Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận mô hình nhà nước phúc lợi đông á ở nhật bản và bài học cho quá trình xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 17 trang )

Accelerat ing t he world's research.

MƠ HÌNH NHÀ NƯỚC PHÚC LỢI
ĐƠNG Á Ở NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC
CHO Q TRÌNH XÂY DỰNG HỆ
THỐNG PHÚC LỢI Ở VIỆT NAMBTL ...
C.U Vinsen

Related papers

Download a PDF Pack of t he best relat ed papers 


ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN:
MƠ HÌNH NHÀ NƯỚC PHÚC LỢI ĐÔNG Á Ở
NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG HỆ THỐNG PHÚC LỢI Ở VIỆT NAM
HỌC PHẦN: MƠ HÌNH NHÀ PHÚC LỢI

SINH VIÊN: TRẦN TỒN MINH
MÃ SINH VIÊN:19050178
LỚP:QH-2019-KINH TẾ CLC 2
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP

HÀ NỘI, 2021



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ 3
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................................. 3
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 4

1. Lý do , tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu ................................................. 4
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5
NỘI DUNG ..................................................................................................................................... 6

Phần 1 : Đặc điểm nhà nước phúc lợi Đơng Á ............................................................ 6
Phần 2 : Mơ hình nhà nước phúc lợi Đông Á tại Nhật Bản ..................................... 9
2.1. Đặc điểm độc đáo trong mơ hình nhà nước phúc lợi Nhật Bản ........................... 9
2.2. Đặc điểm các lĩnh vực phúc lợi xã hội trong quốc gia Nhật Bản......................... 9
2,2,1. Chế độ phúc lợi trong chăm sóc sức khỏe ..................................................... 9
2.2.2. Chế độ phúc lợi đối với bà mẹ và trẻ em..................................................... 10
2.2.3. Chế độ phúc lợi đối với người già ............................................................... 11
2.2.4. Chế độ phúc lợi đối với người tàn lật .......................................................... 11
2.2.5. Chế độ phúc lợi đối với người có thu nhập thấp ......................................... 11
Phần 3 : Liên hệ với Việt Nam ................................................................................... 12
3.1. Vai trò quan trọng của hệ thống phúc lợi đối với Việt Nam .............................. 12
3.2. Điều kiện cần thiết để vận dụng mơ hình nhà nước phúc lợi Đông Á ............... 13
3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam ............................................................................... 13
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 16

2



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

Ký hiệu chữ viết tắt
ASXH
BHXH
GDP

4

OCED

5

PLXH

Chữ viết đầy đủ
An sinh xã hội
Bảo hiểm xã hội
Gross Domestic Product
: Tổng sản phẩm quốc
nội
Organization for
Economic Cooperation
and Development:
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế

Phúc lợi xã hội

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Bình qn chi tiêu chính phủ về an sinh xã hội , y tế và giáo dục giai đoạn
1970 -2000 ở các nước Đông Á so với các nước khác thuộc nhóm OECD ,Tây Âu và
Mỹ Latin ............................................................................................................................. 7

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do , tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu
Kể từ khi khởi sự công cuộc đổi mới vào năm 1986 để thốt ra khỏi mơ hình
quản lý theo phương thức kế hoạch hóa tập trung và quan liêu bao cấp, chuyển sang
mơ hình quản lý dựa trên nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
nhiều thể chế kinh tế và xã hội đã thay hình đổi dạng một cách khá ngoạn mục. Trong
khuôn khổ của những giải pháp cải tổ sâu rộng ấy, diện mạo của hệ thống phúc lợi xã
hội nói chung cũng như hệ thống an sinh xã hội nói riêng cũng thay đổi gần như tồn
diện : hệ thống phúc lợi xã hội và an sinh xã hội của thời quan liêu bao cấp đã bị giải
thể để nhường bước cho sự hình thành của một hệ thống mới.
Tuy nhiên, cho đến nay, các định chế của một hệ thống an sinh xã hội mới vẫn chưa
được xác lập một cách vững chắc, ổn định, và người ta dễ dàng nhận ra rằng vẫn còn đang
chất chứa nhiều tình trạng mâu thuẫn và bất ổn ở nhiều mặt . Bài chuyên đề này sẽ đi vào
tìm hiểu một số đặc trưng chính của hệ thống an sinh xã hội theo mơ hình nhà nước phúc
lợi Đơng Á và điển hình là một nước có nền văn hố phương Đông , Nhật Bản . Việt Nam
cũng là một nước thuộc nền văn hố phương Đơng , do vậy có thể rút ra được nhiều những
nguyên tắc và bài học kinh nghiệm từ mơ hình từ Nhật Bản trong việc xây dựng an sinh xã
hội vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam đương đại .
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này , mục tiêu của bài viết là giải quyết những vấn đề sau :

