Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

dự án liên kết chuỗi rau an toàn sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.19 KB, 15 trang )

Mẫu Phụ lục 4
THUYẾT MINH DỰ ÁN
Thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2016 – 2020 tỉnh Sơn La
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên Dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm Rau trái vụ liên kết theo chuỗi giá
trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
2. Mã số:
3. Cấp quản lý:
- Tỉnh/thành phố:
- Cấp huyện/thị xã: UBND huyện Thuận Châu.
- Cấp xã:
4. Thời gian thực hiện: 29 tháng, từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 12 năm 2022.
5. Dự kiến kinh phí thực hiện: 37.753 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách NTM: 23.526 triệu đồng
- Nguồn vốn đối ứng: 14.227 triệu đồng
- Nguồn khác: triệu đồng.
6. Tổ chức thực hiện Dự án:
- Tên đơn vị: Khu du lịch sinh thái Hồng Công
- Địa chỉ: Bản Áng II – Mộc Châu – Sơn La
- Điện thoại:
7. Chủ nhiệm Dự án:
- Họ và tên: Cao Văn Công;

Chức vụ: Giám đốc

- Đơn vị công tác: Khu du lịch sinh thái Hồng Công
- Địa chỉ: Bản Áng II – Mộc Châu – Sơn La
- Điện thoại:



8. Cơ quan chủ trì chuyển giao cơng nghệ, tư vấn kỹ thuật:
- Tên đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn)
- Mã số thuế: 2600103096-002
- Địa chỉ: Phú Hộ - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ
9. Tính cấp thiết và mơ tả Dự án
9.1. Tính cấp thiết:
Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La. Diện tích đất tự nhiên
154.126 ha, đất nơng nghiệp chiếm khoảng 59% (91.195 ha). Giao thông thuận lợi khi
thực hiện vận tải về Hà Nội và các tỉnh miền xuôi do được nằm trên trục Quốc lộ 6.
Các xã: Bon Phặng, Tơng Cọ, Muổi Nọi và Thơn Mịn có nhiều diện tích sản
xuất truyền thống lúa, cây rau màu … . Song nhiều năm trở lại đây do hiệu quả của
việc trồng lúa và các loại cây trồng truyền thống kém hiệu quả kinh tế, nên người dân
không mặn mà với các phương thức sản xuất cũ (nhiều diện tích đã được người dân
chuyển sang trồng cỏ chăn nuôi hoặc trồng các loại cây trồng theo kiểu được chăng
hay chớ), kéo theo đó lao động địa phương cũng dần chuyển sang làm các công việc
khác, hoặc đi làm tại các nhà máy, khu công nghiệp ở các địa phương khác.
Thực tế đã chứng minh nhiều tỉnh, thành trong cả nước việc chuyển đổi từ cơ
cấu cây trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau màu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn rất nhiều, việc này ngoài ý nghĩa mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực thì cịn giúp
cho người nơng dân trở lại với đồng ruộng của mình với một vị thế cao hơn, đóng góp
khơng nhỏ vào ổn định xã hội.
Nhằm góp phần tăng thu nhập cho người dân tại các xã, cũng như góp phần xây
dựng nơng thơn mới, UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã) đã chủ trương đẩy mạnh việc
thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây
trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tuy nhiên, để chuyển đổi sang sản xuất rau trái vụ, ứng dụng kỹ thuật mới tạo
ra sản phẩm an toàn đạt tiêu chuẩn của các thị trường cao cấp, vẫn còn một số vướng
mắc cần giải quyết: (1) Hiện trạng các khu đất dự kiến sản xuất chưa có hệ thống tưới,
tiêu phù hợp, sử dụng các biện pháp tưới tự phát thủ công sẽ dẫn đến tăng chi phí sản

xuất, sản phẩm tạo ra khơng đảm bảo chất lượng. (2) Kỹ thuật canh tác của người dân
chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, kỹ thuật cũ, các kỹ thuật mới như quản lý dinh dưỡng
theo từng yếu tố cụ thể, phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), các yêu cầu, quy định sản
xuất rau an toàn, rau VietGAP, rau hữu cơ … người dân chưa nắm được. (3) Chưa áp
dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất để giải phóng sức lao động và nâng cao năng
suất lao động. (4) Tổ chức sản xuất còn yếu, mạnh ai người ấy làm, thiếu sự điều hành


