Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.59 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ


BÀI TẬP NHĨM
MƠN: NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

Đề bài: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập theo
loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ.

Giảng viên hướng dẫn

:

TS. Nguyễn Quang Huy

Nhóm sinh viên thực hiện

:

Nhóm 8

Lớp

:

Nghiệp vụ hải quan (121)_05

Hà nội, 11/2021
0



MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8 ............................................................. 3
I. Tổng quan về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ. ... 4
1. Khái niệm xuất nhập khẩu tại chỗ................................................................. 4
2. Vai trò của xuất nhập khẩu tại chỗ. ............................................................. 5
3. Các mặt hàng được xuất nhập khẩu tại chỗ. ................................................. 5
4. Ưu/ nhược điểm của thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại
chỗ. ..................................................................................................................... 6
a. Ưu điểm: ..................................................................................................... 6
b. Nhược điểm. ................................................................................................ 6
II. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ. ........... 6
1. Chuẩn bị Hồ sơ hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ. ..................................... 6
1.1 Hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ............................................................. 7
1.2. Hồ sơ hải quan nhập khẩu tại chỗ. ......................................................... 8
2. Địa điểm và thời gian làm hồ sơ. ................................................................. 11
3. Phương thức tiến hành khai báo hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại
chỗ. ................................................................................................................... 11
a) Thực hiện theo phương thức thủ công. .................................................. 11
b) Thực hiện theo phương thức điện tử. ..................................................... 12
4. Thành phần, số lượng hồ sơ. ....................................................................... 13
a) Thành phần hồ sơ: ................................................................................... 13
b) Số lượng hồ sơ .......................................................................................... 14
c) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính ................................................. 14
5. Thời hạn giải quyết. ..................................................................................... 15
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính. ...................................................... 15
a) Đối với phương thức thủ công.................................................................. 15
b) Đối với phương thức điện tử................................................................... 15
7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan. ............................................................ 16
1



a) Đối với doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ. ................................................ 16
b) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ. ............................................... 17
III. Quy trình thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ mặt hàng áo sơ mi
nam tại chỗ của Tổng cơng ty may Việt Tiến. .................................................. 17
1. Quy trình truyền thống .............................................................................. 17
2. Quy trình điện tử ....................................................................................... 19
IV. Những lưu ý khi làm thủ tục hải quan XNK tại chỗ. ................................. 21
V. Kiến nghị. ...................................................................................................... 22
1. Đối với doanh nghiệp XNK tại chỗ .............................................................. 22
2. Đối với các cơ quan hải quan quản lý xuất nhập khẩu tại chỗ ................... 22
VI. Kết luận. ....................................................................................................... 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 26

2


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8
Họ và tên

Mã sinh viên

Trần Thị Thu Mai

11193331

Mai Thị Thùy

11195025


Nguyễn Thùy Dương

11191279

Nguyễn Thị Nam Phương

11194014

Nguyễn Thị Nhinh

11194014

Trịnh Thị Thu Hằng

11191744

3


I. Tổng quan về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.
1. Khái niệm xuất nhập khẩu tại chỗ.
Xuất nhập khẩu tại chỗ là một trong các hình thức của nghiệp vụ xuất nhập khẩu,
trong đó hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất rồi bán cho thương nhân nước ngoài theo
hợp đồng mua bán, được thương nhân nước ngồi thanh tốn nhưng theo chỉ định của
thương nhân nước ngồi hàng hố đó được giao tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam
khác.
Ví dụ: Thương nhân nước ngồi (cơng ty A tại Singapore) mua hàng hóa (nguyên vật liệu,
sản phẩm gia công...) từ một thương nhân tại Việt Nam (cơng ty B tại Việt Nam) và đem

bán hàng hóa này cho một thương nhân Việt Nam khác (công ty C tại Việt Nam). Như vậy,
ta thấy, hợp đồng ký kết giữa các công ty (A ký với B; A ký với C) là các hợp đồng ngoại
thương, hàng hóa đã được xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng hóa khơng được vận chuyển
ra khỏi biên giới quốc gia mà được vận chuyển, giao hàng ngay tại lãnh thổ Việt Nam.

