Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà b thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm tại điều 9 BLHS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.39 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: LUẬT HÌNH SỰ 1
ĐỀ BÀI SỐ: 02

HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP

: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
: 441957
: N10 - TL2

Hà Nội, 2020

TIEU LUAN MOI download :


TIEU LUAN MOI download :


Đề bài số 2:
A (20 tuổi), B (17 tuổi) bàn nhau vào nhà C lấy tài sản. A đứng ngoài
canh gác cho B dùng kìm cơng lực phá khóa vào nhà C lấy tài sản. Khi B dắt
chiếc xe máy của C ra đến giữa sân ( chiếc xe trị giá 30 triệu đồng), thì bị T
(hàng xóm nhà C) phát hiện, bắt giữ. B bỏ xe, lấy dao mang theo trong người
đâm một nhát vào ngực T rồi bỏ chạy. Do vết thương quá nặng, anh T đã tử
vong. Sau khi phạm tội, B bị bắt còn A bỏ trốn (cơng an chưa bắt được). B bị
tịa án kết án về hai tội: tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và


tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS.
Câu hỏi:
1. Tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B thực hiện trong tình huống

nêu trên thuộc loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9
BLHS? (1,5 điểm)
2. Hình phạt cao nhất mà tịa án có thể áp dụng đối với B trong tình huống

nêu trên? (2 điểm)
3. Giả sử B mới 15 tuổi thì B có phải chịu TNHS về tội giết người và tội

trộm cắp tài sản trong tình huống nêu trên khơng? Tại sao? (2 điểm)
4. A có bị coi là đồng phạm với B về tội giết người trong tình huống nêu
trên khơng? Tại sao? (1.5 điểm)

TIEU LUAN MOI download :


BÀI LÀM:
Câu 1:
Theo khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015, các nhóm tội phạm
được phân loại như sau:
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm

cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật
này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ
hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm

cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này
quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy

hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ
luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ

nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình
phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20
năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo đó, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi dấu hiệu về nội
dung (tính nguy hiểm cho xã hội) và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý (tính
phải chịu phạt).
-

Về tội trộm cắp tài sản:

Xét về mặt nội dung là xét về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Tính
nguy hiểm cho xã hội nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan
hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm cho xã hội có tính khách
quan, khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà làm luật.
Trong tình huống trên, B trộm cắp tài sản của C trị giá 30 triệu đồng. Hành
vi của B cấu thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS năm

2015. “Trộm cắp tài sản là hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của người khác

TIEU LUAN MOI download :



để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản đó một cách lén lút”. Khi nói đến
trộm cắp tài sản thì khơng thể khơng đi kèm với hành vi chiếm đoạt tài sản, nếu
lén lút mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì khơng phải là trộm cắp. Hành vi
của B đã gây ra nguy hại cho xã hội, có tính chất cướp đoạt, xâm phạm đến
quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, mà cụ thể là xâm hại quyền sở hữu
tài sản của C.
Xét về mặt hậu quả pháp lí:
Căn cứ pháp lý: điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS
Theo các căn cứ trên thì B sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự , cụ thể theo
các điểm a “ phạm tội có tổ chức” từ hai người trở lên, A và B đã bàn bạc cùng
nhau đi trộm cắp tài sản của anh C và điểm đ “hành hung để tẩu thốt”, B chưa
chiếm đoạt được tài sản thì bị T phát hiện, B đã dùng dao đâm vào ngực T
nhằm tẩu thốt . Theo đó mức phạt cao nhất của hành vi này là phạt tù 7 năm.
Vậy nên với hành vi này của B thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.
- Về tội giết người:
Xét về tính chất và mức độ nguy hiểm, hành vi của B có tính chất nghiêm
trọng đặc biệt lớn. Trong khi đang tẩu thốt thì B bị T (hàng xóm) của C phát
hiện, khi đó B đã dùng hung khí là con dao thủ sẵn trong người ra đâm vào
ngực anh T dễn đến việc anh T bị chết. Hành vi của B là lỗi cố ý. Việc làm của
B đã gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng, xâm hại đến quyền nhân thân của
anh T (quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm).
Xét về mặt hậu quả pháp lý:
Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 123 BLHS 2015
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì

bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Trường hợp giết người của B không thuộc một trong các trường hợp được

quy định tại Khoản 1 Điều 123, nên sẽ bị phạt tù từ 07 đến 15 năm, theo đó
mức phạt cao nhất của hành vi này là phạt tù 15 năm. Vậy nên, hành vi này của
B thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.

