Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các tổng công ty xây dựng nông nghiệp khu vực phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.51 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CÁC TỔNG CƠNG TY XÂY DỰNG NƠNG NGHIỆP
KHU VỰC PHÍA BẮC
Ngơ Thị Hải Châu1, Nguyễn Thị Quỳnh Nga1
1
Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kế tốn quản trị chi phí (KTQTCP) đóng
vai trị quan trọng trong việc cung cấp thông
tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Ở Việt
Nam, gần đây KTQTCP đã được quan tâm
nhưng chủ yếu trong lĩnh vực học thuật. Phần
lớn các doanh nghiệp, trong đó có các Tổng
Cơng ty (TCT) Xây dựng Nơng nghiệp khu
vực phía Bắc, vẫn chưa chú trọng đến
KTQTCP. Thông tin phục vụ cho việc ra
quyết định chủ yếu là thơng tin q kế tốn
tài chính (KTTC) cung cấp và kinh nghiệm
của nhà quản lý nên khơng có tính khoa học,
hiệu quả thấp. Do vậy, nghiên cứu xây dựng
KTQTCP tại các TCT Xây dựng Nông
nghiệp khu vực phía Bắc có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn. Hơn nữa, để có thể đưa ra
các đề xuất cho xây dựng mơ hình KTQTCP
tại các TCT này thì nghiên cứu thực trạng


KTQTCP là điều cần thiết.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu định tính được sử dụng để
đánh giá thực trạng KTQTCP tại các TCT
Xây dựng Nông nghiệp khu vực phía Bắc.
Chúng tơi đã tiến hành phỏng vấn sâu nhà
quản trị, kế toán trưởng và nhân viên kế
toán của các TCT Xây dựng Nơng nghiệp
khu vực phía Bắc, bao gồm cả tại văn phòng
TCT và các chi nhánh, cơng ty con (33 đơn
vị). Ngồi ra, chúng tơi cịn khảo sát bằng
bảng hỏi để xác định thực trạng KTQTCP
tại các TCT này.

3.1. Thực trạng tổ chức bộ máy KTQTCP
Các TCT đều chưa tổ chức bộ máy
KTQTCP. Mọi thông tin về chi phí (CP), giá
thành đều do KTTC phụ trách phần hành này
cung cấp. Khi được yêu cầu, kế toán CP, giá
thành có lập một số báo cáo tổng hợp các
thông tin từ KTTC.
3.2. Thực trạng phân loại sản xuất
CP tại các TCT được phân loại theo yếu tố
CP và phạm vi phát sinh. Việc phân loại CP
thành các yếu tố CP chủ yếu phục vụ cho
việc xây dựng dự tốn CP cho từng cơng
trình (CT), hạng mục cơng trình (HMCT)
nhằm góp phần kiểm sốt CP. Cơng tác nhận
diện và đo lường CP do kế toán viên phụ

trách phần hành CP thực hiện nhưng việc
thực hiện mới chỉ hướng tới phục vụ cho
KTTC chứ chưa đáp ứng được cho phân tích,
đánh giá hiệu quả hoạt động.
3.3. Thực trạng xây dựng định mức và
lập dự tốn chi phí
Các TCT đều lập dự toán khi tham gia dự
thầu. Dự toán này được xây dựng dựa trên
với khối lượng tính tốn từ bản vẽ, hồ sơ thiết
kế kỹ thuật, đơn giá của từng hạng mục công
việc được xây dựng theo khung giá của sở
xây dựng của địa phương nơi xây dựng CT.
Dự toán khi tham gia dự thầu do phòng kỹ
thuật phối hợp cùng phịng kế hoạch lập khi
có thư mời thầu.

397


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

Ngồi ra, các TCT cịn lập dự tốn CP sản
xuất để dự trù CP phát sinh. Khác với dự toán
đấu thầu, dự toán CPSX tại các TCT này dựa
nhiều vào kinh nghiệm của người lập dự
toán. Điều này dẫn đến sự thiếu nhất quán
trong dự toán CP các CT.
Hiện nay chưa có TCT nào xây dựng được
bộ định mức, dự tốn hồn chỉnh để áp dụng
thống nhất trong TCT. Chỉ có TCT xây dựng

