ĐAI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
«
BÀI TẬP NHÓM
CHUYÊN ĐỀ 2:TÌM HIỂU MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
MỘT DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
THỪA THIÊN HUẾ
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Phương Thảo
Họ và tên nhóm:Nguyễn Xuân Thanh Bình
Nguyễn Thị Thắm
Nguyễn Thị Kim Yến
Trương Mỹ Linh
Nguyễn Hữu Hải
Lớp: N03_Quản trị học
Trường: ĐH Kinh Tế Huế
Huế, tháng 11 năm 2011
Như chúng ta đã biết, công tác quản trị có 4 chức năng chính là hoạch định, tổ
chức, điều khiển và kiểm tra. Vậy nên khi chiến lược đã được xác lập thì phải tạo
ra khuôn khổ ổn định về mặt cơ cấu và nhân sự để thực hiện chiến lược đã đặt ra.
Và đây chính là phần việc của công tác tổ chức – chức năng thứ 2 của quản trị.
Đã là tổ chức thì bao giờ cũng phải có mục tiêu chung và phải có mô hình cơ cấu
tổ chức – đó là sự sắp xếp các bộ phận, các đơn vị nhỏ trong tổ chức thành một
thể thống nhất, lập các mối quan hệ về nghiệp vụ và quyền hành giữa các cá nhân
và đơn vị nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt được mục
tiêu chung.
Và để hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng cơ cấu tổ chức cũng như các
kiểu mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu
chuyên đề “Tìm hiểu mô hình cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp sản xuất –
kinh doanh trên địa bàn Thừa Thiên Huế”.
Trên địa bàn Thừa Thiên Huế có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh và
qua quá trình tìm hiểu nhóm chúng tôi đi đến lựa chọn tìm hiểu về mô hình cơ cấu
tổ chức của công ty cổ phần dược trung ương Medipharco – Tenamyd.
Công ty được thành lập vào ngày 08/04/1976 với tên gọi công ty dược Thừa
Thiên Huế - xí nghiệp liên hiệp dược Bình - Trị - Thiên. Đến ngày 02/02/1999, gia
nhập làm thành viên của tổng công ty dược Việt Nam với tên gọi công ty dược
trung ương Huế, doanh nghiệp đã trở thành một đơn vị trung ương đóng trên địa
bàn và bắt đầu triển khai đầu tư phát triển xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc
theo tiêu chuẩn GMP. Sau này công ty đổi tên thành công ty cổ phần dược trung
ương Medipharco – Tenamyd hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với các
chức năng sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh - nguyên liệu
- mỹ phẩm - trang thiết bị - dụng cụ vật tư, y tế phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức
khỏe, làm đẹp cho mọi người…
Trên đây là giới thiệu chung về công ty mà nhóm chúng tôi lựa chọn để nghiên
cứu chuyên đề, và bây giờ để hiểu thêm về mô hình cơ cấu tổ chức của công ty và
những đặc điểm, ưu nhược điểm của mô hình mà các nhà lãnh đạo công ty đã lựa
chọn để giúp công ty vận hành suốt trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình
thì mời các bạn cùng nhóm chúng tôi tìm hiểu nhé!
2. N Ộ I DUNG:
a.Giới thiệu về doanh nghiệp:
* Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd
* Có tên giao dịch là MEDIPHARCO
Hình ảnh các nhà xưởng và các phòng chức năng của doanh nghiệp
* Là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh các mặt hàng:
- Dược phẩm: gồm rất nhiều loại ví dụ như thuốc đặt trị, thuốc kháng sinh, thuốc
giảm đau, vitamin, bột bó; ngoài ra còn có dụng cụ y tế. Có cả thuốc đông y và tây
y. Một loại thuốc có rất nhiều dạng khác nhau ví dụ như dạng viên, dạng cốm,
dạng bột.
