Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số vấn đề về nhận thức phạm trù giá trị thặng dư của Các Mác trong thời đại công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.83 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHẬN THỨC PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ CỦA CÁC MÁC TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0 
Lê Văn Thơi
Trường Đại học Thủy lợi

1. GIỚI THIỆU CHUNG

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Học thuyết kinh tế của Các Mác là nội
dung chủ yếu của chủ nghĩa Mác. Trong hệ
thống lý luận kinh tế của Mác, học thuyết
giá trị thặng dư có vị trí, vai trị đặc biệt quan
trọng, là “hòn đá tảng”, “xương sống”,
“trụ cột”.
Bộ Tư bản, tác phẩm chủ yếu về Kinh tế
học chính trị của Các Mác, được viết vào
những năm 40s của thế kỷ XIX, đến nay đã
gần hai thế kỷ. Sự ra đời, phát sinh, phát triển
của chủ nghĩa tư bản gắn liền với lịch sử phát
triển của cuộc cách mạng công nghiệp trong
lịch sử. Các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc
biệt công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy mạnh mẽ lực
lượng sản xuất trong các nước tư bản phát triển
nhảy vọt hơn bao giờ hết. Sự phát triển đó,
khơng những đã đưa đến sự thay đổi ngày càng
hiện đại hóa về cách thức sản xuất đối với nền
sản xuất trong nước mà còn tăng cường năng
lực cho các tập đoàn tư bản độc quyền vươn tay


sang các nước đang phát triển để mở rộng sự
bành trướng thế lực toàn cầu.
Vậy trước những tác động sâu sắc của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, học thuyết
giá trị thặng dư mà cốt lõi là khái niệm giá trị
thặng dư, một nguyên lý kinh tế căn bản của
học thuyết kinh tế Mác có cịn ngun giá trị
của nó? cịn phản ánh bản chất quan hệ bóc
lột của tư bản với công nhân hay không và
bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa có bị thay đổi hay không?
Trong khuôn khổ bài báo cáo khoa học, tác
giả muốn làm sáng tỏ phần nào khái niệm giá
trị thặng dư của Mác trong điều kiện tác động
của cách mạng công nghiệp 4.0.

Bài viết sử dụng phương pháp phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Ngồi ra, cịn sử dụng phương pháp khác:
phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phân
tích tổng hợp…
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tóm lược nghiên cứu của Mác về
phạm trù giá trị thặng dư
Học thuyết giá trị thặng dư được C.Mác
trình bày trong quyển I Bộ Tư bản, với học
thuyết này, Mác đã phân tích tồn diện nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) và đi đến
kết luận khoa học: nền tảng tồn tại và phát

triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
dựa trên cơ sở bóc lột giá trị thặng dư
của giai cấp cơng nhân. Có thể tóm lược
những nội dung chính trong học thuyết giá trị
thặng dư:
3.1.1. Cơ sở quan hệ sản xuất của nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa
Phương thức sản xuất TBCN dựa trên cơ
sở lực lượng sản xuất và quan hệ chiếm hữu
tư nhân TBCN về tư liêu sản xuất, dẫn đến
tách rời giữa sức lao động và tư liệu sản
xuất. Chế độ này dẫn đến người có sức lao
động (cơng nhân) muốn sống phải đi làm
thuê cho tư bản. Và thông qua mối quan hệ
lao động làm th, cơng nhân nhận được
tiền cơng cịn tư bản thì bóc lột được thời
gian lao động của cơng nhân và thu được
giá trị thặng dư.

293


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

3.1.2. Tóm tắt những nội dung chủ yếu
của Các Mác về phạm trù giá trị thặng dư
Nhà tư bản bỏ vốn mua hàng hóa sức lao
động và tư liệu sản xuất, tổ chức quá trình lao
động sản xuất, tư bản thu được sản phẩm
mang hàng hóa ra thị trường tiêu thụ, kết quả

