ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHUẤT THỊ HƯƠNG
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHUẤT THỊ HƯƠNG
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60.22.85
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Đỗ Thị Thạch
Hà Nội-2013
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
Chương 1 NHẬN DIỆN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA 15
1.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam bàn về địa vị của người phụ nữ trong xây
dựng gia đình 15
1.2 Quan niệm về gia đình và vai trò của người phụ nữ trong xây dựng
gia đình văn hóa 23
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG GIA
ĐÌNH VĂN HÓA Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY 42
2.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội tác động đến
việc phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa
ở ngoại thành Hà Nội hiện nay 42
2.2 Thành tựu và hạn chế trong việc phát huy vai trò của phụ nữ trong
xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành Hà Nội hiện nay 50
2.3 Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò người phụ nữ
trong xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành Hà Nội hiện nay 68
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
PHÁT HUY VAI TRÒ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HÓA Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY 78
3.1 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ
trong xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành Hà Nội hiện nay 78
3.2 Một số kiến nghị, đề xuất cụ thể phát huy vai trò của phụ nữ trong
việc thực hiện các chức năng để xây dựng gia đình văn hóa trước tác
động của cơ chế thị trường ở ngoại thành Hà Nội hiện nay 95
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 108
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTB Chủ nghĩa tư bản
TBCN Tư bản chủ nghĩa
XHCN Xã hội chủ nghĩa
CNXHKH Chủ nghĩa xã hội khoa học
HLHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ
BPTT Biện pháp tránh thai
BVHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch
KCN Khu công nghiệp
CCN Cụm công nghiệp
3
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
TT
Nội dung bảng
Trang
Bảng 2.1
Kết quả điều tra về sử dụng các biện pháp tránh thai
hữu hiệu (cả nam và nữ trong độ tuổi)
54
Bảng 2.2
Kết quả điều tra về mức độ tham gia của vợ và chồng
trong việc giáo dục con cái
57
Bảng 2.3
Kết quả điều tra về vai trò của phụ nữ trong việc thực
hiện các nội dung giáo dục con cái
58
Bảng 2.4
Mức độ tham gia của vợ/chồng trong công việc gia
đình
62
Bảng 2.5
Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc gia đình
66
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay luôn có vai trò đặc biệt quan trọng
trong lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất và trong xây dựng gia đình.
Ở thời đại nào cũng vậy, phụ nữ luôn là người lao động, người vợ, người
mẹ, người thầy đầu tiên trong gia đình.
Ngày nay, kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền
thống, phụ nữ Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong gia đình
và ngoài xã hội. Đất nước đang từng ngày đổi mới, người phụ nữ cũng
mang trong mình một trọng trách, một vai trò quan trọng trong việc duy trì
tổ ấm của một gia đình. Cùng với các thành viên khác, họ đã và đang phấn
đấu xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, góp phần vào sự phát triển
của xã hội.
Gia đình văn hóa ở Việt Nam với chuẩn mực chung là: ít con, no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững luôn là một nhân tố có vai trò quan
trọng, tác động rất lớn đến sự thành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Trong những năm gần đây, ở nước ta, việc xây dựng gia đình văn
hóa và phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình luôn
nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị
- xã hội và nhận được sự nhiệt tình ủng hộ của giới phụ nữ. Báo cáo chính
trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) đọc tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “ … Xây dựng và triển khai chiến
lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những
vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn
chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình. Tạo
điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng
yêu cầu công việc, nhiệm vụ. Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật
5
chất, tinh thần của phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình
và nuôi dạy con” [18].
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, thực hiện CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều vấn
đề đối với việc xây dựng gia đình bền vững và phát huy vai trò của người
phụ nữ trong việc thực hiện các chức năng của gia đình.
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, có vị trí
chiến lược quan trọng, là đầu não chính trị, hành chính quốc gia. So với các
địa phương khác trong cả nước, Hà Nội là một trong những thành phố có
tốc độ đô thị hoá thuộc loại nhanh nhất. Điều này được thể hiện qua sự mở
rộng phạm vị địa giới và sự tăng trưởng về số lượng các khu công nghiệp
tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các khu đô thị.
Các huyện ngoại thành Hà Nội là nơi có tốc độ đô thị hoá nhanh với
nhiều dự án đầu tư, trong đó phần lớn là phát triển các khu đô thị. Đi cùng
những dự án, hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội ở các khu vực dân cư xung
quanh vùng quy hoạch cũng được cải tạo và nâng cấp đồng bộ. Đời sống
của người dân có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, hạ tầng cơ sở
và hệ thống (y tế, giáo dục, giao thông ) ngày càng được cải thiện. Phong
trào xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng gia đình văn hóa phát triển
mạnh mẽ.
Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của quá trình đô thị
hóa cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình của
người dân ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Ở một góc độ nào đó đã phá vỡ
nền nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống. Tình trạng ly hôn, ly
thân, sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình
dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng… để lại
những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hộị. Các giá trị
văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu
hiện xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu
6
chè, mại dâm, HIV/AIDS đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Mâu
thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm
sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo lực
trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ đến mức báo
động… trong đó người phụ nữ thường chịu nhiều thiệt thòi nhất. Để khắc
phục được tình trạng đó nhằm hướng tới xây dựng gia đình văn hóa thực
sự, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của các thành viên trong gia đình, đặc
biệt là phát huy vai trò của người phụ nữ - nhân vật trung tâm trong việc
thực hiện các chức năng gia đình.
Do vậy, tôi đã chọn đề tài: “Phát huy vai trò của người phụ nữ trong
xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành Hà Nội hiện nay” làm luận văn
tốt nghiệp với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự nghiệp nâng cao vai
trò, địa vị của người phụ nữ Hà Nội cũng như xây dựng gia đình văn hóa
của Thủ đô đáp ứng yêu cầu mới của đất nước hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề phụ nữ, giải phóng phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong xây
dựng gia đình từ lâu đã được các nhà kinh điển, nhiều nhà khoa học tập
trung nghiên cứu.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu gia đình
và phụ nữ thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu ở
một số điểm trong cả nước dưới những góc độ khác nhau đề cập đến vai trò
của người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội như: “Thực trạng gia đình
Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong gia đình” (1990- 1991) - đề tài khoa
học cấp Bộ do Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ kết hợp với một số cơ quan
khác thực hiện. Đề tài nghiên cứu tập trung vào các nội dung: Hiện trạng
gia đình Việt Nam ở thành phố và vùng nông thôn; sự biến đổi về cấu trúc,
vai trò, địa vị của người phụ nữ trong gia đình; chức năng xã hội hoá, chức
năng giáo dục của gia đình và những gia đình phụ nữ đơn thân.
7
Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Vai trò của gia đình trong việc
hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam” do GS Lê Thi
(chủ biên) (1996). Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung: một số quan
điểm lý luận và phương pháp tiếp cận của đề tài; sự phát triển của gia đình
Việt Nam và chức năng giáo dục con người qua các giai đoạn lịch sử của
đất nước; gia đình Việt Nam và sự hình thành nhân cách con người trong
tiến trình đổi mới của đất nước hiện nay; sự hợp tác giữa gia đình với nhà
trường và các tổ chức xã hội khác; sự hỗ trợ của nhà nước trong chức năng
xã hội hoá con người và các kiến nghị chính sách về vấn đề gia đình.
“Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội: Cách nhìn từ Việt
Nam và Hoa Kỳ”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. Cuốn sách giúp bạn
đọc nâng cao tầm hiểu biết về địa vị người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Cũng như về bản chất và xu thế phát triển của phụ nữ Việt Nam qua đặc
thù của truyền thống gia đình phương đông kết hợp với định hướng xã hội
hiện đại. Cuốn sách cho thấy được những vấn đề vô cùng bổ ích về người
phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
“Văn hoá gia đình Việt Nam” của GS Vũ Ngọc Khánh, Nxb Văn hoá
Dân tộc, Hà Nội, 1998. Cuốn sách đề cập đến những kiến thức từ căn bản
đến sâu xa về văn hóa trong gia đình Việt Nam. Được viết bằng chính
những câu chuyện có thật để người đọc có thể cảm nhận, tự hào, gìn giữ
những truyền thống vốn có, những đặc trưng văn hóa của gia đình Việt
Nam.
“Gia đình phụ nữ trong biến đổi văn hoá - xã hội nông thôn” của
Nguyễn Linh Khiếu , Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội Năm, 2001. Từ thực
tiễn nghiên cứu khoa học tác giả đã tập trung sửa chữa, biên soạn và tập
hợp các bài viết riêng về một chủ đề thành một cuốn sách mang tính
chuyên luận. Cuốn sách này được kết cấu thành 2 phần theo một logic hợp
lý. Phần 1: Biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn tác động đến gia đình và
phụ nữ. Phần này gồm 5 bài viết tập trung vào những vấn đề khái quát
8
chung, những vấn đề mang tính chất phổ biến và lý luận. Phần 2: Khảo sát
gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn. Phần này
gồm 7 bài viết khảo sát thực tế tại 10 điểm nghiên cứu cụ thể của cả 3 miền
Bắc - Trung - Nam, cả đồng bằng và miền núi, cả người kinh và người dân
tộc Các bài viết thực tế này sẽ khắc họa một cách rõ nét thực tiễn sinh
động tác động của những biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn đến đời sống
của các gia đình và người phụ nữ.
“Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ
trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, (2002), tác giả Đỗ Thị Bình (Trung tâm Nghiên cứu
Khoa học về gia đình và phụ nữ - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn
Quốc gia). Cuốn sách đề cập đến những vấn đề lý luận về đặc điểm của gia
đình Việt Nam trong xã hội sản xuất nông nghiệp và sự biến đổi của gia
đình về mặt cấu trúc, chức năng, mối quan hệ nội tại… trong quá trình từ
sản xuất nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp hóa. Điều tra,
đánh giá thực trạng cơ cấu, quy mô và vai trò, vị trí của gia đình cũng như
là của người phụ nữ trong việc thực hiện các chức năng: kinh tế, tái sản
xuất sức lao động xã hội, giáo dục… ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Cuộc điều tra được tiến hành ở khu vực miền Bắc trên cả 3 vùng lãnh
thổ: Hà Nội - đại diện cho thành phố, Hà Tây (cũ) và Hưng Yên - đại diện
cho đồng bằng Bắc bộ, Bắc Giang và Yên Bái - đại diện cho trung du và
miền núi.
“Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện
nay” CTQG, Hà Nội, (2004), . Trong cuốn sách này,
tác giả tập trung phân tích về cấu trúc, chức năng, vị trí, vai trò của người
phụ nữ trong gia đình và mối quan hệ giữa phụ nữ với gia đình. Đồng thời
đưa ra những biện pháp nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia
đình hiện nay.
TS Dương Thị Minh
9
“Giới, việc làm và đời sống gia đình”, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, (2007), của tác giả Nguyễn Thị Hòa đã đề cập đến vấn đề: giới và phát
triển; phụ nữ và việc làm; phụ nữ và gia đình; phụ nữ và các vấn đề văn
hóa - xã hội. Cuốn sách nhằm cung cấp phổ biến kiến thức giới đồng thời
giới thiệu với bạn đọc một số công trình nghiên cứu, bài viết của cán bộ
Trung tâm Nghiên cứu Giới và Gia đình thuộc Viện Khoa học xã hội tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Sách gồm 3 phần: Phần thứ nhất các tác giả đã
bước đầu vận dụng khái niệm cơ bản về giới vào thực tiễn nước ta. Phần
thứ hai đề cập đến năng lực và vị trí của nữ giới trong xã hội đô thị. Phần
thứ ba nêu lên các vấn đề phụ nữ trong gia đình đương đại. Phần thứ tư
phân tích vấn đề tri thức nữ trong các công ty liên doanh và một vài hiện
tượng đặc thù trong đời sống ở đô thị của giới nữ. Đây là những vấn đề có
thể chuyên sâu về mặt lý thuyết khoa học và đáp ứng nhu cầu xây dựng
một nền tảng văn hoá cho đời sống đô thị hiện đại mà chúng ta đang rất
cần.
“Khoa học giới - những vấn đề lý luận và thực tiễn” do GS, TS
Trịnh Quốc Tuấn và PGS, TS Đỗ Thị Thạch (Đồng chủ biên), Nxb Chính
trị - Hành chính, Hà Nội, (2008). Trong cuốn sách này các tác giả đã tập
trung nghiên cứu tất cả những vấn đề liên quan đến giới; bất bình đẳng
giới; giới và vấn đề việc làm… cuốn sách chính là cẩm nang hữu ích cho
mọi người nói chung và cho người phụ nữ nói riêng để nhận thức một cách
sâu sắc vấn đề giới và bình đẳng giới để từ đó phát huy tối đa vai trò cũng
như ý thức được rõ những quyền lợi mà mình đáng được nhận.
“Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình
giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay” của GS Lê Thi, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, (2009). Cuốn sách gồm bốn chương đã chỉ ra quan niệm,
nhận thức về hôn nhân gia đình của các thế hệ hiện nay. Đồng thời tác giả
cũng nêu ra và bàn về phương hướng xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp
10
giữa các thành viên, cùng những yếu tố cần thiết để có một gia đình hạnh
phúc.
“Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam” của TS Lê Ngọc Văn,
Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội, (2011). Cuốn sách gồm ba phần, khái quát
hóa và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của gia đình và biến đổi gia đình
ở Việt Nam hiện nay và đưa ra gợi ý cho những nghiên cứu tiếp tục trên
chủ đề gia đình trong thời gian tới. Phần 1: Dựng nên nền móng lý luận khá
vững chắc về văn hóa gia đình. Phần 2: Gồm hai chương trình bày về sự
biến đổi chức năng gia đình và sự biến đổi cấu trúc gia đình. Phần 3: Tác
giả chỉ ra những vấn đề mới đặt ra từ sự biến đổi các chức năng của gia
đình, cấu trúc của gia đình. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra năm nhóm giải
pháp kiến nghị chủ yếu xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp
hóa và hội nhập quốc tế.
Dưới góc độ chuyên ngành CNXHKH, triết học cũng có một số luận
văn, luận án đề cập đến vấn đề này như: luận văn Thạc sỹ chuyên ngành
CNXHKH của Nguyễn Hồng Quán “Vai trò của phụ nữ trong gia đình ở
nước ta hiện nay”, Hà Nội, 1995; luận án Tiến sĩ chuyên ngành Triết học
của Đặng Thị Linh “Vấn đề phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay, thực
trạng và giải pháp”, Hà Nội, 1997; luận văn Thạc sĩ của Vũ Thị Huệ “Văn
hóa gia đình và vai trò của người phụ nữ trong xây dựng văn hóa gia đình
ở đô thị nước Việt Nam hiện nay”, Hà Nội, 2001; luận văn Thạc sĩ Triết
học của Lê Cẩm Lệ “Phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng
gia đình văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay”, Hà Nội, 2006. Luận văn Thạc
sỹ Triết học của Lăm Phun Đuôn Sụ Văn “Phụ nữ thủ đô Viêng Chăn
trong xây dựng gia đình thời kỳ đổi mới ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Lào”, Hà Nội, 2010.