4


2. Vai trị của xuất nhập khẩu tại chỗ.
-

Hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ giúp doanh nghiệp thực hiện việc mua bán hàng hóa

nhanh chóng, tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa. Doanh nghiệp lưu
ý về những hồ sơ thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ.
-

Đối với hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều

chi phí và dễ dàng tiến hành hoạt động xuất khẩu hơn. Tuy là giao hàng trong nước nhưng
doanh nghiệp vẫn có thể bán hàng với giá cao hơn tương đương với giá xuất khẩu hàng
hóa thơng thường từ đó thì lợi nhuận và doanh thu mà doanh nghiệp có sẽ nhiều hơn.
-

Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ cũng có thể tiết kiệm được thời gian vận chuyển đảm

bảo được chất lượng của hàng hóa, thúc đẩy được tiến độ xuất khẩu của doanh nghiệp. Và
có thể nhận được ưu đãi về thuế xuất khẩu hoặc chính sách ưu đãi khác từ chính phủ.
-


Đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ thì hình thức này cũng mang lại lợi ích trong

một số trường hợp, kịp thời nhận được nguyên liệu, thiết bị gia công để tiếp tục được quy
trình sản xuất. Tìm kiếm được nhiều đối tác trong nước có sản phẩm chất lượng hơn. Vẫn
giữ được thế mạnh đối với đối tác nước ngoài và có thể nhận được ưu đãi về thuế quan
nhập khẩu.

3. Các mặt hàng được xuất nhập khẩu tại chỗ.
a) Sản phẩm gia cơng; máy móc, thiết bị th hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế
liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số
187/2013/NĐ-CP;
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp
trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngồi khơng
có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngồi chỉ định giao, nhận hàng hóa
với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

5


4. Ưu/ nhược điểm của thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại
chỗ.
a. Ưu điểm:
- Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan.
Hoặc doanh nghiệp có tần suất xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều lần trong một thời gian nhất
định thì được giao hàng trước, khai Hải quan sau (thời hạn khai báo hải quan không quá
30 ngày)


Tờ khai xuất- nhập khẩu có thể được mở cùng 1 Chi cục Hải quan:


Tại Chi cục Hải quan thuận tiện do 1 người khai hải quan lựa chọn và quy định theo từng
loại hình


Được hưởng ưu đãi về thuế, tuy nhiên chỉ áp dụng đối với hình thức mua hàng hóa
từ các cơng ty thuộc trong khu phi thuế quan, hay doanh nghiệp chế xuất.

b. Nhược điểm.
• XNK tại chỗ cũng là hoạt động xuất- nhập khẩu nên vẫn được áp dụng tính thuế
giống tương tự hàng hóa được mua từ nước ngồi


Một vài doanh nghiệp nội địa vẫn gặp phải rắc rối để được hưởng ưu đãi về thuế
trong khi làm thủ tục hải quan



Nhiều doanh nghiệp mắc phải sai lầm khi khai Hải quan cửa khẩu đầu xuất nhập
theo dõi đối chiếu không khớp với nhau.

II. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.
1. Chuẩn bị Hồ sơ hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ.
Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thơng tư 38/2015/TT-BTC.Trường hợp hàng hóa
mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi
thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng
theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.

6



1.1 Hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ.
Theo Khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều
1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm các loại
chứng từ sau:
a) Tờ khai hải quan.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị
định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐCP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK.
b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua
phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
c) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nơng thơn: 01 bản chính.
d) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo
pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy
phép:
Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
e) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc
chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành: 01 bản
chính.
- Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể
bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
- Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời
hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp
01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên.

7


f) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định

của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên.
g) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc
diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có
chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của
pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của
người giao ủy thác.
1.2. Hồ sơ hải quan nhập khẩu tại chỗ.
a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm
Thông tư này. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2
Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ
khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thơng tư này.
b) Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01
bản chụp.
*Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ
định nhận hàng từ nước ngồi thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại
Việt Nam phát hành cho chủ hàng
*Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ
định nhận hàng từ nước ngồi thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại
Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
*Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
b.1) Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;
b.2) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia cơng cho thương nhân nước ngồi,
người khai hải quan khai giá tạm tính tại ơ “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;

