Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Giáo trình Lắp đặt thiết bị lạnh công nghiệp (Nghề: Lắp đặt cơ khí - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 78 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG

GIÁO TRÌNH

MƠ ĐUN: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
LẠNH CƠNG NGHIỆP
NGHỀ: LẮP ĐẶT CƠ KHÍ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Ban hành theo Quyết định số 630 /QĐ-CĐN ngày 05 tháng 04 năm 2022
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang

Tác giả: Trần Tấn Lộc
Năm ban hành: 2022


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG

GIÁO TRÌNH

MƠ ĐUN: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
LẠNH CƠNG NGHIỆP
NGHỀ: LẮP ĐẶT CƠ KHÍ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Ban hành theo Quyết định số 630 /QĐ-CĐN ngày 05 tháng 04 năm 2022
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang

Tác giả: Trần Tấn Lộc


Năm ban hành: 2022


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình giảng dạy môn là tài liệu được biên soạn theo chương trình chi tiết
Nghề: Lắp đặt cơ khí. Đây là mơn học qua ban lạnh, nhằm trang bị kiến thức cần
thiết cho chuyên ngành sau này. Môn này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ
bản nhất về Kỹ thuật Nhiệt Lạnh và Điều hịa Khơng khí, làm sáng tỏ các vấn đề lý
thuyết, nguyên lý cơ bản, nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh.
Giáo trình giảng dạy này nhằm giúp cho học sinh sinh viên hiểu rõ những
kiến thức cơ bản về kỹ thuật lạnh và vận dụng những kiến thức cơ bản đó để giải
quyết những vấn đề chuyên ngành. Ở mỗi chương, ngoài kiến thức cơ bản cịn có
một số ví dụ, bài tập và câu hỏi ôn tập nhằm cô đọng lại phần kiến thức đã học.
Giáo trình lạnh cơ bản giúp học sinh trang bị những kiến thức cơ và kỹ năng
về:
Bài 1: Nhiệt động kỹ thuật.
Trang bị các kiến thức và kỹ năng cơ bản về nhiệt, các khái niệm cơ bản về
nhiệt lạnh...
Bài 2: Các phương pháp làm lạnh cơ bản.
Trang bị các kiến thức và kỹ năng cơ bản về các phương pháp làm lạnh trong
kỹ thuật và trong thực tế...
Bài 3: Các thiết bị chính trong hệ thống lạnh.
Trang bị các kiến thức và kỹ năng cơ bản và nhận biết về các thiết bị chính
trong hệ thống lạnh.
Bài 4: Các thiết bị phụ trong hệ thống lạnh.

Trang bị các kiến thức và nhận biết cơ bản các thiết bị phụ trong hệ thống
lạnh.
Bài 5: Sơ đồ hệ thống lạnh 1 cấp nén.
Trang bị các kiến thức hệ thống lạnh 1 cấp nén, đồ thị lgp-h của sơ đồ 1 cấp,
nguyên lý làm việc của sơ đồ 1 cấp....
Bài 5: Sơ đồ hệ thống lạnh 2 cấp nén.
Trang bị các kiến thức hệ thống lạnh 2 cấp nén, đồ thị lgp-h của sơ đồ 2 cấp,
nguyên lý làm việc của sơ đồ 2 cấp....
Bài 7: Tháo lắp máy nén lạnh công nghiệp.
Trang bị các kiến thức và kỹ năng tháo lắp máy nén pittong bán kín.
Bài 8: Sơ đồ hệ thống lạnh kho bảo quản đông.
Trang bị các kiến thức sơ đồ hệ thống lạnh kho bảo quản đông và kỹ năng lắp
mạch điện kho bảo quản đông.
Bài 9: Sơ đồ hệ thống tủ cấp đông.
Trang bị các kiến thức sơ đồ hệ thống lạnh kho bảo quản đông và kỹ năng lắp
mạch điện kho bảo quản đông.
Bài 10: Lắp đặt hệ thống kho bảo quản đông.
1


Trang bị các kiến thức sơ đồ hệ thống lạnh kho bảo quản đông và kỹ năng lắp
mạch điện kho bảo quản đông.
Bài 11: Lắp đặt hệ thống tủ cấp đông.
Trang bị các kiến thức sơ đồ hệ thống lạnh kho bảo quản đông và kỹ năng lắp
mạch điện kho bảo quản đơng.
Bài 12: Lắp đặt máy nén khí
Trang bị các kiến thức sơ đồ hệ thống máy nén khí

Xin trân trọng cảm ơn.


An Giang, ngày tháng năm 2022
Chủ Biên

TRẦN TẤN LỘC

2


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
I. LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1-2
II. MỤC LỤC ....................................................................................................... 3
III. CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN ................................................................. 4-12
IV. NỘI DUNG
Bài 1: Nhiệt động kỹ thuật..............................................................................13-18
Bài 2: Các phương pháp làm lạnh cơ bản.......................................................19-23
Bài 3: Các thiết bị chính trong hệ thống lạnh ................................................. 24-49
Bài 4: Các thiết bị phụ trong hệ thống lạnh .................................................... 50-66
Bài 5: Sơ đồ hệ thống 1 cấp nén .................................................................... 67-71
Bài 6: Sơ đồ hệ thống lạnh 2 cấp nén ............................................................. 72-76
Bài 7: Tháo lắp máy nén lạnh công nghiệp .................................................... 77-82
Bài 8: Sơ đồ hệ thống lạnh kho bảo quản đông .............................................. 83-84
Bài 9: Sơ đồ hệ thống tủ cấp đông .................................................................. 85-89
Bài 10: Lắp đặt hệ thống kho lạnh bảo quản đông ......................................... 90-92
Bài 11: Lắp đặt hệ thống tủ cấp đông ............................................................. 93-95
Bài 12: Lắp đặt máy nén khí ........................................................................... 96-97
Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 98