Ở những góc độ khác nhau, những công trình này đã đề cập đến đặc
điểm của gia đình Việt Nam; phân tích thực trạng vai trò của phụ nữ trong
gia đình và trong xã hội ở Việt Nam; đồng thời nêu ra phương hướng và
11
giải pháp thiết thực góp phần xây dựng gia đình Việt Nam, phát huy vai trò
to lớn của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội.
“Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ”, Thái Sơn, Tạp chí
Cộng sản, số 5 (2005). Trong bài này tác giả đề cập đến quan niệm của chủ
tịch Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức và từ đó nêu ra quan điểm của Người
về giải phóng phụ nữ.
“Vị thế trong gia đình của người phụ nữ Việt kiều ở Lào” (So sánh
với người Việt và người Lào ), Phạm Thị Mùi, Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á. 2007, Số 2 (2007). Trong bài báo này, tác giả tập trung tìm hiểu vị
thế của người phụ nữ Việt kiều trong gia đình với tư cách là cô dâu, là vợ,
là mẹ, thông qua nghiên cứu so sánh với người Việt ở Việt Nam và người
Lào.
“Vị thế người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay” Nguyễn Thị
Vinh. Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, 2010, Số 3. Tác giả phân tích vị trí, vai
trò người phụ nữ Việt nam trong gia đình và xã hội. Chế độ phong kiến
"trọng nam khinh nữ" đẩy người phụ nữ xuống vị trí thấp nhất trong xã hội.
Giai đoạn đấu tranh cách mạng vị thế người phụ nữ thay đổi theo chiều
hướng tích cực (được tham gia đấu tranh cách mạng, nhận được sự quan
tâm của ban lãnh đạo). Vị thế, vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện
nay ngày càng được khẳng định, nâng cao như: bình đẳng nam nữ (có
quyền bầu cử, bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, giữ nhiều vị trí quan
trọng trong xã hội )
“Về xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội XI
của Đảng” của PGS.TS Đỗ Thị Thạch, Tạp chí Cộng sản, năm 2011, số 56
(8 – 2011). Trong bài này, tác giả đã tập trung phân tích nghị quyết Đại hội
XI của Đảng, vấn đề vai trò của gia đình và xây dựng gia đình văn hóa
trong thời kỳ mới được Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và làm sâu sắc hơn.
Như vậy, vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa đã
được các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, song, cho
12
đến nay chưa có đề tài nào chuyên biệt nghiên cứu về vai trò của người phụ
nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở bốn huyện ngoại thành Hà Nội (Từ
Liêm, Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ) thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn
Trên cơ sở phân tích vai trò và hiện trạng phát huy vai trò của người
phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở một số huyện ngoại thành Hà
Nội, luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò
của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành Hà Nội
thời kỳ CNH, HĐH.
Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về vai trò của phụ nữ trong xây
dựng gia đình văn hóa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta.
- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai
trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở một số huyện
ngoại thành Hà Nội thời kỳ CNH, HĐH.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm phát huy vai
trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành Hà
Nội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò, phát huy vai trò của người
phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở một số huyện ngoại thành Hà
Nội
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vai trò, phát huy vai trò của phụ nữ trong xây
dựng gia đình văn hóa của bốn huyện ngoại thành Hà Nội (Từ Liêm, Hoài
Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ) từ năm 1986 đến nay.
13
Từ Liêm là huyện ngoại thành Hà Nội từ trước khi sáp nhập Hà Tây
về Hà Nội và chịu tác động mạnh mẽ nhất của quá trình CNH, HĐH; Hoài
Đức là huyện đang có tốc độ đô thị hóa nhanh; Phúc Thọ vốn là huyện
thuần nông nên khi sáp nhập về Hà Nội cũng có nhiều sự thay đổi lớn;
Chương Mỹ là huyện có tỷ lệ hộ nghèo tăng cao và cũng đang chịu ảnh
hưởng của quá trình đô thị hóa. Tất cả những đặc điểm đó gây ảnh hưởng
lớn đến việc phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn
hóa ở cả bốn huyện.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng học thuyết Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quán triệt quan điểm của Đảng và chính
sách của Nhà nước Việt Nam về giải phóng phụ nữ, nâng cao địa vị, vai trò
của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp với phương pháp tiếp cận hệ
thống; hệ thống hóa và khái quát hóa; các phương pháp dự báo; thống kê,
so sánh, phân tích thực chứng với phương pháp điều tra xã hội học.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ vai trò và việc phát huy vai trò của người phụ nữ
trong xây dựng gia đình văn hóa ở 4 huyện ngoại thành Hà Nội (Từ Liêm,
Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ) trong giai đoạn hiện nay.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò
của người phụ nữ trong việc thực hiện tốt các chức năng gia đình để xây
dựng gia đình văn hóa ở bốn huyện ngoại thành Hà Nội (Từ Liêm, Hoài
Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ) hiện nay.
