Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Giáo trình Lắp đặt thiết bị dùng nước (Nghề: Điện nước - Trung cấp nghề): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 60 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XƠ
KHOA XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH

MĐ24: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ DÙNG
NƯỚC
NGHỀ: ĐIỆN NƯỚC
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHỀ
Ban hành kèm theo Quyết định số:

/ QĐ- ngày

tháng năm

NINH BÌNH - 2018
1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình cho nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác có ý đồ sai lệch hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
LỜI GIỚI THIỆU
Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển trên thế giới. Chúng ta cần cung
cấp khoa học công nghệ cho công nhân trẻ, những người mong muốn được học tập
và nghiên cứu để tiếp tục sự nghiệp phát triển nền công nghiệp Việt Nam. Ngày
nay với tốc độ xây dựng phát triển mạnh, yêu cầu người làm công tác xây dựng
phải biết và làm được các nghề trong một nhóm nghề. Để đảm bảo tiến độ, đáp ứng


được u cầu của cơng trình thì người thợ điệnphải làm được các kỹ năng nghề
như ” Lắp đặt thiết bị dùng nước” một trong các nghề thuộc nhóm nghề “Điện
nước”. Việc đào tạo kiến thức, kỹ năng Lắp đặt đường ống cấp nước trong nhà là
hết sức cần thiết trong nghề Điện nước.
Để đáp ứng nhu cầu trên, trong nội dung chương trình đào tạo trình độ Cao
đẳng Nghề và Trung cấp Nghề. Trường Cao đẳng Cơ điện xây dựng việt xô biên
soạn cuốn bài giảng “ Lắp đặt thiết bị dùng nước” nhằm trang bị cho học sinh
những kiến thức về nghề điện nước.
Cuốn bài giảng “Lắp đặt thiết bị dùng nước” được viết theo chương trình
khung của Bộ LĐTB & XH Giáo trình áp dụng cho chương trình đào tạo bậc Cao
đẳng, trung cấp nghề. Giáo trình được cấu trúc theo chương trình Mơ đun, các bài
giảng được tích hợp Lý thuyết và Thực hành, gồm 10 bài với thời lượng 90 giờ,
cung cấp các kiến thức, kỹ năng Lắp đặt thiết bị dùng nước. Giáo trình là tài liệu
phục vụ cho cơng tác giảng dạy nghề Điện nước và là tài liệu học tập, tham khảo
cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở đào tạo nghề.
2


Trong q trình biên soạn, chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm
biên soạn chúng tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các
bạn đồng nghiệp và độc giả ! Xin trân trọng cám ơn.

3


MỤC LỤC
Tuyên bố bản quyền và lời nói đầu .................................................... ..........Trang 2
Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian ........................................ ....... .....Trang 5
Bài 1: Chuẩn bị
1.1 Đặc điểm, yêu cầu cơ bản đối với thiết bị tiêu thụ nước.............. ...... ....Trang 7

1.2. Nghiên cứu tài liệu...................................................................... ....... ....Trang 8
1.3. Kiểm tra mặt bằng cơng trình thi cơng ................................... ........... ....Trang 9
1.4. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư ........................................... ......... ....Trang 10
Bài 2: Lắp đặt bệ xí ......................................................................................Trang 13
2.1. Phân loại, cấu tạo, phạm vi sử dụng bệ xí ............................................ Trang 13
2.2. Lắp đặt bệ xí xổm ..................................................................................Trang 15
2.3. Lắp đặt bệ xí bệt ....................................................................................Trang 18
Bài 3: Lắp đặt âu tiểu ...................................................................................Trang 26
3.1. Phân loại, cấu tạo, phạm vi sử dụng của âu tiểu ................................ .Trang 26
3.2. Lắp đặt âu tiểu nam .............................................................................. Trang 28
3.3. Lắp đặt âu tiểu nữ ..................................................................................Trang 30
Bài 4: Lắp đặt chậu rửa ...............................................................................Trang 33
4.1. Phân loại, cấu tạo, phạm vi sử dụng chậu rửa .....................................Trang 33
4.2. Lắp đặt chậu rửa mặt .......................................................................... Trang 36
4.3. Lắp đặt chậu rửa bát .............................................................................Trang 39
Bài 5: Lắp đặt phễu thu nước ......................................................................Trang 42
5.1. Phân loại, cấu tạo, phạm vi sử dụng phễu thu nước ..........................Trang 42
5.2. Yêu cầu cơ bản khi lắp đặt phễu thu nước ...................................... Trang 43
5.3. Đọc bản vẽ thi cơng, triển khai kích thước lắp đặt ............................. Trang 43
5.4. Nhận vật tư .......................................................................................... Trang 44
5.5. Lắp đặt phễu thu nước và phụ kiện ......................................................Trang 44
5.6. Vệ sinh, kiểm tra sau lắp đặt ................................................................Trang 44
Bài 6: Lắp đặt bồn tắm ................................................................................Trang 46
6.1. Phân loại, cấu tạo, phạm vi sử dụng của bồn tắm ..............................Trang 46
6.2. Lắp đặt bồn tắm nằm ............................................................................Trang 49
6.3. Lắp đặt bồn tắm ngồi ............................................................................Trang 53
6.4. Lắp đặt bồn tắm đứng .......................................................................... Trang 55
Bài 7: Lắp đặt vòi tắm hoa sen ..................................................................Trang 58
7.1. Phân loại, cấu tạo, phạm vi sử dụng vòi tắm hoa sen .......................Trang 58
7.2. Lắp đặt vòi tắm hoa sen thường ........................................................ Trang 59

