Tải bản đầy đủ (.pdf) (241 trang)

Nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.77 MB, 241 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------***----------

Phạm Như Linh

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
ĐỒ CHƠI GỖ TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------***----------

Phạm Như Linh

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
ĐỒ CHƠI GỖ TẠI VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử mỹ thuật
Mã số: 9210101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng
PGS.TS. Hồng Minh Phúc

TP. HỒ CHÍ MINH - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sĩ đề tài Nghệ thuật tạo hình đồ chơi
gỗ tại Việt Nam là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Các trích dẫn, số
liệu, hình ảnh minh họa, ý kiến và nhận định khoa học của những tác giả khác
nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tp. HCM, ngày 25 tháng 4 năm 2022
Tác giả luận án

Phạm Như Linh


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... iii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 01
NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ĐỒ CHƠI GỖ ............ 09
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 09
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ........................................................................... 16
1.3. Khái lược lịch sử đồ chơi gỗ .................................................................. 34
Tiểu kết .......................................................................................................... 42
Chương 2: SỰ BIỂU ĐẠT NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
TRONG TẠO HÌNH ĐỒ CHƠI GỖ TẠI VIỆT NAM ................................ 43
2.1. Sự biểu đạt về hình thức tạo hình .......................................................... 44
2.2. Sự biểu đạt về nội dung .......................................................................... 66
2.3. Thành tựu và hạn chế trong nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ tại Việt Nam
....................................................................................................................... 81
Tiểu kết .......................................................................................................... 92
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ĐỒ CHƠI GỖ TẠI VIỆT NAM ................... 93
3.1. Đặc điểm nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ ở Việt Nam .......................... 93
3.2. Giá trị của nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ ở Việt Nam ....................... 107
3.3. Định hướng phát triển nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ Việt Nam ....... 116
Tiểu kết ........................................................................................................ 125
KẾT LUẬN ................................................................................................ 127
DANH MỤC CƠNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ ...................... 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 134
PHỤ LỤC ................................................................................................... 143


iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. HN

: Hà Nội

2. Nxb

: Nhà xuất bản

3. NCS

: Nghiên cứu sinh

4. PGS

: Phó Giáo sư

5. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
6. TS

: Tiến sĩ

7. Tr.

: Trang

8. TCN

: Trước công nguyên



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đồ chơi gỗ là những sản phẩm đồ chơi được chế tác từ vật liệu gỗ (vật
liệu chủ yếu là gỗ và có kết hợp hỗ trợ từ một số vật liệu khác). Đồ chơi gỗ là
sản phẩm có chức năng giải trí, phát triển thể chất, trí thơng minh, cân bằng
tâm lí và cả chức năng giáo dục, trong đó bao gồm giáo dục thẩm mỹ cho người
chơi. Đồ chơi gỗ có đặc tính an tồn, sử dụng bền lâu, thân thiện với mơi trường,
mang tính đặc trưng của sản phẩm được làm thủ công hoặc được sản xuất công
nghiệp một cách tinh tế, trau chuốt. Bản thân đồ chơi gỗ, ngồi tính công năng,
sự tiện dụng và phù hợp với người dùng thì yếu tố thẩm mỹ cũng đóng góp vai
trị vơ cùng quan trọng, bởi sự hấp dẫn thị giác làm tăng giá trị giải trí cho sản
phẩm tạo sự hấp dẫn thị giác cũng như giúp người sử dụng được thuận tiện hơn
trong cách chơi.
Nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ là một trong những loại hình nghệ thuật ra
đời sớm. Nó được biểu đạt qua các yếu tố như: điểm, đường nét, màu sắc, hình
khối, khơng gian, chất liệu tạo nên các mối quan hệ tạo hình và tác động đến
người chơi bằng cảm hứng thị giác và xúc giác.
Tại Việt Nam, lịch sử về đồ chơi gỗ đã có từ lâu đời và vẫn được tiếp tục
phát triển đến nay. Đồ chơi gỗ đáp ứng được những yêu cầu sản xuất và nhu
cầu của xã hội đương đại như: nguồn ngun liệu ln sẵn có từ thiên nhiên,
phù hợp với xu hướng sáng tạo thiết kế sản phẩm xanh, sạch, hợp tự nhiên, an
tồn và bền vững. Có thể nói, việc phát triển những dịng sản phẩm được làm
từ những vật liệu tự nhiên như đồ chơi gỗ là một liệu pháp giúp cân bằng cho
đời sống tinh thần của một xã hội công nghệ, khi mà mỗi cá nhân bị hút vào
những trị chơi, đồ chơi cơng nghệ, xa rời khơng gian tự nhiên đang có khuynh
hướng dần bị cơ lập và chìm đắm bởi những khơng gian ảo. Đồ chơi gỗ giúp



2

gắn kết mối quan hệ gần gũi, mật thiết giữa người với người, giữa người với
thiên nhiên. Và như vậy, bao hàm trong đồ chơi gỗ là giá trị thẩm mỹ từ vẻ đẹp
hình thức đến cơng năng sử dụng, nó phản ánh quan điểm, bối cảnh và sự phát
triển của nền kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa và xã hội của một cộng đồng.
Giờ đây, khi công nghệ sản xuất phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu
thẩm mỹ ngày càng cao của người chơi, các loại đồ chơi nói chung và đồ chơi
gỗ nói riêng ngày càng tinh xảo, phức tạp, kích thích sự phát triển về thể chất
và năng lực tư duy của người chơi. Sản phẩm đồ chơi gỗ đang dần hoàn chỉnh
về chất lượng, về công nghệ sản xuất, về giá trị ứng dụng cũng như hấp dẫn về
hình thức, mẫu mã đi cùng giá thành hợp lí.
Hiện nay ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu chun sâu về lĩnh vực
sáng tạo tạo hình đồ chơi gỗ vẫn đang là một khoảng trống lớn, nguồn tài liệu
đề cập đến cơ sở lí luận của đồ chơi và nghệ thuật tạo hình, thiết kế đồ chơi gỗ
cịn rất hạn chế, có rất ít bản dịch tiếng Việt, tài liệu tiếng Việt chỉ rải rác ở một
vài bài báo trên các trang thông tin truyền thông. Đây là một vấn đề rất đáng
lưu tâm, đặc biệt đối với NCS, vốn là một người làm chuyên môn về thiết kế
và giảng viên làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, giảng dạy thiết kế mỹ thuật và
tạo dáng sản phẩm.
Việc có ít cơng trình nghiên cứu đi trước vừa gây khó khăn vừa là thuận
lợi cho NCS chọn lựa hướng nghiên cứu mới này. Điều này cho thấy được sự
cần thiết của vấn đề nghiên cứu cùng ý nghĩa thực tiễn của nội dung đề tài.
Nhìn chung nghiên cứu đồ chơi gỗ dưới góc độ nghệ thuật thị giác sẽ góp phần
nâng cao giá trị nghệ thuật của một loại hình sản phẩm gần gũi với hoạt động
văn hóa của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng.