14
7. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần nhận thức đúng đắn vai trò của người phụ nữ
trong xây dựng gia đình văn hóa ở bốn huyện ngoại thành Hà Nội (Từ
Liêm, Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ) trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng, chính
quyền, các ngành có liên quan của thủ đô Hà Nội, cho công tác giảng dạy
bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương, 7 tiết.
15
Chương 1
NHẬN DIỆN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
1.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam bàn về địa vị của người phụ nữ trong
xây dựng gia đình
1.1.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về địa vị người phụ nữ trong gia
đình
Trong sự phát triển của lịch sử ở các chế độ khác nhau, phụ nữ đóng
vai trò quan trọng trong gia đình, đảm trách những công việc nội trợ, đồng
thời tham gia vào các hoạt động kinh tế như: chăn nuôi, trồng trọt, buôn
bán, làm thuê… để có nguồn thu nhập cho gia đình. Phụ nữ không những
làm kinh tế mà còn là người mẹ, người vợ tham gia đắc lực vào giáo dục
con cái, truyền đạt những giá trị văn hóa cho thế hệ mai sau. Họ có công
lao to lớn trong việc gìn giữ và truyền bá văn hóa dân tộc.
Trước khi có sự phân công giữa nam giới và nữ giới về kinh tế, trước
khi có sự phân công lao động theo giới tính thì đã có sự phân công giữa
nam giới và nữ giới về mặt sinh con đẻ cái, điều mà C. Mác và Ph.
Ăngghen gọi là sự phân công lao động đầu tiên, “sự phân công đầu tiên là
sự phân công giữa đàn ông và đàn bà trong việc sinh con đẻ cái”.
Ở giai đoạn đầu của lịch sử, loài người sống trong chế độ thị tộc,
mẫu quyền, phụ nữ có vai trò quyết định trong gia đình thị tộc. Sự xuất
hiện và tồn tại của chế độ thị tộc mẫu quyền là tất yếu trong một giai đoạn
phát triển nhất định bởi lúc đó, trình độ lực lượng sản xuất rất thấp kém,
con người sống chủ yếu dựa vào của cải hái lượm (chiếm đoạt) của tự
nhiên, của cải xã hội được tạo ra không nhiều và được đặt dưới sự cai quản
của người phụ nữ, người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc tái sản
xuất, chăm sóc nguồn nhân lực mới của xã hội, họ là người tổ chức, quản lý
gia đình, phân phối nguồn thức ăn cho các thành viên. Con cái sinh ra chỉ
16
biết có mẹ, thừa kế tài sản của mẹ, cá nhân không tách rời tập thể, cuộc
sống cộng đồng về nhiều mặt. Ph. Ăngghen còn khẳng định phụ nữ vai trò
to lớn trong việc phát triển kinh tế gia đình nhưng họ lại bị đối xử bất bình
đẳng: “Tình trạng không bình quyền giữa đôi bên, do những quan hệ xã hội
trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân, mà là
kết quả của việc áp bức đàn bà về mặt kinh tế” [12, tr.115]. Do vậy, cả hai
phương diện đó – tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra con
người, phát triển kinh tế gia đình – đều khẳng định uy quyền của người phụ
nữ. Người phụ nữ được đề cao trong đời sống hiện thực, rồi từ đó trở thành
biểu tượng thiêng liêng trong tôn giáo nguyên thủy.
Sản xuất ngày càng phát triển, của cải tăng lên nhanh chóng và của
cải ấy đều thuộc của riêng từng gia đình. Vai trò của người đàn ông ngày
càng quan trọng bởi hầu hết tài sản của gia đình lúc này do họ làm ra như
lương thực, gia súc, nô lệ… số tài sản càng lớn và có ý nghĩa quyết định
trong gia đình. Khi đàn ông đã nắm được kinh tế trong gia đình, tất yếu họ
sẽ lợi dụng địa vị ngày càng quan trọng của mình để đánh đổ chế độ huyết
tộc theo mẹ bằng chế độ huyết tộc theo cha và xác lập quyền thừa kế tài sản
theo cha. Ph. Ăngghen nhận xét: sự thay thế chế độ phụ quyền bằng chế độ
mẫu quyền đã diễn ra hoàn toàn không có gì khó khăn mà thật nhẹ nhàng
bởi nó không hề thông qua một cuộc chiến tranh nào.
Nói cách khác, sự thắng lợi của chế độ tư hữu cũng chính là sự thất
bại của chế độ phụ quyền. Ph. Ăngghen cho rằng: “Chế độ mẫu quyền bị
lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của phụ nữ. Ngay cả
trong nhà, người đàn ông cũng nắm lấy quyền cai quản, còn người đàn bà
thì bị hạ cấp, bị nô dịch, bị biến thành nô lệ cho sự dâm đãng của đàn ông,
thành một công cụ sinh đẻ đơn thuần” [12, tr.115].
Sự ra đời của chế độ tư hữu dẫn đến tình trạng áp bức nô dịch của
của giai cấp có của và giai cấp không có của. Sự nô dịch ấy trùng với sự nô
dịch của đàn ông đối với đàn bà. Ph. Ăngghen chỉ ra sự áp bức giai cấp đầu
17
tiên trùng hợp với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà. Từ đây, trong gia
đình “người vợ trở thành người đầy tớ chính và không được tham gia vào
nền sản xuất xã hội” trở thành nô lệ của đàn ông. Thân phận bị nô dịch và
bị áp chế của phụ nữ ngày càng gia tăng về mức độ và tính chất bóc lột lao
động làm thuê của chế độ tư hữu. Như vậy, người phụ nữ bị tha hóa cả
trong gia đình và ngoài xã hội.
Tuy nhiên, C. Mác và Ph. Ăngghen cũng chỉ ra rằng, trong CNTB
việc sử dụng lao động vào nền sản xuất xã hội đã dẫn đến sự mâu thuẫn và
xung đột gay gắt với việc thực hiện chức năng gia đình và chức năng xã hội
của người phụ nữ. Sự xung đột này không thể giải quyết triệt để trong
CNTB, trái lại, nó càng làm trầm trọng thêm tình trạng “một cổ hai tròng”
của người phụ nữ, bởi lẽ họ vừa bị nô dịch trong gia đình, vừa bị áp bức
ngoài xã hội. Các ông chỉ rõ sự quái gở và vạch trần tính chất dã man, tàn
bạo và vô cùng tinh vi của giới chủ tư sản khi sử dụng lao động nữ. Về
thực chất, chủ tư sản sử dụng lao động nữ trong các công xưởng hoàn toàn
không phải vì mục đích muốn giải phóng họ khỏi những công việc nặng
nhọc trong gia đình, khỏ sự áp chế của đàn ông trong gia đình mà trước hết
vì chính lợi ích, vì lợi nhuận của họ, đó là nhằm bóc lột lao động ngày càng
nhiều hơn và tinh vi hơn. Bởi lẽ, lao động nữ thuộc loại lao động rẻ mạt, dễ
sai bảo, ít chống đối, do đó là loại lao động năng suất hơn lao động nam.
Bản chất phụ nữ là thường xuyên chăm lo, vun vén cho gia đình, sẵn sàng
hi sinh vì chồng, vì con nên họ dễ dàng chấp nhận một khoản lương ít ỏi
miễn là có việc làm, có thu nhập để duy trì cuộc sống và nuôi sống gia
đình, con cái…
V.I. Lênin, người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản thế kỷ XIX - XX
kế thừa quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, chỉ ra vai trò phi thường
của người phụ nữ dù trong tình cảnh lao động khó khăn nhất, họ vẫn lo cho
gia đình: “Hàng triệu và hàng triệu phụ nữ trong những gia đình như vậy
đang sống (hoặc nói đúng hơn đang bị đọa đầy) trong kiếp “gia nô”, ra sức
18
lo ăn, lo mặc cho gia đình bằng từng xu nhỏ mà họ phải trả bằng những cố
gắng phi thường hàng ngày và bằng “sự tiết kiệm” tất cả mọi thứ, chỉ trừ có
“tiết kiệm” lao động của bản thân” [34, tr.173]. Phụ nữ có vai trò to lớn
như vậy nhưng họ không có quyền gì cả vì pháp luật không cho họ có
quyền bình đẳng với nam giới, đặc biệt trong gia đình họ là “nô lệ gia
đình”, bị nghẹt dưới cái gánh những công việc bếp núc nhỏ nhặt nhất, lam
lũ nhất khổ cực nhất, làm cho mụ người nhất. Chính vì vậy mà theo V.I.
Lênin bình đẳng nam nữ không đồng nghĩa với sự ngang bằng theo kiểu
phụ nữ tham gia lao động với năng suất, khối lượng thời gian và điều kiện
như nam giới, bởi vì “ngay trong điều kiện hoàn toàn bình đẳng thì thật sự
phụ nữ vẫn bị trói buộc vì toàn bộ công việc gia đình đều trút lên vai phụ
nữ” [35, tr.231].
Trong xã hội TBCN, sự phát triển của sản xuất công nghiệp TBCN
đã tạo ra những điều kiện cho phụ nữ có thể tham gia vào các hoạt động
kinh tế, các hoạt động sản xuất xã hội. Lênin coi việc sử dụng lao động nữ
trong nền sản xuất công nghiệp TBCN là một khuynh hướng tiến bộ bởi vì,
một mặt, nó tạo ra cơ sở kinh tế mới cho sự phát triển của gia đình ở hình
thức cao hơn; mặt khác, nó là tác nhân quan trọng làm thay đổi từng bước
trong nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của người phụ nữ trong gia
đình và xã hội, từ đó dẫn đến những thay đổi trong quan hệ giữa nam và
nữ, đồng thời là những yếu tố thúc đẩy tiến tới bình đẳng nam nữ trên thực
tế. Như vậy, mặc dù phát triển kinh tế không hoàn toàn quyết định mức độ
bình đẳng nam nữ, song nó là cơ sở vật chất quan trọng, cần thiết để khẳng
định vai trò to lớn của người phụ nữ trong gia đình và tiến tới thực hiện giải
phóng phụ nữ và đạt được bình đẳng nam nữ trên thực tế.