thu hồi được vốn tư bản ban đầu (chi phí tư
liệu sản xuất c và sức lao động v) và một khoản
dôi ra (tăng thêm), phần gia trị tăng thêm này
được Mác gọi là giá trị thặng dư ký hiệu (m).
Nguồn gốc của giá trị thặng dư do đâu mà có?
Điều này được C.Mác lý giải: Trong q trình
sản xuất, lao động của cơng nhân đã tạo ra giá
trị mới gồm: phần giá trị lao động trả cơng cho
mình bằng lượng tư bản khả biến (v) và phần
giá trị thặng dư (m) cho nhà tư bản. C.Mác đi
đến kết luận: “Vậy giá trị thặng dư là một bộ
phận của giá trị mới dơi ra ngồi giá trị sức
lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị
nhà tư bản chiếm không”[1].
Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh quan hệ
bóc lột lao động làm thuê. Mác đã đưa ra
khái niệm “ngày lao động” để chỉ rõ mối
quan hệ này. Ngày lao động của công nhân
chia làm hai phần: phần thời gian lao động tất
yếu là thời gian lao động tạo ra giá trị sức lao
động và phần thời gian lao động còn lại tạo ra
giá trị thặng dư cho tư bản. Ngồi ra, Mác
cịn phân tích mức độ bóc lột cơng nhân cao
hay thấp qua khái niệm tỷ suất giá trị thặng
dư biểu thị qua công thức m’= m/v. 100%.
Nếu m’càng lớn thì số giá trị thặng dư càng
lớn và mức độ bóc lột càng cao. Ơng cũng đã
phân tích hai phương pháp bóc lột giá trị
thặng dư: Phương pháp bóc lột thặng dư
tuyệt đối dựa vào sức lực cơ bắp của cơng

nhân cịn phương pháp bóc lột giá trị thặng
dư tương đối dựa vào kỹ thuật sản xuất tăng
năng suất lao động, tăng hiệu quả lao động
(bóc lột dựa vào lao động chất xám). Sự ra
đời, phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền
với sự phát triển của các cuộc cách mạng
công nghiệp và ngày nay, đang bước vào cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) dựa trên
nền tảng kỹ thuật số. Cuộc cách mạng 4.0 đã
làm thay đổi cách thức sản xuất. Cơng nghệ tự
động hóa, liên kết kinh tế, kỹ thuật đươc ứng

dụng quy mơ tồn cầu. Vậy nó có làm thay đổi
quan hệ bóc lột giá trị thặng dư của tư bản đối
với công nhân hay không?
3.2. Nhận thức về phạm trù giá trị thặng
dư của Các Mác trong thời đại cách mạng
công nghiệp 4.0
3.2.1. Bản chất quan hệ kinh tế của chủ
nghĩa tư bản trong thời đại cách mạng công
nghiệp 4.0 vẫn không hề thay đổi
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt
là cuộc cách mạng công nghệ thông tin và
công nghệ cao thúc đẩy gia tăng mạnh mẽ
năng lực sản xuất của các nước tư bản chủ
nghĩa: “Những năm 90 của thế kỷ XX, nước
Mỹ với sự thúc đẩy của cách mạng IT đã có
được mười năm phồn vinh liên tục, trong
khoảng thời gian từ năm 1996 - 2000 mức
tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 4%” [2].

Cuộc cách mạng đó cũng đã làm thay đổi
cách thức sản xuất và thu nhập của giai cấp
cơng nhân có tăng lên. Tuy nhiên, quan hệ
lao động giữa tư bản với công nhân vẫn dựa
trên quan hệ làm thuê. Lực lượng sản xuất
càng phát triển thì quan hệ sản xuất tư bản
càng được củng cố, mở rộng. Phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn dựa trên nền
tảng lực lượng sản xuất và chế độ chiếm hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất,
do đó, quan hệ lao động giữa tư bản với công
nhân vẫn là quan hệ bóc lột lao động làm
th. Hơn nữa, khi cơng nghệ càng phát triển
thì quy mơ và hiệu quả bóc lột của tư bản
càng tăng.
3.2.2. Trong thời đại công nghiệp 4.0, tạo
điều kiện cho giới chủ tư bản tăng cường
bóc lột lao động làm thuê
Giới chủ tư bản tăng cường ứng dụng
thành tựu tiến bộ công nghệ hiện đại vào sản
xuất dẫn đến các hệ lụy đối với công nhân:
Thứ nhất, công nhân công nghiệp hiện đại
bị gắn chặt với dây chuyền cơng nghệ tự
động hóa họ càng bị lệ thuộc vào máy móc
làm việc theo máy móc. Họ phải tập trung lao
động với cường độ cao mới đáp ứng được công
việc, “trong công trường thủ công và trong nghề

