Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TIỂU LUẬN môn TRIẾT học PHẬT GIÁO đề tài PHẬT GIÁO và vấn đề hòa BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.13 KB, 21 trang )

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

THÍCH NỮ LỆ KHIẾT
(NGƠ THỊ DIỆU PHÚC)

PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ HỊA BÌNH
Tiểu Luận Giữa Học Kỳ 4

TP.HCM, tháng 04 năm 2021


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

THÍCH NỮ LỆ KHIẾT
(NGƠ THỊ DIỆU PHÚC)

PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ HỊA BÌNH
Tiểu Luận Giữa Học Kỳ 4
MSSV: TX 6319

GSHD: T.T THÍCH NHẬT TỪ

TP.HCM, tháng 04 năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa
học của TT. Ts THÍCH NHẬT TỪ. Tư liệu tham khảo, trích dẫn trong nội dung của
bài tiểu luận là chính xác các văn bản gốc và hoàn toàn trung thực.


Tác giả tiểu luận ký tên
Thích Nữ Lệ khiết
(Ngơ Thị Diệu Phúc)


Nhận xét của GSHD
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.. ...................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..... ................................................................................................................................
......................................................................................................................................
........ .............................................................................................................................
......................................................................................................................................
........... ..........................................................................................................................
......................................................................................................................................
.............. .......................................................................................................................
......................................................................................................................................
................. ....................................................................................................................
......................................................................................................................................
.................... .................................................................................................................
......................................................................................................................................
....................... ..............................................................................................................
......................................................................................................................................
.......................... ...........................................................................................................
......................................................................................................................................
............................. ........................................................................................................

......................................................................................................................................
................................ .....................................................................................................
......................................................................................................................................
................................... ..................................................................................................
......................................................................................................................................
...................................... ...............................................................................................
........................................


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành cuốn tiểu luận này con xin thành kính tri ân đãnh lễ Hội đồng điều
hành Học viện – Học viện phật giáo tại TP. Hồ Chí Minh và chư giáo thọ sư đã hết
lịng dạy dỗ, khích lệ, giúp đỡ cho con trong những tháng ngày theo học giáo pháp
tại Học viện.
Đặc biệt con xin thành kính tri ân và đãnh lễ Giáo Thọ Sư: TT.Ts. THÍCH NHẬT
TỪ người trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn cho con thực hiện đề tài này. Trong quá trình
thực hiện đề tài, do sở học còn non kém, chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót. Kính
mong được sự chỉ dạy thêm từ Giáo Thọ Sư cùng chư Tôn Đức và chư Thiện Hữu.
TPHCM, ngày 12/4/2021.
THÍCH NỮ LỆ KHIẾT
(NGƠ THỊ DIỆU PHÚC)


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………
2. Lịch sữ nghiên cứu vấn đề………………………………………
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu……………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………
5. Bố cục của tiểu luận……………………………………………

B. NỘI DUNG.
Chương 1. Nguyên nhân xung đột dẫn đến chiến tranh và sự bất an trong xã
hội loài người……………………………………………………………..
1.1 Nguyên nhân xung đột dẫn đến chiến tranh……………………….
1.2 Sự bất an trong xã hội loài người………………………………….
Chương 2. Tinh thần từ bi, khoan dung, bố thí của Phật giáo và vấn đề hịa
bình………………………………………………………………………..
Chương 3. Con đường tu tập thốt khổ của Phật giáo…………………….
Chương 4. Kinh từ bi và vấn đề hòa bình…………………………………
C.

KẾT LUẬN……………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.

Ngược dòng thời gian trở về xứ Ấn, cách đây hơn 2500 năm, chúng ta sẽ thấy một
xã hội mà hai chữ “bình đẳng” đã chết lịm để lại trong cuộc sống là sự phân chia
giai cấp. Dẫu rằng có nhiều đạo giáo nổi lên nhưng khơng thốt khỏi vành đai tranh
chấp. Do đó sự xuất hiện của Đức Thế Tôn là một nhu cầu cần thiết và cấp bách hơn
bao giờ hết cho người dân xứ Ấn nói riêng và nhân loại nói chung. Thái tử Sĩ Đạt
Ta thoát ly cuộc đời bỏ lại sau lưng bao điều vui thú. Với sáu năm khổ hạnh rừng
già, năm năm tầm sư học đạo, 49 ngày đêm tư duy thiền định. Cuối cùng Ngài đã
giác ngộ chân lý chứng Vô thượng Bồ Đề.
Gần 26 thế kĩ trôi qua, chân lý Ngài chứng ngộ cho đến nay luôn là kho báu vô giá
cho nhân loại vượt mọi không gian và thời gian. Đức Phật xuất hiện như một vị cứu