nơng nghiệp Việt Nam đang triển khai xây
dựng. Sự tham gia của bộ phận kế toán trong
lập dự toán là rất hạn chế. Giá vật tư trong dự
tốn chưa bám sát giá thị trường, chưa tính
đến yếu tố trượt giá và đơi khi trong q trình
thi công, khi các chi tiết của HMCT bị thay
đổi nhiều so với bản thiết kế nhưng dự toán
CP vẫn giữ nguyên.
3.4 Thực trạng xác định chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tập hợp CP sản xuất 100%
TCT đều xác định đối tượng tập hợp CP sản
xuất (CPSX) là CT, HMCT. Kết quả này
hoàn toàn phù hợp với tính chất đặc thù của
ngành xây dựng là sản xuất sản phẩm mang
tính đơn chiếc theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Đối tượng tính giá thành Tại các TCT, do
tính chất SX đơn chiếc nên đối tượng tính giá
thành là từng CT, HMCT đã xây dựng hoàn
thành. Ngoài ra, đối tượng tính giá thành có
thể là từng giai đoạn hồn thành quy ước.
Kế tốn CP ngun vật liệu trực tiếp CP
này thường chiếm 50% - 60% tổng CP sản
xuất. Vật liệu được nhà cung cấp giao tới
chân CT và tính giá xuất kho theo phương
pháp thực tế đích danh. Kế toán vật liệu sử
dụng phương pháp thẻ song song, kê khai
thường xuyên và theo dõi vật liệu theo danh
điểm. Vật liệu dùng cho CT, HMCT nào thì
được kế tốn tập hợp trực tiếp cho từng CT,

HMCT đó.
Kế tốn CP nhân công trực tiếp Do đặc
thù của ngành xây dựng, các TCT phải huy
động một lực lượng lao động trực tiếp khá
lớn tại nơi thi công CT. Các lao động này làm
việc theo dạng hợp đồng thời vụ và không
được đóng bảo hiểm. CP nhân cơng trực tiếp

tại các TCT chiếm khoảng 18% - 25% tổng
CPSX. Hình thức trả lương cho bộ phận sản
xuất trực tiếp chủ yếu là trả lương theo khối
lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. CP này
cũng được kế toán tập hợp trực tiếp cho từng
CT, HMCT
Kế tốn CP sử dụng máy thi cơng CP này
thường chiếm khoảng 10% - 15% tổng CP
sản xuất. Các TCT không tổ chức đội máy
thi công riêng mà được giao cho các TCT
sử dụng. Các TCT có thể điều động từ CT
này sang CT khác. Trường hợp TCT khơng
có loại máy thi công phù hợp với việc phục
vụ thi công thì được th ngồi. CP sử
dụng máy thi cơng được theo dõi và hạch
toán chi tiết cho từng CT, HMCT theo
khoản mục riêng.
Kế toán CP sản xuất chung CPSXC
thường chiếm khoảng 5% - 10%. CP phát
sinh của CT, HMCT nào thì tập hợp trực tiếp
cho CT, HMCT đó. Những CP liên quan đến
nhiều CT, HMCT thì các TCT phân bổ phù

hợp theo doanh thu CT, HMCT. Việc phân
bổ này đơn giản, dễ làm nhưng làm cho CP
của các CT, HMC có thể khơng chính xác.
Xác định giá trị sản phẩm dở dang Giá trị
sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo một
trong hai phương pháp sau:
- Nếu chủ đầu tư chỉ thanh tốn sau khi
tồn bộ CT hồn thành thì giá trị sản phẩm
dở dang là tổng CPSX từ khi khởi công đến
thời điểm đánh giá.
- Nếu chủ đầu tư thanh toán theo điểm dừng
kỹ thuật hợp lý của CT, HMCT thì sản phẩm
dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt đến
điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và
được tính theo CP thực tế tập hợp trong kỳ.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh
đặc thù, các TCT đều áp dụng phương pháp
tính giá thành phù hợp là theo từng đơn đặt
hàng (CT, HMCT).
3.5. Phân tích mối quan hệ chi phí –
khối lượng - lợi nhuận
100% các TCT đều khơng tổ chức phân
tích mối quan hệ CP - khối lượng - lợi nhuận

398


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8


để ra các quyết định kinh doanh. Việc phân
tích CP chỉ mới dừng lại ở việc so sánh giữa
giá bán với giá thành sản xuất để xác định lợi
nhuận gộp của từng CT, HMCT.
3.6. Thực trạng kế toán trách nhiệm và
lập báo cáo KTQTCP
Các TCT đều chưa thực hiện kế toán trách
nhiệm cũng như chưa lập báo cáo KTQTCP.
4. KẾT LUẬN

Như vậy, nghiên cứu thực trạng KTQTCP
tại các TCT Xây dựng Nơng nghiệp khu vực

phía Bắc chỉ ra rằng KTQTCP chưa được
thực hiện mà các TCT mới thực hiện KTTC
để đáp ứng các quy định bắt buộc của nhà
nước về cơng tác kế tốn. Thực tiễn này cũng
cho thấy việc xây dựng mơ hình KTQTCP tại
các TCT này là hết sức cần thiết.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢo
[1] Ngô Thị Hải Châu. 2019. Đề tài cấp cơ sở
“Xây dựng mô hình kế tốn quản trị chi phí
tại các Tổng Cơng ty Xây dựng Nơng
nghiệp khu vực phía Bắc”. 11/7/2019 tại
Trường Đại học Thủy lợi.

399




×