Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và thực trạng cấp cứu ban đầu ở bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.44 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                        BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y 

NGUYỄN HỮU CHIẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
VÀ THỰC TRẠNG CẤP CỨU BAN ĐẦU Ở BỆNH NHÂN 
GÃY XƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG ĐIỀU TRỊ 
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 
Chuyên ngành: Ngoại khoa
Mã số: 9720104

TOM TĂT LU
́
́
ẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC


2

HÀ NỘI ­ 2019

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH 
TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Tiến Bình
2. PGS.TS. Phạm Đăng Ninh

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch
Phản biện 2: PGS.TS. Nghiêm Đình Phàn 


Phản biện 3: PGS.TS.Nguyễn Thái Sơn

Luận án được bảo vệ  trước Hội  đồng chấm luận án cấp 
trường tại ................................ vào hồi:     giờ,  ngày    tháng 
năm 20…


Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc Gia
2. ...........................................

…………………………...


4
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết
Gãy xương cơ quan vận động bao gồm gãy cột sống, gãy khung chậu 
và gãy xương tứ chi. Có nhiều nguyên nhân gây gãy xương cơ quan vận  
động và ở mỗi Quốc gia, mỗi khu vực thì cơ cấu, tỷ lệ, đặc điểm phân  
bố và nguyên nhân gãy xương cũng rất khác nhau. 
Trên thế  giới, hàng ngày có khoảng 16 nghìn người chết do chấn  
thương (Mack C. Và cộng sự, 2004). Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do tai 
nạn giao thông là 27/100.000 dân, cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn cầu 
là 19/100.000 dân (Tạ Văn Trâm, 2006). Gãy xương là một cấp cứu ngoại 
khoa nặng, nhưng nếu được sơ  cứu, cấp cứu ban đầu kịp thời và đúng 
cách với các biện pháp như phòng chống sốc, cố định ổ gãy, phòng chống  
di lệch và thương tổn thứ phát, vận chuyển sớm… thì sẽ  tạo điều kiện  
tốt cho điều trị ở tuyến sau có kết quả. Do vậy, vấn đề cấp cứu ban đầu  
đóng vai trò rất quan trọng. Việc sơ  cấp cứu đúng cách, cố  định  ổ  gãy 

vững chắc sẽ giảm tỷ lệ các biến chứng toàn thân và tại chỗ như sốc, tổn 
thương gãy kín thành gãy hở  và tổn thương mạch máu, thần kinh. Mặt 
khác việc sơ cấp cứu sớm còn tạo điều kiện cho tuyến sau xử trí được  
thuận lợi hơn...Việc sơ cấp cứu ban đầu kịp thời và hiệu quả là vô cùng  
quan trọng để giảm mức độ trầm trọng và tử vong do thương tổn từ các 
tai nạn thương tích đem lại (Nguyễn Thúy Quỳnh, 2013).
Các nghiên cứu về gãy xương do tại nạn thương tích đã được nhiều 
tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Trên thế giới, hầu hết các quốc gia  
đều có các trung tâm phòng ngừa tai nạn và thương tích.  Ở  Việt Nam, 
trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, khía cạnh dự phòng tai nạn thương  
tích, dự  phòng gãy xương, sơ  cấp cứu ban đầu khi bị  gãy xương mới 
được chú ý. 
Để  có những thông tin cơ  bản, hệ  thống về  đặc điểm dịch tễ  học 
của gãy xương cơ  quan vận động và thực trạng cấp cứu ban đầu tại  
các tuyến trước bệnh viện, đề  tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch  
tễ  học và thực trạng cấp cứu ban đầu  ở  bệnh nhân gãy xương cơ  


5
quan vận động điều trị tại Bệnh viện Quân y 103” được tiến hành với 
các mục tiêu sau:
1. Xác định một số đặc điểm dịch tễ học gãy xương cơ quan vận động ở 
bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2010­2014.
2. Khảo sát thực trạng cấp cứu ban đầu bệnh nhân gãy xương cơ quan  
vận động điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian trên.
2. Ý nghĩa khoa học
Luận án cung cấp các dữ liệu về một số đặc điểm dịch tễ học gãy  
xương cơ quan vận động: Các kết quả về đặc điểm tuổi, giới và nghề 
nghiệp của người bị gãy xương; đặc điểm về nguyên nhân và thời gian 
xảy ra gãy xương; đặc điểm về cơ cấu và tính chất gãy xương…

Bên cạnh đó, luận án đã cung cấp thông tin về  thực trạng sơ  cấp  
cứu ban đầu và điều trị các bệnh nhân gãy xương ở cơ quan vận động.  
Các kết quả về tỷ lệ bệnh nhân được sơ cấp cứu, thời gian cho từ khi  
bị nạn cho đến khi được cấp cứu, phương tiện vận chuyển, tỷ lệ gãy 
xương được cấp cứu đúng nguyên tắc.
3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả về một số đặc điểm dịch tễ học gãy xương ở cơ quan vận 
động và thực trạng sơ cấp cứu ban đầu và điều trị  các bệnh nhân gãy  
xương ở cơ quan vận động là cơ sở để xây dựng kế hoạch tăng cường  
đầu tư  trang thiết bị  phục vụ  hoạt  động cấp cứu ban đầu cho các  
tuyến trước bệnh viện, tổ  chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao 
kiến thức sơ cấp cứu tai nạn thương tích cho y tế cơ sở và tăng cường 
công tác phối hợp hợp đồng giữa bệnh viện và tuyến trước để  nâng 
cao chất lượng cấp cứu ban đầu gãy xương ở cơ quan vận động.
4. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 111 trang: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1 (Tổng quan) 
40 trang; Chương 2 (Đối tượng và phương pháp nghiên cứu) 12 trang;  
Chương 3 (Kết quả  nghiên cứu) 27 trang; Chương 4 (Bàn luận) 27 
trang; Kết luận 2 trang và Kiến nghị 1 trang.
Luận án có 30 bảng, 6 biểu đồ, 3 hình và 116 tài liệu tham khảo (31 


6
tài liệu tiếng Việt, 85 tài liệu tiếng Anh).