-

Mục tiêu thứ nhất : Phân tích ý nghĩa phúc lợi xã hội , so sánh sự giống và khác
nhau giữa phúc lợi xã hội và an sinh xã hội

-

Mục tiêu thứ hai : Nêu ra phân tích về đặc điểm cơ bản của các mơ hình phúc lợi
các nước Đơng Á từ đó nêu ra đặc điểm chính của mơ hình , đặc biệt phân tích sâu
sự hình thành và phát triển qua các giai đoạn , đặc điểm nổi bật riêng biệt ,các lĩnh
vực phúc lợi toàn xã hội của nhà nước phúc lợi Nhật Bản

-

Mục tiêu thứ ba : Đưa ra các gợi ý cho quá trình xây dựng hệ thống phúc lợi ở Việt
Nam

4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các hình thức tổ chức phúc
lợi ở nước Nhật Bản , một nước thuộc mơ hình phúc lợi Đơng Á , bài viết này tập trung
phân tích rõ các đặc điểm thể chế phúc lợi cơ bản của quốc gia này và có sử dụng mơ hình
một số quốc gia lân cận hoặc có sự tương đồng để đối chiếu và so sánh . Bài viết này cũng
tổng hợp các quan điểm của các học giả nghiên cứu về thể chế nhà nước của quốc gia này
. Tuy nhiên , với giới hạn thời gian của bài nghiên cứu , việc tổng hợp hết tất cả các nghiên
cứu và quan điểm trước đây là vơ cùng khó khăn . Do đó , trong khuôn khổ nghiên cứu
hiện tại chỉ bao gồm các nhóm quan điểm chính và có thể khơng đầy đủ về hình thức tổ
chức nhà nước này .

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thu thập sơ liệu qua tài liệu có sẵn , xử lý số
liệu thứ cấp . Thêm vào đó , phương pháp thu thập các quan điểm trong tài liệu nghiên
cứu trước đây cũng được sử dụng để làm nền tảng phân tích các đặc trưng của loại hình
nhà nước phúc lợi Nhật Bản và chủ thể là mơ hình Đơng Á . Bài viết có sử dụng một số
phân tích và trích dẫn từ các tài liệu nghiên cứu từ các học giả trên thế giới . Tuy nhiên
cách phân tích tìm hiểu có nhược điểm là tính tổng qt khơng cao , vẫn có dấu ấn về quan
điểm cá nhân của các chuyên gia và cách đánh giá đôi khi có cái nhìn thiên kiến theo quan
điểm chủ quan của tác giả . Với sự kết hợp của các số liệu và hệ thống các quan điểm đánh
giá , mong rằng bài nghiên cứu sẽ bớt đi được tính máy móc của số liệu và giảm được
thiên kiến nếu chỉ nhìn vào ý kiến của các học giả đi trước .

5


NỘI DUNG

Phần 1 : Đặc điểm nhà nước phúc lợi Đơng Á
Thứ nhất , nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng trong phát triển thể chế phúc lợi
xã hội dựa trên chủ thuyết coi phúc lợi phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế . Sự thành công
trong việc nhanh chóng phát triển kinh tế ở một số nước Đơng Á như Nhật Bản , Hàn Quốc
có ngun nhân cơ bản từ sự điều hành tiến trình cơng nghiệp hoá của “ nhà nước phát
triển . Tuy nhiên , khơng chỉ chính sách kinh tế mà cịn cả chính sách xã hội được thể chế
hố đã đóng góp một phần vào chiến lược tổng thể phát triển kinh tế . Các nước Đông Á
đã bắt đầu áp dụng những chương trình an sinh xã hội đầu tiên ngay ở trình độ phát triển
kinh tế - xã hội thấp hơn so với các nước châu Âu . Các chương trình an sinh xã hội được
sử dụng như những công cụ chính sách để phát triển kinh tế . Goodman và White nhấn
mạnh đặc điểm của các nhà nước phúc lợi Đông Á bao gồm : dựa trên một chủ thuyết phát
triển coi phúc lợi phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế ; khơng khuyến khích dựa vào nhà nước
mà chủ trương đẩy mạnh nguồn phúc lợi từ khu vực tư nhân ; và chuyển hướng các nguồn