đồng bộ. (5) Sản phẩm làm ra chưa được sơ chế, đóng gói, có nhãn mác, thương hiệu
rõ ràng dẫn đến sự lẫn lộn giữa sản phẩm canh tác đạt tiêu chuẩn và sản phẩm đại trà.
(6) Đầu ra của sản phẩm chưa ổn định, nếu khơng có ký kết, dễ bị ép giá.
Từ các vấn đề nêu trên, cùng với mục đích khai thác lợi thế khí hậu, đất đai của
địa phương … việc thực hiện triển khai dự án: “Hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm
Rau trái vụ liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa
bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” là một hướng đi đúng đắn.
9.2. Mô tả Dự án:
Dự án được triển khai tại 4 xã Bon Phặng, Tơng Cọ, Muổi Nọi và Thơm Mịn,
trong thời gian 3 năm (29 tháng). Trong đó:
- Năm thứ nhất (2020) sẽ thực hiện tại xã Tông Cọ với quy mô 20 ha;
- Năm thứ 2 (2021): Thực hiện ở 4 xã với tổng diện tích 90 ha/năm (3 vụ, mỗi
vụ 30 ha).
- Năm thứ 3 (2022): Thực hiện lặp lại quy mô như năm thứ 2 (2021).
Sau khi dự án kết thúc (năm 2022), chuỗi sẽ tiếp tục duy trì diện tích 90 ha/năm
ở các xã và dự kiến mở rộng thêm 110 ha, nâng tổng số diện tích sản xuất khoảng 200
ha/năm.
Loại hình sản xuất trong chuỗi sẽ là tập trung sản xuất rau, củ trái vụ, lệch vụ
nhằm khai thác lợi thế sinh thái và giảm mức độ cạnh tranh với các vùng chuyên canh
ở các địa phương miền xuôi. Với các đối tượng chủ yếu là: Rau thập tự (cải bắp, xu
hào, cải bó xơi, cải tím, cải mỡ …), dưa chuột bao tử, dưa lưới, dưa vàng, măng tây, cà
rốt, cà chua, cà tím …

Đối tác của dự án bao gồm:
1. Người sản xuất (Các hộ dân tham gia dự án) thuộc 4 xã Bon Phặng, Tơng Cọ,
Muổi Nọi và Thơm Mịn;
2. Đơn vị chủ trì dự án (Khu du lịch sinh thái Hồng Cơng);
3. Đơn vị chuyển giao công nghệ và tư vấn thương mại (Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Rau hoa quả - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn);
4. Đối tác tiêu thụ: Đơn vị chủ trì và đơn vị chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ bao
tiêu đã có truyền thống hợp tác với nhiều đối tác tiêu thụ trong nước cũng như xuất
khẩu. Song do yêu cầu của các đối tác tiêu thụ (họ cần thấy dự án được triển khai, thì
sẽ cùng cơ quan chủ trì, đơn vị bảo đảm kỹ thuật tổ chức đi khảo sát đánh giá thực địa
và ký kết), nên trước mắt năm vụ 2020 ký với Cty cổ phần OMEGA Hà Nội cung ứng
vào chuỗi VinMart; Năm 2021 ký bổ sung với Green Farm; Năm 2022 ký bổ sung với
Clever Food và một số đối tác tiềm năng khác);


5. Đối tác phân tích chất lượng sản phẩm, dư lượng, vi sinh vật là Phịng Phân
tích và Chất lượng Nông sản – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi
phía Bắc;
6. Đối tác chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm là Trung tâm kiểm nghiệm và chứng
nhận chất lượng TQC.
9.3. Lý do đề xuất, người dân và các đối tác tham gia vào Dự án:
Dự án cần thiết có sự tham gia của các đối tác vì các lý do sau:
- Người dân: Người dân là chủ thể sử dụng đất, khi tham gia vào chuỗi sẽ tạo
thu nhập tốt và việc làm cho họ, đồng thời qua việc tham gia vào chuỗi sẽ nâng cao
nhận thức, năng lực tiếp cận kỹ thuật mới… góp phần ổn định xã hội và đóng góp vào
mục tiêu xây dựng nơng thơn mới của địa phương.
- Đơn vị chủ trì dự án (Khu du lịch sinh thái Hồng Công): là đơn vị đã triển
khai một số chuỗi sản xuất ở một số địa phương, với kinh nghiệm triển khai chuỗi và
tiềm lực của đơn vị sẽ là yếu tố quan trọng để tổ chức triển khai thành công của dự án.
Sự tham gia của Đơn vị chủ trì sẽ giúp cho người sản xuất địa phương sản xuất ra các

