Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Văn hoá người hoa ở HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 43 trang )

TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Mã học phần : IVNC320905E
TÊN ĐỀ TÀI: VĂN HỐ NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7
1. Phạm Phi Long

18146043

2. Đinh Thanh Tâm

18147034

3. Cao Trần Hùng

18161017

4. Vũ Khánh Hoà

19161008

Giảng viên hướng dẫn : TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang


TP.Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022
1


Nhận xét của giảng viên
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………

ĐIỂM ( BẰNG SỐ):……………………

BẰNG CHỮ:……………………………
CHỮ KÍ GV:……………………………


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA TIỂU LUẬN

STT

Họ & Tên

MSSV

Nhiêm vụ thực hiện

Tỉ lệ hoàn thành %

100%

1

Đinh Thanh
Tâm

18147034

Làm toàn bộ nội dung phần
mở đầu và mục 1.1. Làm
trang bìa, mục lục và chỉnh
sửa trình bày tiểu luận.


2

Phạm Phi
Long

18146043

Làm tồn bộ nội dung mục
1.2 và mục 1.3

100%

3

Cao Trần
Hùng

18161017

Làm toàn bộ nội dung mục
2.1 và kết luận

100%

4

Vũ Khánh
Hoà

19161008


Làm toàn bộ nội dung mục
2.2 và mục 2.3

100%

Trưởng nhóm : Đinh Thanh Tâm – SĐT : 0903301954


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
B. NỘI DUNG ...........................................................................................................5
CHƯƠNG 1 : LỊCH SỬ DI DÂN VÀ SỰ PHÂN BỐ CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI
HOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................... 5
1.1. Khái niệm “người Hoa” ...................................................................................5
1.2. Lịch sử di dân của người Hoa vào Việt Nam ...................................................8
1.3. Sự phân bố dân cư tại Sài Gòn TP HCM ........................................................11
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ........................................................................................................................14
2.1. Kiến trúc- nhà ở của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................14
2.1.1. Không gian nhà ở của người Hoa ............................................................. 15
2.1.2. Bố cục không gian bên trong....................................................................17
2.1.3. Nhà ở truyền thống của người Hoa là những di sản văn hóa ....................21
2.2. Nền văn hóa ẩm thực của người Hoa............................................................... 23
2.2.1 Khái quát và phân tích ẩm thực Trung Hoa ...............................................23
2.2.2. Văn hóa ẩm thực của người Hoa ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh .....28

2.3 Sự ảnh hưởng văn hố của người Hoa cho đến hiện nay .................................34
KẾT LUẬN ...............................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................38


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.2.1: Thuyền di dân cập bến .................................................................................9
Hình 1.2.2: Một hội quán người Hoa ...........................................................................10
Hình 1.2.3: Một khu phố cập bến cảng của người Hoa ................................................10
Hình 1.3.1: Phân bố dân số người Hoa tại Quận 6 .......................................................11
Hình 1.3.2: Một góc phố người Hoa thơi kỳ Pháp thuộc .............................................12
Hình 1.3.3 : Một khu phố hơn 100 tuổi của người Hoa ở Sài Gịn .............................. 13
Hình 2.1.1: Bên ngồi một ngơi nhà ở người Hoa .......................................................14
Hình 2.1.2: Ngũ phúc lâm mơn được dán trước cửa nhà .............................................15
Hình 2.1.3: Một góc thờ cúng của người Hoa tại quận 5 .............................................16
Hình 2.1.4: Định Phúc Táo Quân .................................................................................20
Hình 2.1.5: Khánh Vân Nam Viện ...............................................................................21
Hình 2.1.6: Phước Hải Tự ............................................................................................ 22
Hình 2.2.1: Ẩm thực Trung Hoa...................................................................................23
Hình 2.2.2: Cá chép chua ngọt Sơn Đơng ....................................................................24
Hình 2.2.3: Các món ăn Quảng Đơng ..........................................................................25
Hình 2.2.4: Món kho vây cá đặc sản Hồ Nam ............................................................. 25
Hình 2.2.5: Món Phật Nhảy Tường của ẩm thực Phúc Kiến ........................................26
Hình 2.2.6: Món thịt lợn Đơng Pha ..............................................................................26
Hình 2.2.7: Thịt cua hấp, đặc sản vùng Giang Tơ ........................................................27
Hình 2.2.8: Món Vịt Hồ Lơ ..........................................................................................27
Hình 2.2.9: Ẩm thực Tứ Xun ....................................................................................28
Hình 2.2.10: Món bánh hẹ ............................................................................................ 29
Hình 2.2.11: Món cháo Tiều .........................................................................................30
Hình 2.2.12: Món phá lấu Triều Châu ..........................................................................31

Hình 2.2.13: Món vịt quay Bắc Kinh ...........................................................................32
Hình 2.2.14: Món mì vịt tiềm .......................................................................................33
Hình 2.2.15: Món chè hột gà ........................................................................................34
Hình 2.2.16: Sâm bổ lượng...........................................................................................34
Hình 2.2.17: Chè linh quy cao ......................................................................................34


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 500.000 người, chiếm hơn một
nửa dân cư thành phố. Sài gòn là nơi tập trung người Hoa đơng nhất nước ta. Trong q
trình lịch sử xây dựng và phát triển, người Hoa đã có nhiều đóng góp tích cự, to lớn và
có một vị trí kinh tế-xã hội quan trọng của thành phố. Người Hoa, ngày nay là cơng dân
của nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, là một dân tộc trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu về người Hoa một cách sâu sắc, toàn diện để làm
cơ sở khoa học cho các hoạch định những chính sách kinh tế - xã hội của thành phố là
việc làm cần thiết không thể thiếu được.
Để nghiên cứu về người Hoa có thể tiếp cận từ nhiều góc độ như là : Về lịch sử
di dân, về hoạt động kinh tế. Văn hoá, xã hội … đề tài này chọn hướng tiếp cận nghiên
cứu về văn hoá – phong tục tạp quán của người Hoa ở TP.HCM, để có một cái nhìn mới
mẻ những nét đặc trưng về tộc người của một cộng động dân cư.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay có khá nhiều chương trình nghiên cứu về các dân tơc thiểu số
Việt Nam trong đó có dân tộc Hoa (Hán).
Tài liệu sớm nhất đề cập đến phong tục tạp quán của người Hoa ở Đàng trong