19
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta bàn về địa vị người phụ nữ trong gia đình
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người kế tục sự nghiệp của C. Mác – Ph.
Ăngghen – V.I.Lênin đã phát triển lý luận về vấn đề phụ nữ trong giai đoạn
mới ở Việt Nam.
Người nói: “Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới
tốt” [23, tr.77]. Cũng chính từ quan điểm đó, Người đã đánh giá cao vai trò
của người phụ nữ Việt Nam đối với gia đình nói riêng và với xã hội nói
chung.
Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để phát triển xã hội. Trân
trọng tình cảm gia đình, gìn giữ nếp nhà là một nét văn hóa tốt đẹp của dân
tộc ta. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình là điều rất cần
được coi trọng; trong đó phụ nữ giữ vai trò chủ đạo. Ảnh hưởng của người
phụ nữ tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống gia đình. Tám
chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà chủ tịch Hồ Chí
Minh khen tặng đã thể hiện sự đánh giá cao của Người về người phụ nữ
Việt Nam, trong đó có sự ghi nhận sâu sắc những đóng góp trong cuộc
sống gia đình, ấy là sự tần tảo đảm đang, là sự trung hậu.
Đối với người phụ nữ Việt Nam, xuất phát từ văn hóa truyền thống
“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, vai trò của người phụ nữ trong gia
đình hầu như vẫn không thay đổi. Việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái
nghiễm nhiên được coi là thiên chức cao cả của người phụ nữ. Trong chế
độ phong kiến, người phụ nữ chỉ thực hiện bổn phận “Đàn ông trên nhà,
đàn bà dưới bếp”. Cái gọi là gia đình rốt cục vẫn là do người đàn ông chịu
trách nhiệm trong việc “tề gia”. Những hi sinh và đóng góp của người phụ
nữ trong gia đình rất lặng lẽ. Nếu một gia đình nào thành công, được vinh
danh thì xã hội sẽ nhìn người đàn ông như một mẫu hình của sự giỏi giang,
20
thành đạt. Còn người phụ nữ trong gia đình đó chỉ là cái bóng, ít ai đánh
giá đúng và đánh giá hết được những cống hiến của những người chị,
người mẹ trong cuộc sống gia đình. Đó là những thiệt thòi mà người phụ
nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam đã phải gánh chịu trong suốt bao
thế kỉ.
Trước thực trạng đó, Hồ Chí Minh đã cho rằng, cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc không tách rời công cuộc giải phóng phụ nữ. Người từng
viết: “Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai
gái đều ngang quyền như nhau. Lênin dạy chúng ta: phụ nữ là một nửa xã
hội. Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng cả
[24, tr.197]. Chính từ quan điểm tư tưởng của Người mà vị trí, vai trò của
người phụ nữ Việt Nam trong xã hội nói chung và gia đình nói riêng cũng
được nâng lên một tầm cao mới. Người phụ nữ, bên cạnh những đóng góp
cho xã hội thông qua các công việc chuyên môn của mình còn là nhân tố
tích cực, thậm chí khá quyết định cho một gia đình tốt.
Một gia đình tốt là một gia đình mà trong đó các thành viên trong gia
đình phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Do tàn dư của tư tưởng
phong kiến, người phụ trong gia đình ngay cả ở thời điểm hiện nay cũng
đôi khi bị coi thường. Không ít cảnh bất bình đẳng khi người phụ nữ vừa
phải gánh vác công việc xã hội, vừa phải toan lo việc gia đình. Chính Hồ
Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng Hiến pháp và Luật Hôn nhân và gia đình.
Người kêu gọi nhân dân bài trừ tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản, thói
gia trưởng trọng nam khinh nữ. Khi đến dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần
thứ III, Người nói: “Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính
sách nam nữ bình đẳng. Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi
việc, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ
nữ ta phải nhận thức rõ địa vị làm chủ và nhiệm vụ làm chủ nước nhà” [24,
tr.294].
21
Trong quan điểm của Hồ Chí Minh về gia đình, với tư cách là một tế
bào xã hội, gia đình không chỉ bó hẹp ở phạm vi của những mối quan hệ
ruột thịt. Rộng hơn đó còn là tình cảm dân tộc, đồng loại. Theo đó người
phụ nữ không chỉ quanh quẩn với những công việc nội trợ trong nhà,
những sự chăm lo cho chồng con. Trách nhiệm của mỗi người phụ nữ trong
đại gia đình Việt Nam lớn hơn nhiều. Họ còn là thành viên của xã hội, có
trách nhiệm đóng góp cho xã hội những sản phẩm giáo dục của gia đình có
chất lượng, bao gồm tri thức, phẩm chất, sức khỏe… Đồng thời họ cũng
góp phần hoàn thiện nhân cách, trình độ của nguồn nhân lực xã hội.
