ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẶNG VĂN CƢỜNG
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ
MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẶNG VĂN CƢỜNG
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ
MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thu Hằng
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và
phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Thị Thu Hằng.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi
rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày…. tháng …năm 2015
Ngƣời viết cam đoan
Đặng Văn Cƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự dạy
bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động viên to
lớn của gia đình và những người thân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phan
Thị Thu Hằng cùng các thầy, cô trong Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ động viên tôi học tập, nghiên cứu
khoa học và thực hiện luận văn, đã dìu dắt tôi từng bước trưởng thành trong chuyên
môn cũng như trong cuộc sống.
Đề hoàn thành bài khóa luận này tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Quỹ
Bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên; BCĐ thực hiện NQTW7 huyện Đồng Hỷ;
Phòng Nông Nghiệp huyện Đồng Hỷ; Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Đồng Hỷ;
Chi Cục thuế huyện Đồng Hỷ đã cung cấp cho tôi sử dụng các số liệu thống kê để
hoàn thành luận văn.
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu
mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để luận văn này được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…. tháng …năm 2015
Ngƣời viết cam đoan
Đặng Văn Cƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 5
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................... 13
1.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ............................................. 13
1.2.2. Tình hình triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thái Nguyên .... 20
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 26
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đồng Hỷ......................... 26
2.2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới của huyện Đồng Hỷ ............................. 26
2.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường tại huyện Đồng Hỷ ........... 26
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .................................. 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp phân nhóm................................................................................. 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 27
2.3.3. Phương pháp so sánh, đánh giá ....................................................................... 28
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu ............................................. 28
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 29
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đồng hỷ ............................ 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 29
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 33
3.2. Thực trạng việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
huyện Đồng Hỷ................................................................................................. 37
3.2.1. Đánh giá chung về quá trình xây dựng cũng như hoàn thiện 19 tiêu chí
nông thôn mới các xã của huyện Đồng Hỷ ...................................................... 37
3.2.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia ................................ 42
3.3. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới
của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 43
3.3.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia ....... 43
3.3.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường ............................................ 45
3.3.3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động
phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp ............................................................ 50
3.3.4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch ................................................... 53
3.3.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định ............................. 56
3.3.6. Đánh giá chung tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong tiêu chí môi
trường tại huyện Đồng Hỷ.............................................................................. 65
3.4. Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp hoàn thiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ......... 66
3.4.1. Thuận lợi: ........................................................................................................ 66
3.4.2. Khó khăn ......................................................................................................... 67
3.4.3. Giải pháp ......................................................................................................... 69
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82
1. Kết luận .................................................................................................................. 82
2. Kiến nghị................................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1
BVMT
Bảo vệ môi trường
2
BCĐ
Ban chỉ đạo
3
BTNMT
Bộ Tài Nguyên và Môi trường
4
BVMT
Bảo vệ môi trường
5
BQL
Ban quản lý
6
CSSXKD
Cơ sở sản xuất kinh doanh
7
DN
Doanh nghiệp
8
HĐND
Hội đồng nhân dân
9
HTX
Hợp tác xã
10
NTM
Nông thôn mới
11
NQD
Ngoài quốc doanh
12
NXB
Nhà xuất bản
13
NSNN
Ngân sách nhà nươc
14
MTTQ
Mặt trận tổ quốc
15
UBND
Ủy ban nhân dân
16
TN&MT
