Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Giáo trình Công tác văn thư trong tổ chức Đảng - Đoàn thể (Nghề: Kế toán tin học - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 67 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XƠ

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: CƠNG TÁC VĂN THƯ
TRONG TỔ CHỨC ĐẢNG - ĐỒN THỂ
NGHỀ: KẾ TỐN TIN HỌC
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: 979/QĐ-CĐVX- ĐT, ngày 12 tháng 12 năm
2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện xây dựng Việt Xô

Ninh Bình, năm 2019


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng
nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu công tác văn thư trong Đảng Đồn
thể. Chúng tơi tiến hành soạn giáo trình mơn Cơng tác văn thư trong tổ chức Đảng
Đồn thể
Trong q trình soạn thảo có sử dụng các tài liệu tham khảo:
- Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội: Giáo trình, tập bài giảng "Nghiệp vụ văn thư
trong các cơ quan Đảng - Đoàn thể";
- Hệ thống bài tập, bài thực hành;
- Hệ thống các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Đảng và 6 tổ chức chính trị - xã hội
Trong q trình soạn thảo khơng thể tránh khỏi những sai sót mong được nhận
được ý kiến đóng góp. Xin chân thành cảm ơn!
Ngày 10 tháng 6 năm 2019


Tham gia biên soạn
Chủ biên: CN. Đinh Thanh Nghị


MỤC LỤC

Trang

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................................................. 2
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG CƠ QUAN ĐẢNG.................................................. 6

1. Hệ thống văn bản của Đảng ....................................................................................... 6
1.1. Các loại văn bản của Đảng và thẩm quyền ban hành.............................................. 6
1.2. Thể thức văn bản của Đảng ................................................................................... 14
2. Quản lý văn bản đến, văn bản đi .............................................................................. 48
2.1. Quản lý văn bản đến .............................................................................................. 48
2.2. Quản lý văn bản đi ................................................................................................ 54
3. Lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào lưu trữ .......................................................................... 59
3.1. Lập hồ sơ ............................................................................................................... 60
3.2. Giao, nhận hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan ..................................................... 64
4. Quản lý và sử dụng con dấu ..................................................................................... 65
4.1. Những vấn đề chung.............................................................................................. 65
4.2. Quy định về quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư ......................... 66
CÂU HỎI ........................................................................................................................................... 67
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI ............... 68

1. Cơng tác văn thư trong tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh ..................................... 68
1.1. Các loại văn bản và thẩm quyền ban hành. ........................................................... 68
1.2. Quản lý văn bản Đi- Đến....................................................................................... 98

1.3. Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ hiện hành của Đoàn thanh niên CS Hồ
Chí Minh....................................................................................................................... 98
1.4. Các loại dấu và sử dụng con dấu .......................................................................... 99
2. CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
...................................................................................................................................... 99
2.1. Các loại văn bản và thẩm quyền ban hành ............................................................ 99
2.2. Quản lý văn bản đi - đến ..................................................................................... 109
2.3. Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ hiện hành của Tổng liên đoàn lao động
.................................................................................................................................... 110
2.4. Các loại dấu và sử dụng con dấu ......................................................................... 110


3. CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM. ........... 110
3.1. Các loại văn bản và thẩm quyền ban hành. ......................................................... 110
3.2. Quản lý văn bản Đi- Đến..................................................................................... 128
3.3. Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ hiện hành của Tổng liên đoàn lao động
.................................................................................................................................... 128
3.4. Đối với việc quản lý và sử dụng con dấu ........................................................... 129
IV. CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG CÁC TỔ CHỨC HÔI CỰU CHIẾN BINH
VIỆT NAM................................................................................................................. 129
1. Các loại văn bản và thẩm quyền ban hành ............................................................. 129
2. Quản lý văn bản đi - đến ........................................................................................ 131
3. Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ hiện hành của hội cựu chiến binh Việt
Nam ............................................................................................................................ 132
4. Quản lý và sử dụng con dấu ................................................................................... 132
V. CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG CÁC TỔ CHỨC HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM .. 132

1. Các loại văn bản và thẩm quyền ban hành ............................................................. 132
2. Quản lý văn bản đi - đến ........................................................................................ 134
3. Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ ................................................................ 134

4. Đối với việc quản lý và sử dụng con dấu ............................................................... 135
VI. CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG CÁC TỔ CHỨC HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM ............... 135