sản phẩm định hướng thị trường, tổ chức sản xuất đồng bộ, thương hiệu sản phẩm
được đảm bảo, giá cả sản phẩm ổn định khơng bị ép giá.
Bên cạnh đó, yếu tố rất quan trọng để dự án có thể thành cơng là đảm bảo được
chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của các đơn vị tiêu thụ là: Sản phẩm phải được sơ
chế, đóng gói và có đơn vị uy tín đảm bảo về mặt kỹ thuật, duy trì chất lượng sản
phẩm. Điều này đơn vị chủ trì là Khu du lịch sinh thái Hồng Cơng có thể đáp ứng
được tốt ở 2 lý do chính:
(1) Là đơn vị đã và đang triển khai xây dựng Khu nhà sơ chế sản phẩm quả
(thuộc dự án khác) quy mô lớn tại xã Tơng Cọ (Có thể coi là 1 nguồn vốn
đối ứng khả thi), Khu nhà sơ chế này sẽ kết hợp từ cơng nghệ, nhân lực,
diện tích … sẽ làm cơ sở cho sự thành công của Dự án.
(2) Đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị chuyển giao (Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Rau hoa quả), là đơn vị được sự tin tưởng của nhiều đầu mối
tiêu thụ, đồng thời sẽ tư vấn hỗ trợ tốt xử lý các tình huống phát sinh trong
quá trình thực hiện.
- Đơn vị chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa
quả): Là đơn vị sự nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về Rau, hoa, quả cho Vùng trung du miền núi
phía Bắc. Với vốn kỹ thuật, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm hỗ trợ, chuyển giao về kỹ
thuật sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương xây dựng và chuyển các quy trình
kỹ thuật mới phù hợp với: điều kiện sinh thái – kinh tế - xã hội cụ thể, trình độ tiếp cận
của người dân, đối tượng sản xuất. Đồng thời tư vấn, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Sự


tham gia của Đơn vị chuyển giao sẽ đưa nhanh được kỹ thuật mới vào sản xuất, biện
pháp chuyển giao lý thuyết kết hợp thực hành tại đồng ruộng sẽ giúp người dân tiếp
cận dễ dàng, dễ thực hiện, bên cạnh đó là tư vấn cho đơn vị chủ trì, người sản xuất về
thị trường tiêu thụ.
- Đơn vị phân tích, chứng nhận sản phẩm (Phịng phân tích và chất lượng nông
sản; Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng TQC): Là các đơn vị có đủ

