Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nghiên cứu khía cạnh pháp lý về đánh giá tác động giao thông các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.28 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH PHÁP LÝ
VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIAO THÔNG
CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở VIỆT NAM
Trịnh Đình Tốn
Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Khái niệm về đánh giá tác động
giao thông
Một dự án xây dựng thường gây nên
những tác động nhất định đến giao thơng
xung quanh do có tạo nên một lượng giao
thông phát sinh đi/ đến. Khi quy mơ dự án
tăng, các tác động này có thể đạt đến ngưỡng
không thể chấp nhận được. Đánh giá tác
động giao thông (Tên tiếng Anh: Traffic
Impact Assessment, TIA) là một q trình dự
báo và phân tích dữ liệu nhằm đánh giá tác
động của một dự án phát triển lên hệ thống
giao thơng xung quanh, trên cơ sở đó có thiết
kế kết nối hoặc mở rộng, nâng cấp hệ thống
giao thông nhằm đảm bảo hệ thống vận hành
an toàn và hiệu quả. TIA cung cấp các thông
tin cần thiết giúp tiên lượng các vấn đề tiềm
ẩn về xã hội và môi trường trong giai đoạn
lập dự án, xem xét quy mô thích hợp hoặc
đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động
tiêu cực của dự án đến tình trạng giao thông


khu vực. Việc xem xét các giải pháp một
cách chủ động trong giai đoạn lập dự án sẽ
hiệu quả về thời gian và chi phí hơn là phải
giải quyết chúng trong giai đoạn khai thác, vì
vậy ở nhiều nước TIA là một công cụ giúp
các nhà quản lý và quy hoạch đô thị ra những
quyết sách hợp lý, kịp thời, đáp ứng yêu cầu
phát triển đô thị bền vững.
1.2. Vai trò của các quy định pháp lý
Để triển khai một TIA, điều kiện tiên
quyết là phải có một cơ sở pháp lý nhằm thể

chế hóa yêu cầu TIA, quy định rõ mức độ và
quy mô các dự án cần triển khai TIA, vai trò
quản lý của nhà nước và trách nhiệm của các
bên liên quan đến dự án. Tại các nước phát
triển như Mỹ, Anh, Úc, New Zealand,
Singapore v.v, tiến trình TIA đã được thể chế
hóa bằng luật, được hướng dẫn chi tiết và
được chế tài thực hiện đầy đủ. Ở các nước
đang phát triển khu vực Đông Nam Á như
Indonesia, Philippines, mặc dù TIA đã được
luật hóa, nhưng chế tài thực hiện còn chưa
được hiệu quả do còn nhiều khó khăn, thách
thức [1].
1.3. Mục tiêu của bài báo
Nghiên cứu tổng quan trình tự thủ tục đánh
giá các dự án đầu tư xây dựng nhằm làm rõ
khía cạnh pháp lý liên quan đến TIA trong
tiến trình chuẩn bị dự án xây dựng cơ sở hạ

tầng (CSHT) tại các thành phố lớn ở Việt
Nam. Nguồn tài liệu chủ yếu là các văn bản
quy phạm pháp luật (VBQLPL). Cơ sở dữ
liệu (CSDL) là Cổng thơng tin điện tử
(TTĐT) của Chính phủ [2].
2. NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH PHÁP LÝ
TRONG TIA

2.1. Phương pháp nghiên cứu
Tìm các từ khóa chính như “tác động giao
thơng”, “nghiên cứu giao thông”, hay các vấn
đề liên quan như“ đánh giá tác động môi
trường” (ĐTM), “dự án đầu tư” (DAĐT),
“đánh giá đầu tư” (ĐGĐT), “quy hoạch xây
dựng” (QHXD), “giấy phép xây dựng”
(GPXD),v.v. Cơng tác tìm kiếm được thực

