HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ
MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ THẠCH KIM, HUYỆN LỘC HÀ,
TỈNH HÀ TĨNH
Người thực hiện
: NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
Lớp
: K57- MTC
Khóa
: K57
Chuyên ngành
: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : TS. PHAN TRUNG QUÝ
Hà Nội - 2016HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ
MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ THẠCH KIM, HUYỆN LỘC HÀ,
TỈNH HÀ TĨNH
Người thực hiện
: NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
Lớp
: K57- MTC
Khóa
: K57
Chuyên ngành
: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : TS. PHAN TRUNG QUÝ
Địa điểm thực tập
: XÃ THẠCH KIM, LỘC HÀ, HÀ TĨNH
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là khóa luận của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và được sự cho phép công bố của
các đơn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng và
trong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy
định của địa phương nơi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phượng
4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên cho phép em xin
được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn
Tiến sĩ Phan Trung Qúyđã chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô giáo trong khoa Môi Trường cũng
như toàn thể các Thầy cô trong trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã
trang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập
tại trường để những kiến thức mà em nhận được trên giảng đường đại học sẽ là
hành trang giúp em vững bước trong tương lai.
Nhân đây, em cũng xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới cán bộ và nhân
dân xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu và khảo sát thực tế
tại địa phương. Gia đình là nguồn động viên rất lớn cho em trong suốt thời gian
qua. Em xingửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, người thân, bạn bè đã
giúp đỡ, độngviên em trong suốt quá trình thực tập vừa qua.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng để hoàn thành báo cáo của mình,
tuy nhiên khó tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy, mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn đểbài khóa luận tốt nghiệp này được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phượng
5
MỤC LỤC
6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt
BCĐ
BQL
CC
CNH-HĐH
HVS
HTX
MT
MTTQ
NS & VSMT
NTM
SL
TW
UBND
VSMT
Nghĩa đầy đủ
Ban chỉ đạo
Ban quản lí
Cơ cấu
Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
Hợp vệ sinh
Hợp tác xã
Môi trường
Mặt trận tổ quốc
Nước sach và vệ sinh môi trường
Nông thôn mới
Số lượng
Trung ương
Uỷ ban nhân dân
Vệ sinh môi trường
7
DANH MỤC BẢNG
8
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
9
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta hiện vẫn là một nước nông nghiệp, dân số khu vực nông thôn
chiếm trên 70% dân số cả nước. Trong quá trình thực hiện đẩy nhanh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn đang đặt ra nhiều nội dung, nhiệm vụ hết sức quan trọng cần giải
quyết và luôn giữ môt vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hóa,hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng
quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội bền vững, gìn giữ ổn định chính
trị,đảm bảo an ninh quốc phòng, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và
bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước Với mục tiêu nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, văn hóa xã hội cho người dân khu vực nông thôn, từng bước xóa
dần khoảng cách, mức sống giữa khu vực nông thôn với thành thị và hình thành
các điểm dân cư theo hướng văn minh, tiến bộ, phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2020 cần phải có nhiều chính sách đột
phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hóa
nông thôn.
Để đáp ứng yêu cầu trên Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn
đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, việc
cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho được các mô hình nông thôn
mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông
thôn, đủ điều kiện hội nhập nển kinh tế thế giới. Thực hiện Nghị quyết Trung
ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết định số 491/QĐTTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo
việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước.
10
Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông
thôn,thời gian vừa qua huyện Lộc Hà- tỉnh Hà Tĩnh nói chung và xã Thạch Kim
nói riêng đã tiến hành thực hiện chương trình xây dựng “Nông thôn mới” với 19
tiêu chí theo bộ tiêu chí Quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nông
thôn tại địa phương trong đó có tiêu chí số 17 nhằm bảo vệ môi trường.Mục tiêu
chung của tiêu chí này là nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống khu vực
nông thôn.
Chương trình xây dựng nông thôn ở huyện Lộc Hà-tỉnh Hà Tĩnh nói chung
và xã Thạch Kim nói riêng trong những năm qua đã có những bước tiến đáng
kể ,tạo sự chuyển biến tích cực góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, từng
bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Tuy
nhiên, do là một xã đất chật người đông ,phải chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai
như bão, lụt,… nên việc triển khai xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó
khăn và thách thức mà cần phải khắc phục để đạt hiệu quả lâu dài về môi
trường.