điều kiện về năng lực triển khai, năng lực pháp lý để hoàn thực hiện các yêu cầu phân
tích, giám định, chứng nhận sản phẩm theo yêu cầu của các đầu mối tiêu thụ.
10. Tính tiên tiến và thích hợp của cơng nghệ chuyển giao, tư vấn kỹ thuật
10.1. Tính tiên tiến của giống:
- Chủng loại: Giống được mua ở các cơ sở có uy tín, thích hợp với u cầu rải
vụ, giống nhập khẩu chất lượng tốt …
- Cây giống: Sử dụng cây giống sản xuất trong bầu vải không dệt hoặc khay
đảm bảo cây sinh trưởng khỏe, không bị chột, đồng đều cao, năng suất cao, phù hợp
với cơ giới hóa. Đồng thời giống được sản xuất theo phương thức mới sẽ dễ dàng điều
chỉnh thời gian ra ruộng, giúp cho việc cơ cấu sản phẩm tốt hơn theo yêu cầu của đơn
vị tiêu thụ.
10.2. Tính tiên tiến của kỹ thuật canh tác:
- Quy trình triển khai: Đảm bảo tiên tiến (quản lý cây trồng theo ICM), nhưng
không quá phức tạp so với năng lực triển khai tại địa phương, đồng thời cần đảm bảo
yêu cầu tối thiểu của các Tiêu chuẩn VietGAP và các đơn vị bao tiêu sản phẩm. Sản
phẩm được đem đi tiêu thụ có thể truy xuất nguồn gốc thông qua mã vạch.
- Kỹ thuật quản lý quá trình sản xuất:
+ Quản lý dinh dưỡng: Sử dụng một nền chung về phân bón lót là phân hữu cơ
vi sinh và bổ sung dinh dưỡng định kỳ bằng phân bón lá hữu cơ vi sinh. Q trình sản
xuất sẽ liên tục kiểm tra dinh dưỡng đất, mức độ thiếu hụt hoặc dư thừa qua biểu hiện
ở lá, cây … Bằng cách sử dụng cơng cụ chuẩn đốn hoặc đánh giá cảm quan chuyên
gia để xác định từng loại dinh dưỡng bổ sung (N, P, K, trung lượng hoặc vi lượng),
giảm lãng phí khi bón thừa, cũng như khơng để thiếu hụt làm giảm năng suất và chất
lượng.
+ Quản lý dịch hại: Quản lý dịch hại theo IPM, ưu tiên sử dụng các loại chế
phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh.
+ Quản lý nước tưới: Sử dụng nguồn nước tưới có kiểm sốt, khơng sử dụng
nước tưới ơ nhiễm.



+ Sơ chế, đóng gói: Sản phẩm được sơ chế (rửa sạch) và đóng gói có nhãn mác
ghi đầy đủ thơng tin sản xuất, có thể truy suốt nguồn gốc thông qua mã vạch sản phẩm.
- Các kỹ thuật cụ thể:
+ Làm đất: Đất được làm bằng máy tạo được độ đồng đều về mặt bằng sản
xuất.
+ Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử
dụng là các loại phân, thuốc có nguồn gốc hữu cơ – sinh học hoặc thảo mộc nên an
toàn cho người sản xuất và sử dụng.
+ Biện pháp hạn chế cỏ dại: Sử dụng nilon chuyên dụng để che phủ nhằm hạn
chế cỏ dại, sâu bệnh hại … thay thế cho việc làm cỏ thủ công, điều này sẽ giúp giảm
công lao động trực tiếp trên đồng ruộng.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. Mục tiêu:
11.1. Mục tiêu chung
Phát triển sản xuất rau tập trung, quy mô lớn gắn với sơ chế và tiêu thụ sản
phẩm theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm. Đẩy mạnh áp dụng khoa
học công nghệ làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, đồng thời đáp được nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm tốt, an toàn.
11.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện sinh thái, đất đai, đối tượng sản xuất, năng lực sản xuất và tiềm
năng mở rộng của các địa phương tham gia dự án.
- Xây dựng chuỗi sản xuất rau an toàn và bền vững: Sản phẩm an toàn (đạt Tiêu chuẩn
VietGAP và Tiêu chuẩn hữu cơ), liên kết chuyển giao cơng nghệ và tiêu thụ chặt chẽ,
đảm bảo lợi ích công bằng giữa: Người sản xuất – Doanh nghiệp đầu mối sản xuất –
Đơn vị chuyển giao công nghệ và đầu mối phân phối tiêu thụ sản phẩm.
- Quy mô sản xuất: Năm thứ nhất: 20 ha; Năm thứ hai: 90 ha; Năm thứ ba: 90 ha; Và
những năm tiếp theo dự kiến mở rộng duy trì ở 200 ha/năm.
- Sản phẩm sản xuất ra tối thiểu đạt Tiêu chuẩn VietGAP định hướng sản phẩm đạt
Tiêu chuẩn hữu cơ.
- Giải quyết việc làm ổn định tại chỗ cho 100 người (năm thứ nhất) đến 300 - 500

người (ở những năm tiếp theo của chuỗi).
- Hiệu quả kinh tế tăng 25 – 50% so với sản xuất tập quán thông thường của người
dân.


