Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 55 trang )

Bài 3: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
Mã bài: MĐ28.03
Giới thiệu

Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội lồi người. Để
tíên hành sản xuất phải có 3 yếu tố: Lao động, đất đai, vốn, thiếu một trong 3 yếu
tối đó q trình sản xuất sẽ không thể diễn ra. Nếu xét mức độ quan trọng thì lao
động của con người đóng vai trò quan trọng, là yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất, yếu tố tư liệu sản xuất là quan trọng, nhưng nếu khơng có sự kết hợp với sức
lao động của con người thì tư liệu sản xuất khơng phát huy được tác dụng, tiền
lương vừa là động lực thúc đầy con người trong sản xuất kinh doanh vừa là một chi
phí được cấu thành vào giá thành sản phẩm, lao cụ, dịch vụ, tiền lương là một đòn
bẩy quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng năng suất lao động,
có tác dụng động viên khuyến khích cơng nhân viên trong mỗi doanh nghiệp tích
cực tham gia lao động, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.
Khi tiến hành hoạt động sản xuất, vấn đề đặt ra cho nhà quản lý doanh nghiệp
phải chi tiền lương bao nhiêu, việc sử dụng lao động như thế nào, để mang lại hiệu
quả hơn, hữu ích hơn trong q trình sản xuất, từ đó đặt ra kế hoạch sản xuất cho
kỳ tới. Đây là lý do tại sao hạch tốn tiền lương trong doanh nghiệp lại có tầm
quan trọng đặc biệt.
Mục tiêu

- Trình bày ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tiền lương
- Phân biệt các hình thức trả lương trong doanh nghiệp
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán chi tiết và kế toán tổng họp của kế tốn tiền
lương và các khoản trích theo lương
- Vận dụng kiến thức kế toán chi tiết và tổng hợp tiền lương vào làm được bài
thực hành ứng dụng
- Xác định các chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Lập chứng từ kế toán tiền lương
- Vào sổ chi tiết và tổng hợp theo bài thực hành ứng dụng


- Tuân thủ các chế độ kế tốn tài chính do Nhà nước ban hành
Nội dung chính

1. Nhiệm vụ kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1. Ý nghĩa việc quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1. Lao động, ý nghĩa việc quản lý lao động

97


Lao động là sự hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm biến đổi các vật tự
nhiên thành những vật phẩm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của con người. Để duy trì
đời sống, lồi người phải luôn lao động để thu lấy tất cả những thứ trong tự nhiên
cần thiết vĩnh viễn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Lao động của con người cùng với đối tượng lao động và tư liệu lao động hợp
thành ba yếu tố của quá trình sản xuất. Trong ba yếu tố đó thì lao động của con
người là yếu tố quan trọng nhất, vì khơng có lao động của con người thì tư liệu lao
động (như công cụ sản xuất, ruộng đất, nhà cửa dùng vào sản xuất, phương tiện
giao thông vận tải,... .) và đối tượng lao động (như nguyên liệu. vật liệu,... .) chỉ là
những vật vơ dụng.
Trong q trình lao động con người luôn sáng tạo, cải tiến công cụ, hợp tác cùng
nhau trong q trình lao động để khơng ngừng nâng cao năng suất lao động (đó là
đặc tính vốn có của con người); cũng trong q trình đó, trình độ kỹ thuật của người
lao động, kinh nghiệm sản xuất, chuyên mơn hố lao động ngày càng cao.
Chính tác động trên đã làm cho trình độ sản xuất ngày càng cao; một người (nhóm
người) lao động chỉ tham gia (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào một công đoạn sản xuất ra
sản phẩm; có nhiều loại lao động khác nhau, trên nhiều khâu (lĩnh vực) khác nhau. Để
quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao (tiết kiệm chi phí lao động sống, góp phần hạ giá
thành sản phẩm), việc phân cơng lao động hợp lý, phát huy sở trường của từng
(nhóm) người lao động là cần thiết và vô cùng quan trọng.

Quản lý lao động gồm nhiều vấn đề, song chủ yếu thể hiện trên một số nội
dung sau:
Quản lý số lượng lao động: là quản lý về số lượng người lao động trên các mặt:
giới tính, độ tuổi, chun mơn, ...
Quản lý chất lượng lao động: là quản lý năng lực mọi mặt của từng (nhóm) người
lao động trong q trình sản xuất tạo ra sản phẩm (như: sức khoẻ lao động, trình độ
kỹ năng - kỹ xảo, ý thức kỷ luật,...)
Chỉ có trên cơ sở nắm chắc số, chất lượng lao động trên thì việc tổ chức, sắp xếp,
bố trí các lao động mới hợp lý, làm cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp hoạt
động nhịp nhàng có hiệu quả cao. Ngược lại, không quan tâm đúng mức việc quản
lý lao động thì dẫn tới sức sản xuất của doanh nghiệp bị trì trệ, kém hiệu quả.
Đồng thời, quản lý lao động tốt là cơ sở cho việc đánh giá trả thù lao cho từng lao
động đúng; việc trả thù lao đúng sẽ kích thích được tồn bộ lao động trong doanh
nghiệp lao động sáng tạo, nâng cao kỹ năng- kỹ xảo, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng
năng suất lao động góp phần tăng lợi nhuận. (nếu đánh giá sai, việc trả thù lao khơng
đúng thì kết quả ngược lại)
1.1.2. ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương
98


Tiền lương (hay tiền công ) là số tiền thù lao mà DN trả cho người lao động theo
số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho DN, để tái sản xuất sức lao
động, bù đắp hao phí lao động của họ trong q trình sản xuất kinh doanh.
Để trả tiền lương cho người lao động đúng (hợp lý), doanh nghiệp phải đảm bảo
được các yêu cầu sau: đúng với chế độ tiền lương của nhà nước; gắn với quản lý
lao động của doanh nghiệp.
Các yêu cầu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có trên cơ sở u cầu đó thì
tiền lương mới kích thích được người lao động trong nâng cao tay nghề, nâng cao
ý thức kỷ luật, thi đua lao động sản xuất thúc đẩy được sản xuất phát triển; (và
ngược lại).