TIEU LUAN MOI download :


Câu 2:
Theo các căn cứ và tình tiết của vụ án, thì B đã phạm tội trộm cắp tài sản
theo khoản 2 Điểm 173 và tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS năm
2015.
Theo điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 quy định về quyết định hình
phạt trong trường hợp phạm nhiều tội như sau:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tun cùng là cải tạo khơng giam giữ hoặc cùng

là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt
chung, hình phạt chung khơng được vượt q 03 năm đối với hình phạt
cải tạo khơng giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn.
Theo đó, về tội giết người, theo khoản 2 Điều 123 BLHS 2015, thì khung
hình phạt cao nhất áp dụng cho B trong trường hợp này là phạt tù 15 năm.
Đối với tội trộm cắp tài sản, tội phạm được hoàn thành khi người phạm tội
đã chiếm đoạt được tài sản. Trường hợp tài sản chiếm đoạt không phải là vật
nhỏ gọn (trong tình huống trên là chiếc xe máy của anh C) thì thời điểm hồn
thành khi đã mang tài sản ra khỏi nơi bảo quản, nghĩa là khi B dắt chiếc xe
máy của anh C ra giữa sân thì tức là đã đem nó ra khỏi nơi bảo quản, vì vậy B
đã trở thành tội phạm hoàn thành.
Về tội trộm cắp tài sản theo điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS năm
2015, thì mức phạt cao nhất mà B phải chịu là phạt tù 07 năm.
Tổng hợp hình phạt cho hai tội trên thì mức phạt cao nhất mà B phải

chịu là 22 năm tù.
Tuy nhiên, vì lúc thực hiện hành vi phạm tội, B chưa đủ 18 tuổi (mới 17
tuổi) nên theo khoản 1 Điều 101 BLHS 2015 có quy định về tù có thời hạn như
sau:
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi khi phạm
tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật

được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng khơng q 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì

TIEU LUAN MOI download :


mức hình phạt cao nhất được áp dụng khơng q ba phần tư mức phạt tù mà
điều luật quy định.
Do đó, theo căn cứ trên thì B sẽ khơng bị áp dụng hình phạt là 22 năm
tù, mà chỉ phải chịu ba phần tư của mức phạt 22 năm tù là 16 năm 6 tháng tù.
Vậy hình phạt cao nhất mà Tịa án có thể áp dụng đối với B trong tình
huống trên là 16 năm 6 tháng tù giam.
Câu 3:
Trong trường hợp trên, giả sử B mới 15 tuổi thì B chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội giết người, cịn khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội trộm cắp tài sản. Bởi theo khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015 có quy định về
tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một
trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171,
173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299,
303 và 304 của Bộ luật này.


Theo như căn cứ trên, B thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng được quy
định tại Điều 123 là tội giết người, do vậy B sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội này. Tuy Điều 173 nói về tội trộm cắp tài sản cũng nằm trong Điều luật
này, nhưng B chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi B thuộc loại tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mà thơi. Mà theo như tình huống
trên, về tội trộm cắp tài sản B chỉ thuộc loại tội phạm nghiêm trọng, khơng
được quy định trong trong khoản này, chính vì vậy B sẽ khơng bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS
năm 2015.
Mức phạt tù mà B phải chịu nằm trong khoản 2 Điều 101 BLHS 2015:
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
được quy định như sau:
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật

được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức phạt cao
nhất được áp dụng không quá 12 năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức

TIEU LUAN MOI download :


phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật
quy định.
B phạm tội giết người nằm trong khoản 2 Điều 123 BLHS năm 2015, bị
phạt tù từ 07 đến 15 năm. Mức phạt cao nhất mà Tồ án có thể áp dụng đối với
B trong trường hợp này là 15 năm tù. Tuy nhiên, trong trường hợp này B chỉ
mới 15 tuổi, cho nên mức hình phạt áp dụng cho B nằm trong khoản 2 Điều
101, mức cao nhất được áp dụng cho B không quá một phần hai mức phạt tù
mà điều luật quy định, tức là không quá một phần hai mức 12 năm tù mà B
phải chịu. Do đó, mức phạt cao nhất Tịa áp dụng cho B trong tình huống nêu

trên là 7 năm 6 tháng tù giam.
Câu 4:
A không bị coi là đồng phạm với B về tội giết người trong tình huống
nêu trên, A chỉ là đồng phạm với B trong vụ trộm cắp tài sản của anh C.
Khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 nêu lên khái niệm đồng phạm như sau:
“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm”.
Đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt thể hiện quy mơ và tính
chất nguy hiểm hơn của tội phạm như: tinh vi hơn, xảo quyệt hơn, táo bạo và
liều lĩnh hơn có bàn bạc và lên kế hoạch.. hơn so với tội phạm riêng lẻ.
Người đồng phạm là người về mặt khách quan, phải có hành vi cùng
thực hiện và về mặt chủ quan, phải cùng cố ý. Chỉ những hành vi thỏa mãn
đồng thời cả hai dấu hiệu đó mới được coi là hành vi đồng phạm.
-