- Mỹ phẩm: Gồm nhiều loại như kem dưởng da, keo dưởng tóc, mỹ phẩm dùng
cho trang điểm (phấn, son, màu mắt,…)
* sản phẩm được sản xuất với những dây chuyền công nghệ hiện đại và chất lương
Hinh ảnh về dây chuyền sản xuất của công ty
* Sản phẩm đa dạng phong phú với nhiều mẫu mã khác nhau, được phân phối trên
toàn quốc chính vì vậy doanh nghiệp đã mở thêm nhiều chi nhánh khác ở các tỉnh:
HÀ NỘI TP. HỒ CHÍ MINH
* Ở Thừa thiên Huế ngoài trụ sở chính ở 08 Nguyễn Trường Tộ, phường Phước
Vĩnh, TP Huế, doanh nghiệp còn mở thêm hai chi nhánh: Bắt Thừa Thiên Huế tại
109 đường Cách Mạng Tháng Tám, thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà; Nam Thừa
Thiên Huế tại 181 đường Nguyễn Tất Thành, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy.
* Công ty là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh với quy mô lớn và để quản
lý tốt hoạt động của doanh nghiệp thì phải cần một mô hình bộ máy quản trị hợp
lý. Để hiểu thêm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản tri của doanh nghiệp thì chúng ta
cần đi sâu vào phần 2.
b. Thực trạng mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:
Công ty hiện đang hoạt động theo mô hình sau:
* Hội đồng quản trị gồm 8 người: Một chủ tịch và bảy thành viên
Tổng giám đốc điều hành chung, các phó giám đốc quản lý từng mảng chuyên mô
riêng.
Ngoài ra các phòng ban (phòng tài chính, phòng kiểm tra,…) cũng tham gia quản
lý các bộ phận hoạt động phía dưới của công ty.
**Đặc điểm ,giải thích mô hình:
Công ty dược trung ương có bộ máy tổ chức chặt chẽ, đứng đầu là
đại hội đồng cổ đông, tiếp sau là Hội đồng quản trị, tiếp đó là tổng giám
đốc. Tổng giám đốc điều hành ,lãnh đạo hai phó tổng: phó tổng giám
đốc kinh doanh và phó tổng giám đốc chất lượng, ngoài ra tổng giám
đốc còn trực tiếp lãnh đạo hai giám đốc: giám đốc tài chính và giám đốc
sản xuất. Mỗi phó tổng giám đốc đều điều khiển các phòng ban trực
thuộc của chính mình. Nhìn vào cơ cấu tổ chức, phòng kinh doanh thị
trường, bộ phận kho, chi nhánh HCM,chi nhánh Hà Nội ,chi nhánh dược
phẩm Huế ,…là cấp dưới đồng thời nhận mệnh lệnh của cấp trên trực
tiếp là phó tổng giám đốc kinh doanh và của giám đốc tài chính. Tương
tự, các xưởng sản xuất, xưởng kem mở nước, xưởng VCB không B
lactam, xưởng đông dược,…là cấp dưới không chỉ nhận lệnh từ giám
đốc sản xuất mà còn của lành đạo phó tổng giám đốc chất lượng. Bên
cạnh đó phòng đảm bảo chất lượng, phòng kiểm tra chất lượng, phòng
phát triển nghiên cứu, phòng cơ điện cũng nhận lệnh trực tiếp từ phó
tổng giám đốc chất lượng và của các phòng ban khác. Cấp dưới đồng
thời nhận lệnh của cấp trên trực tiếp và của lãnh đạo các bộ phận chức
năng, đó là mô hình chức năng.
2. N Ộ I DUNG:
a.Giới thiệu về doanh nghiệp:
* Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd
* Có tên giao dịch là MEDIPHARCO
Hình ảnh các nhà xưởng và các phòng chức năng của doanh nghiệp
* Là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh các mặt hàng:
- Dược phẩm: gồm rất nhiều loại ví dụ như thuốc đặt trị, thuốc kháng sinh, thuốc
giảm đau, vitamin, bột bó; ngoài ra còn có dụng cụ y tế. Có cả thuốc đông y và tây
y. Một loại thuốc có rất nhiều dạng khác nhau ví dụ như dạng viên, dạng cốm,
dạng bột.
