bởi gần như mọi nhà sáng lập khởi nghiệp thành công
đến sau Bezos. Điều quan trọng trước đó là xây dựng một nền tảng vững chắc của
những người sẽ đưa công ty trên những bước đi đầu tiên. Sự khăng khăng của Bezos
về việc liên tục tuyển dụng những người thậm chí tốt hơn có thể là lý do chính khiến
Amazon tiếp tục trở thành một trong những công ty thành công nhất thế giới như ngày
nay.

23 | P a g e


1.7. Tuyển dụng là một quyết định của đội
Theo Jeff Holden – cựu giám đốc điều hành Amazon hiện đang là Giám đốc sản phẩm

của Uber: “Bezos tin rằng việc tuyển dụng khơng chỉ là nỗ lực của nhóm. Nó nên là
một quyết định của đội”.
Sau các cuộc phỏng vấn cuối cùng, mỗi thành viên của nhóm tuyển dụng sẽ gặp nhau
trong một căn phòng để chia sẻ ý kiến của họ về một ứng viên. Sau cuộc thảo luận,
một cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra và kết quả sẽ phải được nhất trí cho người được
thuê. Một phiếu bầu duy nhất khơng có nghĩa là nhóm phải quay lại tìm kiếm nhân
viên lý tưởng.
1.8.

Bộ câu hỏi khơng “được phép” thiếu trong cuộc phỏng vấn nhân sự

Trong lá thư ông viết gửi đến các cổ đông của Amazon năm 1998: “Đưa ra mức yêu
cầu cao trong cách tiếp cận tuyển dụng của chúng tôi đã và sẽ tiếp tục là yếu tố quan
trọng nhất của sự thành công của Amazon”. Vậy nên, Bezos đã đặt ra bộ 3 câu hỏi
hướng dẫn không “được phép” thiếu trong cuộc phỏng vấn nhân sự.
a. Điều gì cho thấy nhân viên này sẽ trở thành một ngơi sao khi làm việc tại
Amazon?
Điều Bezos tìm kiếm từ một nhân viên mới là phải có một kỹ năng, năng khiếu đặc
biệt hoặc đem lại nét khác biệt tạo nên sự đa dạng cho nền văn hóa của cơng ty, góp
phần đem lại niềm vui và gây hứng thú tại nơi làm việc. Những sở thích, kỹ năng cá
nhân sẽ khiến bạn nổi bật trong mắt Bezos vì theo ơng có rất nhiều kỹ năng cần được
học hỏi và phát triển bản thân, ví dụ như ơng sẽ đánh giá cao một nhân viên từng giữ
chức vô địch trong cuộc thi nào đó, hoặc có năng khiếu đánh cờ vua, thể thao,… và đó
là điều mà ơng mong muốn nhìn thấy ở nhân viên.
b.

Bạn sẽ khâm phục nhân viên này chứ?

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng mà Bezos đề ra cho các nhân viên tuyển dụng
của Amazon chính là “sự khâm phục”. Ơng muốn những lãnh đạo, quản lý các bộ

phận, phòng ban phải khâm phục những người họ mang về cho nhóm của mình. Bởi
24 | P a g e


nhân viên là người đóng góp và đem lại thành cơng cho cơng ty. Khơng chỉ từ một
phía mà chính những người lãnh đạo cũng phải tôn trọng nhân viên của mình, điều này
tạo nên sức mạnh và cảm hứng lớn lao. Từ đó, cơng ty sẽ ln giữ được tiêu chuẩn cao
trong việc tuyển dụng.
Tiêu chuẩn “sự khâm phục” luôn được dùng trong việc tuyển dụng của CEO Amazon
để xóa khoảng cách giữa sếp và nhân viên. Ai trong công ty của Jeff Bezos đều nhận
được sự tôn trọng và khâm phục đúng với năng lực của mình.
c. Người này có làm tăng hiệu quả cơng việc chung của nhóm khi được
tuyển dụng vào làm việc hay khơng?
Theo Bezos, mục tiêu cho nhân viên mới là để góp phần tạo nên hiệu quả cơng việc
cho đội - nhóm, tiến tới thúc đẩy sự phát triển của cơng ty. Ơng khơng muốn nhân viên
ứng tuyển vào Amazon chỉ vì nghĩ đây là một cơng ty lớn và có thể tạo điểm nhấn cho
CV của mình mà họ cần phải thực sự “chiến đấu”, cống hiến để tạo nên những sự
thành cơng lớn lao hơn. Hay nói theo cách của Bezos là “Thang tiêu chuẩn luôn đi lên.
Tôi yêu cầu mọi người hình dung cơng ty sẽ phát triển thế nào trong năm năm tới”.
Vào thời điểm đó, mỗi người trong chúng ta có thể tự hào nói rằng “Hiện giờ tiêu
chuẩn của công ty đang rất cao, tôi thật tự hào vì mình đã được làm nhân viên ở
đây”.
1.9. “Thuê những người thất bại”
Jeff Bezos tìm kiếm những người đã thất bại ở những mảng kinh doanh ông muốn đi
vào và tuyển dụng họ. Ơng khơng chỉ th những người từng thất bại mà còn thuê
những người từng thất bại rất lớn. bởi đã từng thất bại rất lớn, họ hiểu cái gì mới là
đúng, vì những cái sai trước đây đã in hằn vào tâm trí họ.
Theo ơng, những người hay thành cơng trong những gì họ làm thường chỉ tiếp tục làm
những gì an tồn chứ khơng muốn mạo hiểm để sáng tạo ra thứ mới. vì vậy, những
người từng thất bại khi làm điều gì đó liều lĩnh là những người có khả năng thành cơng

lớn trong tương lai.
25 | P a g e


×