tinh của nhân loại, đem đến sự bình an, hạnh phúc, hịa bình cho tất cả chúng sanh.
Nhưng hạnh phúc do đâu mà có, phải chăng nó nằm ngay trong mỗi chúng sanh,
mỗi con người, trong mỗi chúng ta. Đó chính là tình thương u rộng lớn được xây
dựng trên cơ sở từ, bi, hỷ, xã, của sự vắng bóng những tham sân, si, tranh giành,
cạnh tranh, hơn thua, ghét ganh, hận thù v. v…thì nơi ấy sẽ khơng cịn những xung
đột, chiến tranh giết chóc tàn hại giữa người với người, giữa người với vật, sẽ
khơng cịn nghe những tiếng kêu la khóc than kẻ mất cha, người mất mẹ, mất vợ,
cướp bóc, đói khát, dịch bịnh, thiên tai v.v….Thảm họa hủy diệt môi trường sống
đang cảnh báo ở mức cấp bách. Vì vậy để xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp,
một môi trường trong sạch, khơng khí khơng nhiễm ơ, cuộc sống con người dược
bình an, ấm no hạnh phúc.Trước tình tình như vậy, Hịa bình là vấn đề cấp thiết
được đặt ra ở khắp mọi nơi trên trái đất. Do vậy, những lời dạy vàng ngọc từ Kim
khẩu của Đức Phật càng được đề cập và đem ra áp dụng khắp mọi nơi. Nhận thấy
được tầm quan trọng và lợi ích thiết thực của vấn đề hịa bình, người viết mạo muội
chọn đề tài :’’ Phật Giáo và vấn đề hịa bình ’’ để viết tiểu luận cho bộ môn Triết học
phật Giáo theo sự hướng dẫn của giáo Thọ sư.
2.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Dựa vào bài giang của giáo thọ sư và những tác phẩm về những lời dạy của Đức
Phật về hịa bình của Hịa Thượng Thích Minh Châu, Hịa Thương Thích chơn
Thiện, cũng như nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, làm cách nào để hóa giải xung
đột theo giáo lý Đạo Phật đã dạy trong các kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ, Kinh

1


Từ Bi v.v… đã cung cấp rất nhiều tư liệu và nội dung để làm sáng tỏ đề tài cần được
nghiên cứu.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Bài viết được trình bày trong phạm vi giáo lý nhà Phật, đối tượng nghiên cứu là vấn
đề hịa bình.Để từ đó đi đến kết luận chung và làm sáng tỏ nội dung của tiểu luận.
4.
Phương pháp nghiên cứu.
Bài tiểu luận được trình bày theo phương pháp liệt kê, giải thích và phân tích để làm
sáng tỏ tính chất đặc thù đề tài được nghiên cứu. Q trình này địi hỏi người viết
nghiên cứu Kinh Sách nói về hịa bình để có những tư tưởng phong phú, đặc sắc và
phải đi sát vấn đề.
Mặc dù dựa trên những giáo lý làm chuẩn và những tác phẩm có giá trị. Nhưng khả
năng cịn hạn hẹp nhưng người viết đã cố gắng trình bày đề tài trên, mong chỉ một
phần nhỏ đóng góp và làm sáng tỏ tư tưởng giáo lý đạo Phật về vấn đề Hịa Bình.
Dù đã cố gắng hết sức để trình bày nhưng khơng khỏi những sai sót vì sự học cịn
non kém, Kính Mong Thượng Tọa Giáo Thọ Sư hoan hỷ chỉ dạy.
5. Bố cục tiểu luận.
Chương 1. Nguyên nhân xung đột dẫn đến chiến tranh và sự bất an trong xã hội loài
người.
Chương 2. Tinh thần từ bi, khoan dung, bố thí của Phật giáo và vấn đề hịa bình.
Chương 3. Con đường tu tập thốt khổ của Phật Giáo.
Chương 4. Kinh từ bi và vấn đề hịa bình.

A.

NỘI DUNG.

CHƯƠNG 1
Nguyên nhân xung đột dẫn đến chiến tranh và sự bất an trong xã hội loài người
1.1 Nguyên nhân xung đột dẫn đến chiến tranh.
Một số người cho rằng chiến tranh là điều tất nhiên. Nhưng thực ra chiến tranh
là có ngun nhân chứ khơng phải là ngẫu nhiên hay sự lầm lẫn trong chính sách


2


chính trị hay ý muốn của một vài cá nhân thì khơng đúng. Chính chiến tranh là một
kết quả của sự phát triển hơn thua về kinh tế, chính trị, văn hóa, lãnh thổ của đất
nước. Những đế quốc phát triễn mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự đều muốn thống
lãnh cả thế giới, cai quản thế giới này dưới sự kiểm sốt của đế quốc đó, các nước
ln ngấm ngầm nhau để tìm mọi cách tranh phần lợi về mình như tài ngun,
khống sản q hiếm muốn chiếm đạt về phần mình. Tất cả đều xuất phát từ bên
trong mỗi người chính là lịng tham muốn chiếm đạt muốn sở hữu, nhưng khi sở
hữu không được sẽ sân si mới đầu có thể là chiến tranh lời nói, chiến tranh báo chí,
nhưng xung đột với nhau lâu đơi bên không thương lượng được, không nhượng bộ
được sẽ dẫn đến chiến tranh vũ khí tùy theo mức độ và cấp bậc của mỗi cá nhân,
mỗi gia đình, mỗi quốc gia, mỗi xã hội theo thời gian và không gian. Và thù hận với
nhau lâu ngày khơng được hóa giải, không được mở kết cũng sẽ dẫn đến chiến tranh
với mọi hình thức. Cho nên từ lồi người xuất hiện cho đến nay, sự mâu thuẫn, sự
xung đột dẫn đến chiến tranh thời nào cũng có.
1.1. Những hiện tưởng bất an trong xã hội.
Từ những mâu thuẫn gay gắt với nhau giữa các đế quốc mạnh với nhau về kinh tế
chính trị, lãnh thổ muốn thống lãnh cả thế giới không ai nhường ai dẫn đến chiến
tranh sẽ tạo ra một làn sóng tổn thương tâm lý chung cho con người giữa các nước
đang diễn ra chiến tranh, và các nước liên minh hay thuộc địa của nhau. Khi chiến
tranh xảy ra, cuộc sống của con người luôn luôn bị đe dọa bởi sự rình rập của cái
chết khi nào sẽ đến với mình. Tình hình xã hội sẽ bị xáo trộn, các quy tắc không
được tôn trọng, hành vi thường lệch lạc sẽ xuất hiện những thành phần không tốt
xãy ra trộm cướp, hiếp dâm v.v…Đồng thời, về chính trị xã hội ở các quốc gia có
thể xãy ra những hiện tượng như: lật đổ chính quyền, khủng bố, biểu tình, bạo loạn
v.v…từ đó sẽ nảy sinh rất nhiều cá nhân hay một tổ chức gây phương hại cho quốc
gia lan rộng đến cả thế giới.
Cùng với quá trình hội nhập và mở cửa về kinh tế toàn cầu, cùng với sự phát triển