3



Tên mơ đun: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ LẠNH CƠNG NGHIỆP
Mã số mô đun: MĐ: 31
Thời gian mô đun: 120 giờ; (Lý thuyết: 35 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo
luận: 77 giờ, kiểm tra: 8 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CUẢ MƠN HỌC:
1. Vị trí:
+ Là mơn học chun mơn nghề bắt buộc
+ Môn học được thực hiện khi học sinh học chương trình Cao đẳng nghề
+ Mơn học được thực hiện sau khi học sinh học xong các môn kỹ thuật cơ sở
của chương trình
2. Tính chất:
+ Cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về hệ thống máy lạnh và
phương pháp lắp đặt các thiết bị lạnh cơng nghiệp.
+ Hình thành kỹ năng về sửa chữa lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy
lạnh công nghiệp
+ Mô đun này nằm trong các mô đun bắt buộc của nghề lắp đặt thiết bị cơ khí,
là mơ đun môn học chuyên môn học ở học kỳ 5.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
1. Kiến thức:
+ Nguyên lý hoạt động, cấu tạo hệ thống máy lạnh.
+ Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy lạnh công nghiệp.
+ Lắp đặt hệ thống máy lạnh công nghiệp
2. Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, đồ nghề
+ Lắp đặt được hệ thống máy lạnh cơng nghiệp đúng quy trình kỹ thuật
3. Thái độ:
+ Đảm bảo an toàn lao động
+ Cẩn thận, tỷ mỉ

+ Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp
+ Biết làm việc theo nhóm
III. NỘI DUNG MƠN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Tổng
số
Số
TT

1

Tên các bài trong mô đun

Bài 1: Nhiệt động kỹ thuật
I. Định luật nhiệt động II và nguyên
lý làm việc của máy nhiệt
4

4

Thời gian (h)

Thực
thuyết
hành,
Thảo
luận,
Thí
nghiệm,
Bài tập

2
2

Kiểm
tra


2

3

4

5

6

7

8

II. Thông số trạng thái của môi chất
III. Nhiệt dung riêng.
Bài 2: Các phương pháp làm lạnh
cơ bản
I. Làm lạnh trực tiếp
II. Làm lạnh gián tiếp
Bài 3: Các thiết bị chính trong hệ
thống lạnh
I. Máy nén lạnh

II. Thiết bị ngưng tụ
III. Thiết bị tiết lưu
IV. Thiết bị bay hơi
Bài 4: Các thiết bị phụ trong hệ
thống lạnh
I. Bình chứa cao áp
II. Bình chứa hạ áp
III. Bình trunh gian
IV. Bình tách dầu
V. Bình tách lỏng
VI. Bình tập trung dầu
VII. Van điện từ
VIII. Các thiết bị phụ trợ
Kiểm tra lần 1
Bài 5: Sơ đồ hệ thống 1 cấp nén
I. Đồ thị logp-h
II. Sơ đồ nguyên lý 1 cấp nén.
Bài 6: Sơ đồ hệ thống lạnh 2 cấp
nén
I. Đồ thị logp-h
II. Sơ đồ nguyên lý 2 cấp nén.
Bài 7: Tháo lắp máy nén lạnh công
nghiệp
I. Tháo lắp máy nén lạnh
1. Các bước tháo
2. Tháo lắp máy nén bán kín
3. Tháo lắp máy nén hở
II. Lắp đặt máy nén lạnh
1. Các bước lắp
2. Lắp đặt máy nén bán kín

3. Lắp đặt máy nén hở
Kiểm tra lần 2
Bài 8: Sơ đồ hệ thống kho lạnh bảo
quản đông
I. Kho bảo quản đông xả tuyết bằng
5

4

2

2

4

2

2

6

2

2

4

2

2


4

2

2

10

2

6

8

2

6

2

2


điện trở
1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
2. Yêu cầu điều khiển
3. Mạch điện điều khiển
II. Kho bảo quản đơng xả tuyết bằng
gas nóng

1. Sơ đồ và ngun lý làm việc
2. Yêu cầu điều khiển
3. Mạch điện điều khiển
9 Bài 9: Sơ đồ hệ thống tủ cấp đông
10
2
6
2
I. Sơ đồ
II. Nguyên lý làm việc
Kiểm tra lần 3
10 Bài 10: Lắp đặt hệ thống kho lạnh
16
4
12
bảo quản đông
I. Lắp đặt hệ thống lạnh
II. Lắp đặt hệ thống điện
11 Bài 11: Lắp đặt hệ thống tủ cấp
16
4
12
đông
I. Lắp đặt hệ thống lạnh
II. Lắp đặt hệ thống điện
12 Bài 12: Lắp đặt máy nén khí
12
2
10
I. Phương pháp lắp nối trục

II.Phương pháp căn chỉnh máy nén
khí, động cơ
13 Bài 13: Lắp đặt hệ thống ống dẫn
8
3
5
khí
I. Các thơng số kỹ thuật của ống dẫn
khí
II. Thực hành lắp đặt đường ống
14 Bài 14: Hiệu chỉnh, bảo trì máy nén
14
4
8
2
khí
I. Kiểm tra các thơng số kỹ thuật,
hiệu chỉnh máy nén khí
II.Bảo trì máy nén khí.
Kiểm tra lần 4
Cộng
120
35
77
8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành
được tính vào giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: NHIỆT ĐỘNG KỸ THUẬT
Mục tiêu của bài:

6

Thời gian: 4 giờ


- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được nguyên lý làm việc của máy nhiệt
- Trình bày được ngun lý làm lạnh có máy nén
- An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp nơi làm việc.
Nội dung của bài :
I. Định luật nhiệt động II và nguyên lý làm việc của máy nhiệt
II. Thông số trạng thái của môi chất
III. Nhiệt dung riêng.
Bài 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM LẠNH CƠ BẢN Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu của bài:
- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được các phương pháp làm lạnh cơ bản.
- An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nơi làm việc.
Nội dung của bài:
I. Làm lạnh trực tiếp
II. Làm lạnh gián tiếp.
Bài 3: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG LẠNH Thời gian:
4 giờ.
Mục tiêu của bài học:
- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được nhiệm vụ và cấu tạo các thiết bị chính trong hệ thống lạnh.
- An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nơi làm việc.
Nội dung của bài:
I. Máy nén lạnh
II. Thiết bị ngưng tụ