được xuất bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là tác phẩm “ Gia Định thành thơng
chí ” của Trịnh Hồi Đức “Phủ biên tạp lục” của Lê Q Đơn đã cung cấp những tư liệu
quý về sinh hoạt vật chất, văn hoá tinh thần của cư dân đương thời Đàng trong trong đó
người Hoa ở Nam Bộ.
Dưới thời Pháp thuộc có các cơng trình đáng chú ý như “Tiểu dẫn về vùng Nam
Kỳ” của Luciew De Grammont, “Lịch sử du hành trong vùng biển Trung Hoa” của John
White đã miêu tả khá tỉ mỉ và có nhiều nhận xét, tinh tế so sánh giữa phong tục của
người Việt với Người Hoa. Tác giả người Pháp Antoine trong cơng trình nghiên cứu “
Thức uống và món ăn Đơng Dương” đã ca ngợi các món ăn của người Đàng trong lúc

1


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hố Việt Nam

đó. Những nghi lễ gia đình và cách ăn uống của người Việt và người Hoa được miêu tả
rất phong phú, hấp dẫn, lạ lùng…
Những tác giá viết về cư dân Nam Kỳ cùng với nhiều tư liệu ảnh về đời sống gia
đình của người Việt và người Hoa có J.C Baurac với tác phẩm “Nam kỳ và cư dân” hay
“cuộc du hành ở Nam Kỳ những năm 1872-1874” của Albert Morice. Nghiên cứu về
lịch sử hình thành và các hoạt động của người Hoa ở Chợ Lớn có J.BouChot với “ Vài
ghi chép lịch sử về Chợ Lớn”.
Trước năm 1975, có khá nhiều tác phẩm nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam
nói chung và Nam Bộ nói riêng. Tác giả Đào Trinh Nhất: “Thế lực khách chú và vấn đề
di dân vào Nam Kỳ” đã đề cập đến vấn đề di dân của người Hoa ở Nam Bộ. Tsai Maw
Kuay với luận án tiến sĩ “Người Hoa ở Miền Nam Việt Nam” là cơng trình đầu tiên về
hoạt động kinh tế, đời sống tơn giáo, tín ngưỡng trong gia đình… của người Hoa.
Cuốn “Các nhóm thiểu số ở Việt Nam cộng hoà” của Joan L. Shrok đã đề cập

một cách khái quát về các sắc tộc thiểu số ở miền Nam trong đó có người Hoa. Sơn Nam
với một loạt các tác phẩm như “Đồng Bằng Sông Cửu Long hay văn minh miệt vượt”,
“Cá tính miền Nam”, “Miền Nam đầu thế kỷ XX”. Thiên địa hội và các cuộc Minh Tân,
“ Tìm hiểu đất Hậu Giang “ đã đưa ra nhiều nhận xét về văn hoá vật chất cũng như tinh
thần của cư dân Việt Hoa, Khơ me…
Giai đoạn sau năm 1975 đến nay có một số cơng trình viết về người Hoa ở Nam
Bộ có liên quan đến những phong tục tập quán nghi lễ gia đình của người Hoa “Văn hố
và cư dân đồng bằng sơng Cửu Long” của Nguyễn Cơng Bình, Lê Qn Diệu, Mạc
Đường, Phan Huy Lê với “Vì việc đánh giá họ Mạc” đã đề cặp đến quá trình hình thành
của cộng đồng người Hoa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Mạc đường với một loạt cơng
trình” Xã hội người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975 – tiềm năng và phát
triển” , “Vấn đề dân cư và dân tộc ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long” trong cuốn “Văn hố
và phát triển” đã viết về những vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kinh tế
văn hoá, xã hội, phong tục tập quán của người Hoa.
Châu Thi Hải với “Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam” đã giới thiệu
cho người đọc một cách có hệ thống quá trình di dân và hội nhập của người Hoa vào
2


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trần Khánh “Những khuynh hướng cơ bản kinh tế chính trị - xã hội” của cộng đồng người Hoa ở miền Bắc từ nửa sau thế kỷ XIX đến 1945
và 1975 ở Miền Nam và “Vai trò người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á”
đã đề cập và hoạt động kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam.
Viết về văn hoá vật chất của người Hoa có “Văn hố vật chất của các dân tộc Đồng Bằng
Sông Cửu Long” của Phan Thị Yến Tuyết, nghiên cứu về lĩnh vực tính ngưỡng tơn giáo
có “Tín ngưỡng và tôn giáo người Hoa Quảng Đông ở Thành Phố Hồ Chí Minh” do
Phan An ( chủ biên). Nghiên cứu tổng quát về người Hoa có Phan An, Phan Xuân

Biên”Về vấn đề vị trí của người Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.Đặng
Nghiên Vạn, Chu Thái Sơn, Lưu Hùng với “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, Phạm
Quang Hoan với “ Gia đình, bản chất, cấu trúc, loại hình”, Ngơ Văn Lệ “Vài nét về lịch
sử di cư”, Phan Hữu Dật về hình thái “ Con cơ con cậu”, “ Văn hoá và lệ hội của các
dân tộc Đông Nam Á”. Bài viết “Quan hệ hôn nhân và gia đình người Hoa ở Bạch Long
Vũ”, “Các nhóm Hoa và vấn đề thống nhất tên gọi” của Nguyễn Trúc Bình là những tư
liệu quý để so sánh giữa các thiết chế hơn nhân, gia đình, văn hố, phong tục tập quán
của người Hoa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng, đó là nghiên cứu về lịch sử di dân vào Việt Nam và phân bố dân
cư, đời sống văn hoá – phong tục tập quán của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.
Khơng gian trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu các quận có đơng người Hoa
cư trú như : quận 11, quận 10, quận 6, quận 8, quận 5,…
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở kế thừa các cơng trình nghiên cứu về người Hoa
của các tác giả đi trước. Dưa trên những cơ sở, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
về việc nghiên cứu dân tộc, trong đó có dân tộc Hoa.
Để thực hiện tiểu luận , sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử, luận văn đặc biệt chú ý mọi hoạt
động và đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ
Chí Minh.
3


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

-


Cơ sở văn hoá Việt Nam

Phương pháp logich cũng được sử dụng khi tiểu luận rút ra những nét đặc trưng
của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, để từ đó thấy được sự đa dạng của
người Hoa ở Nam Bộ.