lực tài chính của bào hiểm xã hội vào đầu tư cho kết cấu hạ tầng( Segura – Ubiergo,2007
) . Sự ưu tiên cho phát triển kinh tế này dẫn đến nhà nước phúc lợi chủ yếu ban hành các
chương trình bảo hiểm xã hội cho công nhân công nghiệp – lực lượng lao động chính có
năng suất lao động cao của xã hội , trong đó người lao động buộc phải đóng góp trước khi
được hưởng các phúc lợi xã hội . Để tránh nhu cầu hưởng thụ phổ cập , nhà nước khơng
cung cấp tài chính cho các chương trình phúc lợi mà chỉ để rà quy định , cả chính thức và
khơng chính thức , để điều tiết việc đóng góp và chi trả quyền lợi xã hội cho các công ty
và người lao động . Các chương trình bảo hiểm xã hội được điều hành bởi những đại lý
gần như là của nhà nước , hoạt động như những cánh tay nối dài của nhà nước .
Hai là , nhà nước chi tiêu ngân sách hạn chế cho phúc lợi xã hội . Chi tiêu ngân sách
cho phúc lợi ở các nước Đông Á rất khiêm tốn so với các khu vực khác trên thế giới . Nhiều
nghiên cứu đã dẫn ra số hiệu cho thấy tổng chi tiêu của chính phủ cho các vấn đề xã hội ở
các nước Đông Á thấp hơn nhiều so với các khu vực như OECD , Tây Âu , của nhà nước
. Mỹ Latin ( Kim , 2013 ) . Nếu chỉ dùng con số chi tiêu chính phủ cho các vấn đề xã hội

6


để đánh giá sự phát triển của nhà nước phúc lợi thì các nước Đơng Á sẽ nằm trong số những
nhà nước phúc lợi kém phát triển nhất .

Hình 1: Bình qn chi tiêu chính phủ về an sinh xã hội , y tế và giáo dục giai đoạn 1970 -2000 ở các nước Đông Á so với các
nước khác thuộc nhóm OECD ,Tây Âu và Mỹ Latin

Hình 1.1 cho thấy tổng chi tiêu của các nước Đông Á cho các vấn đề xã hội thấp
hơn nhiều so với các nước khác thuộc nhóm OECD , Tây Âu , hay thậm chí là các nước
khu vực Mỹ Latin . Trong khi chi tiêu trung bình cho phúc lợi xã hội từ 8,7 % đến 18,9 %
GDP và từ 37,6 % đến 52,6 % tổng chi tiêu ngân sách ở các khu vực khác thì các nước
Đơng Á chỉ chi tương ứng là 6,2 % và 29,6 % . Có thể nói , các nước Đơng Á thuộc nhóm
nước chi tiêu ít nhất cho phúc lợi xã hội . Ngay cả Nhật Bản , một nước chi tiêu ngân sách

cao nhất cho phúc lợi xã hội trong nhóm nước Đơng Á ( khoảng 23 % ngân sách ) , con số
này vẫn là thấp hơn so với các tiêu chuẩn chi tiêu của Tây Âu và Bắc Mỹ ( Jones , 1993 )
.
Nhưng điều đáng chú ý không chỉ là mức chi tiêu thấp của chính phủ cho phúc lợi
xã hội mà còn là cách thức chi tiêu . So với các nước phát triển khác , nơi mà phúc lợi xã
hội là khu vực chiếm tỷ trọng nhiều nhất của chi tiêu cơng , thì các nước châu Á chi tiêu
nhiều hơn vào việc tạo dựng vốn con người trên các lĩnh vực như y tế , giáo dục ,... hay nói
cách khác là tập trung vào chức năng “ hiệu suất ” của chính sách xã hội . Ở Đông Á , phát
triển kinh tế và tạo dựng vốn con người là những chính sách chiếm vị trí trung tâm , trong
khi lợi ích về phúc lợi chỉ được duy trì ở mức hạn chế . Bảng ……. cho thấy các nước
Đông Á chi nhiều hơn cho các chương trình phát triển kinh tế , giáo dục so với chi cho y
tế hay an sinh xã hội .
Một số học giả nhấn mạnh ảnh hưởng của yếu tố văn hoá , đặc biệt là những giá trị
của Nho giáo trong xã hội phương Đơng . Điều này có liên quan đến đặc điểm thứ ba của
mơ hình nhà nước phúc lợi phát triển , đó là vai trị của gia đình theo kiểu truyền thống
7