7.3. Lắp đặt vòi tắm hoa sen cây ..............................................................Trang 61
Bài 8: Lắp đặt két nước trên mái ...............................................................Trang 69
4


8.1. Đặc điểm, phân loại, công dụng của két nước .................................. Trang 69
8.2. Nhận và vận chuyển vật tư ................................................................ Trang 70
8.3. Thực hiện lắp đặt .............................................................................. Trang 71
8.4. Kiểm tra sau lắp đặt ........................................................................... Trang 73
Bài 9: Lắp đặt bình năng lượng ................................................................ Trang 75
9.1. Đặc điểm, phân loại, cơng dụng của bình năng lượng ..................... Trang 75
9.2. Nhận và vận chuyển vật tư ................................................................ Trang 79
9.3. Thực hiện lắp đặt ............................................................................... Trang 80
9.4. Kiểm tra sau lắp đặt .......................................................................... Trang 85
Bài 10: Lắp đặt thiết bị cảm biến ..............................................................Trang 86
10.1. Đặc điểm, phân loại, công dụng của thiết bị cảm biến ...................Trang 86
10.2. Lắp đặt bệ xí cảm ứng .....................................................................Trang 88
10.3. Lắp đặt chậu rửa cảm ứng ................................................................Trang 91
10.4. Lắp đặt vòi xen cảm ứng ..................................................................Trang 92
10.5. Lắp đặt bồn tắm cảm ứng .................................................................Trang 93

5


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN

LẮP ĐẶT THIẾT BỊ DÙNG NƯỚC
Mã mơ đun : MĐ24
Thời gian mô đun 90 giờ (Lý thuyết 15, thực hành 72, kiểm tra 3 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mơ đun:

- Vị trí: Mơ đun Lắp đặt các thiết bị dùng nước là mô đun chuyên môn nghề trong
danh mục các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nghề Cấp thốt nước
- Tính chất: Mơ đun Lắp đặt các thiết bị dùng nước mang tính tích hợp.
II. Mục tiêu mơ đun:
Học xong mơđun này người học có khả năng:
- Nêu được các loại thiết bị dùng nước thơng dụng;
- Trình bày được các tiêu chuẩn của thiết bị dùng nước theo TCVN;
- Đọc được các bản vẽ, tài liệu thi cơng;
- Trình bày được trình tự lắp đặt các thiết bị dùng nước ;
- Xác định được vị trí lắp đặt các thiết bị dùng nước theo thiết kế;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị thi công;
- Lắp đặt được các thiết bị dùng nước theo đúng thiết kế;
- Thực hiện an tồn lao động và dùng nước cơng nghiệp đúng quy định;
- Thực hiện đúng thời gian theo tiến độ.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Từng bài trong

Mơ đun
Chuẩn bị
Lắp đặt bệ xí
Lắp đặt âu tiểu
Lắp đặt chậu rửa
Lắp đặt phễu thu nước
Lắp đặt bồn tắm
Lắp đặt vòi tắm hoa sen
Lắp đặt két nước trên mái
Lắp đặt bình năng lượng
Lắp đặt thiết bị cảm ứng

Tổng
Số
6
10
10
10
10
10
8
8
8
10

Cộng

90

Thời gian (giờ)