294



Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

nghiệp thủ công, người công nhân sử dụng công
cụ của mình, cịn trong cơng xưởng thì người
cơng nhân phải phục vụ máy móc” [3].
Thứ hai, khi cơng nghệ phát triển làm cho
cấu tạo hữu cơ của tư bản c/v tăng lên dẫn
đến tình trạng thất nghiệp, tư bản có điều
kiện tuyển chọn lao động khắt khe hơn và ép
tiền cơng xuống thấp.
Thứ ba, sản xuất với trình độ cơng nghệ
cao, tự động hóa làm cho năng suất lao động
tăng nhảy vọt, tư bản tăng cường bóc lột
được thời gian thặng dư tương đối tăng hiệu
quả sử dụng tư bản.
Thứ tư, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
năng suất lao động tăng nhanh, làm tăng tốc
độ chu chuyển của tư bản, cơng nhân bị bóc
lột tăng lên, khối lượng thặng dư tăng.
3.2.3. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
thúc đẩy mạnh mẽ sự bành trướng của các
tổ chức tư bản độc quyền, tăng cường bóc
lột giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động ở
các nước đang phát triển nhằm thu lợi
nhuận độc quyền cao trên phạm vi tồn cầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng rút kết luận:
“Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái
vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và
một cái vịi khác bám vào giai cấp vô sản ở

thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta
phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta
chỉ cắt một vịi thơi, thì cái vịi còn lại kia
vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vơ sản, con
vật vẫn tiếp tục sống và cái vịi bị cắt đứt lại
sẽ mọc ra”. [4]
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản
gắn liền gắn liền với quá trình tìm kiếm, xâm
nhập, chiếm lĩnh thị trường tài nguyên, nhân
cơng và sản xuất tiêu thụ hàng hóa ở nước
ngồi. Cuộc cách mạng công nghiệp, 4.0 đã
làm cho lực lượng sản xuất của các nước tư
bản phát triển nhảy vọt. Sự tích tụ, tập trung
tư bản ngày càng lớn dẫn đến sự ra đời của
các tổ chức tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước.Trước sự phát triển
đó, thị trường tài ngun, nhân cơng trong
nước ngày càng khan hiếm, buộc các tổ chức
tư bản độc quyền phải bành trường thế lực ra

nước ngoài và các Nhà nước tư bản độc
quyền phải can thiệp, điều tiết kinh tế. Nhà
nước tư bản độc quyền điều tiết chính sách
kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện cho các tổ
chức tư bản độc quyền tư nhân xâm nhập vào
thị trường các nước có nền kinh tế chậm phát
triển nhưng có nguồn lao động dồi dào, giá
nhân công rẻ, giá tài nguyên rẻ. Chủ nghĩa tư
bản càng phát triển trình độ cao thì các hình
thức, thủ đoạn bóc lột, càng tinh vi đối với

các nước chậm phát triển. Ngoài việc sử dụng
các phương pháp bóc lột truyền thống, ngày
nay, nhà nước tư sản cịn sử dụng các cơng
cụ xuất khẩu tư bản, chính sách kinh tế và
cao hơn là gây ra các cuộc chiến tranh
thương mại để chèn ép các nước chậm phát
triển, lệ thuộc về kinh tế để. Mục đích của
việc can thiệp là để bảo vệ lợi ích kinh tế của
các tổ chức độc quyền tư nhân thu lợi nhuận
độc quyền cao.
4. KẾT LUẬN

Trong điều kiện tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, bản chất quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa khơng hề thay đổi.
Quan hệ bóc lột của chủ nghĩa tư bản không
những được tăng cường ở trong nước mà cịn
bóc lột giai cấp cơng nhân, nhân dân các
nước đang phát triển. Phạm trù giá trị thặng
dư của Các Mác, không những giữ nguyên
giá trị mà với sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản, phạm trù đó còn chứng minh các nhà
nước tư bản độc quyền tham gia ngày càng
sâu cùng với các tổ chức độc quyền bóc lột,
chiếm đoạt giá trị thặng dư quy mơ tồn cầu.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục & Đào tạo. (2008). Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê
nin. Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.237.

[2] C.Mác & Ph.Ăngghen. 1995. Tồn tập. Tập
23 Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr.605.
[3] Hồ Chí Minh tồn tập. 2011. Tập 2. Nxb
Chính trị Quốc gia. Hà Nội. tr.130.

295



×