III. Thiết bị tiết lưu
IV. Thiết bị bay hơi
Bài 4: CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRONG HỆ THỐNG LẠNH Thời gian: 6
giờ.
Mục tiêu của bài học:
- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được nhiệm vụ và cấu tạo các thiết bị phụ trong hệ thống lạnh.
- An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nơi làm việc.
Nội dung của bài:
I. Bình chứa cao áp
II. Bình chứa hạ áp
III. Bình trunh gian
IV. Bình tách dầu
V. Bình tách lỏng
VI. Bình tập trung dầu
VII. Van điện từ
VIII. Các thiết bị phụ trợ
7


Kiểm tra lần 1
Bài 5: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG LẠNH 1 CẤP NÉN
Thời gian: 4 giờ.
Mục tiêu của bài :
- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được sơ đồ lạnh hệ thống 1 cấp nén.
- An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp nơi làm việc.
Nội dung của bài:
I. Đồ thị logp-h
II. Sơ đồ nguyên lý 1 cấp nén.

Bài 6: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG LẠNH 2 CẤP NÉN
Thời gian: 4 giờ.
Mục tiêu của bài :
- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được sơ đồ lạnh hệ thống 2 cấp nén.
- An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nơi làm việc.
Nội dung của bài:
I. Đồ thị logp-h
II. Sơ đồ nguyên lý 2 cấp nén.
Bài 7: THÁO LẮP MÁY NÉN LẠNH CÔNG NGHIỆP Thời gian: 10 giờ.
Mục tiêu của bài học:
- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được sơ đồ lạnh hệ thống 2 cấp nén.
- An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nơi làm việc.
Nội dung của bài:
I. Tháo lắp máy nén lạnh
1. Các bước tháo
2. Tháo lắp máy nén bán kín
3. Tháo lắp máy nén hở
II. Lắp đặt máy nén lạnh
Các bước lắp
Lắp đặt máy nén bán kín
Lắp đặt máy nén hở
Kiểm tra lần 2
Bài 8: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG LẠNH KHO BẢO QUẢN ĐÔNG Thời gian:
8 giờ.
Mục tiêu của bài học:
- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được sơ đồ lạnh hệ thống lạnh kho bảo quản đơng.
- An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp nơi làm việc.

Nội dung của bài:
I. Kho bảo quản đông xả tuyết bằng điện trở
1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
2. Yêu cầu điều khiển
8


3. Mạch điện điều khiển
II. Kho bảo quản đông xả tuyết bằng gas nóng
1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
2. Yêu cầu điều khiển
3. Mạch điện điều khiển
Bài 9: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG LẠNH TỦ CẤP ĐÔNG
Thời gian: 10 giờ.
Mục tiêu của bài học:
- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được sơ đồ lạnh hệ thống lạnh tủ cấp đơng.
- An tồn lao động và vệ sinh công nghiệp nơi làm việc.
Nội dung của bài:
I. Sơ đồ
II. Nguyên lý làm việc
Kiểm tra lần 3.
Bài 10: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG KHO LẠNH BẢO QUẢN ĐÔNG Thời
gian: 16giờ.
Mục tiêu của bài học:
- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Lắp đặt được hệ thống lạnh kho bảo quản đông.
- An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp nơi làm việc.
Nội dung của bài:
I. Lắp đặt hệ thống lạnh

II. Lắp đặt hệ thống điện
Bài 11: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TỦ CẤP ĐÔNG
Thời gian: 16giờ.
Mục tiêu của bài học:
- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Lắp đặt được hệ thống lạnh tủ cấp đơng.
- An tồn lao động và vệ sinh công nghiệp nơi làm việc.
Nội dung của bài:
I. Lắp đặt hệ thống lạnh
II. Lắp đặt hệ thống điện
Bài 12: LẮP ĐẶT MÁY NÉN KHÍ.
Thời gian: 12giờ.
Mục tiêu của bài:
- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Lắp đặt và căn chỉnh được máy nén khí đúng yêu cầu bản vẽ thiết kế.
- An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp nơi làm việc.
Nội dung của bài:
I. Phương pháp lắp nối trục
II.Phương pháp căn chỉnh máy nén khí, động cơ
Bài 13: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ỐNG DẪN KHÍ
9

Thời gian: 8giờ


Mục tiêu của bài:
- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Lắp đặt và căn chỉnh được ống dẫn khí đúng bản vẽ.
- An tồn lao động và vệ sinh công nghiệp nơi làm việc.
Nội dung của bài:

I. Các thông số kỹ thuật của ống dẫn khí
II. Thực hành lắp đặt đường ống
Bài 14: HIỆU CHỈNH, BẢO TRÌ MÁY NÉN KHÍ
Thời gian: 14 giờ
Mục tiêu của bài:
- Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Hiệu chỉnh được các thông số kỹ thuật của máy nén khí.
- Bảo trì được máy nén khí
- An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp nơi làm việc.
Nội dung của bài:
I. Kiểm tra các thông số kỹ thuật, hiệu chỉnh máy nén khí
II.Bảo trì máy nén khí.
Kiểm tra lần 4
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MƠN HỌC:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

TT
1
2
3
4
5

(Tính cho 1 ca thực tập có 15 học sinh)
Loại trang thiết bị
Kho bảo quản đông
Tủ đông tiếp xúc
Máy nén công nghiệp
Máy nén khí
Máy hút chân khơng
Timer
Cầu chì 70
Đèn hàn ơxi
Bộ đồ cơ khí
Cưa sắt
Rơle -7
Blơc tủ lạnh
Điện trở xả đá
Thermic
Thermostat
Loại vật liệu
Ống đồng phi 6
Que hàn
Băng dính cách điện
Xà phịng
Gas R22

10

Số lượng
1 cái
1 cái
5 cái
5 cái
5 chiếc
10 chiếc
10 chiếc
5 chiếc
5 bộ
5 chiếc
10 chiếc
5 chiếc
10 chiếc
10 chiếc
10 chiếc
Số lượng
100m
4 kG
20 cuộn
10 kG
2 bình