Thực
thuyết
hµnh
2
4
2
7
1
9
1
9
1
8
2
8
2
4
1
6
1
5
2
7
15

72

Kiểm
tra

1
1
1

3
6


* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và được
tính vào giờ thực hành.
Vị trí, ý nghĩa, vai trị của mơn học
Xã hội hiện đại, đời sống con người được nâng lên, đòi hỏi các thiết bị phục
vụ cuộc sống hàng ngày thay đổi, theo hướng tiện dụng và mỹ quan. Để phục vụ
nhu cầu ấy mô đun “ lắp đặt thiết bị dùng nước” sẽ phần nào giúp học sinh, sinh
viên nắm được nguyên lý cấu tạo, tính năng tác dụng và các yêu cầu kỹ thuật đối
với các thiết bị vệ sinh và các yêu cầu khi lắp đặt, từng thiết bị và nhóm thiết bị.
Cách sửa chữa khi có sự cố...
Mục tiêu
- Trình bày được nguyên tắc cấu tạo của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt với hệ thống xử lý nước mưa.
- Mô tả được cấu tạo của bể xử lý nước thải sinh hoạt.
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật đối với các bộ phận của hệ thống xử lý
nước thải sinh hoạt.
- Phân tích được định mức vật liệu, và nhân công phục vụ cho lắt đặt
- Thực hiện được các bước lắp đặt thiết bị thu nước bẩn.
- Làm được các công việc lắp đặt các thiết bị thu nước thải sinh hoạt.
- Phát hiện được các sự cố kỹ thuật của hệ thống thu nước thải sinh hoạt.
- Kiểm tra, đánh giá được chất lượng các công việc lắp đặt.
- Phân loại được các thiết bị, phụ tùng lắp đặt cho từng công việc.

- Tính tốn được khối lượng, nhân cơng, vật liệu phục vụ cho việc lắp đặt.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Có tinh thần trách nhiệm trong q trình làm việc độc lập, theo nhóm, tổ.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp.

7


Bài 1: Chuẩn bị

(Thời gian 6 giờ)

Giới thiệu: Tùy theo tính chất, quy mơ và nhu cầu sử dụng của các cơng trình mà
các thiết bị sử dụng nước được bố trí lắp đặt nhiều hay ít và ở một số vị trí khác
nhau. Ngày nay trước sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật nói chung, ngành vật
liệu xây dựng nói riêng, thiết bị sử dụng nước rất đa dạng và phong phú. Nhưng
điều chung là các thiết bị sử dụng nước vật liệu thường dùng là: gốm, sứ tráng men
cao cấp, ngồi ra cịn một số thiết bị khác được làm từ các vật liệu như nhựa dẻo,
kim loại không gỉ. Các thiết bị thường được lắp nổi, gắn, treo ở tường, sàn cơng
trình, để đảm bảo cho việc thi công thuận tiện dễ dàng trước khi thi công người ta
thường phải làm tốt công tác chuẩn bị. Chuẩn bị, dự trù, lập phiếu thống kê các
loại thiết bị, vật tư, phụ kiện lắp đặt như: Bệ xí, âu tiểu, chậu rửa mặt, bồn tắm, vịi
hoa sen, bình năng lượng, thiết bị cảm biến..., thốt sàn, các loại van, vòi, cụm
trộn, phụ kiện vật tư đường ống lắp đặt kèm theo sơ đồ trước khi thi công.
Mục tiêu của bài
- Nêu được các loại thiết bị dùng nước thơng dụng
- Xác định được vị trí lắp đặt thiết bị dùng nước theo thiết kế
- Lựa chọn được các loại dụng cụ, thiết bị, phụ kiện đủ, phù hợp với yêu cầu thi
công
- Sử dụng được các dung cụ, thiết bị cần thiết cho thi công

- Thực hiện an tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp đúng quy định
Nội dung chính
1. Đặc điểm, yêu cầu cơ bản đối với thiết bị tiêu thụ nước
1.1. Đặc điểm của thiết bị tiêu thụ nước
- Các loại thiết bị dùng nước thông dụng hiện nay được làm bằng nhiều loại vật
liệu khác nhau và được thiết kế với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Tùy theo
nhu cầu sử dụng của các cơng trình mà các thiết bị sử dụng nước được bố trí lắp
đặt ở một số vị trí khác nhau. Nhưng điều chung là các thiết bị sử dụng nước vật
liệu thường dùng là: gốm, sứ tráng men cao cấp, ngồi ra cịn một số thiết bị được
làm từ các vật liệu như nhựa dẻo, kim loại không gỉ.
- Các thiết bị thường được lắp nổi, gắn, treo ở tường, sàn cơng trình
- Việc thi cơng lắp đặt các thiết bị được tiến hành sau khi hoàn thiện cơng trình
(Riêng phần đường ống cấp thốt nước được tiến hành thi cơng trước khi hồn
8