3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích tổng qt
Nghiên cứu tính thẩm mĩ, yếu tố tạo hình trong chế tác đồ chơi gỗ, nhằm
xác định đặc điểm, giá trị về tạo hình và tiêu chí để phát triển lĩnh vực nghệ
thuật này tại Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
Tìm hiểu tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, cơ sở
lí luận và thực tiễn về nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ.
Phân tích sự biểu đạt các yếu tố tạo hình của đồ chơi gỗ tại Việt Nam
giai đoạn từ năm 1986 đến nay.
Xác định/nhận diện đặc điểm, giá trị và một số tiêu chí, giải pháp phát
triển nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ tại Việt Nam đương đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ, khảo sát nghiên cứu ở sự biểu đạt về
hình thức (các yếu tố tạo hình đồ chơi gỗ như: hình, khối, màu, bố cục, chất
liệu - kĩ thuật và công nghệ) và biểu đạt về nội dung (đồ chơi gỗ mang tính trí
tuệ và tính giải trí).
3.2. Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu đồ chơi gỗ tại Việt Nam
giai đoạn từ năm 1986 đến nay, được hiểu là toàn bộ đồ chơi gỗ xuất hiện tại
Việt Nam bao gồm những đồ chơi gỗ truyền thống còn tồn tại đến nay, những
đồ chơi gỗ được sản xuất và thiết kế tại Việt Nam (do các cơ sở sản xuất của
người Việt và các nhà thiết kế Việt tạo ra), những đồ chơi gỗ được sản xuất tại
Việt Nam theo mẫu mã nước ngoài, những đồ chơi gỗ của nước ngồi có mặt
tại Việt Nam. Luận án giới hạn nghiên cứu ở hai loại đồ chơi gỗ (đồ chơi mang
tính trí tuệ và tính giải trí) dành cho đối tượng người chơi từ 03-18 tuổi.


4


3.3. Phạm vi thời gian: Đồ chơi gỗ trong đề tài này với tư cách một sản
phẩm công nghiệp trực tiếp liên quan nền kinh tế thị trường. Do vậy, nghiên
cứu sự hình thành và phát triển đồ chơi gỗ nhất thiết cần theo tiến trình phát
triển lịch sử của nó trong bối cảnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam
và các nước trên thế giới. Theo hướng trên, luận án tập trung nghiên cứu đồ
chơi gỗ tại Việt Nam chủ yếu ở giai đoạn từ năm 1986 đến nay.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những yếu tố lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ nào tác động đến sự
hình thành, phát triển của nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ nói chung và đồ chơi
gỗ tại Việt Nam nói riêng ?
Câu hỏi 2: Đồ chơi gỗ tại Việt Nam từ 1986 đến nay có những thành tựu
và biểu hiện nghệ thuật tạo hình nào đáng chú ý?
Câu hỏi 3: Đồ chơi gỗ Việt Nam có những giá trị, đặc điểm nghệ thuật
tạo hình nào có thể lấy đó làm thế mạnh để phát triển tốt hơn trong giai đoạn
tới?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Lịch sử phát triển của đồ chơi gỗ đi cùng với sự giao lưu
tiếp biến văn hóa nên đồ chơi gỗ ở Việt Nam có tính tương đồng về nhiều mặt
so với đồ chơi gỗ trên thế giới. Nhưng ở mặt khác, một số đồ chơi gỗ truyền
thống còn tồn tại đến nay vẫn mang dấu ấn văn hóa Việt, tuy số lượng ít nhưng
vẫn đậm đà bản sắc. Hơn nữa, gỗ là vật liệu truyền thống từ tự nhiên, dễ dàng
tạo hình khiến cho đồ chơi gỗ có tính thẩm mỹ nổi bật và luôn mang nét đặc
thù, rất phù hợp với nhu cầu và xu hướng của đồ chơi gỗ trong hiện tại và tương
lai.
Giả thuyết 2: Từ năm 1986 tới nay, cùng với sự “đổi mới” và “mở cửa”
giao lưu hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có một sự thay đổi mạnh mẽ về mọi



5

mặt. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế hội nhập, tồn cầu
hóa đã tác động đến nhận thức của xã hội về các giá trị văn hóa, nghệ thuật,
tính thẩm mĩ, tính giáo dục, tính kinh tế của văn hóa chơi dẫn đến khả năng mở
ra nền công nghiệp mới: Công nghiệp đồ chơi gỗ. Sự biểu đạt các yếu tố tạo
hình đồ chơi gỗ cũng ngày càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn.
Giả thuyết 3: Từ xu hướng phát triển ngơn ngữ tạo hình truyền thống
giao thoa cùng ngơn ngữ tạo hình hiện đại đã đem lại hiệu quả về thẩm mỹ thị
giác cho người chơi, giúp cho họ có sự phát triển tồn diện về trí tuệ, thể chất,
tinh thần, góp phần phát triển nền văn hóa thị giác. Trong hiện tại và tương lai,
đồ chơi gỗ truyền thống Việt Nam kết hợp với những yếu tố đương đại sẽ không
chỉ đơn thuần là việc tạo sự thu hút, hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng cho
người chơi mà cịn khơi nguồn những ý tưởng sáng tạo, tạo nên một thế hệ sản
phẩm đồ chơi gỗ với nhiều giá trị mới, ngày càng tốt hơn, hồn thiện hơn, tinh
xảo hơn. Bên cạnh đó, yếu tố bản địa đóng vai trị quan trọng trong quá trình
kế thừa giá trị thẩm mỹ của đồ chơi gỗ truyền thống, tích hợp với các giá trị
đương đại, cùng sự học hỏi kinh nghiệm từ nền đồ chơi thế giới nhằm tạo nên
những sản phẩm phù hợp với văn hóa của cộng đồng cư dân tại mỗi vùng đất,
kết hợp với chất liệu địa phương để tạo nên một bản sắc riêng biệt vừa dân tộc
vừa hiện đại của đồ chơi gỗ tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu Mỹ thuật học
Phân tích đối tượng nghiên cứu từ góc độ mỹ thuật, lí luận và lịch sử mỹ
thuật để luận giải những đặc điểm, và giá trị nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ
thơng qua các yếu tố đường nét, màu sắc, bố cục, ngơn ngữ tạo hình. Phương
pháp này được kết hợp hướng tiếp cận liên ngành với Design học/ Khoa học
thiết kế tạo dáng sản phẩm, Sử học, Văn hóa học, Dân tộc học nghệ thuật, Xã
hội học Văn hóa nghệ thuật, Mỹ học, Tâm lí học nghệ thuật… nhằm làm rõ đặc