Để góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới của xã Thạch Kim
nói chung và việc thực hiện tiêu chí môi trường nói riêng,đánh giá đúng thực
trạng đang diễn ra,những kết quả đạt được và tác động của việc thực hiện tiêu
chí thứ 17 tới chất lượng môi trường xã Thạch Kim,trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp thực hiện tốt tiêu chí này,tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã
Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh để từ đó đưa ra
các giải pháp nâng cao kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình
xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
11
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
-Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới.
-Tìm hiểu và đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Thạch
Kim.
-Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn
mới tại xã.
-Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện tiêu
chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim
12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1.Các khái niệm cơ bản
a. Các khái niệm liên quan đến môi trường
- Khái niệm Môi trường:
Môi trường là gì?
Theo luật bảo vệ môi trường,khái niệm môi trường được hiểu như sau:”
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.Thành phần môi trường là
yếu tố tạo thành vật chất môi trường gồm đất,nước,không khí,âm thanh,ánh
sáng,sinh vật và các hình thái vật chất khác” (Luật bảo vệ môi trường, 2014)
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo luật bảo vệ môi trường : “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các
thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và
tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
-Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
sạch,phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường,ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm,suy thoái,phục hồi và cải thiện môi trường; khai
thác,sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
b.Khái niệm Nông thôn,nông nghiệp và nông dân
Nông thôn là khu vực có ở hầu hết ở mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển
nông nghiệp,nông thôn hiện vẫn được coi là vấn đề then chốt, quyết định sự
thành công của quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung và công cuộc công
nghiệp hóa,hiện đại hóa (CNH,HĐH) nói riêng của nhiều quốc gia. Đặc biệt với
Việt Nam,một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng góp của
nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn.Phát
triển nông nghiệp,nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền
vững về kinh tế,xã hội,văn hóa và môi trường.
13
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và có nhiều quan
điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thôn được coi là khu vực địa lý
nơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Một số quan điểm khác cho rằng nông thôn là nơi có mật độ dân số thấp
hơn so với thành thị. Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ
yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là sản xuất nông nghiệp.
Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị
trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn hay dựa vào chỉ tiêu
trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, nghĩa là cơ sở hạ tầng của vùng nông thôn
không phát triển bằng đô thị.
Như vậy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó thay đổi theo
thời gian và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới.
Đến nay khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại thông tư số
54/2009/TT –BNNPTNT ngày 21- 8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, cụ thể : “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị
các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban
nhân dân xã”
Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho
con người và tạo ra của cải cho xã hội.
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất
nông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành nghề khác và tư
liệu chính là đất đai.
c.Khái niệm nông thôn mới
Trước tiên, nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phải là thị xã, thị
trấn hay thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống. “Nếu so
sánh giữa NTM và nông thôn truyền thống thì NTM phải bao hàm cơ cấu và
chức năng mới” (Cù Ngọc Hướng,2006).
14
Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hóa ,tinh thần của người dân
không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
Nông thôn mới là nông thôn toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh
tế,xã hội đến quốc phòng,an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái và phải phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng vùng hay nói cách khác nông
thôn mới có nền kinh tế phát triển toàn diện,bền vững,cơ sở hạ tầng được xây
dựng đồng bộ,hiện đại, phát triển theo quy hoạch,gắn kết hợp lí giữa nông
nghiệp và công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định,giàu bản sắc văn
hóa dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng
cao.
d. Xây dựng nông thôn mới
Là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn
đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp, phát
triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn
hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật
chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,
của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà
còn là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân
chủ, văn minh.
1.1.2.Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta
Để hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trở thành
quốc gia phát triển giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo; Nhà nước cần quan tâm
phát triển nông nghiệp, nông thôn. Có thể nói kể từ khi thực hiện đường lối đổi
mới, chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp,nông thôn của Đảng và Nhà
nước ta đã có những thay đổi căn bản . Thực hiện đường lối mới của Đảng và
15
Nhà nước trong chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp được xem như mặt
trận hàng đầu, chú trọng đến các chương trình lương thực, thực phẩm, hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở…Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đã và
đang đưa nền nông nghiệp tự túc sang nền công nghiệp hàng hóa.
Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp nông thôn thời kì
đổi mới là rất to lớn ,tuy nhiên nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn còn tiềm
ẩn những mâu thuẩn,thách thức và bộc lộ nhiều hạn chế cần được giải quyết để
đáp ứng kịp xu thế toàn cầu như: nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch,
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn lạc hậu, không đáp ứng được mục tiêu phát
triển lâu dài, quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn thấp, vấn
đề văn hóa - môi trường - y tế - giáo dục, hệ thống chính trị tại cấp xã còn yếu
về trình độ và năng lực điều hành.
Vậy xây dựng nông thôn mới là một mô hình phát triển cả nông nghiệp và
nông thôn, đi sâu giải quyết nhiều lĩnh vực, có sự liên kết giữa các lĩnh vực với
nhau tạo nên khối thống nhất vững mạnh.
1.1.3. Vai trò của xây dựng mô hình nông thôn mới
Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trường
hội nhập. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi
người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân
hóa giàu nghèo và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị. Xây
dựng các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ ứng dụng khoa
học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề
ở nông thôn. Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng
địa phương. Chú ý đến các ngành chăm sóc cây trồng vật nuôi, trang thiết bị sản
xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản.
16
Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp, tôn
trọng đạo lý bản sắc địa phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức,
hiệp hội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Về văn hóa – xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các
làng xã văn minh, văn hóa.
Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương mẫu.
Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵn
sàng giúp đỡ mọi người.
1.1.4.Nội dung,tiêu chí xây dựng nông thôn mới
a.Nội dung xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn nhằm
tạo ra một nông thôn có nền kinh tế phát triển cao hơn, có đời sống về vật chất,
văn hóa và tinh thần tốt hơn, có bộ mặt nông thôn hiện đại bao gồm cả cơ sở hạ
tầng phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống văn hóa của người dân. Căn cứ vào điều
kiện thực tế của từng địa phương, các lợi thế cũng như năng lực của cán bộ, khả
năng đóng góp của nhân dân mà từ đó xác định nội dung xây dựng nông thôn
mới cho phù hợp. Xét trên khía cạnh tổng thể thì nội dung chủ yếu trong xây
dựng nông thôn mới bao gồm:
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
- Giảm nghèo và an sinh xã hội
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông
thôn
- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
17
- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn
- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
Tóm lại xây dựng nông thôn mới tập trung phát triển về kinh tế, văn hóa,
nâng cao chất lượng đời sống người dân ở nông thôn, hướng đến mục tiêu dân
giàu nước mạnh, dân chủ văn minh.
b. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Căn cứ quyết định số 491/QĐ – TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng
Chính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.Quyết định
số 342QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi một
số tiêu chí của Bộ tiêu chi Quốc gia về nông thôn mới;Thông tư số 41/2013/TTBNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực
hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Các tiêu chí gồm 5 nhóm:
- Nhóm 1: Quy hoạch (1 tiêu chí)
- Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí)
- Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí)
- Nhóm 4: Văn hóa – Xã hội – Môi trường (4 tiêu chí)
- Nhóm 5: Hệ thống chính trị ( 2 tiêu chí)
Cụ thể 19 tiêu chí về nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng:
Tiêu chí thứ 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Tiêu chí thứ 2: Giao thông nông thôn
Tiêu chí 3: Thủy lợi
Tiêu chí 4: Điện nông thôn
Tiêu chí 5: Trường học
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Tiêu chí 8: Bưu điện
18
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
Tiêu chí 10: Thu nhập
Tiêu chí 11: Tỷ lệ hộ nghèo
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
Tiêu chí 14: Giáo dục
Tiêu chí 15: Y tế
Tiêu chí 16: Văn hóa
Tiêu chí 17: Môi trường
Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị
Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội
1.1.5.Nội dung xây dựng tiêu chí môi trường
Bảng 1.1.Bảng nội dung thực hiện tiêu chí 17 (môi trường) trong xây dựng
nông thôn mới
Tên tiêu
chí
Môi
trường
Tiêu chí
17
Nội dung tiêu chí 17
17.1
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy
định đạt mức quy định của vùng
17.4
90% cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về
môi trường (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang
khắc phục)
Đường làng,ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh -sạchđẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường.