125


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

hiện một cách toàn diện và hệ thống với vùng
tìm kiếm bao gồm tất cả các thể loại
VBQLPL (Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết
định) và tương đương, trong tất cả các lĩnh
vực, do tất cả các cơ quan ban hành (Quốc
hội, Chính phủ, các Bộ, UBND cấp tỉnh) và
các cơ quan tương đương), không hạn chế
thời gian, được đăng tải trên CSDL. Các tài

liệu tìm kiếm được phân tích, tổng hợp để
làm rõ các khía cạnh pháp lý liên quan đến
TIA trong quá trình đầu tư các dự án CSHT.
2.2. Kết quả nghiên cứu
Việc sưu tầm các VBQPPL bắt đầu với các
từ khóa: “tác động giao thơng” và “nghiên

cứu giao thơng” với kết quả “khơng có văn
bản nào”. Điều đó cho thấy ở thời điểm hiện
tại chưa có bất kỳ VBQPPL đề cập đến vấn
đề TIA ở Việt Nam, ngay cả các lĩnh vực gần
nhất khả dĩ có các quy định liên quan đến vấn
đề này. Do vậy, vòng tìm kiếm được mở rộng
ra các vấn đề liên quan, với các từ khóa mở
rộng như đề cập ở trên. Kết quả thu được
gồm từ vài trăm đến vài ngàn văn bản cho
mỗi tìm kiếm mở rộng, tùy thuộc lĩnh vực.
Bảng 1 nêu ví dụ 10 văn bản liên quan nhất
đề cập đến các trình tự thủ tục đầu tư và
ĐGĐT trong quá trình chuẩn bị các dự án
ĐTXD CSHT.

Bảng 1. Một số văn bản chủ yếu đề cập đến trình tự thủ tục đầu tư và ĐGĐT
STT

TÊN VĂN BẢN

SỐ HIỆU

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Quy định về hoạt động QHĐT gồm lập, thẩm
định, phê duyệt và điều chỉnh QHĐT
Quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức,... và QLNN trong ĐTXD
Quy định về hoạt động BVMT; chính sách,
biện pháp và nguồn lực để BVMT

1

LUẬT Quy hoạch đô thị

30/2009/QH12

2

LUẬT Xây dựng

50/2014/QH13

3

LUẬT Bảo vệ Môi trường

52/2005/QH11

4

NĐ Về lập, thẩm định, phê
Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt
37/2010/NĐ-CP

duyệt và quản lý QHĐT
QHĐT; quản lý xây dựng theo quy hoạch

5

NĐ Về quản lý đầu tư
Điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc
11/2013/NĐ-CP
phát triển đô thị
đầu tư PTĐT

6

Quy định chi tiết một số nội dung thi hành
NĐ Về quản lý dự án đầu
59/2015/NĐ-CP Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý
tư xây dựng
DADTXD

7

Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm
NĐ Về cấp giấy phép xây
64/2012/NĐ-CP
quyền cấp GPXD
dựng

8

NĐ Về quy hoạch BVMT,

Quy định một số điều và biện pháp thi hành
18/2015/NĐ-CP
ĐGMT chiến lược…
các quy định về QH BVMT, ĐMC, ĐTM

9

Quy định về hồ sơ đề nghị cấp GPXD,... quy
TT Hướng dẫn về cấp
15/2016/TT-BXD
trình và thẩm quyền cấp GPXD
giấy phép xây dựng

10

TT Về ĐGMT chiến lược,
ĐTM và kế hoạch BVMT

27/2015/TTBTNMT

Trong Luật QHĐT 30/2009/QH12[3],
Điều 39, Mục 2b có ghi: “Dự báo diễn biến
mơi trường trong q trình thực hiện
QHĐT” là một nội dung của đánh giá môi
trường chiến lược (ĐMC).

Quy định chi tiết thi hành một số điều khoản
trong Luật BVMT và Nghị định 18/2015

Nghị định 18/2015/NĐ-CP[4], Điều 12 về

thực hiện ĐTM yêu cầu chủ dự án phải thực
hiện hay thuê tư vấn thực hiện ĐTM với các
dự án thuộc đối tượng được quy định trong
Nghị định. Trong “nhóm các dự án về xây