7
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan gãy xương và phân loại gãy xương
Gãy xương là tình trạng thương tổn làm mất tính liên tục của xương  

do nguyên nhân chấn thương hoặc do bệnh lý. Gãy xương cơ quan vận  
động bao gồm gãy xương tứ chi, gãy xương cột sống, gãy xương chậu và  
gãy một số xương khác (xương đòn, xương bả vai, xương bánh chè). 
Hiện nay, có nhiều cách phân loại gãy xương đang được áp dụng trên 
lâm sàng. Phân loại gãy xương theo nguyên nhân được chia thành do chấn  
thương và do bệnh lý (viêm xương, giang mai xương, do u ác tính nguyên 
phát  ở  xương, do di căn ung thư  xương, do mỏi mệt,do tai biến sản  
khoa...). Phân loại tổn thương phần mềm gồm phân loại gãy xương hở 
của Gustilo và Anderson, phân loại tổn thương phần mềm của Oestern và  
Tscherne. Phân loại tổn thương ở xương theo cơ chế chấn thương, vị trí 
gãy, hình thái và tính chất gãy, theo Quinquist và Hansen, phân loại tổng 
hợp AO.
1.2. Dịch tễ học gãy xương cơ quan vận động
Tình hình GX cơ quan vận động đã được nhiều tác giả  trên thế  giới  
nghiên cứu như Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Brasil, Mỹ… Johansen A. và cs. 
nghiên cứu các trường hợp GX vào khoa cấp cứu của Bệnh viện (BV)  
Hoàng   gia   Cardiff   thấy   tần   suất   GX   là   21,1/1000   người/năm   (nam: 
23,5/1.000 người/năm; nữ: 18,8/1.000 người/ năm). Tần suất GX tương tự 
với kết quả nghiên cứu ở Mỹ, Úc và Na Uy, nhưng cao hơn tần suất GX 
ở Anh vào những năm 1960 (9/1.000 người/năm) (Johansen A. và cộng sự, 
1997). Tại Việt Nam, GX ở cơ quan vận động là nguyên nhân gây tử vong 
và tàn tật hàng đầu. Năm 2008, gánh nặng bệnh tật do tàn tật  ở  cả  hai  
giới đều là 2,7 triệu YLD (Trường Đại học Y tế công cộng, 2011). 
Các nghiên cứu cho thấy tỷ  lệ  GX có những điểm rất khác biệt, sự 
khác biệt không chỉ  theo tuổi, giới, vùng miền, thậm chí còn theo cả 
chủng tộc, màu da. Tỷ lệ GX cánh tay chiếm khoảng 1­ 3% tổng số GX.  
Gãy thân hai xương cẳng tay chiếm khoảng 1,2% tổng số GX, gãy thân  


8

xương đùi chiếm khoảng 0,9% tổng số GX, GX cột sống chiếm 3 ­ 4%  
trong tổng số GX...


9
1.3. Tình hình sơ cấp cứu ­ chẩn đoán gãy xương tại Việt Nam
Tình hình cấp cứu vận chuyển bệnh nhân ở các nước khác nhau trên 
thế giới rất đa dạng về hình thức, với nhiều loại hình lực lượng tham gia,  
mức độ  được đào tạo khác nhau, được triển khai với quy mô quốc gia, 
vùng hay địa phương, với thời gian tiếp cận với dịch vụ vận chuyển khác  
nhau. Có nhiều phương pháp vận chuyển bệnh nhân tới bệnh viện như 
các phương tiện đơn giản (xe thô sơ, xe kéo...), các phương tiện cơ giới  
(xe máy, ô tô, xe bus nhỏ...) và các phương tiện hiện đại, có tốc độ  cao  
(máy bay). Các quốc gia đều rất coi trọng vấn đề  đào tạo những người  
phản  ứng đầu tiên tại hiện trường về  các kỹ  thuật cấp cứu và vận  
chuyển bệnh nhân chấn thương.
Tỷ lệ nạn nhân GX không được sơ cứu là 82,14%, trong đó GX chi trên  
và chi dưới chiếm tỷ lệ 32,61% và 43,48%. Tỷ  lệ  nạn nhân gãy xương  
được cố định bằng băng hoặc nẹp là 8,93% (Đồng Ngọc Đức và cộng sự, 
2009). Trong số những trường hợp tai nạn thương tích, đa phần đánh giá 
việc sơ cấp cứu là tốt và hiệu quả: có 9,2% trả lời là rất hiệu quả, 74,5%  
khẳng định là hiệu quả. Tỷ lệ cho rằng việc sơ cấp cứu hiệu quả và rất  
hiệu quả  là khá cao  ở  Thái Nguyên (98%), Thái Bình (94%), và Đồng 
Tháp (93%) (Nguyễn Thúy Quỳnh và cộng sự, 2003).
Hiện nay, hệ thống cấp cứu 115 chủ yếu làm nhiệm vụ cấp cứu các  
bệnh thông thường, số nạn nhân TNGT được vận chuyển, cấp cứu bằng  
Hệ thống cấp cứu 115 còn thấp, chỉ chiếm khoảng 10 ­ 15% số nạn nhân 
TNGT đến các CSYT. Nhiều trường hợp bệnh cấp cứu kể cả nạn nhân 
TNGT phải vận chuyển bằng các phương tiện không đảm bảo chuyên  
môn dễ  gây biến chứng hoặc tử  vong trước khi đến bệnh viện. Nhiều  