- Mỹ phẩm: Gồm nhiều loại như kem dưởng da, keo dưởng tóc, mỹ phẩm dùng
cho trang điểm (phấn, son, màu mắt,…)
* sản phẩm được sản xuất với những dây chuyền công nghệ hiện đại và chất lương
Hinh ảnh về dây chuyền sản xuất của công ty
* Sản phẩm đa dạng phong phú với nhiều mẫu mã khác nhau, được phân phối trên
toàn quốc chính vì vậy doanh nghiệp đã mở thêm nhiều chi nhánh khác ở các tỉnh:
HÀ NỘI TP. HỒ CHÍ MINH
* Ở Thừa thiên Huế ngoài trụ sở chính ở 08 Nguyễn Trường Tộ, phường Phước
Vĩnh, TP Huế, doanh nghiệp còn mở thêm hai chi nhánh: Bắt Thừa Thiên Huế tại
109 đường Cách Mạng Tháng Tám, thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà; Nam Thừa
Thiên Huế tại 181 đường Nguyễn Tất Thành, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy.
* Công ty là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh với quy mô lớn và để quản
lý tốt hoạt động của doanh nghiệp thì phải cần một mô hình bộ máy quản trị hợp
lý. Để hiểu thêm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản tri của doanh nghiệp thì chúng ta
cần đi sâu vào phần 2.
b. Thực trạng mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:
Công ty hiện đang hoạt động theo mô hình sau:
* Hội đồng quản trị gồm 8 người: Một chủ tịch và bảy thành viên
Tổng giám đốc điều hành chung, các phó giám đốc quản lý từng mảng chuyên mô
riêng.
Ngoài ra các phòng ban (phòng tài chính, phòng kiểm tra,…) cũng tham gia quản
lý các bộ phận hoạt động phía dưới của công ty.
**Đặc điểm ,giải thích mô hình:
Công ty dược trung ương có bộ máy tổ chức chặt chẽ, đứng đầu là
đại hội đồng cổ đông, tiếp sau là Hội đồng quản trị, tiếp đó là tổng giám
đốc. Tổng giám đốc điều hành ,lãnh đạo hai phó tổng: phó tổng giám
đốc kinh doanh và phó tổng giám đốc chất lượng, ngoài ra tổng giám
đốc còn trực tiếp lãnh đạo hai giám đốc: giám đốc tài chính và giám đốc
sản xuất. Mỗi phó tổng giám đốc đều điều khiển các phòng ban trực
thuộc của chính mình. Nhìn vào cơ cấu tổ chức, phòng kinh doanh thị
trường, bộ phận kho, chi nhánh HCM,chi nhánh Hà Nội ,chi nhánh dược
phẩm Huế ,…là cấp dưới đồng thời nhận mệnh lệnh của cấp trên trực
tiếp là phó tổng giám đốc kinh doanh và của giám đốc tài chính. Tương
tự, các xưởng sản xuất, xưởng kem mở nước, xưởng VCB không B
lactam, xưởng đông dược,…là cấp dưới không chỉ nhận lệnh từ giám
đốc sản xuất mà còn của lành đạo phó tổng giám đốc chất lượng. Bên
cạnh đó phòng đảm bảo chất lượng, phòng kiểm tra chất lượng, phòng
phát triển nghiên cứu, phòng cơ điện cũng nhận lệnh trực tiếp từ phó
tổng giám đốc chất lượng và của các phòng ban khác. Cấp dưới đồng
thời nhận lệnh của cấp trên trực tiếp và của lãnh đạo các bộ phận chức
năng, đó là mô hình chức năng.
c.7,Chức năng của bộ phận sản xuất:
- Trước hết ta cần biết sản xuất là gì: Sản xuất là một trong những phân hệ chính
của doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ, thu hút 70 – 80% lực lượng lao
động của doanh nghiệp. Sản xuất trực tiếp tạo ra hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho
thị trường, là nguồn gốc tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tạo ra sự tăng
trưởng cho nền kinh tế quốc dân và thúc đẩy xã hội phát triển. Cùng với chức năng
marketing và chức năng tài chính nó tạo ra “cái kiềng doanh nghiệp”, mà mỗi chức
năng đó là một cái chân.