1.CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ THẨM QUYỀN BAN HÀNH .................................. 135
2. Quản lý văn bản Đi - Đến....................................................................................... 138
3. Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ hiện hành của Hội nông dân Việt Nam . 139
4. Quản lý và sử dụng con dấu ................................................................................... 139
CÂU HỎI ......................................................................................................................................... 139


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: CƠNG TÁC VĂN THƯ TRONG CƠ QUAN ĐẢNG-ĐỒN THỂ
Mã mơn học: MH29
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
Vị trí: Là một trong những mơn học có mối quan hệ chặt chẽ với nghề văn thư
và được giảng dạy vào học ký 1 năm thứ hai.
- Tính chất mơn học: Là mơn học tự chọn.
MỤC TIÊU MƠN HỌC:
- Về kiến thức
+ Trình bày được nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;
+ Kể tên hệ thống văn bản của các cơ quan, tổ chức Đảng
+ Nêu được tên các văn bản về thẩm quyền ban hành và kỹ thuật soạn thảo văn
bản đối với các cơ quan, tổ chức Đảng;
+ Trình bày các quy trình về tổ chức soạn thảo, quản lý văn bản đến, quản lý văn
bản đi trong các cơ quan Đảng;
+ Trình bày các đặc trưng lập hồ sơ và sắp xếp văn bản trong một hồ sơ;
+ Nêu trách nhiệm và thủ tục giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan của
các cơ quan, tổ chức Đảng.
-Về kỹ năng:
+ Phân biệt rõ hệ thống tổ chức các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và

các tổ chức chính trị - xã hội;
+ Phân biệt cụ thể hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nước;
+ Biết vận dụng chính xác các văn bản hướng dẫn về kỹ thuật soạn thảo văn
bản đối với mỗi cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước. Nhận biết sự khác biệt giữa các
văn bản đó;
+ Thao tác nhanh gọn, chính xác, đúng quy định, rõ ràng, sạch, đẹp đối với các
quy trình nghiệp vụ văn thư như: soạn thảo văn bản, giải quyết, quản lý văn bản; phục
vụ các nhu cầu sử dụng bản lưu; nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ...
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự giác, tích cực, cẩn thận trong q
trình học tập


CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG CƠ QUAN ĐẢNG
Mã chương: MH29.01
Mục tiêu:
- Trình bày được các loại văn bản của Đảng và thẩm quyền ban hành;
- Mô tả được quy trình quản lý văn bản đến, văn bản đi trong cơ quan Đảng
- Trình bày được phương pháp lập hồ sơ Trong các cơ quan Đảng
- Trình bày được các loại dấu và sử dụng con dấu trong cơ quan Đảng
- Thể hiện thái độ tự giác, tích cực, cẩn thận trong q trình học tập
Nội dung chính
1. Hệ thống văn bản của Đảng
1.1. Các loại văn bản của Đảng và thẩm quyền ban hành
a. Văn bản của Đảng
Văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết để ghi lại
hoạt động của các tổ chức Đảng do các cấp ủy, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của
Đảng ban hành theo quy định của Điều lệ Đảng và của Trung ương.
- Thể loại văn bản của Đảng
Thể loại văn bản là tên gọi của từng loại văn bản, phù hợp với tính chất, nội dung và
mục đích ban hành văn bản của Đảng.

- Hệ thống văn bản của Đảng
Hệ thống văn bản của Đảng gồm toàn bộ các loại văn bản của Đảng được sử dụng
trong hoạt động của hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở.
Hệ thống văn bản của Đảng
1. Cương lĩnh chính trị
Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường
lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất định.
2. Điều lệ Đảng
Điều lệ Đảng là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ
chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền hạn của đảng viên và các tổ chức Đảng.
3. Chiến lược
Chiến lược là văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu chủ yếu và các
giải pháp có tính tồn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực trong một giai
đoạn nhất định.