nạn nhân không được vận chuyển đến bệnh viện bằng các xe cấp cứu  
chuyên dụng mà bằng các phương tiện khác như  xe taxi, xe ôm hoặc 
thậm chí bằng cả xe tải do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do 
thiếu xe cấp cứu. Phương tiện chủ yếu mà người dân dùng để  đưa nạn 
nhân đến CSYT là xe máy, thời gian để đến được các CSYT đó là dưới 30  
phút (58,6%) và từ 30 đến 60 phút (30,4%) (Nguyễn Thúy Quỳnh và cộng 


10
sự, 2003). Thực tế  cho thấy  ở  Việt Nam, sau TNGT, phần lớn các nạn 
nhân thường được những người xung quanh đưa vào viện bằng bất cứ 
phương tiện gì sẵn có và chủ yếu thường là xe máy. Tỷ lệ chuyển bằng 
xe máy từ  hiện trường đến BV là 84,48% (Phạm Thị  Mỹ  Ngọc, 2013). 
vận chuyển nạn nhân GX từ phương tiện vận chuyển vào phòng khám  
khu vực chủ  yếu vẫn bằng khiêng tay 33,3%; vẫn còn một tỷ lệ  không 
nhỏ   cõng,   bế,   dìu,   thể   hiện   hiện  trạng   thiếu   thốn  phương   tiện  vận  
chuyển, và trình độ  vận chuyển vẫn còn nhiều hạn chế  (Đồng Ngọc 
Đức, 2009). Có 6,9% trường hợp đến BV trên 60 phút (3 phút­ 100 phút)  
(Phạm Thị Mỹ Ngọc, 2013).
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 4918 bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động 
điều trị tại bệnh viện Quân y 103 trong thời gian 5 năm (2010­2014).
* Tiêu chuẩn lựa chọn: 
­ Bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động có hồ sơ bệnh án đầy đủ và 
ghi chép rõ ràng tất cả các thông tin cần thiết theo mẫu bệnh án nghiên 
cứu.
­ Được điều trị  đầu tiên tại Bệnh viện Quân y 103 (sau khi bị  gãy  
xương được sơ cấp cứu ban đầu tại chỗ, tại tuyến y tế cơ sở hoặc tại 
phòng khám khu vực mà chưa từng vào điều trị  tại một bệnh viện nào 

khác). 
­ Các bệnh nhân được chẩn đoán là gãy xương cánh tay, gãy xương 
cẳng tay, gãy xương bàn­ngón tay; gãy xương đùi, gãy xương cẳng chân,  
gãy xương bàn ­ ngón chân, gãy xương cột sống, gãy xương chậu đơn 
thuần hoặc kết hợp với các tổn thương khác (có đầy đủ  phim XQ xác 
định có gãy xương). 
* Tiêu chuẩn loại trừ: 
­ Bệnh nhân nhập viện điều trị  lại lần 2, lần 3… kể từ khi bị chấn  
thương gãy xương.


11
­ Bệnh nhân không có đầy đủ các thông tin cần thiết theo mẫu bệnh án 
nghiên cứu.
­ Bệnh nhân bị gãy xương do một bệnh lý khác. 
­ Bệnh nhân chấn thương sọ não.
­ Bệnh nhân chấn thương gãy xương nhưng đã tử vong trước khi đến 
Bệnh viện.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với theo dõi 
tiếp diễn trên tất cả các bệnh nhân gãy xương vào viện.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu mô tả:

Trong đó:
­ n: Cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu
­ Z1­α/2: Hệ số tin cậy. Với ngưỡng xác suất α = 0,05 (độ tin cậy 95%) 
thì  Z1­α/2 = 1,96 (tra bảng).

­ p: Tỷ lệ ước đoán một loại gãy xương cơ quan vận động trong tổng 
số các trường hợp gãy xương. Chúng tôi chọn tỷ lệ này là 3% (0,03) theo 
bệnh học Chấn thương chỉnh hình của Học viện Quân y xuất bản năm  
2006 và theo Nguyễn Tiến Bình năm 2009.
­ ε: Sai số tương đối có thể chấp nhận. Trong nghiên cứu này chúng tôi  
chọn ε = 16% (0,16).
Thay các tham số trên vào công thức, cỡ  mẫu lý thuyết được tính là 
4852. Thực tế chúng tôi đã nghiên cứu 4918 bệnh nhân gãy xương cơ quan 
vận động điều trị tại bệnh viện Quân y 103 trong thời gian 5 năm (2010­
2014).
2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu


12
Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, có chỉ  tiêu: Đưa vào 
nghiên cứu tất cả bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động đến khám tại 
Phòng khám Bệnh viện Quân y 103 sau đó được phân bổ về điều trị tại 
các khoa Chấn thương chỉnh hình, Phẫu thuật thần kinh, Ngoại dã chiến,  
Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Quân Y 103 cho đến khi ra viện, thỏa  
mãn đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn, loại trừ nêu trên và cho đến khi đáp ứng  
đủ số lượng cần thiết tối thiểu cho nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
Bộ  Công cụ  sử  dụng để  thu thập thông tin cho nghiên cứu là mẫu 
bệnh án nghiên cứu. Mẫu phiếu này được xây dựng dựa vào các nội dung 
và mục tiêu nghiên cứu của đề  tài, được các chuyên gia thuộc lĩnh vực 
chuyên ngành góp ý và đã được thử nghiệm và chỉnh sửa trước khi chính  
thức tiến hành nghiên cứu.
2.2.4. Các biến số nghiên cứu
Các thông tin chung của bệnh nhân (tuổi, giới tính, địa chỉ, dân tộc, tôn 
giáo, nghề  nghiệp, trình độ  học vấn, nguyên nhân tai nạn, loại phương 

tiện, thời điểm tai nạn, tình trạng trước sơ cứu, sau sơ cứu và đến viện),  
vị trí gãy, xương ãy, số xương gãy, tính chất, gãy hở, gãy phạm khớp, tổn 
thương mạch máu, tổn thương thần kinh, bị chấn thương, nơi sơ cứu ban 
đầu, thời gian từ lúc bị tai nạn đến khi được sơ cứu, sơ cứu tại y tế cơ 
sở, sơ cứu tại phòng khám cấp cứu, người sơ cứu, nguyên tắc, phương  
tiện cố định (độ dài, độ vững chắc), giảm đau, băng bó vết thương, rửa  
vết thương, kháng sinh và thời điểm dùng, tiêm SAT và nơi tiêm, thời gian 
từ khi tai nạn đến khi vào viện, nơi chụp X quang, chẩn đoán tuyến cơ 
sở, phòng khám bệnh Bệnh viện Quân Y 103, chẩn đoán khoa điều trị, 
chụp CT/MRI.
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số  liệu của các bệnh án nghiên cứu đã được nhập vào máy tính 
bằng phần mềm Excel, sau đó chuyển qua SPSS 22.0, được phân tích 
theo mục tiêu nghiên cứu và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. 


13
Áp dụng các thuật toán thống kê mô tả, tính tần suất, tỷ lệ, trung bình 
và độ lệch chuẩn,  χ2 và p … phân tích mối liên quan giữa các biến số.
2.2.6. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
­ Đề  cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu 
Y sinh học của Học viện Quân y thông qua.
­ Các số liệu, thông tin thu được chỉ phục vụ cho mục đích học tập  
và nghiên cứu khoa học, không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác.
­ Các bệnh nhân vào viện do gãy xương cơ quan vận động được sơ 
cấp cứu tại Phòng Khám bệnh của Bệnh viện, lập hồ  sơ  và đưa về 
các khoa lâm sàng điều trị và được điều trị đúng theo quy trình, phác đồ 
điều trị của bệnh viện.
­ Các hồ sơ nghiên cứu được lưu trữ cẩn thận, giữ bí mật thông tin 
và chỉ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số  đặc điểm dịch tễ  học của gãy xương cơ  quan vận  
động
Bảng 3.1. Đặc điểm về  tuổi và giới của các bệnh nhân gãy xương  
(n=4918)
Nam
Nữ
Tổng
p­values
Nhóm tuổi n
%
n
%
n
%
Dưới 
0,000(
414
12,2
124
8,1
538
10,9
20
*)
20 – 
0,000
992
29,2
242

15,9
1.234
25,1
29
30 – 
0,003
667
19,6
244
16,0
911
18,5
39
40 – 
0,331
552
16,3
232
15,2
784
15,9
49


14
50 – 
0,004
461
13,6
254

16,7
715
14,5
59
60 – 
0,000
186
5,5
207
13,6
393
8,0
69
70 – 
0,000
76
2,2
108
7,1
184
3,7
79
Từ 80 
0,000
47
1,4
112
7,4
159
3,2

trở lên
Tổng
3.395
69,0
1.523
31,0
4.918
100,0
0,000
Tuổi tr.bình
36,5 ± 16,3
46,7  ± 20,1
39,7 ± 18,2
(? ± SD)
0,000
(1 ­ 97 tuổi) (2 – 99 tuổi) (1 – 99 tuổi)
(Min – Max)
Chú ý: (*): p­value = 0,000 được hiểu là giá trị  p < 0,001  (Áp dụng  
cho toàn bộ luận án)
Tuổi trung bình của các BN là 39,7   18,2 tuổi, tuổi thấp nhất là 1 
tuổi và cao nhất là 99 tuổi. Tuổi trung bình của các BN là nữ là 46,7 
20,1 tuổi, cao hơn so với  nhóm bệnh nhân là nam (36,5   16,3 tuổi). 
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Nhóm tuổi từ 20­ 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (25,1%), ti ếp đến là 
nhóm 30­ 39 tuổi (18,5%), tiếp theo là nhóm 40 – 49 tuổi với 15,9%.  
Các lứa tuổi từ 50 trở đi, tỷ lệ bị gãy xương có xu hướng giảm dần. 
Bảng 3.2. Đặc điểm về  nghề  nghiệp của đối tượng nghiên cứu  
(n=4918)
Nam
Nữ

Tổng
Nghề 
nghiệp
n
%
n
%
n
%
Nông dân
787
23,2
572
37,6
1359 27,6
Công nhân
724
21,3
151
9,9
875
17,8
Viên chức
556
16,4
280
18,4
836
17,0
HS, SV

505
14,9
160
10,5
665
13,5


15
Bộ đội
181
5,3
10
0,7
191
3,9
Lao động tự do
642
18,9
350
23,0 992
20,2
Tổng
3395 69,0
1523 31,0
4918 100,0
Các   nhóm   nghề   nghiệp   khác   nhau   có   số   lượng   bệnh   nhân   gãy 
xương khác nhau. Nhóm nghề là nông dân có số lượng cao nhất, 1359  
trường  hợp,  chiếm   tỷ   lệ   27,6%   so  với  tổng  số,   tiếp  đến là  những 
người làm nghề  tự  do (20,2%), công nhân (17,8%), viên chức (17,0%),  

học sinh, sinh viên (13,5%) và thấp nhất là bộ đội với 3,9%. 