như vũ bảo của khoa học kỹ thuật cũng khơng ít tạo cho xã hội những tiêu cực cho
giới trẻ ngày nay về sự quá đà mất kiểm sốt qua những hình ảnh bạo lực, khiêu
dâm qua sách báo, phương tiện truyền thông đại chúng, mạng internet, laplop, v.v…
tràn ngập từ xã hội len lõi từng tận gia đình với những bậc làm cha, làm mẹ thiếu sự
quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ con theo hướng tích cực. Như vậy vơ tình đưa khơng ít
một thế hệ trẻ rơi vào con đường sai trái như tệ nạn ma túy, ăn chơi xa xỉ, cờ bạc

3


rượu chè v.v… Đây rõ ràng sẽ là những thành phần gây bất an và đang đe dọa môi
trường xã hội của chúng ta.
Khơng những thế chúng ta cịn thấy được sự tham nhũng trong cơ quan quản lý cấp
cao của một vài lãnh đạo đã tạo ra sự mất uy tín với lịng dân, tình trạng nghèo đói,
thất nghiệp, các giá trị đạo đức trong con người bị suy giảm, thế lực đồng tiền chi
phối v.v…Và khoa học kỹ thuật càng phát minh và chế tạo ra những cái gì là tối tân
nhất để phục vụ cho nhu cầu của con người, sẽ thải ra những chất độc hại bấy nhiêu
cho mơi trường làm ơ nhiễm khơng khí gây nên sự mất cân bằng sinh thái vũ trụ
nhân sinh này khiến cho hàng loạt hiện tượng xảy ra như : động đất, núi lửa, hạn
hán, lũ lụt, dịch bệnh v.v…. Điển tích gây thảm họa cho nhân loại gần đây nhất là
dịch bệnh covid- 19. Nguyên nhân cũng từ muốn bành trướng thiên hạ, làm chủ thế
giới nên Trung Quốc đã chế tạo vũ khí để đạt mục đích cá nhân của mình mà hậu
quả bây giờ cả nhân loại phải sống trong sự lo âu, sợ hải, không thoải mái tự do,
không chỉ thế dịch covid 19 đã lấy đi sinh mạng con người trên một ngày không
biết bao nhiêu ngàn người, tình trạng phá sản, giải thể không biết bao nhiêu doanh
nghiệp, công nhân thất nghiệp. Nhân loại phải đối đầu với dịch bịnh covid 19 kèm
theo hàng loạt vấn đề như thất thu về kinh tế, trộm cướp v.v.. Rõ ràng hành tinh của
chúng ta đã trở nên như một cơ thể nhuốm bịnh, đang chết dần, chết mịn và có thể
dẫn đến diệt vong, cần phải được cứu chữa khẩn cấp và kịp thời.
Tất cả những vấn đề vừa nói trên là một thực trạng đau lịng đối với những nhà

đạo đức, những người có lương tri, lương năng, những nhà lãnh đạo trên toàn cầu
hãy ngồi lại với nhau áp dụng giáo lý Phật giáo đi vào cuộc đời, đem ánh sáng giác
ngộ của phật Đà soi chiếu với lịng bi, trí tuệ sẽ xóa tan những bất an, sợ hãi đem lại
bình an, hịa bình, hạnh phúc và giải thốt cho nhân loại. Là một Sứ Giả của Như
Lai, đem đạo vào đời, là sứ mạng của người con Phật trên con đường giải thốt.
Chương 2
Tinh Thần Từ Bi, Khoan Dung, Bố Thí của Phật Giáo và Vấn Đề Hịa Bình.
Phật giáo đi vào cuộc đời lấy lợi ích chúng sanh làm hạnh nguyện. Chúng sanh là
mảnh đất tâm để Chư Phật, Chư vị Bồ Tát rải mầm giống từ bi. Hạt giống từ bi càng
được đâm chồi, nảy lộc, cây bồ đề càng được xanh tốt,chính là nhờ cơng đức vơ
lượng của Đức Phật. Với tinh thần từ bi, khoan dung, bố thí của Phật giáo sẽ đem
lại an lạc, hạnh phúc và hịa bình cho tất cả chúng sanh. Ngày nay thế giới với sự