Tài nguyên và Môi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai tại huyện Đồng Hỷ .................................................... 31
Bảng 3.2: Bảng kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện
Đồng Hỷ .................................................................................................................. 42
Bảng 3.3: Thực trạng nguồn nước sinh hoạt và công tác cung cấp nước sạch của
huyện Đồng Hỷ và các xã nghiên cứu ................................................................. 43
Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng nước sạch hợp vệ sinh huyện Đồng Hỷ và các xã
nghiên cứu .............................................................................................................. 44
Bảng 3.5. Bảng các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ ...................................................................................................... 45
Bảng 3.6: Bảng kết quả thu phí BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản trên
địa bàn huyện Đồng Hỷ ......................................................................................... 47
Bảng 3.7: Bảng hiện trạng các CSSXKD trong việc bảo vệ môi trường .......................... 49
Bảng 3.9: Công tác tổ chức định kỳ tổng vệ sinh môi trường tuần 1 lần tại các xã
nghiên cứu ............................................................................................................... 50
Bảng 3.10: Công tác tổ chức VSMT và công tác chỉnh trang hàng rào của các hộ
dân tại các xã nghiên cứu ...................................................................................... 51
Bảng 3.10: Hiện trạng xây dựng và quản lý nghĩa trang, nghĩa địa ................................... 53
Bảng 3.11: Hiện trạng diện tích đất nghĩa trang xã Nam Hòa ............................................ 55
Bảng 3.12: Quy hoạch diện tích đất nghĩa trang xã Nam Hòa ........................................... 56
Bảng 3.13: Bảng tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ ...................................................................................................... 57
Bảng 3.14: Bảng hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt nội sinh trên địa bàn
huyện Đông Hỷ ...................................................................................................... 58
Bảng 3.15 : Tình hình thu phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn ...................... 58
Bảng 3.16: Các hình thức thu gom rác thải sinh hoạt của các hộ dân tại các xã
nghiên cứu ............................................................................................................... 59
Bảng 3.17: Các hình thức xử lý rác của các hộ dân tại các xã nghiên cứu ........................ 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vii
Bảng 3.18: Các hình thức xử lý nước thải tại các xã nghiên cứu ....................................... 61
Bảng 3.19: Thực trạng nhà vệ sinh tại các xã nghiên cứu ................................................... 62
Bảng 3.20: Loại công trình nhà vệ sinh tại các xã nghiên cứu ........................................... 63
Bảng 3.21: Hiện trạng công tác chăn nuôi của của các hộ dân trong huyện và của
các hộ tại các xã nghiên cứu.................................................................................. 64
Bảng 3.22: Kết quả thực hiện chỉ tiêu về môi trường trong tiêu chí về môi trường
tại huyện Đồng Hỷ ................................................................................................. 65
Bảng 3.23: Dự báo nhu cầu cấp dùng nước các xã nghiên cứu năm 2020 ........................ 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ ..........................................................29
Hình 3.3: Tỷ lệ công tác VSMT và công tác chỉnh trang hàng rào của các hộ dân ..51
Hình 3.4: Tỷ lệ các hình thức thu gom rác thải sinh hoạt của các hộ dân tại các xã
nghiên cứu................................................................................................59
Hình 3.5: Tỷ lệ các hình thức xử lý rác của các hộ dân tại các xã nghiên cứu ................60
Hình 3.6: Tỷ lệ các hình thức xử lý nước thải của các hộ dân tại các xã nghiên cứu ....61
Hình 3.7: Tỷ lệ các loại công trình vệ sinh sử dụng tại các xã nghiên cứu ..............63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng
của Đảng và Nhà nước ta nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐTTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2020. Mục tiêu của Chương trình là xây dựng nông thôn mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được
giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao;
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia
nhằm xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thứ 17 là tiêu chí
về môi trường. Mục tiêu chung của tiêu chí này là: Bảo vệ môi trường, sinh thái, cải
thiện, nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, tiêu chí này
gặp nhiều khó khăn, bất cập. Có thể nói đây là một tiêu chí khó với nhiều chỉ tiêu
cần thực hiện để đạt theo yêu cầu đề ra khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường nông
thôn đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, đặc biệt đối với cộng đồng người dân
sống ở khu vực nông thôn. Trong đó, vấn đề đáng quan tâm hiện nay đó là ô nhiễm
môi trường nước do nước thải từ sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp; ô
nhiễm môi trường không khí từ các làng nghề thủ công, hoạt động chăn nuôi, thói
quen đốt rác...; chất thải rắn không được thu gom và xử lý hợp vệ sinh; việc sử dụng
hoá chất bảo vệ thực vật, nuôi trồng thuỷ sản không đúng qui định...