16
Bảng 3.3. Phân bố gãy xương theo nguyên nhân  (n= 4918)
Nguyên 

Nam

nhân
Trong Lao động

Nữ

Chung

n

%

n

%

n

%

403


11,9

66

4,3

469

9,5

Khi 
tham 
gia 

95(4,2

Ô tô

%)

Giao 
thông

1609

47,4

659

43,3

2033(8

Xe máy

46,1

9,6%)
140(6,2

Khác

%)

Trong Sinh hoạt

1383

40,7

798

52,4

2181

44,4

Tổng số

3395


100

1523

100

4918

100,0

Số bệnh nhân gãy xương do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất  
(46,1%), tiếp đến là các tai nạn do sinh hoạt (44,4%) và thấp nhất là do 
tai nạn lao động (9,5%). Trong số bệnh nhân bị  tai nạn giao thông thì 
tai nạn xe máy chiếm tỷ lệ cao nhất (89,6%), tiếp đến là tai nạn do các  
hình thức khác (6,2%), tai nạn do ô tô chiếm tỷ lệ thấp (4,2%).
Tỷ  lệ  nam giới bị  gãy xương do tai nạn lao động và tai nạn giao 
thông lần lượt là 11,9% và 47,4% cao hơn so với nữ (4,3% và 43,3%).  
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Với loại hình tai nạn  
khác, tỷ lệ bệnh nhân là nữ  chiếm 52,4% cao hơn so với nam giới với  
40,7%. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Số trường hợp gãy xương có xu hướng tăng lên theo thời gian trong  
giai đoạn nghiên cứu từ năm 2010 đến 2014.
Gãy xương do tai nạn thương tích thường xảy ra vào dịp đầu và 
cuối năm âm lịch (tháng 2, 3, 9 và 12). Trong ngày tai nạn gãy xương 
do tai nạn giao thông thường xảy ra vào chiều tối, khoảng 14 – 18 giờ 


17
(30,9%), trong khi do lao động và sinh hoạt, tai nạn gãy xương thường  

xảy ra vào buổi sáng (5 – 11 giờ).
Trong số  các trường hợp gãy xương cơ  quan vận động, tỷ  lệ  gãy  
kín là 74,9%, cao hơn so với gãy hở là 25,1%.
Gãy xương chi dưới chiếm tỷ lệ cao nhất là 54,2%; chi trên có tỷ lệ 
thấp hơn là 26,5%, tỷ  lệ  gãy kết hợp chi là 2,8% trong tổng số  các 
trường hợp gãy xương. Các loại gãy xương khác chiếm tỷ  lệ  thấp 
(xương cột sống 11,1%, xương chậu 3,0%).
Bảng 3.4. Đặc điểm về  số  lượng xương bị  gãy trên bệnh nhân  
(n=4918)
Số xương bị gãy

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 xương

4.447

90,42

2 xương

395

8,03

3 xương

69


1,4

4 xương

5

0,1

5 xương

2

0,04

Tổng

4.918

100,0

Tỷ lệ bị gãy 1 xương chiếm tỷ lệ cao nhất với 90,42%, tiếp đến là  
gãy 2 xương với 8,03%, 3 xương là 1,4%; 4 xương là 0,1% và 5 xương  
gãy chỉ có 2 bệnh nhân chiếm 0,04%.
Các tổn thương phối hợp của gãy xương tứ  chi thường gặp là gãy 
xương phạm  khớp,  tổn thương  mạch  máu lớn  và  tổn  thương thần 
kinh, trong đó ở chi trên dao động từ 29,7% đến 34,3%, ở chi dưới dao  
động từ 26,1% đến 32,7%.
Tỷ  lệ  có sốc chấn thương của gãy xương chi trên là 5,1% ; gãy 
xương chi dưới là 6,2% ; tỷ lệ có sốc chấn thương của gãy kết hợp chi 

là 24,6%.
Bảng 3.5. Liên quan giữa vị trí các xương gãy và tính chất gãy  
xương


18

Xươn
g gãy

Gãy 
hở
(n=1.2
33)

Gãy 
kín
(n=3.6
85)

Tổng
(n=4.9
18)

p­values

n

%


n

%

n

%

Cánh tay

86

7,0

375

10,2

461

9,4

0,001

Cẳng tay

168

13,6


392

10,6

560

11,4

0,004

Bàn­ngón tay

255

20,
7

92

2,5

347

7,1

0,0001

Đùi

162


13,1

1064

28,
9

1226

24,9

0,0001

Cẳng chân

505

40,
9

816

22,1

1321

26,9

0.0001


Bàn­ngón 
chân

123

10,0

99

2,7

222

4,5

0,0001

146

4,0

146

3,0

0,0001

544


14,8

544

11,1

0,0001

525

14,3

619

12,6

0,0001

Chậu

0

Cột sống

0

Khác

94


0,0
0
0,0
0
7,6

­ Gãy xương cánh tay chiếm 9,4% trong đó gãy hở có 7% và gãy kín là  
10,2%.  
­ Gãy xương cẳng tay chiếm 11,4% trong đó gãy hở  có 13,6% và gãy 
kín là 10,6%.  
­ Gãy xương bàn­ngón tay có 7,1% trong đó gãy hở có 20,7% và gãy kín  
là 2,5%.  
­ Gãy xương đùi chiếm 24,9% trong đó gãy hở  có 13,1% và gãy kín là 
28,9%.