4


phát triễn mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, con người đã chế tạo ra bom nguyên tử,
bom khinh khí để uy hiếm lẫn nhau. Nếu khoa học mà không đi đơi với đạo đức thì
có thể hủy diệt nhân loại trong một nốt nhạc với bài ca của những tiếng kêu cứu đau
thương của chúng sanh. Do vậy, những lời dạy của Đức Phật về hịa bình, từ bi,
rộng lượng, khoan dung, tha thứ cần đem ra để thực hành ở khắp mọi nơi và trở
thành khuôn mẫu đạo đức cho tất cả mọi người trên hành tinh mong muốn có hịa
bình thật sự.
Với tinh thần thương người mến vật, khoan dung, bố thí, hịa bình được Đức
Phật dạy trong kinh tạng Pali:
“Ở đây, này các Tỳ Kheo, thánh đệ tử đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, đem
không sợ hải cho vô lượng chúng sanh, đem sự không hận thù cho vô lượng chúng
sanh; đem sự không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh
không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẽ vô lượng không sợ
hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỳ Kheo, đây là bố thí thứ nhất, là đại bố

thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, không bị những Sa Mơn, Bà la mơn có
trí khinh thường…”
(Tăng Chi III.A.229)
Lời dạy trên nói lên tất cả việc làm của Phật giáo đều tập trung vào lợi ích chúng
sanh. Thật sự niềm hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc có được chính là đem lại
nhiều hạnh phúc cho mọi người. Sát sanh là tạo sợ hãi và hận thù ngay trong hiện
tại và tương lai, khiến tâm hồn bất an. Cho nên người phật tử nhận thức rằng không
sát sanh là bố thí khơng sợ hãi, bố thí khơng hận thù, bố thí khơng làm hại, đó là đại
bố thí. Vậy cần phải từ bỏ sát sanh, khơng tạo ra sợ hãi, hận thù cho chúng sanh,
tâm hồn sẽ được bình an, khơng sợ hãi, khơng hận thù.
Nhờ có lòng từ bi, người con Phật sẵn sàng làm việc bố thí hầu ban vui cứu khổ.
Bố thí vật chất như tiền tài, gạo, mì để đem lại no đủ cho những mãnh đời bất
hạnh.Bố thí bằng giáo pháp đem lại an lạc cho những tâm hồn đau khổ. Khi người
phật tử biết bố thí với lịng thương u, lịng hoan hỷ lâu ngày tâm ta sẽ rộng mở
loại dần chủng tử tham lam, gạnh tỵ, keo kiệt, bỏn sẻn. Vì vậy, trong mọi trường
hợp, hồn cảnh nên lấy tinh thần lợi tha làm lẽ sống. Chư vị Bồ Tát thực hành lục
độ sống qn mình vì người, ở góc đạo nào Bồ Tát cũng với tâm nguyện cứu khổ
ban vui cho tất cả mọi lồi. Đức Phật Thích Ca khi còn ở địa vị Bồ Tát, đã từng hiến
thân cho cọp đói, bố thí cả vợ đẹp con xinh, hay yên lặng không chút giận hờn dưới

5


ngọn dao đâm chém vào người….Chúng ta càng nghĩ càng cảm phục trước tấm
gương sáng thiêng liêng của lòng từ bi vô lượng của quý Ngài.
Đức Phật dạy người tu hạnh Bồ Tát luôn lấy từ bi làm gốc, cây bồ đề lớn mạnh
nhờ bám sâu gốc rễ trong đất, người con Phật lấy từ bi, lợi lạc chúng sanh làm lẽ
sống. Từ bi là tình thương khơng phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, tơn giáo.
Xưa nay vì bởi sự hiểu biết còn hạn hẹp mà bao nhiêu đầu người đã rơi, máu chảy
thành sông, bao nhiêu tù nhân bị gơng cùm, xiềng xích, tù đày nơi những nhà tù