châu Á với chức năng tự chăm lo cho các thành viên của mình trong suốt quá trình phát
triển .
Ba là , gia đình truyền thống có vai trị quan trọng trong tương quan với nhà nước
và thị trường về cung ứng phúc lợi . Ảnh hưởng của Nho giáo là yếu tố chính phân biệt các
nhà nước phúc lợi Đông Á với các nhà nước phúc lợi phương Tây . Chữ “ Nhân ” trong
Nho giáo nhấn mạnh vai trị của gia đình và mạng lưới phi chính thức trong việc cung cấp
và chuyển giao phúc lợi . Dựa vào bản thân ( tự lập ) , có trách nhiệm lẫn nhau , sẵn sàng
hỗ trợ gia đình và cộng đồng là những giá trị cốt lõi của Nho giáo . Mức chi tiêu thấp của
nhà nước cho các vấn đề xã hội ở Đông Á chịu ảnh hưởng của cấu trúc gia đình truyền
thống . Theo đó , mơ hình nhà nước phúc lợi phương Tây khơng vận dụng được ở Đơng Á
vì các nước châu Á theo truyền thống Nho giáo thường nhấn mạnh trách nhiệm của gia
đình trong việc chăm sóc và bảo vệ các thành viên của mình . Vì vậy , nhà nước khơng

phải chịu nhiều áp lực đối với việc cung cấp và duy trì phúc lợi phổ cập cho mỗi người dân
. Mặt khác , Nho giáo trong truyền thông cũng đề cao vai trò của giáo dục , điều này rất
phù hợp với yêu cầu của các nước Đông Á trong thời kỳ cơng nghiệp hố để tạo ra nguồn
nhân lực phục vụ phát triển kinh tế .

8


Phần 2 : Mơ hình nhà nước phúc lợi Đơng Á tại Nhật Bản
2.1. Đặc điểm trong mơ hình nhà nước phúc lợi Nhật Bản
Nhà nước phúc lợi kiểu Nhật Bản được cho là độc đáo bởi vì mặc dù những chỉ phí
xã hội tương đối ít nhưng lại thành cơng trong việc duy trì tỉ lệ thất nghiệp và nghèo đối
thấp. Tỉ lệ thất nghiệp trong những năm đầu thập kỷ 90 đưới 3%, thấp gần bằng Thụy Điển.
Tỉ lệ thất nghiệp thấp ở Thụy Điển dễ dàng giải thích được là do chỉ phí tiêu dùng cao trong
chính sách thị trường lao động. Các nước châu Âu sử dụng các chương trình phúc lợi để
giảm nguồn cung lao động. Đức dùng các loại trợ cấp cho người già để khuyến khích cơng
nhân cao tuỗi rời bỏ thị trường lao động. Tương tự, Hà Lan dùng lợi ích người khuyết tật
để đạt mục đích. Tuy nhiên, trong trường hợp Nhật Bản, tiêu dùng xã hội, kể cả chính sách
tiêu dùng cho thị trường lao động thấp nhất trong các nước OECD bới vì họ khơng dùng
trợ cấp hưu trí, thất nghiệp hay lợi ích người khuyết tật để hạn chế nguồn cung về lao động.
Ngay từ trước năm 1990 , chỉ số Gini trước và sau thuế của Nhật bản đều nhỏ . Điều
đó chứng tỏ rằng ảnh hưởng của việc phân phối lại không đáng kê, khác hẳn so với các
nước tư bản phát triển khác hệ sô , Gini tương đối nhỏ do có những chính sách kinh tế hữu
hiệu làm giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp xã hội. Nói cách khác, ở nhà
nước phúc lợi Nhật Bản, một số chính sách kinh tế thay thể chức năng của nhà nước phúc
lợi thông thường.
Hệ thống tuyển dụng suốt đời tại các công ty lớn làm cho tỉ lệ thất nghiệp ở Nhật
Bản thấp. Bên cạnh đó cơng ty mở rộng lợi ích người công nhân dược hướng tới những
thành viên trong gia đình khiến người đàn ơng trở thành người ni sống cả gia đình
Chính sách bảo vệ những cơng ty vừa và nhỏ cũng góp phần đảm bảo việc làm cho

người lao động. Công nhân xây dựng (chiếm khoảng 10% lực lượng lao động) được đảm
bảo việc làm nhờ vào chính sách đầu tư nhiều vỗn vào các cơng trình cơng cộng của nhà
nước.
2.2. Đặc điểm các lĩnh vực phúc lợi xã hội trong quốc gia Nhật Bản
2,2,1. Chế độ phúc lợi trong chăm sóc sức khỏe
Trong các chương trình phúc lợi xã hội ở Nhật Bản thì chương trình về y tế và chăm
sóc sức khỏe được hình thành sớm nhất và lớn nhất về kinh phí. Hai chương trình Bảo
hiểm sức khỏe công nhân và Bảo hiểm sức khỏe quốc gia đã thu hút phần lớn người dân
Nhật Bán tham gia, chiếm tới hơn 90% đân số Nhật Bản. Bảo hiểm sức khỏe quốc gia bao
gồm những người kinh doanh và nông đân. Bảo hiểm này thường bị thâm hụt tài chính so
với Bảo hiểm sức khỏe cơng nhân ln có số đư tài chính. Bởi vì Báo hiểm sức khỏe quốc
9