19
­ Tỷ lệ gãy xương nhiều nhất là gãy hai xương cẳng chân trong đó tỷ 
lệ gãy hở hai xương cẳng chân (40,9%) là cao hơn có ý nghĩa thống kê 
so với gãy kín 2 xương cẳng chân (22,1%).
­ Gãy xương bàn­ngón chân có 4,5% trong đó gãy hở có 10% và gãy kín  
là 2,7%.  
­ Gãy các xương khác bao gồm như  xương hàm mặt, đòn, bánh chè, 
xương bả  vai…có 12,6% trong đó gãy hở là 7,6% và gãy kín là 14,3%.  
Sự khác biệt về tỷ lệ gãy hở / kín ở từng loại xương là khác biệt có ý 
nghĩa thống kê với p<0,01.
3.2. Thực trạng chung về cấp cứu ban đầu bệnh nhân gãy xương
Bảng 3.5. Nơi nạn nhân được sơ cấp cứu ban đầu tại các khu vực  
dân cư (n=4.918)
Tại 

Y tế 
chỗ
cơ sở
PKCC
Khu 
(n=480 (n=1.25 (n=3.179)
vực
)
9)
n
%
n
%
n
%
Thành thị
179
37,3
433
34,4
1.186
37,3
Nông thôn
286
59,6
726
57,7
1.906
60,0
Miền núi

15
3,1
100
7,9
87
2,7
Tổng
480
9,8
1.259
25,6
3.179
64,6
Lần lượt theo các tuyến cấp cứu, bệnh nhân bị  tai nạn  ở  thành thị 
được cấp cứu tại chỗ và đưa đến PKCC đều là 37,3%, số còn lại được 
cấp cứu tại Y tế cơ sở với 34,4%. Với nhóm bệnh nhân ở  nông thôn,  
số BN được sơ cấp cứu tại PKCC với 60% chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp  
theo là sơ cứu tại chỗ với 59,6%,  và ít nhất là đưa đến Y tế cơ sở với  
57,7%. Với nhóm bệnh nhân ở khu vực miền núi, cao nhất là cấp cứu  
tại y tế cơ sở với 7,9%, tiếp đến là tại chỗ với 3,1% và ít nhất là cấp 
cứu tại PKCC với 2,7%. Sự khác biệt giữa các khu vực về tỷ lệ được  
sơ cứu là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.


20
Bảng 3.6. Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi được cấp cứu  
(n=4.918)
Thời gian (phút)
Số lượng
Tỷ lệ (%)

< 5 
1.048
21,3
>5 – 15 
2.399
48,8
>15 – 30 
182
3,7
>30 
1.289
26,2
Tổng số
4.918
100,0
Kết quả bảng trên cho thấy: Chỉ  có 21,3% BN gãy xương cơ  quan 
vận động được cấp cứu ngay trong vòng 5 phút đầu, kể  từ  khi bị  tai 
nạn. Có 48,8% được sơ cứu trong khoảng thời gian từ 5 – 15 phút; Có  
3,7% được sơ  cứu trong khoảng thời gian từ  15 – 30 phút. Vẫn còn 
26,2% BN sau 30 phút mới được sơ cấp cứu.
Bảng 3.7. Phương tiện được sử dụng để vận chuyển bệnh nhân 
từ nơi xảy ra tai nạn về tuyến sau (n=4918)
Phương tiện vận 
Số lượng
Tỷ lệ (%)
chuyển
Ô tô
1.937
39,4
Xe máy

2.695
54,8
Xe cấp cứu 115
79
1,6
Taxi
138
2,8
Phương tiện khác
69
1,4
Tổng cộng
4.918
100
Kết   quả   bảng   trên   cho  thấy:   Phương   tiện  vận   chuyển  BN   đến 
Bệnh viện chủ  yếu vẫn là xe máy (54,8%), tiếp đến là ô tô (39,4%). 
Xe cấp cứu chuyên dụng của 115 chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp (1,6%).
Bảng 3.8. Người đầu tiên trực tiếp tham gia cấp cứu tại nơi xảy ra  
tai nạn (n = 480)
Phương tiện
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Người dân
390
81,3


21
Nhân viên y tế
90

18,7
Tổng cộng
480
100
Kết quả bảng trên cho thấy: Tại chỗ nơi xảy ra tai nạn người đầu  
tiên trực tiếp tham gia sơ cấp cứu ban đầu cho BN chủ  yếu là người  
dân (81,3%). Sự  tham gia sơ  cấp cứu của nhân viên y tế  tại chỗ  nơi  
xảy ra tai nạn chiếm tỷ lệ thấp (18,7%).
Bảng 3.9. Tổng hợp các biện pháp cấp cứu ban đầu được thực 
hiện tại các tuyến 
Phươ

Tại 

Y tế 

PKC

ng 

chỗ

cơ sở

C

pháp

(n=48


(n=1.2

(n=3.1

sơ 

0)

59)

79)

cấ p  

Tổng

p­values

n

%

n

%

n

%


n

%

Giảm đau

165

34,4

1.191

94,6

2.830

89,0

4.186

85,1

Băng bó  (*)

79

55,2

167


48,5

476

59,0

722

Cố định

338

70,4

1.195

94,9

2.787

87,7

4.320

87,8

0,001

0


0,0

59

20,7

152

18,8

221

17,9

0,001

cứu

KS+SAT (*)