4. Nghị quyết
Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ
quan lãnh đạo Đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách,
kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.
5. Quyết định
Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết
định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền
hạn của cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng.
6. Chỉ thị
Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng cấp dưới thực
hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.
7. Kết luận
Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng về

những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể.
8. Quy chế
Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề
lối làm việc của cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng.
9. Quy định
Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về
một lĩnh vực công tác nhất định của cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng hoặc trong hệ
thống các cơ quan chun mơn có cùng chức năng, nhiệm vụ.
10. Thông tri
Thông tri là văn bản chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức, cơ quan
Đảng cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị ... của cấp ủy, hoặc thực hiện
một nhiệm vụ cụ thể.
11. Hướng dẫn
Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của
cấp ủy hoặc của cơ quan Đảng cấp trên.
12. Thông báo
Thông báo là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, một sự việc cụ thể để các cơ
quan, cá nhân có liên quan biết hoặc thực hiện.
13. Thông cáo
Thông cáo là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng.
14. Tuyên bố
Tuyên bố là văn bản dùng để chính thức cơng bố lập trường, quan điểm, thái độ của
Đảng về một sự kiện, sự việc quan trọng.
15. Lời kêu gọi


Lời kêu gọi là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực hiện một
nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị.
16. Báo cáo
Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp ủy, tổ

chức, cơ quan Đảng hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định.
17. Kế hoạch
Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần
hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ
sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.
18. Quy hoạch
Quy hoạch là văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp lớn cho một vấn
đề, một lĩnh vực cần thực hiện trong một thời gian tương đối dài, nhiều năm.
19. Chương trình
Chương trình là văn bản dùng để sắp xếp nội dung công tác, lịch làm việc cụ thể của
cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng hoặc của các đồng chí lãnh đạo trong một thời gian
nhất định.
20. Đề án
Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết
một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
21. Tờ trình
Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát về một đề án, một vấn đề, một dự
thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định.
22. Công văn
Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các cơng việc cụ thể trong q trình
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng.
23. Biên bản
Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại
hội Đảng và các hội nghị của cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng.
24. Các loại giấy tờ hành chính
1- Giấy giới thiệu là loại giấy tờ dùng để cấp cho cán bộ, nhân viên liên hệ
công tác hoặc giải quyết các công việc cần thiết cho bản thân cán bộ, nhân viên của cơ
quan.
2- Giấy chứng nhận (hoặc giấy xác nhận, thẻ chứng nhận) là loại giấy tờ dùng để xác
nhận về một sự việc hoặc về nhân sự.

3- Giấy đi đường là loại giấy tờ cấp cho cán bộ, nhân viên đi công tác. Giấy có giá trị
thanh tốn cơng tác phí theo chế độ Nhà nước quy định,
4- Giấy nghỉ phép là giấy tờ cấp cho cán bộ, nhân viên nghỉ phép ở địa phương khác.


Giấy nghỉ phép làm căn cứ thanh toán tiền tàu xe theo chế độ Nhà nước quy định.
5- Phiếu gửi là loại giấy tờ dùng để gửi kèm theo tài liệu. Cơ quan hay người nhận tài
liệu cần ghi đủ các yêu cầu ghi trên phiếu và gửi trả lại cho cơ quan gửi tài liệu.
b. Thẩm quyền ban hành văn bản của Đảng
*Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp Trung ương
1 Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành :
- Cương lĩnh chính trị,
- Điều lệ Đảng,
- Chiến lược,
- Nghị quyết,
- Quy chế,
- Thông báo,
- Thông cáo,
- Tuyên bố,
- Lời kêu gọi,
2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- Chiến lược,
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông báo,
- Thông cáo,
- Tuyên bố,

- Lời kêu gọi,
- Báo cáo.
3 Bộ Chính trị ban hành :


- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Chỉ thị,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông báo,
- Báo cáo.
4 Thường vụ Bộ Chính trị ban hành:
- Kết luận,
- Thơng tri,
- Hướng dẫn,
- Thông báo,
- Báo cáo.
*Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi
chung là cấp tỉnh)
1 Đại hội đại biểu đảng bộ cấp tỉnh, thành phố ban hành:
- Nghị quyết,
- Quy chế,
- Thông báo.
2 Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố (gọi tắt là tỉnh uỷ, thành uỷ) ban hành:
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Kết luận,
- Quy chế,

- Quy định,
- Thông báo,
- Báo cáo.


3 Ban Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ ban hành:
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Chỉ thị,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông tri,
- Hướng dẫn,
- Thông báo,
- Báo cáo.
*Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện, quận, thị, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là cấp huyện)
1 Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ban hành :
- Nghị quyết,
- Quy chế,
- Thông báo.
2 Ban Chấp hành đảng bộ huyện (gọi tắt là huyện uỷ) ban hành :
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông báo,
- Báo cáo.