Người đứng mủi chịu sào là giám đốc bộ phận sản xuất, quản lý trực tiếp các
xưởng sản xuất đồng thời giám đốc phải tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ
thống sản xuất và quản lý quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào (thảo dược, hóa
chất, ) để tạo ra các loại mỹ phẩm và dược phẩm nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu
của thị trường, khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp với mục đích tối đa hoá
lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Giám đốc phải quản lý
một số lượng lao động rất lớn, bộ phận sản xuất là bộ phận có số lượng lao động
lớn nhất trong doanh nghiệp.
- Với đặc trưng của doanh nghiệp là sản xuất rất nhiều loại sản phẩm mà mỗi loại
lại phải sản xuất với một số lượng rất lớn vì vậy bộ phận sản xuất quản lý theo
phân xưởng, một phân xưởng chỉ sản xuất từ một đến hai loại sản phẩm nhất định,
gồm có các xưởng sản xuất sau:
+ Xưởng kem mở nước: ví dụ
Hotgel
+ Xưởng sản xuất viên, cốm, bột không lactam: ví dụ
Zento B – Forte CPC1
+ Xưởng sản xuất viên, cốm, bột cephalosporin.
Drofaxin 250 (thuốc bột)
+ Xưởng đông dược: ví dụ
Minh Mạng
+ Xưởng sản xuất bột bó: ví dụ
Bột bó
* Để quản lý và hoạt động sản xuất tốt nhất, bộ phận sản xuất thực hiện các chức
năng cơ bản sau:
+ Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm:
• Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là nội dung quan trọng đầu tiên, là xuất
phát điểm của quản trị sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu thị trường mọi hoạt
động thiết kế, hoạch định và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất đều phải
căn cứ và kết quả dự báo nhu cầu sản xuất.
• Nghiên cứu tình hình thị trường, cụ thể là nghiên cứu xem khách hàng đang
ưa chuộng loại mỹ phẩm nào, dưới dạng viên, kem bôi,…khách hàng đang
thích loại mẫu mã nào, từ đó đưa ra những quyết định sản xuất, xây dựng kế
hoạch từ quá trình nhập nguyên liệu đến quá trình quản lý nhân lực.
- Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ:
+ Thiết kế và đưa sản phẩm mới ra thị trường 1 cách nhanh chóng là một thách
thức đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở
nên gay gắt. Đối với mặt hàng mỹ phẩm thì những dòng sản phẩm mới lại là những
dòng sản phẩm thương được rất ưa chuộng chính vì vậy khâu thiết kế và tìm ra
những dòng sản phẩm mới rất đượ chú trọng nhưng đây cũng chính là công đoạn
hết sức khó khăn, nó đòi hỏi tầm nhìn xa trông rộng, sự đi trước thời đại.
+ Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất tương
ứng. Thiết kế quy trình công nghệ là việc xác định những yếu tố đầu vào cần thiết
như máy móc, thiết bị, trình tự các bước công việc và những yêu cầu kỹ thuật để có
khả năng tạo ra những đặc điểm sản phẩm đã thiết kế. công ty cũng vừa mới tung
ra một vài loại sản phẩm mới như:
Carbimazol 5mg
Asufarin_new
Glodese SH 91
+ Tổ chức hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ: Hoạt
động nghiên cứu thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ được thực hiện bởi bộ
phận chuyên trách làm nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế sản phẩm và công nghệ, với
sự tham gia phối hợp của các cán bộ quản lý, chuyên viên trong nhiều lĩnh vực
khác nhau (nhằm loại bỏ tính không tưởng, tính phi thực tế của sản phẩm, công
nghệ mới đồng thời đưa ra được các giải pháp mang tính đồng bộ). Đồng thời bộ
phận sản xuất cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với các tổ chức
nghiên cứu bên ngoài, cung cấp điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu và sử
dụng kết quả nghiên cứu của họ.