Ngồi tiền lương, người lao động cịn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp..., các khoản này cũng góp phần trợ
giúp người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn,
tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động.
1.2. Nhiệm vụ kế tốn tiền luơng và các khoản trích theo lương
Hạch tốn lao động, kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ
liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà cịn liên quan đến các chi phí hoạt
động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến tình
hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước.
Để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, kế tốn tiền lương và các
khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực hiện các nhiện vụ sau:
- Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của
người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan
khác cho người lao động.
- Tính tốn, phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền cơng và các khoản
trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn cho các đối tượng sử
dụng liên quan.
- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu
quĩ tiền lương; cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan.
2. Hình thức tiền lương, quĩ tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1. Các hình thức trả lương
Tiền lương là khoản tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện
công việc theo thỏa thuận. Nhưng cần phải đảm bảo khơng được thấp hơn mức
lương tối thiểu.
Doanh nghiệp có quyền lựa chọn các cách trả lương khác nhau: có thể trả
lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán, cụ thể:
99


2.2. Cách tính lương

Tiền lương là khoản tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện
công việc theo thỏa thuận. Nhưng cần phải đảm bảo không được thấp hơn mức
lương tối thiểu.
Doanh nghiệp có quyền lựa chọn các cách trả lương khác nhau: có thể trả
lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khốn, cụ thể:
2.2.1. Tính lương theo thời gian:
Lương theo thời gian là việc tính trả lương cho nhân viên theo thời gian
làm việc, có thể là theo tháng, theo ngày, theo giờ.
Thực tế trong các DN vẫn tồn tại 2 các tính lương như sau:
Cách 1:
(Lương + Phụ cấp )
số ngày đi làm thực
-------------------------------------------×
tế trong tháng
Số ngày công chuẩn của tháng
Theo cách này lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động
nghỉ không hưởng lương.
Cách 2:
( Lương + Phụ cấp )
Tổng lương
Số ngày đi làm
= ----------------------------------- ×
thực tế
thực tế trong tháng
26
(Doanh nghiệp tự quy định 26 hay 24 ngày)
Theo cách này lương tháng không là con số cố định vì ngày cơng chuẩn hàng tháng khác
nhau, Vì có tháng 28, 30, 31 ngày => có tháng cơng chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 và
cũng có tháng là 27 ngày. Với cách trả lương này khi nghỉ không hưởng lương người lao
động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều

này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của DN khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ
vào những tháng có ngày cơng chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền cơng bị trừ.
Tổng lương
=
thực tế

2.2.2. Tính tiền lương làm thêm giờ:
Tiền lương
=
làm thêm giờ

Tiền lương giờ thực trả của
×
ngày làm việc bình thường

Mức ít nhất 150% hoặc
200% hoặc 300%

×

Số giờ làm
thêm

Trong đó:
+ Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường,
áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
+ Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường,
áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
+ Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường,
áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể

tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao
động, đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

100


2.2.3. Tiền lương làm việc vào ban đêm
Người lao động làm việc vào ban đêm là làm từ 22h – 6h
Tiền lương
làm việc vào
ban đêm

Tiền lương giờ thực
= trả của ngày làm việc +
bình thường

Tiền lương giờ thực
trả của ngày làm việc ×
bình thường

Mức ít
nhất
30%

Số giờ làm
× việc vào ban
đêm

2 .2.4. Tính lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là cách tính lương cho người lao động theo số lượng và

chất lượng sản phẩm hoặc cơng việc đă hồn thành. Đây là hình thức trả lương gắn chặt
năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng
cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm.
Lương sản phẩm
= Sản lượng sản phẩm
× Đơn giá sản phẩm
2.2.5. Tính lương khốn:
Là cách trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc theo
đúng chất lượng được giao.
Lương
Mức lương
Tỷ lệ phần trăm hồn
=
×
thực tế
khốn
thành cơng việc
2.2.6. Lương/ thưởng theo Doanh thu:
là cách trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt
được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số của cơng ty.
Thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng... Hưởng lương
theo doanh thu.Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu:
Lương/thưởng doanh số cá nhân
Lương/thưởng doanh số nhóm

Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,…
Các Tài khoản sử dụng:
+ Tài khoản 334 - Phải trả người lao động:
Các khoản tiền lương, tiền cơng, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác
cịn phải trả cho người lao động.

+ Tài khoản 3382 - Kinh phí cơng đồn:
Phản ánh tình hình trích và thanh tốn kinh phí cơng đồn ở đơn vị.
+ Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội:
Phản ánh tình hình trích và thanh tốn bảo hiểm xã hội ở đơn vị.
+ Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế:
Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế ở đơn vị.
+ Tài khoản 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp:
Phản ánh tình hình trích và thanh tốn bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị.
Quĩ tiền lương bao gồm :
- Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán;
- Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại...;
101


- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi
chế độ qui định;
- Tiền lương trả cho thời gian người lao động ngừng sản xuất do nguyên nhân
khách quan như: đi học, tập quân sự, hội nghị, nghỉ phép năm…;
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xun.....
Trong doanh nghiệp, để phục vụ cho cơng tác hạch tốn và phân tích tiền
lương có thể chia ra tiền lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương chính: là tiền lương trả cho thời gian người lao động làm nhiệm vụ
chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo.
Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực
hiện các nhiệm vụ khác do doanh nghiệp điều động như: hội họp, tập quân sự, nghỉ
phép năm theo chế độ,...
Tiền lương chính của người lao động trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình sản
xuất ra sản phẩm; tiền lương phụ của người lao động trực tiếp sản xuất không gắn
với quá trình sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy, việc phân chia tiền lương chính và tiền
lương phụ có ý nghĩa nhất định đối với cơng tác hạch tốn và phân tích giá thành sản

phẩm.
Tiền lương chính thường được hạch tốn trực tiếp vào các đối tượng tính giá
thành, có quan hệ chặt chẽ với năng suất lao động.
Tiền lương phụ thường phải phân bổ gián tiếp vào các đối tượng tính giá thành,
khơng có mối quan hệ trực tiếp đến năng suất lao động.
Để bảo đảm cho doanh nghiệp hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất thì
việc quản lý và chi tiêu quĩ tiền lương phải hợp lý, tiết kiệm quĩ tiền lương nhằm
phục vụ tốt cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3. Quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn.
* Quĩ bảo hiểm xã hội: được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên
tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực,...) của người
lao động thực tế phát sinh trong tháng.
Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 25,5%, trong đó 17,5% do
đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 8% cịn
lại do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập của họ.
Quĩ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; quĩ này do cơ quan
bảo hiểm xã hội quản lý.
* Quĩ bảo hiểm y tế: được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa
bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí,... cho người lao động trong thời gian ốm đau,
sinh đẻ,.... Quĩ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số
102


tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong
tháng.
Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5%, trong đó 3% tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động.
* Kinh phí cơng đồn: hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ qui định trên tổng
số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng, tính

vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ trích kinh phí cơng đồn theo chế độ hiện hành là 2%. Số kinh phí cơng đồn
doanh nghiệp trích được, một phần nộp lên lên cơ quan quản lý cơng đồn cấp trên,
một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động cơng đồn tại doanh nghiệp.
Tiền lương phải trả cho người lao động, cùng các khoản trích bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn hợp thành chi phí nhân cơng trong tổng chi phí
sản xuất kinh doanh.
Ngồi chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương, doanh nghiệp còn xây
dựng chế độ tiền thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tiền thưởng nhằm kích thích người lao động trong sản xuất kinh
doanh gồm có: thưởng thi đua, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật
tư, phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật,...
* Quĩ bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp được xem là phao cứu
sinh giải quyết khơng ít khó khăn cho người lao động.
Đó là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm,
hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp 2019
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử
dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoại trừ người lao động đang hưởng lương hưu, người lao động giúp việc gia
đình thì khơng phải tham gia.
2.4. Cơng việc của kế toán Tiền Lương:

- Lập HĐLĐ, làm thủ tục tham gia BH
- Quản lý DS nhân viên, hồ sơ nhân sự
- Thực hiện chấm cơng
- Cuối tháng: tính lương và hạch tốn tiền lương và các khoản trích theo lương.

2.5. Hồ sơ - chứng từ kế toán tiền lương:

- Bảng chấm công.
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hồn thành. (Nếu có)
- Hợp đồng lao động.
103


- Bảng thanh toán lương và BH
- Hồ sơ tham gia BH.
- Bảng tạm ứng lương (nếu có)
- Bảng tính thuế TNCN (Nếu có)
- Bảng thanh tốn tiền thưởng (nếu có)
Theo đó, từ ngày 01/01/2018, chính thức áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo
quy định sau đây:( Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu
vùng)
- Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng
- Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng
- Vùng III: 3.090.000 đồng/ tháng
- Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng
Mức lương tối thiểu vùng trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và
người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động
làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình
thường trong tháng và hồn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận
phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua
đào tạo làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động
đã qua học nghề.
Mức lương thấp nhất để đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo

hiểm thất nghiệp năm 2018
Mức lương thấp nhất để tham gia bảo hiểm bắt buộc
(BHXH, BHYT, BHTN)
Doanh nghiệp
Thuộc Vùng Đối với lao động chưa qua học nghề
Đối với lao động đã qua học
(làm công việc giản đơn nhất)
nghề (Phải cộng thêm 7%)

Vùng 1
Vùng 2
Vùng 3
Vùng 4

3.980.000
3.530.000
3.090.000
2.760.000

4.258.600
3.777.100
3.306.300
2.953.200

Mức lương cao nhất để tham gia từng loại bảo hiểm:
Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm theo thời điểm
Loại bảo hiểm
Áp dụng từ ngày 1/7/2018
Bảo hiểm xã hội
= 20 * 1.390.00 = 27.800.000

và bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp = 20 * "Mức lương tối thiểu của từng vùng"

104


. Tỷ lệ các khoản trích theo lương (tham gia bảo hiểm) năm 2017
Loại bảo hiểm
BHXH
BHYT
BHTN
KPCĐ

Doanh nghiệp đóng Người LĐ đóng
17,5%
8%
3%
1,5%
1%
1%
2%
Tổng phải nộp

Tổng cộng
25,5%
4,5%
2%
2%
34%


Căn cứ theo quyết định 595/QĐ-BHXH áp dụng từ ngày 1/6/2017
Trích
vào chi
phí của
DN

Trích
vào
lương
của NLĐ

Tổng

Bảo hiểm xã hội

17

8

25%

Bảo hiểm y tế

3

1.5

4.5%

Bảo hiểm thất nghiệp


1

1

2%

Các khoản trích theo lương

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

0.5

Tổng

21.5%

Kinh phí cơng đồn

0.5%
10.5%

2%

32%
2%

3. Kế tốn tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
3.1. Các chứng từ hạch tốn lao động; tính lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội
3.1.1. Chứng từ hạch toán lao động


Ở các doanh nghiệp, tổ chức hạch toán về lao động thường do bộ phận tổ chức lao
động, nhân sự của doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, các chứng từ ban đầu về lao
động là cơ sở để tính trả lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động; là
tài liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả các biện pháp quản lý lao động vận dụng ở
doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải vận dụng lập các chứng từ ban đầu về lao
động phù hợp với các yêu cầu quản lý lao động, phản ánh rõ ràng, đầy đủ số lượng,
chất lượng lao động.
Các chứng từ ban đầu gồm :
- Mẫu số: 01- LĐTL - Bảng chấm công: bảng chấm công do các tổ sản xuất hoặc
các phòng ban lập, nhằm cung cấp chi tiết số ngày công của từng người lao động
theo tháng, hoặc theo tuần (tùy theo cách chấm công và trả lương ở doanh nghiệp).
- Mẫu số: 03 –LĐTL – Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội: chứng
từ này do các cơ sở y tế được phép lập riêng cho từng cá nhân người lao động,

105


nhằm cung cấp số ngày người lao động được nghỉ và hưởng các khoản trợ cấp bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Mẫu số: 06 – LĐTL - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc cơng việc hồn thành
Mục đích lập chứng từ này nhằm, xác nhận số sản phẩm hoặc cơng việc hồn
thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động làm cơ sở để lập bảng thanh tốn
tiền lương hoặc tiền cơng cho người lao động; phiếu này do người giao việc lập,
phòng lao động tiền lương thu nhận và ký duyệt trước khi chuyển đến kế toán làm
chứng từ hợp pháp để trả lương.
- Mẫu số: 07-LĐTL - Phiếu báo làm thêm giờ
- Mẫu số: 08-LĐTL- Hợp đồng giao khoán: phiếu này là bản ký kết giữa người
giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách
nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện cơng việc đó; đồng thời, là sơ sở để

thanh tốn tiền cơng lao động cho người nhận khoán.
- Mẫu số: 09 –LĐTL - Biên bản điều tra tai nạn lao động
Biên bản này nhằm xác định chính xác, cụ thể tai nạn lao động xảy ra tại đơn vị để
có chế độ bảo hiểm cho người lao động một cách thỏa đáng; và trên cơ sở biên bản đó
có các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, ngăn ngừa tai nạn xảy ra tại đơn vị
Trên cơ sở các chứng từ ban đầu, bộ phận lao động tiền lương thu thập, kiểm tra,
đối chiếu với chế độ của nhà nước, doanh nghiệp và thỏa thuận theo hợp đồng lao
động; sau đó ký xác nhận chuyển cho kế toán tiền lương làm căn cứ lập các bảng
thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội.
3.1.2. Chứng từ tính lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội

Hiện nay, Nhà nước cho phép doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo
tháng, hoặc tuần. Việc tính lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, kế tốn
phải tính riêng cho từng người lao động, tổng hợp lương theo theo từng tổ sản
xuất, từng phòng ban quản lý.
Trường hợp trả lương khoán cho tập thể người lao động, kế tốn phải tính lương,
trả lương cho từng việc khoán và hướng dẫn chia lương cho từng thành viên trong
nhóm (tập thể) đó theo các phương pháp chia lương nhất định, nhưng phải đảm bảo
công bằng, hợp lý.
Căn cứ các chứng từ ban đầu có liên quan đến tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã
hội được duyệt, kế toán lập các bảng thanh toán sau:
- Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số: 02 - LĐTL )
Mỗi tổ sản xuất, mỗi phòng (ban) quản lý mở một bảng thanh tốn lương, trong
đó kê tên và các khoản lương được lĩnh của từng người trong đơn vị.
- Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH (mẫu số: 04 - LĐTL)
Bảng này được mở để theo dõi cho cả doanh nghiệp về các chỉ tiêu: họ tên và nội
dung từng khoản bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng trong tháng.
106



- Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số: 05 – LĐTL)
Bảng này được lập cho từng tổ sản xuất, từng phịng, ban, bộ phận kinh doanh...;
các bảng thanh tốn này là căn cứ để trả lương và khấu trừ các khoản khác như bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khoản bồi thường vật chất,... đối với người lao động.
3.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Để tiến hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế tốn sử dụng
một số tài khoản sau:
* Tài khoản 334- Phải trả người lao động : tài khoản này phản ánh tiền lương, các
khoản thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng,... và các khoản thanh tốn
khác có liên quan đến thu nhập của người lao động.
Kết cấu tài khoản này như sau:
- Bên nợ:
+ Các khoản tiền lương và khoản khác đã trả người lao động;
+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương và thu nhập của người lao động;
+ Các khoản tiền lương và thu nhập của người lao động chưa lĩnh, chuyển sang
các khoản thanh toán khác.
- Bên có:
Các khoản tiền lương, tiền cơng, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các
khoản khác còn phải trả, phải chi cho người lao động.
- Dư nợ (nếu có ): số tiền trả thừa cho người lao động.
- Dư có: tiền lương, tiền cơng, tiền thưởng cố tính chất lương và các khoản khác
cịn phải trả cho người lao động.
TK này được mở chi tiết theo 2 TK cấp 2:
- TK 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình
thanh tốn các khoản phải trả cho cơng nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương,
tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc
về thu nhập của công nhân viên.
- TK 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình
hình thanh tốn các khoản phải trả cho người lao động khác ngồi cơng nhân viên
của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền cơng và

các khoản khá thuộc về thu nhập của người lao động.* Tài khoản 338- Phải trả,
phải nộp khác: tài khoản này phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan
pháp luật; cho các tổ chức đoàn thể xã hội; cho cấp trên về kinh phí cơng đồn; bảo
hiểm xã hội, y tế; các khoản cho vay, cho mượn tạm thời; giá trị tài sản thừa chờ
xử lý... .
Kết cấu tài khoản này như sau:
- Bên nợ :
107


+ Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý;
+ Khoản bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động;
+ Các khoản đã chi về kinh phí cơng đồn;
+ Xử lý giá trị tài sản thừa, các khoản đã trả, đã nộp khác.
- Bên có :
+ Trích BHXH, BHYT,BHTN , KPCĐ tính vào chi phí kinh doanh, khấu trừ vào
lương công nhân viên;
+ Giá trị tài sản thừa chờ xử lý;
+ Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được cấp bù;
+ Các khoản phải trả khác.
- Dư nợ: (nếu có) số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh tốn.
- Dư có : số tiền còn phải trả, phải nộp; giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
TK 338: có các tài khoản cấp 2:
TK 3381- Tài sản thừa chờ giải quyết
TK 3382 - Kinh phí cơng đồn
TK 3383 - Bảo hiểm xã hội
TK 3384 - Bảo hiểm y tế
TK 3386- Bảo hiểm thất nghiệp
TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác

Ngồi ra kế tốn cịn sử dụng một số tài khoản khác như:
TK 335 - chi phí phải trả;
TK 622 - chi phí nhân cơng trực tiếp;
TK 627 - chi phí sản xuất chung;
TK 111, 112, 138,...đã được nghiên cứu ở các chương liên quan.
3.3. Tổng hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương .
Hàng tháng kế toán tiền lương phải tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo
từng đối tượng sử dụng và tính BHXH, BHYT, KPCĐ hàng tháng tính vào chi phí
kinh doanh theo mức lương qui định của chế độ, tổng hợp các số liệu này kế toán
lập “bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội"
Trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ngồi tiền lương, BHXH,
BHYT, KPCĐ cịn phản ánh khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân
sản xuất (nếu có); bảng này được lập hàng tháng trên cơ cở các bảng thanh toán
lương đã lập theo các tổ, (đội) sản xuất, các phòng, ban quản lý, các bộ pbận kinh
doanh và các chế độ trích lập BHXH, BHYT, KPCĐ, mức trích trước tiền lương
nghỉ phép...
108


Căn cứ vào các bảng thanh toán lương; kế toán tổng hợp và phân loại tiền lương
phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, theo nội dung: lương trả trực tiếp
cho sản xuất hay phục vụ quản lý ở các bộ phận liên quan; đồng thời có phân biệt
tiền lương chính tiền lương phụ; các khoản phụ cấp... để tổng hợp số liêụ ghi vào
cột ghi có TK 334 “Phải trả cơng nhân viên’’ vào các dịng phù hợp.
Căn cứ tiền lương cấp bậc, tiền lương thực tế phải trả và các tỷ lệ trích BHXH,
BHYT, KPCĐ, trích trước tiền lương nghỉ phép ..., kế tốn tính và ghi số liệu vào
các cột liên quan trong biểu.
Số liệu ở bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội do kế toán tiền lương lập,
được chuyển cho các bộ phận kế toán liên quan làm căn cứ ghi sổ và đối chiếu. Ví
dụ: kế tốn chi phí kinh doanh căn cứ vào bảng phân bổ để tập hợp chi phí sản