3 Ban Thường vụ huyện uỷ ban hành :
- Nghị quyết,
- Quyết định,


- Chỉ thị,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông tri,
- Hướng dẫn,
- Thông báo,
- Báo cáo.
*Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở.
1 Đại hội đảng bộ (đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên) ban hành :
- Nghị quyết.
2 Ban Chấp hành đảng bộ cơ sở ban hành:
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông báo,
- Báo cáo,
3 Ban Thường vụ cấp uỷ ban hành :
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Kết luận,
- Quy định,
- Thông báo,

- Báo cáo.
*Tổ chức Đảng được lập ra theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc theo quyết
định của Bộ Chính trị


- Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, các đảng uỷ khối
các cơ -quan Trung ương và các đảng uỷ trực thuộc Trung ương được ban hành các
loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương .
- Các đảng uỷ trực thuộc tỉnh, thành uỷ được ban hành các loại văn bản tương
ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện.
- Các đảng uỷ trực thuộc huyện, quận, thị, thành phố trực thuộc tỉnh được ban
hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở.
*Các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ các cấp ban hành :
- Quyết định,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Hướng dẫn,
- Thơng báo,
- Báo cáo.
*Các đảng đồn, ban cán sự Đảng các cấp ban hành:
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Chỉ thị,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông báo
- Báo cáo.

Ngoài thẩm quyền ban hành các thể loại văn bản được quy định trên, các cấp
uỷ, tổ chức, cơ quan đảng tuỳ tình hình được ban hành các thể loại văn bản như: kế
hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, cơng văn, biên bản và các giấy tờ
hành chính được nêu tại điều 5 của bản quy định này.


1.2. Thể thức văn bản của Đảng
Thể thức văn bản của Đảng bao gồm các thành phần cần thiết của văn bản được
trình bày đúng quy định để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn của văn bản.
*Các thành phần thể thức bắt buộc
Mỗi văn bản chính thức của Đảng bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức
sau đây:
- Tiêu đề "Đảng Cộng sản Việt Nam",
- Tên cơ quan ban hành văn bản,
- Số và ký hiệu văn bản,
- Địa điểm và ngày, tháng, năm ban hành văn bản,
- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản,
- Phần nội dung văn bản,
- Chữ ký, thể thức để ký và dấu cơ quan ban hành văn bản,
- Nơi nhận văn bản.
*Các thành phần thể thức bổ sung
Ngoài các thành phần thể thức bắt buộc được quy định tại điều 15, đối với từng
văn bản cụ thể, tuỳ theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức
sau đây:
- Dấu chỉ mức độ mật (mật, tối mật, tuyệt mật)
- Dấu chỉ mức độ khẩn ( khẩn, thượng khẩn, hoả tốc hẹn giờ),
- Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, giao dịch, bản thảo và tài liệu hội nghị.
Các thành phần thể thức bổ sung do người ký văn bản quyết định.
*Bản chính, bản sao và các thành phần thể thức bản sao
- Bản chính là bản hồn chỉnh, đúng thể thức, có chữ ký trực tiếp của người có

thẩm quyền và dấu của cơ quan ban hành.
- Bản sao và các thành phần thể thức bản sao
Bản sao là bản sao lại nguyên văn hoặc trích sao một phần nội dung từ bản
chính. Văn bản sao dưới mọi hình thức đều phải đảm bảo đủ các thành phần thể thức
bản sao sau đây:
- Tên cơ quan sao văn bản,


- Số và ký hiệu bản sao,
- Địa điểm và ngày, tháng, năm sao văn bản,
- Chức vụ và chữ ký, họ tên người ký sao và dấu cơ quan sao,
- Nơi nhận bản sao.
*Mẫu thể thức các văn bản của Đảng:
Các thành phần thể thức bắt buộc
- Tiêu đề "Đảng Cộng sản Việt Nam"
Tiêu đề "Đảng Cộng sản Việt Nam" là thành phần thể thức xác định văn bản của
Đảng. Tiêu đề được trình bày trang đầu, góc phải, dịng đầu; phía dưới có đường kẻ
ngang để phân cách với địa điểm và ngày, tháng, năm ban hành văn bản. Đường kẻ có
độ dài bằng độ dài tiêu đề (ơ số 1 - mẫu 1).
Ví dụ:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
2. Tên cơ quan ban hành văn bản
Tên cơ quan ban hành văn bản là thành phần thể thức xác định tác giả văn bản. Tên cơ
quan ban hành được ghi như sau:
a. Văn bản của đại hội đảng các cấp ghi tên cơ quan ban hành văn bản là đại
hội đảng bộ cấp đó; ghi rõ đại hội đại biểu hay đại hội toàn thể đảng viên lần thứ
mấy hoặc thời gian của nhiệm kỳ. Văn bản do đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm
tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu ban hành thì ghi tên cơ quan ban hành là đoàn chủ
tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu.
- Văn bản của Đại hội Đảng tồn quốc