thiện cơng trình). Vì vậy việc kết hợp xây và lắp rất quan trọng sao cho việc thi
công thuận tiện dễ dàng.
1.2. Yêu cầu cơ bản của thiết bị tiêu thụ nước
Các thiết bị sử dụng nước nói chung phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
- Bề mặt của thiết bị phải trơn, nhẵn (lớp men phủ phải mịn, bóng), ít gãy góc để
đảm bảo dễ dàng tẩy rửa và cọ sạch. Vật liệu chế tạo phải bền, không thấm nước,
khơng bị ảnh hưởng của hóa chất.
- Kết cấu, hình dáng thiết bị phải đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sử dụng và an
tồn cho quản lý, có kích thước nhỏ, phù hợp với việc xây dựng và lắp đặt
- Đảm bảo thời gian phục vụ của các chi tiết của thiết bị được đồng nhất, có thể
thay thế dễ dàng nhanh chóng các chi tiết của thiết bị.
+ Sử dụng phải thuận tiện đảm bảo vệ
+ Dễ dàng tẩy rửa và làm sạch khi cần thiết
+ Thiết bị bền chắc trong quá trình sử dụng

1.3. Các loại thiết bị tiêu thụ nước
Các loại thiết bị tiêu thụ nước gồm: Bệ xí, âu tiểu, chậu rửa mặt, bồn tắm,vịi hoa
sen, thốt sàn, các loại van, vịi, cụm trộn, phụ kiện vật tư đường ống lắp đặt
2. Nghiên cứu tài liệu
2.1. Ký hiệu của thiết bị tiêu thụ nước

9


10


2.2. Bản vẽ lắp đặt và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật
2.2.1. Phương pháp phân tích bản vẽ lắp đặt và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật
- Đọc bản vẽ sơ đồ không gian của hệ thống, Hiểu rõ tên gọi, vị trí các mặt
phẳng cắt của các hình cắt và mặt cắt trên bản vẽ.
- Lần lượt phân tích từng chi tiết. Căn cứ theo số vị trí trong bảng kê để đối
chiếu với số vị trí ở trên các hình biểu diễn và dựa vào các ký hiệu vật liệu giống
nhau trên mặt cắt để xác định phạm vi của từng chi tiết ở trên các hình biểu diễn.
- Khi đọc, cần dùng cách phân tích hình dạng để hình dung các chi tiết. Phải
hiểu rõ tác dụng của từng kết cấu của mỗi chi tiết, phương pháp lắp nối và quan hệ
lắp ghép giữa các chi tiết.
- Xác định được vị trí, kích thước, số lượng các thiết bị dùng nước như:
Chậu rửa, bồn tắm, thiết bị vệ sinh... Xác định được chiều dài, đường kính của các
đường ống cấp thoát nước (tới các thiết bị dùng nước)
Xác định được số lượng, kiểu loại các phụ kiện phục vụ cho việc lắp đặt
2.2.2. Thực hành phân tích bản vẽ lắp đặt và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật
3. Kiểm tra mặt bằng cơng trình thi cơng
3.1. Phương pháp kiểm tra mặt bằng cơng trình thi cơng
- Căn cứ vào mặt bằng, mặt cắt chi tiết của thiết kế tiến hành kiểm tra lại các