-

Phương pháp điền dã cũng được thể hiện qua luận văn là sự quan sát trực tiếp
hoạt động của những cơ sở kinh tế, nhà cửa, những tổ chức xã hội, những cơ sở
tín ngưỡng, những lễ hội văn hoá tiêu biểu của người Hoa ở Đồng Nai.

-

Ngoài những phương pháp cơ bản kể trên, để có thể tiếp cận một cách tốt nhất.
những vấn đề được nêu ra, còn sử dụng những phương pháp của những ngành
khoa học liên quan như: xã hội học, dân số học, thống kê học....

4


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : LỊCH SỬ DI DÂN VÀ SỰ PHÂN BỐ CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI
HOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Khái niệm “người Hoa”
Người Hoa là một trong những cộng đồng có dân di trú lớn nhất, lâu đời nhất, có

tiềm lực kinh tế mạnh nhất và dân số phát triển nhanh nhất so với các cộng đồng người
di trú trên thế giới. Do người Hoa có mặt ở khắp các quốc gia trên thế giới nên có nhiều
cách gọi về họ. Khái niệm “người Hoa” là một khái niệm rộng, có nội hàm phức tạp bởi
nó có sự thay đổi đối với từng giai đoạn lịch sử và từng mục đích sử dụng khác nhau. Ở
Việt Nam có rất nhiều cách gọi liên quan tới người Hoa. Có những cách gọi dựa theo
tên các triều đại phong kiến thống trị ở Trung Hoa trong từng giai đoạn lịch sử như:
người Hán, người Đường, người Tống, người Minh, người Thanh,… Cũng có thể gọi
người Hoa theo các nhóm địa phương như người Quảng Đông, người Phúc Kiến, người
Hải Nam, người Hẹ,… Đó là tên của một vùng đất, quê hương, nơi xuất phát điểm của
từng nhóm cộng đồng người Hoa ở Trung Hoa. Cũng có một có cách gọi khác như người
Tàu, Khách Trú, Hoa Kiều dùng để gọi cộng đồng này.
Tại cơng trình nghiên cứu The Chinese diaspora: The current distribution of the
overseas Chinese population của hai tác giả Dubley.L. Poston và Juyin Helen Wong (đại
học Texas, Mỹ, 2006) đã đưa ra một khái niệm về người Hoa tương ứng với khái niệm
người Hoa hải ngoại hay Hoa Kiều (Chinese overseas) như sau: là những người có huyết
thống hoặc xuất phát từ Trung Hoa lục địa, Hồng Kông, Macao và Đài Loan , ra nước
ngồi vì lý do kinh tế, chính trị, xuất khẩu lao động,… sinh sống ổn định ở nước ngồi
nhưng khơng cịn quốc tịch Trung Quốc, sinh sống lâu đời giữa nhiều thế hệ. Còn trong
cơng trình The Encyclopedia of the Chinese Overseas (tạm dịch: Bách khoa thư về
người Hoa hải ngoại) của trung tâm di sản Trung Hoa (Singapore), học giả Li Tana đã
có một bài viết chuyên đề về người Hoa ở Việt Nam. Bà đã đưa ra phân tích hai tên gọi
người Hoa ở Việt Nam là “Chú Khách” (Uncle Guest) và “Tàu” (Tau people) đều xuất
phát từ quá trình di cư, buôn bán của người Hoa tới Việt Nam bằng đường biển. Do đi
lại trên biển nên phương tiện chủ yếu là tàu thuyền, chính vì vậy người Việt thường gọi
là Tàu, người bên Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu,… Tuy nhiên, theo Li Tana cho rằng thuật
ngữ Tàu thường mang ý nghĩa miệt thị hơn bởi nó mang cả ý nghĩa mang đến cho người
5