6
7
8
TT

1
2

Gas đốt
Ơxy
Dầu bơi trơn blốc R22

5 bình
5 bình
5 lít

Các nguồn lực khác
Catalog của máy
Tài liệu tham khảo

Số lượng
15 bộ
15 bộ

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
1. Hình thức:
- Thực hành: Lắp đặt, sửa chữa những hư hỏng thông thường
- Lý thuyết: Thuyết minhnguyên lý làm việc
- Trả lời câu hỏi của giáo viên
2. Thời gian:3 giờ
3. Nội dung:
- Thực hành: Lắp đặt thiết bị
- Lý thuyết: Trình bầy nguyên lý làm việc
- Sau khi trình bầy nguyên lý làm việc của sơ đồ, trả lời thêm 1 hoặc 2 câu
hỏi của giáo viên

4. Tiêu chuẩn đánh giá:
- Kiến thức:
+ Trình bầy đúng nguyên lý làm việc
+ Lắp đặt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thời gian
- Kỹ năng
+ Trình bầy tốt nguyên lý làm việc của sơ đồ
+ Lắp đặt thành thạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
+ Sử dụng dụng cụ thành thạo đúng phương pháp
- Thái độ
+ Đảm bảo an toàn lao động
+ Nơi thực tập phải gọn gàng, ngăn nắp
+ Cẩn thận, tỉ mỉ
5. Phương pháp đánh giá:Chấm theo thang điểm 10
- Lắp đặt máy hoạt động đúng: 5 điểm
- Thuyết minh đúng nguyên lý làm việc: 2 điểm
- Đảm bảo mỹ thuật: 1 điểm
- Sửa chữa đảm bảo thời gian: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên: 1 điểm
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MƠN HỌC:
1. Phạm vi áp dụng:
- Mơn học được áp dụng cho sinh viên có hệ đào tạo Cao đẳng nghề “Lắp
đặt thiết bị cơ khí”
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mơn học:
- Diễn giải - Thị phạm - Gợi mở
- Phải có đầy đủ thiết bị cho học sinh, sinh viên thực tập
11


3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Tất cả các bài

4. Tài liệu cần tham khảo:
- Máy và thiết bị lạnh- NXB Giáo dục
- Kỹ thuật lạnh ứng dụng - NXB Giáo dục
- Catalog của các máy có trong chương trình

12


Bài 1. NHIỆT ĐỘNG KỸ THUẬT
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của các máy nhiệt;
- Trình bày được các thơng số cơ bản của mơi chất;
- Trình bày và tính tốn được nhiệt lượng cơ bản;
- Chú ý cẩn thận tỉ mỉ trong q trình tính tốn.
I. ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG II VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA
MÁY NHIỆT
1. Đơn vị đo công, nhiệt lượng và công suất
- Công ký hiệu là L(l) và nhiệt lượng ký hiệu là Q(q) ứng với G kg môi chất là
các dạng khác nhau của năng lượng và được đo bằng đơn vị Jule(J), Calo(cal) hoặc
BTU. Trong đó J là đơn vị đo năng lượng nói chung của hệ đo cơ bản (hệ SI).Cơng
được định nghĩa là cơng của lực có cường độ 1N dịch chuyển 1m. Cal cũng là đơn
vị đo nhiệt lượng, 1 cal là nhiệt lượng cần thiết khi đốt nóng 1g nước để nhiệt độ
của nó tăng lên 1 độ. BTU là đơn vị chuyên biệt đo nhiệt lượng của nước Anh, Mỹ
hiện nay. Quan hệ giữa 3 đơn vị đo như sau:
1 cal = 4,1868 J = 0,003968 BTU
hoặc

1 kcal = 4,186 KJ = 3,968 BTU


- Các đại lượng tương ứng với G kg môi chất được ký hiệu bằng các chữ
hoa, còn các đại lượng tương ứng với 1kg môi chất được ký hiệu bằng các chữ
thường. Như vậy công tương ứng với 1 kg môi chất tương ứng sẽ được ký hiệu là
l(J/kg) và q(J/kg).
- Công suất ký hiệu là P được định nghĩa là công thực hiện trong một đơn vị
thời gian. Đơn vị chuẩn đo trong hệ SI là W. Như vậy W=J/s. Quan hệ giữa các
đơn vị đo công suất thường gặp là:
1 W= 3,412 BTU/h = 0.859845 kcal/h.
2. Dấu của công và nhiệt lượng
Trong nhiệt động kỹ thuật, người ta quy ước:
- Công do môi chất sinh ra là công dương và công khi môi chất nhận từ môi
trường là cơng âm. Do đó cơng sinh ra trong các động cơ nhiệt là công dương và
công tiêu tốn trong các máy lạnh hoặc bơm nhiệt là công âm.
- Nhiệt lượng do môi chất nhận được là nhiệt lượng dương và nhiệt lượng do
môi chất tỏa ra là nhiệt lượng âm. Do đó nhiệt lượng mà mơi chất lạnh nhận được
từ các vật cần làm lạnh trong dàn lạnh là nhiệt lượng dương và nhiệt lượng mà môi
chất thảy vào môi trường qua dàn nóng là nhiệt lượng âm.
3. Định luật nhiệt động II và nguyên lý làm việc của máy nhiệt
13


Định luật nhiệt động I chính là định luật bảo tồn và biến hố năng lượng viết
cho các q trình nhiệt động, nó cho phép tính tốn cân bằng năng lượng trong các
quá trình nhiệt động, xác định lượng nhiệt có thể chuyển hố thành cơng hoặc cơng
chuyển hố thành nhiệt. Tuy nhiên nó khơng cho ta biết trong điều kiện nào thì
nhiệt có thể biến đổi thành cơng và tồn bộ nhiệt có thể biến đổi hồn tồn thành
cơng không.
Định luật nhiệt động II cho phép ta xác định trong điều kiện nào thì quá trình
sẽ xảy ra, chiều hướng xảy ra và mức độ chuyển hoá năng lượng của quá trình.
Định luật nhiệt động II là tiền đề để xây dựng lý thuyết động cơ nhiệt và thiết bị

