Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận Xã hội học gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.97 KB, 10 trang )

------------TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Môn: Xã hội học Gia đình
Đề tài:
“Thực trạng hơn nhân cận huyết thống trong gia đình ở Việt Nam
hiện nay”
(Nghiên cứu tại địa bàn huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La)

Giảng viên:
Người thực hiện:
MSSV:
Lớp:

Năm 2019
1.

Lý do chọn đề tài
Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, là hôn nhân giữa các cặp vợ

chồng trong cùng một họ hàng chưa quá 3 thế hệ. Theo quy định của Luật Hôn


nhân và gia đình thì những người trong phạm vi ba đời là: đời thứ nhất - cha mẹ;
đời thứ hai – anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời
thứ ba – anh chị em con chú con bác, con cô con cậu con dì. Thực trạng gần đây ít
vấn thấy vấn đề này nhưng tuy nhiên, ở cộng đồng người dân tộc thiểu số vẫn cịn
xuất hiện hơn nhân cận huyết thống, nhất là những gia đình đã hứa hơn, rồi hai con
tự nhiên thành vợ chồng. Nguyên nhân đa dạng như: khơng biết (vì nhiều con cháu


q, ba đời thì khơng biết), biết mà vẫn làm (tình yêu quá mãnh liệt), hay thậm chí
là do bị ép buộc (cưới cùng họ ở một số tộc người),...
Hôn nhân cận huyết thống hiện nay không phải là vấn đề mới lạ đối với chúng
ta, nó khơng chỉ là vấn nạn ở Việt Nam mà nó cịn là vấn nạn của nhiều nước trên
thế giới. Hôn nhân cận huyết thống cũng là điều phổ biến ở các hồng gia từ
phương Đơng sang phương Tây vào thời từ xa xưa. Hơn nhân theo cách đó thường
là giữa các anh chị em họ, thậm chí giữa các chú cháu kết hơn trong hồng tộc để
duy trì sự nối dõi ngai vàng và bảo vệ uy quyền dịng họ vẫn cịn là chuyện khơng
lạ. Ở một số triều đại phong kiến, kết hôn trong họ là một cách giữ gìn sự trong
sạch của dịng máu hồng tộc và để duy trì quyền lực. Tuy nhiên, người ta khơng
ngờ rằng chính phong tục cổ hủ này lại là nguyên nhân dẫn tới sự hủy diệt.
Ở Việt Nam, mặc dù Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong cơng tác DSKHHGD nhưng tình trạng hơn nhân cận huyết thống vẫn đang là một vấn đề đáng
lo ngại ở các tỉnh vùng cao. Hiện nay, hôn nhân cận huyết thống khơng cịn nhiều
như xưa nữa, tuy nhiên vẫn cịn rất nhiều người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng
sâu vùng xa như Tây Nguyên, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La,... vẫn cịn
tập qn kết hơn cận huyết thống, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới cá nhân,
gia đình và xã hội.
Ở các huyện vùng cao của tỉnh Sơn La, có rất nhiều người là đồng bào dân
tộc thiểu số, đặc biệt là huyện Bắc Yên với số hộ dân tộc thiểu số là 27.220 hộ
chiếm tỉ lệ người dân tộc thiểu số là 72,06%. Từ các số liệu về dân số của huyện
Bắc Yên có thể thấy đa số người dân là người dân tộc thiểu số, họ sống ở các xã


vùng sâu vùng xa nên trình độ dân trí cịn thấp, cơng tác tun truyền các chính
sách chưa được thường xuyên, liên tục nên người dân chưa tiếp cận tốt vì vậy mà
vẫn cịn một số hộ gia đình kết hôn cận huyết thống. Hôn nhân cận huyết thống nơi
đây bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, như trình độ học vấn thấp, hiểu biết pháp luật
hạn chế... và hậu quả của nó hết sức nặng nề, nên cần tiến hành nhiều giải pháp
đồng bộ và quyết liệt để ngăn chặn vấn nạn hơn nhân nói trên.
Có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hôn nhân cận huyết thống để từ

đó tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Thực trạng hơn nhân cận huyết thống trong
gia đình ở Việt Nam hiện nay” (Nghiên cứu tại địa bàn huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn
La) nhằm đưa ra tính cấp thiết đề tài và nêu ra được những hậu quả nghiêm trọng
mà hơn nhân cận huyết thống đem lại, từ đó đưa ra được cái giải pháp nhằm giảm
thiểu hôn nhân cận huyết thống tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hôn nhân cận huyết thống trên địa

bàn huyện Bắc Yên để đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu hôn nhân cận
huyết thống và nâng cao chất lượng dân số cho huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, khái qt hóa cơ sở lý luận về hôn nhân cận huyết thống.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào dân tộc
thiểu số của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
- Đưa ra những hậu quả và đề xuất giải pháp cho việc hôn nhân cận huyết
thống để nhằm giảm thiểu được hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào dân tộc thiểu
số của huyện Bắc Yên.
3.