khét tiếng gian ác, cùng những hậu qủa nặng nè và những tổn thất rất lớn của bao
nhiêu cuộc chiến tranh đã đi qua đến nay vẫn để lại di chứng như chất độc màu da
cam. Cho nên dưới lăng kính giáo lý nhà Phật, tinh thần từ bi sẽ xóa dịu làm lành
mọi vết thương hay kết chặt tình người, tình đồng đạo xích lại gần nhau hơn, con
người sẽ sống bình an thế giới chấm dứt đao binh v.v…trả lại sự tự do, sự hịa bình
cho thế giới này.
Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy xóa tan hận thù của Đức Phật:
“Vui thay, chúng ta sống,
Không hận giữa hận thù
Giữa những người hận thù
Ta sống không hận thù.
(Pháp cú 197)
Trong thế giới đầy hận thù này, Đức Phật khuyên chúng ta hãy sống không hận
thù, hãy sống với tấm lòng rộng mở, hãy hạn chế cái ta nhỏ nhen, hẹp hịi và suy
nghĩ đến lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Hận thù là nguyên nhân đưa đến
chiến tranh, đem đến bất an cho mình và người. Chỉ có từ bi mới xóa bỏ hận thù,
nhờ có từ bi mà Phật giáo được truyền đi khắp nơi trên thế giới, và đến bất cứ nơi
nào mà không giọt máu nào phải đổ và sẽ không có một cuộc chiến tranh nào xảy
ra. Từ bi đó chính là tình u trong Phật giáo, tình u đó vượt ngoài vượt ra ngoài
sự chấp thủ tự ngã, chấp thủ cái tơi hạn hẹp. Đó là tình u thương vượt qua mọi
biên giới khác biệt kết nối tình người trên khắp năm châu bốn bể.
Vì sao chúng ta phải mở rộng tình thương đến như vậy? Xin hãy lắng nghe Đức
Phật dạy chư Tỳ kheo trên đường tự giác, giác tha:
“ Này các Tỳ Kheo khơng dễ gì tìm được một chúng sanh chưa từng là cha, là
mẹ, là anh, là chị, là con trai, con gái…, của các Thầy trong bước đường dài của tái
sanh.”
(Tương Ưng Bộ kinh II. 189)
Thật đúng vậy, trên bước đường dài của tái sanh không biết bao lần ta đã là cha, là
mẹ, là anh, là chị của nhau…. Do chưa chứng được túc mạng minh nên khi gặp lại
6



ta chưa nhận ra đấy thơi. Vì thế nên ta sống phải ni dưỡng lịng từ bi sống đời cao
thượng để đem lại lợi ích cho nhân sinh.
Chúng ta hãy lắng nghe Đức Phật dạy:
“Hởi nhân loại đang quằn quại trong đau thương, hởi cõi sầu khổ! Vì các
ngươi mà ta đành bỏ tuổi măng tơ, bỏ ngôi báu, bỏ những ngơi vàng đêm ngọc, gở
cánh tay bám víu của người vợ hiền, cắt ngang tình yêu mãnh lực của phụ vương và
xa cách đứa con thơ đang nằm trong bụng mẹ…...Ta không muốn làm kẻ chinh
chiến, tắm bánh xe trong máu đào của muôn bãi chiến để rồi lưu lại cho hậu thế một
kỷ niệm gớm ghê!...Tiếng kêu đau thương của thế giới xé rách màng tai, lòng từ bi
của Ta chỉ muốn xóa bỏ những cảnh khổ đau của nhân loại…”1
Phật giáo đi vào đời với thông điệp trao u thương đến mn lồi từ hữu tình
đến vơ tình chúng sanh một niềm an lạc. Giác ngộ được chân lý Đức Phật để lại cho
đến nay, Phật giáo đã sản sinh ra biết bao những bậc vĩ nhân sẵn sàng sống qn
mình vì lợi ích của số đơng mà lịch sữ nhân loại đã ghi đậm nét vàng son.
CHƯƠNG 3
CON ĐƯỜNG TU TẬP THOÁT KHỔ CỦA PHẬT GIÁO
Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết
những vấn đề liên quan đến đời sống của con người, giúp con người loại bỏ dần
những khổ đau, trói buộc để hướng đến một cuộc sống thanh tịnh, thực chứng Niết
Bàn.Trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp, Đức Phật cũng nhằm chỉ cho
nhân loại cái chân lý ấy.
Tham, sân, si là nguyên nhân đem đến khổ đau cho cá nhân và bất an cho xã
hội. Chiến tranh dẫn đến đau khổ, mà chiến tranh là tàn sát, do tham sân si gây ra.
Đạo Phật dạy mọi người đoạn trừ tham, sân, si là giải quyết tận gốc mầm mống của
chiến tranh, của khổ đau. Muốn cho thế giới được sống an lành, hịa bình, tơn trọng
quyền bình đẳng sống của tha nhân. Đạo Phật khơng có khoan dung đối với tham,
sân, si, sự ích kỷ tự lợi, chỉ biết có mình mà qn đi sự hiện hữu của mọi người
cùng chung sống. Đồng thời nó cũng chính là ngun nhân khiến chúng sanh trơi

lăn trong vòng sanh tử lặn hụp trong ba cõi sáu đường. Chính vì thế mà Đức Phật
dạy:

1

Võ Đình Cường – Ánh Đạo Vàng, viện NCPHVN, xb 1999, tr 73,74.