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang


Cơ sở văn hoá Việt Nam

Việt cơ hội (làm ăn buôn bán) và cả tai họa khi gắn với nạn cướp biển (Tàu Ô). Thuật
ngữ “Khách Chú”, “Chú Khách” hay “Các Chú” xuất phát từ người Minh Hương ở
vùng Nam Bộ. Người Hoa coi nhau như là anh em nên thường gọi nhau là các chú trong
cách xưng hô thân mật. Dần dần, người Việt bắt chước mà và đọc chệch đi thành Khách
Chú.
Theo tác giả Châu Hải trong cơng trình Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt
Nam (1992) khái niệm người Hoa bao gồm “tất cả những người di cư từ đất nước Trung
Hoa đến các nước trong khu vực, và khái niệm đó thuộc phạm trù biến đổi chứ không
phải là một phạm trù ổn định. Đó là khả năng chuyển từ khái niệm “Hoa kiều” đến khái
niệm “người Hoa” và đến một thời điểm lịch sử nào đó họ khơng cịn là Hoa nữa. Và
cùng với nó, những hình thức liên kết cộng đồng cũng biến đổi theo và mang ý nghĩa
của một thực thể chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ý kiến này đã đặt ra hai đối tượng
cần được lý giải là “người Hoa” và “Hoa kiều” rất đáng lưu ý trong phương pháp tiếp
cận, nghiên cứu về cộng đồng người Hoa.
Tác giả Trần Khánh trong sách Cộng đồng người Hoa, Hoa Kiều ở châu Á (2018)
cho rằng hai thuật ngữ “người Hoa” và “Hoa kiều” được sử dụng bắt đầu từ nửa sau thế
kỷ XIX. “Người Hoa” được chính quyền phong kiến Mãn Thanh sử dụng để chỉ những
người Hoa sinh sống bên trong lãnh thổ của Trung Quốc, những người sinh sống ngoài
lãnh thổ Trung Quốc là những cơng dân của các vương quốc khác. Cịn thuật ngữ “Hoa
kiều” sử dụng chính thức trong văn bản Hiệp định ký kết giữa Pháp và chính quyền Mãn
Thanh tại Thiên Tân năm 1858. Thuật ngữ này ám chỉ những chính khách của triều đình
Mãn Thanh làm việc ở nước ngồi chứ khơng bao hàm tất cả những người Trung Hoa
di trú sống tạm thời ở nước ngoài. Phải đến Hiệp định Hịa bình và Thương mại ký giữa
Pháp và Trung Quốc tại Thiên Tân trong những năm 1885-1887, thuật ngữ Hoa kiều
được sử dụng để chỉ tất cả những người Trung Hoa di trú và sống tạm thời ở nước ngoài.
Trần Khánh đã đưa ra nội dung khái niệm về “người Hoa” như sau: “người Hoa là những
người gốc Hán hay bị Hán hóa, sống tương đối ổn định, thường xuyên tại các quốc gia

Đông Nam Á, đã nhập tịch nước sở tại, còn giữ được những nét đặc trưng nền văn hóa
Trung Hoa và tự nhận mình là người Hoa. Họ là những cộng đồng dân nhập cư có nguồn
gốc Trung Hoa ít hoặc chưa bị đồng hóa, là những nhóm tộc người đang trong q trình
6


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

liên kết hóa dân tộc, một bộ phận dân tân tộc của các quốc gia Đông Nam Á, đang từng
bước điều chỉnh, hội nhập vào các thể chế kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa của từng
quốc gia – dân tộc, khu vực và quốc tế” .
Đối với một số cộng đồng người Hoa sinh sống ở nước ngoài luôn sử dụng từ
“người Hoa” thay thế từ “Hoa kiều” để gọi về cộng đồng mình. Theo ý kiến của nhiều
học giả trên thế giới, họ tự gọi mình là người Hoa để tránh né những vấn đề chính trị
liên quan đến Trung Quốc, luôn ý thức về dân tộc cho dù lấy vợ gả chồng với người bản
địa, hoặc trở thành người Hoa lai. Cùng với thuật ngữ người Hoa, những người Hoa sinh
sống ở nước ngồi có nguồn gốc lâu đời, những người Hoa lai cũng có những danh xưng
tại bản địa như người Minh Hương ở Việt Nam, người 14 Peranakan ở Indonesia, người
Baba ở Malaysia và Singapore, người Lukin ở Thái Lan hay người Mestizo ở
Philippines. Ở Việt Nam, thuật ngữ “người Minh Hương” được triều đình nhà Nguyễn
sử dụng để chia người Hoa thành hai nhóm: Minh Hương và Hoa kiều. Sự phân chia
này nhằm mục đích đánh thuế chứ khơng có mục đích phân biệt đối xử. Minh Hương là
tên gọi những người Hoa còn trung thành với nhà Minh (Trung Hoa) lánh nạn nhà
Thanh, đến Việt Nam tị nạn, tuân phục triều đình Việt Nam và nhận Việt Nam là quê
hương thứ hai. Họ là những người tị nạn chính trị. Mặc dù vẫn giữ phong tục, tập quán
văn hóa Trung Hoa, những người này từ lâu được xem là người Việt Nam. Đến đời Tự
Đức (1847- 1883), người Minh Hương được coi là người Việt Nam toàn diện. Danh từ
Minh Hương sau đó bao gồm tất cả con cái những người Hoa đến Việt Nam lập nghiệp:

những người mang hai dòng máu Việt-Hoa hay những trẻ em Hoa kiều sinh ra tại Việt
Nam bất kể ý muốn của cha mẹ.

Thuật ngữ “người Hoa”, theo tinh thần của Chỉ thị số 62-CT/TW năm 1995 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có đề cập: “Người Hoa bao gồm
những người gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hoá,
di cư sang Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc
tịch Việt Nam nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hố, chủ yếu là ngơn ngữ, phong
tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa”.

7


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

“Người Hoa” là khái niệm trung tâm của nội dung nghiên cứu trong luận văn này,
khái niệm đó được dùng để chỉ những người Hoa ở Việt Nam. Từ việc tham khảo và
vận dụng các định nghĩa, khái niệm người Hoa của các tác giả trong và ngồi nước, có
thể tóm đưa ra nội dung khái niệm “người Hoa” một cách sơ bộ như sau:
- Là những người có gốc Hán (hoặc đã bị Hán hóa), đến từ Trung Quốc di cư
xuống Việt Nam; sống ổn định, thường xuyên, lâu dài hoặc trải qua nhiều thế hệ sinh
sống ở Việt Nam; bao gồm cả những nhóm người Hoa vì nhiều lý do di cư, chạy loạn
sang Việt Nam như yếu tố từ chiến tranh và biến động chính trị; những thương khách
người Hoa thường xuyên buôn bán, trú ngụ dài ngày ở Việt Nam; những người Hoa đi
biển gặp nạn, phải lên bờ và sống dài ngày ở Việt Nam,…
- Được nhập tịch, được hưởng những quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ do
chính quyền sở tại quy định;
- Ít hoặc nhiều hoặc chưa bị đồng hóa; vẫn giữ được ngơn ngữ, phong tục tập