8


b.3) Hàng hóa nhập khẩu khơng có hóa đơn và người mua khơng phải thanh tốn cho người
bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định
trị giá hải quan.

c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương
thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường
bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người
nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí được vận
chuyển trên các tàu dịch vụ (khơng phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá
(cargo manifest) thay cho vận tải đơn;
d) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập
khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp
kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm
tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc
gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản
thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng
thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;
e) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới
dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai
trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá
thực hiện theo Thơng tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

9


g) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng
từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các
trường hợp sau:
g.1) Hàng hố có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thỏa thuận về áp dụng thuế suất ưu

đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc
tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ
ưu đãi đó;
g.2) Hàng hố thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thơng báo đang ở trong
thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh mơi
trường cần được kiểm sốt;
g.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời
điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử,
thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;
g.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của
pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo
các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận
xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải
quan chấp nhận các chứng từ này.
h) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng
thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có
chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của
pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý
ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người
giao ủy thác.

10


2. Địa điểm và thời gian làm hồ sơ.
Địa điểm
Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận
tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.

Thời gian
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thơng quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi
hồn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

3. Phương thức tiến hành khai báo hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại
chỗ.
Theo Quyết định 1842/QĐ-BTC ngày 30/7/2014: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu khẩu tại chỗ (thủ công - điện tử)
a) Thực hiện theo phương thức thủ công.
Bao gồm 5 bước:
Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp nhập
khẩu trên 04 tờ khai, ký tên, đóng dấu. Trong đó ghi rõ Chi cục Hải quan làm thủ tục hải
quan nhập khẩu tại ô 29 tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Giao 4 tờ khai hải quan này cho
doanh nghiệp xuất khẩu.
Bước 2: Doanh nghiệp xuất khẩu sau khi nhận đủ 4 tờ khai hải quan này thì sẽ khai đầy đủ
các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên cả 4 tờ khai, ký tên, đóng dấu và nộp hồ
sơ Hải quan cho Chi cục Hải quan để đăng ký làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ theo quy định.
Bước 3: Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ tiếp nhận 4 tờ khai và các chứng
từ hồ sơ nhập khẩu tại chỗ, tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định phù hợp với
từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành và niêm
phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi
có yêu cầu. Bằng kiểm tra thực tế hàng hóa, xác nhận đã làm đủ thủ tục hải quan, ký tên
và đóng dấu cơng chức vào cả 4 tờ khai. Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải

11


nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất
trình.
Bước 4: Sau khi nhận được 3 tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ đã có xác nhận của cơ

quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi
cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để làm thủ tục hải quan nhập khẩu
tại chỗ. Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ tiến hành các bước đăng ký tờ khai
nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từng loại hình (ví dụ: nếu hàng nhập khẩu tại
chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình
sản xuất xuất khẩu; nếu hàng nhập khẩu tại chỗ để làm ngun liệu gia cơng thì làm thủ
tục theo loại hình gia cơng); kiểm tra hàng hố hoặc chứng từ nhập khẩu hàng hố của
doanh nghiệp nhập khẩu khi có nghi vấn việc giao nhận hàng hố khơng đúng khai báo,
giao nhận khống. Lập biên bản kiểm tra; tiến hành xử lý theo quy định pháp luật nếu phát
hiện doanh nghiệp vi phạm. Cuối cùng, chi cục Hải quan xác nhận hồn thành thủ tục hải
quan, ký và đóng dấu công chức vào tờ khai Hải quan; giữ lại 1 tờ khai và bộ chứng từ
doanh nghiệp NK phải nộp. Trả lại 2 tờ khai và các chứng từ xuất trình cho doanh nghiệp
nhập khẩu tại chỗ. Sau đó, Có văn bản thông báo cho Cục thuế địa phương nơi theo dõi
thuế của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi (mẫu TB/2006 kèm theo) hoặc
thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và Cục
Thuế địa phương đã nối mạng.
Bước 5: Doanh nghiệp nhập khẩu lưu 1 bản tờ khai, gửi lại doanh nghiệp xuất khẩu 1 tờ
khai để lưu.
Và đó là 5 bước bạn cần thực hiện để khai báo Hải quan theo phương thức thủ công. Ngày
nay, với sự phát triển của cơng nghệ thì phương thức khai báo điện tử được sử dụng phổ
biến. Dưới đây là quy trình thủ tục hải quan XNK tại chỗ theo phương thức điện tử.
b)

Thực hiện theo phương thức điện tử.

Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ tiến hành khai điện tử tờ khai hải quan xuất khẩu
và khai vận chuyển kết hợp trên hệ thống ECUS VNACCS. Trong đó ghi rõ vào ơ “Điểm
12



đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan
nhập khẩu và ơ tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” điền “#&XKTC”.
Bước 2: Sau khi khai xong được 1 khai tờ khai thông tin xuất khẩu EDB. Xuất trình, nộp
hồ sơ hải quan khi hệ thống yêu cầu và sau đó hệ thống phân luồng và làm thủ tục xuất
khẩu hàng hóa theo quy định.
Bước 3: Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sẽ tiếp nhận,
kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa theo kết quả phân luồng của hệ thống.
Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ sẽ giao hàng hóa cho người nhập khẩu tại chỗ và
các giấy tờ khác theo quy định trừ B/L.
Bước 5: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi hàng hóa xuất khẩu được thơng quan
thì doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ tiến hành khai báo tờ khai nhập khẩu theo đúng thời
hạn. Xuất trình hồ sơ khi có yêu cầu. Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
Bước 6: Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ sau khi tiếp
nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra hàng hóa theo kết quả phân luồng của hệ thống.
Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hố, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi
cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu khơng phải kiểm
tra thực tế hàng hố. Sau đó, chi cục Hải quan có văn bản thơng báo cho Cục thuế địa
phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi (mẫu
TB/2006 kèm theo) hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm
thủ tục nhập khẩu và Cục Thuế địa phương đã nối mạng.
Bước 7: Khi thực hiện xong thủ tục nhập khẩu thì DN nhập khẩu hàng hóa tại chỗ thơng
báo lại cho phía doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ để hoàn tất thủ tục.

4. Thành phần, số lượng hồ sơ.
a) Thành phần hồ sơ:

Thực hiện theo phương thức thủ cơng:
- Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ: nộp 04 bản chính;
13



- Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia cơng có chỉ định giao hàng tại Việt Nam
(đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia cơng có chỉ định
nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu), hợp đồng thuê, mượn: nộp 01 bản sao;
- Hoá đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp xuất khẩu lập (liên giao khách hàng): nộp 01
bản sao;
- Các giấy tờ khác theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận tải
đơn - B/L)


Thực hiện theo phương thức điện tử:

- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:
+ Tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu tại chỗ in: 02 bản chính;
+ Thơng báo về việc hồn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ: 01 bản chụp của doanh nghiệp
nhập khẩu;
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất
khẩu), hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia cơng có chỉ định nhận hàng tại Việt
Nam (đối với người nhập khẩu), hợp đồng thuê, mượn: 01 bản chụp;
+ Các giấy tờ khác theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận tải đơn - B/L).
- Đối với doanh nghiệp nhập khẩu
+ Tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu tại chỗ: 02 bản chính;
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất
khẩu), hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia cơng có chỉ định nhận hàng tại Việt
Nam (đối với người nhập khẩu), hợp đồng thuê, mượn: 01 bản chụp;
+ Các giấy tờ khác theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận tải đơn - B/L).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
c) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân có liên quan.
14



5. Thời hạn giải quyết.
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan
nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải
quan)
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời
điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy
định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức
kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất.
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lơ hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức
kiểm tra thực tế tồn bộ hàng hóa.
-

Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tồn bộ hàng hóa mà lơ hàng xuất

khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được
gia hạn nhưng khơng q 08 giờ làm việc.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
a) Đối với phương thức thủ cơng.
• Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan


Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu
có): Khơng có



Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan




Cơ quan phối hợp (nếu có): Khơng có

b) Đối với phương thức điện tử.
• Cơ quan có thẩm quyền quyết định:


Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, đăng ký và phân luồng tờ khai: Tổng
cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh thành phố.



Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hoá: Chi cục Hải quan.
15




Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu
có): Chi cục Hải quan.



Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính



Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, đăng ký và phân luồng tờ khai: Tổng

cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh thành phố.



Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hố: Chi cục Hải quan.



Cơ quan phối hợp (nếu có): Khơng có.

7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan.
a) Đối với doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ.
Thực hiện trách nhiệm được quy định tại chương III thơng tư Thơng tư số 38/2015/TTBTC.


Tiếp nhận hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ: Tiếp nhận bộ hồ sơ hải quan do doanh
nghiệp chuyển đến.



Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình xuất
khẩu, nhập khẩu; kiểm tra tính thuế (nếu có). Xác nhận hồn thành thủ tục hải quan,
ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan. Với trường hợp làm thủ tục xuất nhập
khẩu điện tử, xác nhận nội dung “Đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu tại chỗ theo tờ
khai số, ngày, tháng, năm” vào tờ khai hải quan điện tử in nhập khẩu do doanh
nghiệp xuất trình và ký tên, đóng dấu cơng chức.



Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và

các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.



Theo dõi tiến độ thực hiện thủ tục. Nếu phát hiện tờ khai Hải quan xuất khẩu tại chỗ
đã hoàn thành mà phía nhập khẩu tại chỗ chưa thực hiện thủ tục, thì cần thơng báo
cho chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ đôn đốc, quản lý,
theo dõi doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ theo đúng thời gian quy định (không quá
15 ngày).
16


b) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ.
- Tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra theo quy định phù
hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành
đối với hàng nhập khẩu. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất
trình cho cơ quan hải quan khi có u cầu.
Tiến hành kiểm tra hàng hoá đối với trường hợp phải kiểm tra.

-

Kiểm tra hàng hóa theo kết quả phân luồng của hệ thống (nếu có). Trường hợp hàng hố
đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nhập khẩu
khơng cần kiểm tra.
Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu cơng chức vào cả 04 tờ khai.

-

Đối với trường hợp thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ cùng được thực hiện tại hải quan
điện tử, cơ quan hải quan chỉ cần ký tên và đóng dấu công chức vào 02 tờ khai hải quan

điện tử in.
- Lưu lại 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập
khẩu tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình.
- Có văn bản thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại
chỗ biết để theo dõi hoặc thông báo theo Thông báo thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ gửi
qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và cơ quan thuế địa
phương đã nối mạng.
- Trường hợp làm thủ tục xuát nhập khẩu điện tử (nếu hệ thống đáp ứng), thông báo cho
Hải quan xuất khẩu về tờ khai đã hoàn thành thủ tục qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan.

III. Quy trình thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ mặt hàng áo sơ mi
nam tại chỗ của Tổng công ty may Việt Tiến.
1.

Quy trình truyền thống: gồm 8 bước
17


Bước 1: Công ty Sumitex đặt mua 4000 áo sơ mi nam từ Tổng công ty may Việt Tiến và
chỉ định công ty Việt Tiến giao cho công ty TNHH Mỹ Anh. Sau khi các bên đã thực hiện
ký kết hợp đồng, công ty Việt Tiến sẽ xin giấy phép xuất khẩu. Hồ sơ xuất trình gồm:
Đơn xin giấy phép
Hợp đồng thương mại
Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động
Hồ sơ được chuyển đến Phòng cấp giấy phép của Bộ Công Thương. Sau 3 ngày nhận được
đơn, Phòng cấp giấy phép sẽ trả lời.
Bước 2: Công ty TNHH Mỹ Anh sẽ đến chi cục Hải Quan tại Hà Nội để kê khai đầy đủ
các tiêu chí dành cho doanh nghiệp nhập khẩu dành cho doanh nghiệp nhập khẩu trên cả 4
tờ khai, ký tên và đóng dấu. Sau đó, sẽ giao 4 tờ khai và hóa đơn giá trị gia tăng cho cơng

ty Việt Tiến.
Bước 3: Sau khi nhận đầy đủ 4 tờ khai Hải quan và Hóa đơn GTGT từ cơng ty Mỹ Anh thì
cơng ty Việt Tiến sẽ khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên cả 4 tờ

18


khai hải quan và nộp hồ sơ cho Chi cục hải quan Cát Lát để đăng ký làm thủ tục XNK tại
chỗ.
Bước 4: Hải quan Cát Lái sau khi tiếp nhận 4 tờ khai và các chứng từ hồ sơ nhập khẩu tại
chỗ, tiến hành các bước đăng ký tờ khai. Bằng kiểm tra thực tế hàng hóa, xác nhận đã làm
đủ thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 4 tờ khai. Lưu 1 tờ khai và bộ
chứng từ doanh nghiệp phải nộp và trả lại cho công ty Việt Tiến 3 tờ khai và các chứng từ
công ty đã nộp phát cho chi cục Hải quan tại Hà Nội. Tờ khai hải quan đã làm thủ tục xuất
khẩu.
Bước 5: Công ty Việt Tiến nhận lại 3 tờ khai hải quan và các chứng từ đã xuất trình.
Chuyển 3 tờ khai cịn lại và giao hàng cho công ty Mỹ Anh để làm thủ tục nhập khẩu tại
chỗ.
Bước 6: Sau khi nhận được 3 tờ khai đã có đủ khai báo, chữ ký, đóng dấu của Chi cục hải
quan Cát Lái, Công ty Mỹ Anh nộp hồ sơ Hải quan cho Chi cục Hải quan Hà Nội để làm
thủ tục nhập khẩu tại chỗ.
Bước 7: Sau khi tiếp nhận 3 tờ khai hải quan đã có đầy đủ khai báo xác nhận, ký tên, đóng
dấu của cơng ty Việt Tiến, cơng ty Mỹ Anh và Hải quan Cát Lái và bộ chứng từ của hồ sơ
Hải quan nhập khẩu tại chỗ. Chi cục Hải quan Hà Nội sẽ tiến hành các bước đăng ký tờ
khai, kiểm tra tính thuế, xác nhận hồn thành thủ tục hải quan, ký và đóng dấu cơng chức
vào tờ khai Hải quan; giữ lại 1 tờ khai và bộ chứng từ công ty Mỹ Anh phải nộp. Trả 2 tờ
khai và các chứng từ cho doanh nghiệp Mỹ Anh. Sau đó, thơng báo cho cơ quan Thuế quản
lý trực tiếp của công ty Mỹ Anh để theo dõi.
Bước 8: Công ty Mỹ Anh sẽ giữ lại 1 tờ khai và chuyển tờ khai cịn lại cho cơng ty Việt
Tiến sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu


2.

Quy trình điện tử: gồm 6 bước

19


Bước 1: Như quy trình truyền thống thì các bên sẽ ký kết hợp đồng.
Bước 2: Công ty Việt Tiến sẽ tiến hành khai điện tử tờ khai hải quan xuất khẩu và khai
vận chuyển kết hợp.
Như vậy, bạn đã khai xong được 1 khai tờ khai thông tin xuất khẩu EDB. Xuất trình, nộp
hồ sơ hải quan khi hệ thống yêu cầu và sau đó hệ thống phân luồng xanh và làm thủ tục
hàng hóa theo quy định
Bước 3: Hải quan Cát Lái sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa theo
kết quả phân luồng của hệ thống.
Bước 4: Công ty Việt Tiến sẽ giao hàng hóa cho cơng ty Mỹ Anh và các giấy tờ khác theo
quy định trừ B/L.
Bước 5: Công ty Mỹ Anh sẽ tiến hành khai báo tờ khai nhập khẩu theo đúng thời hạn. Xuất
trình hồ sơ khi có yêu cầu. Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
Bước 6: Hải quan Hà Nội sau khi tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra hàng hóa
theo kết quả phân luồng của hệ thống. Thơng báo bằng văn bản về việc hoàn thành thủ tục
nhập khẩu tại chỗ cho cục Thuế địa phương nơi theo dõi thuế của công ty Mỹ Anh để biết
theo dõi và gửi cho công ty Mỹ Anh 1 bản để thơng báo hồn tất thủ tục nhập khẩu tại chỗ.
20


IV. Những lưu ý khi làm thủ tục hải quan XNK tại chỗ.
– Tờ khai Hải quan có giá trị làm thủ tục Hải quan trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng


– Với các trường hợp đặc biệt như: người khai Hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và đối tác
giao dịch với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan và đối tác
của họ cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan có tần suất xuất nhập khẩu tại
chỗ nhiều lần trong một thời hạn nhất định (theo 1 hợp đồng, có cùng người mua hoặc
người bán) thì được giao hàng trước, khai Hải quan sau. Tuy nhiên thời hạn khai báo Hải
quan là không quá 30 ngày kể từ lúc giao nhận hàng.
– Tờ khai xuất-nhập có thể được mở cùng 1 Chi cục Hải quan.
– Doanh nghiệp không nên khai báo hàng hóa sai với quy định xuất nhập khẩu vì khi có
nghi vấn việc giao hàng nhận hàng hóa khơng đúng khai báo trong tờ khai thì sẽ bị kiểm
tra, lập biên bản và bị xử phạt theo quy định Pháp luật hiện hành.
– Doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật Hải quan, phải giao nhận hàng hóa xuất nhập tại
chỗ đúng với thời gian quy định trong hợp đồng mua bán và theo đúng trình tự pháp luật
quy định. Trong trường hợp hàng hóa XNK tại chỗ theo chỉ định của thương nhân thì doanh
nghiệp nhập khẩu tại chỗ phải tổng hợp danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ
đã được thơng quan để gửi tới cơ quan Thuế quản lý trực tiếp.
– Đối với mỗi lần giao nhận, phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như
hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ)
– DN nội địa xuất vào khu chế xuất phải có hóa đơn GTGT (các trường hợp khác khơng
cần)
– Trường hợp 2 hóa đơn GTGT có thể làm bảng kê 02 và khai báo 1 tờ khai (đầu nhập làm
tương tự)

21


– Trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên, giá tờ khai xuất và nhập có thể khác nhau (vì
thương mại với bên nước ngồi).

V. Kiến nghị.

1. Đối với doanh nghiệp XNK tại chỗ
- Doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật hải quan, phải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
tại chỗ đúng với thời gian quy định trong hợp đồng mua bán và theo đúng trình tự pháp
luật quy định.
- Trong trường hợp hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước
ngoài, hàng tháng doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chỗ phải tổng hợp danh sách các tờ
khai hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan gửi tới cơ quan thuế quản lý
trực tiếp.
- Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về quy trình khai báo hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ,
mở các lớp tập huấn về quy trình nghiệp vụ hải quan và luôn chủ động cập nhật các thay
đổi trong chính sách, thủ tục hải quan của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài Chính để đảm bảo
thơng quan hàng hóa được thuận lợi, nhanh chóng.

2. Đối với các cơ quan hải quan quản lý xuất nhập khẩu tại chỗ


Cụ thể về hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tại chỗ, qua thực tế thực hiện quy định
tại Điều 35, Nghị định 08/2015/NĐ-CP thì hoạt động XNK tại chỗ phát sinh những
bất cập như hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam nên hàng hóa được giao đến cho người
nhập khẩu mà không thực hiện thủ tục hải quan hoặc chỉ thực hiện thủ tục hải quan
tại một đầu. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro về giao dịch như chuyển tiền qua biên
giới, chuyển giá, trốn thuế.

=> Kiến nghị: Cần quy định rõ ràng về thủ tục hải quan cho hh XNK tại chỗ, cụ thể ở đây
là cần thêm thủ tục thơng quan 2 đầu cho hàng hóa XNK tại chỗ để tránh hiện tượng tiêu
cực như trên xảy ra.


Theo quy định hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ chỉ là hoạt động mua bán
giữa ba doanh nghiệp, trên thực tế không phải như vậy.


22


a) Hàng hóa đặt gia cơng tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngồi đặt gia cơng
bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;
b) Hàng hóa mua bán, thuê mượn giữa các doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp chế
xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán, thuê mượn giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức, cá nhân
nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngồi chỉ định
giao, nhận hàng hóa với một hoặc nhiều doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
d) Hàng hóa trao đổi giữa các doanh nghiệp Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngồi theo
hình thức kết hợp giữa các loại hình nêu trên.
=> Kiến nghị: Cần giải quyết vướng mắc về mặt thủ tục cho các doanh nghiệp có hoạt
động như trên, tránh phải xin cơ chế riêng cho từng lần (ví dụ hoạt động cho thuê mượn
khuôn khá phổ biến nhưng thủ tục không được quy định rõ).
• Đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP
thì XNK tại chỗ vẫn phải chịu thuế, chỉ khi thành phẩm XK ra nước ngồi, khơng
tiêu thụ nội địa thì DN mới được miễn thuế. Tuy nhiên, bất cập là DN phải thêm thủ
tục hành chính chứng minh hàng hóa XK để được miễn thuế.
=> Kiến nghị: Cần sửa đổi quy định cho phép miễn thuế nhập khẩu với hàng nhập tại chỗ
để sản xuất hàng xuất khẩu, để tránh mất thời gian làm thêm thủ tục hải quan chứng minh
hh XK thuộc đối tượng hoàn thuế, làm phức tạp thuế tục hải quan và DN cịn phải huy
động tiền lớn để đóng thuế. Đồng thời cũng tạo sự bình đẳng giữa hình thức gia công xuất
khẩu và sản xuất xuất khẩu, khuyến khích các DN chuyển sang phương thức xuất khẩu
mua đứt bán đoạn (FOB) thay vì khuyến khích gia cơng.
Cụ thể, trong Nghị định 18/2021/NĐ-CP có quy định: “Sản phẩm xuất khẩu tại chỗ không
được miễn thuế xuất khẩu. Người xuất khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại
chỗ và kê khai nộp thuế xuất khẩu theo mức thuế suất và trị giá của sản phẩm xuất khẩu tại
chỗ theo quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ… Sản phẩm

23


nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ
kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời
điểm đăng ký tờ khai…”.
Như vậy có thể thấy, bất cập ở chỗ là cùng một đối tượng hàng hóa nhưng cả 2 DN xuất
khẩu tại chỗ và nhập khẩu tại chỗ đều phải nộp thuế. Nghĩa là DN nội địa xuất khẩu tại chỗ
sản phẩm cho DN sản xuất xuất khẩu phải nộp thuế xuất khẩu cho sản phẩm xuất ra. Đồng
thời, DN nhập khẩu sản phẩm tại chỗ cũng phải nộp thuế nhập khẩu cho sản phẩm nhập
khẩu tại chỗ, mặc dù thành phẩm cuối cùng của chuỗi sản xuất này đều là làm hàng xuất
khẩu, không tiêu thụ ở trong nước.
Những bất cập ấy dường như khiến cho Nghị định 18/2021/NĐ-CP vơ hình chung dẫn tới
việc DN chú trọng làm hàng gia công hơn là làm hàng phục vụ cho xuất khẩu vì vừa phải
nộp thuế, lại vừa mất thời gian để hoàn thiện các thủ tục về sau. Trong khi làm hàng gia
công xuất khẩu chỉ là “lấy cơng làm lãi”, khơng có thương hiệu, khơng nâng cao được sức
cạnh tranh của hàng Việt trên thị trường và tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất thế giới.
Hàng hóa sau cùng cũng xuất ra nước ngồi, khơng tiêu thụ trong thị trường Việt Nam thì
theo quy định tại Luật Thuế xuất nhập khẩu phải được miễn thuế nên quy định như vậy
khiến cho DN cũng như nhà quản lý mất thêm một thủ tục hành chính. Để nộp thuế, DN
phải huy động một số tiền lớn để đóng thuế và mất nhiều thời gian để hoàn thành các thủ
tục, chứng minh hàng thật sự xuất khẩu mới được hồn thuế.

VI. Kết luận.
Từ quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ, có thế thấy được hình thức XNK tại chỗ đang
được các quốc gia có nhiều đơn vị kinh doanh ở nước ngồi ưa chuộng. Các tổ chức nước
ngồi đóng tại các quốc gia đó khai thác tối đa và thu được những kết quả to lớn không
thua kém đối với XNK trực tiếp qua biên giới quốc gia, đồng thời có cơ hội thu hồi vốn
nhanh và lợi nhuận cao. Do đó có thể thấy XNK tại chỗ đang là sự lựa chọn của nhiều
doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh hình thức XNK truyền thống. HÌnh thức tại chỗ này

không những giúp doanh nghiệp thực hiện việc mua bán hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm
24


×