Câu hỏi nghiên cứu
1)
Thực trạng hôn nhân cận huyết thống ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La

hiện nay đang diễn ra như thế nào?
2)
Hôn nhân cận huyết thống để lại những hậu gì cho cá nhân, gia đình
cũng như tồn xã hội?

3)
Có những giải pháp gì để giảm thiểu hơn nhân cận huyết thống?


4.

Giả thuyết nghiên cứu
1)
Hôn nhân cận huyết thống hiện nay vẫn cịn xuất hiện ở nhiều tỉnh

thành miền núi có dân tộc thiểu số sinh sống. Đặc biệt với huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn
La là một vùng miền núi với tỉ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số. Hiện nay,
theo báo Sơn La có thống kê tính đến năm 2019 có 3 cặp kết hơn cận huyết thống;
tỷ lệ kết hôn cận huyết thống tuy không cao nhưng nó để lại hậu quả rất nặng nề.
Từ những thực trạng có thể đưa ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do
phong tục, tập quán đã tồn tại và ăn sâu trong nhận thức của bà con đồng bào dân
tộc thiểu số từ nhiều đời, chi phối mạnh mẽ đến đời sống, sinh hoạt; các chế tài xử
phạt vi phạm trong hôn nhân chưa đủ mạnh để ngăn ngừa, răn đe; trình độ dân trí
và ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế, chưa nhận rõ tác hại của hôn nhân
cận huyết thống...
2)
Hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hậu quả rất lớn đối với cá nhân,
gia đình và xã hội. Hơn nhân cận huyết thống sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của
những đứa trẻ khi được sinh ra, đặc biệt hôn nhân cận huyết thống còn là gánh nặng
cho Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng dân số,
nhiều dân tộc ít người sẽ đứng trước nguy cơ suy giảm dân số... Và không thể
không nói đến là sẽ bị pháp luật xử lý rất nặng nề.
3)
Nhà nước cần phải đưa ra các chính sách hay những luật lệ để giảm
thiểu trước mắt và ngăn chặn về sau, giúp cho họ cũng như giúp cho đất nước có

thể đảm bảo được chất lượng dân số, cần có các biện pháp giáo dục những người là
con em của dân tộc thiểu số, các chính sách đưa ra cần phải truyền đạt lại đến
những người dân tộc thiểu số để họ hiểu và thay đổi.
5.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng hơn nhân cận huyết thống trong gia đình trên địa bàn huyện Bắc

Yên, tỉnh Sơn La.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân sống ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.


- Thời gian: từ tháng 12/2019 – tháng 3/2020.
6.

Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Đọc sách và tài liệu, các luận văn, luận án có liên quan đến đề tài nghiên cứu

và thu thập, phân tích tổng quan các tài liệu có liên quan. Sử dụng các cơng trình
nghiên cứu đi trước để phục vụ cho cơng trình nghiên cứu của mình.
Bên cạnh đó, đề tài cịn sử dụng các thơng tin trên mạng xã hội, giáo trình,
sách, báo thống kê xã hội,... Một cách có chọn lọc, ưu tiên các cơng trình có trích
dẫn nguồn, được xuất bản hay đăng trên các trang mạng uy tín.
6.2. Phương pháp quan sát thực tế
Lên các xã vùng cao của huyện Bắc Yên để quan sát các hộ dân nơi đây, xem

chính quyền tại các xã đã giáo dục tốt cho người dân để người dân tiếp cận với các
chính sách của Nhà nước về hơn nhân cận huyết thống trong các gia đình hiện nay
hay chưa.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu với 2 hai nhóm đối tượng:
 Người dân ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
 Người trong gia đình hơn nhân cận huyết thống.
Thông tin của những người được hỏi.
Các câu hỏi xoay quanh vấn đề thực trạng hôn nhân cận huyết thống ở huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Mục đích: thu thập thông tin cho bài nghiên cứu, kiểm chứng và đối chiếu các
thơng tin trên mạng cũng như ngồi thực tế để đưa ra thơng tin chính xác nhất cho
vào bài nghiên cứu, phục vụ tốt nhất cho bài nghiên cứu.
7.