Nghĩa trang có quy hoạch và quản lí theo quy hoạch.
17.5
Chất thải,nước thải được thu gom và xử lí theo quy định.
17.2
17.3
Nguồn: Thông tư số 41/2013/TTg –BNNPTNT ngày 04/10/2013
Giải thích từ ngữ
a, Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định:
-Nước sạch theo Quy chuẩn Quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy
định của Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia (QCVN: 02 :2009/BYT) về chất lượng
19
nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT –
BYT ngày 17/06/2009.
-Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn yêu cầu
chất lượng: không màu,không mùi,không vị lạ,không chứa thành phần gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người,có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi;
-Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo Quy chuẩn Quốc gia
theo vùng quy định như sau:
+ Trung du miền núi phía Bắc và Tây nguyên: 80% số hộ được sử dụng
nước sạch hợp vệ sinh, trong đó số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn
Quốc gia.
+Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long:
90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng
nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia.
+Bắc trung Bộ và Duyên hải Nam trung Bộ :85% số hộ được sử dụng nước
hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc
gia.
b, Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá
trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn
nằm trong giới hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
tại thông tư số 46/2011/TT- BTNMT ngày 26/12/2011 quy định về bảo vệ môi
trường làng nghề. Thông tư số 47/2011/TT- BTNMT ngày 28/12/2011 quy định
quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường và các văn bản khác có liên quan.
Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp ứng các yêu cầu: Nằm
cách biệt với nhà ở;chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom xử lí;
không xả, chảy tràn trên bề mặt đất, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi
trường xung quanh.
c, Đạt tiêu chí đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh- sạch- đẹp,
không có hoạt động làm suy giảm môi trường khi đáp ứng các yêu cầu sau:
20
-Đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp;
-Trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ
không lầy lội;
-Không có cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản
xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường.
d,Nghĩa trang có quy hoạch và quản lí theo quy hoạch:
-Mỗi thôn hoặc liên thôn hoặc xã, liên xã có quy hoạch đất làm nghĩa trang
lâu dài phù hợp với tập quán của địa phương (trừ nơi có tập quán an táng không
ở nghĩa trang);
-Việc táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong
tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
-Có quy chế quản lí nghĩa trang;
e,Rác thải, nước thải, chất thải được thu gom và xử lí là:
-Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định ; có hệ thống
tiêu thoát (nước thải, chất thải sinh hoạt ) đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm
không khí và nguồn nước xung quanh;
-Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước
thải thông thoáng, hợp vệ sinh;
-Thôn,xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lí tại bãi rác tập trung
1.1.6.Các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường
Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT –BNNPTNT-BKHDT- BTC
ngày 13/04/2011 của Bộ nông nghiệp PTNT, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tà chính
quy định các bước xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường như sau:
Bước 1:Thành lập ban quản lí, thực hiện tiêu chí môi trường
Bước 2:Tuyên truyền, vận động người dân tham gia
Bước 3:Huy động và phân bổ vốn
Bước 4:Thành lập dịch vụ vệ sinh môi trường
Bước 5:Quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa, bãi xử lí rác
21
Bước 6:Kiểm tra, xử lí
1.2.Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông
thôn mới trên thế giới
1.2.1 Trung Quc
Mục tiêu cải thiện nước sạch và vệ sinh môi trường ở Trung Quốc được bắt
đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã liên tục tổ
chức thực hiện các kế hoạch 05 năm và xác định vấn đề nước sạch và vệ sinh
môi trường lồng ghép với phát triển kinh tế nông thôn và là tiền đề cho việc xây
dựng kế hoạch. Chìa khóa thành công của Trung Quốc chính là quá trình lập kế
hoạch, xác định trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền, các ngành từ
Trung ương đến địa phương. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, sau khi lập kế
hoạch việc đảm bảo nguồn tài chính là rất quan trọng. Chiến lược huy động vốn
từ 03 nguồn: Nguồn TW và địa phương, huy động quyên góp từ các tổ chức,
giới kinh doanh và đóng góp của người hưởng lợi là của hộ gia đình từ những
chương trình này.