7


“ Ở đây, này chư Hiền giả, tham là ác pháp, là nguyên nhân, sân là ác pháp, có
một con đường trung đạo để diệt trừ tham, diệt trừ sân, khiến nhãn sanh, khiến trí
sanh, hướng tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết Bàn.”2
Thông thường bản tánh con người đều muốn mọi thứ về mình như tài sản, tình cảm,
địa vị, dạnh vọng thật nhiều, thật cao sang nhưng khi khơng được thì sân, cố bám
víu nắm giữ làm cho được là si. Vì thế muốn thế giới lồi người vạn vật được bình
an thì mỗi con người, mỗi cá nhân phải tu tập chuyển hóa tham sân si, vì tham sân
si là căn bản của bất thiện, là cấu uế của tâm, là những thứ gây nên tội lỗi. Nếu ni
dưỡng tham, sân, si thì thân tâm khơng an lạc, gia đình khơng hạnh phúc, xã hội bất
ổn, gây mâu thuẩn, từ dó dẫn đến đấu tranh, chiến tranh v.v..Tương lai sẽ bị vào các
ác đạo chịu hậu quả cho những việc làm bất thiện của mình gây ra. Do vậy muốn an
lạc, hạnh phúc cho mình và người cần phải cố gắng tu tập đoạn trừ tận gốc tham,
sân, si chấm dứt sanh tử luân hồi.
Những ai chân thật tu hành, thực hành giáo lý Phật dạy thì tự mình giải thốt, dạy
người giải thốt, sẽ mãi mãi khơng cịn phiền não vì tham dục, khơng cịn phiền não
vì sân hận, khơng cịn phiền não vì si mê. Ba sự ô nhiễm tham, sân và si được xem
là ba thứ độc hại căn bản đưa con người đến chổ suy thoái và diệt vong. Để đoạn trừ
tham, sân, si chúng ta cần phải tu Tam Vô lậu học tức Giới, Định, Tuệ với giáo lý
Bát chánh Đạo.Vì Bát Chánh Đạo chính là con đường duy nhất và độc nhất để
đoạn trừ tất cả các lậu hoặc ngủ ngầm trong tâm thức đưa đến cứu cánh giải thoát.

Dù là người xuất gia hay tại gia tu tập bất cứ pháp mơn nào dều phải được soi chiếu
qua lăng kính của Giáo Lý Bát Chánh Đạo mới thành tựu đạo quả.

2

HT. Thích Minh Châu – Trung Bộ I, kinh Thừa Tự Pháp, Viện NCPHVN, XB 1992, tr. 38.

8


CHƯƠNG 4
KINH TỪ BI VÀ VẤN ĐỀ HỊA BÌNH
Như đã trình bày ở chương hai về tinh thần từ bi, khoan dung, bố thí của Phật giáo,
riêng ở chương này bàn về vấn đề từ bi và hịa bình của Tiểu bộ kinh trong kinh
tạng nikaya theo bản dịch của Thượng Tọa Thích Nhật Từ.Rõ ràng Phật giáo khơng
phải là một tôn giáo bi quan yếm thế, xa lánh cuộc đời như có người lầm tưởng.
Phật giáo đi vào cuộc đời vì lợi ích chúng sanh, Đức Phật suốt 49 năm thuyết pháp,
ngài chỉ nói lên sự thật của cuộc đời là khổ, và chỉ cho chúng sanh phương pháp để
diệt khổ. Đó là sự đóng góp của Phật giáo vào cuộc đời rất thực tế. Chúng ta hãy
tìm hiểu Kinh Từ Bi sẽ thấy những cống hiến của Phật giáo cho đời.
Ngay từ những khổ thơ đầu bản kinh, hình ảnh đẹp của các đệ tử của Đức Phật đã
hiện ra với đầy đủ những đức tính:
“Thuận nhu, chính trực, đoan trang,
Hiền lương, khiêm tốn, đối nhân dung hòa.
Sống cao cả, chẳng thích rộn ràng.
Ln ln làm chủ giác quan,
Khơng cịn liều lĩnh, dục trần lánh xa.
Khơng hành động xấu, tà nhỏ nhít,
Khơng sợ ai chỉ trích, phê bình.
Cầu mong cho tất cả chúng sanh.

Tươi vui khỏe mạnh, tinh thần lạc an”.
Qua đoạn kinh Đức Phật cho những đệ tử của Ngài khi tu tập trải tâm từ bi sẽ đạt
được những đức tính tốt, hướng đến đời sống cao thượng. Thật vậy một đời sống
cao thượng bao hàm những ý nghĩ của một tâm hồn trong sáng xa lìa tâm tham
vọng, hận thù, xấu xa.Chính vì tham vọng mà con người đánh mất giá trị của mình,
càng chạy theo vật chất xa hoa, con người càng khổ đau và tạo ra những vấn đề nan
giải cho xã hội. Sự hưởng thụ vật chất không biết đủ đã khiến con người đi vào ác
hạnh. Ma lực của đồng tiền, địa vị, danh vọng đã khiến con người bất chấp mọi thủ
đoạn để tranh giành đoạt lấy. Cho nên một đời sống giản dị, biết đủ sẽ không gây
hại đến xã hội và mọi người chung quanh. Chính đời sống biết đủ sẽ đem lại sự an
tịnh của tâm, là suối nguồn của hịa bình trong xã hội, đây là giá trị đích thực đã cân
bằng tâm sinh lý con người, giúp con người hài hòa với cuộc sống thời đại mà
khơng đánh mất bản chất đạo đức. Chính vì thế mà đệ tử Phật phải tu tập trải tâm từ
đến khắp mn nơi.Vì tình thương là năng lượng mạnh nhất trong vũ trụ, chỉ có tình
thương mới gắn kết con người với nhau. Đối với đệ tử xuất gia với châm ngôn mà