quán nét, đặc trưng các giá trị văn hóa truyền thống Trung Hoa;
- Tự ý thức, tự nhận mình là người Hoa
Đối với “Hoa kiều”, đây những người là người nước ngoài, mang giấy tờ xác
định quốc tịch nước ngồi, có nguồn gốc dân tộc với người Hoa, nhưng không nhập
quốc tịch Việt Nam. Là những người ngoại quốc đến Việt Nam tìm việc, phải đóng thuế
cư trú, phải gia hạn thời gian cư trú; hưởng và thực hiện theo quy chế, nghĩa vụ của
người nước ngoài tại Việt Nam.
1.2. Lịch sử di dân của người Hoa vào Việt Nam
Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ III trước Công
nguyên, từ đầu thời kỳ Bắc thuộc. Trong 2 thiên niên kỷ kể từ đó, làn sóng người Trung
Quốc gồm có: binh lính, quan chức, thường dân, nhà bn,..., hay thậm chí là cả tội
phạm đã đến định cư tại Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau. Họ kết hơn và "nhập gia
tùy tục" với văn hóa của người bản xứ và con cháu họ dần đồng hóa với sắc dân Việt
bản xứ.

8


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

Vào thế kỷ XVII tại Trung Quốc, sự sụp đổ của nhà Nam Minh dẫn đến làn sóng
người Hoa trung thành với nhà Minh và không thần phục nhà Thanh bỏ quê hương di
dân sang vùng lân cận ở Đông Nam Á và đảo Đài Loan, trong đó, phần lớn người Hoa
chọn đến Việt Nam vì gần gũi về địa lý cũng như văn hóa, phong tục tập quán. Họ sang
Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng nhiều nhất là bằng thuyền buồm nên
họ được người bản địa gọi là người Tàu hay Tàu Ơ vì đặc trưng thuyền của người Hoa
vượt biên sang Việt Nam là phần buồm của chúng có màu đen đặc như than tro.


Hình 1.2.1: Thuyền di dân cập bến
Sau khi nhà Nguyễn ban hành quy chế thành lập các Bang Hoa Kiều, người Hoa
sinh sống ở Việt Nam có tất cả là 7 bang: Quảng Triệu (cịn gọi là Bang Quảng Đơng),
Khách gia, Triều Châu, Phước Kiến, Phước Châu, Hải Nam và Quỳnh Châu. Trụ sở của
7 Bang (giống như Văn phòng Đại diện) thường được gọi là "Thất Phủ công sở" hoặc
"Thất Phủ hội quán". Đến thế kỷ XIX, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định
cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn ở miền Nam cũng như Hà Nội, Hải Phòng ở miền Bắc. Thời kì
này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt mộ phu khai thác đồn điền, hầm mỏ của các
ông chủ tư bản người Pháp. Tháng Giêng năm 1885, Pháp ra lệnh sáp nhập Bang Phước
Châu vào trong Bang Phước Kiến; sáp nhập Bang Quỳnh Châu vào trong Bang Hải
Nam. Vì vậy mà từ đó về sau, người Hoa chỉ còn 5 bang.

9


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hố Việt Nam

Hình 1.2.2: Một hội quán người Hoa
Khoảng thời gian từ năm 1937-1945, có một số lượng khơng nhỏ người Hoa từ
các khu vực bị phát xít Nhật chiếm đóng ở Trung Quốc chạy xuống Việt Nam lánh nạn.
Năm 1949, sau khi Trung Quốc Quốc dân Đảng thua trận và bị mất quyền kiểm soát ở
đại lục trước Đảng Cộng sản Trung Quốc thì có thêm rất nhiều người Hoa vượt biên
sang Việt Nam lánh nạn.

Hình 1.2.3: Một khu phố cập bến cảng của người Hoa
10



TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

1.3. Sự phân bố dân cư tại Sài Gòn TP HCM
Người Hoa sống chủ yếu ở các thành phố:thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải
Phòng, các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Đồng Nai, Cà Mau, Kiên Giang. Ngồi ra, người
Hoa cịn sinh sống ở nông thôn miền núi, đồng bằng, ven biển, hải đảo.
Người Hoa ở Sài gịn có khoảng 400.000 người, chiếm gần 15% dân số tồn
thành phố. Sài gịn là nơi tập trung người Hoa đông nhất nước ta. Người Hoa cư trú rải
rác trong nhiều quận huyện của thành phố , đông nhất là tập trung sinh sống ở các quận
5 (chiếm khoảng 45% dân số của quận), quận 11 (chiếm khoảng 45% dân số toàn quận)
và các quận 10, quận 6, quận Tân Bình.

Hình 1.3.1: Phân bố dân số người Hoa tại Quận 6
Người Hoa đến khu vực đàng Trong sau khi nhà Thanh lật đổ hoàn toàn nhà Minh
vào năm 1644. Những người ra đi thuộc thành phần "phản Thanh phục Minh" và những
người bị triều đình nhà Thanh đàn áp. Người Hoa đến đàng Trong và được chúa Nguyễn
11


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

đồng ý cho cư trú tại Cù lao Phố, Gia Định và một số địa điểm khác ở Nam Bộ. Cù lao
Phố là một cù lao trên sông Đồng Nai, ngày nay thuộc thành phố Biên Hịa.
Người Hoa đã lập chợ bn bán, phố xá đông đúc ở đây. Năm 1778, quân Tây
Sơn đã đàn áp những người Hoa ở Cù lao Phố do họ đã ủng hộ Nguyễn Ánh, việc đàn
áp lại diễn ra vào năm 1782. Do đó, năm 1778, người Hoa từ Cù lao Phố đã chuyển đến

Chợ Lớn.

