Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

So sánh quy định về hợp đồng vô hiệu theo pháp luật việt nam và pháp luật của một số nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.02 KB, 10 trang )

Họ và tên: Vũ Thị Phương Thảo
Lớp: LQT44B
MSSV: LQT44B-051-1721
Bài tập nghiên cứu môn Luật Hợp đồng
Đề bài:
So sánh quy định về hợp đồng vô hiệu theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của
một số nước trên thế giới
1. Vô hiệu hợp đồng trên cơ sở vô hiệu giao dịch dân sự

Liên quan đến hợp đồng vô hiệu, luật khác có liên quan thường chủ yếu cụ thể hóa
điều kiện có hiệu lực (về chủ thể, đối tượng, hình thức) cho các hợp đồng đặc thù, còn
việc nhận diện sự vô hiệu của hợp đồng, đường lối giải quyết hợp đồng vơ hiệu thì về cơ
bản vẫn dựa trên các nguyên tắc và đường lối giải quyết được quy định tại BLDS.
Xét về chính sách pháp lý và phương pháp tiếp cận, quy định về hợp đồng vô hiệu
chịu ảnh hưởng từ các triết lý pháp lý chung trong BLDS như: bảo đảm BLDS là luật của
tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự; luật của các quan hệ thị trường và phù hợp với tập quán,
thông lệ quốc tế; bảo đảm được 2 giá trị căn bản nhất của xã hội kinh tế thị trường là
chủ thể bình đẳng, tự do – tự nguyện trong quan hệ tư; nhà nước, cơ quan nhà nước khi
tham gia quan hệ tư bình đẳng với các chủ thể khác; hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà
nước vào các quan hệ tư.
Xét về kết cấu1, do bản chất pháp lý của hợp đồng chính là hành vi pháp lý dân sự hay
cịn gọi là sự tuyên bố ý chí (BLDS Việt Nam gọi là giao dịch dân sự) và do cấu trúc của
1 Tờ trình số 390 /TTr-CP ngày 12/10/2014 của Chính phủ trình Quốc hội dự án BLDS (sửa đổi); Nguyễn Hồng
Hải, “Một vài gợi mở nghiên cứu về sửa đổi BLDS của Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo “Legal reforms in asean
emerging economies – a historical perspective and challenges for the future” và Tuần giảng “Pháp luật dân sự Châu
Á” tháng 10/2017 tại Đại học KoBe Nhật Bản.


BLDS2 cho nên bên cạnh quy định liên quan tại Phần thứ 2 “ Nghĩa vụ và hợp đồng” thì
quy định chung về hiệu lực của giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 116 –
Điều 133, Phần thứ nhất “Quy định chung”) cũng là những căn cứ pháp lý cơ bản trong


điều chỉnh hợp đồng, hợp đồng vô hiệu3.
Trong quy định về hợp đồng vô hiệu, BLDS và luật khác có liên quan của Việt Nam
khơng có một giải nghĩa cụ thể nào về “hợp đồng vơ hiệu”. Tuy nhiên, có thể hiểu hợp
đồng vơ hiệu là hợp đồng khơng hợp pháp, khơng có giá trị pháp lý ràng buộc quyền và
nghĩa vụ giữa các bên.
Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự nên các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ
Điều 123 đến Điều 133 BLDS 2015 cũng được áp dụng đối với Hợp đồng vô hiệu4.
Về mặt lý luận, hợp đồng vô hiệu được xem xét trên ba phương diện: căn cứ vô hiệu,
phân loại hợp đồng vô hiệu và hệ quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
-

Về căn cứ vô hiệu: việc xem xét vô hiệu của hợp đồng gắn liền với xác định hợp
đồng có tuân thủ hay khơng tn thủ các điều kiện có hiệu lực được quy định tại
Điều 117 BLDS 2015, như:
i.
Vi phạm điều kiện về chủ thể (khơng có tăng lực pháp luật, năng lực hành vi
tương ứng để xác lập hợp đồng);

2 BLDS năm 2015 được kết cấu theo cấu trúc Pandekten – khái quát hóa lý luận.
Pandekten (Pandectist System), kết cấu Bộ luật dân sự thành các phần, chương theo hướng khái quát lý luận. Theo
đó, Bộ luật dân sự được kết cấu theo các phần: (1) qui định chung, (2) vật quyền, (3) phần nghĩa vụ, (4) phần gia
đình, (5) phần thừa kế. Phương thức này được sử dụng để kết cấu Bộ luật dân sự Đức, Thụy Sỹ, Bồ Đào Nha, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…, kết cấu Bộ luật dân sự năm 1995 và 2005 của Việt Nam ở một khía cạnh nào đó cũng
chịu ảnh hưởng theo phương thức này.
3 Điều 401.1 BLDS 2015: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng
được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”.
4 Khoản 1 Điều 407 BLDS 2015.