6

điểm tạo hình, giá trị nghệ thuật của đồ chơi gỗ dưới góc độ nghệ thuật tạo hình
dân gian truyền thống và nghệ thuật tạo hình, thiết kế sản phẩm đồ chơi hiện
đại.
5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Thu nhập, hệ thống hóa những bài viết, cơng trình nghiên cứu của các
học giả đi trước, để nắm rõ quá trình hình thành, phát triển, thay đổi, biến hố
của tạo hình đồ chơi gỗ theo trục thời gian lịch sử, từ đó phát hiện ra bản chất
và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đây là hai phương pháp có quan hệ mật
thiết với nhau tạo thành sự thống nhất khơng thể tách rời. Phương pháp phân
tích lí thuyết thành những khía cạnh, những bộ phận, những mối quan hệ theo
lịch sử để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lí
thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài. Phương pháp
tổng hợp: liên kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thơng tin từ
các lí thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lí
thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật tạo hình đồ
chơi gỗ.
5.3. Phương pháp so sánh
Luận án sử dụng phương pháp này để so sánh, đối chiếu những đặc điểm
nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ truyền thống với hiện đại Việt Nam, đồ chơi gỗ
Việt Nam với đồ chơi gỗ ở các nước trên thế giới, từ đó xác định được những
điểm tương đồng và những nét đặc trưng riêng của nghệ thuật tạo hình đồ chơi
gỗ Việt Nam.
5.4. Phương pháp thống kê
Tổng hợp, hệ thống hóa và thống kê, phân loại các loại đồ chơi gỗ và
doanh nghiệp sản xuất có mặt tại Việt Nam theo tiến trình lịch sử, theo khu vực,
vùng miền để làm cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu.



7

5.5. Phương pháp nghiên cứu điền dã
Thực hiện các chuyến nghiên cứu thực địa, khảo sát tại các triển lãm đồ
chơi trên thế giới và khảo sát tại những địa phương ở Việt Nam về các cơ sở
sản xuất đồ chơi gỗ truyền thống và hiện đại, các cửa hàng trưng bày và bán đồ
chơi… để tiếp cận trực tiếp với đối tượng nghiên cứu, đối tượng sáng tạo ra sản
phẩm đồ chơi gỗ, tiếp cận với người dùng, từ đó xây dựng cơ sở lí luận và thực
tiễn, các luận cứ và luận giải cho đề tài.
5.6. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Tham khảo đội ngũ những nhà thiết kế, họa sĩ, nhà khoa học, kĩ thuật
viên… trực tiếp làm việc trong lĩnh vực sáng tạo đồ chơi gỗ có trình độ, am
hiểu sâu về lĩnh vực này để có thêm những ý kiến đóng góp cũng như những ý
kiến định hướng cho sự phát triển của lĩnh vực này. Cụ thể, tác giả luận án sẽ
tham khảo ý kiến một số cá nhân làm việc trong ngành kinh doanh đồ chơi như
bà Trần Thị Hải Đường, bà Đỗ Thị Thanh Bình (cơng ty Sách Thiết bị trường
học TP.HCM), bà Nguyễn Thị Thái Hằng (cơng ty Hồng Ngun sản xuất đồ
chơi đồ gỗ có thương hiệu Viettoys), ơng Nguyễn Phùng Minh (giám đốc công
ty đồ chơi gỗ Bách Việt),... Những câu chuyện và hình ảnh được cung cấp từ
những chuyên gia trong lĩnh vực đồ chơi, là những đóng góp quý giá đối với
việc nghiên cứu nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về mặt khoa học
Luận án là một trong số rất ít cơng trình nghiên cứu đề cập đến nghệ
thuật tạo hình đồ chơi gỗ, nhìn nhận đồ chơi gỗ dưới góc nhìn của mỹ thuật
học, coi đồ chơi là một sản phẩm không chỉ đảm bảo được công năng của một
món đồ chơi mà cịn mang giá trị nghệ thuật, tồn tại vẻ đẹp riêng như một tác
phẩm của nghệ thuật tạo hình. Luận án cũng góp phần hệ thống hóa cơ sở lí
luận và thực tiễn về lĩnh vực tạo hình đồ chơi gỗ tại Việt Nam, đánh giá được



8

thực trạng của lĩnh vực này trong giai đoạn hiện tại, để từ đó đưa ra các nhận
định về đặc điểm, giá trị và hướng phát triển trong tương lai.
Những nội dung khoa học này góp phần hồn thiện thêm hệ thống lí
thuyết, lí luận, cơ sở dữ liệu phục vụ cho trong giáo dục, đào tạo và nghiên cứu
chuyên ngành thiết kế mỹ thuật nói chung, thiết kế tạo dáng sản phẩm nói riêng,
đặc biệt là sản phẩm đồ chơi gỗ.
6.2. Về mặt thực tiễn
Việc khẳng định và đề cao giá trị mỹ thuật, nghệ thuật tạo hình trong
thiết kế tạo dáng sản phẩm đồ chơi gỗ, coi đó là một tiêu chí quan trọng trong
sáng tạo tạo hình đồ chơi gỗ không chỉ đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người
dùng trong xã hội đương đại mà cịn góp phần nâng cao trình độ nhận thức,
cảm thụ thẩm mỹ, làm rõ mối quan hệ có tính chất tương hỗ giữa giá trị thẩm
mỹ với giá trị văn hóa, giáo dục, kinh tế, thương mại của sản phẩm đồ chơi gỗ.
Những cơ sở lí luận và một số đề xuất về hướng giải pháp trong nghệ thuật tạo
hình sản phẩm đồ chơi gỗ là nguồn dữ liệu tham khảo cho sinh viên và những
người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, thiết kế sản phẩm có thể dễ dàng,
thuận lợi hơn trong việc định hướng, xây dựng ý tưởng khi bắt tay vào quá trình
sáng tạo.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu (8 trang), kết luận (6 trang), tài liệu tham khảo (10
trang) và phụ lục (93 trang). Nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí luận và thực tiễn về
nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ (36 trang)
Chương 2: Sự biểu đạt nội dung và hình thức nghệ thuật trong tạo hình đồ
chơi gỗ tại Việt Nam (50 trang)
Chương 3: Đặc điểm, giá trị và định hướng phát triển của nghệ thuật tạo

hình đồ chơi gỗ tại Việt Nam (34 trang)


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ĐỒ CHƠI GỖ
Do tính chất của luận án nghiên cứu đặc thù về nghệ thuật (mỹ thuật ứng
dụng) đồng thời có liên quan nhất định đến lĩnh vực công nghiệp sáng tạo
(creative industry), cụ thể là đối tượng đồ chơi gỗ, chương 1 sẽ tập trung các
nội dung cơ sở luận điểm về lý thuyết lẫn thực tế làm nền tảng cho các luận cứ
trong chương 2 và luận giải ở chương 3 của luận án.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu, xem xét đối tượng nghiên cứu và sử dụng các phương
pháp nghiên cứu, tiếp cận đề tài, NCS nhận thấy các cơng trình nghiên cứu về
đề tài về đồ chơi gỗ có mức độ dàn trải rộng khắp các lĩnh vực khoa học, văn
hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế,… Do đó, phần tổng quan nghiên cứu sẽ phân
thành hai nhóm lớn.
1.1.1. Tài liệu trong nước nghiên cứu về đồ chơi, đồ chơi gỗ và các
nghiên cứu liên ngành
Năm 1962, Phạm Văn Cường, Nguyễn Thị Lệ viết sách Đồ chơi và trẻ
em [5] trình bày một số ý kiến giúp lựa chọn và sử dụng đồ chơi cho phù hợp
với sinh lí và tâm lí trẻ em, nhưng chưa đề cập về tạo hình cho đồ chơi.
Năm 2004, Cao Tự Thanh dịch sách Lịch sử Trò chơi của Thái Phong
Minh [17] là cuốn sách hiếm hoi xuất bản tại Việt Nam sự miêu tả về các trò
chơi mà tác giả đã đích thân tham gia lúc cịn nhỏ tuổi như đánh đáo, đánh
khăng, chơi gụ, chơi bi, nhảy lò cò, nhảy dây… đây là danh sách trò chơi tham
khảo cho đồ chơi gỗ - đối tượng nghiên cứu của luận án và được sử dụng trong
chương 1 của luận án khi đề cập tới các khái niệm.



10

Luận án tiến sĩ giáo dục học của Trần Thị Ngọc Trâm nghiên cứu về
Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa
của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) (2003, Hà Nội) [39] đã đưa ra lí luận và thực
tiễn của việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái
quát của trẻ mẫu giáo lớn. Thiết kế và tổ chức thực nghiệm một hệ thống trò
chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát cho trẻ, thuộc lĩnh vực nghiên
cứu Giáo Dục học.
Năm 2015, cuốn Giáo trình đồ chơi trẻ em của Phạm Thị Loan và Phạm
Thị Thư biên soạn [13] dành cho việc học tập, giới thiệu những vấn đề chung
về đồ chơi cho trẻ mầm non, thuộc lĩnh vực nghiên cứu Giáo Dục học.
Năm 2017, Vũ Hồng Nhi nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam, đã viết trong bài Đồ chơi và trò chơi dân gian cho trẻ em: Di sản
văn hóa Việt Nam, trên Tạp chí Khoa học Xã hội và Quản lí Xã hội [23] rằng
đồ chơi và trị chơi đóng vai trị quan trọng đối với trẻ em giải trí và giáo dục
tồn diện phát triển, cả về thể chất và tinh thần. Nội dung bài viết là một gợi ý
hay cho đề tài luận án trong chương 3, nghiên cứu về định hướng cho đồ chơi
gỗ Việt Nam có tính giáo dục nhân cách tồn diện.
Một số tài liệu nghiên cứu liên ngành
NSC tiếp cập một số khái niệm liên quan trong Từ điển Tiếng Việt [28];
Từ điển mỹ thuật phổ thông của Đặng Thị Bích Ngân [17]; Giáo trình Nghệ
thuật tạo hình của Đặng Thị Bích Ngân và Đặng Duy Lẫm [18] và Đề cương
bài giảng mỹ thuật học, (tài liệu dùng cho sinh viên Đại học Sư phạm Mỹ thuật)
nhằm bổ sung một số cơ sở lí luận về đề tài nghiên cứu.
Đồ chơi truyền thống Việt có nét đằm thắm quê hương, như nhà nghiên
cứu Nguyễn Văn Huyên viết trong cuốn Văn minh Việt Nam (1944, tái bản
2018), đã cho rằng: người Việt có chất nghệ sĩ nhiều hơn chất khoa học. Họ

nhạy cảm hơn là có lí tính. Họ u thích văn học và trang trí [12, tr.42].


11

Từ năm 1982, tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến đã giới thiệu một lĩnh vực thiết
kế khá mới ở Việt Nam, qua sách Mỹ thuật cơng nghiệp [36]. Cơng trình đã
giới thiệu tổng quát các ngành nghề và tiến trình lịch sử phát triển của mỹ thuật
cơng nghiệp, trong đó có đề cập đến ngành thiết kế sản phẩm nói chung từ góc
độ lịch sử. Tuy nhiên, do xuất bản từ gần bốn mươi năm trước nên phần tư liệu
từ sau năm 1982 đến nay về thiết kế đồ chơi gỗ còn thiếu. Điều này là khoảng
trống về tư liệu nhưng lại là cơ hội để NCS tập trung nghiên cứu trong luận án.
Về vấn đề nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng
Hưng cho rằng trước lúc nhận biết và tìm hiểu chi tiết của mọi hình thể, hành
vi nhìn của thị giác mang tính giao tiếp,... mọi món đồ ln được lựa chọn
thơng qua giao tiếp thị giác trước khi được sử dụng (Nguyên lí design thị giác)
[10]. Họa sĩ Uyên Huy cũng đã khẳng định trong cuốn Nghệ thuật thị giác &
những vấn đề cơ bản rằng trong lãnh vực hình thức thì chất liệu giữ vai trò quan
trọng trong việc truyền đạt, tạo sự biến đổi phong phú về chất, làm tăng cảm
xúc thẩm mỹ; tạo sự hài hòa về chất đối với môi trường lắp đặt tác phẩm; tạo
sự phong phú về cảm xúc đối với sự phối hợp chất liệu; tàm tăng tuổi thọ của
tác phẩm, ,... [11, tr.266].
Cuốn sách Cơ sở Phương pháp luận Design (tái bản 2012) của Lê Huy
Văn là tài liệu hiếm hoi lưu truyền trong nhiều thế hệ nhà thiết kế công nghiệp
về nghiên cứu phương pháp chuyên ngành cần được nhìn nhận và đánh giá từ
hai yếu tố: tính chất diễn giải, tính cơng cụ và tính thực dụng. Sự phân tích có
tính lịch sử các hoạt động về việc ứng dụng các phương pháp và đưa lí luận vào
trong những hoạt động thực tiễn đã càng ngày càng trở thành trọng tâm của
công tác nghiên cứu nói chung [41, tr.9].
NCS đã tiếp cận một số đề tài, cơng trình và luận án như Xây dựng chiến

lược đào tạo ngành Mỹ thuật công nghiệp thời kì đầu cơng nghiệp hóa tại Việt
Nam của Trần Bình (2005), đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (MS B2002-25-


12

05); luận án thạc sĩ Hiệu quả thẩm mỹ của hình khối trong tạo dáng cơng nghiệp
Việt Nam của Lê Thị Thu Chính (2012 khóa X) trường ĐHMT TP.HCM; Bài
giảng điện tử cấp cơ sở: Tạo dáng đồ chơi công nghiệp của Bùi Quang Tiến
(2008, lưu hành nội bộ, khoa MTCN trường Đại học Kiến Trúc TPHCM); đề
tài nhánh thuộc Chương trình cấp Nhà nước về Quản lí và phát triển Lâm
nghiệp: Tình trạng hiện tại và xu hướng phát triển đồ gỗ đến năm 2000 của
Trần Văn Bình (1989, trường Đại học Mỹ thuật Cơng nghiệp HN) [2].
Ngồi ra, tác giả luận án còn tiếp cận một số các giáo trình giảng dạy
như: giáo trình Khoa Đồ họa trường Đại học Mỹ thuật Cơng nghiệp, Hà Nội
(1999), giáo trình Khoa Tạo dáng Công nghiệp Viện Đại học Mở, Hà Nội
(2003), giáo trình Khoa Mỹ thuật Cơng nghiệp trường Đại học Tơn Đức Thắng,
giáo trình Khoa Mỹ thuật Cơng nghiệp trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM,...
Hầu hết đây đều là tài liệu về các cơ sở lí thuyết thiết kế nói chung, lưu hành
nội bộ, nên khơng có sự phổ biến rộng rãi.
1.1.2. Tài liệu ở nước ngồi trình bày về lịch sử đồ chơi, nghiên cứu
về đồ chơi, và trình bày sản xuất thủ cơng đồ chơi gỗ
Năm 1966, cuốn sách A History of Toys của Antonia Fraser [48] được
xuất bản lần đầu có thể coi là một trong số hiếm các cơng trình nghiên cứu sớm
nhất về đồ chơi. Cuốn sách là sự nghiên cứu về lịch sử của đồ chơi, sự quan
tâm của nhà sử học, những mong muốn của người sưu tầm. Antonia Fraser cho
rằng đặc điểm về lịch sử đồ chơi là tính phổ quát phi thường của chúng, cùng
một mơ hình đồ chơi cơ bản có thể được xuất hiện từ nhiều chủng tộc với các
nền văn hóa của nhau. Nội dung này được sử dụng trong chương 3 của luận án
khi đề cập đến tính phổ quát của đồ chơi gỗ Việt Nam.

Năm 1974, cuốn Russkaa Igruska - Đồ chơi Nga - Russisches Spielzeug
(bản tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Đức) của A. Shpikalov /A. Spikalov
/A. Schpikalow, bìa cứng [44] mơ tả đồ chơi dân gian Nga thể hiện giấc mơ về


13

một thế giới khơng có kẻ áp bức và khơng bị áp bức, nơi mà điều tốt sẽ chiến
thắng cái ác và tất cả mọi người sẽ hạnh phúc. Đồ chơi có sự bảo hộ của nhà
nước Liên Xơ. Nội dung này được sử dụng trong chương 1 của luận án khi đề
cập tới lược sử đồ chơi gỗ thế giới.
Năm 1981, tạp chí Thủ cơng mỹ thuật Đức (Erzgebirgische Holzkunst
aus Olbernhau, Hội thảo thủ công mỹ nghệ Veb ở Olbernhau, Hoạt động của
trường đại học về thiết kế công nghiệp Halle - Burg Giebichenstein) [59] giới
thiệu về các sản phẩm của nghệ thuật gỗ Erzoltirge nguyên bản. Nội dung này
được dùng làm tư liệu tham khảo trong chương 2 của luận án khi nghiên cứu
về ngơn ngữ tạo hình đồ chơi gỗ.
Năm 1999, Tony Stevenson & Eva Marsden giới thiệu sách Rocking
Horses [74] mô tả về một nghề truyền thống làm đồ chơi gỗ kéo dài hàng thế
kỉ ở các vùng núi của Đức, Ý, Thụy Sĩ, Pháp, Áo. Trong đó đặc trưng nhất là
đồ chơi gỗ ngựa bập bênh truyền thống.
Cuốn sách The history of toys from spinning tops to robots của nhà
nghiên cứu Deborah Jaffe (2006) đã đưa ra bản tóm tắt về một con đường xuyên
qua hàng ngàn năm lịch sử để minh họa cách đồ chơi đã phát triển [58].
Có thể nói, đồ chơi gỗ khởi sắc từ thế kỉ XIX được sưu tầm trưng bày ở
Bảo tàng nghệ thuật hiện đại (The Museum of Modern Art), được tổng hợp
trong cuốn sách Century of the Child: Growing by Design, 1900-2000 (2012)
[61] do Juliet Kinchin, trợ lí giám tuyển biên tập. Cùng năm 2012, Bảo tàng
Tuổi thơ xuất bản sách Museum of Childhood: A Book of Childhood Things của
Sarah Wood [72]. Cuốn sách khám phá lịch sử lâu đời thông qua những bộ sưu

tập đồ vật thời thơ ấu hàng đầu thế giới, từ con ngựa bập bênh lâu đời nhất cịn
sót lại ở Anh đến đồ chơi hoàng gia, đồ chơi cổ điển được yêu thích và hấp dẫn
nhất trong Bảo tàng Tuổi thơ V&A. Nội dung này được sử dụng trong chương


14

3 của luận án khi nghiên cứu về đồ chơi gỗ có giá trị nghệ thuật và đồ chơi gỗ
có giá trị sưu tầm.
Năm 2010, cuốn sách Toy Design của Chris van Uffelen [56] được xuất
bản, giới thiệu các đồ chơi đương đại và đồ chơi cổ điển vẫn còn trên thị trường:
từ công việc của Frank Lloyd Wright với các khối xây dựng của Frobel đến bộ
cờ Bauhaus của Josef Hartwig, những món đồ chơi vẫn được sản xuất đến ngày
nay. Gerrit Rietveld, Pablo Picasso, Marcel Breuer và Andy Warhol cũng từng
thiết kế đồ chơi. Nội dung này được dùng làm tham khảo trong chương 2 của
luận án khi nghiên cứu về giá trị nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ.
Năm 2014, Amy Fumiko Ogata và Susan Weber giới thiệu cuốn sách
tuyệt vời Swedish Wooden Toys [46] bao gồm hơn 200 đồ chơi Thụy Điển, từ
những ngôi nhà búp bê có giá trị lịch sử đến những thiết kế mới nhất dành cho
trẻ em. Với những chiếc lục lạc, ngựa bập bênh nhiều kích cỡ, các khối xây
dựng, ván trượt, xe trượt tuyết và các trị chơi có các bộ phận chuyển động phức
tạp. Ngành công nghiệp đồ chơi Thụy Điển từ lâu đã sản xuất số lượng lớn các
mặt hàng bằng gỗ đầy màu sắc, chất lượng tốt, phản ánh truyền thống thiết kế
và mỹ nghệ gỗ của Scandinavia. Đồ chơi gỗ Thụy Điển cũng đề cập đến hình
ảnh biểu tượng về tuổi thơ ở Thụy Điển, nâng hình ảnh chú ngựa Dala màu đỏ
thành hình ảnh mang bản sắc truyền thống của quốc gia. Nội dung phù hợp với
định hướng phát triển trong chương 3 của luận án.
Năm 2017, Chen Guotai (Marvin Chen, Hồng Kông) đã xuất bản cuốn
Chinese Toys [54]. Đây có thể coi là cuốn sách đầu tiên về lịch sử phát triển đồ
chơi Trung Quốc, sử dụng bộ sưu tập đồ chơi cá nhân phong phú của tác giả,

những bức ảnh cũ và các tài liệu lịch sử quý giá để mô tả câu chuyện về đồ chơi
Trung Quốc từ cuối triều đại nhà Thanh đến thời nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa và kéo dài đến đầu những năm 1980. Nội dung này là gợi ý nghiên
cứu về định hướng phát triển cho đồ chơi gỗ Việt Nam.


15

Năm 2018, những thiết kế hấp dẫn thị giác về các đồ vật trong cuộc sống
hàng ngày ở Liên Xô, đã được trình bày trong cuốn sách Designed in The USSR
1950-1989, From the collection of the Moscow Design Museum, của Virginia
McLeod và Robyn Taylor [76]. Cuốn sách là một chuyến tham quan hơn 350
vật phẩm trong bộ sưu tập độc đáo của Bảo tàng Thiết kế Moscow (1950 –
1989). Từ đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng, đến áp phích, thiết bị điện tử, mỗi đối
tượng cho thấy một phần của cuộc sống trong một nền kinh tế kế hoạch của
lịch sử Nga. Nội dung này được sử dụng trong chương 2 của luận án khi nghiên
cứu về thực trạng đồ chơi gỗ ở Việt Nam sau năm 1986, điều này liên quan mật
thiết với giai đoạn Liên Xô – Nga.
Cùng năm 2018, cuốn sách Lịch sử hấp dẫn của Đồ chơi và Trò chơi
trên khắp Thế giới của Warwick Henderson (The Fascinating History of Toys
and Games Around the World) [77] được xuất bản. Đây là sự khám phá về đồ
chơi, trò chơi và phát minh hấp dẫn đã thay đổi tiến trình lịch sử từ thời Ai Cập
cổ đại đến Cách mạng Công nghiệp. Đồ chơi là minh chứng cho những thay
đổi xã hội, xu hướng, phong cách thiết kế sản xuất, phát triển công nghiệp. Nội
dung này phù hợp trong chương 1 của luận án nghiên cứu lịch sử đồ chơi gỗ.
A brief history of toys của Tim Lambert [104] là một bài báo giới thiệu
Lịch sử sơ lược về đồ chơi với khá nhiều góc độ đưới dạng liệt kê danh mục,
từ đồ chơi sơ khai khoảng 4000 năm trước, đồ chơi tự chế của trẻ em xưa nghèo,
lạc hậu, đến đồ chơi hiện đại của trẻ em thế kỉ XIX - XX trên khắp thế giới.
Lịch sử về đồ chơi gỗ còn được giới thiệu trong các tài liệu của bảo tàng

đồ chơi các nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Nhật, Hàn,
Trung Quốc,,... nhưng loại tài liệu này rất ít phổ biến. Các loại sách, tài liệu của
bảo tàng đồ chơi Việt Nam hoặc tài liệu về đồ chơi được dịch ra tiếng Việt cũng
khá hiếm. Do đó, việc nghiên cứu một cách hệ thống về đề tài đồ chơi gỗ Việt
Nam qua quá trình hình thành và phát triển là việc cần thiết. Dù ngày nay, đồ


