Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hiệu quả cải thiện chức năng hô hấp của tập thở bằng dụng cụ trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện Quân Y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.12 KB, 13 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2022

HIỆU QUẢ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG HÔ HẤP CỦA TẬP THỞ
BẰNG DỤNG CỤ TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TIM HỞ
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nguyễn Đức Toàn1, Nguyễn Ngọc Trung1, Nguyễn Thế Kiên1
Lê Bá Hạnh1, Hoàng Thế Anh1, Khuất Duy Hòa1
Nguyễn Thanh Tùng1, Lê Ngọc Vũ2
Dương Thế Thịnh3, Vũ Đức Thắng1
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật tim mở là một phẫu thuật lớn, nguy cơ nhiều biến chứng.
Công tác chăm sóc điều dưỡng có vai trị quan trọng, đặc biệt là phục hồi chức
năng hô hấp. Việc chủ động cải thiện chức năng hô hấp bằng nhiều biện pháp
không chỉ có tác dụng dự phịng, giảm nguy cơ biến chứng mà còn giúp nâng cao
chất lượng hồi phục sức khỏe bệnh nhân (BN) sau phẫu thuật tim. Mục tiêu:
Đánh giá hiệu quả của tập thở đối với BN phẫu thuật tim tại Bệnh viện Quân y
103 trong năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang
không nhóm chứng, có so sánh trước và sau can thiệp. Nghiên cứu bao gồm 50
BN có chỉ định phẫu thuật tim hở và được phẫu thuật tại Khoa Ngoại tim mạch,
Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01 - 12/2021. Kết quả: Độ
tuổi trung bình 54,7 ± 14,1 tuổi; tỷ lệ nam/nữ: 16/9; phân độ NYHA trước phẫu
thuật với độ II, III chiếm tỷ lệ chủ yếu (74% và 22% tương ứng). Tất cả BN được
tiến hành tập thở theo hướng dẫn với tần suất 3 - 5 lần/ngày, mồi lần 15 - 20
phút, trong khoảng thời gian trung bình 15,9 ± 10,1 ngày. Sau tập thở, độ giãn nở
lồng ngực (ĐGNLN) trung bình 6,4 ± 0,6 cm, FVC trung bình 2,9 ± 0,7 lít, FEV1
trung bình 2,3 ± 0,6 lít, PEF trung bình 82,7 ± 16,7 lít/giây, các thơng số đều tăng
đáng kể so với trước can thiệp (p < 0,001). BN được phẫu thuật tim hở theo nguyên
nhân bệnh lý với thời gian tuần hồn ngồi cơ thể (THNCT) trung bình 156,5 ± 50,3
phút; thời gian cặp chủ trung bình 119,5 ± 43,4 phút; trong đó 32 BN phẫu thuật van tim,
1


Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
Bệnh viện Quân y 6, Quân khu 2
3
Bệnh xá 40, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên
Người phản hồi: Nguyễn Thế Kiên ()
Ngày nhận bài: 09/3/2022
Ngày được chấp nhận đăng: 20/4/2022
2

147


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2022

7 BN phẫu thuật bắc cầu chủ-vành, còn lại là các phẫu thuật khác. Sau phẫu
thuật, thời gian thở máy trung bình là 7,9 ± 3,7 giờ, có 2 BN bị viêm phổi, 6 BN
bị tràn dịch màng phổi, không có BN nào gặp biến chứng nặng. Kết luận: Tập
thở có hiệu quả rõ rệt trong cải thiện chức năng hô hấp, khả năng hồi phục của
BN phẫu thuật tim hở.
*Từ khóa: Tập thở; Phẫu thuật tim; Chức năng hơ hấp.
EFFECTS OF RESPIRATORY PHYSIOTHERAPY IN OPEN HEARTSURGERY PATIENTS AT MILITARY HOSPITAL 103
Summary
Background: Open heart surgery is a complex operation with the risk of fatal
complications. Nursing care plays an important role, especially in recovery of
respiratory function. Active treatments and improvement in respiratory function
reduce complications, enhance the rehabilitation of patients postoperatively.
Objectives: To evaluate the effects of respiratory physiotherapy in patients who
underwent open heart surgery at Military Hospital 103 in 2021. Subjects and
methods: A non-controlled descriptive, cross-sectional study with the
comparison between former and later data. 50 patients with indications of openheart surgery were included, then all patients had their operations at the