Vi phạm điều kiện về sự tự nguyện (xác lập hợp đồng trong trưởng hợp giả


ii.

tạo, trong lúc không nhận thức và làm chủ hành vi, hoặc do bị nhầm lẫn, bị
iii.

lừa dối, bị đe dọa );
Vi phạm điều kiện về nội dung, mục đích của hợp đồng (do vi Thạn điều

iv.

cấm của luật hoặc trải đạo đức xã hội);
Và vi phạm điều kiện về hình thức của hợp đồng nểu BLDS năm 2015 hoặc
luật liên quan có quy định hợp đồng phải tuân theo những hình thức xác

định.
(Đã phân tích các trường hợp tại bài nhóm trước)
 Trong khi đó, với pháp luật hợp đồng tại Pháp:
Các quy định tại Điều 117 về tổng thể có thể nói là khá tương đồng với cách hiểu
và giải thích về vơ hiệu trong luật Cộng hoà Pháp. Trong pháp luật Cộng hồ Pháp,
vơ hiệu hợp đồng được xem là một chế tài áp dụng cho trường hợp có các vi phạm
về giao kết hợp đồng, chế tài này được xác lập một cách khác biệt so với chế tài áp
dụng trong trường hợp vi phạm hợp đồng. Theo quy định của Điều 1128 BLDS
Cộng hồ Pháp, có ba điều kiện cần phải đáp ứng để hợp đồng có hiệu lực:
- Sự ưng thuận của các bên giao kết hợp đồng
Nếu việc giao kết hợp đồng thiếu vắng sự tự nguyện thì hợp đồng có thể
bị tun bố vơ hiệu theo quy định của Điều 1131 BLDS Cộng hồ Pháp
“Các tì vết của sự ưng thuận là các nguyên nhân làm vô hiệu hợp đồng một
cách tương đối”. Điều 1130 BLDS Pháp cũng xác định “nhầm lẫn, lừa dối
và cưỡng ép là các tì vết của sự tự nguyện nếu như trong điều kiện khơng

có các yếu tố này một bên sẽ không giao kết hợp đồng hoặc giao kết hợp
đồng với những điều kiện hoàn toàn khác biệt”. Như vậy, với hai quy định
này, luật dân sự Pháp khẳng định một cách rõ ràng rằng có 3 trường hợp
-

được xem là vi phạm sự tự nguyện đó là nhầm lẫn, lừa dối và cưỡng ép.
Năng lực của các bên giao kết hợp đồng
(Cũng giống như BLDS Việt Nam, luật dân sự Cộng hoà Pháp cũng đặt
ra yêu cầu về năng lực chủ thể (bao gồm năng lực pháp luật - capacité de
jouissance và năng lực hành vi - capacité d’exercice) khi giao kết hợp đồng.
Điều 1145 BLDS Cộng hoà Pháp “Năng lực chủ thể của pháp nhân bị
giới hạn trong khuôn khổ các hành vi cần thiết phải thực hiện để hoàn tất


mục đích hoạt động của pháp nhân theo quy định của pháp luật và các hành
vi bổ sung cho cho các mục đích này, phù hợp với các quy tắc áp dụng cho
từng pháp nhân”. Theo cách quy định này, pháp nhân chỉ được giao kết hợp
đồng trong khuôn khổ phục vụ cho các hoạt động của pháp nhân (đã xác
định bởi điều lệ, quyết định thành lập hoặc theo quy định của pháp luật).
Nếu xác lập các hợp đồng ngoài giới hạn này được xem như vi phạm điều
-

kiện về năng lực chủ thể.
Nội dung của hợp đồng hợp pháp và cụ thể.
Điều 1162 BLDS Cộng hoà Pháp quy định “các thoả thuận và mục đích
của hợp đồng khơng được xâm phạm đến trật tự công cộng dù các bên biết
hoặc không biết về sự vi phạm này”. Điều cấm của pháp luật được định
nghĩa “là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những
hành vi nhất định”.
Cụ thể, pháp luật Cộng hoà Pháp cho phép có sự can thiệp của án lệ

trong việc giải thích quy định tại Điều 1162 nêu trên bằng cách cơng nhận
có hai trường hợp được xem là vi phạm: thứ nhất, có sự thoả thuận rõ ràng
của các bên về việc xâm phạm trật tự công; thứ hai, mặc dù các bên khơng
có thoả thuận nhưng mục đích đạt đến của hợp đồng lại gây hại đến lợi ích

này
Như vậy có thể thấy, pháp luật Cộng hồ Pháp khơng xem hình thức của hợp đồng
là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, thực tiễn cũng ghi nhận hai
trường hợp ngồi lệ mà theo đó nếu khơng tn thủ hình thức nhất định thì hiệu
lực pháp lý của hợp đồng sẽ “có vấn đề”:
• Trường hợp thứ nhất là, các hợp đồng sẽ bị tuyên bố vơ hiệu nếu khơng
được xác lập bằng văn bản có cơng chứng (hợp đồng hơn nhân hay hợp
đồng thế chấp…)
• Trường hợp thứ hai là, các hợp đồng được xếp vào nhóm hợp đồng thực tế,
loại hợp đồng này yêu cầu phải có sự chuyển giao đối tượng thì mới phát
-

sinh hiệu lực, đây cũng là một yêu cầu về hình thức cần tn thủ.
Về phân loại hợp đồng vơ hiệu:




Thứ nhất, dựa vào phạm vi nội dung bị vô hiệu, chia ra thành hợp đồng vơ

hiệu tồn bộ và hợp đồng vơ hiệu từng phần.
• Thứ hai, dựa vào tính chất tính chất của sự vơ hiệu hay khả năng có thể phục
hồi hiệu lực, có hai loại là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối 5 và hợp đồng vô hiệu
tương đối.
Bằng việc quy định giao dịch dân sự khi khơng có một trong những điều

kiện có hiệu lực thì vơ hiệu trừ trường hợp BLDS có quy định khác, cho
thấy, nhà làm luật Việt Nam đã chính thức ghi nhận việc khơng tn thủ điều
kiện có hiệu lực hợp đồng có thể bị tun bố vơ hiệu hoặc khơng bị tun bố
vơ hiệu.
Điều đó cũng có nghĩa, BLDS năm 2015 đã ghi nhận một cách rõ ràng hơn
về sự tồn tại của hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối,
mặc dù để nhận biết một cách đầy đủ cũng vẫn cần phải thông qua các dấu
hiệu pháp lý thể hiện ở các quy định giải quyết hợp đồng vô hiệu cụ thể
hoặc thông qua các lý thuyết trong khoa học pháp lý dân sự;
 Bộ luật dân sự của Pháp đã đi theo hướng phân loại thứ hai.
- Về hệ quả pháp lý: hợp đồng vơ hiệu thì khơng có hiệu lực, tức không làm phát

sinh quyền và nghĩa vụ các bên; nếu hợp đồng chưa được thực hiện thì các bên
khơng thể căn cứ vào hợp đồng vô hiệu để yêu cầu bên kia thực hiện hoặc khởi
kiện đòi Tòa án, cơ quan hữu quan áp đặt trách nhiệm cho bên kia vì lý do bên kia
khơng thực hiện đúng hợp đồng, nếu hợp đồng đã thực hiện nhưng bị tuyên bố vơ
hiệu thì các bên có trách nhiệm hồn trả lại cho nhanh những gì đã nhận và khơi
phuc lại tình trạng ban đầu. Nếu hợp đồng vô hiệu làm thiệt hại đến quyền, lợi ích

5 Theo PGS.TS Ngơ Huy Cương: Vơ hiệu tuyệt đối có các dấu hiệu (i) Chế tài vô hiệu nhằm bảo vệ quyền lợi công;
(ii) Sự vơ hiệu có thể được nại ra ở bất kỳ người nào có một quyền lợi thực tế và hiện tại trong việc nại ra đó; (iii)
Tịa án có thể nại ra sự vô hiệu; (iv) Không thể xác nhận lại được; và (v) Phải được quy định rõ ràng bởi luật. Vơ
hiệu tương đối có các dấu hiệu: (i) Chế tài vô hiệu nhằm bảo vệ quyền lợi tư; (ii)Sự vơ hiệu chỉ có thể được nại ra
bởi các đương sự với điều kiện đã hoặc có thể gánh chịu thiệt hại và đã hành động thiên chí; (iii) Tịa án khơng
thể nại ra sự vơ hiệu; và (iv) Có thể xác nhận lại được (Xem “Giáo trình Luật Hợp đồng (Phần chung)”, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2013, tr 353-355).


hợp pháp của các bên thì bên có lỗi làm cho hợp đồng vơ hiệu phải có trách nhiệm
BTTH tương ứng với các thiệt hại mà mình đã gây ra.

Bên cạnh đó, mối tương quan hiệu lực của hợp đồng chính và hợp đồng phụ cũng được
đặt ra khi xem xét về hợp đồng vô hiệu. Theo khoản 2, 3 Điều 407 BLDS 2015, tùy theo
hợp đồng vô hiệu là hợp đồng chính hay hợp đồng phụ mà khả năng vơ hiệu sẽ tùy theo
các trường hợp:
Hợp đồng chính vơ hiệu
Sự vơ hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên

-

có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.
Chẳng hạn , Việt Nam Airline ký hợp đồng mua 10 máy bay Airbus A - 380 của hãng
sản xuất máy bay Airbus, đồng thời ký với nhau thêm hợp đồng phụ về việc Airbus sẽ bảo
trì số máy bay trên cho VN Airline sau khi mua, trong hạn 10 năm.
 Như vậy, nếu hợp đồng mua bán máy bay vô hiệu, thị hợp đồng bảo trì máy bay cũng

chấm dứt.
Cũng cần lưu ý là quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ, bởi lẽ có nhiều hợp đồng phụ trong việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp
đồng chính có tính chất độc lập tương đối so với hợp đồng chính. Hợp đồng bảo đám
không chỉ là để bảo đảm các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng chính, mà cịn để bảo đảm
cho những rủi ro khi hợp đồng chính bị vi phạm, hoặc thậm chí là bảo đảm cho trách
nhiệm phát sinh khi hợp đồng chính bị vơ hiệu, như các trách nhiệm hồn trả lại lợi ích
đã chuyển giao trước khi hợp đồng chính vơ hiệu, các chi phí và các tổn thất cần được bồi
thường. Ví dụ: Hợp đồng vay tiền được bảo đảm bởi hợp đồng phụ là hợp đồng bảo lãnh,
hoặc hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay cũng như mọi nghĩa vụ, trách
nhiệm phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng vay hoặc khi hợp đồng vay vơ hiệu. Nếu vì lý
do nào đó mà hợp đồng vay vơ hiệu, thì hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng thế chấp bảo
đảm khoản vay nói trên sẽ khơng vơ hiệu. Thậm chí, sự kiện hợp đồng chính vơ hiệu cịn
trở thành căn cứ làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng phụ. Trong trường hợp vừa nêu,
hợp đồng vay vô hiệu, nhưng khoản tiền vay đã được chuyển cho bên vay, thì cả tiền vay

và lãi vay đều phải được hoàn trả, thậm chí phải bồi thường các chi phí. Nếu bên vay


khơng thực hiện trách nhiệm này, thì bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm thực hiện. Do
vậy, hợp đồng bảo lãnh không những không vô hiệu theo hợp đồng vay, mà chính vì hợp
đồng vay vơ hiệu, nên hợp đồng bảo lãnh lại có hiệu lực và phát sinh trách nhiệm của bên
bảo lãnh.
- Hợp đồng phụ vô hiệu
Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các
bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính .
Thường thì hợp đồng chính sẽ độc lập và không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Bởi vậy, dù
hợp đồng phụ có tồn tại hay có hiệu lực hay khơng cũng khơng ảnh hưởng gì tới hiệu lực
của hợp đồng chính.
Trong ví dụ về hợp đồng mua bán máy bay ở trên có kèm theo hợp đồng phụ về bảo trì
máy bay, thì hợp đồng bảo trì máy bay có vơ hiệu, hiệu lực của hợp đồng mua bán máy
bay cũng sẽ không vô hiệu theo.
Tuy vậy, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc hợp đồng phụ là một phần
của hợp đồng chính thì sự vô hiệu của hợp đồng phụ cũng sẽ làm chấm dứt hiệu lực của
hợp đồng chính.
2. Vơ hiệu hợp đồng do có đối tượng khơng thể thực hiện được
*Pháp luật Việt Nam
Cơ sở pháp lý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 “Trường hợp ngay từ
khi giao kết, hợp đồng có đối tượng khơng thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vơ
hiệu”.
Đối tượng của hợp đồng này có thể là tài sản, cơng việc phải thực hiện hoặc khơng
được thực hiện. Theo đó, đối tượng của hợp đồng khơng thể thực hiện được có thể là tài
sản không thể chuyển giao được, công việc phải làm nhưng khơng thể thực hiện được,
hoặc nếu có thực hiện thì cũng khơng thể mang lại kết quả.
Điều kiện áp dụng:
• Thời điểm xác định đối tượng hợp đồng không thể thực hiện được là khi hợp

đồng được giao kết6.
Phân biệt giữa hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng hợp đồng
khơng cịn và hợp đồng vơ hiệu do có đối tượng của hợp đồng khơng thể thực
hiện được vì lý do chủ quan.
6 Điều 408.1 BLDS 2015.