16

chơi gỗ đã thưa thớt dần trên kệ của các cửa hàng đồ chơi truyền thống, nhưng
sự quyến rũ và hấp dẫn của những đồ chơi gỗ kinh điển trong kí ức tuổi thơ vẫn
cịn được lưu giữ.
Các cơng trình nghiên cứu lí luận về đồ chơi cịn rất hạn chế, chỉ tập
trung góc nhìn từ trẻ em và từ giáo dục học hoặc quan niệm đồ chơi dựa trên
sự chơi và trị chơi từ góc nhìn văn hóa học. Một đều dễ nhận thấy là các đề tài
nghiên cứu còn tồn đọng sự mơ hồ về khái niệm của đồ chơi nói chung và đồ
chơi gỗ nói riêng. Từ thực tế này, luận án hướng mục tiêu vào việc nghiên cứu
sâu để có thể đưa ra lí thuyết khái niệm đồ chơi gỗ và nghệ thuật tạo hình đồ
chơi gỗ ở Việt Nam.
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1.1. Khái niệm nghệ thuật tạo hình
Từ điển tiếng Việt cho rằng “Nghệ thuật là danh từ, có hai nghĩa: 1. Hình
thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để
phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Nghệ thuật tạo hình. Xây
dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. 2 Phương pháp, phương
thức giàu tính sáng tạo. Nghệ thuật lãnh đạo” [28, tr.654].
Tạo hình là “tạo ra các hình thể bằng đường nét, hình khối, màu ѕắc” [28,
tr.860], là “Thủ pháp ѕáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ hình khối, màu ѕắc,
chất cảm, khơng gian, bố cục” (theo Bách khoa tồn thư [1]).

Nghệ thuật tạo hình là nghệ thuật sáng tạo hình tượng cụ thể, sinh động,
gợi cảm bằng đường nét, màu sắc, hình khối. Nghệ thuật tạo hình nói chung, là
nghệ thuật ѕử dụng một ѕố phương tiện ᴠà chất liệu, tạo nên những hình thức
trên mặt phẳng ᴠà trong không gian.
Nghệ thuật luôn luôn phản ánh hiện thực, nhìn vào nghệ thuật, khơng
những người ta có thể hiểu rõ về một dân tộc, một quốc gia, một nền văn minh,


17

mà ở những giai đoạn phát triển mạnh, ở những nền nghệ thuật lớn, nhìn vào
đó, ta cịn thấy được lịch sử của dân tộc đó, xã hội đó, thấy được các mâu thuẫn
và những làn sóng phát triển của xã hội [24, tr.21].
Trong cuốn Hình thái học nghệ thuật (Morfologia Iskusjtva) M.Cagan
đã khẳng định có ba kiểu nghệ thuật là: a/ Nghệ thuật từ ngữ, b/ Nghệ thuật tạo
hình (bao gồm nghệ thuật ứng dụng), c/ Nghệ thuật các trị chơi của cảm xúc
[14, tr.79]. Bên cạnh đó, phương pháp luận lịch sử của Hécde cũng đã chứng
minh rằng thoạt tiên mọi nghệ thuật đều bắt rễ và hoạt động thực tiễn. Tất cả
các nghệ thuật đều có tính chất “ứng dụng” và vì vậy, việc tuyệt đối hóa một
cách siêu hình và trừu tượng sự đối lập giữa nghệ thuật với thủ cơng nghiệp,
giữa cái đẹp với tính mục đích sẽ là khơng hợp lí [14, tr.83].
Nghệ thuật là hoạt động phổ quát của con người. Bởi con người vốn trân
quý phái đẹp nên nghệ thuật đồ chơi gỗ góp phần vào chính sự sinh tồn của
nhân loại. Nghệ thuật sản sinh ra niềm vui thích và thử thách trí tuệ. Nghệ thuật
khơi gợi trí tưởng tượng địi hỏi phát triển kĩ năng có tính kĩ thuật và phát huy
khả năng tập trung và chuyên chú.
1.2.1.2. Khái niệm Chơi, Đồ chơi và Đồ chơi gỗ
Khái niệm “Chơi”
Theo Từ điển tiếng Việt, “Chơi” là động từ chỉ hoạt động giải trí hoặc
nghỉ ngơi [28].

Theo quan điểm của nhà tâm lí học Groos (thế kỉ XIX), chỉ đơn giản thiết
lập rằng chơi là sự bắt chước tự nhiên, được xây dựng dựa trên các phản ứng
bẩm sinh và qua đó các kĩ năng có được sẽ hình thành nên các phản ứng theo
thói quen mới [57].
Nhà triết học Plato thường được coi là người đầu tiên nhận ra giá trị thực
tế của hoạt động “Chơi” từ trong quy luật số học. Còn nhà triết học Aristotle
khẳng định rằng trẻ em nên được khuyến khích chơi ở những gì chúng làm


18

nghiêm túc khi trưởng thành. Charles Darwin, trong cuốn Biểu hiện cảm xúc
(1972), đã lưu ý rằng niềm vui mãnh liệt và sự phấn khích dễ chịu khiến mọi
người nhảy múa, vỗ tay, và cười [74].
Nhà nghiên cứu văn hóa học Đoàn Văn Chúc đưa ra ý niệm về chơi:
“Chơi” của tiếng Việt là một từ chỉ chung mọi hoạt động rỗi: xem nghệ
thuật sân khấu, nghe ca nhạc, chơi đàn, đóng kịch, đọc sách, tham quan
cảnh trí đẹp, tỉa gọt chậu hoa cây cảnh, uống trà nói chuyện dưới trăng
hay trong chiều đẹp, v.v… Những hoạt động thông qua các trò chơi
như đánh cờ, đánh bài, đánh đu, đánh vật, múa lân, ném cịn, đánh
khăng, đáo, bi, nhảy ơ, nhảy dây… cũng được gọi là chơi [4, tr.86].
Có thể hiểu đơn giản “Chơi” là hoạt động chỉ nhằm cho vui mà khơng
có mục đích gì khác, đơi khi “Chơi” là hoạt động tự nguyện, ham thích của
người chơi trong một hoạt động hoặc một trò chơi [39]. “Chơi” là một trong
những loại hoạt động của con người có mặt trong đời sống con người ở mọi lứa
tuổi mặc dù hình thức chơi thay đổi khi một người lớn lên, già đi. Khi chơi, cả
người lớn lẫn trẻ em đều say mê, vui vẻ.
Khái niệm “Đồ chơi”
Nguồn gốc của từ "Đồ chơi" là không rõ, nhưng lịch sử chỉ ra rằng từ
"Đồ chơi" lần đầu tiên được sử dụng trong thế kỉ XIV. Đồ chơi chủ yếu được

