Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” để lý giải quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.33 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ BÀI: SỐ 5
“ Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy
luật “thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” để lý giải
quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở Việt
Nam hiện nay.”

HỌ VÀ TÊN

:

MSSV

: 452763

LỚP

: 4527

HOÀNG PHƯƠNG THẢO

HÀ NỘI, 2021
0


MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU____________________________________________________1
NỘI DUNG_______________________________________________________2
CHƯƠNG 1. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT
ĐỐI LẬP_________________________________________________________2
I. Các khái niệm__________________________________________________2
1. Khái niệm quy luật____________________________________________2
2. Khái niệm các mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
_____________________________________________________________2
3. Khái niệm mâu thuẫn__________________________________________3
4. Khái niệm quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập________3
II. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển_________________4
III. Ý nghĩa phương pháp luận_______________________________________4
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY VÀO TRONG THỰC TIỄN____5
I. Các khái niệm:_________________________________________________5
1. Khái niệm “phát triển kinh tế”___________________________________5
2. Khái niệm “ Môi trường” và “bảo vệ môi trường”___________________5
II. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập” để lý giải quan hệ giữa nhu cầu phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay:_____________________6
1. Lý giải vấn đề:______________________________________________6
2. Giải quyết vấn đề:___________________________________________9
KẾT LUẬN______________________________________________________10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO_______________________________11

1


LỜI NÓI ĐẦU
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay gọi là quy luật
mâu thuẫn) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là

quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động
lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là
mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện
tượng. V.I.Lenin viết “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết
về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép
biện chứng, nhưng điều đó địi hỏi phải có những giải thích và một sự phát triển
thêm”1.
Chính vì tầm quan trọng của nó cho nên em đã chọn đề “Vận dụng nội
dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập” để lý giải quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài bài tập lớn học kì. Trong quá trình thực
hiện đề tài, do chưa có nhận thức đầy đủ, đúng đắn nên bài làm của em sẽ có
một số thiếu sót, khuyết điểm. Em rất mong các thầy cô sẽ đọc kĩ và có sự góp
ý, hướng dẫn để bài làm của em ngày càng hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC
MẶT ĐỐI LẬP
I. Các khái niệma
1. Khái niệm quy luật
Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng mn hình mn vẻ,
con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của
các hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật”. Với tư cách là cái
tồn tại ngay trong hiện thực, quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ

1 V.I.Lenin: Toàn tập (1981), Nxb. Tiến bộ, Moscow, t.29, tr.240.

2



biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự
vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau2
2. Khái niệm các mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những
tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách
quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách
quan và là phổ biến trong tất cả các sự vật.
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành
mâu thuẫn biện chứng. Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại
trong sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương
tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của
mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
Các mặt đối lập tồn tại khơng tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng
có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự đồng
nhất của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó, sự thống nhất của các mặt đối lập
còn bao hàm cả sự đồng nhất của các mặt đó. Do có sự đồng nhất của các mặt
đối lập mà trong sự triển khia mẫu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có
thể chuyển hóa lẫn nhau.
Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà cịn ln đấu tranh với nhau.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và
phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
3. Khái niệm mâu thuẫn
Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ
thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau3.
Các tính chất chung của mâu thuẫn là tính khách quan, tính phổ biến và
tính đa dạng. Tính khách quan của mâu thuẫn được thê hiện ở việc mâu thuẫn
tồn tại ở ngay trong các sự vật, hiện tượng, tự nảy sinh và tự giải quyết, không
phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Tính phổ biến của mâu thuẫn là

mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng mâu thuẫn, cả trong tự nhiên, xã hội và
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác-Lenin, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

3


tư duy. Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng,
q trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau.
4. Khái niệm quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thực chất là mọi sự
vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo
thành những mâu thuẫn trong bản thân nó; sự thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi
và cái mới ra đời thay thế.
II. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối
lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho
mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn
bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày
càng phát triển và đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ
điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó
mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới. Tuy nhiên khơng
có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng khơng có đấu tranh giữa chúng.
Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không thể tách rời nhau trong mâu
thuẫn biện chứng. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và
phát triển.
III. Ý nghĩa phương pháp luận
Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực

của sự vận động, phát triển, do vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn
trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn , phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm
được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động, phát triển. V.I.Lenin
cho rằng: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu
thuẫn của nó… đó là thực chất… của phép biện chứng.”
Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và
giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể, tức là biết phân
tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong
q trình hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vị trí, vai trị của
các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm

4


của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một
cách đúng đắn nhất.
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY VÀO TRONG THỰC TIỄN
I. Các khái niệm:
1. Khái niệm “phát triển kinh tế”
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.
Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hồn chỉnh về mặt cơ
cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Phát triển nền kinh tế là một q
trình tiến hố theo thời gian và do những nhân tố nội tại quyết định đến tồn bộ
q trình phát triển đó.
2. Khái niệm “ Môi trường” và “bảo vệ môi trường”
a, Môi trường:
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
b, Bảo vệ môi trường:

Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục
các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất
quản lý bảo vệ mơi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ mơi
trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo nghiên cứu
khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi
trường.
II. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” để lý giải quan hệ giữa phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay:
1. Lý giải vấn đề:
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái
ngược nhau mà phép Biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập hay mâu thuẫn. Quy

5


luật mâu thuẫn đã vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của
bản thân sự vật và hiện tượng. Khi cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội , Đảng ta
đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ ở nước ta là mâu thuẫn giữa
hai con đường: con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Đó là cơ sở
khách quan để Đảng ta đề ra đường lối chung và đường lối kinh tế cho sự
nghiệp đổi mới của đất nước. Chính nhờ xác định được những mâu thuẫn ấy,
nền kinh tế của nước ta đã đạt được những thành tựu bước đầu mang tính quyết
định , quan trọng trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên,
bên cạnh những ưu điểm, kinh tế thị trường luôn chứa đựng những mặt tiêu cực
kìm hãm sự phát triển của cơng cuộc đổi mới. Với mong muốn có thể có một
cái nhìn đúng đắn hơn về nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, em xin đi

vào phân tích Phép Biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn
giữa phát triển kinh tế với bảo vệ Môi trường sinh thái ở Việt Nam.
Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác
động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao gồm cả
tài nguyên thiên nhiên) cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã
hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên:
Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu
đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại… Có thể nói, tài ngun nói riêng
và mơi trường tự nhiên nói chung có vai trị quyết định đối với sự phát triển bền
vững về kinh tế – xã hội (KT-XH) ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương
vì:
Thứ nhất, mơi trường khơng những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn
chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống.
Quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy
móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra
sản phẩm hàng hóa là hoạt động sản xuất. Những dạng vật chất ở đây chính là
các yếu tố mơi trường.
Các hoạt động sống như cũng vậy, con người ta cần có khơng khí để thở,
cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học
tập nâng cao hiểu biết,… Tất cả những dạng vất chất đó đều là từ các yếu tố
mơi trường mà được hình thành.
Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên – kể cả sức
lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con
người. Hay nói khác đi: Môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy

6


nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng môi trường tự nhiên cũng có thể là
nơi gây ra nhiều thảm họa cho con người (thiên tai), và các thảm họa này sẽ

tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá mơi trường,
gây mất cân bằng tự nhiên.
Ngược lại môi trường tự nhiên cũng là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra”
các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Quá trình sản
xuất, hoạt động này đã thải ra mơi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước
thải, chất thải rắn). Nhiều chất thải tạo ra rất loại chất độc hại làm ơ nhiễm, suy
thối, hoặc gây ra các sự cố về mơi trường. Q trình sinh hoạt, tiêu dùng của
xã hội lồi người cũng thải ra mơi trường rất nhiều chất thải. Những chất thải
này nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để hạn chế được nhiều nhất các chất thải, đặc
biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đối với mơi trường.
Thứ hai, mơi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về cả vật
chất và tinh thần của con người thông qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải
tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của
từng cá nhân cũng như của cả loài người trong q trình sống và tồn tại. Giữa
mơi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và
đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi
của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế - xã hội, hàng hóa được di chuyển từ sản xuất đến
lưu thơng, phân phối và tiêu dùng cùng với dịng ln chuyển của nguyên liệu,
năng lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó ln ln tương tác với các
thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa
bàn đó.
Như vậy, để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói sẽ đều tạo ra khả năng
gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ
giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Để xã hội phát triển bền vững, chúng ta
không được khai thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài nguyên, môi trường; thực
hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải pháp xử

lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh
học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường…
Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc

7


Như đã nêu trên, bảo vệ mơi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh
tế cũng như xã hội được bền vững. Kinh tế - xã hội phát triển giúp chúng ta có
đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của
dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để kinh tế - xã hội
phát triển. Bảo vệ môi trường là việc làm không chỉ mang ý nghĩa cho thực tại,
mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai lâu dài. Giả sử
một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt nhưng lại khai
thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường, làm cho các thế hệ
sau khơng cịn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất,
trí tuệ con người…), thì sự phát triển đó chẳng có ích gì thậm chí là đáng lên
án! Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới, không làm tốt công tác
bảo vệ môi trường mà làm cho mơi trường bị hủy hoại thì trong tương lai, con
cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ.
2. Giải quyết vấn đề:
Nhận thức rõ điều đó, trong bối cảnh chúng ta bước vào thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 về “Tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”. Ngay những dịng đầu tiên, Chỉ thị đã nêu rõ: “Bảo vệ môi trường là
một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu
sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu
tranh vì hịa bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới”. Như vậy bảo vệ mơi
trường có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.

Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” không
thể thực hiện được nếu chúng ta không làm tốt hơn nữa cơng tác bảo vệ mơi
trường.
Tuy cịn có nhiều khó khăn về kinh tế, song Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều chủ trương, chính sách tích cực về công tác bảo vệ môi trường như: Xây
dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng hoàn thiện; xây dựng
hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đến địa
phương; tăng cường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý về môi
truờng; đầu tư nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội có ý nghĩa về
bảo vệ mơi trường, và 26/6/2002, Chính phủ đã ban hành Quyết định số
82/2002/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi
trường Việt Nam.

8


Song trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng còn nhiều điều bất cập trong
công tác bảo vệ môi trường mà chúng ta chưa làm được: Môi trường vẫn từng
ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm
cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những
thách thức lớn lao. Điều này đòi hỏi mọi người, mọi nhà, mọi địa phương trong
cả nước phải thường xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết, thực hiện nghiêm
chỉnh Luật bảo vệ mơi trường. Có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng vào
một tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành hơn.

KẾT LUẬN
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập của phép biện chứng
duy vật vừa nghiên cứu trên đây đề cập đến các phương diện khác nhau của quá
trình vận động và phát triển của sự vật. Trong thực tế, sự vận động và phát triển
của bất cứ sự vật nào cũng là sự tác động tổng hợp của tất cả những quy luật cơ

bản do phép biện chứng duy vật trừu tượng hóa và khái qt hóa. Chính vì thế,
trong hoạt động của bản thân, cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta
phải vận dụng tổng hợp tất cả những quy luật đó một cách đầy đủ, sâu sắc, năng
động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể. Chỉ có như vậy, hoạt động của
chính bản thân, kể cả hoạt động học tập, mới đạt được chất lượng và hiệu quả
cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. C.Mác và Ph.Angghen: Tồn tập (1994), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Phạm Văn Đức (1997), Phạm trù "quy luật" trong lịch sử triết học phương
Tây, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa
học Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình Triết học Mác Lê Nin, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Bạch Đăng Minh (1997), Những nội dung cơ bản của triết học Mác – Lênin ,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9


6. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Những nội dung cơ bản của triết học
Mác-Lênin qua các tác phẩm kinh điển : Phần chủ nghĩa duy vật biện chứng,
Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội.
7. ThS. Mai Hồng Thịnh (Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế
Kỹ thuật Cơng nghiệp), Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Cơng thương.
/>
PHỤ LỤC
Một số giải pháp nhằm khắc phục vấn đề môi trường:

Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ơ nhiễm môi
trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường, trong đó những
chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để
đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ
thống xử lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu
chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi
trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
2. Tăng cường cơng tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về mơi
trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát
môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những
hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi
trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt
động của các lực lượng này.
3. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các
làng nghề, các đơ thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính tốn kỹ lưỡng,
tồn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy

10


hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa
qua, gây khó khăn cho cơng tác quản lí nói chung, quản lí mơi trường nói riêng.
4. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục về mơi trường trong tồn xã hội
nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo
vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn
giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận
thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con

người - xã hội.

11



×