gia còn phải đâm nhận cả việc bảo hiểm cho người già, người thất nghiệp và những người
có thu nhập thấp. Hệ thống phúc lợi xã hội về sức khỏe ở Nhật Bản có những chương trình
chăm sóc sức khỏe cho các nhóm dân cư rất cụ thể. Ví dụ, như hệ thống địch vụ sức khỏe
cho người giả, chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bả mẹ và trẻ em, chương
trình chăm sóc sức khỏe cho người tàn tật, cho những nạn nhân của bom nguyên tử. Những
chương trình này đã đám bảo quyền được hướng phúc lợi về y tế cho mọi tầng lớp nhân
dân trong xã hội Nhật Bản.
2.2.2. Chế độ phúc lợi đối với bà mẹ và trẻ em
Trước đây, Nhật Bản cho rằng việc ni đưỡng và chăm sóc trẻ em thuộc về gia
đình. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, quan niệm này đã thay đổi và đã ban hành luật
phúc lợi trẻ em (người dưới 18 tuổi) (năm 1947) và luật phụ cấp nuôi đưỡng trẻ (năm
1961). Cũng sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, phụ nữ Nhật Bản tham gia lao động xã
hội nhiều hơn. Điều này buộc xã hội phải tham gia trực tiếp vào công tác chăm sóc trẻ em.
Chính vì vậy, một số chính sách vả biện pháp phúc lợi bả mẹ trẻ em ở Nhật Bản đã được
thực hiện: Cải thiện môi trường sống xung quanh trẻ em. Chính phủ đã phát triển loại nhà
cho th dành cho hộ gia đình có từ 3~5 người, ưu tiên cho gia đình có con nhỏ. Xây dựng

nhiều nơi vui chơi công cộng cho trẻ em (sân chơi), kế cả chỗ vui chơi ở cửa hàng, khách
sạn, nhà ga vả bảo tàng...
Chế độ phụ cấp cho trẻ em. Hệ thông này được bắt đầu từ năm 1972 và có chế độ
phụ cấp hàng tháng (khoảng vài nghìn n/trẻ em) cho việc ni mỗi đứa trẻ đưới 5 tuổi
cho đến khi học xong lớp 9 (hoặc lớp 6) tùy theo sự điều chính của chế độ phúc lợi này (sự
điều chỉnh chế độ phúc lợi trẻ em cũng đã xảy ra ở năm 1992).
Hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo rất đa đạng, bao gồm cả trông trẻ sơ sinh. Tăng thời
gian trông trẻ cho phù hợp với điều kiện làm việc của mẹ (có thể trơng trẻ tới 7 giờ tối,
hoặc 10 đêm). Có nhà trẻ cho trẻ tản tật vả trông trẻ theo thời vụ. Lệ phí gửi trẻ được quy
định tùy theo mức thu nhập của từng người gửi. Nội dung đạy trẻ theo để cương thống nhất
của Bộ Giáo dục Nhật Bản.
Chế độ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Năm 1965, luật sức khỏe bà mẹ trẻ em ra
đời. Ngồi ra cịn có dịch vụ phúc lợi cho các bà mẹ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, như:
khơng nơi nương tựa (bố mẹ ly dị, hoặc bị chết), trẻ em thiếu cha, bị tản tật, bị thần kinh,
bị rối loạn tình cảm. Nhà nước đã lập ra các trung tâm tư vấn và cung cấp các địch vụ phục
hồi chức năng cho những đối tượng trẻ em này. Đối với các bà mẹ trong trường hợp này,
nhà nước cũng có những ưu tiên về việc làm cho họ, tư vấn về nghề nghiệp và giúp đỡ về
kinh tế (cho vay không lãi đề kinh doanh, giảm thuế thu nhập).
10