Hiện nay, cùng với cả nước triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới” tỉnh Thái Nguyên nói chung, huyện Đồng Hỷ nói riêng cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
đang chung tay xây dựng nông thôn mới. Theo báo cáo của BCĐ chương trình
XDNTM tỉnh Thái Nguyên thì hết năm 2014 cả tỉnh mới chỉ có 23 xã trên tổng số
142 xã đạt chỉ tiêu về môi trường (chiếm 16%). Chỉ tiêu môi trường cùng với chỉ tiêu
về giao thông (chiếm 23%) đang là 2 chỉ tiêu đạt thấp nhất trong 19 chỉ tiêu. Còn đối
với huyện Đồng Hỷ thì theo báo cáo mới nhất của BCĐ thực hiện nghị quyết TW7
huyện Đồng Hỷ hết tháng 6/2015 có 4 xã trong tổng số 15 xã nông thôn mới của
huyện đạt được tiêu chí về môi trường, chiếm 26,6 %. Để có thể đưa ra các giải pháp
hữu hiệu đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình nói chung và thực hiện tiêu chí
môi trường nói riêng cần thiết phải có đánh giá thực trạng việc thực hiện, xác định
những thuận lợi, khó khăn và thách thức cụ thể trong công tác này.
Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Thị Thu Hằng,
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quá
Đánh giá thực trạng tiến độ xây dựng nông thôn mới nói chung và việc thực
hiện tiêu chí môi trường nói riêng tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tìm ra những
thuận lợi khó khăn từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tiêu chí môi trường trong
xây dựng nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá công tác thực hiện xây dựng NTM của huyện Đồng Hỷ
- Đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM
- Đưa ra các thuận lợi khó khăn và đề ra các giải pháp hoàn thiện tiêu chí môi
trường trong xây dựng NTM .
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đây là cơ sở khoa học có thể áp dụng cho việc xây dựng mô hình xây dựng
nông thôn mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người dân về
bảo vệ môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Luật Tài nguyên nước được Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày
21/06/2012.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- QCVN 02-2009/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT do
Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
- Thông tư 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 của Bộ Y tế về ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020.
- Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
- Thông tư số 27/2013/TT – BNNPTNT ngày 04/10/2013 hướng dẫn thực hiện
bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 25/5/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên
về phê duyệt Chương trình nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015,
định hướng đến 2020
- Quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 24/4/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên
về việc ban hành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới
- Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 23/5/2014 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc ban hành hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới
tỉnh Thái Nguyên
- Công văn số 646/STNMT-BVMT ngày 17/6/2014 Sở Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn
mới đến 142 xã trên địa bàn toàn tỉnh.
1.1.2. Cơ sở lý luận
1.1.2.1. Những khái niệm về môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 của Việt Nam: “Môi trường là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật”. [7].
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài
của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và
tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống
đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần
phải có tính tương tác với hệ thống đó. [7].
Định nghĩa rõ ràng hơn thì: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và
xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động
sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể
chế. [5].
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn
(chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng
như nhiệt độ, bức xạ. Các dạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường đất, ô
nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí, phóng xạ, tiếng ồn…
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý
- hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh
vật trong nước .
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới
hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các
chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ
quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để
bảo vệ môi trường”. [7].
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học
liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực
kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển.
“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế xã hội quốc gia”. [7].
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lí xã hội, có tác
động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kỹ năng điều phối thông tin.
1.1.2.2. Chiến lược phát triển nông thôn mới hiện nay
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn và vị trí quan trọng trong sự
nghiệp CNH, HÐH đất nước. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HÐH. [8].
Nghị quyết 26/NQ-TW đã nêu một cách tổng quát về mục tiêu, nhiệm vụ
cũng như phương thức tiến hành quá trình xây dựng nông thôn mới trong giai
đoạn hiện nay, phù hợp điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước. Thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
đường lối của Ðảng, Chính phủ đã ra Nghị quyết ban hành chương trình hành
động về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức
hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình Mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới.
Theo báo cáo tóm tắt của BCĐ TW chương trình MTQG xây dựng nông thôn
mới 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015. Chương trình đã đạt được kết quả
đáng khích lệ: 785 xã đạt chuẩn (8,8%), 1.285 xã (14,5 %) đạt từ 15 đến 18 tiêu chí,
2.836 xã (32,1 %) đạt từ 10 đến 14 tiêu chí, 2.964 xã (33,6 %) đạt từ 5 đến 9 tiêu
chí, 945 xã (11%) đạt dưới 5 tiêu chí và không còn xã trắng tiêu chí. Bình quân mỗi
xã đạt 10 tiêu chí, tăng 5,38 tiêu chí/xã so với năm 2010; có 97,4% số xã hoàn thành
quy hoạch chung; 81% số xã phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới; các công
trình kết cấu hạ tầng được các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng; đến nay có
khoảng trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, bao
gồm: mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn, gắn sản xuất, chế
biến và tiêu thụ nông sản, liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân. Về huy động
nguồn lực: mặc dù ngân sách trung ương hỗ trợ ít nhưng các địa phương đã huy
động nguồn lực khá lớn từ ngân sách địa phương, lồng ghép từ các chương trình, dự
án khác, vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp và huy động đóng góp của người
dân về đất đai, lao động. [10].
- Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình vẫn còn một
số tồn tại: Một số văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình còn chậm, một số quy
định thực hiện tiêu chí chưa phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, miền; việc
nhân rộng mô hình sản xuất mới còn chậm, chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng đồng
bằng, chưa được phổ biến, nhân rộng trên phạm vi cả nước; sự quan tâm và tập
trung chỉ đạo Chương trình ở một số địa phương còn hạn chế; chất lượng công tác
quy hoạch còn bất cập, trong đó quy hoạch sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa
còn chưa được chú trọng đúng mức; công tác tuyên truyền về mục đích, yêu cầu,
nội dung Chương trình còn thiếu chiều sâu; huy động nguồn lực cho chương trình
chưa đáp ứng được yêu cầu, có địa phương chưa thật sự quan tâm; chậm xây dựng
tiêu chí xét thi đua khen thưởng cho xã, cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Ðể tháo gỡ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
khó khăn, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới đã đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành Trung ương và
các địa phương tích cực chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn để cơ bản hoàn thành mô hình
nông thôn mới tại 11 xã điểm vào năm 2014. Bên cạnh đó, cũng đã sửa đổi một số
tiêu chí để phù hợp tình hình thực tiễn tại các địa phương. [6].
Cùng với những việc đã làm được, quá trình xây dựng nông thôn mới hiện
cũng bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó có công tác quy hoạch. Ðây là vấn đề mới, liên
quan nhiều lĩnh vực và mang tính chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ðội ngũ cán
bộ làm công tác này hiện còn hạn chế về năng lực, cho nên khi triển khai có nhiều
lúng túng. Bên cạnh đó, việc huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới
cũng có những bất cập. Mặt khác, trong nhận thức, nhiều người còn cho rằng, xây
dựng nông thôn mới là dự án do Nhà nước đầu tư xây dựng nên có tâm lý trông chờ, ỷ
lại. Do vậy, bên cạnh việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cần phải đẩy
mạnh công tác giáo dục tuyên truyền chủ trương, đường lối của Ðảng, để mọi người
dân có chung nhận thức đây là công việc thường xuyên của mỗi người, mỗi nhà, mỗi
địa phương, nhằm thực hiện thành công công tác xây dựng nông thôn mới phù hợp tình
hình thực tế.
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Để có
cơ sở thực tiễn cho chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã
chỉ đạo 11 xã đại diện cho các vùng kinh tế - văn hoá trên cả nước xây dựng thí điểm
mô hình nông thôn mới.
Với thực tế của các địa phương hiện nay, thì xây dựng nông thôn mới một
cách đúng nghĩa, thực chất theo bộ tiêu chí và kịp tiến độ thì chỉ có phép màu... nếu
không có sự huy động tổng lực từ các cấp và toàn xã hội.
Phải khẳng định rằng, xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn, bộ
tiêu chí đặt ra là cái đích chung cần hướng đến để bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho
người dân nông thôn. Nhưng nếu như không có các giải pháp cụ thể, định hướng
mang tính lâu dài thì sợ rằng sẽ chỉ vẽ ra được nông thôn mới trên "bàn giấy", hoặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
một nông thôn mới được hiểu phiến diện theo cách nghĩ chủ quan của một số người
trong quá trình triển khai, chứ thực sự không phải vì cuộc sống thực thụ như mong
muốn của đại đa số người dân.
1.1.2.3. Các vấn đề trong nông thôn mới
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.
Đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH -HĐH, giai đoạn 2010-2020
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được
nâng cao;
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện
đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
- An ninh tốt, quản lý dân chủ.
- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao...
Ý nghĩa của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới:
- Là cụ thể hóa đặc tính của xã NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH.
- Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng NTM, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí
nông thôn mới.
- Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của các
địa phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn
mới; đánh giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã trong thực hiện
nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia Nông thôn mới:
Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg,
ngày 16/4/2009 gồm 19 nội dung, cụ thể như sau: [9].
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Tiêu chí 2: Giao thông
Tiêu chí 3: Thủy lợi
Tiêu chí 4: Điện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
Tiêu chí 5: Trường học
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Tiêu chí 8: Bưu điện
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
Tiêu chí 10: Thu nhập
Tiêu chí 11: Hộ nghèo
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
Tiêu chí 14: Giáo dục
Tiêu chí 15: Y tế
Tiêu chí 16: Văn hóa
Tiêu chí 17: Môi trường
Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
Trong đó thì tiêu chí môi trường có 5 chỉ tiêu cần phải quan tâm:
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia
- Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường
- Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh, sạch, đẹp
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Được thể hiện tại
thông tư số 41/2013/TT - BNNPTNT, ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, trong đó đã thống nhất nội dung, cách hiểu, cách tính toán và
các quy chuẩn áp dụng đối với các tiêu chí nông thôn mới. [10].
Nguyên tắc xây dựng NTM
- Nội dung xây dựng NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được qui
định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Và mới đây nhất Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 342/QĐ-TTg
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
sửa đổi 5 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009.
- Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng
dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí,
quy chuẩn xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể
do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức
thực hiện.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG,
chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông
thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách
khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các
tầng lớp dân cư.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ
chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật
do các Bộ chuyên ngành ban hành).
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính
quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức
thực hiện; Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông thôn mới“ do Mặt trận
Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát
huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.
Hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngày 17/6/2014 Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban
hành công văn số 646/STNMT-BVMT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi
trường trong xây dựng nông thôn mới đến 143 xã trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo đó các tiêu chí về môi trường đã được hướng dẫn cụ thể hóa nhằm đảm
bảo cho việc đánh giá, cụ thể:
Đối với tiêu chí về tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt
trên 70%: Quy định nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau khi
lọc qua thiết bị lọc đáp ứng yêu cầu không có mùi, màu, không có vị lạ, không chứa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
thành phần có hại cho sức khỏe. Đối với nước giếng đào, khoan phải đảm bảo trong
phạm vi 10m không có nguồn ô nhiễm, thành giếng cao tối thiểu 0,6m, sân giếng
rộng 1,5m từ thành giếng và có độ dốc để thoát nước. Đối với nước sử dụng từ sông
suối đảm bảo trong khoảng 200m về phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu không
có nguồn ô nhiễm…
Đối với tiêu chí tối thiểu 90% cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đạt quy
chuẩn về môi trường (10% còn lại có vi phạm nhưng đã và đang khắc phục): Đối với
các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động cần đảm bảo các quy định của Bộ Tài nguyên
và Môi trường tại Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 quy định về bảo vệ
môi trường làng nghề và Thông tư 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 ban hành các
Quy chuẩn về môi trường. Đối với các trang trại chăn nuôi phải đáp ứng các yêu cầu:
Nằm cách biệt với nhà ở, thu gom xử lý chất thải chăn nuôi không để chảy tràn trên mặt
đất, không gây ô nhiễm nguồn nước, thường xuyên triển khai công tác vệ sinh chung,
đồng thời phải áp dụng các biện pháp giảm mùi hôi thối…
Đối với tiêu chí đường làng ngõ xóm cảnh quan từng hộ xanh sạch đẹp,
không có hoạt động làm suy giảm môi trường. Đường làng, ngõ xóm, động ruộng
có nơi thu gom xử lý rác: Đường làng được xây dựng beton hóa hoặc đổ cấp phối,
thường xuyên vệ sinh (tối thiểu 1 tuần một lần); có trên 90% số hộ đã thực hiện cải
tạo vườn chỉnh trang hàng rào để không làm cản trở đến giao thông; trên các tuyến
đường chính cách 200m đặt một thùng chứa rác, tổ vệ sinh thu gom đưa ra bãi rác
tối thiểu 3 ngày một lần; trên các tuyến đường chính nội đồng, cách 200m đặt một
thùng chứa sơn màu vàng kèm dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để chứa vỏ bao bì hóa
chất nguy hại để đưa đi xử lý.