xuất kinh doanh củá các bộ phận liên quan; kế toán thanh toán căn cứ vào bảng
phân bổ để lập bảng tổng hợp tiền lương lập kế hoạch rút tiền chi trả lương hàng
tháng cho công nhân viên.
3.4. Trình tự kế tốn các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương, các khoản trích
theo lương
(1). Hàng tháng tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo qui định phải trả cho
người lao động và phân bổ cho các đối tượng, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 241: Tiền lương trả cho bộ phận xây dựng cơ bản
Nợ TK 622: Nếu tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Nợ TK 623 (6231): Tiền lương trả cho công nhân sử dụng máy
Nợ TK 627 (6271): Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý và phục vụ sản
xuất ở phân xưởng sản xuất.
Nợ TK 641(6411): Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng.
Nợ TK 642 (6421): Tiền lương phải trả cho nhân viên các phịng, ban quản lý DN.
Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng
(2). Tiền thưởng phải trả cho công nhân viên
Nợ TK 353 (3531): Thưởng thi đua từ quĩ khen thưởng
Nợ TK622,623, 627, 641, 642... : Thưởng tính vào chi phí kinh doanh
Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả
(3). Trích BHXH, BHYT, BHTN KPCĐ hàng tháng
Nợ TK 622,623, 627, 641, 642... Phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của người lao động
Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386 theo tổng các khoản KPCĐ, BHXH,
BHYT, BHTN phải trích lập.
(4). Bảo hiểm xã hộị phải trả công nhân viên
109


- Trường hợp doanh nghiệp được giữ lại một phần bảo hiểm xã hội để trực tiếp
chi tại doanh nghiệp, thì số phải trả trực tiếp cho cơng nhân viên, kế tốn ghi sổ

theo định khoản:
Nợ TK 338(3383 )
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
- Trường hợp doanh nghiệp phải nộp tồn bộ số trích BHXH cho cơ quan bảo
hiểm xã hội, doanh nghiệp có thể chi hộ (ứng hộ) cơ quan bảo hiểm xã hội để trả
cho cơng nhân viên và thanh quyết tốn khi nộp các khoản kinh phí này đối với cơ
quan bảo hiểm xã hội; kế tốn ghi sổ:
Nợ TK 138 (1388 )
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
(5). Các khoản khấu trừ vào thu nhập của cơng nhân viên, kế tốn ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên: tổng số các khoản khấu trừ
Có TK 333 (3338) thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Có TK 141, 138...
(6). Thanh tốn tiền lương, bảo hiểm xã hội cho cơng nhân viên; kế toán ghi sổ
theo định khoản:
- Nếu thanh toán bằng tiền:
Nợ TK 334: Phải trả cơng nhân viên
Có TK 111, 112
- Nếu thanh tốn bằng vật tư, hàng hóa, kế tốn ghi:
+ Giá vốn của vật tư, hàng hóa:
Nợ TK 632: giá vốn vật tư hàng hóa
Có TK 152, 153, 154, 155
+ Ghi nhận giá thanh toán:
Nợ TK 334: Phải trả cơng nhân viên
Có TK 511: Doanh thu nội bộ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
(7). Chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, BHTN KPCĐ
Nợ TK 338(3382, 3383, 3384, 3386) - Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111, 112
(8). Chi tiêu kinh phí cơng đồn để lại cho doanh nghiệp; kế tốn ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 338 (3382)
Có TK 111, 112
(9). Đến hết kỳ trả lương cịn có cơng nhân chưa lĩnh lương; kế toán chuyển
lương chưa lĩnh thành các khoản phải trả, phải nộp khác
Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên
110


Có TK 338 (3388)
(10). Khoản kinh phí cơng đồn vượt chi được cấp bù, khi nhận được kế toán ghi
sổ theo định khoản:
Nợ TK 111, 112
Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác
(11). Đối với những doanh nghiệp sản xuất, để đảm bảo sự ổn định của giá thành
sản phẩm, doanh nghiệp có thể trích trước tiền lương nghỉ phép của cơng nhân
trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất sản phẩm, coi như một khoản chi phí
phải trả. Mức trích được tính như sau:
Mức trích trước
Tiền lương chính thực tế
hàng tháng theo = phải trả cho CN trực tiếp x Tỷ lệ trích trước
kế hoạch
trong tháng
Tỷ lệ
Tổng số tiền lương nghỉ phép theo KH năm của CNSX
Trích =
trước
Tổng số tiền lương chính phải trả theo KH năm của CNSX
- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế tốn ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân cơng trực tiếp
Có Tk 335 – Chi phí phải trả

- Thực tế khi trả lương nghỉ phép kế toán ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả cơng nhân viên

× 100%

3.5. Câu hỏi Bài tập thực hành
3.5.1 Phần lý thuyết

1. Nội dung và ý nghĩa của hạch toán lao động; mối quan hệ giữa hạch toán lao
động với kế tốn tiền lương.
2. Tính lương phải trả theo từng hình thức tiền lương căn cứ và phương pháp tính.
3. Phân biệt lương chính, lương phụ và ý nghĩa của sự phân biệt đó đối với kế
tốn tiền lương.
4. Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương.
5. Nội dung, cơ sở, phương pháp lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã
hội (BPB số 1)
3.5.2. Phần bài tập

Bài 1: Tại 1 DN trong tháng 10 năm N có tình hình về tiền lương và các khoản
trích theo lương như sau: (đơn vị tính: đồng)
Số dư đầu tháng:
TK 334: 8.000.000
TK 3383 dư nợ: 1.000.000
111


Phát sinh trong tháng:
1. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000
2. Chi tạm ứng lương kỳ I cho CNV 100.000.000 bằng tiền mặt

3. Tổng hợp tiền lương phải trả trong tháng 200.000.000, trong đó:
Lương phải trả cơng nhân trực tiếp SX sản phẩm 150.000.000, trong đó lương
cơng nhân nghỉ phép 10.000.000
Lương phải trả nhân viên phục vụ và quản lý PX 20.000.000
Lương phải trả nhân viên phục vụ quản lý DN: 30.000.000
4. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT và BHTN (giả sử theo lương thực tế) theo tỷ lệ
quy định tính vào chi phí SXKD.
5. Trích BHXH, BHYT, và BHTN (giả sử theo lương thực tế) theo tỷ lệ quy
định trừ và thu nhập của CNV
6. Chi tiền mặt mua thẻ BHYT (4.5% tổng quỹ tiền lương) cho CNV
7. Thuế thu nhập phải nộp thay CNV cho cơ quan thuế 2.000.000
8. Chuyển khoản nộp các khoản trích theo lương cho các cơ quan có liên quan.
Đã nhận được giấy báo nợ của NH
9. Trợ cấp ốm đau, thai sản phải chi trong tháng 5.000.000
10. Trích trước tiền lương nghỉ phép của cơng nhân SX SP theo tỷ lệ 3% tiền lương
chính
11. Chi tiền mặt thanh tốn lương cịn nợ và BHXH cho CNV
12. Nhận được BHXH do cơ quan BHXH cấp theo số thực tế chưa cấp tháng
trước và phát sinh tháng này bằng chuyển khoản
Yêu cầu:
Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
Cho biết bộ chứng từ của từng nghiệp vụ và ghi sổ sách các tài khoản liên quan
Lời Giải:
1. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000
Định khoản
Nợ TK 111: 100.000.000
Có TK 112: 100.000.000
Bộ chứng từ:
+ Chứng từ kế toán: phiếu thu
+ Chứng từ gốc: giấy báo nợ ngân hàng, sổ phụ ngân hàng

Ghi sổ kế toán: + Sổ nhật ký chung + Sổ cái TK 111, 112
2. Chi tạm ứng lương kỳ I cho CNV 100.000.000 bằng tiền mặt
Định khoản
Nợ TK 334: 100.000.000
112


Có TK 111: 100.000.000
Bộ chứng từ:+ Chứng từ kế tốn: phiếu chi + Chứng từ gốc: bảng lương tạm ứng
Ghi sổ kế toán:+ Sổ nhật ký chung + Sổ cái TK 111, 334
3. Tổng hợp tiền lương phải trả trong tháng 200.000.000, trong đó:
+ Lương phải trả cơng nhân trực tiếp SX sản phẩm 150.000.000, trong đó lương
cơng nhân nghỉ phép 10.000.000
+ Lương phải trả nhân viên phục vụ và quản lý PX 20.000.000
+ Lương phải trả nhân viên phục vụ quản lý DN: 30.000.000
Định khoản
Nợ TK 622: 140.000.000
Nợ TK 335: 10.000.000
Nợ TK 627: 20.000.000
Nợ TK 642: 30.000.000
Có TK 334: 200.000.000
Bộ chứng từ:
+ Chứng từ kế toán: phiếu kế toán
+ Chứng từ gốc: bảng lương
Ghi sổ kế toán
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái TK 622, 335, 627, 642, 334
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT và BHTN (giả sử theo lương thực tế) theo tỷ lệ quy
định tính vào chi phí SXKD.
Định khoản

Nợ TK 622: 33.600.000 (140.000.000 x 24%)
Nợ TK 335: 2.400.000 (10.000.000 x 24%)
Nợ TK 627: 4.800.000 (20.000.000 x 24%)
Nợ TK 642: 7.200.000 (30.000.000 x 24%)
Có TK 3383: 36.000.000 (200.000.000 x 18%)
Có TK 3384: 6.000.000 (200.000.000 x 3%)
Có TK 3386: 2.000.000 (200.000.000 x 1%)
Có TK 3382: 4.000.000 (200.000.000 x 2%)
Bộ chứng từ:
+ Chứng từ kế toán: phiếu kế toán
+ Chứng từ gốc: bảng lương
Ghi sổ kế toán
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái TK 622, 335, 627, 642, 334
113


Trích BHXH, BHYT, và BHTN (giả sử theo lương thực tế) theo tỷ lệ quy định
trừ và thu nhập của CNV
Định khoản
Nợ TK 334: 21.000.000 (200.000.000 x 10.5%)
Có TK 3383: 16.000.000 (200.000.000 x 8%)
Có TK 3384: 3.000.000 (200.000.000 x 1.5%)
Có TK 3386: 2.000.000 (200.000.000 x 1%)
Bộ chứng từ:
+ Chứng từ kế toán: phiếu kế toán
+ Chứng từ gốc: bảng lương
Ghi sổ kế toán
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái TK 334, 3383, 3384, 3386

Chi tiền mặt mua thẻ BHYT (4.5% tổng quỹ tiền lương) cho CNV
Định khoản
Nợ TK 3384: 9.000.000 (200.000.000 x 4.5%)
Có TK 111: 9.000.000
Bộ chứng từ:
+ Chứng từ kế toán: phiếu chi
+ Chứng từ gốc: phiếu thu của cơ quan bán thẻ BHYT
Ghi sổ kế toán
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái TK 3384, 111
7. Thuế thu nhập phải nộp thay CNV cho cơ quan thuế 2.000.000
Định khoản
Nợ TK 334: 2.000.000
Có TK 3335: 2.000.000
Bộ chứng từ:
+ Chứng từ kế toán: phiếu chi
+ Chứng từ gốc: phiếu thu của cơ quan bán thẻ BHYT
Ghi sổ kế toán
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái TK 3384, 111
8. Chuyển khoản nộp các khoản trích theo lương cho các cơ quan có liên quan.
Đã nhận được giấy báo nợ của NH
Định khoản
Nợ TK 3383: 52.000.000
114


Nợ TK 3384: 9.000.000
Nợ TK 3386: 4.000.000
Nợ TK 3382: 4.000.000

Có TK 112: 69.000.000
Bộ chứng từ:
+ Chứng từ kế toán: giấy báo nợ kế toán lập
+ Chứng từ gốc: ủy nhiệm chi, giấy báo nợ ngân hàng, sổ phụ ngân hàng
Ghi sổ kế toán
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái TK 3383, 3384, 3386, 3382, 112
9.Trợ cấp ốm đau, thai sản phải chi trong tháng 5.000.000
Định khoản
Nợ TK 3383: 5.000.000
Có TK 334: 5.000.000
Bộ chứng từ:
+ Chứng từ kế toán: phiếu kế toán
+ Chứng từ gốc: hồ sơ bảo hiểm
Ghi sổ kế toán
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái TK 3384, 111
10. Trích trước tiền lương nghỉ phép của cơng nhân SX SP theo tỷ lệ 3% tiền
lương chính
Định khoản
Nợ TK 622: 4.200.000
Có TK 335: 4.200.000
Bộ chứng từ: Chứng từ kế tốn: phiếu kế toán
Ghi sổ kế toán: + Sổ nhật ký chung + Sổ cái TK 622, 335
11. Chi tiền mặt thanh tốn lương cịn nợ và BHXH cho CNV
Định khoản
Nợ TK 334: 90.000.000
Có TK 111: 90.000.000
Bộ chứng từ: Chứng từ kế toán: phiếu chi
Ghi sổ kế toán

+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái TK 334, 111
Nhận được BHXH do cơ quan BHXH cấp theo số thực tế chưa cấp tháng trước
và phát sinh tháng này bằng chuyển khoản
115


Định khoản
Nợ TK 112: 6.000.000
Có TK 3383: 6.000.000
Bộ chứng từ:
+ Chứng từ kế tốn: giấy báo có kế tốn lập
+ Chứng từ kế tốn: giấy báo có ngân hàng, sổ phụ ngân hàng
Ghi sổ kế toán: + Sổ nhật ký chung + Sổ cái TK 112, 3383
Bài 2: Tại công ty A, tháng 12/2017 có tình hình thanh tốn cho CNV và các
khoản trích theo lương như sau. (đơn vị tính: đồng)
Số dư ngày 30/11 của:
- TK 334: 215.000.000,
- TK 335 – chi tiết trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX thuộc PXSX
chính, dư nợ 3.800.000 (chi tiết PX1: 2.000.000, PX2:1.800.000)
Trong tháng 12, số liệu của phịng kế tốn như sau:
1. Ngày 5/12 chuyển khoản trả lương kỳ II/11 cho CNV (hệ thống thẻ ATM)
215.000.000; GBN số 016
2. Ngày 10/12. Chuyển khoản trả lương kỳ I/12 và BHXH cho CNV là
198.000.000, trong đó BHXH (chi ốm đau) trả thay lương là 1.500.000; GBN số
017
3. Ngày 18/12. Tổng hợp bảng kê danh sách CNV được hưởng trợ cấp khó khăn
do Quỹ phúc lợi đài thọ 10.000.000. PKT 18
4. Ngày 25/12 tổng hợp tiền lương phải trả cho CNV trong tháng 12 (đvt: triệu đ).
PKT19

PXSXC số 01
PXSXC số 02
PXSXP
CNSX L.Phép NVQL CNSX NVQL CNSX NVQL
198
2
8
98
3,8
48
2,5

Cửa
hàng
6

Lương Nhà trẻ
QLDN C.Ty
28
1,7

5. Ngày 26/12 Căn cứ tỷ lệ trích trước lương nghỉ phép để trích trước lương nghỉ
phép của CNSX thuộc PXSX chính 1 và 2; sau đó xử lý chênh lệch giữa số trích
trước và số thực chi vào cuối niên độ kế toán.PKT 20
6. Ngày 27/12. Trích các khoản BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp, BHYT và
KPCĐ theo lương (giả sử theo lương thực tế) tính vào chi phí cho mỗi đối tượng
có tính lương (23,5%). PKT 21
7. Ngày 30/12 Tổng hợp bảng thanh toán tiền thưởng 6 tháng cuối năm do quỹ
khen thưởng đài thọ, số tiền 50.000.000. PKT 22
8.Ngày 30/12 Các khoản khoản khấu trừ lương người lao động; PKT 23


116


+ Tiền tạm ứng còn thừa phải thu 500.000
+ Bồi thường vật chất phải thu 720.000
+ BHXH 8% quỹ tiền lương, BHTN 1% quỹ tiền lương và BHYT 1.5% quỹ tiền
lương
9. Ngày 30/12 đã yêu cầu NH chuyển tiền (đã nhận giấy báo nợ) nộp các khoản
trích theo lương cho các cơ quan có liên quan (cơng ty giữ lại BHXH 2% quỹ tiền
lương); GBN 18
10. 31/12.Ccông ty đã chuyển khoản trả tồn bộ số tiền các khoản cịn phải trả
(lương kỳ II và các khoản khác) cho CNV. GBN 19
Tài liệu bổ sung: cơng ty A có 150 CNSX trực tiếp, với tiền lương thời gian bình
quân theo kế hoạch là 24.000đ/ngày. Theo chế độ, người lao động được nghỉ phép
12 ngày/năm.
Quỹ tiền lương chính theo kế hoạch của CN trực tiếp cả năm là 2.880.000.
Tiền lương chính cơng nhân PXSXC 1 trong tháng 12 là 185.000.000, công nhân
PXSXC 2 là 82.000.000
Yêu cầu:
1. Lập phiếu kế toán số 19 và PKT số 21
1. Ghi sổ nhật ký chung
2. Ghi sổ cái TK 334, 335,338

117


Tên đơn vị:……..
Địa chỉ:…………..
PHIẾU KẾ TOÁN LƯƠNG PHẢI TRẢ

Ngày 25 Tháng 12 năm 2017
Số: 19
Diễn giải: Tiền lương phải trả tháng 12
Phát sinh
Tài khoản
Tên tài khoản
Nợ

A
B
1
2
622-PX1
Chi phí NC trực tiếp
198.000.000
622-PX2
Chi phí NC trực tiếp
98.000.000
622-SXP
Chi phí NC trực tiếp
48.000.000
627-PX1
Chi phí SXC
8.000.000
627-PX2
Chi phí SXC
3.800.000
627-SXP
Chi phí SXC
2.500.000

335
Chi phí phải trả
2.000.000
641
Chi phí bán hàng
6.000.000
642
Chi phí QLDN
28.000.000
3532
Quĩ púc lợi
1.700.000
334
Phải trả người LĐ
396.000.000
396.000.000
Tổng cộng
Ngày ….. tháng……năm:……
Người lập phiếu
Kế tốn trưởng
Giám đốc
PHIẾU KẾ TỐN LƯƠNG PHẢI TRẢ
Ngày 31 Tháng 12 năm 2017
Số: 21
Diễn giải: Tiền lương phải trả tháng 12
Phát sinh
Tài khoản
Tên tài khoản
Nợ


A
B
1
2
622-PX1
Chi phí NC trực tiếp
47.568.000
622-PX2
Chi phí NC trực tiếp
23.520.000
622-SXP
Chi phí NC trực tiếp
11.520.000
627-PX1
Chi phí SXC
1.920.000
627-PX2
Chi phí SXC
912.000
627-SXP
Chi phí SXC
600.000
641
Chi phí bán hàng
1.440.000
642
Chi phí QLDN
6.720.000
3532
Quĩ phúc lợi

408.000
338
Phải trả, phải nộp khác
94.608.000
Tổng cộng
Ngày ….. tháng……năm:……
Người lập phiếu
Kế toán trưởng
Giám đốc

118


Bài tập tự làm
Bài tập số: 1
Tháng 01 năm N có các tài liệu sau của DN XT sẩn xuất (đơn vị 1 000 đ)
1. Bảng tổng hợp tiền lương phẩi trả trong tháng cho các đơn vị sau
Các khoản tiền lương
Mức
Đơn vị
lương
Lương
Lương Lương
P. cấp
C.bản S. phẩm T. gian N. phép T.nhiệm
1. PX chính số 1
+ Tổ SX Số 1
50.000
50.000
2.000

200
+ Tổ SX Số 2
60.000
60.000
4.000
200
Bộ phận Q.lý px
10.000
12.000
300
2. PX chính số 2
+ tổ sxsố1
62.000
64.800
1.000
100
+ tổ sx số 2
44.000
43.800
1.500
100
Bộ phận Q.lý px
14.000
15.000
500
300
3.PX phụ S.chữa
+ Tổ SC
15.000
15.000

1.000
100
+ Bộphận Q.lý PX
3.000
3.000
300
300
4. PX phụ điện
+Tổ SX phụ điện
10.000
10.000
100
+ Bộ phận Q.lý
2.000
2.000
200
300
5. Phịng H.chính
8.000
8.000
2.000
6. Phịng K.doanh
12.000
15.000
500
7. Phịng kỹ thuật
10.000
12.000
8 . Phịng kế tốn
12.000

15.000
9. Bộ phận B.hàng
10.000
11.000
1.000
Cộng
243 600 93 000
14 000
2 000

...

Cộng
52.200
64.200
12.300
65.900
45.400
15.800
16.100
3.600
10.100
2.500
10.000
15.500
12.000
15.000
12.000
352 600


2. Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) doanh nghiệp trích theo quy
định hiện hành.
3. Doanh nghiệp trích trước tiền lương nghỉ phép cho cơng nhân sản xuất phân
xưởng chính 3% tiền lương chính.
4. Ngày 15/ 01 doanh nghiệp rút tiền mặt về quĩ để trả lương kỳ I = 100.000 theo
phiếu thu số 124 ngaỳ 15 / 01.
5. Ngày 16/01 doanh nghiệp trả lương kỳ I cho công nhân viên số tiền 100.000
theo phiếu chi 150 ngày 16/ 01.
6. Bảng khấu trừ vào tiền lương của CNV: tiền điện + nước trong tháng 01 số
tiền 4.500.
7. BHXH phải chi hộ công ty BHXH cho cơng nhân viên 3.000 theo bảng kê thanh
tốn số 2 ngày 31/ 01
119


8. Rút tiền mặt từ ngân hàng về quĩ để trả lương kỳ 2 và trợ cấp BHXH theo
phiếu thu 201 ngày 30/ 01 (tự tính số tiền)
9. Phiếu chi tiền 120 ngày 31/ 01 chi lương kỳ 2 và trợ cấp BHXH chi hộ
10. Doanh nghiệp chuyển tiền nộp BHXH cho công ty BHXH 5.000 theo giấy báo nợ
số 450 ngày 31/ 01 .
u cầu:
1. Tính tốn và lập bảng phân bổ tiền lương, trích BHXH tháng 01 năm N
2. Ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế trên và sổ cái TK 334 tháng 01
năm N.
3. Giả sử cơng ty khơng trích trước tiền lương nghỉ phép và bỏ nghiệp vụ số 3; kế
toán hãy thực hiện 2 yêu cầu tương tự như trên.
Tài liệu bổ sung :
- Các tổ sản xuất số 1 ở hai phân xưởng chuyên sản xuất sản phẩm A
- Các tổ sản xuất số 2 ở hai phân xưởng chuyên sản xuất sản phẩm B .
Bài tập số 2.

Căn cứ tài liệu đã cho trong bài tập số 2, hãy lập các chứng từ ghi sổ có liên quan
và ghi sổ cái tài khoản 334 thấng 01 năm N.
Bài số 3: Tài liệu về tiền lương và các khoản phải trích theo lương tại 1 DN sản
xuất mang tính thời vụ trong tháng 12/2005 như sau :
I- Số dư đầu kỳ của một số TK :
* TK 334 (Dư Có) : 50.000.000 đ
* TK 338 (Dư Có) : 23.000.000 đ. Trong đó :
- TK 3382 : 3.000.000 đ - TK 3383 : 15.000.000 đ
- TK 3384 :
5.000.000 đ
* TK 335 : 7.000.000 đ (trích trước tiền lương nghỉ phép)
* TK 1388 : 4.000.000 đ
II- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/2005
1/ Rút tiền ở ngân hàng về chuẩn bị trả lương 60.000.000 đ.
2/ Trả hết lương còn nợ đầu kỳ bằng tiền mặt cho cơng nhân viên 50.000.000 đ.
3/ Tính ra số tiền lương phải trả trong tháng :
- Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A : 100.000.000 đ
- Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm B : 140.000.000 đ
- Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm C : 120.000.000 đ
- Lương nghỉ phép phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm B :
10.000.000 đ
120


- Lương công nhân sửa chữa lớn TSCĐ tự làm
: 4.000.000 đ
- Lương nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất
: 30.000.000 đ
- Lương nhân viên bán hàng : 20.000.000 đ
- Lương nhân viên quản lý DN : 25.000.000 đ

4/ Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản
xuất theo tỷ lệ 2% trên tiền lương chính trong tháng.
5/ Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định.
6/ Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 260.000.000 đ.
7/ Tạm ứng tiền lương kỳ I cho công nhân viên bằng tiền mặt bằng 50% số tiền
lương phải trả.
8/ Tiền thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) phải trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất sản phẩm A là 6.000.000 đ, sản phẩm B là 10.000.000 đ, sản phẩm C là
5.000.000 đ, nhân viên quản lý phân xưởng là 4.000.000 đ, nhân viên bán hàng
1.000.000 đ, nhân viên quản lý DN là 5.000.000 đ
9/ Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A là
3.000.000 đ, nhân viên quản lý DN là 2.000.000 đ.
10/ Các khoản khác trừ vào thu nhập của công nhân viên : thuế thu nhập cá nhân
10.000.000 đ, bồi thường vật chất trong tháng 7.000.000 đ.
11/ Nộp hết BHXH, BHYT chưa nộp tháng trước và số đã trích trong tháng
cùng với số KPCĐ trong tháng (1%) bằng tiền vay ngắn hạn ngân hàng.
12/ Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 300.000.000 đ.
13/ Thanh toán hết lương và các khoản khác cho công nhân viên trong tháng
bằng tiền mặt.
14/ Nộp hết số thuế thu nhập cá nhân cho ngân sách bằng chuyển khoản sau khi
trừ tỷ lệ được hưởng 1%
Yêu cầu : 1. Lập định khoản các nghiệp vụ phát sinh nói trên.
2. Lập chứng từ ghi sổ và phản ánh vào sổ cai TK 334, 338
Bài 4: Công ty Hạ Long trong tháng 1/20x8 có các tài liệu sau. (đơn vị tính:
Đồng)
- Số dư đầu tháng của các TK:
+ TK 334: 40.000.000
+ TK 338 (chi tiết 338.3): 5.000.000
- Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Giữa tháng 1 rút TGNH về quỹ TM là 150.000.000 và chi toàn bộ số TM này

để trả hết lương nợ đầu tháng và ứng lương đợt 1 cho nhân viên.
2. Cuối tháng phòng nhân sự gởi bảng tính lương phải thanh tốn cho các bộ
phận như sau:
121


×