- Quản lý năng lực sản xuất của doanh ngiệp:
+ Quản lý năng lực sản xuất của doanh nghiệp nhằm xác định quy mô công suất
dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. ví dụ TENAMYD Huế muốn ký hợp đồng
với một nhà thuốc lớn thì doanh nghiệp phải cân nhắc xem điều kiên sản xuất hiện
tại có đủ để cung cấp hay không. Hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
+ Xác định đúng năng lực sản xuất làm cho doanh nghiệp vừa có khả năng đáp
ứng được những nhu cầu hiện tại, vừa có khả năng nắm bắt những cơ hội kinh
doanh mới trên thị trường để phát triển sản xuất.
+ Xác định năng lực sản xuất không hợp lý sẽ gây lãng phí rất lớn, tốn kém vốn
đầu tư hoặc có thể cản trở quá trình sản xuất sau này.
- Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp:
+ Bố trí sản xuất là xác định phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền công nghệ,
máy móc thiết bị một cách hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng thời
phải tính đến các yếu tố tâm sinh lý và các yếu tố xã hội. Tại huế thì Tenamyd bố
trí các xưởng sản xuất nằm ở cạnh khu công nghiệp Phú Bài, điều này rất hợp lý vì
ở đây gần nguồn nguyên liệu, giao thông thuận lợi, gần sân bay thuận tiện cho việc
xuất nhập hàng.
- Lập kế hoạch các nguồn lực:
Lập kế hoạch các nguồn lực bao gồm việc xác định kế hoạch tổng hợp về nhu cầu
sản xuất, trên cơ sở đó lập kế hoạch về nguồn lực sản xuất nói
chung và kế hoạch về bố trí lao động, sử dụng máy móc thiết bị, kế hoạch chi tiết
về mua sắm nguyên vật liệu nhằm đảm bảo sản xuất diễn ra liên tục, với chi phí
thấp nhất.
c.8,Bộ phận chất lượng:
*Phó tổng giám đốc chất lượng:
Có chức năng lãnh đạo, điều khiển các phòng ban cấp dưới của mình, kiểm tra,
giám sát và ra những mệnh lệnh cần thiết .
*Phòng đảm bảo chất lượng:
- Giám sát việc thực hiện các quá trình theo quy định nhà nước.
- Giám sát thực hiện theo trình tự sản xuất, thủ tục ISO, các tiêu chí kiểm định chất
lượng. Lập báo cáo theo qui định của công ty, đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng.
*Phòng kiểm tra chất lượng:
Theo dõi, kiểm tra tỉ lệ và đánh giá cụ thể tình hình chất lượng sản phẩm trước khi
xuất xưởng. Theo dõi, tổng hợp, phân tích các phát sinh về chất lượng sản phẩm
trong quá trình sản xuất.Kiểm tra chất lựong sản phẩm theo những quy định của
công ty, phát hiện kịp thời những sai hỏng để có biện pháp khắc phục tạm thời.
*Phòng nghiên cứu và phát triển:
Chức năng của phòng này nghiên cứu dược phẩm và mỹ phẩm, thị hiếu của khách
hàng, tìm tòi những sản phẩm mới thu hút được mọi người và liên kết, liên doanh
với những công ty khác có uy tín để cho ra những sản phẩm chất lượng cao, vạch
ra hướng phát triển cho công ty.