9


bao thế hệ được tổ tổ truyền thừa: mỗi người mỗi nước mỗi non, bước vào cửa chùa
đều là con một nhà, nhờ thực tập tâm từ chúng ta mới sống chung với nhau, cùng
ăn, cùng ở, cùng tu tập trong một trú để xây dựng nên một Tăng đoàn sống rất an
lạc, hịa hợp và thanh tịnh góp phần cho Phật giáo mãi trường tồn và hưng thịnh.
Đối với đệ tử tại gia, nhờ có tình thương mà anh em hịa thuận, nhờ có tình thương
mà vợ chồng hạnh phúc,nhờ có tình thương nên con sẽ rất hiếu thảo với cha mẹ,
cháu ln q kính ơng bà, nhờ có tình thương mà bạn bè rất thân thiện giúp đở lẫn
nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, nhờ có tình thương xã hội sẽ bình an, nhờ có tình
thương mà mn lồi vạn vật sẽ sinh sơi nảy nở, nhờ vào sự tu tập trải lịng từ của
con người mơi trường sẽ khơng ơ nhiễm, khơng khí trong sạch mát mẽ, an lành.
Như vậy nhờ vào sự tu tập lòng từ mà nhân cách, phẩm chất đạo đức con người

được nâng cao và hướng thượng hơn, biết sống cho mình và mọi người, không nhỏ
nhen vụn vặt, hướng đến đời sống vô ngã, vị tha.Với tâm từ bi rộng lớn, bao la
khơng giới hạn sẽ mở ra các trói buộc bản ngã. Có mặt của từ bi thì tất cả mọi sân
hận, thù địch đều được giải tỏa. Kinh dạy chúng ta hãy an trú niệm từ bi trong tất cả
mọi oai nghi, đó là nếp sống tối thượng trong đời này, khiến chúng ta sống hài hòa
với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá và mn lồi xung quanh ta, khơng gây tổn hại một
vật gì, dù đó là vơ tình hay hữu tình, ln ln mong muốn cho tất cả mn lồi
sống n lành bên nhau, tơn trọng sự sống từ một sinh linh nhỏ nhất dù bay trên
không hay bám dưới đất, tôn trọng sự thật là giá trị đích thật, là kim chỉ nam để
hướng đến nội sống thanh bình nội tâm và ngoại cảnh. Và người đệ tử Phật khi tu
tập lòng từ đi đến đâu sẽ được mọi người tơn trọng và q kính, ln luôn được chư
thiện thần theo hộ, thần thái nhẹ nhàng, vui tươi.
Đức Phật giới thiệu một nếp sống không tàn hại lẫn nhau, trong ấy mọi người sinh
sống và làm việc trong niềm hoan hỷ, tự do như đoạn kinh sau đây:
“Này Bà la môn, trong tế đàn các vị này cũng vậy, khơng có trâu bị bị giết,
khơng có dê cừu bị giết, khơng có lồi sinh vật nào khác bị sát thương, khơng có
cây cối bị chặt để làm trụ cột tế lễ, khơng có loại cỏ cát tường bị cắt rải xung quanh
đàn tế. Và những người da bộc hay những người đưa tin, hay những người làm th
khơng bị dọa nạt bởi hình phạt, khơng bị dọa nạt bởi sợ hãi , và không làm việc với
than khóc, với nước mắt tràn đầy mặt mày…”3
Con người sống biết quay về chính mình nghĩa là sống bằng cả trái tim chân thật
trong sáng u thương mn lồi sẽ dứt hẳn các tà kiến, nhiếp phục được các giặc
3

HT.Thích Minh Châu dịch. Trường Bộ Kinh I, Kinh KuTaDauTa, Viện NCPHVN, XB. 1991, tr252.

10


phiền não trong tâm như tham ái, dục vọng. Lẽ sống của mỗi cá nhân không phải là

thỏa mãn các ham muốn, mà là biết sống, biết nhìn, biết đủ. Lịng tham khiến con
người có những hành động bạo lực và gây tổn hại thiên nhiên mà khơng biết rằng
mình là một bộ phận của thiên nhiên, không tách rời thiên nhiên. Quan điểm chạy
theo vật chất đã đẩy con người vào những sự khai thác nguồn thiên rnhiên đến kiệt
quệ và gây ra tình trạng ơ nhiễm mơi sinh trầm trọng.
Để phục hồi nếp sống đạo đức, tâm linh, tìm lại những gì đã mất mát, con người
cần phải tu tập trải tâm từ, sống biết đủ và luôn cho trao u thương thơng qua lời
nói ái ngữ, suy nghỉ tích cực và việc làm thánh thiện giúp đỡ người khó khăn v.v…
Con người, gia đình, xã hội và môi sinh là một tế bào nhỏ, là những thành tố cấu tạo
để thành một vũ trụ, một trái đất bao hàm tất cả và có quan hệ mật thiết với nhau
luôn đi cùng nhau và tỷ lệ thuận với nhau. Chính cái nhìn như vậy mới có giá trị
lớn lao trong đời sống xã hội và đem lại hòa bình và bình an lâu dài cho thế giới
này. Con người có văn hóa là con người sống biết đầy lịng nhân ái, bao dung
v.v…..hịa cùng nhịp sống của mn loài và vạn vật trong vũ trụ, như nhà Phật học
Nakamura đã viết:
“ Một trong những đặc sắc nỗi bậc của tư tưởng Phật giáo là một nếp sống hài
hòa với thiên nhiên, một nếp sống an lạc trong một cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp,
thanh tịnh, đầy thẩm mỹ và đạo vị”
Kinh Từ Bi thật sự kêu gọi mọi người hãy tôn trọng sự sống của vạn vật trên hành
tinh này, tôn trọng môi trường trong sạch.Từ bỏ mọi sân hận là nguyên nhân đưa
đến xung đột và chiến tranh, thực hiện mọi việc làm đưa đến hịa bình. Sống bằng
cả trái tim lương thiện chân thật của một con người, hiến dâng đời sống của chúng
ta cho xã hội, có ích cho đời lợi cho đạo.