Department of Cardiovascular Surgery, Cardiovascular Center, Military Hospital
103 from 01/2021 to 12/2021. Results: The mean age was 54.7 ± 14.1, the
male/female ratio was 16/9, and the majors were in NYHA grade II and III (74%
and 22%, respectively). All of patients underwent guided breathing with the
frequency of 3-5 12-minute sessions per day; the average duration of intervention
was 15.9 ± 10.1 days. After this period, the mean of chest expantion was
6.4 ± 0.6 cm, the mean of FVC, FEV1, and PEF were 2.9 ± 0.7 l, 2.3 ± 0.6 l, and
82.7 ± 16.7 l/s, respectively. These variables showed a significant increase in
compared to prior to intervention (p < 0.001). Patients then were operated in
accordance of pathological causes, of which 32 cases of heart valve surgery, 7
cases of CABG, and the other for another reason. The mean CEC time was 156.5
± 50.3 min; the mean AoX time was 119.5 ± 43.4 min. Postoperatively, the mean
time of ventilation was 7.9 ± 3.7 hours, 2 patients had pneumonitis, 6 others had
pleural effusion, and no severe complications were noted. Conclusion:
Respiratory physiotherapy absolutely improved the respiratory function and the
rehabilitation of patients with open-heart surgery.
* Keywords: Respiratory physiotherapy; Heart surgery; Respiratory function.
148


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2022

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật tim mở là một phẫu thuật
lớn, có ngừng tim tạm thời và sử dụng
THNCT, kèm với đó là rất nhiều rối
loạn, biến chứng có thể xảy ra. Để đảm
bảo thành công cuộc phẫu thuật, bên
cạnh việc chẩn đốn chính xác, đưa ra
chỉ định đúng của bác sĩ, cơng tác

chăm sóc điều dưỡng trước, trong và
sau phẫu thuật có vai trị hết sức quan
trọng. Trong đó, chăm sóc, phục hồi
chức năng hơ hấp là một phần quan
trọng. Nguy cơ biến chứng hô hấp trên
BN phẫu thuật tim thường cao, dao
động từ 20 - 95% tùy thuộc vào loại
phẫu thuật [1]. Quá trình gây mê sâu,
kéo dài dẫn tới những thay đổi về dung
tích phổi, hình thái hơ hấp, giảm sức
cơ hơ hấp, đặc biệt là cơ hồnh, cùng
với những phản ứng do thay đổi nồng
độ O2 và CO2 [2]. Bên cạnh đó,
THNCT gây tình trạng giảm thích nghi,
giảm nồng độ oxy máu, cùng các rối
loạn tâm thần, thần kinh trung ương.
Mặt khác, đa phần BN phẫu thuật tim
đều có nhiều yếu tố nguy cơ kèm theo
như hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường,
lười hoạt động thể lực… và việc mở
ngực với cưa xương ức là những yếu tố
làm tăng nguy cơ biến chứng về hô hấp
sau phẫu thuật [2]. Do vậy, việc chủ
động cải thiện chức năng hơ hấp bằng
nhiều biện pháp khơng chỉ có tác dụng
dự phòng, giảm nguy cơ biến chứng
mà còn giúp nâng cao chất lượng hồi
phục sức khỏe BN sau phẫu thuật tim.

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước

cho thấy tập thở có hiệu quả rõ rệt
trong cải thiện các thơng số chức năng
hô hấp, giảm tỷ lệ biến chứng hô hấp
trước và sau phẫu thuật. Tại Khoa
Ngoại tim mạch, Trung tâm Tim mạch,
Bệnh viện Quân y 103, tập thở được áp
dụng thường quy cho BN phẫu thuật
tim mở. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu nhằm: Đánh giá hiệu quả cải thiện
chức năng hô hấp của tập thở bằng
dụng cụ đối với BN phẫu thuật tim tại
Bệnh viện Quân y 103 trong năm 2021.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 50
BN người lớn điều trị nội trú, có chỉ
định phẫu thuật và được phẫu thuật tim
hở tại Khoa Ngoại tim mạch, Trung
tâm Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103
trong năm 2021.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- BN được chẩn đốn xác định bị
bệnh tim mạch, có chỉ định và được
phẫu thuật tim mở tại khoa Ngoại tim
mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện
Quân y 103.
- BN ≥ 18 tuổi.
- BN tự nguyện tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:

- BN từ chối tham gia nghiên cứu.
- BN có tiền sử bị bệnh hơ hấp mạn
tính như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn
149


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2022

tính, giãn phế nang, hen phế quản, bụi
phổi…, gù vẹo, biến dạng lồng ngực.
2. Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu
mơ tả, cắt ngang khơng có nhóm
chứng, so sánh trước và sau can thiệp.
* Nội dung nghiên cứu:
- BN được đo ĐGNLN và chức
năng hô hấp lần 1 để đánh giá tình
trạng hơ hấp trước can thiệp.

- BN được hướng dẫn tập thở bằng
dụng cụ tập thở theo quy trình:
+ Bắt đầu tập ngay khi nhập viện.
+ Tập chủ yếu với máy tập thở.
+ Thời gian tập thở 15 phút mỗi lần,
ngày 4 - 6 lần, duy trì tập đến khi đủ
tiêu chuẩn ra viện.
+ Kết quả quá trình tập thở được
đánh giá qua sự cải thiện ĐGNLN và
đo chức năng hơ hấp.


Thở ra

Bụng óp vào/ Thở ra

Ảnh 1: Dụng cụ tập thở.
- Sau quá trình tập thở, BN được
đo lại ĐGNLN và chức năng hô hấp,
đánh giá những thay đổi so với trước
can thiệp.

- Đặc điểm lâm sàng: Tuổi, giới tính,
BMI, bệnh kết hợp, NYHA.

Các thơng số chức năng năng hô
hấp được đánh giá cùng với:

- Đặc điểm phẫu thuật: Thời gian CEC,
thời gian cặp chủ, loại phẫu thuật.

150

- Đặc điểm cận lâm sàng: X-quang,
điện tim, siêu âm tim.


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2022

- Kết quả sau phẫu thuật, tai biến,
biến chứng.
* Phương pháp phân tích số liệu:

Quản lý, phân tích thơng tin và xử
lý số liệu trên máy vi tính bằng phần

mềm SPSS 22.0. Các thuật tốn hay
dùng gồm: Tính giá trị trung bình ( ),
tỷ lệ phần trăm (%), test χ2 để so sánh 2
tỷ lệ. Xác định mức có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 01 - 12/2021, có 50 BN (64% BN nam) được chỉ định
và phẫu thuật tim hở; trong đó, lứa tuổi phổ biến nhất từ 40 - 60 với 21 BN
(42%); phần lớn BN không rõ tiền sử bệnh lý tim mạch (82%), chỉ có 1 BN (2%)
đã được phẫu thuật tim mở trước đây, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 1: Đặc điểm chung BN trước tập thở.
Chỉ tiêu

± SD

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Tuổi (năm)

54,7 ± 14,1

20

75


Cân nặng (kg)

55,5 ± 9,0

37

78

Chiều cao (cm)

160,6 ± 6,8

145

172

Tiếng tim bệnh lý
Loạn nhịp
NYHA, n (%)
I
II
III
IV
Bệnh tim
Van tim
Mạch vành
Khác
Bệnh kết hợp, n (%)
Tăng huyết áp

Đái tháo đường
Hút thuốc
Suy thận
Đột quỵ não
ĐGNLN (cm)

31
6
0 (0)
37 (74)
11 (22)
2 (4)
32
7
11
22 (44)
3 (6)
15 (30)
4 (8)
5 (10)
6,0 ± 0,4

151


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2022

Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 54,7 ± 14,1; trong đó, người lớn
tuổi nhất là 75 tuổi, tăng huyết áp là bệnh lý kết hợp hay gặp nhất. Van tim là
bệnh lý chủ yếu (32 BN) - BN được phẫu thuật sửa hoặc thay van, 7 BN mạch

vành được phẫu thuật bắc cầu chủ vành.
Bảng 2: Đặc điểm chức năng hô hấp và cận lâm sàng của BN trước tập thở.
Thông số
Chỉ số tim-lồng ngực, %

± SD
0,56 ± 0,07

Nhỏ nhất

Lớn nhất

< 0,5 (24)

> 0,7 (2)

< 50 (6)

> 50 (44)

EF (%), n
Rung nhĩ trên ECG, n (%)

6 (12)

FVC lít (%)

2,6 ± 0,7 (87,5 ± 19,1)

FEV1 lít (%)


1,9 ± 0,6 (78,2 ± 17,6)

PEF (lít/s)

71,7 ± 21,1

Các thơng số FVC và FEV1 có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai giới tính, tuy
nhiên khơng có sự khác biệt theo nhóm tuổi và phân suất tống máu. PEF khơng
có sự khác biệt đáng kể theo giới tính, độ tuổi cũng như mức EF.
Bảng 3: Đặc điểm quá trình tập thở và phẫu thuật.
Thời gian tập thở (ngày)

± SD

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Van tim (n = 32)