nhiệt.
Có nhiều cách phát biểu định luật nhiệt động II:
- Cách thứ nhất do Thomson-Planck phát biểu năm 1851: Không thể có động
cơ nhiệt có khả năng biến tồn bộ nhiệt lượng cung cấp cho nó thành cơng mà
khơng mất đi một phần nhiệt lượng truyền cho các vật khác. Như vậy nếu động cơ
nhiệt nhận được một nhiệt lượng q1 từ nguồn nóng để sinh cho chúng ta một cơng l
thì nó phải mất một nhiệt lượng q2 truyền cho nguồn lạnh
q1 = l + |q2|
- Cách thứ hai do Carnot-Clausius đề xuất năm 1851: Nhiệt lượng tự nó chỉ có
thể truyền từ nơi có nhiệt độ cao tới nơi có nhiệt độ thấp. Muốn truyền ngược lại
phải tiêu tốn thêm một năng lượng. Như vậy muốn làm lạnh một vật chúng ta cần
phải tiêu tốn một công l nào đó để đưa nhiệt lượng q 2 từ nơi có nhiệt độ thấp thảy
vào nơi có nhiệt độ cao hơn q1.
|q1| = |l |+ q2

Hình 1.1 Nguyên lý làm việc của động cơ nhiệt và máy lạnh
Như vậy, cả động cơ nhiệt cũng như máy lạnh và bơm nhiệt chỉ có thểm làm
việc khi có hai nguồn nhiệt có nhiệt độ khác nhau.
II. THÔNG SỐ TRẠNG THÁI CỦA MÔI CHẤT
1. Định nghĩa
Thông số trạng thái là một đại lượng vật lý có một giá trị duy nhất ở một trạng
thái. Có 8 thơng số trạng thái: thể tích riêng, áp suất, nhiệt độ, nội năng, năng
14


lượng đẩy, entanpy, entropy và execgy. Trong 8 thông số này thì thì có các thơng
số có thể đo được là: thể tích riêng, áp suất và nhiệt độ
2. Các thơng số trạng thái
a. Thể tích riêng v
Thể tích riêng v là thể tích của 1 kg mơi chất. Do đó nếu gọi V là thể tích của

G kg mơi chất thì thể tích riêng v được xác định:
v

V
G

Đại lượng nghịch đảo của thể tích riêng là khối lượng riêng ρ (kg/m3)


b. Áp suất

1 G

v V

Áp suất là áp lực của các phân tử môi chất tác động lên một đơn vị diện tích
thành bình theo phương pháp tuyến. Nếu gọi F (N) là lực tác dụng của các phân tử
lên thành bình và S (m2) là diện tích bao quanh mơi chất thì áp suất bằng:
p

F
(N/m2)
S

Đơn vị đo áp suất N/m2 còn được gọi là Pascal(Pa). Pascal là đơn vị đo áp
suất chuẩn trong hệ SI. Ngồi ra cịn dùng các đơn vị đo khác như atmotphe kỹ
thuật (at) atmotphe vật lý(atm), milimet cột thủy ngân, milimet cột nước, PSI… Ta
có quan hệ giữa các đơn vị đo như sau:
1 at = 0,9807 bar = 735 mmHg = 10 mH2O (at: Atmosphere technical)
1 at = 735 torr (torr: torricelli)

1 at = 1000 centimeter water (4oC)
1 atm = 101325 Pa (atm: Standard atmosphere )= 760mmHg
1 bar = 105 N/m2 = 105 Pa= 14,5 PSI=750mmHg
1 kgf/cm2 = 1 at = 98,0665 kPa
1PSI = 6,8948 kPa = 6894,84 N/m2
- Áp suất tuyệt đối của môi chất là một trong ba thông số trạng thái cơ bản và
có thể đo được trực tiếp.
+ Nếu áp suất nơi cần đo lớn hơn áp suất khí quyển (p kq) thì áp suất đo được
gọi là áp suất dư hay áp suất tương đối (pd). Khi đó áp suất tuyệt đối (ptđ) được tính
bằng:
ptđ = pd + pkq
+ Nếu áp suất nơi cần đo nhỏ hơn áp suất khí quyển (p kq) thì áp suất đo được
gọi là áp suất chân khơng (pck). Khi đó áp suất tuyệt đối (ptđ) được tính bằng:
ptđ = pkq - pck
- Dụng cụ đo áp suất khí áp suất tuyệt đối lớn hơn áp suất khí quyển là áp kế
hay manomet. Dụng cụ đo áp suất khi áp suất tuyệt đối nhỏ hơn áp suất khí quyển
gọi là chân khơng kế hay vaccuummet.
15


c. Nhiệt độ
Nhiệt độ là thông số xác định động năng của các phân tử, hay nói đơn giản
nhiệt độ là thơng số trạng thái xác định mức độ nóng hay lạnh của vật.
 Nhiệt độ tuyệt đối ký hiệu T(K) là đại lượng vật lý tỷ lệ với mức độ chuyển
động nhiệt của các phân tử
T: Nhiệt độ tuyệt đối hay nhiệt độ Kelvin (K)
R: Hằng số phổ biến của chất khí R=8314 (J/kmolK)
: Động năng trung bình của các phân tử khí(J/kmol)
 Nhiệt độ Celsius ký hiệu t(oC) đã chọn nhiệt độ đông đặc to= 0 oC và nhiệt
độ sôi tsôi=100 oC của nước ở áp suất 760mmHg(1,01325 bar) làm điểm mốc và

chia làm 100 khoảng bằng nhau.
t(oC) = T(K) - 273,16
 Nhiệt độ Fahrenheit ký hiệu là T(oF) thường được sử dụng ở các nước
Anh, Mỹ…
t(oC) = ( T(oF) - 32)
III. NHIỆT DUNG RIÊNG
1. Định nghĩa
Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần thiết làm nhiệt độ của một
đơn vị vật chất đó thay đổi một độ theo một q trình nào đó. Nhiệt dung riêng của
một chất phụ thuộc vào đơn vị vật chất và quá trình trao đổi nhiệt.
2. Phân loại nhiệt dung riêng
Với chất lỏng hoặc chất rắn, đơn vị đo vật chất thường là khối lượng(kg).
Với chất khí có thể có 3 đơn vị đo vật chất: khối lượng(kg), thể tích V(m 3tc) và
kmol. Về quá trình cung cấp nhiệt cũng có 3 q trình: q trình cấp nhiệt đẳng
tích, q trình cấp nhiệt đẳng áp và quá trình cấp nhiệt đa biến, đo đó ta có các loại
nhiệt dung riêng sau:
- Nhiệt dung riêng khối lượng C(J/kgK)
+ Nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp Cp(J/kgK)
+ Nhiệt dung riêng khối lượng đẳng tích Cv(J/kgK)
+ Nhiệt dung riêng khối lượng đa biến Cn(J/kgK)
- Nhiệt dung riêng thể tích C’(J/m3tcK)
+ Nhiệt dung riêng thể tích đẳng áp C’p(J/m3tcK)
+ Nhiệt dung riêng thể tích đẳng tích Cv(J/m3tcK)
+ Nhiệt dung riêng thể tích đa biến Cn(J/m3tcK)
- Nhiệt dung riêng kmol C  (J/kmolK)
16


+ Nhiệt dung riêng kmol đẳng áp C p (J/kmolK)
+ Nhiệt dung riêng kmol đẳng tích C v (J/kmolK)

+ Nhiệt dung riêng kmol đa biến C  (J/kmolK)
3. Cách tính nhiệt lượng
Nhiệt lượng được tính theo nhiệt dung riêng hoặc theo entropy. Ta có
Q=G.C.∆t=Vtc.C’.∆t
Q: Nhiệt lượng (J)
G: Khối lượng chất khí(kg)
C: Nhiệt dung riêng khối lượng(J/kgK)
C’: Nhiệt dung riêng thể tích(J/m3tcK)
Vtc: Thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn(m3tc)
Bảng1.1: Nhiệt dung riêng trung bình của một số kim loại
Phạm vi nhiệt độ

0oC ÷ 100 oC

0oC ÷ 300 oC

0oC ÷ 500 oC

Đơn vị

kJ/kg.K

kJ/kg.K

kJ/kg.K

Nhơm

0,908


0,954

0,992

Chì

0,131

0,136

-

Sắt

0,464

0,469

0,473

Thép 0,2%C

0,473

0,502

0,540

Thép 0,2%C


0,490

0,515

0,552

Gang

0,544

0,573

0,590

Đồng

0,387

0,401

0,408

Bảng 1.2: Bảng nhiệt dung riêng đẳng áp của một số chất rắn, chất lỏng và
chất khí
Chất

kJ/kg.K

Chất


kJ/kg.K

Chất

Bê tơng

0,88

Benzen

1,72

KK khơ, 20oC

1,007

Gỗ

2,1 ÷ 2,9

Glyxerin

2,43

Oxy, 20oC

0,915

Gạch


0,84

Thủy ngân

0,138

Nito, 0oC

1,039

Nước đá

2,04

Nước

4,1816

Amoniac,
100oC

2,23

17

kJ/kg.K


Câu hỏi ơn tập:
1. Hãy vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc của động cơ nhiệt và của

máy lạnh?
2. Hãy trình bày cơng thức xác định áp suất tuyệt đối?
3. Hãy trình bày mối liên hệ giữa các đơn vị đo nhiệt độ?

18


Bài 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM LẠNH
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được định nghĩa môi chất lạnh, chất tải lạnh;
- Phân biệt được các loại môi chất lạnh;
- Phân biệt được các phương pháp làm lạnh;
- Tự giác trong học tập, nghiêm túc lắng nghe.
I. MÔI CHẤT LẠNH, CHẤT TẢI LẠNH
1. Khái niệm và các yêu cầu cơ bản của môi chất lạnh
a. Môi chất lạnh
Môi chất lạnh là chất môi giới sử dụng trong chu trình nhiệt động carnot
ngược chiều để bơm một dịng nhiệt từ một mơi trường có nhiệt độ thấp đến một
mơi trường có nhiệt độ cao hơn
b. Các yêu cầu đối với môi chất lạnh
Do đặc điểm của chu trình lạnh, của hệ thống thiết bị, điều kiện vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa, an toàn cháy nổ, an tồn độc hại,…, mơi chất lạnh cần phải có
các tính chất phù hợp sau
- Tính chất bảo vệ mơi trường: Khơng làm ơ nhiễm mơi trường, khơng có hại
đối với mơi trường.
- Tính chất hố học:
+ Phải bền vững về mặt hoá học trong phạm vi áp suất và nhiệt độ làm việc,
không được phân huỷ hoặc polyme hố.
+ Phải trơ về mặt hố học, khơng ăn mịn vật liệu chế tạo thiết bị của hệ

thống, không phản ứng với dầu bơi trơn, ơxy trong khơng khí và hơi ẩm.
+ Phải an tồn, khơng gây cháy, nổ.
- Tính chất sinh lý:
+ Không được độc hại đối với con người và các cơ thể sống khác, không gây
phản ứng với cơ quan hơ hấ, khơng tạo các khí độc hại khi tiếp xúc với ngọn lửa
hàn và vật liệu chế tạo máy.
+ Phải có mùi đặt biệt để dễ dàng phát hiện khi rị rỉ và có biện pháp phịng
chống an tồn. Nếu mơi chất khơng có mùi thì co thể pha thêm chất có mùi vào để
dễ nhận biết nếu chất đó khơng ảnh hưởng đến chu trình máy lạnh.
+ Không được làm hỏng hay ảnh hưởng xấu đến sản phẩm bảo quản khi rị rỉ.
- Tính chất vật lí:
+ Ở điều kiện mơi trường, áp suất ngưng tụ không được quá cao để số cấp nén
của máy nén càng ít càng tốt, giảm rị rỉ mơi chất, giảm chiều dày vách của các
thiết bị áp lực để tiết kiệm vật liệu kim loại và an toàn giảm nguy cơ nổ vỡ thiết bị.
19


+ Áp suất bay hơi không được quá thấp ở điều kiện mơi trường, phải lớn hơn
áp suất khí quyển một ít để hệ thống khơng bị chân khơng, tránh rị lọt khơng khí
vào hệ thống.
+ Nhiệt độ đơng đặc của môi chất phải thấp hơn nhiệt độ bay hơi nhiều để có
thể mở rộng dải làm việc của mơi chất về phía nhiệt độ thấp.
+ Nhiệt độ tới hạn của môi chất phải cao hơn nhiệt độ ngưng tụ nhiều để có
thể mở rộng dải làm việc của mơi chất về phía nhiệt độ cao.
+ Nhiệt ẩn hố hơi và nhiệt dung riêng của môi chất lỏng càng lớn càng tốt
nhưng chúng khơng đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá chất lượng mơi
chất lạnh. Nhiệt ẩn hố hơi lớn, lượng mơi chất tuần hồn trong hệ thống càng nhỏ
và năng suất lạnh riêng khối lượng càng lớn.
+ Độ nhớt động lực học của môi chất càng nhỏ càng tốt vì tổn thất áp suất
trên đường ống và các van giảm, tuy nhiên mơi chất dễ rị rỉ ra môi trường.

+ Hệ số dẫn nhiệt (), hệ số dẫn nhiệt độ càng lớn càng tốt
+ Sự hòa tan dầu của mơi chất cũng đóng vai trị quan trọng trong sự vận hành
và bố trí thiết bị. Mơi chất hồ tan dầu hồn tồn (R12) có ưu điểm là q trìng bơi
trơn tốt hơn, thiết bị trao đổi nhiệt luôn được rửa sạch lớp dầu bám trên bề mặt, q
trình trao đổi nhiệt tốt hơn nhưng có nhược điểm là có thể làm độ nhớt của dầu
giảm và tăng nhiệt độ bay hơi nếu tỷ lệ dầu trong môi chất lạnh lỏng ở áp suất bay
hơi tăng. Môi chất khơng hồ tan dầu (NH3) có nhược điểm là q trình bay hơi
khó thực hiện hơn, lớp dầu bám trên bề mặt thiết bị làm cảng trở quá trình trao đổi
nhiệ, nhưng lại có ưu điểm là khơng làm giảm độ nhớt của dầu, không làm sủi bọt
dầu, không làm tăng nhiệt độ bay hơi của môi chất.
+ Môi chất hoà tan được nhiều nước ở cả 3 pha càng tốt vì tránh được tắt ẩm
cho van tiết lưu
+ phải khơng dẫn điện, có thể sử dụng cho máy nén kín và nữa kín.
- Tính kinh tế:
+ Dễ chế tạo, giá thành rẻ.
+ Dễ kiếm, nghĩa là việc sản xuất vận chuyển, bảo quản dễ dàng.
- Trong thực tế không có một mơi chất nào đáp ứng được tất cả các u cầu
trên, do đó khi chọn mơi chất cho một ứng dụng cụ thể cần phát huy được ưu điểm
một cách tối đa và hạn chế đến mức thấp nhất các nhược điểm của nó
2. Các mơi chất lạnh thông dụng:
Các môi chất lạnh thường được sử dụng hiện nay như: R22, R123, R134a,
R410, R32, R404A, R407C, R717……
3. Chất tải lạnh:
Chất tải lạnh là chất trung gian, nhận nhiệt lượng của đối tượng cần làm lạnh
chuyển tới thiết bị bay hơi. Người ta sử dụng chất tải lạnh trong những trường hợp
sau:
20


- Khó sử dụng trực tiếp dàn bay hơi để làm lạnh sản phẩm

- Mơi chất lạnh có tính độc hại, ảnh hưởng đến môi trường
- Môi trường cần làm lạnh ở xa máy móc thiết bị làm lạnh
- Chất tải lạnh có thể ở dạng khí như khơng khí, lỏng như nước, nước muối
các loại, dung dịch các chất hữu cơ như rựu, metanol…
Một số yêu cầu đối với chất tải lạnh như sau:
- Nhiệt độ đông đặc phải thấp hơn nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh ít nhất
là 5K
- Nhiệt độ sôi phải đủ cao để khi ngừng máy chất tải lạnh không bị bay hơi
- Khơng ăn mịn thiết bị
- Khơng cháy nổ, rẻ tiền, dễ kiếm
- Hệ số dẫn nhiệt càng lớn càng tốt
- Độ nhớt càng nhỏ càng tốt
- Đối với nhiệt độ trên 0oC thì nước là chất tải lạnh lý tưởng vì nó đáp ứng
hầu hết các u cầu trên
- Khi cần nhiệt độ thấp hơn thì người ta sử dụng dung dịch muối như NaCl,
CaCl2, Etilenglicol(C2H4(OH)2) và Glycerin….
II. Xử lý lạnh.

a. Xử lý lạnh
Là làm lạnh các sản phẩm xuống đến nhiệt độ bảo quản lạnh yêu cầu. Nhiệt
độ bảo quản này phải nằm trên điểm đóng băng của sản phẩm. Đặc điểm là sau khi
xử lý lạnh, sản phẩm cịn mềm, chưa bị hóa cứng do đóng băng.
b. Xử lý lạnh đông
Là kết đông (làm lạnh đông) các sản phẩm. Sản phẩm hồn tồn hóa cứng do
hầu hết nước và dịch trong sản phẩm đã đóng thành băng. Nhiệt độ tâm sản phẩm
đạt -8oC, nhiệt độ bề mặt đạt từ -18oC đến -12oC.
Xử lý lạnh đơng có hai phương pháp
+ Kết đơng hai pha:
Thực phẩm nóng đầu tiên được làm lạnh từ 37oC xuống khoảng 4oC sau đó
đưa vào thiết bị kết đông để nhiệt độ tâm khối thực phẩm đạt -8oC.

+ Kết đơng một pha:
Thực phẩm cịn nóng được đưa ngay vào thiết bị kết đông để hạ nhiệt độ tâm
khối thực phẩm xuống đạt dưới -8oC.
Kết đông một pha có nhiều ưu điểm hơn so với kết đơng hai pha vì tổng thời
gian của q trình giảm, tổn hao khối lượng do mất nước giảm nhiều, chi phí lạnh
và diện tích buồng lạnh cũng giảm.
Đối với chế biến thịt thường sử dụng phương pháp 1 pha. Đối với hàng thuỷ
sản do phải qua khâu chế biến và tích trữ trong kho chờ đơng nên thực tế diễn ra 2
pha.
Ở chế độ bảo quản lạnh và trong giai đoạn đầu của quá trình kết động hai pha,
người ta phải gia lạnh sản phẩm. Thông thường thực phẩm được gia lạnh trong mơi
trường khơng khí với các thơng số sau:
21


- Độ ẩm khơng khí trong buồng: 85% ÷ 90%
- Tốc độ khơng khí đối lưu tự nhiên: 0,1 m/s đến 0,2 m/s; đối lưu cưỡng bức
cho phép 0,5 m/s (kể cả rau quả, thịt, cá, trứng...).
Trong một kho lạnh có thể có buồng gia lạnh riêng biệt. Song cũng có thể sử
dụng buồng bảo quản lạnh để gia lạnh. Khi đó, số lượng sản phẩm đưa vào phải
phù hợp với năng suất lạnh của buồng. Các sản phẩm nóng phải bố trí đều cạnh các
dàn lạnh để rút ngắn thời gian gia lạnh. Sản phẩm khi gia lạnh xong phải thu dọn
và sắp xếp vào vị trí hợp lý trong buồng để tiếp tục gia lạnh đợt tiếp theo.
III. Các phương pháp làm lạnh
Trong thực tế có nhiều phương pháp làm lạnh cho kho lạnh. Nhưng có hai phương
pháp thông dụng nhất là: làm lạnh trực tiếp và làm lạnh gián tiếp
Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau phù hợp với yêu cầu
thiết bị, công nghệ của từng trường hợp cụ thể. Đối với mỗi trường hợp đó người ta sẽ
chọn phương pháp làm lạnh sao cho phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế đến mức thấp
nhất các nhược điểm.

1. Làm lạnh trực tiếp.
Là phương pháp làm lạnh khô bằng dàn bay hơi, hiện đại nhất là dàn ngưng bay
hơi inox, được sử dụng, đặt bên trong khi lắp đặt kho lạnh, môi chất lạnh lỏng sôi thu
nhiệt của môi trường cần làm lạnh. Làm lạnh trực tiếp có thể là dàn lạnh đối lưu tự nhiên
hoặc đối lưu cưỡng bức.
Ưu điểm:
Thiết bị đơn giản khơng cần thêm một vịng tuần hồn phụ.
Tuổi thọ cao kinh tế vì khơng phải tiếp xúc với nước muối là một chất ăn mòn kim
loại rất nhanh chóng.
Đứng về mặt nhiệt động thì ít tổn thất năng lượng vì hiệu nhiệt độ giữa kho lạnh
và dàn bay hơi gián tiếp qua khơng khí.
Tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ nghĩa là khi làm lạnh trực tiếp thời gian từ khi mở
máy đến lúc kho lạnh đạt nhiệt độ yêu cầu sẽ nhanh hơn.
Nhiệt độ kho lạnh có thể giám sát theo nhiệt độ sôi của môi chất, nhiệt độ sơi có
thể xác định dễ dàng qua nhiệt kế của đầu hút máy nén lạnh.
Nhược điểm
Đối với hệ thống lạnh lớn thì lượng mơi chất nạp vào máy lớn, khả năng rị rỉ của
mơi chất lớn, khó có khả năng dị tìm được chỗ rị rỉ để xử lý. Tổn thất áp suất cho việc
cấp cho những dàn bay hơi ở xa có hồi dầu về nếu dùng môi chất Freon, máy nén dễ hút
ẩm, việc bảo vệ máy nén lạnh khó khăn.
Trữ lạnh của dàn lạnh trực tiếp kém khi máy lạnh ngừng hoạt động thì dàn lạnh
cũng hết lạnh nhanh chóng.
2. Làm lạnh gián tiếp
Là phương pháp làm lạnh bằng các giàn chất tải lạnh như nước muối, glycol,…
thiết bị bay hơi đặt ở ngoài kho lạnh. Ở trong buồng chất tải lạnh nóng lên do thu nhiệt
của buồng lạnh. Sau đó trở lại dàn bay hơi để hạ nhiệt độ xuống bằng nhiệt độ yêu cầu và
cứ như vậy được tuần hoàn liên tục. Dàn lạnh gián tiếp cũng có thể là dàn lạnh đối lưu tự
nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức.
Ưu điểm:
22



Hệ thống lạnh có độ an tồn cao, chất tải lạnh không cháy, không nổ, không độc
hại với cơ thể sống và không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bảo quản. Nó là
vịng tuần hồn an tồn và ngăn chặn sự tiếp xúc của môi chất độc hại đối với sản phẩm.
Máy lạnh có cấu tạo đơn giản hơn, đường ống dẫn môi chất hệ thống ngắn được
chế tạo ở dạng tổ hợp hoàn chỉnh nên chất lượng cao, độ tin cậy lớn, dễ dàng kiểm tra lắp
đặt và hiệu chỉnh.
Dung dịch chất tải lạnh có khả năng trữ lạnh lớn sau khi máy ngừng hoạt động,
nhiệt độ kho lạnh có khả năng duy trì được lâu hơn.
Nhược điểm
Năng suất lạnh của máy bị giảm do chênh lệch nhiệt độ lớn.
Hệ thống thiết bị cồng kềnh và phải thêm vịng tuần hồn cho chất tải lạnh.
Tốn năng lượng bổ sung cho bơm hoặc cánh khuấy chất tải lạnh.

Câu hỏi ơn tập:
1. Hãy trình bày các phương pháp làm lạnh, ưu nhược điểm của các phương
pháp đó?
2. Hãy vẽ và chú thích phương pháp làm lạnh đơn giản nhất bằng nước đá?
Nhiệt độ bên trong có thể làm lạnh được bao nhiêu với phương pháp này?
3. Hãy trình bày các yêu cầu cơ bản đối với môi chất lạnh?
4. Chất tải lạnh là gì? Hãy trình bày các yêu cầu cơ bản đối với chất tải lạnh?

23


×