126


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

dựng”, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đơ thị,
các khu dân cư có diện tích từ 5 ha trở lên, và
các dự án xây dựng siêu thị, trung tâm
thương mại có diện tích sàn từ 10.000m2 trở
lên phải thực hiện ĐTM.
Phụ lục 2.3 của Thông tư 27/2015/TTBTNMT[5] hướng dẫn về cấu trúc và nội
dung của báo cáo ĐTM, Chương 3: Đánh giá
dự báo tác động môi trường (TĐMT) của dự
án trong các giai đoạn chuẩn bị, thi công và
khai thác. Đặc biệt, trong giai đoạn vận hành
của dự án, nội dung ĐTM bao gồm: (i) Đánh
giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh
chất thải; (ii) Đánh giá, dự báo tác động của
các nguồn không liên quan đến chất thải.
Theo Thông tư Hướng dẫn về cấp giấy
phép xây dựng (GPXD)15/2016/TT-BXD[6],
các Điều 8-15 thì hồ sơ đề nghị cấp GPXD
đối với các trường hợp xây dựng mới, các dự
án phát triển và nhà ở riêng lẻ thì thành phần
của hồ sơ chủ yếu gồm các căn cứ pháp lý

(đơn, GCNQSDĐ, quyết định phê duyệt
DAĐT..) , hồ sơ kỹ thuật (các bản vẽ), hồ sơ
năng lực, v.v, song tuyệt nhiên khơng có bất
cứ u cầu nào về TIA.
2.3. Trao đổi
Theo Luật Bảo vệ Mơi trường (BVMT) [7]
thì các hoạt động BVMT bao gồm ĐMC, một
nội dung của quy hoạch chung, quy hoạch
phân khu và quy hoạch chi tiết (Luật QHĐT),
và ĐTM - là việc phân tích, dự báo các tác
động đến môi trường của DAĐT cụ thể để
đưa ra các biện pháp BVMT khi triển khai dự
án đó. ĐMC nằm ngoài phạm vi nghiên cứu
của bài báo này, còn nội dung của ĐTM được
quy định trong các văn bản 18/2015/NĐ-CP
và 27/2015/TT-BTNMT. Trong khi đó, theo
hướng dẫn về cấu trúc và nội dung của báo
cáo ĐTM trong 27/2015/TT-BTNMT như đề
cập ở trên, có thể nói nội hàm liên quan đến
tác động giao thông phát sinh từ các dự án
phát triển, bao gồm cả các dự án xây dựng
các khu nhà ở và khu thương mại, khơng

được định hình và hết sức mờ nhạt. Do đó
trong giai đoạn lập dự án các dự án như vậy
được phê duyệt mà không có bất cứ yêu cầu
nào phải thực hiện TIA theo một quy trình
chính thống. Nói cách khác, việc có xét đến
tác động giao thơng hay khơng mang tính
may rủi, tùy thuộc quan niệm của chủ dự án

cũng như của chủ quản dự án, và thông
thường tác động giao thông của dự án thường
bị xem nhẹ. Đến lượt mình, trước khi thực
hiện dự án, cơ quan cấp GPXD cũng đơn
thuần căn cứ vào quyết định phê duyệt dự án
mà khơng có bất cứ yêu cầu nào về TIA cho
các dự án phát triển, bất kể quy mô dự án.
4. KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu các khía cạnh pháp lý về
TIA của các dự án đầu tư CSHT ở Việt Nam
cho thấy hệ thống các VBQPPL ở nước ta rất
đa dạng, phong phú về chủng loại và số
lượng, tuy nhiên nhiều văn bản, kể cả các văn
bản dưới luật, vẫn cịn nặng tính định khung,
chưa cụ thể, chưa có tính quy phạm cao, do
vậy khó áp dụng vào thực tiễn nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Ngoài ra, do yêu
cầu đảm bảo tính thống nhất của hệ thống
VBQPPL, khi một vấn đề chưa được đề cập
trong văn bản luật thì cũng gần như chắc chẵn
sẽ không được hướng dẫn trong các văn bản
dưới luật. Theo kinh nghiệm quốc tế, điều kiện
tiên quyết là vấn đề này phải được luật hóa
mới có thể đem đến một sự chuyển hóa căn
bản tiến tới hiện thực hóa TIA ở Việt Nam.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Toan, T.D. and Dong, D.V., 2019. TIA of
Infrastructure Development Projects for
Sustainable Urban Growth (CIGOS 2019).

[2] Cổng thông tin điện tử của chính phủ .
[3] Luật QHĐT 30/2009/QH12.
[4] Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
[5] Thông tư 27/2015/TT-BTNMT.
[6] Thông tư 15/2016/TT-BXD.
[7] Luật BVMT, 52/2005/QH11.

127



×