55,
9

0,001
0,001

Chú ý: (*) chỉ tính với số BN gãy hở (n=1233).
Tại chỗ tai nạn, tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng biện pháp giảm đau  
chỉ đạt 34,4% trong khi đến cơ sở y tế hoặc phòng khám cấp cứu đều  
có biện pháp giảm đau lên tới 94,6% và 89,0%. Sự  khác biệt là có ý 

nghĩa thống kê với p<0,01.
Với việc sử  dụng biện pháp băng bó, tại chỗ  tai nạn, bệnh nhân 
được băng bó là 55,2%,  ở  y tế  cơ  sở  là 48,5% và PKCC là 59,0% bổ 
sung băng bó hoặc băng bó lại. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với  
p<0,01.
Với biện pháp Cố  định, tại nơi tai nạn, tỷ  lệ  bệnh nhân được cố 
định tạm thời là 70,4%.  Ở  điểm y tế  cơ  sở  và PKCC, tỷ  lệ  này lần 


22
lượt là 87,7% và 87,8% bổ  sung và cố  định chắc. Sự  khác biệt là có ý 
nghĩa thống kê với p<0,01.
Với việc sử  dụng KS và SAT, tại chỗ tai nạn là 0%,  ở  tuyến y tế 
cơ sở là 20,7% và PKCC là 18,8%. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê  
với p<0,01.
Tỷ lệ bệnh nhân gãy xương kín được cấp cứu đúng nguyên tắc tại  
chỗ bị tai nạn là 11,8%, ở tuyến y tế cơ sở là 88,5% và tại phòng khám  
cấp cứu là 68,3%.
Tỷ  lệ  bệnh nhân gãy xương hở  được cấp cứu đúng nguyên tắc  ở 
tuyến y tế cơ sở là 19,5%, tại phòng khám cấp cứu là 16,7%.
Trong số các trường hợp được cố định có 48,4% sử dụng nẹp y tế, 
51,6% sử  dụng nẹp tự  tạo; có 92,1% nẹp  đủ  độ  dài và 96,5% nẹp 
vững.
Có 85,1% BN được dùng thuốc giảm đau, trong số  đó 19,3% sử 
dụng thuốc uống, 80,7% sử  dụng thuốc tiêm. Thời điểm dùng thuốc 
giảm đau là 56,1% dùng trước khi cố  định và 43,9% dùng sau khi cố 
định.
Có 18,6% BN  dùng kháng sinh  dự  phòng nhiễm khuẩn, trong số đó 
thuốc uống có 8,8% và thuốc tiêm có 91,2%. 
Tỷ lệ sử dụng SAT trong các trường hợp gãy hở và gãy kín kèm theo 

vết thương phần mềm ở tuyến y tế cơ sở là 44,0% và ở Phòng khám cấp  
cứu là 60,9%, không có trường hợp nào được sử dụng tại chỗ  nơi bị tai  
nạn.
Tỷ lệ được băng bó và rửa vết thương phần mềm trong các trường 
hợp gãy hở  tại chỗ  nơi bị  tai nạn là 55,2%;  ở  tuyến y tế  cơ  sở  là  
48,5% và ở Phòng khám cấp cứu là 59,0%.


23
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Một số  đặc điểm dịch tễ  học của gãy xương cơ  quan vận  
động
­ Đặc điểm về tuổi: kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với  
nghiên cứu của Bùi Thị  Tú Quyên điều tra 93 nạn nhân chấn thương 
giao thông khi đi xe máy thấy tuổi trung bình là 36,2 tuổi. Nạn nhân 
chấn thương giao thông chủ  yếu thuộc nhóm tuổi 21­40 (55%), nhóm 
tuổi trẻ  <20 chiếm đến 16%. Nghiên cứu của Đồng Ngọc Đức và cs. 
cho thấy có mối liên quan giữa tuổi và nguy cơ TNGT, ở nhóm dưới 20 
tuổi, nguy cơ TNGT cao gấp 5,47 lần nhóm trên 60 tuổi; gấp 5,73 lần 
nhóm 20­39 tuổi và gấp 4,61 lần nhóm 40­59 tuổi. Nghiên cứu của Lê 
Quang Ánh thấy nhóm  tuổi  từ  25­40 chiếm  57,8%; từ  41­60 chiếm  
20%. Nghiên cứu của Lê Quang Trí năm 2014 nghiên cứu điều trị  gãy 
kín liên mấu chuyển XĐ ở người cao tuổi nhận thấy nhóm bệnh nhân 
từ 70 ­ 79 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (46,8%). 
­ Đặc điểm về  giới tính: kết quả  nghiên cứu của chúng tôi cũng 
tương đồng với các tác giả nghiên cứu trước đây:
Bảng 4.1. Giới tính của bệnh nhân gãy xương so với một số nghiên cứu

Tác giả


Cỡ 
mẫu (n)
Nguyễn Thị Như Tú và cs. (2012) 
Lê Quang Ánh (2012) 
Nguyễn Thị Chinh và cs. (2013)
Hoàng Đức Thái (2016) 
Nguyễn Thị Xuân Trang (2011)
Nguyễn Đức Chính và cs. (2011)
Bùi Thị Tú Quyên (2004)
Lương Mai Anh (2012)
Đàng Tấn An và cs. (2014)
Nguyễn Hữu Chiến, 2019

Tỷ lệ (%)
Nam
471
73,0
717
69,31
289
66,1
99
61,6
262
53,4
62.229
72,9
93
77,0
2.036