thực hiện cho trẻ em bởi "vui chơi đóng vai trị là cơ chế tiếp sức cho những
suy nghĩ mang tính can đảm, sáng tạo và nghiêm túc ở tuổi trưởng thành.”
(Theo Tina Bruce, Giáo dục Mầm non).
Bách khoa toàn thư Việt Nam (1995), Ban chỉ đạo quốc gia, định nghĩa:
Đồ chơi là những đối tượng đặc biệt cho giải trí và giáo dục cho bọn
trẻ. Chúng thường là các đối tượng thu nhỏ, có hình dạng đơn giản,
với màu sắc hấp dẫn và thiết kế đẹp. Như một khái quát đồ chơi có
những đặc điểm làm mới hoạt động của đồ vật và động vật. Bây giờ,


19

khoa học giáo dục coi đồ chơi như một phương tiện quan trọng để
giáo dục trẻ em phạm vi [1, tr.837].
Đồ chơi là vật thể mà chúng ta chơi cùng. Chúng có thể là bất cứ thứ gì.
Đồ chơi được định nghĩa là “bất kì đồ vật nào, thực tế hay không, thương mại
hoặc tự nhiên, mà trẻ em sử dụng trong trò chơi của chúng” (Trawick-Smith,
Wolff, Koschel, & Vallarelli, 2015) [64]. Ngày nay, đồ chơi được thiết kế như
mặt hàng để phục vụ như hàng hoá để sản xuất kinh doanh.
Ở Việt Nam, đồ chơi, dụng cụ và trò chơi đều gọi bằng cách sử dụng
cùng một từ như một thể loại đồ chơi dân gian. Nhiều trò chơi luôn luôn phải
được chơi với các công cụ hoặc thiết bị, gọi là dụng cụ chơi. Ví dụ một sợi dây
thường được sử dụng để chơi kéo co, bóng là dụng cụ cần thiết để chơi đá
bóng,... Tuy nhiên, khơng phải mọi trị chơi đều phải chơi với các cơng cụ, dụng
cụ chơi và không phải tất cả các đồ chơi ln ln phải gắn với một trị chơi,
như mặt nạ giấy, đèn lồng có thể được sử dụng như là đồ chơi độc lập.
Những nội dung trình bày trên đây cho thấy vấn đề đồ chơi tuy là đơn
giản nhưng khá rộng và trừu tượng. Đồ chơi cũng là yếu tố quyết định trò chơi.
Thế giới của đồ chơi trải rộng: từ những đồ vật thu nhỏ đến những đồ chế tác
riêng cho trò chơi, từ vật do người làm ra đến những vật sẵn có trong tự nhiên,

từ những vật có ít giá trị hiện kim đến những món đồ chơi vơ giá.
Luận án bàn về “Đồ chơi”, trong đó bao gồm có hai mặt: chủ thể sáng
tạo ra đồ chơi và chủ thể sử dụng đồ chơi. Đặc trưng của hai chủ thể cần được
phân tích, nhận thức một cách rõ ràng. Một bên là nhà sản xuất, và người thiết
kế, một bên là khách hàng, gồm người mua, người chơi: người chơi trực tiếp/
gián tiếp, người giảng dạy mầm non và người sử dụng đồ chơi.
Dưới góc độ chủ thể sáng tạo, đồ chơi vốn là một khái niệm trừu tượng
nên bất kể thứ gì cũng có thể biến thành đồ chơi được, và bất kì ai, bất kì tuổi
tác, giới tính,... đều có thể chơi với đồ chơi phù hợp nhu cầu và sở thích của họ,


20

bao gồm: Trí tuệ là nhu cầu giáo dục, nhu cầu vật chất, chơi để phát triển trí
não; Giải trí là nhu cầu tinh thần và nhu cầu vận động, chơi để khỏe.
Điều đó có nghĩa là đồ vật để chơi gọi tắt là đồ chơi. Đồ chơi khi gọi với
một danh từ chung như vậy là nó đã thốt li khỏi phạm trù khái niệm chơi để
đứng độc lập và không bị phụ thuộc vào số lượng người chơi, phương thức
chơi, cách thức chơi hay phương tiện chơi.
Dưới góc độ chủ thể sử dụng đồ chơi thì con người là chủ thể của hoạt
động chơi. Và không thể sử dụng con người như là một đồ chơi. Vậy có thể
khái quát: đồ chơi nghĩa là đồ vật để chơi và một số dụng cụ khác hoặc phương
tiện khác liên quan đến trị chơi (ngồi con người).
Qua q trình nghiên cứu, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, đúc kết từ việc
chiêm nghiệm các sự vật hiện tượng trong cuộc sống và thực tế sáng tạo thiết
kế cá nhân, luận án đưa ra khái niệm đồ chơi như sau:
Đồ chơi là một phạm trù (trừu tượng) để chỉ tất cả các vật cụ (hay phương
tiện) phục vụ cho nhu cầu sử sụng của con người, nhằm thỏa mãn một nhu cầu
về mặt vật chất hoặc tinh thần của con người trong những trường hợp nhất định.
Và do đó, khi phân loại đồ chơi, ta có thể phân loại theo giới tính, phân loại

theo lứa tuổi, theo công năng sử dụng, theo tính chất; phân loại theo thời gian:
truyền thống hoặc hiện đại; phân loại theo nhu cầu hoạt động chơi; phân loại
theo mục đích giáo dục hay vận động giải trí...
Khái niệm “Đồ chơi gỗ”
Đồ chơi gỗ là cách nói rút gọn của cụm từ đồ chơi bằng gỗ, là món đồ
chơi được làm bằng chất liệu gỗ là chủ yếu, có thể kết hợp thêm vài chất liệu
khác phụ trợ như vải, da, lụa, đất sét, kim loại, nhựa.
Chúng ta gọi tên “Đồ chơi” một cách rõ ràng với tên gọi cụ thể ví dụ như
búp bê gỗ, xe hơi gỗ. Như vậy khái niệm “gỗ” trong thuật ngữ “Đồ chơi gỗ” ở


×