Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước, tình hình cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp nhà nước mà em biết.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.81 KB, 15 trang )

Tiểu luận Luật kinh tế
LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến rõ
rệt trong quá trình chuyển đổi cơ cấu. Từ tập trung kế hoạch hoá sang nền
kinh tế thị trường - Nền kinh tế mở, với nhiều loại hình doanh nghiệp hơn,
ra đời và song song cùng tồn tại với DNNN. Tuy nhiên cần khẳng định rằng
DNNN vẫn luôn là loại hình chủ chốt có ý nghĩa quyết định đối vớinền kinh
tế - chính trị của Việt Nam. Tại văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI Việt Nam
khẳng định vẫn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN tức
là DNNN là thành phần chỉ đạo của nền kinh tế mở.
Đặc điểm của DNNN là gì? Tại sao lại là loại hình chủ chốt? Không
phải ai cũng hiểu tường tận.
Mặt khác trong điều kiện hiện nay khi chủ trương "cổ phần hoá
DNNN" được nhà nước đưa ra ở văn kiện III: CPH DNNN. Đặc điểm
DNNN cần được hiểu rõ và quan tâm hơn nữa để nghiên cứu nhằm sửa đổi
và bổ sung Bộ Luật sao cho phù hợp hơn, vừa đảm bảo được quyền lợi nhà
nước vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xoá bỏ những đặc điểm
không phù hợp còn sót lại của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung ở những thập
niên trước.
Trong khuôn khổ tiểu luận "Đặc điểm của DNNN, tình hình cơ cấu tổ
chức của một doanh nghiệp nhà nước mà em biết" em xin được đề cập,
phân tích nhằm góp phần đóng góp để DNNN ngày càng hoàn thiện hơn
luôn là loại hình chủ chốt trong phát triển kinh tế.
Qua một thời gian nghiên cứu tìm tòi em thấy đây là một đề tài hay
tuy nhiên vẫn không tránh khỏi băn khoăn lo lắng bì:
Thứ nhất: đề tài rộng, ít người đề cập, thuộc phương diện của nhà
nước.
Thứ hai: Trên phương diện cá nhân, người viết đưa ra những nhận xét
còn mang tính chủ quan, phiến diện, một chiều do hiểu biết, kinh nghiệm
thực tế còn ít. Tuy nhiên đây là một đề tài hay và cách viết tiểu luận là một
cách tự tư duy khám phá vấn đề học hỏi được nhiều kiến thức.


1
Lê Thị Hiền - Lớp 507 - MSV: 2000A560
Tiểu luận Luật kinh tế
Nhân đây em xin chân thành cảm ơn thầy cô, khoa luật đã tạo điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn!
2
Lê Thị Hiền - Lớp 507 - MSV: 2000A560
Tiểu luận Luật kinh tế
CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Theo Sắc lệnh số 104/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ban hành ngày
1/1/1948, doanh nghiệp nhà nước được gọi là doanh nghiệp quốc gia. Điều 2
Sắc lệnh này ghi nhận: "Doanh nghiệp quốc gia là một doanh nghiệp thuộc
quyền sở hữu của quốc gia và do quốc gia điều khiển". Sau đó, những đơn vị
kinh tế của Nhà nước được gọi là xí nghiệp quốc doanh, lâm trường quốc
doanh (trong nông nghiệp), cửa hàng quốc doanh (trong thương nghiệp)…
Thuật ngữ doanh nghiệp nhà nước được sử dụng chính thức trong
Nghị định 338/HĐBT ngày 20/11/1991 ban hành Quy chế về thành lập và
giải thể doanh nghiệp nhà nước. Điều 1 Nghị định này đã định nghĩa: Doanh
nghiệp nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn
và quản lí với tư cách chủ sở hữu.
Doanh nghiệp nhà nước là pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật
và bình đẳng trước pháp luật.
Hiện nay, khái niệm doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa trong
Điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước như sau: "Doanh nghiệp nhà nước là tổ
chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lí, hoạt
động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế, xã hội do Nhà nước giao".
2. Đặc điểm của DNNN

a) DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập
Điều này thể hiện ở chỗ tất cả các DNNN đều do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trực tiếp kí quyết định thành lập khi thấy việc thành lập doanh
nghiệp là cần thiết. Các loại hình doanh nghiệp khác không phải do Nhà ước
trực tiếp thành lập mà chỉ cho phép thành lập trên cơ sở xin thành lập của
người hoặc những người muốn thành lập doanh nghiệp.
3
Lê Thị Hiền - Lớp 507 - MSV: 2000A560
Tiểu luận Luật kinh tế
b) Tài sản trong doanh nghiệp là một bộ phận tài sản của nhà nước
DNNN do Nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữu của Nhà nước.
Sau khi được thành lập, DNNN là chủ thể kinh doanh nhưng chủ thể kinh
doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người quản lí và
kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước phải
chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn được
Nhà nước giao để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
c) DNNN là đối tượng quản lí trực tiếp của Nhà nước
DNNN do Nhà nước đầu tư vốn để thành lập cho nên bản thân doanh
nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước. DNNN là cơ sở kinh tế của Nhà nước,
do đó, Nhà nước phải quan tâm đến DNNN. Tất cả các DNNN đều chịu sự
quản lí trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp của
Chính phủ. Thủ trưởng cơ quan quản lí Nhà nước của doanh nghiệp được
Chính phủ uỷ quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước của doanh nghiệp được
Chính phủ uỷ quyền đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước. Giám
đốc DNNN do cơ quan quản lý của doanh nghiệp bổ nhiệm và chịu sự kiểm
tra giám sát của cơ quan này. Hiện nay, Nhà nước đang nghiên cứu để xoá
bỏ cơ quan chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước nhưng điều đó không
có nghĩa là Nhà nước sẽ buông lỏng quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước.
Nhà nước sẽ có cơ chế khác để thực hiện quyền sở hữu của mình đối với
DNNN. Cụ thể là ngày 27/5/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/CP

về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Tổng cục quản lí vốn và tài sản
nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước.
d) DNNN là tổ chức có tư cách pháp nhân
Thể hiện hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và đảm bảo lãi. Sau khi
được Nhà nước thành lập, doanh nghiệp nhà nước trở thành chủ thể kinh
doanh độc lập cả về kinh tế và pháp lí. Doanh nghiệp có tài sản riêng (tài sản
của DNNN là tài sản của Nhà nước nhưng được tách biệt với số tài sản của
nhà nước), doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm độc lập về số tài sản này và
4
Lê Thị Hiền - Lớp 507 - MSV: 2000A560
Tiểu luận Luật kinh tế
cũng chỉ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số
vốn do doanh nghiệp quản lí (trách nhiệm hữu hạn). DNNN có cơ cấu tổ
chức thống nhất, đó là hội đồng quản trị, giám đốc và bộ máy giúp việc hoặc
giám đốc và bộ máy giúp việc tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp. DNNN có
thể nhân danh mình mà tham gia các quan hệ pháp luật và có thể trở thành
nguyên đơn hoặc bị đơn trong quan hệ tố tụng.
Là đơn vị kinh tế, DNNN có nguồn thu để đảm bảo nguồn chi của
mình chứ không phải là cơ quan dự toán như các cơ quan khác của Chính
phủ.
e) DNNN thực hiện mục tiêu nhà nước giao
Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước, DNNN phải thực hiện
mục tiêu mà Nhà nước giao. Đối với DNNN hoạt động kinh doanh thì
DNNN đó phải kinh doanh có hiệu quả, nếu đó là doanh nghiệp công ích thì
hoạt động của nó phải đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội.
f) DNNN hoạt động theo Luật Nhà nước
Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp, bảo đảm sự bình
đẳng trước pháp luật của các DNNN.
Chính phủ qui định cụ thể việc thi hành Luật này đối với DNNN hoạt
động công ích trong một số lĩnh vực đặc biệt quan trọng và trực tiếp phục vụ

quốc phòng, an ninh.
5
Lê Thị Hiền - Lớp 507 - MSV: 2000A560
Tiểu luận Luật kinh tế
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC
TẠI CÔNG TY VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC
I. Đặc điểm của công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tổng công ty vải sợi may mặc là một đơn vị trực thuộc Bộ thương mại
thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, được thành lập theo
quyết định số 173/BTN-TCCB ngày 27 tháng 05 năm 1957. Sau dó công ty
đổi tên thành Công ty vải sợi may mặc miền Bắc theo quyết định số
107/TM/TCCB ngày 22 tháng 02 năm 1995, có trụ sở giao dịch tại số 2
Phan Chu Trinh.
- Công ty có các đơn vị trực thuộc sau:
+ Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung
Số 79 Lạc Trung - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
+ Xí nghiệp sản xuất hàng may xuất khẩu Giáp Bát
Km đường Giải phóng - quận Đống Đa - Hà Nội
+ Trạm vải sợi Đức Giang
Thị trấn Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội
+ Chi nhánh vải sợi may mặc Hải Phòng
69 Điện Biên Phủ - quận Hồng Bàng- Hải Phòng.
+ Chi nhánh vải sợi may mặc Nam Hà
Số 1 Trần Hưng Đạo - TP Nam Định
+ Chi nhánh vải sợi may mặc TP Hồ Chí Minh
45 Trương Quốc Dung - quận Phú Nhuận - TP Hồ Chí Minh
2. Trách nhiệm và quyền hạn của công ty
- Kinh doanh theo đúng nội dung đã quy định

- Thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ cấp trên giao và nghĩa vụ đối với
Nhà nước theo quy định.
6
Lê Thị Hiền - Lớp 507 - MSV: 2000A560

×