*Phòng cơ điện:
Chức năng của phòng này là kiểm tra và giám sát tình trạng hoạt động toàn bộ các
thiết bị dây chuyền sản xuất trong công ty, thu thập các thông tin về tình trạng hoạt
động các hệ thống, cập nhật các sự cố, hư hỏng các hệ thống thiết bị, phối hợp với
các phòng ban khác lập kế hoạch thay thế, sữa chữa và các hạng mục cần dự phòng
đảm bảo thay thế kịp thời khi có dự cố. Tham mưu cho phó giám đốc về việc sửa
chữa, nâng cấp, chạy thử các thiết bị, dây chuyền sản xuất. Ngừng các máy móc
trong trừơng hợp khẩn cấp.
*Hệ thống quản lí chất lượng:
d, Ưu nhược điểm và cách khắc phục của mô hình hiện tại:
* Ưu điểm:
- Nhờ thực hiện dây chuyền chuyên môn hóa theo chức năng nên hiệu quả tác
nghiệp cao.
- Giải phóng tổng giám đốc,phó tổng giám đốc và các giám đốc bộ phận khỏi các
công tác sự vụ, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng tốt các kiến thức chuyên môn
- Đơn giản hóa việc đào tạo và dễ tìm kiếm nhà quản trị, tiêu chuẩn nghề nghiệp
và tư cách nhân viên được chú trọng cao.
- Những cấp trên được giải phóng khỏi khối lượng công việc nhờ sự giúp đỡ của
cấp dưới. Ta thấy như trong mô hình công ty dược phẩm trung ương medipharco
tenamyd dưới tổng giám đốc có sự giúp đở của 2 phó tổng giám đốc và hai giám
đốc chịu trách nhiệm về từng bộ phận. Nhờ sự giúp đỡ đó nên nhà quản trị-tổng
giám đốc không cần có kiến thức toàn diện.
- Sử dụng mô hình này medipharco tenamyd có thể khai thác nguồn lực của các
chuyên gia đầu ngành.
- Mô hình của công ty tenamyd theo kiểu chức năng dưới chóp bu lãnh đạo là đại
hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, tổng giám đốc được chia thành bốn bộ phận
riêng biệt là bộ phận kinh doanh, tài chính, sản xuất chất lượng, các trưởng bộ
phận báo cáo lên cấp trên trực tiếp, mỗi bộ phận được chia thành các tổ chuyên
trách nhỏ, việc phân nhỏ bộ phận lớn thể hiện sự chuyên môn hóa công việc cao
hơn.do đó kiến thức các kỹ năng của các nhân viên trong mỗi bộ phận chuyên sâu
hơn.
*Nhược điểm:
- Các cấp dứơi đồng thời nhận mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp và của lãnh đạo
các bộ phận chức năng như xửơng kem mở nước phải nhận lệnh từ giám đốc sản
xuất và phó tổng giám đốc chất lượng thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn.
- Quá trình chuyên môn hóa nên tạo ra cái nhìn quá hẹp với nhân viên chủ
chốt,mỗi bộ phận ,mỗi phòng ban chỉ chú trọng đến nhiệm vụ của riêng mình và
dường như quên đi nhiệm vụ chung ,làm việc máy móc rồi dẫn đén sự thiếu phối
hợp giiữa các phòng ban ,từ đó nhận thức cũng không rõ ràng đối với kết quả
cuối ,tốn kém chi phí.
- Sự phối hợp giữa lãnh đạo và các phòng ban chức năng gặp nhiều khó khăn.