Đối với tiêu chí nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch: Tổ
chức lập và phê duyệt quy hoạch đất làm nghĩa trang; xây dựng quản lý nghĩa trang
bao gồm các nội dung hoạt động an táng, hoạt động bảo vệ môi trường trong việc an
táng, cải táng; xây dựng cải tạo, chỉnh trang nghĩa trang đảm bảo hợp vệ sinh khang
trang, được ngăn cách với bên ngoài.
Đối với tiêu chí chất thải, nước thải khu dân cư được thu gom và xử lý
theo quy định: Đối với hộ gia đình phải xây dựng nhà vệ sinh dội nước có bể tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
hoại hoặc xây dựng hố xí hai ngăn, nhà tắm có đường dẫn nước thải ra hệ thống
thoát nước chung. Đường thoát nước xây dựng kiên cố hoặc sử dụng ống nhựa kích
thước tối thiểu 110mm, độ dốc 0.3%; Đối với khu dân cư tập trung có các mương
rãnh thoát nước, kết cấu rãnh xây lòng rộng tối thiểu 40cm, sâu tối thiểu 50cm, độ
dốc tối thiểu 0,3%. Về tiêu chí thu gom xử lý rác: Những xã, xóm có mật độ dân
cao cần tổ chức thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung; xóm xã có mật độ
dân cư thấp mỗi gia đình có hố xử lý, hố rác được xây hoặc sử dụng hố đất kích
thước tối thiểu DxRxC= 1,5m x 1,5m x 1m, khoảng cách tối thiểu đến giếng nước là
10m, thực hiện phân loại và đốt định kỳ.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Chương trình xây dựng thí điểm mô hình NTM trong thời kỳ
CNH-HĐH được triển khai thực hiện theo Kết luận số 32 - KL/TW ngày 20/11/2008
của Bộ Chính trị và Thông báo kết luận số 238 - TP/TW ngày 7/4/2009 của Ban bí
thư về Đề án “Xây dựng thí điểm mô hình NTM”, nhằm tổ chức thực hiện Nghị
quyết số 26 - NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương
Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Chương trình đã thành
công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng.
Ngay trong những năm đầu triển khai, chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào của cả nước, các nhiệm vụ về xây dựng
nông thôn mới được xác định rõ trong Nghị quyết đại hội Đảng các cấp từ tỉnh
đến huyện và xã. Ban Bí thư Trung ương khóa X đã trực tiếp chỉ đạo Chương
trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh,
thành phố đại diện cho các vùng, miền. Các xã điểm được chọn bao gồm Thanh
Chăn (Điện Biên), Tân Thịnh (Bắc Giang), Hải Đường (Nam Định), Thụy Hương
(Hà Nội), Tam Phước (Quảng Nam), Tân Lập (Bình Phước), Gia Phố (Hà Tĩnh), Tân
Hội (Lâm Đồng), Tân Thông Hội (TP. Hồ Chí Minh), Mỹ Long Nam (Trà Vinh) và
Đình Hòa ( Kiên Giang). [14]. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở các xã điểm của
Trung ương: Trong 11 xã điểm đã có 09 xã đã đạt được 19 tiêu chí riêng 2 xã
Thanh Chăn (Điện Biên), Định Hòa (Kiên Giang) chưa đạt chuẩn. do xuất phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14
điểm rất thấp và nhiều tiêu chí chưa đạt, nhất là tiêu chí về an ninh trật tự. Hết năm
2014 trên cả nước có 785 xã đạt chuẩn (8,8%), 1.285 xã (14,5 %) đạt từ 15 đến 18
tiêu chí, 2.836 xã (32,1 %) đạt từ 10 đến 14 tiêu chí, 2.964 xã (33,6 %) đạt từ 5 đến
9 tiêu chí, 945 xã (11%) đạt dưới 5 tiêu chí và không còn xã trắng tiêu chí. Bình
quân mỗi xã đạt 10 tiêu chí, tăng 5,38 tiêu chí/xã so với năm 2010. Đã có 02 đơn vị
cấp huyện (Xuân Lộc, Long Khánh) của tỉnh Đồng Nai được Thủ tướng Chính phủ
công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đã có 05 huyện và 01 thành phố có Tờ trình,
đang chờ thẩm định là: huyện Đông Triều, thành phố Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh);
huyện Củ Chi, Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh); huyện Đan Phƣợng (Thành phố
Hà Nội); huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định). Phấn đấu hết năm 2015 hoàn thành mục
tiêu 20% số xã đạt chuẩn; đảm bảo mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
03 xã đạt chuẩn trở lên. Số tiêu chí bình quân cả nước đạt 11 tiêu chí/xã; tỷ lệ xã đạt
dưới 5 tiêu chí còn dưới 5%, có trên 05 huyện đạt chuẩn nông thôn mới . [2].