2.2.3. Chế độ phúc lợi đối với người già
Việc xã hội chăm sóc người giả chủ yếu là do nhà nước và xí nghiệp đảm bảo là
chính. Sự chăm sóc này được thực hiện thơng qua hai hình thức là bảo hiểm xã hội và các
dịch vụ xã hội. Bảo hiểm xã hội lại bao gồm hai dạng là trợ cấp hưu trí và chăm sóc sức
khỏe. Dịch vụ phúc lợi cũng có hai dạng là dịch vụ dành cho người già sống ở nhà dưỡng
lão và dịch vụ tại nhà (Nguyễn Duy Dũng, 1998).
Từ tháng 4/2000, ở Nhật Bản đã lập nên Chế độ bảo hiểm chăm sóc lâu đời (cho
người già từ 65 tuôi trở lên, hoặc từ 40~64 tuổi nếu có bảo hiểm y tế). Mục đích của chế
độ báo hiểm này là giải quyết nỗi lo của xã hội về tình trạng người già ngày cảng gia tăng

và bảo đảm cho người già nhận được sự chăm sóc sức khỏe khi cần thiết. Chế độ này cũng
nhằm để chia sẻ gánh nặng chăm sóc người già giữa các thành viên trong xã hội và giảm
gánh nặng cho gia đình. Nguồn tài chính cho bảo hiểm chăm sóe lâu đài là người tham gia
đóng góp lệ phí, trợ cấp của chính phú và người sử dụng địch vụ phải trả 10% phí. Chế độ
này đã thay đối cơ bán chế độ phúc lợi cho người già mà trước đây thường do dịch vụ của
cơ sở phúc lợi công cộng cung cấp (hoặc của cơ sở y tế) chuyển sang dịch vụ của cơ sở
chăm sóc của nhà nước (hoặc của tư nhân và cơ sở y tế) (Trần Thị Nhung,2003).
2.2.4. Chế độ phúc lợi đối với người tàn lật
Trước đây, nơi tiến hành phúc lợi cho người tản tật thường ở các bệnh viện vả trung
tâm phục hồi chức năng. Hiện nay, người ta đã thay đổi và thu hút người tàn tật vào các cơ
sở phúc lợi chuyên môn (giống như các ký túc xá) để giúp họ sống tự lập, tự thấy được giá
trị của bản thân mình và cảm thấy được sống trong cộng đồng một cách bình thường. Điều
này nhằm thực hiện khái niệm “Normalization” (bình thường hóa) được đưa ra vào năm
quốc tế người tàn tật với ý nghĩa mở rộng cuộc sống cho những người tàn tật. Hơn nữa,
dịch vụ tại nhà cho người tàn tật đang được mở rộng ở Nhật Bản hiện nay (Nguyễn Duy
Dũng, 1998).
2.2.5. Chế độ phúc lợi đối với người có thu nhập thấp
Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu Việt Nam về lĩnh vực phúc lợi xã hội ở Nhật
Bản thì hiện chưa thống nhất được khái niệm người “nghèo” ở đất nước này. Cùng với sự
phát triển kinh tế thần kỳ sau chiến tranh, cái gọi là “người nghèo” hầu như không được
nhắc đến. Do vậy, các nhà nghiên cứu Nhật Bản thường sử dụng khái niệm những người
được bảo trợ đời sống, hoặc là người có “thu nhập thấp”.
Số liệu tồn quốc về tỉ lệ người có mức sống thấp cần hỗ trợ trong các năm tài chính
là như sau: năm 1974 có tỉ lệ là 1,19%; con số tương ứng trong các năm 1975 là 1,2%; năm
11


1984 là 1,24%; năm 1985 là 1,18% và năm 1993 là 0,71%. Bức tranh tổng thể về người có
thu nhập thấp luôn biến động theo thời gian. Khi kinh tế phát triển thì số người cần hỗ trợ
giảm xuống, cịn khi kinh tế suy thối thì số người cần hỗ trợ lại tăng lên. Phần lớn trong

số những người có thu nhập thấp là người giả trên 65 tuổi, trẻ em dưới 13 tuổi, phụ nữ
mang thai và người tàn tật về cơ thê và tỉnh thần. Ngồi ra, cịn có những người thất nghiệp,
khơng có việc làm ổn định. Ở Nhật Bản có hai loại chính sách nhằm hễ trợ cho những đối
tượng này. Thứ nhất, đó là chính sách đối với người có thu nhập thấp, và thứ hai là chính
sách hễ trợ của cộng đồng (Nguyễn Duy Dũng, 1998).