Từ 1980, trong quá trình thực hiện các kế hoạch năm năm đã qua mỗi giai
đoạn đều có tỷ lệ đầu tư về vốn khác nhau.Hiện nay trong giai đoạn lồng ghép
NS-VSMT với phát triển kinh tế thì số lượng vốn từ phía nhà nước phải nhiều
hơn. Chiến lược huy động vốn ở Trung Quốc rất hiệu quả, trung bình mỗi năm
huy động trên 10 tỷ nhân dân tệ cho VSMT nông thôn.
Về quản lý chất lượng nước : Trung Quốc đã thiết lập hệ thống phân loại
chất lượng nước dựa trên mục đích sử dụng, mục tiêu bảo tồn và Tiêu chuẩn
chất lượng môi trường GB3838-2002, gồm bốn mức với nội dung khác nhau.
Dựa vào những mức phân loại đã phân, các cơ quan giám sát chất lượng
nước cấp quốc gia cũng như địa phương thường xuyên thực hiện việc giám sát
tại các lưu vực sông ở các khu vực bị ô nhiễm nặng như lưu vực sông ở phía Bắc
và Tây Bắc Trung Quốc.
22
Bên cạnh đó, để bảo vệ nguồn nước, Chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra
một loạt chính sách như: ban hành hệ thống thuế ô nhiễm ; Luật chống ô nhiễm
nguồn nước (ban hành năm 1984) sửa đổi bổ sung năm 1996 ....
Vệ sinh môi trường nông thôn: Tình trạng vệ sinh môi trường nông thôn ở
Trung Quốc chưa được khả quan, còn nhiều lạc hậu so với các nước phát triển.
Nguyên nhân của sự chậm tiến đó là do: Nếp sống văn hóa của từng địa phương
nông thôn, nhiều gia đình có nhà rất lớn, nhưng do tập quán nên nhiều nhà tiêu
vẫn bố trí bên ngoài nhà ở và chưa hợp vệ sinh.
Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng cơ chế khuyến khích và
hỗ trợ thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân và VSMT. Các cấp lãnh đạo từ TW cho
tới các cấp nhỏ nhất và người dân đều đã hiểu được tầm quan trọng của vấn đề
NS -VSMT; Vụ giáo dục vệ sinh đã thực hiện rất tốt công tác tuyên truyền giáo
dục sức khỏe, việc giáo dục, nâng cao kiến thức được chia làm các giai đoạn.
Bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng có những khoản đầu tư nhất định cho
xây dựng và phát triển nhà tiêu hợp vệ sinh. Có cơ chế đầu tư xây dựng theo
hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm
Về hỗ trợ kỹ thuật: Trung Quốc đã xây dựng 02 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn nhà
tiêu hợp vệ sinh và tiêu chuẩn xử lý rác thải (lò đốt rác). Ban hành thiết kế chuẩn
cho nhà tiêu nông thôn gồm các loại sau: Biogas, tự hoại 3 bể, tự hoại 2 bể, nhà
tiêu khô sinh thải, nhà tiêu tự hoại nối với hệ thống nước thải chung. Các loại
hình nhà tiêu này rất quan trọng đối với Trung Quốc do người dân có thói quen
sử dụng phân người và gia súc làm phân bón cây trồng.
Điều phối và phối hợp liên ngành trong việc NS-VSNT: Lĩnh vực môi
trường nông thôn và đặc biệt là nhà tiêu nông thôn không thể chỉ do một cơ
quan, tổ chức thực hiện được. Trung Quốc đã lập Ủy ban phát triển y tế với mục
tiêu đẩy truyền thông đi trước một bước, Ủy ban này có trách nhiệm phối hợp
với Bộ Nông nghiệp và 02 tổ chức lớn nhất ở Trung Quốc là Thanh niên và Phụ
23
nữ. Các địa phương cũng có mô hình tổ chức và hợp tác tương tự như TW, họ
hợp tác theo cấp (Y tế - Nông nghiệp - Thanh niên - Phụ nữ).
Nước sạch và vệ sinh trong nhà trường: Trung Quốc không có một chương
trình, hay dự án riêng về lĩnh vực này. Nhưng các can thiệp đầu tiên về lĩnh vực
NS-VSMT là ở trường học. Các hoạt động trong trường học rất có lợi cho học
sinh, vừa là đối tượng được truyền thông, vừa là truyền thông viên cho cộng
đồng. Trường học là nơi tập trung đông người, nếu các điều kiện về vệ sinh
không đảm bảo sẽ xẩy ra dịch bệnh và lan truyền nhanh chóng do đó cần quan
tâm và phối hợp nghiên cứu để đưa ra thiết kế NS-VSMT trong trường học.