*Biện pháp khắc phục:
- Chúng ta cần rõ ràng về trách nhiệm, cải thiện mối liên hệ giữa các phòng ban,
không chồng chéo nhiều nhiệm vụ lên một phòng ban vừa trực tiếp vừa gián tiếp,
bên cạnh đó cần phải đưa ra những quyết định phù hợp đối với từng loại sản phẩm,
linh hoạt sử dụng chi phí hiệu quả để đạt được kết quả tối ưu.
e, Mô hình mới:
*Dựa vào phân tích ở các phần trên nhóm chúng tôi nghĩ ra mô hình mới sau:
NV
NV
NV
NV
NV NV
NV NV NV NV NV
NV
Thiết kế và
nghiên cứu
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Sản xuất Kinh
doanh
Nhân sự Tài chính
Kiểm
định chất
lượng
Phân
phối
Kem mỡ
nước
VCB
không β
lactam
VCB
cephalospo
rin
Đông
dược
Bột bó
NV
NV
NVNV NV NV NV NV NV
NV NVNV
NV
NVNVNV
NV
NV
NVNVNVNVNV
*Ưu điểm của mô hình mới (mô hình ma trận):
Mô hình này đã phần nào khắc phục được nhược điểm của mô hình chức
năng, đã có sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng với các dự án sản
phẩm nhất định. Ví dụ đã có sự phối hợp giữa bộ phận kinh doanh hoặc
phân phối tiêu thụ với kem mở nước hoặc VCB, Mô hình này đã đáp
ứng được tình hình sản xuất có nhiều biến động, sử dụng nguồn lực một
cách có hiệu quả; đồng thời từ đó công ty có thể tiến hành sản xuất nhiều
sản phẩm, kết hợp với công tác nghiên cứu phát triển dược phẩm, mỹ
phẩm. Bên cạnh đó, mô hình này đă khắc phục được sự chồng chéo giữa
các chức năng của các bộ phận, từ đó khắc phục mâu thuẫn công việc
giữa các bộ phận.
Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra của cải vật chất đóng góp
vai trò cần thiết nhất định của đời sống địa phương. Doanh nghiệp cũng là một hệ
thống, một tập hợp các yếu tố có quan hệ logic và tác động qua lại lẫn nhau. Tập
hợp này được tổ chức theo kiểu liên kết chặt chẽ các hoạt động riêng lẽ của từng
cá nhân hợp thành. Mỗi tổ chức có cơ cấu riêng, vận động theo một cơ chế nhất
định và được điều khiển bởi trung tâm đầu não để thực hiện những nhiệm vụ nhằm
đạt được mục tiêu do doanh nghiệp đề ra. Lịch sử hình thành và hoàn thiện các
mô hình cơ cấu tổ chức quản lý là quá trình phân tích kế thưà những ưu điểm hợp
lý và loại trừ những nhược điểm hạn chế của cơ cấu trước. Nhờ vậy các mô hình
cơ cấu tổ chức ngày càng hoàn thiện và có tính ưu việt hơn.
Và trên đây là những tìm hiểu của nhóm chúng tôi về chuyên đề “Tìm hiểu mô
hình cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh trên địa bàn
Thừa Thiên Huế” mà cụ thể là mô hình cơ cấu tổ chức của công ty dược trung
ương Medipharco – Tenamyd. Qua đó các bạn chắc cũng hiểu được phần nào về
tầm quan trọng của việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị. Bởi lẽ khi các
nhà quản trị lựa chọn được mô hình cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp cho tổ chức vận
hành thông suốt trong suốt quá trình thức hiện mục tiêu của mình đồng thời tạo
điều kiện sử dụng tốt nhất yếu tố con người nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả hoạt động của tổ chức. Và việc xây dựng được một mô hình cơ cấu tổ
chức hoạt động hữu hiệu luôn là mong muốn của mọi nhà quản trị vì nó là điều
kiện cốt yếu để thực hiện tốt các chức năng còn lại của nhà quản trị. Là những
sinh viên của trường đại học kinh tế Huế và là những nhà quản trị tương lai, mong
rằng nhưng tìm hiểu trên của nhóm chúng tôi sẽ giúp ích một phần nào cho các
bạn. Trong quá trình nhóm thực hiện chuyên đề có thể có những thiếu sót, mong
rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm
ơn!