Tổng quan nghiên cứu
1) “Thực trạng hôn nhân cận huyết thống và giáo dục phịng chống hơn

nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Vân Hồ tỉnh Sơn
La”
Tác giả lựa chọn huyện Vân Hồ vì nơi đây là một xã vùng cao xa xôi của tỉnh
Sơn La - nơi có nạn tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống diễn ra khá phổ biến.
Điển hình như xã Lóng Lng của huyện Vân Hồ, mặc dù đã được Nhà nước ưu


tiên và quan tâm tới, điều kiện vật chất và các cơ sở hạ tầng đã được ổn định, dân
trí đã được nâng lên, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều gia đình kết hơn cận huyết thống.
Ở đề tài này, tác giả đã nêu ra được các thực trạng hôn nhân cận huyết thống trên
thế giới, ở Việt Nam và đặc biệt là ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; thực trạng các
biện pháp giáo dục về hôn nhân cận huyết thống cho người dân xã Vân Hồ và từ đó

đưa ra các ngun nhân, hậu quả dẫn tới hơn nhân cận huyết thống. Cuối cùng, đưa
ra các biện pháp giáo dục nhằm phịng chống hơn nhân cận huyết thống ở đồng bào
dân tộc thiểu số của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Link tham khảo: />2) “Thực trạng hôn nhân cận huyết thống và pháp luật kiểm sốt hơn nhân
cận huyết thống ở Việt Nam hiện nay”
Đề tài nghiên cứu các vấn đề về lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn của kiểm
soát theo pháp luật Việt Nam; đưa ra được thực trạng hôn nhân cận huyết thống và
pháp luật kiểm sốt hơn nhân cận huyết thống ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất
những giải pháp chủ yếu để hồn thiện pháp luật kiểm sốt hơn nhân cận huyết
thống và những giải pháp khác để hạn chế tình trạng hơn nhân cận huyết thống.
Link tham khảo: />3) “Thực trạng hôn nhân cận huyết và đề xuất giải pháp làm giảm hôn nhân
cận huyết ở người dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên”
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng hơn nhân cận huyết
thống của người dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên. Tác giả sử dụng phương pháp
điều tra bảng hỏi để thu thập thông tin; thông qua 762 bảng hỏi hộ gia đình người
dân tộc thiểu số trên địa bàn 18 xã, thuộc 6 huyện của tỉnh Điện Biên. Kết quả cho
thấy, tỉ lệ hôn nhân cận huyết thống của người dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên là
2,2%; phân bố không đều giữa các dân tộc khác nhau. Các dân tộc có tỉ lệ hơn nhân
cận huyết thống cao là Mông, Lào, Kháng và Cống. Do hiểu biết của người dân tộc
thiểu số về hôn nhân cận huyết là khá thấp, khi có tới 56,4% người dân khơng có


hiểu biết tốt và 8,1% người dân không biết về hôn nhân cận huyết thống. Số người
dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên coi hôn nhân cận huyết là bình thường chiếm tới
11,9% và số người dân ủng hộ việc này chiếm 1,2%. Số các trường hợp hôn nhân
cận huyết bị chính quyền địa phương xử phạt chỉ chiếm 35,3%; trong khi đó, số
trường hợp khơng bị xử phạt chiếm tới 58,8%. Xuất phát từ thực trạng về hôn nhân
cận huyết thống tại tỉnh Điện Biên, để đề xuất các giải pháp nhằm giảm tình trạng
này bao gồm: giải pháp về tuyên truyền và vận động để nâng cao hiểu biết và thái
độ của người dân và giải pháp về nâng cao cơng tác quản lí của chính quyền địa

phương về hôn nhân cận huyết.
Link tham khảo: />

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Hôn nhân cận huyết thống trên thế giới và Việt Nam”
/>2. Phan Xanh – Hồng Dũng, (2019), “Giám sát về chính sách giảm nghèo bền
vững tại huyện Bắc Yên và Mai Sơn, tỉnh Sơn La”, cổng thông tin điện tử
Quốc hội Việt Nam.
/>ItemID=39354
3. Việt Anh, (2019), “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng
cao Bắc Yên”, báo Sơn La online.
/>4. Hoàng Phương Liên, (2013), “Thực trạng và giải pháp giảm thiểu hôn nhân
cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số”, tạp chí dân tộc.
/>5. Phạm Việt Hà, (2016), “Thực trạng hơn nhân cận huyết thống và giáo dục
phịng chống hơn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La”, trường Đại học Tây Bắc.
/>6. Lê Xuân Cần, (2017), “Thực trạng hôn nhân cận huyết thống và pháp luật
kiểm sốt hơn nhân cận huyết thống ở Việt Nam hiện nay”.
/>

7. “Thực trạng hôn nhân cận huyết và đề xuất giải pháp làm giảm hôn nhân
cận huyết ở tỉnh Điện Biên” (2019), Đại học Sư phạm Hà Nội.
/>


×