Ví dụ:
+ Văn bản của Đại hội
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
LẦN THỨ...
*
+ Văn bản của Đồn Chủ tịch
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TỒN QUỐC
LẦN THỨ...


ĐỒN CHỦ TỊCH
*
+ Văn bản của Đồn Thư ký
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
LẦN THỨ...
ĐOÀN THƯ KÝ
*
+ Văn bản của Ban Thẩm tra tư cách đại biểu
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
LẦN THỨ...
BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU
*
+ Văn bản của Ban Kiểm phiếu
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
LẦN THỨ...
BAN KIỂM PHIẾU
*
- Văn bản của đại hội các đảng bộ cấp tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung
ương.
Ví dụ:

+ Văn bản của đại hội
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA
LẦN THỨ...
*
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ KHỐI I CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
LẦN THỨ...


*
+ Văn bản của đoàn chủ tịch
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LẦN THỨ...
ĐOÀN CHỦ TỊCH
*
- Văn bản của đại hội đảng bộ cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh).
Ví dụ:
+ Văn bản của đại hội
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ HUYỆN MƯỜNG LAY
LẦN THỨ...
*
+ Văn bản của đoàn thư ký
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ THỊ XÃ TÂN AN
LẦN THỨ...
ĐOÀN THƯ KÝ

*
- Văn bản của đại hội đảng bộ cơ sở
Ví dụ:
+ Văn bản của đại hội đại biểu đảng viên
* Văn bản của đại hội
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ XÃ TÙNG ẢNH


NHIỆM KỲ...
*
* Văn bản của ban thẩm tra tư cách đại biểu
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ THỊ TRẤN ĐÔ LƯƠNG
NHIỆM KỲ...
BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU
*
+ Văn bản của đại hội toàn thể đảng viên
* Văn bản của đại hội
ĐẠI HỘI
ĐẢNG BỘ XÃ DIÊN THANH
NHIỆM KỲ...
*
* Văn bản của ban kiểm phiếu
ĐẠI HỘI
ĐẢNG BỘ THỊ TRẤN PHÚ HOÀ
NHIỆM KỲ...
BAN KIỂM PHIẾU
*
b. Văn bản của cấp uỷ từ Trung ương đến cơ sở và chi bộ hoặc đảng bộ bộ phận

trực thuộc đảng uỷ cơ sở ghi tên cơ quan ban hành văn bản như sau:
- Văn bản của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ghi
chung là:
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
*
- Văn bản của ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố, đảng bộ trực thuộc Trung
ương và của ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương ghi
chung là tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ.


Ví dụ:
TỈNH UỶ HẢI DƯƠNG
*
ĐẢNG UỶ CƠNG AN TRUNG ƯƠNG
*
- Văn bản của ban chấp hành đảng bộ huyện, quận và tương đương, văn bản của
ban thường vụ huyện uỷ, quận uỷ và tương đương ghi chung là huyện uỷ, quận uỷ,
đảng uỷ... và tên của đảng bộ cấp trên trực tiếp.
Ví dụ:
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
QUẬN UỶ HỒN KIẾM
*
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH
HUYỆN UỶ NGHI XUÂN
*
ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG
THÀNH UỶ MỸ THO
*
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY
ĐẢNG UỶ DÂN - CHÍNH - ĐẢNG

*
- Văn bản của ban chấp hành đảng bộ cơ sở và của ban thường vụ đảng uỷ cơ sở
ghi chung là đảng uỷ và tên đảng bộ cấp trên trực tiếp.
Ví dụ:
ĐẢNG BỘ HUYỆN NAM ĐÀN
ĐẢNG UỶ XÃ NAM XUÂN
*
ĐẢNG BỘ QUẬN BA ĐÌNH
ĐẢNG UỶ PHƯỜNG NGỌC HÀ


*
- Văn bản của đảng uỷ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở ghi tên đảng uỷ bộ phận
đó và tên của đảng bộ cơ sở cấp trên trực tiếp.
Ví dụ:
ĐẢNG BỘ VĂN PHỊNG CHÍNH PHỦ
ĐẢNG UỶ NHÀ KHÁCH 37 HÙNG VƯƠNG
*
- Văn bản của chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở và chi bộ trực thuộc
đảng uỷ bộ phận ghi chung là chi bộ và tên đảng bộ cấp trên trực tiếp.
Ví dụ:
ĐẢNG BỘ HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
CHI BỘ XÃ ĐA MY
*
ĐẢNG BỘ XÃ TIẾN THUỶ
CHI BỘ XĨM PHONG THẮNG
*
ĐẢNG BỘ TỔNG CƠNG TY HỒ TÂY
CHI BỘ PHỊNG TÀI CHÍNH-KẾ TỐN
*

c. Văn bản của các tổ chức, cơ quan đảng được lập theo quyết định của cấp uỷ
(ban tham mưu giúp việc, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội
đồng hoạt động có thời hạn của cấp uỷ) ghi tên cơ quan ban hành văn bản và tên cấp
uỷ mà cơ quan đó trực thuộc.
- Văn bản của các ban tham mưu giúp việc Trung ương
Ví dụ:
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TỔ CHỨC
*
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG


VĂN PHỊNG
*
- Văn bản của các đảng đồn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương.
Ví dụ:
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG ĐỒN
HỘI NƠNG DÂN VIỆT NAM
*
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN CÁN SỰ ĐẢNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*
- Văn bản của ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng trực thuộc Trung ương.
Ví dụ:
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG 6(2)
*
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

TIỂU BAN
TỔ CHỨC PHỤC VỤ ĐẠI HỘI IX
*
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN
*
- Văn bản của các ban tham mưu giúp việc cấp uỷ tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
Ví dụ:
TỈNH UỶ HỊA BÌNH


BAN DÂN VẬN
*
TỈNH UỶ TÂY NINH
VĂN PHÒNG
*
- Văn bản của các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ.
Ví dụ:
THÀNH UỶ HÀ NỘI
ĐẢNG ĐỒN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
*
TỈNH UỶ CÀ MAU
BAN CÁN SỰ ĐẢNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
*
- Văn bản của tiểu ban, ban chỉ đạo, hội đồng... hoạt động có thời hạn trực thuộc
tỉnh uỷ, thành uỷ.
Ví dụ:

TỈNH UỶ TUYÊN QUANG
TIỂU BAN VĂN KIỆN
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ LẦN THỨ XVIII
*
TỈNH UỶ AN GIANG
BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG 6 (2)
*
- Văn bản của các ban tham mưu giúp việc cấp uỷ huyện, quận, thị, thành phố
thuộc tỉnh.
Ví dụ:


HUYỆN UỶ VỤ BẢN
BAN TUYÊN GIÁO
*
- Văn bản do liên cơ quan ban hành, thì ghi đủ tên các cơ quan ban hành văn
bản. Cơ quan nào chủ trì thì tên cơ quan đó xếp trước. Giữa tên các cơ quan ban hành
có dấu gạch nối (-).
Ví dụ:
Văn bản của liên Ban Tổ chức Trung ương và Văn phòng Trung ương
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TỔ CHỨC - VĂN PHÒNG
*
Tên cơ quan ban hành văn bản và tên cơ quan cấp trên (nếu có) được trình bày ở
trang đầu, bên trái, ngang với dịng tiêu đề, phía dưới có dấu sao (*) để phân cách với số
và ký hiệu văn bản (ô số 2 - mẫu 1).
3. Số và ký hiệu văn bản
a. Số văn bản là số thứ tự được ghi liên tục từ số 01 cho mỗi loại văn bản của
cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, ban tham mưu giúp việc cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng
trực thuộc cấp uỷ ban hành trong một nhiệm kỳ của cấp uỷ đó. Nhiệm kỳ cấp uỷ được

tính từ ngày liền kề sau ngày bế mạc đại hội đảng bộ lần này đến hết ngày bế mạc đại
hội đảng bộ lần kế tiếp.
Văn bản của liên cơ quan ban hành thì số văn bản được ghi theo cùng loại văn
bản của cơ quan chủ trì ban hành văn bản đó.
Số văn bản viết bằng chữ số Ả Rập.
b. Ký hiệu văn bản gồm 2 nhóm chữ viết tắt của tên thể loại văn bản và tên cơ quan
(hoặc liên cơ quan) ban hành văn bản.
Ghi đủ tên tắt của cơ quan hoặc liên cơ quan ban hành; riêng cụm từ "Trung ương"
viết tắt là "TW"; giữa số và ký hiệu có dấu gạch ngang nối (-), giữa tên loại văn bản và tên
cơ quan có dấu gạch chéo (/).
Số và ký hiệu văn bản được trình bày cân đối dưới tên cơ quan ban hành văn bản
(ô số 3 - mẫu 1).
Ví dụ:


Quyết định của Ban Khoa giáo Trung ương ghi số và ký hiệu:
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN KHOA GIÁO
*
Số 127-QĐ/BKGTW
Hướng dẫn của Văn phòng Tỉnh uỷ Cà Mau ghi số và ký hiệu:
TỈNH UỶ CÀ MAU
VĂN PHỊNG
*
Số 45-HD/VPTU
Cơng văn của Văn phòng Huyện uỷ Trạm Tấu ghi số và ký hiệu:
HUYỆN UỶ TRẠM TẤU
VĂN PHÒNG
*
Số 150-CV/VPHU

c. Những số và ký hiệu đặc thù được vận dụng thống nhất:
- Một số tên loại văn bản được ghi thống nhất ký hiệu để tránh trùng lắp khi viết
tắt như sau:
Quyết định và quy định: QĐ
Chỉ thị: CT
Chương trình: CTr
Thơng tri: TT
Tờ trình: TTr
- Văn bản của uỷ ban kiểm tra:
+ Văn bản của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương: UBKTTW
+ Văn bản của uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ: UBKTTU
- Văn bản của các đảng uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng viết tắt ký hiệu tên cơ
quan ban hành như sau:


+ Văn bản của các đảng uỷ:
Đảng uỷ quân sự các cấp: ĐUQS
Đảng uỷ công an các cấp: ĐUCA
Đảng uỷ biên phòng tỉnh, huyện: ĐUBP
Các đảng uỷ khối cơ quan trực thuộc Trung ương, tỉnh, thành uỷ: ĐUK
Các đảng uỷ khác: ĐU
+ Văn bản của các đảng đoàn: ĐĐ
+ Văn bản của các ban cán sự đảng: BCSĐ
- Số và ký hiệu văn bản của đại hội đảng bộ các cấp (đoàn chủ tịch, đoàn thư ký,
ban thẩm tra tư cách đại biểu và ban kiểm phiếu) được đánh liên tục từ số 01 cho tất
cả các loại văn bản kể từ ngày khai mạc đến hết ngày bế mạc đại hội với ký hiệu
là: Số... /ĐH.
- Số và ký hiệu văn bản của ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng, đồn kiểm tra, tổ
cơng tác,...của cấp uỷ được đánh liên tục từ số 01 cho tất cả các loại văn bản của
từng ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng theo nhiệm kỳ cấp uỷ; ký hiệu là tên viết tắt của

ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng(BCĐ, TB, HĐ)...
- Thể loại quyết định và quy định khi ban hành độc lập của cùng một cơ quan
được đánh chung một hệ thống số-ký hiệu.
4. Địa điểm và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
a. Địa điểm ban hành văn bản
Văn bản của các cơ quan đảng cấp trung ương và của cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương ghi địa điểm ban hành văn bản là tênthành phố, hoặc thị xã tỉnh
lỵ mà cơ quan ban hành văn bản có trụ sở.
Văn bản của các cơ quan đảng cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ghi địa
điểm ban hành văn bản là tên riêng của huyện, quận, thị xã, thành phố đó.
Văn bản của cơ quan đảng cấp cơ sở xã, phường, thị trấn ghi địa điểm ban hành
văn bản là tên riêng của xã, phường, thị trấn đó.
Những địa danh hành chính mang tên người, địa danh một âm tiết, địa danh theo số
thứ tự thì trước tên người, tên riêng một âm tiết, số thứ tự ghi thêm cấp hành chính của địa
điểm ban hành văn bản là thành phố, huyện, quận, thị xã, xã, phường, thị trấn.
Ví dụ:


×