Ở Bắc Kạn: Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo tỉnh, Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới triển khai trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan
tâm của cả hệ thống chính trị. Hệ thống Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý các cấp từ tỉnh
đến xã cơ bản ổn định; kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị
tổ chức thực hiện những nội dung của chương trình. Công tác kiểm tra, đánh giá
tình hình thực hiện Chương trình ở cơ sở được tăng cường nhằm phát hiện và kịp
thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Công tác tuyên truyền về chương trình được triển khai thường xuyên, liên
tục, bám sát các nhiệm vụ, nội dung đã đề ra trong kế hoạch hàng năm với hình thức
chủ yếu là lồng ghép trong các buổi hội nghị, họp thôn, họp chi bộ, sinh hoạt các tổ
chức đoàn thể và tuyên truyền trên loa truyền thanh xã. Qua tuyên truyền, nhận thức
về xây dựng nông thôn mới của các cán bộ Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xã và người
dân đã có sự chuyển biến; nhân dân các xã tích cực hưởng ứng, ủng hộ ngày công
lao động, hiến đất … để thực hiện các công trình công cộng.
Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ triển khai thực hiện chương
trình, các cơ quan chuyên môn đã tổ chức được 28 lớp tập huấn cho hơn 1.000 lượt
cán bộ với những chuyên đề thiết thực, có chất lượng, nội dung tập huấn sát với
thực tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15
Năm 2014, tỉnh huy động nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới được
trên 285,6 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 75,685 tỷ đồng, ngân
sách địa phương là 1,3 tỷ đồng, các doanh nghiệp đã đóng góp được 2,35 tỷ đồng,
nhân dân đóng góp được trên 16,386 tỷ đồng (tiền mặt và ngày công lao động làm
đường giao thông, kênh mương), vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác được
189,936 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới năm 2014 là 3,6 tỷ đồng, tỉnh đã phân bổ cho 12 xã điểm, mỗi
xã 300 triệu đồng. Các xã đã sử dụng kinh phí được giao để tổ chức các lớp tập
huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ một số máy móc nông nghiệp, xây dựng
được 21 mô hình sản xuất cho người dân.
Từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng các công
trình đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng và thoát nước
thải khu dân cư. Đến hết quý I/2015, đã có 164/174 công trình thi công xong. Tính đến
31/3/2015, kết quả giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương đạt 72,59% KH. [13].
Ngoài nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,
tỉnh đã lồng ghép nguồn vốn các chương trình khác để thực hiện xây dựng nông
thôn mới như: Lồng ghép nội dung phát triển sản xuất của chương trình 135 và
chương trình 30a để hỗ trợ về máy móc, giống, vật tư nông nghiệp cho gần 14.000
hộ dân phát triển sản xuất; lồng ghép vốn từ các chương trình 3PAD, 30a, 135,
vay tín dụng ưu đãi… xây dựng được 55 công trình đường giao thông nông thôn,
duy tu bảo dưỡng 5 công trình và sửa chữa 2 cầu treo, xây dựng 01 chợ xã và nhà
văn hóa xã, 31 nhà văn hóa thôn; sửa chữa và xây dựng mới 15 trường học, xây
mới 9 trạm y tế …
Tính đến hết tháng 3/2015, toàn tỉnh có 15 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 79 xã
đạt từ 5 - 9 tiêu chí; 18 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Bình quân mỗi xã đạt 6,78 tiêu chí.
Năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (dự kiến là xã
Quân Bình, huyện Bạch Thông hiện đã đạt 14/19 tiêu chí); bình quân chung mỗi xã
đạt 8,2 tiêu chí; 4 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 19 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 19 xã đạt
từ 5 - 9 tiêu chí. [13].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN