Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.85 KB, 12 trang )

MỤC LỤC


Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng NTM địa phương
tại huyện Nghĩa Đàn?
A) ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một nước có nền văn minh nơng nghiệp lâu đời và tính đến 2017 thì gần 65%
dân số vẫn tập trung ở nơng thơn, chính vì vậy việc phát triển nơng thơn có ý nghĩa
hết sức quan trọng về nhiều mặt với Việt Nam. Nhiều năm qua, cùng với tăng
trưởng kinh tế được giữ vững và đạt tốc độ cao thì vấn đề mơi trường, trong đó có
mơi trường nông thôn ngày càng được quan tâm.Nhận thức rõ được tầm quan trọng
của yếu tố môi trường tại nông thông, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã được quy
định trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cùng với
các văn bản trong từng thời kỳ. Đến thời điểm viết bài, bộ tiêu chí mơi trường
(được quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-Ttg ngày 17/10/2016 về việc ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia về xã nơng thơn mới giai đoạn 2016-2020 của Thủ tướng
chính phủ) gồm 7 tiêu chí nhỏ: Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch; tỷ
lệ cơ sở sản xuất – kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về
bảo vệ môi trường; tiêu chí xây dựng cảnh quan mơi trường xanh - sạch - đẹp, an
toàn; Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch; Chất thải rắn trên địa bàn
và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý
theo quy định; Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và
đảm bảo 3 sạch; Tỷ lệ hộ chăn ni có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi
trường.
Nghĩa Đàn là một huyện miền núi thấp nằm phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, với 24 xã
và 1 thị trấn. Nghĩa Đàn có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tương đối cao trên
15% và những năm gần đây cũng xuất hiện nhiều vấn đề nhức nhối về ô nhiễm môi
trường.

2



Đề tài tiểu luận này nhằm phản ánh và đánh giá thực trạng tình hình thực hiện tiêu
chí mơi trường trong xây dựng nông thôn mới địa phương tại huyện Nghĩa Đàn từ
đó đề xuất một vài kiến nghị để nâng cao thực hiện tiêu chí mơi trường.
Phương pháp nghiên cứu:Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Phương pháp phân tích so sánh và phương pháp
thống kê mơ tả với các chỉ tiêu số tuyệt đối, tương đối, số bình quân … là phương
pháp chủ yếu được sử dụng trong q trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp
phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cũng được sử dụng trong quá trình nghiên
cứu để thu thập ý kiến, số liệu của các chuyên gia và cán bộ địa phương về thực
trạng thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nơng thơn mới. Ngồi ra, đề tài
cũng thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên một vài hộ dân tại các xã đạt chuẩn nông
thôn mới để điều tra, đánh giá, cũng như thu thập ý kiến của các hộ dân về tình
hình thực hiện tiêu chí mơi trường xây dựng nông thôn mới.
B. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Nghĩa Đàn:
Nghĩa Đàn là huyện miền núi thấp với diện tích tự nhiên lớn hơn 61 nghìn ha vàcó
gần 14 vạn dân; Huyện có 24 xã và 01 thị trấn khơng đồng đều về phát triển kinh
tế, địa hình phức tạp trong đó 01 xã đặc biệt khó khăn và 17 xã có thơn, bản khó
khăn, trình độ dân trí khơng đồng đều, đời sống nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa
còn khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Theo quy hoạch đến
năm 2020 của tỉnh Nghệ An, phấn đấu đưa Nghĩa Đàn trở thành trung tâm kinh tế
của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An và là huyện nông thôn mới vào năm 2020, là trung
tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ.
Tính đến cuối năm 2017, Nghĩa Đàn có 12 xã đạt 19 tiêu chí, đã được UBND tỉnh
cơng nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; 07 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 05 xã đạt 5-9
tiêu chí. Nghĩa Đàn đặt mục tiêu đến năm 2020 là huyện đạt chuẩn nông thơn mới,
cụ thể:Có 75% số xã (18 xã) trên địa bàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 25% số
3



xã (6 xã) trên địa bàn huyện chưa đạt chuẩn nơng thơn mới (trong đó phấn đấu:Có
ít nhất 14 tiêu chí trở lên đạt chuẩn nơng thơn mới, trong đó có 02 tiêu chí là hộ
nghèo và thu nhập; Các tiêu chí cịn lại phải đạt từ 70% trở lên so với quy định). Về
lĩnh vực mơi trường, tính đến hết năm 2017 có 18/24 xã đạt tiêu chí số 17 Mơi
trường và an tồn thực phẩm, đạt 75%.
1.1) Tiêu chí nước sạch và nước hợp vệ sinh theo quy định:
Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Nghĩa Đàn vẫn chưa có nhà máy nước để cung
cấp nước sạch cho nhân dân. Tỉnh Nghệ An đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
nhà máy nước với công suất thiết kế 30.000 m3/ngđ và huyện Nghĩa Đàn đã tổ
chức đấu thầu xong.
Do đó, bà con hiện vẫn chủ yếu là dùng nước giếng khoan và giếng đào có xử lý
qua bể lọc để sinh hoạt. Trong thực tiễn, huyện đã có những cách làm, biện pháp
sáng tạo để nâng cao tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh do địa bàn thiếu
nguồn nước ngầm như đầu tư xây dựng cơng trình nước tự chảy tại xã Nghĩa Lạc
(nước từ mạch của vách núi chảy vào bể, sau đó xử lý qua hệ thống bể lọc 3 ngăn
với dung tích 142 khối,cuối cùng qua hệ thống dẫn chính hơn 1000 m, cứ 5 đến 10
hộ ở cạnh nhau được dùng chung một bể nước), đoàn thanh niên phối hợp với câu
lạc bộ thầy thuốc để xử lý nước sau mưa lũ…
Theo đánh giá của huyện, tỷ lệ các hộ giađình sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp
vệ sinhcao nhưng chưa có đánh giá cụ thể có bao nhiêu hộđược sử dụng nước sạch
đạt tiêu chuẩn của Bộ Y
tế. Bên cạnh đó, sự đầu tư của Nhà nước cho cơngtác cung cấp nước sạch nơng
thơn của huyện cịn chưa kịp thời, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nướcsạch và
nước hợp vệ sinh của người dân trong huyện
1.2 Tiêu chí đảm bảo quy định về bảo vệ mơi trường của các cơ sở sản xuất
kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề:
Công tác bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn được chú
trọng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện đều thực hiện tốt việc lập
4



phương án BVMT và ký cam kết BVMT hàng năm với chính quyền cơ sở. Số cơ sở
sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn đạt tiêu chuẩn về mơi trường tăng đáng
kể; tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường từng bước được hạn chế. Công tác xây
dựng và bảo vệ, giữ gìn mơi trường nơng thơn xanh - sạch - đẹp được các cấp, các
ngành tích cực triển khai.
1.3 Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản
xuất kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định:
Thực tế, Nghĩa Đàn đã có cách làm sáng tạo khi phối hợp với Đoàn Thanh Niên
phát động phong trào xây dựng cơng trình thanh niên thu gom rác thải, bao bì thuốc
bảo vệ thực vật đáp ứng được quy định trại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLTBNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường về hướng dẫn việc
thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Khơng để
xảy ra tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi
trường nông nghiệp hết hạn hoặc các vỏ bao bì, dụng cụ đựng các sản phẩm này
sau khi sử dụng hoặc phụ phẩm nông nghiệp bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường, đặc
biệt là tại các khu vực trồng trọt, các nguồn nước kênh mương, ao hồ, sông suối...;
Nằm trong Kế hoạch 786/KH-UBND Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn
2025, Nghĩa Đàn nằm trong cụm 2 theo đó các cơ sở y tế trên địa bàn sẽ được Bệnh
viện Đa khoa Tây Bắc Nghệ An thực hiện thu gom, vận chuyển bằng xe ô tô
chuyên dùng sau đó tập trung xử lý.
Nghĩa Đàn đã có nhà máy xử lý rác thải bằng cơng nghệ cao đóng trên địa bàn xã
Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) do Cty CP Tập đồn cơng nghệ T-TECH
Việt Nam làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng từ tháng 11.2016 đến tháng 6.2017;
chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7.2017; công suất xử lý 75 tấn rác/ngày đã
giải quyết được bài toán rác tồn đọng trong nhiều năm qua ở huyện.Lị đốt rác TTECH có thể đốt kiệt rác mà khơng tạo ra ơ nhiễm thứ cấp, khí thải đầu ra luôn đạt
5



theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN: 61-MT:2016/BTNMT của Bộ Tài nguyên và
Môi trường. “Đây là nhà máy xử lý rác tốt nhất của Nghệ An” –Chủ tịch UBND
huyện Nghĩa Đàn – ơng Nguyễn Hồng Sơn nhận định. Ơng Phạm Hải - Chủ tịch
UBND xã Nghĩa Bình - cho biết: Nhà máy xử lý rác đóng trên địa bàn xã, qua 1
năm hoạt động cho thấy xử lý rác rất tốt, khơng gây ơ nhiễm mơi trường, người dân
khơng có phản ánh gì. Mơi trường trong nhà máy rất sạch sẽ, khơng khí trong lành.
Đối với hệ thống thốt nước, mỗi khu dân cư tập trung của thơn, xã đã có hệ thống
tiêu thoát nước mưa, nước thải bảo đảm nhu cầu tiêu thốt nước của khu vực,
khơng có hiện tượng tắc nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng. Tỷ lệ thu gom được
lượng nước thải phát sinh đạt trên 60% số hộ, cơ sở trên địa bàn. Đối với các xã
khơng thể xây dựng hệ thống tiêu thốt nước tập trung (do địa hình khó khăn), các
hộ gia đình đã có cơng trình thu gom và xử lý nước thải như bể tự hoại hoặc hố ga
lắng cặn trước khi thải ra mơi trường. Nước thải hộ gia đình không chảy tràn, đổ
thải bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm, khơng tạo thành các vũng, ao tù nước đọng.
Nước thải các khu dân cư tập trung đã có điểm thu gom và xử lý nước thải phù hợp
trước khi đổ vào các kênh, mương, sông, suối, ao, hồ tuy nhiên số lượng điểm thu
gom và xử lý còn chưa đáp ứng nhu cầu.
1.4 Tiêu chí cơng trình vệ sinh:
Nằm trong khuôn khổ dự án Wash-up, là dự án vệ sinh nơng thơn do Trung tâm Y
tế Dự phịng và Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp thực hiện dưới sự tài trợ của tổ
chức IDE, tính đến cuối 2018 đã được nhân rộng 25/25 xã, thị trấn. Có 395 hộ
nghèo ở Nghĩa Đàn được hỗ trợ, cho vay vốn xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Với cách làm hiệu quả đó, hiện nay Nghĩa Đàn đã có số hộ có cả 3 cơng trình đạt
tiêu chuẩn vệ sinh là trên 90%, đáp ứng được quy định.
1.5) Tiêu chí nghĩa trang, nghĩa địa:
Có một thực tế là từ trước đến nay một số hộ gia đình khi hung táng, cát táng đã không
tập trung về nghĩa trang chung mà cát táng theo ý muốn của các gia đình. Nhiều nghĩa
6



trang nằm sát khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường đất, đến nguồn nước, mơi trường
khơng khí, cảnh quan môi trường và sức khỏe của người dân trong khu vực.

Hiện tại, huyện Nghĩa Đàn đã lên kế hoạch quy hoạch ước tính nhu cầu sử dụng đất
nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng đến năm 2020 của huyện Nghĩa
Đàn dự kiến có 331,00 ha, tăng thêm 15,16 ha, để thực hiện 13 cơng trình, dự án.
Cụ thể một số cơng trình như sau: Quy hoạch Nghĩa trang nhân dân xóm Bình Hải;
Nghĩa trang nhân dân Cát Sơn, Mộng; Mở rộng Nghĩa trang nhân dân xã Nghĩa
Hồng,…
1.6) Tiêu chí hộ chăn ni có chuồng trại chăn ni đảm bảo vệ sinh mơi
trường:
Tính đến cuối năm 2018, tổng đàn trâu, bị tồn huyện: 70.743 con, tổng đàn lợn
hiện có: 38.116 con; tổng đàn dê hiện có: 31.980 con; tổng đàn gia cầm hiện có:
1.050.000 con.
Phần lớn các hộ chăn ni có chuồng trại đảm bảo vệ sinh mơi trường, có đầy đủ
hồ sơ thủ tục và hồ sơ đáp ứng các quy chuẩn của Việt Nam. Tỷ lệ hộ chăn ni có
chuồng trại đảm bảo vệ sinh trên 70%.
1.7) Tiêu chí xây dựng cảnh quan, mơi trường xanh – sạch – đẹp, an toàn:
Là chỉ tiêu “mềm” trong chương trình xây dựng nơng thơn mới nhằm góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống theo hướng văn minh và tạo nét đặc trưng cho mỗi
làng quê nhưng trong thời gian qua rất được Nghĩa Đàn chú trọng.
Nhìn chung, các thôn (bản) đã chủ động sửa chữa và làm mới được nhiều km
đường giao thơng trục thơn (xóm), chỉnh trang hàng rào, trồng cây xanh quanh nhà,
có các tuyến đường hoa, công tác vệ sinh môi trường được cải thiện, qua tuyên
truyền, vận động nhân dân đã ý thức được tầm quan trọng của môi trường đối với
cuộc sống...
Huyện thường xuyên tổ chức các đợt ra quân ngày chủ nhật xanh, trồng cây, vệ
sinh, gắn kết cộng đồng…
7