17,2 ± 10,4

4

54

Mạch vành (n = 7)
Bệnh lý khác (n = 11)
Thời gian CEC (phút)


13,7 ± 12,4
13,5 ± 7,7
156,5 ± 50,3

2
5
90

39
28
270

Thời gian cặp chủ (phút)

119,5 ± 43,4

60

220

100% BN được hướng dẫn và tập thở trước phẫu thuật, với tần suất 3 5 lần/ngày, mỗi lần 15 - 20 phút, thời gian tập trung bình là 15,9 ± 10,1 ngày; bên
cạnh tập thở, 41 BN (82%) được tiến hành bài tập ho, 40 người (80%) tiến hành
tập vận động. BN sau đó được tiến hành phẫu thuật tim mở theo nguyên nhân
bệnh lý với thời gian THNCT (CEC) trung bình là 156,5 ± 50,3 phút.
152


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2022


Bảng 4: Thay đổi thông số chức năng hô hấp sau tập thở.
Tham số
hô hấp

Trước can thiệp
(n = 50)

Sau can thiệp
(n = 50)

p

FVC

2,6 ± 0,7

2,9 ± 0,7

0,001

FEV1

1,9 ± 0,6

2,3 ± 0,6

PFE

71,7 ± 21,1


82,7 ± 16,7

< 0,001

Bảng 5: Thay đổi ĐGNLN sau tập thở theo giới tính.
ĐGNLN

Nam giới
(n = 32)

Nữ giới
(n = 18)

Chung
(n = 50)

Trước can thiệp

6,2 ± 0,4

5,7 ± 0,3

6,0 ± 0,4

Sau can thiệp

6,6 ± 0,5

6,0 ± 0,6


6,4 ± 0,6

p

< 0,001

0,024

< 0,001

ĐGNLN tăng lên có ý nghĩa ở cả hai giới, các nhóm tuổi và mức phân suất
tống máu thất trái. Thông số FVC không ghi nhận sự cải thiện rõ rệt sau can thiệp
theo nhóm tuổi (p > 0,05) cũng như ở nữ giới (p = 0,439); trong khi đó, FEV1 và
PEF thay đổi đáng kể sau tập thở ở cả hai giới và các nhóm tuổi (p < 0,05).
Nhóm EF ≥ 50% và nhóm BN phẫu thuật van tim đều có sự tăng lên có ý nghĩa
trên cả ba thông số FVC, FEV1 và PEF (p < 0,05).
Bảng 6: Kết quả sớm của BN sau phẫu thuật.
Chỉ tiêu

± SD

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Thời gian thở máy (giờ)

7,9 ± 3,7

3


20

Thời gian nằm hồi sức (ngày)

2,3 ± 1,3

1

8

Thời gian nằm viện sau phẫu thuật (ngày)

18,3 ± 7,9

7

51

Biến chứng, n (%)
Viêm phổi
Tràn dịch KMP
Tràn khí KMP
Tử vong

2 (4)
6 (12)
0 (0)
0 (0)


Kết quả sớm sau phẫu thuật cho thấy thời gian thở máy trung bình sau phẫu
thuật là 7,9 ± 3,7 giờ, khơng có BN nào phải thở máy kéo dài (trên 24 giờ). Chỉ
có 6 BN (12%) có tràn dịch khoang màng phổi và 2 BN (4%) viêm phổi sau phẫu
thuật, khơng có BN nào tử vong hay có biến chứng nặng.
153


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2022

BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung trước can thiệp
Tuổi trung bình BN trong nghiên
cứu của chúng tôi là 54,7 ± 14,1 tuổi;
BN nhỏ tuổi nhất 20 và lớn tuổi nhất 75.
Trong đó, 42% BN ở độ tuổi 40 - 60,
độ tuổi < 40 chiếm tới 38%, cho thấy
sự xuất hiện của các bệnh lý tim mạch
có chiều hướng ngày càng sớm. Tỷ lệ
BN nam chiếm 64% phù hợp với sự
phân bố theo giới tính của bệnh lý tim
mạch. Đa số BN có chỉ số BMI trong
giới hạn bình thường. Trong nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhã
Phương và CS (2018), độ tuổi trung
bình của nhóm nghiên cứu là 45 ± 14,
với tỷ lệ nam/nữ là 0,54 [1]. Đa số BN
(82%) không phát hiện bệnh lý tim
mạch trước đây, điều này phản ánh sự
thiếu chú trọng của người dân về khám
sàng lọc, khám sức khỏe định kỳ, liên