Về lĩnh vực cấp nước: Trung Quốc chủ trương khuyến khích hình thức cấp
nước bằng đường ống và tùy theo từng điều kiện cụ thể mà lắp đặt các hệ thống
đường ống cho phù hợp. Đến cuối năm 2004, tỷ lệ người dân được sử dụng
nước máy là 60%. Hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ thông qua các thiết kế mẫu,
hướng dẫn kỹ thuật theo từng loại hình thức cấp nước khác nhau, ban hành tiêu
chuẩn nước ăn uống. Trong khoảng thời gian 20 năm Trung Quốc đã có 4 giai
đoạn vay vốn của WB cho lĩnh vực phát triển hệ thống cấp nước tại 17 tỉnh
điểm. Trung bình 4-5 tỷ Nhân dân tệ/năm. Giai đoạn đầu tập trung vốn cho các
tính có điều kiện kinh tế giàu có. Sau đó, người dân trả lại vốn thông qua trả tiền
nước ; giai đoạn 2 tập trung cho các tỉnh nghèo. Trong số người thụ hưởng có
khoảng 30% người nghèo sẽ hỗ trợ 100% vốn góp.70% số còn lại trả vốn qua
tiền nước sử dụng.(Nguyễn Vũ Hoan(2005)).
1.2.2. Hàn Quốc
Những năm đầu 60 đất nước hàn quốc còn phát triển chậm, chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp, dân số trong khu vực nông thôn chiếm đến 2/3 dân số cả
nước. trước tình hình đó Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm phát
triển nông thôn. Qua đó xây dựng niềm tin của người nông dân, tích cực sản
xuất phát triển, làm việc chăm chỉ, độc lập và có tính cộng đồng cao.Trọng tâm
là phong trào xây dựng “làng mới” (Seamoul Undong).Nguyên tắc cơ bản của
24
làng mới là: nhà nước hỗ trợ vật tư cùng với sựđóng góp của nhân dân. Nhân
dân quyết định các dự án thi công, nghiệm thu và chỉ đạo các công trình. Nhà
nước hàn Quốc chú trọng tới nhân tố con người trong việc xây dựng nông thôn
mới do trình độ của người nông dân còn thấp, việc thực hiện các chính sách gặp
phải khó khăn, vì thế chú trọng đào tạo các cán bộ cấp làng, địa phương. Tại các
lớp tập huấn, sẽ thảo luận với chủ đề: “ làm thế nào để người dân hiểu và thực
hiện chính sách nhà nước”, sau đó các lãnh đạo làng sẽ cũng đưa ra ý kiến và
tìm giải pháp tối ưu phù hợp với hoàn cảnh địa phương.
Nội dung thực hiện dự án nông thôn mới của Hàn Quốc gồm có: phát huy
nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Cải thiện cơ sở
hạ tầng cho từng hộ dân và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cũng như đời
sống sinh hoạt người dân. Thực hiện các dự án làm tăng thu nhập cho nông dân
tăng năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng xen canh. Kết quả đạt được, các
dự án mở rộng đường nông thôn, thay mái nhà ở, xây dựng cống và máy bơm,
sân chơi cho trẻ em đã được tiến hành. Sau 7 năm từ triển khai thực hiện thu
nhập bình quân của hộ dân tăng lên khoảng 3 lần từ 1000 USD/người/năm tăng
lên 3000 USD/người/năm vào năm 1978. Toàn bộ nhà ở nông thôn đã được ngói
hóa và hệ thống giao thông nông thôn đã được xây dựng hoàn chỉnh.
Mô hình nông thôn mới đã đem lại cho Hàn Quốc sự cải thiện rõ rệt. Hạ
tầng cơ sở nông thôn cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị,
trình độ tổ chức nông dân được nâng cao. Đặc biệt xây dựng được niềm tin của
người nông dân, ý chí sản xuất phát triển kinh tế, tinh thần người dân mạnh mẽ.
Đến đầu những năm 80, quá trình hiện đại hóa nông thôn đã hoàn thành, Hàn
Quốc chuyển chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới.
25