2. Sự tham gia của nhà nước và nhân dâ vào công tác môi trường:
2.1 Sự tham gia của các cấp chính quyền:
Cùng với q trình xây dựng nơng thơn mới, huyện đã lồng ghép nhiều chương
trình có hiệu quả liên quan đến công tác môi trường. Các xã đã thực hiện tốt công
tác tuyên truyền chủ yếu thông qua phương tiện truyền thơng đại chúng, các gương
sáng điển hình, các cuộc họp, hướng dẫn, triển khai…nhằm nâng cao ý thức xây
dựng môi trường và kêu gọi sự tham gia của người dân trong công tác môi trường.
Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua các tổ chức hiệp hội (hội nông dân, phụ nữ, cựu
chiến binh…) đã chỉ đạo thành lập các tổ thu gom rác thải, các tổ tự quản xanh sạch
đẹp ….
Bên cạnh việc huy động các nguồn vốn từ trung ương và tỉnh, huyện cũng đã chủ
động lồng ghép huy động các nguồn vốn từ những dự án khác (dự án Wash – up, dự
án nhà máy xử lý rác…) cũng như nguồn lực từ người dân và doanh nghiệp để thực
hiện công tác môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua nguồn vốn
đầu tư cho công tác môi trường tập trung chủ yếu vào việc bê tơng hóa đường làng,
cứng hóa kênh mương nội đồng và hỗ trợ thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý
rác thải.
2.2 Sự tham gia của người dân:
Thời gian qua, người dân huyện Nghĩa Đàn đã tích cực cùng Nhà nước tham gia
tích cực vào việc xây dựng các cơng trình hạ tầng cũng như cải tạo mơi trường chủ
yếu thơng qua việc đóng góp ngày cơng.
Bên cạnh đó, nhân dân cũng tham gia vào q trình xây dựng hương ước, nội qui
về vệ sinh mơi trường và các tổ, nhóm tự quản…đảm nhận các cơng việc liên quan
đến công tác môi trường.

8



3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí mơi trường:
3.1 Cơ chế, chính sách liên quan:
Theo quy hoạch đến năm 2020 của tỉnh Nghệ An, phấn đấu đưa Nghĩa Đàn là
huyện nông thôn mới vào năm 2020, là trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao của vùng Bắc Trung Bộ. Vì lẽ đó, Nghĩa Đàn có cơ sở thuận lợi cho việc thực
hiện tốt các tiêu chí mơi trường.
3.2 Nhận thức của người dân địa phương:
Đa số các hộ được phỏng vấn đã nhận thức được rằng vấn đề môi trường ngày càng
trở nên quan trọng, môi trường sống của chính họ đang bị ơ nhiễm, đặc biệt là nước
và khơng khí tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
3.3 Trình độ phát triển kinh tế của địa phương:
Trong những năm vừa qua, với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, các xã cơ sở chỉ tập
trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng mà chưa quan tâm đúng mức cho công tác môi
trường. Kinh tế của các hộ gia đình trong huyện nhìn chung cịn thấp cũng ảnh
hưởng rất lớn đến việc đầu tư cho công tác môi trường.
3.4 Các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường:
Tính đến cuối 2018, trên địa bàn Nghĩa Đàn khơng có điểm nóng về mơi trường, có
1 cơ sở nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là xưởng
chế biến tinh bột sắn tại xã Nghĩa Đức. Số điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên
địa bàn gần 20 điểm và đến nay đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án xử lý tại 3
điểm nhưng chưa có dự án nào được triển khai ngồi thực địa. Bên cạnh đó, trên
địa bàn huyện có cụm cơng nghiệp Nghĩa Long với 5 cơ sở sản xuất, kinh doanh và
1 đơn vị đang thực hiện hiện các thủ tục đầu tư. UBND huyện Nghĩa Đàn đang
thực hiện xây dựng đập chứa nước và hệ thống cung cấp nước cho cụm công
nghiệp và thực hiện xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải

9


4. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC MÔI TRƯỜNG:

4.1 Giải pháp nâng cao nhận thức về môi trường của cộng đồng:
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tích nhưng ý thức của người dân về môi trường tại
Nghĩa Đàn vẫn cần được nâng cao hơn nữa. Huyện Nghĩa Đàn cần đẩy mạnh các
hình thức tun truyền thơng qua đài phát thanh, truyền hình của huyện, xã và các
hình thức khác như băng rơn, áp phích… để phổ biến các kiến thức về nước sạch,
cơng trình vệ sinh và ảnh hưởng của rác thải, cơng trình khơng đảm bảo vệ sinh đến
cuộc sống của gia đình, cộng đồng. Huyện Nghĩa Đàn cũng cần xem xét đưa tiêu
chí sử dụng nước sạch, cơng trình hợp vệ sinh vào các phong trào thi đua, bình xét
gia đình văn hóa…để nâng cao ý thức của người dân.
4.2 Quy hoạch hợp lý các cơ sở sản xuất kinh doanh và phát triển nông nghiệp
theo hướng bền vững:
Hiện tại số lượng làng nghề trên địa bàn chưa nhiều nhưng cùng với các cơ sở sản
xuất công nghiệp và tiểu thu công nghiệp đan xen trong các khu dân cư là mối họa
tiềm ẩn lớn về mơi trường. Nghĩa Đàn cần nhanh chóng quy hoạch và di dời các cơ
sở sản xuất kinh doanh để đảm bảo môi trường. Thường xuyên tăng cường công tác
kiểm tra về môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Đối với các
cơ sở sản xuất kinh doanh nhiều lần vi phạm cần kiên quyết xử phạt và kiến nghị
cấp trên để yêu cầu dừng hoạt động, thậm chí cần phải xem xét di dời cơ sở sản
xuất kinh doanh.
Nghĩa Đàn cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững,
nông nghiệp sinh thái và an toàn sinh học. Tiến tới hạn chế việc chăn ni nhỏ lẻ ở
quy mơ hộ gia đình, phát triển các khu chăn nuôi tập trung xa dân cư có hệ thống
xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh.
4.3 Đẩy mạnh công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải:
Mặc dù đã có một nhà máy xử lý rác thải rất hiệu quả nhưng có một sự thật là nhà
máy đang có nguy cơ đóng cửa do khơng được trả kinh phí xử lý rác thải đầy đủ.
Huyện cần kiến nghị với tỉnh Nghệ An để đưa ra hoặc hỗ trợ một mức thu phí xử lý
10



rác thải hợp lý nhất. Tìm kiếm đầu ra và khuyến khích nhân dân sử dụng đầu ra của
nhà máy là gạch khơng nung. Bên cạnh đó, tun truyền vận động nhân dân lợi ích
của việc phân loại và thu gom rác thải để từ đó giảm chi phí hoạt động của nhà máy
xử lý rác thải.
4.4 Giải pháp về tác động môi trường của nghĩa trang, nghĩa địa:
Huyện cần nhanh chóng xây dựng các nghĩa trang phù hợp với quy hoạch và vận
động tuyên truyền nhân dân những phương thức mai táng văn minh. Bên cạnh đó
cần đặc biệt chú trọng di dời, tập kết các ngôi mộ tại các nghĩa trang rải rác vào các
khu nghĩa trang được quy hoạch bởi đây là công việc liên quan nhiều đến yếu tố
tâm linh và sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý.
4.5 Giải pháp về vấn đề cung cấp nước sạch và nước hợp vệ sinh cho người
dân:
Cần nhân rộng các cách làm hay trong việc cung cấp nước hợp vệ sinh cho người
dân tại những vùng đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, huyện cũng cần nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy
nước tại địa bàn để cung cấp nước sạch cho nhân dân.
C. KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Kết luận:
Sau nhiều năm thực hiện chương trình nơng thơn mới, huyện Nghĩa Đàn đã có
những chuyển biến tích cực về mặt mơi trường: Nhận thức của người dân về vệ
sinh, môi trường được gia tăng; hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đã
hoạt động một cách ổn định. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế, mơi
trường của huyện vẫn có dấu hiệu ơ nhiễm đáng kể. Xuất hiện các “điểm đen” cơ
sở sản xuất kinh doanh vi phạm môi trường và tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch
cần được cải thiện….
Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận, người viết cố gắng đưa ra cái nhìn chân
thực nhất về tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
11



tại huyện Nghĩa Đàn và các giải pháp khắc phục. Do kinh nghiệm hạn chế cũng
như thời gian không cho phép được điều tra sâu, rộng nên sẽ không tránh khỏi thiếu
sót, người viết bài mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của tất cả mọi người đặc
biệt là các thầy cô và các bạn học để đề tài được hoàn thiện.
2. Danh mục tài liệu tham khảo:
- UBND huyện Nghĩa Đàn (2018) Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp
thực hiện giai đoạn 2018-2020 huyện Nghĩa Đàn.
- Huyện ủy Nghĩa Đàn (2015): Đề án đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới
huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2016 – 2020.
- UBND huyện Nghĩa Đàn (2018) Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới năm 2017 và kế hoạch thực hiện năm 2018.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghĩa Đàn (2018) Báo cáo thuyết minh
tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
năm đầu cảu điều chỉnh quy hoạch huyện Nghĩa Đàn – tỉnh Nghệ An.

12



×