kích thước chiều dài, rộng, cao, cao độ, cốt chuẩn các khu vực bếp, phịng tắm,
phịng vệ sinh, vị trí để lắp đặt các tuyến ống cấp, thốt nước, vị trí lắp đặt các thiết
bị sử dụng nước (bằng các dụng cụ thước mét, ni vơ, quả dọi,dây thủy chuẩn, máy
thủy bình)
3.2. Kiểm tra mặt bằng thi công theo bản vẽ thiết kế
3.2.1. Kiểm tra mặt bằng thi cơng
- Mặt bằng vị trí thi cơng (nền, sàn, các phịng) phải thơng thống, vệ sinh, giải
phóng mặt bằng thu dọn các loại vật liệu, vật liệu gạch, cát, đá, đất và các vật liệu
khác được thu dọn, sạch sẽ gọn gàng.
- Kiểm tra các cốt chuẩn của các phòng trước khi lấy dấu để thi công lắp đặt
3.2.2. Kiểm tra mặt bằng vận chuyển vật tư, thiết bị
- Mặt bằng đi lại trong và ngoài cơng trình phải được san, lấp bằng phẳng tạo
điều kiện cho việc đi lại, vận chuyển vật tư, thiết bị và thi công được thuận lợi
- Căn cứ vào các thiết bị vật tư như: đường ống, phụ kiện, thiết bị thi cơng mà
có phương án lựa chọn thiết bị vận chuyển. Sau đó kết hợp với điều kiện hiện
trường để xem xét lập các tuyến đường vận chuyển, kho bãi. Nếu cần thiết có thể
mở thêm các tuyến đường tạm để vận chuyển vật tư, thiết bị sau khi thi cơng xong
có thể hủy bỏ.
11


4. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư
4.1. Biện pháp thực hiện
4.1.1. Xác định phương án thi công và tiến độ thi công
* Phương án thi công : Ta có thể lựa chọn một số phương án thi cơng như sau: Thủ
công, cơ giới, hoặc thủ công cơ giới kết hợp.
* Tiến độ thi công: Căn cứ vào phương án thi cơng để lập tiến độ thi cơng, có một
số phương án như sau: Sơ đồ ngang, sơ đồ chéo, hoặc sơ đồ mạng.
Dựa vào hồ sơ thiết kế, công nghệ thi công, các nguồn tài nguyên ban đầu,
phương thức thi công, cách thức tiến hành hạng mục đường ống mà ta lập tiến độ

về thời gian, nhân lực, máy móc cho phù hợp.
4.1.2. Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư
Địa điểm tập kết vật tư cần được bố trí phù hợp với mặt bằng, khơng ảnh hưởng
đến q trình thi cơng của hạng mục khác, thuận tiện cho cơng tác vận chuyển bảo
quản. Cần có bộ phận kiểm kê, trơng giữ vật tư, tránh thất thốt.
4.1.3. Lập phiếu báo thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ
Thành lập bộ phận chuyên trách về vật tư vật liệu. Kiểm tra thiết bị, dụng cụ, vật
liệu đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, khơng hỏng hóc. Trong q trình giao nhận phải có
phiêu báo thiết bị, phiếu bàn giao với đầy đủ nội dung pháp lý.
4.1.4. Chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ lao động
An toàn lao động là yêu tố sống cịn đối với thành cơng của mỗi cơng trình. Vì vậy
trong q trình thi cơng cần trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn cho người
tham gia lao động như: Mũ,quần áo, gang tay, kính, dầy, ủng, dây bảo hiểm,...
4.2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư. Hình 1.1
- Căn cứ vào yêu cầu lắp đặt của từng cơng trình để chuẩn bị các loại dụng cụ, thiết
bị, vật tư, phụ kiện lắp đặt

12


Máy khoan
Dùng các loại máy khoan chuyên dụng để khoan định vị, lắp đặt thiết bị

Cưa tay: Dùng để cắt ống thoát của các thiết bị

13


+ Tuốc nơ vít.


+ Thước mét.

+ Búa.

+ Chấm dấu.

+ Vạch dấu.

14


- Đinh vít, nở.

Hình 1.1
- Chuẩn bị, dự trù, lập phiếu thống kê các loại thiết bị, vật tư, phụ kiện lắp đặt như:
Bệ xí, âu tiểu, chậu rửa mặt, bồn tắm, thốt sàn, các loại van, vịi, cụm trộn, phụ
kiện vật tư đường ống lắp đặt kèm theo sơ đồ trước khi thi công.

15


BÀI 2 Lắp đặt bệ xí (xí xổm, xí bệt)

(Thời gian 10 giờ)