63,1
385
74,6
4.918
69,0

Nữ
27,0
30,7
33,9
38,4
46,6
27,1
23,0
36,9
25,4
31,0


24
Chúng tôi cho rằng nam giới tham gia giao thông có uống rượu bia,  
không làm chủ  tốc độ, chạy xe với tốc độ  cao, không làm chủ  được  
bản thân, dẫn đến nguy cơ tai nạn nhiều hơn.
­ Đặc điểm nghề  nghiệp:  kết quả  nghiên cứu của chúng tôi cũng 
tương   tự   một   số   kết   quả   nghiên   cứu.   Nguyễn   Thị   Như   Tú   và   cs.  
(2012): nông dân là 41%, học sinh là 32,5%, cán bộ công nhân viên chức 
15,3%   và   trẻ   nhỏ   là   3%;   Đàng   Tấn   An   (2014):   nông  dân 
và lao động tự do chiếm đa số (43% và 29%). 
Bảng 4.2. Nguyên nhân gây gãy xương so với một số nghiên cứu
Tác giả


Địa điểm

Tạ Văn Trầm (2006) 
Lê Quang Ánh (2012) 
Nguyễn Thị Chinh (2013) 

n
BVĐK
 Tiền Giang
Long Thành, Nhơn 
Trạch
BV 
Đức Giang

Nguyễn Thị Xuân Trang 

BVĐK 

(2011) 

Đăk Lắk

Nguyễn Hữu Chiến, 2019 

BV 103

Nguyên nhân (%)
TNGT


TNLĐ

TNSH

7.551

75,3

24,5

0,3

717

51,1

29,6

1,0

289

48,1

9,3

32,9

262


49,6

4918

46,1

36,3
9,5

44,4

­ Đặc điểm về nguyên nhân gãy xương: TNTT là vấn đề y tế quan  
trọng  hiện nay,  chiếm  16%  gánh nặng  bệnh  tật  trên toàn  thế   giới.  
TNTT là nguyên nhân hàng đầu gây tử  vong và tàn tật  ở  những nước 
đang phát triển. Những năm gần đây ở nước ta, cùng với sự tăng nhanh  
về kinh tế, xã hội trong cả nước nói chung, tốc độ  đô thị hóa nhanh ở 
các vùng nói riêng, là sự gia tăng các loại hình TNTT. Hiện nay, TNTT 
gia   tăng  trên  tất   cả   các  lĩnh  vực  của  đời   sống  xã   hội,   đặc   biệt   là  
TNGT. Qua nghiên cứu thấy số BN GX do TNGT chiếm tỷ lệ cao nhất  
(46,1%), tiếp đến là TNSH (44,4%) và ít nhất là TNLĐ (9,5%). Kết  


25
quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự một số nghiên cứu của các tác 
giả trong nước.
­ Về vị trí gãy xương: tỷ lệ gãy xương trong nghiên cứu của chúng 
tôi cũng phù hợp với một số tác giả nghiên cứu khác. 
Phan Quang Trí (2015) nghiên cứu 102 trường hợp gãy trên lồi cầu 
xương cánh tay thấy tổn thương tay trái (60,8%) gặp nhiều hơn tay  
phải (39,2%). Phân loại theo Gartland thấy đa phần là gãy di lệch loại  

III (27,5% loại IIIA; 24,5% loại IIIB), tiếp  đến là loại II (40,2%) và 
7,8% trường hợp loại IIIC. Có 14 trường hợp có tổn thương MM, TK  
(13,72%). Trong đó 6 trường hợp tổn thương TK (5,88%): 2 trường  
hợp tổn thương TK quay, 3 trường hợp tổn thương TK giữa và gian  
cốt trước và 01 trường hợp tổn thương TK giữa kèm TK trụ. Tổn  
thương MM là 8 trường hợp (7,84%), trong đó có 01 trường hợp tổn 
thương động mạch cánh tay diễn tiến thành Volkmann. Trong 14 ca tổn 
thương MM – TK thì chỉ có 2 ca gãy trên lồi cầu loại II, còn 12 trường  
hợp là gãy loại III (85,71% trường hợp gãy Gartland loại III có biến 
chứng).
Trần Trung Dũng (2013) nghiên cứu 30 BN với 34  ổ  GX bàn ngón  
tay thấy tổn thương chủ  yếu là gãy đốt bàn (52,9%), GX đốt ngón:  
47,1%. Hình thái gãy chéo vát chiếm 52,9%; gãy ngang: 47,1%.
Nguyễn Hữu Thắng (2009)  điều trị gãy liên mấu chuyển và dưới mấu 
chuyển XĐ bằng kết hợp xương với nẹp góc AO cho 41 BN (30 nam, 11 
nữ) thấy 17,1% (7 BN) gãy liên mấu chuyển nhóm A1.1­ A2.1; 29,3% (12  
BN) gãy liên mấu chuyển nhóm A2.2, A2.3; 26,9% (11 BN) gãy liên mấu  
chuyển nhóm A3 và 21,9% (9 BN) gãy dưới mấu chuyển; 4,8% (2 BN)  
không liền xương do thất bại sau KHX. Hình thái GX: 78,1% gãy không 
vững liên mấu chuyển, dưới mấu chuyển; 17,1% gãy vững liên mấu  
chuyển; 4,8% ở nhóm không liền xương do thất bại sau KHX.
Lê Quang Trí (2014) điều trị  gãy liên mấu chuyển XĐ người già 
bằng khung cố định ngoài thấy số BN gãy bên trái (60,6%) nhiều hơn 
bên phải (39,4%). Phân loại gãy theo Jensen thấy đa số  các BN trong 


×