Hình 1.3.2: Một góc phố người Hoa thơi kỳ Pháp thuộc
Một trong những đợt đơng đảo, khá sớm là nhóm người của Trần Thượng Xuyên
và Dương Ngạc Định đến Việt Nam vào năm 1679 cùng với 3.000 người, 50 chiếc
thuyền xuất phát từ Quảng Đơng. Đồn người của Dương Ngạn Địch và Trần Thượng
Xuyên đến Đà Nẵng xin chính quyền phong kiến Việt Nam cho tỵ nạn.
Nhà vua Việt Nam đã cho phép những người Hoa này đến cư trú ở miền Nam
Việt Nam. Nhóm của Trần Thượng Xuyên chọn đất Trấn Biên (nay là vùng Biên Hòa)
để lập nghiệp. Một bộ phận của nhóm Dương Ngạn Địch đến vùng đất Phiên Chấn (sau
là vùng Sài Gịn-Gia Định) tổ chức cơng cuộc định cư lâu dài, thành lập làng Thanh Hà.
Năm 1778 nhóm cư dân của làng Thanh Hà chuyển từ vùng Biên Hòa về hợp nhất với
bộ phận cư dân người Hoa ở Phiên Trấn lúc này đã lập nên làng Minh Hương. Thành
phố Chợ Lớn đã khai sinh từ sự hợp nhất đó và nhanh chóng mở rộng để về sau trở nên
12


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

thành phố Sài Gịn-Chợ Lớn. Tên "Chợ Lớn" vốn có từ năm 1801 khi Lê Văn Duyệt giữ
chức Tổng Trấn Gia Định thành, còn người Hoa vẫn quen gọi Chợ Lớn là "Đê Ngạn"
(tiếng Quảng Đông là "Tai Ngon"). Những đợt di dân của người Hoa đến vùng Sài GònChợ Lớn còn tiếp diễn mãi đến năm 1949 là năm chính quyền cách mạng Trung Quốc
ở lục địa thành cơng.

Hình 1.3.3 : Một khu phố hơn 100 tuổi của người Hoa ở Sài Gòn

13



TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
2.1. Kiến trúc- nhà ở của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà ở là một hiện tượng văn hóa vật chất, tồn tại cùng với sự phát triển của xã
hội loài người. Sự biến đổi của nhà ở thường được quy định bởi các yếu tố: môi trường
địa lý; trình độ phát triển kinh tế, xã hội và tập qn của dân tộc.

Hình 2.1.1: Bên ngồi một ngơi nhà ở người Hoa
Về nhà ở của người Hoa tại TP.HCM, chúng tơi xem xét từ 2 góc độ. Một mặt,
ngơi nhà là sản phẩm văn hóa dân tộc. Nó được xây dựng từ sự khéo léo của đôi bàn
tay, từ quan niệm về cái đẹp trong truyền thống kết hợp với quan niệm về cái đẹp của
thời đại. Kỹ thuật làm nhà cịn biểu hiện trình độ hiểu biết của con người về tự nhiên
cũng như sự thích nghi với mơi trường sống. Mặt khác, ngơi nhà cịn là nơi hội tụ những
sinh hoạt văn hóa của dân tộc. Ngôi nhà là nơi chứng kiến những dấu mốc quan trọng
của đời người: sinh đẻ, cưới xin, ma chay, lễ tết… Chính ở dưới mái nhà, thế hệ cha ơng
đã nói những lời tâm huyết với con cháu, truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm
lao động, phong tục tập quán, giảng giải cho con cháu về những mối quan hệ xã hội…

14


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hố Việt Nam


Ngơi nhà vừa là trường học, vừa là xưởng thủ công gia đình, trong đó thày là những thế
hệ đi trước, là thợ cả, còn thế hệ sau là trò, là những người học nghề.
Ngồi ra, ngơi nhà là nơi bảo tồn, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp
của văn hóa dân tộc. Người Hoa coi ngơi nhà là nơi thờ phụng tổ tiên, thờ trời, phật,
thánh thần, các gia thần và là nơi sinh hoạt, buôn bán, lao động sản xuất, tiếp khách của
gia đình. Ở đơ thị, người Hoa thường làm các nghề buôn bán, lao động tay chân, địa bàn
khá tập trung nên họ thường ở nhà liên kế (nhà phố). Ở nông thôn, họ thường ở nhà biệt
lập, thích nghi với mơi trường, phù hợp với nghề chăn nuôi, dịch vụ và mua bán lẻ…
Dù ở đô thị hay nông thôn, người Hoa vẫn tuân thủ các nguyên lý phong thủy, triết lý
Nho giáo trong xây dựng, bài trí khơng gian.
2.1.1. Khơng gian nhà ở của người Hoa
Kết cấu kiến trúc, trang trí bên ngồi
Trải qua nhiều thế kỷ, người Hoa đã thích ứng dần với những nét văn hóa của
người Việt. Tuy nhiên trong kiến trúc nhà ở, họ vẫn giữ được phong cách rất riêng, nhìn
vào rất dễ phân biệt với kiến trúc nhà ở của người Việt.

Hình 2.1.2: Ngũ phúc lâm mơn được dán trước cửa nhà
15


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

Khảo sát một số khu vực tập trung đông người Hoa ở quận 5 có thể nhận thấy
những nét đặc trưng của người Hoa thơng qua cách sắp xếp và trang trí nhà cửa. Họ lấy
màu đỏ làm chủ đạo, ngoài ra cịn dán, vẽ chữ Hán trong và ngồi nhà. Các bàn thờ thần
thánh, tổ tiên được đặt ở những nơi trang trọng và linh thiêng. Họ trang trí nhà cửa bằng
các băng giấy, liễn màu đỏ có đề câu đối được viết chữ Hán bằng nhũ vàng hoặc mực
nho đen, ghi các lời chúc mừng, cầu nguyện, treo lồng đèn nhiều màu…

Người Hoa thường dán bùa được thỉnh ở chùa về, dán kiếng (bùa niêu ông Hổ)
ở cửa nhà để trấn áp ma quỷ, trừ tà đem lại sự may mắn, bình an cho gia đình . Ngồi
ra, họ cịn dán 5 tờ giấy đỏ có chấm vàng.