Giới thiệu
Để thu nước bẩn sinh hoạt người ta chế tạo ra nhiều thiết bị với nhiều chủng
loại mẫu mã như bệ xí bệt, bệ xí xổm, bệt két liền , bệt két rời hay các sản phẩm
hiện đại khác như bệt nano, bệt cảm ứng....
Trước khi đưa cơng trình xây dựng vào sử dụng, nhiều hạng mục phải hồn

thành trong đó có việc lắp đặt các thiết bị cho khu vệ sinh.
- Với những cơng trình cơng cộng việc lắp đặt bệ xí xổm là cần thiết.
- Xí bệt sử dụng tiện lợi và có mỹ quan tốt, tiện nghi và đảm bảo vệ sinh tốt.
Mục tiêu của bài
- Nêu được các loại xí, các phụ kiện thu nước thải
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật, trình tự các bước lắp đặt xí
- Đọc được bản vẽ lắp đặt
- Lấy dấu, lắp đặt được xí với các phụ kiện đảm bảo yêu cầu thiết kế
- Thực hiện an tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp đúng quy định
Nội dung chính:
1. Phân loại, cấu tạo, phạm vi sử dụng xí
1.1. Phân loại xí
Hiện nay các loại bệ xí đã trở thành thiết bị rất thơng dụng với mọi người dân với
nhiều chủng loại mẫu mã như bệ xí bệt, bệ xí xổm, bệt két liền , bệt két rời hay các
sản phẩm hiện đại khác như bệt nano, bệt cảm ứng....
1.2. Cấu tạo xí. Hình 2.1
- Cấu tạo bệ xí xổm: Hiện nay trên thị trường có nhiều kiểu dạng và kích thước
khác nhau song ta có thể nhóm làm có 2 loại chính : đó là có xi-phơng liền và bệ
khơng có xi-phơng (xi-phơng rời ).
Có hai loại: Loại có xiphơng (hình a) và loại khơng có xiphơng (hình b).
Thường làm bằng sứ, bên trong bố trí cả xi phơng. Đa phần các bệ xí hiện nay đều
có két nước đi kèm

16


Hình 2.1
- Cấu tạo xí bệt: Xí bệt là thiết bị thu nước bẩn được dùng rộng rãi trong những
công trình tiêu có chuẩn cao: Như khách sạn, nhà nghỉ, nhà an dưỡng, nhà ở gia
đình, nhà ở tập thể, chung cư..

Bộ xí bệt gồm có : âu xí và két nước.(Hình 2.2)
- Âu xí : thường được làm bằng sành sứ gồm các bộ phận Trong đó có có bố trí cả
xi phơng, loại này hiện nay trên thị quốc tế có nhiều loại , nhiều kiểu. Nhìn bên
ngồi có 2 dạng chính đó là:dạng hình mâm và hình phễu.
Chiều cao từ mặt nền đến mặt âu xí là 40cm - 42 cm . âu xí được đặt trực tiếp
trên nền nhà , liên kết với nền nhà bằng vữa xi măng và đinh vít.
1. Thành bệ.
2. Rãnh nước rửa bệ.
3. Xi phông.
4. Lỗ cung cấp nước rửa bệ.
5. Lỗ vít đinh liên kết.
6. Đáy bệ.
10. Lỗ liên kết tấm mặt.
11. Lỗ liên kết két nước.

17


- Két nước rửa xí
Hình 2.2
Có nhiều loại hình dáng kích cỡ khác nhau . Có thể dùng loại tự động hay tay
gịât đặt thấp hoặc trên cao, cách sàn khoảng 0,6 và 2m tính đến tâm thùng.(Hình
2.3)

Hình 2.3
Loại giật tay đặt ở trên cao; khi giật, đòn bẩy nâng chuông úp để nước theo
ống chảy xuống . Ống nước rửa có đường kính khoảng 32mm bằng nhựa hoặc thép
tráng kẽm ; cuối ống có đầu bẹp và tiết diện được thu hẹp cho nước phun mạnh và
rộng để rửa bệ xí.
Két nước thường được làm bằng sành sứ hoặc chất dẻo. Dung tích của nó

chừng 6 - 8 lít. Thời gian nước trong thùng xả hết là 4 - 5 giây . trong thùng thường
bố trí van phao hình cầu để nó tự động đóng nước khi nước đầy thùng.
1.3. Phạm vi sử dụng
Bệ xí là thiết bị sử dụng nước được đặt trong nhà vệ sinh hay đặt chung trong
phòng tắm dùng cho việc đại tiện hay tiểu tiện
2. Lắp đặt bệ xí xổm
2.1. Yêu cầu cơ bản đối với bệ xí
Yêu cầu cơ bản đối với bệ xí phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau :
- Khơng có mùi hơi thối và hơi độc từ mạng lưới bốc lên bay vào phòng ở.
- Mặt trong thiết bị phải trơn , nhẵn , ít gãy góc để đảm bảo dễ dàng tẩy rửa và cọ
sạch. Vật liệu chế tạo phải bền , không thấm nước , khơng bị ảnh ưởng của hố
chất . Vật liệu tốt nhất là sành sứ.
- Kết cấu, hình dáng thiết bị phải đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sử dụng và an
tồn cho quản lý, có kích thước nhỏ, phù hợp với việc xây dựng và lắp ghép.