Học tập theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, “Gia đình tốt thì xã
hội mới tốt”, sứ mệnh của người phụ nữ Việt Nam vì vậy càng thêm cao cả.
Với những phẩm chất cao quý và những đóng góp lớn lao của mình, mỗi
người phụ nữ Việt Nam ngày nay sẽ là một nhân tố tích cực trong công
cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to
đẹp hơn.
Thấm nhuần tư tưởng của Người từ khi nước nhà giành được độc lập
đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn giành sự quan tâm đặc biệt đến việc
xây dựng gia đình và phát huy vai trò to lớn của người phụ nữ.
Phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong lịch sử dựng
nước và giữ nước; đồng thời họ là những người mẹ, người thầy đầu tiên
của con người, có vai trò đặc biệt trong xây dựng gia đình. Do vậy, Đảng ta
cho rằng, giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục
tiêu của cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự
phát triển của đất nước, gia đình. Bồi dưỡng lực lượng phụ nữ, phát huy
sức mạnh, nâng cao tri thức và chăm lo sự phát triển mọi mặt của phụ nữ là
nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng trong mọi thời kỳ cách
mạng.
22
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946)
ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ. Không lâu sau ngày miền Bắc được
giải phóng, Hiến pháp năm 1959 (Điều 24): phụ nữ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới trong tất cả các hoạt động
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Hiến pháp 1980 (Điều 63): phụ nữ và
nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội và gia đình. Đến Hiến pháp năm 1992, Điều 63 quy định quyền bình
đẳng nam, nữ và bổ sung: “Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với
phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”. Việc bổ sung này là cần thiết nhằm
phòng ngừa và chống lại những hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, đánh
đập, hành hạ, mua bán phụ nữ, sử dụng phụ nữ như là một công cụ để làm
giàu phi pháp.
Trên tinh thần bản Hiến pháp đã ban hành, Chính phủ đã thúc đẩy sự
tiến bộ về kinh tế, chính trị, văn hóa để xóa bỏ hủ tục, xây dựng thuần
phong mỹ tục. Đồng thời, tạo điều kiện để phụ nữ học tập, công tác, xây
dựng cuộc sống mới đem lại sự giàu mạnh cho đất nước và hạnh phúc cho
mọi gia đình.
Đảng ta cũng đã có những Nghị quyết, Chỉ thị, chuyên đề về phụ nữ,
Nhà nước cũng có những chính sách đặc biệt dành riêng cho phụ nữ và
những chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Gần
đây, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng
định: “phải nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của
phụ nữ” [18, tr.243].
Các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước không chỉ
được ghi nhận rõ trong hệ thống các văn kiện của Đảng, hiến pháp, pháp
luật của Nhà nước mà còn được cụ thể hóa bằng các văn bản, chỉ thị, nghị
định đã và đang được thực thi trong giai đoạn hiện nay nhằm phát huy vai
trò, vị trí và tiềm năng của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Vì vậy từ ngày
23
nước ta được giải phóng đến nay, phụ nữ đều tiến bộ rõ rệt về mọi mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Dưới ánh sáng của chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ, với sự
đóng góp to lớn của HLHPN, các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua công
cuộc cải tạo, xây dựng và đổi mới lên CNXH, địa vị và vai trò của phụ nữ
trong gia đình đã được khẳng định và ngày càng nâng cao.
1.2 Quan niệm về gia đình và vai trò của người phụ nữ trong xây
dựng gia đình văn hóa
1.2.1 Quan niệm về gia đình, gia đình văn hóa
1.2.1.1 Quan niệm về gia đình và các chức năng cơ bản của gia đình
* Quan niệm về gia đình
Thời đại nào cũng vậy, hai từ gia đình thường được nhắc đến với
những gì ngọt ngào nhất, trân trọng nhất như: Gia đình là tổ ấm, gia đình là
cái nôi thân yêu, gia đình là trường học đầu tiên của mỗi người hay gia
đình là tế bào của xã hội. Gia đình là một phạm trù mang tính lịch sử, thay
đổi và phát triển cùng với sự thay đổi và phát triển của lịch sử. Vì vậy, từ
xưa đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, khi luận chứng về những điều
kiện, tiền đề cho sự tồn tại của con người C. Mác đã đưa ra định nghĩa về
gia đình: “Hàng ngày tái tạo ra đời sống bản thân mình, con người còn tạo
ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha
mẹ và con cái, đó là gia đình” [7, tr.41]. Với quan niệm này, khái niệm gia
đình được làm rõ: Thứ nhất, gia đình ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và
tồn tại của xã hội loài người, cùng với quá trình tái tạo ra bản thân con
người. Thứ hai, con người được tạo ra chủ yếu bởi hai mối quan hệ hôn
nhân và huyết thống. Đồng thời khái niệm gia đình còn luôn gắn liền với
khái niệm xã hội, trong đó gia đình được xem là tế bào của xã hội.