quan tới điều kiện kinh tế nói chung, y
tế nói riêng ở Việt Nam cịn chưa cao.
Trong đó, 14% BN có tiền sử thấp tim
- một tỷ lệ khá cao, cho thấy bệnh tim
do thấp vẫn là nhóm bệnh lý tim mạch
phổ biến ở nước ta. Tỷ lệ BN hút thuốc
nhiều năm trong nghiên cứu của chúng
tôi là 30% và tất cả đều là nam giới.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc
kéo dài gây tổn thương không hồi phục
biểu mô hô hấp, làm giảm hoạt động
của tế bào lông chuyển, tăng hoạt động
tế bào tiết nhày; ngoài ra, hút thuốc
154

gây tổn thương đường thở nhỏ; do vậy
giảm khả năng phục hồi chức năng hô
hấp của BN [3, 4, 5]. 5 BN (10%) đã
từng có di chứng đột quỵ não (thời
gian > 3 tháng). Với BN đột quỵ não,
sức cơ hô hấp, đặc biệt là cơ thành
ngực bên có di chứng sẽ yếu hơn bên
khơng tổn thương. Tác giả Atsushi
Hozawa và CS (2006) nghiên cứu trên
472 BN đột quỵ nhồi máu não nhận
thấy có mối tương quan nghịch giữa
chức năng hô hấp và đột quỵ não ngay
cả ở những BN không hút thuốc lá [6].
Tại thời điểm tiền phẫu, đa số BN có
sự hồi phục sức cơ khá tốt (4/5), cho

phép BN có thể thực hiện tốt các bài
tập trị liệu hô hấp. Trong nghiên cứu
khơng có BN nào suy tim NYHA độ I,
đa số BN có suy tim NYHA độ II
(74%) hoặc độ III (22%), chỉ có 4%
suy tim NYHA độ IV. Như vậy, đa số
BN đến vào giai đoạn bệnh tương đối
muộn, mức độ suy tim trước phẫu
thuật ảnh hưởng đến khả năng gắng
sức của BN. Với những BN suy tim độ
IV, khả năng gắng sức để tập thở rất
khó khăn. Thơng thường, ở những BN
này, chúng tôi điều trị nội khoa tối ưu
để nâng độ suy tim NYHA độ II-III rồi
mới tiến hành cho BN tập thở với chế
độ phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Lý
do chính gây ra các thiếu hụt hơ hấp ở
các bệnh nhân suy tim chính là giảm
khả năng gắng sức các cơ hô hấp [3, 4, 5].


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2022

Mức độ rối loạn hô hấp nặng hay nhẹ
tùy thuộc vào khả năng gắng sức của
BN. ĐGNLN phản ánh trực tiếp khả
năng giãn nở của lồng ngực, phổi theo
chiều ngang, trước sau và khả năng
gắng sức của cơ hô hấp. Trong nghiên
cứu của chúng tơi, ĐGNLN trước can

thiệp có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê theo giới và theo nhóm tuổi (p <
0,05). Tuy nhiên, khơng có sự khác
biệt về ĐGNLN ở nhóm BN EF < 50%
và nhóm EF ≥ 50% (p > 0,05) tại cả
thời điểm trước can thiệp và sau can
thiệp. ĐGNLN có liên quan đến sự
thay đổi đường kính ngang, đường
kính trước sau và vì thế nó liên quan
đến chức năng của các cơ gian sườn
[3, 4]. Sự thay đổi thể tích lồng ngực
cũng như thể tích hơ hấp của phổi tuy
phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của
cơ hồnh nhưng hoạt động của cơ
hồnh khó quan sát và đánh giá; do đó,
ĐGNLN khơng phản ánh đầy đủ hoạt
động hô hấp nhưng giúp đánh giá một
phần hoạt động này một cách khách
quan [3, 4, 5]. Hơn nữa, ĐGNLN có
thể đo đạc một cách đơn giản, nhanh
chóng trên lâm sàng [3, 4]; vì vậy,
có thể áp dụng để đánh giá khả năng
hô hấp cùng như sự thay đổi khả năng
hô hấp.
Kết quả đo chức năng hô hấp trước
can thiệp của nhóm BN cho thấy có sự
khác biệt có ý nghĩa giữa hai giới về