Phần 3 : Liên hệ với Việt Nam
3.1. Vai trò quan trọng của hệ thống phúc lợi đối với Việt Nam
Ở Việt Nam , quá trình xây dựng hệ thống trải qua nhiều giai đoạn với những mơ
hình và thể chế khác nhau . Trước khi thời kỳ đổi mới , nhà nước cung cấp phúc lợi cho
toàn người dân bằng ngân sách nhà nước nhưng vấp phải sự hạn chế về nguồn lực cung
cấp phúc lợi , Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường , vai trò cung ứng phúc lợi phần nào
được xã hội , các hệ thống phúc lợi tư nhân đảm nhiệm , hệ thống phúc lợi của Việt Nam
ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển và ổn định kinh tế - xã hội, đó là:
Thứ nhất, PLXH góp phần ổn định đời sống của người lao động. Hệ thống này phần nào
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị ốm đau, mất khả năng lao
động, mất việc làm, hoặc chết. Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người
lao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức
khỏe, ổn định cuộc sống.
Thứ hai, PLXH góp phần đảm bảo an tồn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Khi
có rủi ro xảy ra với người lao động, hệ thống ASXH kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho
người lao động nhanh ổn định cuộc sống và sản xuất. Tất cả những yếu tố này góp phần
ổn định nền kinh tế - xã hội.
Thứ ba, hệ thống PLXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cơng bằng xã hội. Các
quỹ, trong đó có quỹ BHXH là nguồn tài chính tập trung khá lớn, được sử dụng để chi trả
các chế độ cho người lao động và gia đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động
sản xuất, kinh doanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ...

12



3.2. Điều kiện cần thiết để vận dụng mơ hình nhà nước phúc lợi Đông Á
- Về chiến lược tổng thế quốc gia , nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng trong
phát triển thể chế phúc lợi xã hội, điểu tiết chặt chẽ và ưu tiên tăng trưởng theo chiến lược
“tăng trưởng trước, phân phối lại sau” , hạn chế chi tiêu ngân sách cho các chương trình
phúc lợi , đẩy mạnh nguồn phúc lợi từ khu vực tư nhân . Chuyển hướng các nguồn lực tài
chính của bảo hiểm xã hội vào đầu tư cho kết cấu hạ tầng .
- Nhà nước khơng cung cấp tài chính cho các chương trình phúc lợi mà chỉ ban hành
quy định điều phối việc đóng góp tài chính cho quỹ phúc lợi từ các doanh nghiệp và người
lao động .
- Hoạch định các chính sách phúc lợi ở những khu vực hạn chế như bảo hiểm tai
nạn lao động và bảo hiểm ý tế thoe nghề nghiệp .
- Những chính sách chiếm vị trí trung tâm phải là phát triển kinh tế và tạo dựng vốn
nhân lực , biểu hiện ở việc ưu tiên đầu tư cho cho giáo dục phổ thông và giáo dục hướng
nghiệp .
- Phát huy truyền thống Nho giáo trong việc đề cao vai trò của giáo dục trong thời
kỳ cơng nghiệp hố nhằm tạo ra nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế .
- Thị trường và gia đình đóng vai trị quan trọng trong tổng thể cung ứng phúc lợi .
Phân phối lại tập trung vào việc chuyển nguồn lực tài chính từ người nộp thuế ( các doanh
nghiệp , chủ sở hữu tài sản và gười tiêu dùng ) sang đối tượng thụ hưởng phúc lợi là các
gia đình có con trong độ tuổi đi học , sinh viên đại học , những người có vấn đề về sức
khoẻ và một số đối tượng yếu thế .

3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam
Trên cơ sở đánh giá, nghiên cứu học hỏi và những kinh nghiệm quản lý, triển khai
thành công mô hình phúc lợi xã hội Đơng Á nói chung của Nhật Bản nói riêng, thời gian
tới Việt Nam cần lựa chọn những đặc điểm phù hợp từ vai trò của Nhà nước trong việc
đảm bảo phúc lợi và ASXH ở Nhật Bản để vận dụng phù hợp với thực tế Việt Nam
Cần thường xuyên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng chương
trình, kế hoạch thực thi chính sách ASXH. Theo đó, mặc dù áp dụng mơ hình phúc lợi , an

sinh xã hội nào thì vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo chế độ ln là cần thiết. Nhà
nước có thể can thiệp trực tiếp hay gián tiếp trên cơ sở hoạch định các chiến lược, xây dựng
hệ thống luật pháp.