18


- Đảm bảo thời hạn phục vụ của các chi tiết của thiết bị được đồng nhất, có thể
thay thế dễ dàng nhanh chóng các chi tiết của thiết bị .
+ Sử dụng phải thuận tiện đảm bảo vệ sinh.
+ Dễ dàng tẩy rửa và làm sạch khi cần thiết.
+Thiết bị bền chắc trong quá trình sử dụng.
2.2. Đọc bản vẽ, triển khai kích thước lắp đặt
- Đọc bản vẽ để xác định vị trí lắp đặt của bệ xí.
- Xác định các yếu tố kỹ thuật khi lắp đặt: khoảng cách từ bệ đến các mặt
tường của phòng vệ sinh, vị trí của két nước, vị trí của lỗ xả , ống nối, ống thoát…
- Đọc bản vẽ để xác định những vật tư cần thiết phục vụ cho việc lắp đặt, xác
định những cơng việc cần làm, có phương án cho từng cơng việc cụ thể. Qua đó có
kế hoạch để bố trí nhân lực, vật tư phục vụ cho thi cơng.

- Các kích thước cơ bản của phịng xí.
- Hướng của cửa mở vào phịng xí.
- Hình dáng chủng loại bệ xí.
- Khoảng cách của bệ với tường.
- Vị trí của ống thốt .
- Hình thức rửa bệ.
2.3. Lắp đặt bệ xí xổm
2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tư
- Chuẩn bị dụng cụ:
- Khoan bê tông, thước mét, ni vô, bay trát vữa, giẻ lau, xô đựng nước, hộc đựng
vữa.
- Chuẩn bị vật tư:
- Ống nhựa PVC DN 90, dây cấp nước, đinh vít, nở.
- Xi măng bỉm sơn, xi măng trắng, cát vàng.
- Chuẩn bị thiết bị:
- Bệ xí, két nước.

19


+ Bệ xí xổm.Hình 2.4
2.3.2. Đo lấy dấu và xác định vị trí lắp đặt
- Đọc
Hình 2.4

bản

vẽ

để


xác

định

vị

trí

lắp

đặt

của

bệ

xí.

- Dùng vạch dấu, thước mét để xác định vị trí lắp đặt của bệ xí trên nền của phịng
vệ sinh .
2.3.4. Lắp đặt
a. Lắp đặt cút 1350 . Hình 2.5
Cút 1350 là đoạn ống cong 1350 nối liền giữa xi phông và ống thoát đầu trên
gối lên mặt sàn vệ sinh cút được làm bằng sành sứ hoặc nhựa.

Hình 2.5
b. Lắp đặt bệ
- Đặt miệng lỗ xả của xi phông trùng với miệng cút.
- Điều chỉnh mặt bệ ngang bằng đúng vị trí thiết kế.

- Kê chèn bệ : Phết vữa vào đoạn nối miệng lỗ xả xi phông với miệng cút, dùng bê
tông gạch vỡ để chèn khe hở bệ cho chắc chắn.
c. Lắp ống rửa bệ
Ống rửa bệ thường nối với két nước sạch để rủa két nước được bố trí theo
kiểu cần giật hay tay kéo. Két nước rửa đặt cách mặt sàn 600 – 2000 tính từ tâm
két. Đường kính ống dẫn nước rửa thường là Ø32. Dung tích két 6 – 10 lit. Thời
gian chảy hết từ 4 – 5 giây. Trong két có van phao hình cầu để đóng đường nước
20


xả vào bệ xí. Khi rửa nước trong két đã đủ. Két nước được chế tạo bằng sành sứ
hoặc nhựa.Hình 2.6
- Lấy dấu khoan bắt vít treo bình
- Lắp van đóng mở
- Nối ống xả của két nước với ống rửa bệ

Hình 2.6
2.4. Vệ sinh, kiểm tra sau sau lắp đặt
- Dùng rẻ sạch lau sạch vữa xi măng bám trên mặt bệ xí
- Xả cho nước tràn rửa bệ
- Kiểm tra két nước lắp có kín khơng, có bị rị rỉ khơng
- Thường xun kiểm tra trong q trình lắp đặt két nước rửa bệ.
2.5. An toàn lao động
- Dụng cụ phải được bố trí hợp lý để sử dụng thuận tiện, tránh chồng chéo.
- Khi trộn vữa phải thực hiện đúng theo nội quy sử dụng máy và quy trình vận
hành.
- Thực hiện an tồn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định
3. Lắp đặt bệ xí bệt
3.1. Đọc bản vẽ, triển khai kích thước lắp đặt
- Đọc bản vẽ để xác định vị trí lắp đặt của bệ xí.