thơng số FVC và FEV1 (p lần lượt là
0,022 và 0,005), nhưng lại không có sự

khác biệt về chỉ số PEF giữa hai giới
(p = 0,215); trên nhóm BN cũng khơng
nghi nhận trường hợp nào có rối loạn
thơng khí. Các thơng số này khơng có
sự khác biệt theo nhóm tuổi (p > 0,05).
Như vậy, thơng số chức năng hơ hấp
phụ thuộc vào giới tính, không phụ
thuộc lứa tuổi, kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Đình Hường
(1996) [7]. ĐGNLN khơng có mối
tương quan có ý nghĩa với các thơng số
hơ hấp và ĐGNLN lại khác nhau đáng
kể giữa các nhóm tuổi; cho phép áp
dụng nó như một thơng số đánh giá
khả năng hô hấp độc lập.
2. Hiệu quả của tập thở
* Đặc điểm quá trình tập thở:
Tất cả BN đều được hướng dẫn và
thực hiện trị liệu hô hấp với cường độ
3-5 lần/ngày, mỗi lần trung bình 15 20 phút trong 15,9 ± 10,1 ngày. Mục
đích của việc tập thở với dụng cụ là
giúp BN thở chậm hơn, sâu thở, đều
hơn, giảm gắng sức khi hô hấp. Ester
Meles và CS (2003) nhận thấy khi BN
tập thở hàng ngày với mỗi lần 15 phút
trong 8 tuần mức huyết áp (cả tâm thu
và tâm trương) giảm 5,5/3,6 mmHg so
với nhóm khơng tập thở (dùng thuốc
hoặc không) và hiệu quả rõ rệt đạt
được sau 3 tuần [8]. Kalina Kwecka Jaszcz và CS (2017) nghiên cứu trên

155


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2022

BN suy tim NYHA độ I-III, phân suất
tống máu trung bình 31%; trong
nghiên cứu, BN tập thở với dụng cụ
2 lần/ngày, mỗi lần 15 phút trong
10 - 12 tuần. Các tác giả nhận thấy tập
thở có tác dụng cải thiện đáng kể khả
năng gắng sức, chức năng tim mạch và
hô hấp ở cả hai giới [9]. Trong
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Nhã Phương, BN tập thở trung bình
63,6 ± 25,5 phút/ngày (4 - 5 lần tập với
15 phút/lần) trong trung bình 16,8 ±
8,9 ngày, có sự cải thiện rõ rệt về chức
năng hơ hấp [1]. Như vậy, nhóm BN
của chúng tôi tập với tần suất cao hơn
nhưng trong khoảng thời gian ngắn
hơn so với các tác giả nước ngoài,
tương đồng với tác giả Nguyễn Thị
Nhã Phương; trong đó thời gian tập thở
ngắn nhất là 2 ngày, thời gian tập thở
lâu nhất là 54 ngày. Bên cạnh tập thở,
41 BN (82%) được hướng dẫn thực
hiện tập ho khạc, 40 BN (80%) được
tiến hành cho tập vận động kèm theo.
* Kết quả sau tập thở và kết quả

sớm sau phẫu thuật:
Sau can thiệp, ĐGNLN tăng có ý
nghĩa thống kê ở BN nghiên cứu
(6,4 ± 0,6 sau tập so với 6,0 ± 0,4 trước
tập, p < 0,001). Sự tăng có ý nghĩa ghi
nhận được ở cả nam giới (p < 0,001)
và nữ giới (p < 0,024). ĐGNLN cải thiện
đáng kể ở tất cả nhóm tuổi: < 40 tuổi
(p < 0,012), 40 - 60 tuổi (p < 0,001) và
156

> 60 tuổi (p < 0,006). ĐGNLN sau tập
thở vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa
hai giới và các nhóm tuổi (p < 0,05).
Cả nhóm EF < 50% và nhóm BN EF
≥ 50% đều có sự gia tăng ĐGNLN so
với trước can thiệp, với p tương ứng là
p < 0,022 và p < 0,001; tuy nhiên,
khơng có sự khác biệt về ĐGNLN sau
can thiệp giữa hai nhóm BN (p = 0,82).
Kết quả của chúng tôi phù hợp với các
nghiên cứu trước đây về hiệu quả của
tập thở đối với cải thiện sức cơ hô hấp.
Müşerrefe Nur Karadallı và CS (2016)
nhận thấy các bài tập hơ hấp có tác
dụng cải thiện rõ rệt sức cơ hô hấp
(p < 0,001), khả năng gắng sức
(p < 0,038), giảm đáng kể tình trạng
mệt mỏi (p < 0,002) và triệu chứng khó
thở (p < 0,02) ở BN sarcoidose [10].