13


Đổi mới chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng tăng cường đào tạo và đào tạo
lại cho người lao động; tập trung giải quyết việc làm cho lao động khu vực phi chính thức,
nhất là lao động nơng nghiệp chuyển đổi ngành nghề
Để bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội cùng với thực hiện các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Đảng và Nhà nước cần chú
trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển; bảo
đảm những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của nhân dân về nhà ở, đi lại, giáo dục, y tế, việc
làm... Trong các giải pháp lớn được đưa ra, có giải pháp về cải cách chính sách tiền lương
theo hướng tiệm cận với giá cả sức lao động trên thị trường, tương xứng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế, tốc độ tăng năng suất lao động, tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu
quả làm việc.
Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân, bảo đảm trợ
giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế. Cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng dựa trên
nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ - bền vững. Đồng thời, cần điều chỉnh chuẩn nghèo đa
chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu và các dịch vụ cơ bản cho người dân. Các cấp, các ngành
và các địa phương cần nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững,
triển khai có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi , bảo đảm an sinh xã hội đối với các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền, vận động các tổ chức, đồn thể
chính trị - xã hội và người dân tham gia thực hiện chính sách ASXH; chú trọng đào tạo,
phát triển đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực ASXH; Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế phải kết
hợp hài hòa với việc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội; Phát triển kinh tế xã hội phải
luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện mơi trường… kết hợp hài hịa các lợi ích kinh tế, xã

hội và mơi trường.

14


KẾT LUẬN
Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội không chỉ là bảo vệ quyền của mỗi người
dân mà còn là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển . Trong
thời kỳ hội nhập đổi mới , Việt Nam cần vận dụng các kinh nghiệm của các mơ hình trên
thế giới để áp dụng cải thiện cho thể chế phúc lợi nước ta , bên cạnh tăng trưởng kinh tế
nhưng vẫn phải gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và
từng chính sách và phát triển .
Bài tiểu luận đã nghiên cứu ở trên đã nêu rõ tác động của hệ thống phúc lợi đối với
xã hội cực kỳ quan trọng . Đảm bảo an sinh xã hội , phúc lợi xã hội , đem lại cuộc sống ấm
no , hạnh phúc cho nhân dân không chỉ là mục tiêu của thể chế nhà nước ta , mà còn là
trách nhiệm tuyệt đối đối với mỗi cán bộ , đảng viên . Phúc lợi xã hội ổn định với tồn dân
sẽ góp phần lớn củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng , Nhà nước , với chế độ xã
hội chủ nghĩa .

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Phú Hiệp, & Nguyễn Duy Dũng (chủ biên). (1996). Một số vấn đề phúc lợi
xã hội của Nhật Bản. In N. D. Dũng. Hà Nội: Trung Tâm Nghiên cứu Nhật Bản.
2. Esping Andersen, & Gosta. (1997). "Hybrid or Unique ? The Japanese Welfare
State between Europe and America ". Journal of European Social Policy 7 (3),
179 - 190.
3. Esping-Anderson, & Gosta. (1996). Welfare States in Transition : National

Adapation in Global Economies, Thousand Oasks. CA:Sage.
4. Holiday, Ian. (2000). "Productivist Welfare Capitalism : Socil Policy in East Asia
". Political Studies 48(4) : 706 - 23.
5. Nguyễn Duy Dũng. (2005). Một số vấn đề xã hội bức xúc của Nhật bản hiện nay.
Tạp chí nghiên cứu Nhật bản và Đông Bắc Á . Số 2(56)/4-2005, 17-19.
6. Nguyễn Duy Dũng, & Bùi Thị Liên. (1998). "Về cải cách và điều chỉnh phúc lợi ở
Nhật Bản , giai đoạn từ 1979 đến nay". Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản.Số 6(18)/121998: 26-28, Hà Nội.
7. Phạm Thị Hồng Điệp. (2020). Mơ hình nhà nước phúc lợi. Nhà xuất bản Đại Học
Quốc Gia Hà Nội.
8. Segura-Ubiego, & Alex. (2007). The Political Economy os the Welfare in Latin
America: Globalization, Democracy, and Development. New York : Cambridge
University Press.
9. Statistics Bureau. (1997). Stastistical Handbook of Japan 1997. Tokyo : The Japan
Statistical Association.
10. The Constitution of Japan. (n.d.). Retrieved from
/>ml
11. Trần Thị Nhung. (2003). "Vấn đề bảo đảm xã hội Nhật Bản trong tình hình kinh tế
, xã hội hiện nay ". Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á .Số6(48)/6-2013:
17 -22, Hà Nội.
12. TS. Phạm Ngọc Anh. (2021). Tạp chí tổ chức nhà nước. Retrieved from
/>ml
13. Walker A; Wong C-k;. (2005). East Asian welfare regimes in transition: from
Confucianism to globalisation. Bristol: Policy Press.

16



×