11


KẾT LUẬN
Tóm lại, trải qua gần 26 thế kỷ giáo lý Đạo Phật luôn tồn tại và phát triển khắp
nơi với mục tiêu là xây dựng con người hướng đến con đường chân, thiện, mỹ bằng

trí tuệ và tình thương rộng lớn. Một nền giáo lý vững chắc đặt trọng tâm vào con
người, nhằm đào tạo những mẫu người sống hài hịa với thiên nhiên và xã hội mà
khơng đi lệch mục tiêu giải thoát .Cốt lõi của giáo lý Phật là chỉ cho chúng sanh đạo
lộ để tiến đến đời sống thánh thiện, bằng cách đoạn tận tham, sân, si là cái nhân xấu
xa của khổ đau. Giáo lý Đạo Phật là nền giáo lý thực nghiệm, đi vào đời với tinh
thần từ bi, lòng vị tha, bao dung, bất hại, bất sát, bất đạo v.v…Đây chính là sắc thái
của hịa bình, an lạc. Trong khi nhân loại trên thế giới đi từ khổ này đến khổ khác,
thì đạo Phật lại ban vui cứu khổ. Chúng sanh có bao nhiêu bệnh, thì đạo Phật là có
bấy nhiêu thuốc lương dược tốt nhất để chữa tất cả những căn bệnh trầm kha của
chúng sanh. Có thể nói giáo lý Phật giáo thắm đượm tính nhân bản cao. Chính vì
tính nhân bản này mà Phật giáo đã cống hiến cho nhân loại một nền tảng đạo đức
lành mạnh và trong sáng hướng con người đến một đời sống thật sự hạnh phúc và
hướng thượng ngay trong đời sống hiện tại này.
Có những xung đột làm cho cuộc sống trở nên sinh động hơn, linh động hơn,
nhưng cũng có những xung đột chứa đựng mầm mống hiểm họa khó lường dẫn đến
diệt vong. Giáo lý Phật giáo với lòng từ bi sẽ hóa giải tất cả mọi xung đột giữa
người với người, giữa quốc gia này với quốc gia khác, làm lắng dịu mọi sân hận,
mọi biến động trong tâm cũng như ngoại cảnh, giới thiệu một nếp sống dẫn đến
thanh bình cho xã hội, thế giới sẽ ln ln được hịa bình. Chính là bức thơng điệp
tuyệt vời mà Đức Phật đã để lại cho nhân loại có giá trị vượt mọi không gian và thời
gian.
Là một tu sĩ trẻ trong xã hội thời nay chúng ta không chỉ giỏi về nội điển như
học tập kinh điển, hay hạ thủ công phu tu tập chuyển hóa nội tâm mà chúng ta cần
trang bị thêm cho mình kiến thức ngoại điển để làm hành trang tư lương cho mình
trên con đương hoằng pháp độ sanh. Nơi nào chúng sanh cần ta đến, nơi nào chúng
sanh ngủ mê trong ngủ dục lạc mà lầm tưởng rằng đó là hạnh phúc chân thật để gây
bao nhiêu khổ đau cho kẻ khác. Với tâm bồ đề rộng lớn và chí nguyện cao cả
chúng ta hãy sống như lời Đức Phật dạy:” Hãy du hành vì hạnh phúc cho quần sanh,
vì lịng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người”.


12


Nếu tất cả nhân loại trên thế gian đều biết đến giáo lý Phật giáo thực hành và tu tập
thì nhà nhà được ấm no, hạnh phúc, tất cả chúng sanh được bình an, thế giới sẽ hịa
binh. Chính Vì thế mà người viết chọn đề tài: “ Phật giáo và Vấn đề hịa bình” để
viết tiểu luận cho bộ môn này.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Hịa Thượng Thích Minh Châu (2006), Kinh Pháp Cú, NXB Tơn Giáo,
TPHCM.
2.
Hịa Thượng Thích Minh Châu (2012), Hãy Tự Thắp Đuốc Lên Mà Đi, NXB
Tổng Hợp TPHCM.
3.
Hòa Thượng Thích Minh Châu (1993) Kinh Trung Bơ I, Viện NCPHVN.
4.
Hịa Thượng Thích Minh Châu (1993), Kinh Trường Bộ, Viện NCPHVN.
5.
Hịa Thượng Thích Minh Châu (1995), Những Lời Đức Phật dạy về hịa bình
và giá trị con người, Viện NCPHVN.
6.
Hịa Thượng Thích Thanh Từ (1997), Bước Đầu Học Phật, Ban Văn Hóa
Trung Ương GHPGVN.
7.
Cư Sĩ Võ Đình Cường (1997), Ánh Đạo Vàng, Viện NCPHVN.

8.
Thượng Tọa Thích Chơn Thiện, Những Lời Đức Phật dạy và hịa bình, tham
luận Hội Nghị Phật Giáo ở Kyoto, Ngày 6 – 8/04/1998.



×