12. Nội dung
12.1. Những vấn đề trọng tâm mà Dự án cần giải quyết:
Dự án sẽ tập trung giải quyết các vấn đề chính sau:
12.2. Nội dung của Dự án:
12.2.1. Khảo sát đánh giá chuỗi giá trị, lập phương án sản xuất – kinh doanh, xây
dựng quy trình sản xuất theo VietGAP hoặc hữu cơ các đối tượng sản xuất trong chuỗi
theo yêu cầu của các đơn vị ký kết bao tiêu sản phẩm.
12.2.1. Tập huấn, đào tạo áp dụng quy trình kỹ thuật VietGAP cho các đối tượng sản
xuất trong chuỗi.
12.2.3. Sản xuất sản phẩm rau, củ trái vụ tại các xã thuộc vùng Dự án.
12.2.4. Xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói sản phẩm.
12.2.5. Xây dựng nhãn mác, đóng gói sản phẩm.
12.2.6. Xúc tiến thương mại, quảng bá mở rộng thị trường.
13. Giải pháp thực hiện
13.1. Giải pháp về mặt bằng và xây dựng cơ bản
- UBND các xã, các thôn – bản thuộc vùng Dự án cung cấp thông tin về điều
kiện đất đai, kinh tế - xã hội, tập quán canh tác … của người dân địa phương. Đồng
thời hỗ trợ đơn vị chủ trì tổ chức họp dân, thông báo kế hoạch xác định diện tích các
hạng mục chính để thực hiện Dự án, bao gồm: Vị trí, diện tích sản xuất; Vị trí, diện
tích xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói sản phẩm; Vị trí xây dựng hệ thống điện, nước,
đường giao thơng nội đồng.
- Đơn vị chủ trì tổ chức mời các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực tham gia: Xây
dựng khu nhà sơ chế và đóng gói sản phẩm; Xây dựng hệ thống điện; Xây dựng hệ
thống tưới và giao thông nội đồng.
13.2. Giải pháp về công nghệ

Đơn vị chuyển giao (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả), là đơn
vị chịu trách nhiệm về chuyển giao cơng nghệ, gồm các việc chính sau:
- Khảo sát, lấy mẫu đất – nước phân tích đánh giá ngưỡng an tồn theo quy
định hiện hành.
- Xây dựng quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP cho các đối tượng sẽ sản
xuất trong chuỗi, phù hợp với điều kiện địa phương.


- Tập huấn, đào tạo người sản xuất áp dụng quy trình VietGAP hoặc hữu cơ cho
các đối tượng sản xuất.
- Phối hợp chỉ đạo sản xuất, sơ chế - đóng gói sản phẩm.
- Hỗ trợ lấy mẫu sản phẩm, phân tích chất lượng sản phẩm, dư lượng kim loại
nặng – vi sinh vật sản phẩm … theo yêu cầu của đầu mối tiêu thụ.
13.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất
- Kế hoạch sản xuất: Dựa vào năng lực sản xuất của chuỗi được phê duyệt, khả
năng tiêu thụ sản phẩm xây dựng kế hoạch sản xuất (chủng loại, số lượng …) cụ thể
(có thể điều chỉnh ở mỗi mùa vụ tùy thuộc vào tình hình thực tế).
- Khu du lịch sinh thái Hồng Công: sẽ trực tiếp chỉ đạo sản xuất với sự hộ trợ
của đơn vị chuyển giao công nghệ. Tổ chức mua giống, vật tư đảm bảo chất lượng và
quy trình sản xuất cung ứng cho người dân vào đầu mỗi mùa vụ.
- Người dân: Tiếp nhận quy trình kỹ thuật, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn,
sản xuất, thu hoạch, đóng gói … theo yêu cầu của chuỗi.
13.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Đơn vị chủ trì, đơn vị chuyển giao thực hiện ký kết hợp đồng bao tiêu sản
phẩm với các doanh nghiệp, đầu mối bao tiêu sản phẩm.
13.5. Giải pháp về vốn
Thực hiện huy động các nguồn vốn (Nhà nước, doanh nghiệp, người sản xuất)
theo quy định tại Quyết định số 4781/QĐ – BNN – VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sổ tay Hướng dẫn phát triển sản
xuất, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2016 –

2020.
14. Tiến độ thực hiện

TT

Công việc chủ yếu

Sản phẩm phải đạt

Thời
gian thực
hiện
(BĐ-KT)

1

2

3

4

1

Khảo sát chuỗi giá trị, lập
phương án sản xuất, kinh
doanh, xây dựng quy trình
sản xuất VietGAP hoặc
hữu cơ các đối tượng sản


- 01 Báo cáo xác T7định chuỗi giá trị, 8/2020
phương án sản xuất,
tiêu thụ.