21


- Xác định các yếu tố kỹ thuật khi lắp đặt : khoảng cách từ bệ đến các mặt
tường của phịng vệ sinh, vị trí của két nước, vị trí của lỗ xả , ống nối, ống thoát…
- Đọc bản vẽ để xác định những vật tư cần thiết phục vụ cho việc lắp đặt, xác
định những công việc cần làm, có phương án cho từng cơng việc cụ thể. Qua đó có
kế hoạch để bố trí nhân lực, vật tư phục vụ cho thi cơng.
- Các kích thước cơ bản của phịng xí.
- Hướng của cửa mở vào phịng xí.
- Hình dáng chủng loại bệ xí.
- Khoảng cách của bệ với tường.
- Vị trí của ống thốt .
3.2. Lắp đặt bệ xí bệt
3.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư
- Dụng cụ phục vụ lắp đặt :
-Vật tư: Bệ xí bệt, két nước theo thiết kế. Các vật tư khác tương tự như bài 1
3.2.2. Đo lấy dấu và xác định vị trí lắp đặt
- Đọc bản vẽ xác định vị trí lắp đặt của xí bệt.( Hình 2.7)
Kiểm tra vị trí cút chờ trên sàn . Vị trí của bệ so với mặt tường, nếu khơng
đúng vị trí cần phải lắp đặt lại cút 1350 đạt yêu cầu.

22


Hình 2.7
- Dùng vạch dấu, thước để xác định vị trí lắp đặt của xí trên nền của phịng vệ
sinh.Hình 2.8
+ Vị trí đặt bệ


4

+ Vị trí két nước.
+ Vị trớ cỏc cỳt ch

h

đ5

Hỡnhbằng
2.8
mặt
khai triển wc tầng 1
3.2.3. Trỡnh t thao tác
a: Xây dựng quy trình cơng nghệ.
- Đo, lấy dấu.
- Khoan, lắp vít nở.
- Lắp đệm cao su vào miệng xả.
- Rải vữa.
- Đặt bệ xí lên vị trí lắp đặt.
- Căn chỉnh, cố định bệ xí vào nền khu vệ sinh.
- Lắp đặt phụ kiện và két nước.
- Trát vữa xi măng trắng.
- Hồn thiện sản phẩm.
b. Trình tự thực hiện.
- Bước 1: Đo, lấy dấu. Hình 2.9
+ Đọc bản vẽ để xác định vị trí lắp đặt của bệ xí.
+ Dùng thước, vạch dấu để xác định vị trí lắp đặt bệ xí trên nền của phịng vệ
sinh và vị trí của đường ống cấp nước.


23


Hình 2.9
-Bước 2: Khoan lắp nở.
- Bước 3: Lắp đệm cao su vào lỗ thốt. Hình 2.10
Lật ngửa bồn xí lên đặt vòng đệm cao su vào mặt mối nối của bồn với ống
thốt phân.

Hình 2.10
- Bước 4: Rải vữa. Hình 2.11
Rải vữa xi măng lên bề mặt nền vừa vạch dấu. Rải một lớp vữa ximăng mác 100
dày 15  20. Trong phạm vi (phần đế tiếp xúc với sàn). Rồi đặt bệ lên trên vặn
bulông liên kết
- Bước 5: Đặt bệ xí lên vị trí lắp đặt. đặt nhẹ bệ lên vị trí lắp đặt, dùng 2 tay vừa
day vừa ấn bệ xuống. Hình 2.11

24


Hình 2.11
- Bước 6: Căn chỉnh, cố định bệ xí vào nền khu vệ sinh.Hình 2.12
+ Dùng ni vơ đặt lên thành bệ kiểm tra độ thăng bằng của bệ xí và vặn chặt
đinh vít.
+ Dùng bay miết vữa xung quanh bệ xí.

Hình 2.12
- Bước 7: Lắp đặt két nước và phụ kiện vào bệ xí.Hình 2.13
+ Lắp các chi tiết vào két


25


×