Hình 2.1.3: Một góc thờ cúng của người Hoa tại quận 5
Sự tích kể lại: “Ngày xưa có một con yêu quái ăn thịt người, mỗi đêm nó đến một
nhà và bắt người ăn thịt. Sau khi ăn thịt xong lấy tay có móng vuốt dính máu cào lên
cửa nhà đó để đánh dấu đã ăn thịt rồi. Có một ơng lão từ nơi khác đến vùng đó nghe
kểlại sự tích, ơng đã chỉ cho người dân cắt giấy đỏ và lấy nhũ vàng chấm lên như vết
móng tay của con yêu quái dán trước cửa nhà và ông lão đã làm phép vào tờ giấy đỏ có
chấm nhu vàng, từ đó ma quỷ không đến quấy phá và ăn thịt người nữa”.
16


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

Người Hoa ở TP.HCM thường xây dựng nhà cửa ở nơi đông dân cư để thuận lợi
cho việc làm ăn, buôn bán. Phổ biến hơn cả là nhà phố, có một hoặc hai tầng với chiều
ngang hẹp, chiều sâu rất dài. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có
sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt của vùng đất phương Nam.
Thơng thường, các ngơi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn
cách. Khn viên trung bình của các ngơi nhà có chiều ngang từ 4-8m, chiều sâu từ 1040m, biến thiên theo từng tuyến phố. Bố cục mặt bằng phổ biến gồm: vỉa hè, hiên, nhà
chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu, sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Thực chất, nhà
phố của người Hoa bao gồm nhiều nếp nhà, bố trí theo chiều sâu, gồm 3 phần: không
gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng. Cách phân chia này phù
hợp với mặt bằng hẹp và kết hợp nhiều công năng của ngơi nhà. Có thể nhận thấy đây
là một sản phẩm kiến trúc mang tính văn hóa khu vực.
2.1.2. Bố cục không gian bên trong

Trước tiên là không gian thờ cúng, tục thờ cúng tổ tiên của người Hoa bắt nguồn
từ đạo hiếu của Nho gia. Ngoài việc hướng về cội nguồn, họ cịn quan niệm, ơng bà tổ
tiên đã khuất vẫn có thể phù hộ cho con cháu trong cuộc sống dương gian được bình an
vơ sự, tránh được những tai ương…
Khác với người Việt, trang thờ ông bà của người Hoa được đặt ngang hàng với
các trang thờ thần linh hoặc thờ phật ở trên cao, chính giữa gian nhà chính. Riêng người
Hoa Phúc Kiến thì trang thờ ông bà nhỏ hơn các trang thờ thần linh và được đặt thấp
hơn ở một bên. Trên trang thờ ông bà, người Hoa không đặt di ảnh như người Việt mà
chỉ đặt bài vị, đó là một khung kính bên trong lồng giấy đỏ viết chữ Hán bằng nhũ vàng.
Trên đó ghi họ tên, ngày tháng năm mất của người người đã khuất. Con cháu căn cứ vào
ngày tháng trên đó mà cúng giỗ. Người Hoa khơng thờ di ảnh. Nếu có, họ thường treo
di ảnh ở trên tường phía bên phải hoặc trái căn nhà, sao cho di ảnh khơng hướng ra cửa
chính, khơng cần phải ở cạnh trang thờ. Ngồi ngày giỗ, lễ tết, các gia đình phải sắm lễ
trình báo tổ tiên khi có bất kỳ sự kiện nào như đầy tháng, thôi nôi, mừng thọ, lễ cưới, lễ
tang…

17


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam

Trong bố trí về nội thất, gian thờ tự và tiếp khách được chăm chút hơn cả. Dù có
sự khác nhau đơi chút về hình thức, nhưng người Hoa cả ở 3 miền đều đặt bàn thờ ở vị
trí trung tâm, nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình. Tủ thờ là vật đẹp nhất trong nhà
thể hiện lịng thành kính, hiếu thảo của người đang sống với tổ tiên. Đối với những gia
đình khá giả, tủ thờ được làm bằng gỗ quý, chạm khắc tinh xảo. Ngoài đồ đạc dùng để
tế tự không được để vật dụng khác lên ban thờ. Trung tâm của ban thờ là bát nhang.
Những gia đình khá giả cịn có đỉnh đồng để đốt trầm vào mỗi dịp cúng kiến, đỉnh đồng

thường được chạm khắc long, lân, mai, trúc. Hai bên bát nhang phía trước là đơi chân
đèn để thắp nến, có ý nghĩa tượng trưng cho đơi vầng nhật nguyệt, cũng nói lên rằng
linh hồn của người đã khuất không bao giờ tắt.
Tường sau bàn thờ nhà khá giả là hoành phi, liễn đối xứng bằng Hán tự, sơn son
thếp vàng, nói lên cơng đức của những người đã khuất. Ở gia đình bình dân, thường là
tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư, cá chép vượt vũ môn hoặc treo chữ Phúc,
Lộc, Thọ. Đặc biệt, nhiều gia đình có tranh thờ vẽ trên kiếng với những phong cảnh
thanh bình.
Ngơi nhà truyền thống của người Hoa thường có ba hoặc năm gian, trong đó gian
giữa được coi là quan trọng nhất, là trung tâm của ngôi nhà. Những việc quan trọng như:
thờ phụng, tiếp khách, sinh hoạt… đều diễn ra ở gian này. Gian giữa ln có cửa lớn,
mở cửa là nhìn thấy trời đất lưu thơng, âm dương hịa hợp. Bàn thờ là nơi thể hiện lịng
thành kính của con cháu đối với tổ tiên nên thường được lập ở gian giữa. Gia chủ không
được kê giường ngủ đối diện với bàn thờ.
Nhà ở nơng thơn có kiến trúc ít biến đổi, nên vẫn giữ được kiểu bàn thờ truyền
thống, được đặt theo đúng phong thủy. Với những ngôi nhà ở thành thị, cách bố trí và
đồ thờ cúng cũng có sự khác biệt, vừa phù hợp với không gian hiện đại, vừa giữ được
tính tơn nghiêm nơi thờ cúng.
Quan trọng khơng kém là khơng gian phịng khách, nơi tiếp đón họ hàng, thân
hữu. Ở vị trí trung tâm với vai trị là khơng gian sinh hoạt chung đồng thời là nơi tiếp
đón khách quý, bạn bè nên cách thiết kế, bài trí trong khơng gian phịng khách có ảnh
hưởng rất lớn đến tài vận của toàn bộ các thành viên trong gia đình. Người Hoa thường
treo các bức tranh sơn thủy, hoa cỏ xanh tươi, hạc, phượng hồng… ở phịng khách. Đó
18


TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hoá Việt Nam


là biểu tượng cho sự cát tường, thịnh vượng. Nếu gia chủ muốn treo hình hổ, chim ưng…
để bảo vệ gia trạch trong phịng khách thì phải chú ý hướng đầu của chúng ra ngồi cửa.
Theo phong thủy, phịng khách được bố trí, sắp đặt là căn phịng đầu tiên của
ngơi nhà và ở vị trí gần nhất với cổng ra vào. Bên cạnh việc tiện lợi cho khách khi đến
chơi, phòng khách cịn phải là nơi hấp thu được nhiều khơng khí và ánh sáng tự nhiên
nhất. Đây là cách giúp các thành viên trong gia đình ln khỏe mạnh, dồi dào sức khỏe.
Phòng ngủ được xem là nơi thể hiện quyền lực cá nhân. Phịng ngủ được bố trí ở
nửa nhà sau, phòng ngủ của nam, nữ nằm ở hai bên trái, phải của căn nhà theo nguyên
tắc nam tả, nữ hữu. Người Hoa phân biệt rõ ràng giữa không gian chính và thứ (qn và
thần). Theo đó, phịng ngủ của chủ nhà được thiết kế rộng rãi và có vị trí đẹp hơn các
phịng ngủ khác. Nếu chủ nhà ở phịng thứ thì quyền lực dễ bị tiểu nhân dẫn động, khó
phát triển sự nghiệp, việc dạy dỗ con cái gặp nhiều trở ngại.
Hướng phịng ngủ có ảnh hưởng khơng nhỏ tới cuộc sống của con người. Phịng
ngủ ở hướng tây nam và tây bắc có lợi cho người đã trưởng thành. Phịng ngủ đặt ở phía
bắc sẽ n tĩnh, rất tốt cho người kém sức khỏe, thường bị mất ngủ. Phịng ngủ đặt ở
phía tây giúp đời sống vợ chồng thêm mặn nồng. Phịng ngủ phía đơng hoặc đơng nam
rất thích hợp với lứa tuổi thanh niên…
Người Hoa không dùng từ gian bếp mà dùng từ nhà bếp. Nếu làm nhà xem tuổi
đàn ơng, thì xây bếp xem tuổi đàn bà. Bếp nấu phải đảm bảo tàng phong tụ khí [ ], tức
là nên tránh những nơi gió lùa, để tụ được những luồng khí tốt. Khi phân khu chức năng
trong nhà, cần lựa chọn vị trí phịng bếp tránh được hướng gió. Theo đó, phịng bếp
khơng nên nhìn thẳng ra cửa chính, khơng bố trí cửa sổ phía sau khu vực bếp nấu. Ngồi
ý nghĩa phong thủy, việc đặt bếp nấu đúng hướng gió sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ lớn.
Bên cạnh đó, phịng bếp cũng cần phải đảm bảo tọa hung hướng cát, nghĩa là,
phòng bếp nên được đặt ở hướng xấu và nhìn về hướng tốt, giúp đẩy lùi, ngăn chặn
những điều không tốt, mang đến sự may mắn cho gia đình. Hơn nữa, cần phải chú ý
nguyên tắc thủy hỏa bất dung. Nghĩa là, bếp nấu nên tránh đặt lên trên rãnh, mương,
đường nước. Một điều rất quan trọng đối với người Hoa đó là khơng nên đặt bếp ngay
dưới xà ngang, họ cho rằng, đó là cách cục xà ngang đè ơng táo . Nếu đã phạm, gia chủ
19



TS.GVC Đỗ Thuỳ Trang

Cơ sở văn hố Việt Nam

có thể làm thêm trần giả hoặc đóng thêm tủ bếp để che xà ngang bên trên. Nhà bếp
không chỉ để nấu nướng, khu vực này cịn có khá nhiều kiêng kỵ, là nơi tăng thêm vận
khí cho gia chủ, từ việc cải thiện sức khỏe, cho đến công việc xã hội… Gia chủ phải đặt
bếp tương ứng với mệnh tuổi của gia chủ và theo một số nguyên tắc khác như: tránh nền
xú uế, tránh nhìn ra cửa chính…
Gia đình người Hoa ở TP.HCM thường có bàn thờ táo quân, vị thần cai quản bếp
núc, cai quản nội gia. Họ thờ táo quân tại bếp, thường là một bàn thờ nhỏ, có một mảnh
giấy đỏ viết 4 chữ Hán: “Định phúc táo quân”. Có nơi dán thêm câu đối với ý nghĩa cầu
thần phù hộ cho bếp núc trong gia đình lúc nào cũng đỏ lửa, gia đình no ấm, đủ đầy.
Táo quân được cúng trang trọng nhất vào ngày 23 tháng chạp. Theo truyền thuyết,
vào ngày này, táo quân sẽ về chầu Ngọc hoàng, báo cáo mọi sự việc của gia chủ trong
một năm. Ngày ông táo về trời, lễ vật được cúng đa phần là những món ăn ngọt như chè,
bánh, mứt… đồng thời gia chủ còn đốt hạc hoặc ngựa giấy…

Hình 2.1.4: Định Phúc Táo Quân
20


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×