Cơ quan thực
hiện
5
- Khu du lịch
sinh thái Hồng
Công.
- Trung tâm
Nghiên cứu và


2

3

xuất trong chuỗi theo yêu - 12 quy trình sản
cầu đơn vị bao tiêu sản xuất theo VietGAP
phẩm.
các đối tượng sản
xuất phù hợp với
điều
kiện
địa
phương.

Phát triển Rau
hoa quả.


Tập huấn, đào tạo người 2.700 lượt
sản xuất về sản xuất sản trong 3 năm.
phẩm rau, củ đạt Tiêu
chuẩn VietGAP, hữu cơ.

- Khu du lịch
sinh thái Hồng
Công.

người T8/2020


Sản xuất: Bắp cải, xu hào, - Năm 2020: 20 ha
cải mỡ, cà chua, cà tím, cải
- Năm 2021: 90 ha
ngồng, măng tây, cà chua
bao tử, cải tím, dưa lưới, - Năm 2022: 90 ha
dưa vàng, cà rốt, khoai
tây…

T 8/2022

-Trung
tâm
Nghiên cứu và
Phát triển Rau
hoa quả.
T8/2020


T12/2022

Khu du lịch
sinh thái Hồng
Công
Các hộ dân
thuộc vùng dự
án

4

Xây dựng nhà màng sản 10.000 m2 nhà màng T01xuất rau cao cấp.
sản xuất rau cao cấp T4/2021
(Dưa chuột bao tử,
dưa lưới …)

Khu du lịch
sinh thái Hồng
Cơng

5

Xây dựng nhãn mác, đóng Sản phẩm làm ra T12/2020
gói, chứng nhận tiêu chuẩn được đóng gói theo –
chất lượng sản phẩm.
yêu cầu của các đầu T12/2022
mối tiêu thụ, chứng
nhận đạt Tiêu chuẩn
VietGAP


Khu du lịch
sinh thái Hồng
Công

Xúc tiến thương mại, - Năm 2020: Ký kết T 8/2020
quảng bá mở rộng thị 1 – 2 đầu mối tiêu –
T
trường.
thụ sản phẩm tại Việt 8/2022
Trì, Vĩnh Phúc, Hải
Dương;

- Khu du lịch
sinh thái Hồng
Công

6

- Năm 2021: Ký kết
bổ sung 1 – 2 đầu
mối tiêu thụ sản

Đơn vị chứng
nhận

- Trung tâm
Nghiên cứu và
Phát triển Rau
hoa quả



phẩm tại Hà Nội;
- Năm 2022: Ký kết
bổ sung 1 – 2 đầu
mối tiêu thụ tại Hà
Nội.

15. Sản phẩm của dự án
15.1. Nêu sản phẩm cụ thể của dự án:

TT

Tên sản phẩm

Chỉ tiêu kinh tế - Kỹ thuật

Chú thích

1

2

3

4

Năm 2020 (Tháng 8 – 12): Tổng diện tích 20 ha
1
2


3

4

5

6

7

Măng tây (1 ha)

Cây sinh trưởng tốt, không nhiễm
sâu bệnh nguy hiểm

Cải bắp (5 ha)

Năng suất trung bình 32 tấn/ha; Chất
lượng đảm bảo Tiêu chuẩn VietGAP

Su hào (5 ha)

Năng suất trung bình 26 tấn/ha;
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Lơ trắng và xanh (3 ha)

Năng suất trung bình 20 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP


Củ cải (2 ha)

Năng suất trung bình 45 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Cà chua (2 ha)

Năng suất trung bình 30 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Cải thảo (2 ha)

Năng suất bình quân 35 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Năm 2021: Tổng diện tích 90 ha (30 ha/vụ)
Vụ 1 (Tháng 1 – Tháng 3): 30 ha
1

Măng tây (1 ha): Chăm sóc Cây sinh trưởng tốt, khơng nhiễm
diện tích trồng năm 2020
sâu bệnh, có thể cho thu hoạch măng


vào tháng 6.
2

Dưa chuột bao tử (1 ha)

3


Su su rau (10 ha)

4

Cà rốt (10 ha)

5

Củ cải (8 ha)

Năng suất trung bình 45 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP
Năng suất trung bình 30 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP
Năng suất trung bình 40 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP
Năng suất trung bình 45 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Vụ 2 (Tháng 4 – Tháng 8) : 30 ha

1

Măng tây (1 ha): Tiếp tục Bắt đầu cho thu hoạch, năng suất
chăm sóc diện tích trồng trung bình 2,4 tấn/ha/tháng.
năm 2020
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

2


Dưa lưới (1 ha)

3

4

5

6

7

8
9

Đậu cô ve (8 ha)

Năng suất trung bình 25 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP
Năng suất trung bình 22 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Củ cải (9 ha)

Năng suất trung bình 45 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Bắp cải (2 ha)


Năng suất trung bình 32 tấn/ha; Chất
lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Xà lách xoăn (2 ha)

Năng suất bình quân 26 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Xà lách mỡ (2 ha)

Năng suất bình quân 26 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Cải ngồng (2 ha)

Năng suất bình quân 26 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Cà tím (3 ha)

Năng suất trung bình 60 tấn/ha


Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP
Vụ 3 (Tháng 8 – 12): Tổng số 30 ha
Măng tây (1 ha)

Cây sinh trưởng tốt, khơng nhiễm
sâu bệnh nguy hiểm. Năng suất trung
bình 1,8 tấn/ha/tháng.


Dưa chuột bao tử (1 ha)

Năng suất trung bình 45 tấn/ha

1

2

3

4

5

6

7

8

Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP
Cải bắp (9 ha)

Năng suất trung bình 32 tấn/ha; Chất
đảm bảo Tiêu chuẩn VietGAP

Su hào (9 ha)

Năng suất trung bình 26 tấn/ha;

Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Lơ trắng và xanh (3 ha)

Năng suất trung bình 20 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Củ cái (3 ha)

Năng suất trung bình 40 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Cà chua (3 ha)

Năng suất trung bình 30 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Cải thảo (1 ha)

Năng suất bình quân 35 tấn/ha
Chất lượng đạt Tiêu chuẩn VietGAP

Năm 2022: Tổng diện tích 90 ha (Lặp lại quy mô và chủng loại của năm
2021
Tổng cộng: 200 ha, trong đó: Năm 2020: 20 ha; Năm 2021: 90 ha; Năm 2022: 90 ha

15.2. Phương án phát triển sau khi triển khai dự án:
Dự án triển khai năm thứ nhất với quy mô 20 ha, mở rộng đến 90 ha vào năm
thứ 2 và 3. Với mục tiêu nhìn thấy thực tế: Tạo việc làm tại chỗ, an toàn, giảm sức lao
động, hiệu quả kinh tế cao … Từ những hiệu quả đó mang lại, hiệu ứng lan tỏa dự kiến

sẽ mở rộng sản xuất lên 200 ha vào những năm tiếp theo sau khi kết thúc dự án. Cơ
chế hoạt động lúc này sẽ triển khai theo phương thức minh bạch đầu vào và đầu ra. Lợi
nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ góp vốn giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Vốn của


doanh nghiệp cơ bản là: giống, vật tư, phân bón, máy móc …, vốn của người dân cơ
bản là: đất đai, sức lao động …
16. Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi:
Đơn vị tính: triệu đồng
Trong đó
Nguồn
kinh phí

TT

1

2

Tổng số

3

Cơng Ngun
chun
vật
gia, đào
liệu,
tạo, tập
năng

huấn
lượng

Thiết bị
máy
móc

Xây
dựng cơ
bản

4

6

7

5

NTM

23.526

1.041

Đối ứng

14.227

4.074


Cộng

37.753

5.115

19.314

19.314

Chi
khác

8

837

2.334

2.715

7.008

430

3.552

9.342


430

17. Hiệu quả kinh tế - xã hội
17.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp của dự án
- Hiệu quả kinh tế:
(1) Tổng kinh phí đầu tư dự án 37,7 tỷ đồng;
(2) Tổng thu tối thiểu dự kiến: 54,8 tỷ đồng;
(3) Tổng thu tối đa dự kiến: 84,2 tỷ đồng.
Lợi nhuận tối thiểu: 17,1 tỷ đồng và Lợi nhuận tối đa: 46,5 tỷ đồng.

- Hiệu quả về mặt xã hội:
+ Thứ nhất, Dự án sẽ tạo việc làm tại chỗ bền vững cho người dân địa phương: Bằng
việc ứng dụng cơng nghệ mới tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giúp người dân
trở lại với đồng ruộng của mình bền vững nhờ giá trị lao động được nâng cao (thu
nhập tối thiểu bằng với thu nhập đại trà từ việc ly nông đi làm ở các nhà máy, các khu
công nghiệp).


+ Thứ hai, Dự án sẽ đóng góp vào việc cải thiện sức khỏe cho người dân, giảm chi phí
xã hội, đóng góp vào ổn định xã hội: Khi Dự án thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ,
tối thiểu là VietGAP sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sản xuất, có sức khỏe tốt
người sản xuất sẽ giảm bớt chi phí khám chữa bệnh, hạn chế tác động xấu khi tham gia
lao động ở các nghành nghề khác, gia đình ổn định.
+ Thứ ba, Dự án sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất có quy hoạch, định hướng rõ ràng:
Chuỗi sản xuất được thực hiện, người dân sẽ định hướng rõ ràng loại hình cây trồng và
hiệu quả mang lại, giảm tối đa hiện tượng mỗi gia đình trồng một loại cây theo kiểu tự
phát. Đồng thời, từ đó giúp cho việc quản lý đất đai, quản lý sản xuất của các cơ quan
quản lý dễ dàng hơn.
+ Thứ tư, Dự án sẽ đóng góp vào việc làm tăng giao thương, ảnh hưởng tốt tới phát
triển địa phương: Với sự tham gia của doanh nghiệp sản xuất, đơn vị chuyển giao, đầu

mối tiêu thụ … sẽ làm tăng sự tương tác thương mại, tiêu dùng ở địa phương, và điều
hiển nhiên người dân địa phương sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động đó.
+ Thứ năm, Dự án sẽ làm tăng khả năng nhận thức của người dân về khoa học kỹ
thuật mới (sản xuất theo Tiêu chuẩn mới VietGAP hoặc hữu cơ) và thương mại sản
phẩm làm ra: Từ hiệu quả của các phương thức sản xuất và thương mại mới, trong đó
có sự tham gia trực tiếp của người dân, sẽ là kênh tuyên truyền và cách thức đào tạo
trực tiếp hiệu quả.
+ Thứ 6, Dự án sẽ quảng bá hình ảnh về các sản phẩm tốt của địa phương đến với các
thị trường lớn: Dự án mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và đơn vị chuyển giao, các
mắt xích này của chuỗi sẽ là kênh thơng tin, kết nối sản phẩm và hình ảnh địa phương
đến các địa thị trường, địa phương, ban ngành khác ở nhiều nơi trong nước và xa hơn
là thị trường quốc tế.

17.2. Dự kiến hiệu quả Kinh tế - Xã hội theo khả năng mở rộng của dự án
Sau khi dự án kết thúc, từ những nhìn nhận trực quan về hiệu quả thực tế mà dự
án mang lại, người dân có đất ở 4 xã thuộc Dự án và lân cận sẽ tự giác học tập, tự
nguyện đăng ký tham gia vào chuỗi.
Ngày 12 tháng 5 năm 2020

Ngày 12 tháng 5 năm 2020


Chủ nhiệm dự án

Cơ quan chủ trì dự án

Ngày ….tháng 6 năm 2020

Ngày ….tháng 6 năm 2020


Chủ đầu tư dự án

Văn phòng NTMN huyện



×