Trong trường hợp hợp đồng có đối tượng khơng cịn sau khi giao kết thì hợp
đồng chấm dứt chứ khơng vơ hiệu.
• Lý do làm cho hợp đồng khơng thể thực hiện được?
Áp dụng khoản 1 Điều 408 BLDS. Như vậy, có thể thấy, lý do để hợp đồng bị
coi là vơ hiệu do có đối tượng khơng thể thực hiện được vào thời điểm giao kết
hợp đồng, mà không cần phải xác định đó là lý do khách quan hay khơng khách


quan.
Hệ quả pháp lý của hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được:
 Hợp đồng vô hiệu
 Trách nhiệm của các bên liên quan làm cho hợp đồng vơ hiệu do có đối
tượng khơng thể thực hiện được.
Vấn đề này được xác định tùy theo lý do hợp đồng vơ hiệu khơng có lỗi

chủ quan của các bên. Áp dụng khoản 2 Điều 408 BLDS 2015.
*Pháp luật Cộng hịa Pháp
Điều 1163 BLDS Cộng hồ Pháp quy định: “Nghĩa vụ phải vì một đối tượng hiện tại
hoặc tương lai. Đối tượng này phải có thể thực hiện được, xác định được hoặc có thể xác
định được”. Quy định này cho phép xác định nếu hợp đồng được giao kết vi phạm quy
định này sẽ bị tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 1178 “Hợp đồng nếu khơng thoả
mãn các điều kiện về hiệu lực thì sẽ vô hiệu”. Pháp thừa nhận ba yêu cầu liên quan đến
đối tượng của hợp đồng:

- Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng phải xác định được (về giá cả, số lượng, chất
-

lượng...);
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng có thể thực hiện được, yêu cầu này đặt ra
trong bối cảnh pháp luật chấp nhận đối tượng của hợp đồng có thể là tài sản

hình thành trong tương lai (Điều 1163);
- Thứ ba, đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp.
Tất cả các điều kiện liên quan đến đối tượng của hợp đồng đặt ra trong khuôn khổ điều
kiện liên quan đến nội dung của hợp đồng.
3. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu
Khi hợp đồng bị tun bố vơ hiệu thì xem như hợp đồng đó khơng phát sinh giá trị
pháp lý ngay từ khi xác lập (Điều 1178 BLDS Cộng hoà Pháp và khoản 1 Điều 131
BLDS 2015).
Chính vì xem như giao dịch dân sự chưa hề được xác lập (không phát sinh giá trị pháp
lý) nên hậu quả kéo theo tuyên bố vơ hiệu là phải khơi phục lại tình trạng ban đầu như


trước khi xác lập giao dịch bằng cách các bên phải hồn trả cho nhau những gì đã nhận
(khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 và Điều 1178 BLDS Cộng hoà Pháp).
Sự khác nhau cơ bản giữa các quy định của BLDS Việt Nam và Cộng hoà Pháp nằm ở
quy định về vô hiệu tuyệt đối hoặc vô hiệu tương đối. Nếu vô hiệu tuyệt đối hoặc tương
đối chỉ tồn tại ở khía cạnh khoa học pháp lý ở Việt Nam thì nó được ghi nhận rõ ràng
trong BLDS Cộng hồ Pháp cùng với những hậu quả pháp lý khá cụ thể cho từng trường
hợp vô hiệu này.


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật dân sự Việt Nam 2015

2. Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp
3. Tờ trình số 390 /TTr-CP ngày 12/10/2014 của Chính phủ trình Quốc hội dự án
BLDS
4. TS. Đồn Thị Phương Diệp (2019), Pháp luật hợp đồng Việt Nam nhìn ở góc
độ so sánh với luật Cộng hịa Pháp, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp.
5. Trịnh Tuấn Anh (2019), Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn – Thực trạng và hướng

hoàn thiện, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử.
6. Nguyễn Hồng Hải (2018), Một số vấn đề về hợp đồng vô hiệu trong pháp luật
tư hiện hành của Việt Nam, />


×