Về mặt khách quan:
Thứ nhất, đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người và hai người này

phải có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm, đó là điều kiện có năng lực trách
nhiệm hình sự. Trong tình huống trên, A và B đều đáp ứng được yêu cầu thứ
nhất mà đồng phạm đặt ra, đó là có ít nhất hai người (A và B) và A (20 tuổi), B
(17 tuổi) đều có năng lực nhận thức đầy đủ, có năng lực hành vi và đã đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự,
Thứ hai, cùng thực hiện tội phạm có nghĩa, người đồng phạm phải tham
gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi: hành vi thực hiện tội phạm, hành
vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm
và hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm . Trong dấu hiệu thứ

TIEU LUAN MOI download :



hai này thì khơng hề có một trong bốn dấu hiệu nào thỏa mãn để A trở thành
người đồng phạm với B về tội giết người. Cụ thể như sau:
+ Hành vi thực hiện tội phạm, người có hành vi này gọi là người thực

hành. “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm” (khoản 3 Điều
17 BLHS). Trong trường hợp thứ nhất là trường hợp tự mình thực hiện hành
vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Người phạm tội trong trường hợp này

có thể sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội kể cả sử dụng cơ thể người khác
hoặc con vật như là công cụ. Trong vụ giết người, chỉ có B là người trực tiếp
thực hiện việc giết người- đâm anh C dẫn đến tử vong, cịn anh A khơng được
coi là người thực hành- người trực tiếp thực hiện hành vi đâm anh C.
+ Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là

người tổ chức. “Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực
hiện tội phạm” (khoản 3 Điều 17 BLHS). Trong tình huống trên, A chỉ là người
lên kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho B vào nhà anh C trộm cắp tài
sản cịn A đứng bên ngồi canh chừng mà thôi, A không hề liên quan đến việc
chủ mưu, cầm đầu hay chỉ huy B giết anh C.
+Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này
được gọi là người xúi giục. “Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc
đẩy người khác thực hiện tội phạm” (khoản 3 Điều 17 BLHS). Đặc điểm
chung của người xúi giục là tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác,
khiến người này phạm tội. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng các thủ
đoạn khác nhau như kích động, cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ. A không hề tác động
lên tư tưởng hay ý chí của B để khiến B phạm tội giết người. Điều này hồn
tồn nằm trong ý chí tư tưởng của B.
+Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này
được gọi là người giúp sức. “Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần

hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm” (khoản 3 Điều 17 BLHS). Giúp sức
về vật chất có thể là cung cấp cơng cụ, phương tiện hoặc khắc phục những trở
ngại đối với việc thực hiện tội phạm…Giúp sức về tinh thần như chỉ dẫn, góp ý
cho việc chuẩn bị, việc thực hiện hoặc việc che giấu tội phạm,.. A chỉ là người
giúp sức cho B trong vụ trộm cắp tài sản, giúp sức về vật chất như cung cấp
kìm để B phá khóa nhà, canh chừng cho B để B lấy được chiếc xe một cách
thuận tiện, dễ dàng hơn. Cịn về vụ giết người thì A hoàn toàn

TIEU LUAN MOI download :


không phải đồng phạm giúp sức cho B, ngay cả trong khi B đang thực hiện tội
phạm- đâm anh C.
-

Về mặt chủ quan:
Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội

phạm đều có lỗi cố ý. Về lí trí, A khơng biết trước được hậu quả thiệt hại mà B
gây ra là làm chết người. Ngồi ra, đối với những tội có dấu hiệu mục đích
phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, đồng phạm cịn địi hỏi những người cùng thực
hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó. Nếu khơng thỏa mãn dấu hiệu cùng
mục đích sã khơng có đồng phạm. Trong trường hợp này, những người tham
gia sẽ chịu TNHS độc lập với nhau. Với tình huống trên, B đâm anh C nhằm
mục đích tẩu thốt nhưng A đang canh cửa nên khơng biết chuyện đó, nên
trong trường hợp này khơng có đồng phạm về tội giết người.
Như vậy, trong tình huống nêu trên đề bài, A không phải là đồng phạm
với B về tội giết người.

TIEU LUAN MOI download :



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình:
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần chung,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2019.
Sách:
1. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm

2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần chung), Nxb. Tư pháp, Hà Nội,
2017.
2. Trần Quang Tiệp, Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp,

Hà Nội
3. Nhiều tác giả, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ

sung năm 2017 (Phần các tội phạm), Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
Văn bản quy phạm pháp luật:
Bộ luật Hình sự của nước Cộng hịa XHCN Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017).

TIEU LUAN MOI download :


TIEU LUAN MOI download :



×