Sau tập thở, dung tích sống thở
mạnh (FVC), thể tích thở ra tối đa ở
giây đầu (FEV1) và lưu lượng đỉnh
(PEF) đều tăng có ý nghĩa (p < 0,001).
Nguyễn Thị Nhã Phương (2018) cũng
nhận thấy sự tăng có ý nghĩa của FVC
và FEV1 (p < 0,001) [1]. Trong nghiên
cứu của chúng tơi, sau can thiệp, FVC
và FEV1 vẫn có sự khác biệt đáng kể
giữa hai giới (p < 0,001); tuy nhiên,
trong khi FEV1 có sự cải thiện đáng kể
ở cả hai giới sau tập thở với p < 0,001
ở nam giới và p = 0,007 ở nữ giới; sự
thay đổi FVC sau can thiệp khơng có ý
nghĩa ở nữ giới (p = 0,439). FEV1 có


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2022

sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm
tuổi (p < 0,007), FVC khơng có sự
khác biệt giữa các nhóm tuổi (p = 0,062)
và sự cải thiện theo từng nhóm tuổi
cũng khơng có ý nghĩa (p > 0,05). Điều
này có thể giải thích do FVC phụ thuộc
chủ yếu vào giới tính và thể trạng, ít
phụ thuộc vào lứa tuổi; FEV1 vừa phụ
thuộc vào thể trạng và giới vừa liên
quan tới khả năng gắng sức của BN
[3, 4, 5]. Thông số PEF sau tập thở

khơng có sự khác biệt giữa hai giới
(p = 0,404) và các nhóm tuổi (p = 0,636),
nhưng có sự tăng có ý nghĩa theo nhóm
tuổi ở cả nhóm < 40 tuổi (p = 0,011),
nhóm từ 40 - 60 tuổi (p = 0,001) và
nhóm > 60 tuổi (p = 0,014); và ở cả
nam giới (p < 0,001) và nữ giới
(p = 0,003). PEF phụ thuộc chủ yếu
vào khả năng gắng sức của BN, ít phụ
thuộc vào thể trạng và giới tính [3, 4,
5]; sau tập thở khả năng gắng sức về
mặt hô hấp của BN tăng nên PEF tăng.
Cả ba thông số FVC, FEV1 và PEF sau
can thiệp đều khơng có sự khác biệt có
ý nghĩa giữa nhóm có EF < 50% và
nhóm có EF ≥ 50% (p > 0,05). Ở nhóm
BN có EF ≥ 50%, ba thơng số trên đều
có sự cải thiện đáng kể sau can thiệp
với giá trị p tương ứng lần lượt là
0,002; < 0,001 và < 0,001; kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn
Thị Nhã Phương (2018) với EF(%)
trung bình là 54,0 ± 9,3. Ngược lại,

nhóm BN có EF < 50% khơng quan sát
thấy sự thay đổi có ý nghĩa của ba
thơng số này [1]. Điều này liên quan
tới khả năng gắng sức và tính tích cực
cao hơn trong q trình tập thở và tập
vận động ở nhóm BN có chức năng tim

tốt hơn. Nghiên cứu của Meral
Bosnak-Guclu và CS (2011) khẳng
định các bài tập thở giúp cải thiện rõ
rệt FVC(%), FVE1(%), PEF(%) và khả
năng gắng sức ở BN suy tim (p <
0,001). Các tác giả cũng nhận thấy sự
cải thiện đáng kể về sức cơ hô hấp (p <
0,001) và chất lượng cuộc sống của
BN (p < 0,008) và những thay đổi này
không phụ thuộc vào phân suất tống
máu [11]. Các thông số chức năng hô
hấp trước và sau tập thở khơng phụ
thuộc vào ngun nhân bệnh lý tại tim,
khơng có sự khác nhau có ý nghĩa theo
nhóm bệnh lý (p > 0,05). Trong đó,
van tim là nhóm bệnh lý chủ yếu (32
BN), ở nhóm này, FVC, FEV1 và PEF
có sự tăng lên đáng kể so với trước can
thiệp với p tương ứng là 0,007; < 0,001
và < 0,001. Nhóm bệnh lý khơng phải
bệnh van tim và bệnh mạch vành có 11
BN không ghi nhận sự khác biệt về
FVC (p = 0,085), nhưng có sự tăng lên
có ý nghĩa về FVE1 (p = 0,034) và
PEF (p = 0,002). Nhóm bệnh mạch
vành không ghi nhận sự cải thiện rõ rệt
về các chỉ số chức năng hô hấp, liên
quan tới việc BN bệnh mạch vành
157



TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2022

thường phải hạn chế gắng sức do nguy
cơ nhồi máu cơ tim cấp. Như vậy, nhìn
chung, tập thở cải thiện chức năng hô
hấp ở hầu hết BN với các bệnh lý tim
mạch khác nhau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi,
thời gian CEC trung bình là 156,5 ±
50,3 phút; thời gian kẹp động mạch
chủ (ĐMC) trung bình là 119,5 ± 43,4
phút. Thời gian chạy THNCT trong
nghiên cứu của chúng tôi dài hơn so
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thị Nhã Phương (2018) (108,7 ± 35,2
phút) [1], điều này liên quan tới độ tuổi
trung bình khi tiến hành phẫu thuật của
nhóm BN của chúng tôi cao hơn (54,7
± 14,1 so với 45 ± 14) kèm theo đó
mức độ tổn thương bệnh lý tại tim
nặng hơn và giai đoạn bệnh muộn hơn.
Thời gian CEC và thời gian kẹp ĐMC
là yếu tố quan trọng trong phẫu thuật
gây tăng nguy cơ các biến chứng sau
phẫu thuật. Muzaffer Tung và CS
(2018) nhận thấy rằng thời gian CEC
và kẹp ĐMC kéo dài là yếu tố tăng
nguy cơ nằm hồi sức lâu ngày, nguy cơ
suy tim nặng sau phẫu thuật, tăng yêu

cầu về vận mạch, cường tim và sử
dụng bóng đối xung ĐMC [12]. Trong
giai đoạn sớm sau phẫu thuật, 6 BN
(12%) có tràn dịch màng phổi, 2 BN
(4%) bị viêm phổi, 2 BN (4%) bị
nhiễm khuẩn vết phẫu thuật, khơng ghi
nhận trường hợp nào có tràn khí màng
phổi, biến chứng nặng hoặc tử vong.
158

KẾT LUẬN
Phẫu thuật tim mở là một phẫu thuật
lớn, có tỷ lệ biến chứng liên quan tới
hô hấp rất cao. Tập thở với dụng cụ có
hiệu quả rõ rệt trong cải thiện chức
năng hơ hấp của BN phẫu thuật tim hở,
cải thiện khả năng hồi phục sau phẫu
thuật và giảm tỷ lệ biến chứng liên
quan tới hô hấp sau phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Nhã Phương và CS
(2018). Đánh giá vai trò của lý liệu
pháp hô hấp trên BN người lớn
phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Trung
ương Huế.
2. Yánez-Brage I., et al. (2009).
Respiratory physiotherapy and incidence
of pulmonary complications in off-pump
coronary artery bypass graft surgery:
An observational follow-up study.

BMC Pulm Med. Jul 28;9:36. DOI:
10.1186/1471-2466-9-36.
3. Nguyễn Văn Tường, Trần Văn Sáng
(2006). Sinh lý - Bệnh học hô hấp. Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội:8-108.
4. Nguyễn Văn Tường, Trần Thị Dung,
Ngô Bá Thúc (1996). Tiêu chuẩn kỹ thuật
đo chức năng thơng khí phổi. Nội san
Lao và bệnh phổi; (21):122-124. Tổng
hội Y Dược học Việt Nam.


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2022

5. Lê Bá Thúc (1996). Nghiên cứu
thơng khí phổi người bình thường và
một số BN mắc một số bệnh phổi phế
quản. Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Y
Dược. Đại học Y Hà Nội.
6. Atsushi Hozawa,. et al. (2006).
Lung function and ischemic stroke
incidence: The Atherosclerosis Risk in
Communities study.
7. Nguyễn Đình Hường (1996).
Sơ kết 25 năm nghiên cứu chức năng
phổi người Việt Nam. Nội san Lao và
bệnh phổi; 21:125-133. Tổng hsội Y
Dược học Việt Nam.
8. Ester Meles, et al. (2003).
Nonpharmacologic

treatment
of
hypertension by respiratory exercise in
the home setting.

9. Kalina Kwecka - Jaszcz, et al.
(2017). Effects of device-guided slow
breathing training on exercise capacity,
cardiac function, and respiratory patterns
during sleep in male and female patients
with chronic heart failure.
10. Müşerrefe Nur Karadallı, et al.
(2016). Effects of inspiratory muscle
training in subjects with sarcoidosis:
A randomized controlled clinical trial.
Meral Bosnak-Guclu, et al.
(2011). Effects of inspiratory muscle
training in patients with heart failure.
11.

12. Muzaffer Tung, et al. (2018).
Risk factors for prolonged intensive
care unit stay after open heart surgery
in adults.

159




×