Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.54 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
-*****-
ĐỖ THỊ MAI THƠM
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tổ chức và quản lý vận tải
Mã số : 62.84.10.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hải Phòng - 2012
1
Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS., TS. Phạm Văn Cương
2. TS. Nguyễn Văn Sơn
Phản biện 1: GS., TS. Vương Toàn Thuyên
Trường Đại học Hải Phòng
Phản biện 2: PGS., TS. Đinh Ngọc Viện
Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam
Phản biện 3: PGS., TS. Từ Sĩ Sùa
Trường Đại học Giao thông vận tải
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường
họp tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam vào … giờ……ngày……
tháng… năm 2012
Có thể tìm hiểu luận án tại Trung tâm Thông tin tư liệu Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam.
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với nền kinh tế thị trường, vai trò của kế toán quản trị (KTQT) là
công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị quản lý, điều hành hoạt động doanh


nghiệp không còn là vấn đề tranh luận. Trong những năm gần đây, nền kế
toán Việt Nam đã có những bước chuyển biến và thay đổi sâu sắc về hệ
thống kế toán doanh nghiệp. Hệ thống kế toán doanh nghiệp không còn duy
nhất một bộ phận kế toán tài chính (KTTC) mà bao gồm cả bộ phận KTTC
và bộ phận KTQT. Kế toán quản trị đang ở trong thời kỳ phát triển để đáp
ứng với những thay đổi về kỹ thuật, toàn cầu hoá và những mối quan tâm
ngày càng tăng đối với việc quản trị rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tiễn ở các
doanh nghiệp Việt Nam, việc áp dụng KTQT và vai trò của KTQT còn
chưa phổ biến và phát triển.
Vận tải biển là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc biệt, phù hợp với lợi
thế vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Vì vậy, quan điểm và
mục tiêu phát triển ngành vận tải biển của Chính phủ là phát triển với tốc
độ nhanh và đồng bộ để trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn
nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đường biển của nền kinh tế quốc dân với
chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ
động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế
giới; thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Sự cần thiết phải phát triển với
tốc độ nhanh và quy mô lớn đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho các doanh
nghiệp vận tải biển (DNVTB) phải tổ chức công tác KTQT để đáp ứng nhu
cầu thiết yếu về thông tin quản lý điều hành doanh nghiệp, đặc biệt là
KTQT chi phí, tính giá thành dịch vụ vận tải nhằm kiểm soát tốt chi phí, hạ
giá thành vận tải, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, đáp ứng được vai trò là công cụ quản lý kinh tế trong thời kỳ
mới. Do vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu đầy đủ, cụ thể về đặc thù hoạt
động kinh doanh của các DNVTB để tổ chức KTQT chi phí, tính giá thành
dịch vụ vận tải biển cho thích hợp.
Trên thực tế, việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
dịch vụ vận tải tại các DNVTB có nhiều đổi mới phù hợp với thông lệ quốc
3

tế và chế độ kế toán mới, đã đáp ứng được yêu cầu công tác lập các báo cáo
tài chính và một số yêu cầu của nhà quản trị. Tuy nhiên, công tác kế toán
chi phí sản xuất và giá thành vận tải chủ yếu được thực hiện theo chức năng
của KTTC, việc phân loại chi phí, xây dựng các phương trình dự toán chi
phí để kiểm soát chi phí theo yêu cầu của quản trị doanh nghiệp chưa được
thực hiện, phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí chung để tính
giá thành vận tải còn bộc lộ nhiều hạn chế, tính kịp thời của thông tin về giá
thành vận tải cho từng chuyến đi của từng tàu, để cung cấp cho nhà quản lý
trước và sau mỗi chuyến đi là chưa thực hiện được.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu
sinh đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá
thành trong các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam” là đề tài nghiên cứu
luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
2. Tổng quan những công trình đã công bố nghiên cứu về tổ chức công
tác kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp
Tổ chức công tác KTQT có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa
cơ sở lý luận với thực tế thực hành công việc kế toán ở doanh nghiệp. Về
mặt lý luận, KTQT đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu
rất đa dạng phong phú. Tuy nhiên, về mặt tổ chức ứng dụng, KTQT là một
lĩnh vực rất khan hiếm về nguồn tài liệu hướng dẫn thực thi. Vì vậy, rất cần
các đề tài nghiên cứu tổ chức KTQT chuyên sâu vào các lĩnh vực kinh tế
của từng ngành cụ thể. Đã có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về lĩnh vực
công tác KTQT, kế toán chi phí và giá thành ở các ngành dầu khí, sản xuất
dược phẩm, hàng không, du lịch… nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về
lĩnh vực KTQT cho ngành vận tải biển (VTB).
Xuất phát từ việc tìm hiểu trên cho thấy, chưa có công trình nghiên cứu
nào về KTQT dành riêng cho lĩnh vực VTB, luận án sẽ tập trung vào việc
nghiên cứu để xây dựng mô hình công tác KTQT chi phí và tính giá thành
vận tải chuyến đi cho các DNVTB Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu mang
tính cấp thiết và không bị trùng lắp.

3. Mục đích nghiên cứu của luận án
4
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về KTQT chi phí và giá
thành trong các doanh nghiệp.
Làm rõ những đặc điểm kinh doanh của ngành vận tải biển, đặc thù
riêng của sản phẩm dịch vụ vận tải biển. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng,
chi phối đến sự biến đổi liên tục, phức tạp của chi phí và giá thành dịch vụ
vận tải biển trong từng chuyến đi của tàu.
Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng công tác kế toán chi phí và
giá thành tại các doanh nghiệp vận tải biển (DNVTB) Việt Nam hiện nay,
luận án đề ra các nguyên tắc, phương hướng và các giải pháp cụ thể để xây
dựng mô hình tổ chức thực hiện công tác KTQT chi phí và giá thành trong
các DNVTB Viêt Nam theo hướng kết hợp với kế toán tài chính.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Nghiên cứu việc tổ chức mô hình
KTQT chi phí sản xuất và giá thành dịch vụ vận tải trên cơ sở kết hợp
KTQT với KTTC.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là công tác tổ chức kế toán chi phí và
giá thành dịch vụ vận tải đường biển tại một số công ty vận tải biển tiêu
biểu trong Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES).
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau:
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống
đảm bảo tính logic của các vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp mô hình hóa và phương pháp toán để xây dựng mô hình
tổ chức công tác KTQT và các phương trình dự toán chi phí vận tải.
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quy
nạp, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh….để

phân tích vấn đề, đánh giá và rút ra kết luận.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về mặt khoa học: Luận án trình bày hệ thống và toàn diện về tổ chức
5
công tác KTQT chi phí và giá thành của các DNVTB, trong đó đưa ra vấn
đề tổ chức KTQT phải phù hợp với hệ thống KTTC của các doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn: Đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện KTQT chi
phí sản xuất và giá thành dịch vụ vận tải tại các DNVTB Việt Nam, góp
phần tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng công tác ra quyết
định quản lý cho các nhà quản trị DNVTB.
7. Kết quả đạt được và điểm mới của luận án
Luận án đã tập trung nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để xây dựng
một mô hình tổ chức công tác KTQT chi phí và tính giá thành vận tải biển
cho các DNVTB Việt Nam. Luận án đã có một số điểm mới sau:
Lần đầu tiên ở Việt Nam, luận án đã phân tích các đặc điểm chủ yếu
của hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải biển và ảnh hưởng của nó đến sự
biến đổi đa dạng, liên tục của các thành phần chi phí chuyến đi và sự thay
đổi phức tạp của giá thành đơn vị vận tải.
Phân tích, nhận diện chi phí vận tải theo góc độ của KTQT, ứng dụng
phương pháp xác định chi phí hỗn hợp vào công tác dự toán chi phí chuyến
đi cho tàu.
Xây dựng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán chi phí chi tiết, sổ kế
toán quản trị chi phí trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với hệ thống chứng từ, tài
khoản kế toán tổng hợp, sổ kế toán tài chính hiện hành.
Xây dựng mô hình tổ chức công tác KTQT chi phí và giá thành phù
hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của các DNVTB Việt Nam
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TRONG CÁC DNVTB
1.1 Tổng quan về kế toán quản trị
1.1.1 Bản chất của kế toán quản trị

Theo Luật kế toán Việt Nam “Kế toán quản trị” là việc thu thập, xử lý,
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và
quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
6
Theo định nghĩa của Viện kế toán quản trị Hoa Kỳ “Kế toán quản trị”
là quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải
và truyền đạt thông tin được các nhà quản trị sử dụng để lập kế hoạch, đánh
giá và kiểm tra trong nội bộ tổ chức, để đảm bảo việc sử dụng hợp lý và có
trách nhiệm đối với các nguồn lực của tổ chức đó.
1.1.2 Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị
Khác
nhau
Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Đối
tượng
phục vụ
chủ yếu
Những người sử dụng ở
bên ngoài DN: cổ đông,
chủ nợ, cơ quan Nhà nước,
công chúng, các nhà quản
trị
Các cấp quản trị ở bên trong
DN
Đặc điểm
thông tin.
Thể hiện thông tin kinh tế
tài chính quá khứ và hiện
tại, thông tin phải đầy đủ,
chính xác, khách quan và

kiểm tra được.
Thể hiện thông tin kinh tế
hướng tới tương lai, thông tin
phải kịp thời linh hoạt, phù
hợp yêu cầu quản trị.
Phạm vi
của thông
tin cung
cấp
Thông tin cung cấp thường
được soạn thảo với phạm vi
toàn bộ DN
Thông tin cung cấp về DN và
các đơn vị, dự án, sản phẩm của
DN hoặc về bất kỳ bộ phận nào
của DN mà cần ra quyết định
Kì báo
cáo.
Báo cáo được soạn thảo
theo định kỳ
Báo cáo được soạn thảo theo
định kỳ hay khi có nhu cầu
Mẫu báo
cáo
Hình thức và nội dung của
báo cáo tuân thủ các chế độ
báo cáo do Bộ tài chính
ban hành
Hình thức và nội dung của
báo cáo linh hoạt tuỳ theo

yêu cầu của quản trị
Tính
pháp lý
Thông tin của kế toán tài
chính có tính pháp lý cao.
Thông tin của kế toán quản
trị không có tính pháp lý
1.1.3 Một số phương pháp kỹ thuật của kế toán quản trị
7
Kế toán quản trị sử dụng các phương pháp kỹ thuật của kế toán tài
chính như: chứng từ, tài khoản, ghi sổ kép, cân đối kế toán,… cùng với một
số phương pháp kỹ thuật riêng của kế toán quản trị như sau:
- Phương pháp phân loại;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố;
- Phương pháp đồ thị - biểu đồ;
- Phương pháp chỉ số tài chính;
- Phương pháp định lượng;
- Phương pháp phân tích thông tin thích hợp;
- Phương pháp bảng cân đối thành quả (Balanced Scorecard);
- Phương pháp cân đối Chi phí - Lợi ích;
- Phương pháp phân tích quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận;
- Phương pháp tính thời giá tiền tệ;
1.2 Kế toán quản trị chi phí
1.2.1 Vai trò của quản trị chi phí
Trong DN, việc quản lý chi phí được đặt lên nhiệm vụ hàng đầu của
các nhà quản trị vì chi phí là một nhân tố trực tiếp tác động đến lợi nhuận.
Mặt khác, chi phí lại có nguồn gốc quyết định ở DN là chính.
1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán quản trị chi phí
Nhiệm vụ quan trọng của quản trị chi phí là lựa chọn cơ cấu vốn và chi

phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất, giúp giám đốc hoạch định chiến lược
chi tiêu ngắn và dài hạn của DN dựa trên sự đánh giá cụ thể các yếu tố chi
phí có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của DN
1.2.3 Phân loại chi phí
Trong KTQT, người ta phân loại chi phí theo các cách sau đây:
- Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế;
- Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế;
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh;
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm;
- Phân loại chi phí sử dụng trong việc lập kế hoạch, kiểm tra và quyết
định;
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động.
8
1.2.4 Các phương pháp xác định chi phí hỗn hợp
Để xác định chi phí hỗn hợp, trong KTQT người ta sử dụng các
phương pháp sau đây:
- Phương pháp cực trị;
- Phương pháp bình phương bé nhất;
- Phương pháp đồ thị phân tán.
Từ đó, xây dựng được phương trình đường hồi quy (đường chi phí hỗn
hợp): y = A + bx
1.2.5 Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
Đối tượng tập hợp chi phí: Là việc xác định nơi các chi phí đã phát
sinh và đối tượng gánh chịu chi phí, xác định đối tượng tập hợp chi phí là
khâu đầu tiên, rất quan trọng trong toàn bộ công tác KTQT chi phí sản xuất
và giá thành của DN.
Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là các loại sản
phẩm, công việc, dịch vụ của DN sản xuất, chế tạo và thực hiện, cần tính
được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
1.2.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Mở TK 621 ‘‘CPNVL trực
tiếp’’ chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định.
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Mở TK 622 ‘‘CPNC trực tiếp’’
chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Mở TK 627 ‘‘CPSXC trực
tiếp’’ chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định.
1.3 Kế toán quản trị giá thành trong các DNVTB
1.3.1 Đặc điểm sản xuất của ngành vận tải biển
Vận tải biển là một ngành kinh tế kỹ thuật thuộc loại đặc biệt, có những
đặc trưng nổi bật sau :
- Đặc điểm lớn nhất của ngành vận tải biển là mang tính phục vụ;
- Tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ;
- Hoạt động vận tải không có sản xuất dự trữ;
- Quá trình sản xuất của ngành vận tải không làm thay đổi tính chất lý
hoá mà chỉ làm thay đổi vị trí của đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm.
Lao động trong ngành vận tải không tạo ra sản phẩm mới mà chỉ làm tăng
9
thêm giá trị của hàng hóa được vận chuyển.
1.3.2 Khái niệm và phân loại giá thành vận tải biển
Giá thành là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về lao động sống
và lao động vật hoá, mà DNVTB đã bỏ ra, để hoàn thành việc vận chuyển 1
khối lượng hàng hoá nhất định từ cảng xuất phát đến cảng đích.
Căn cứ theo thời gian giá thành gồm 2 loại: Giá thành kế hoạch và giá
thành kỳ thực hiện.
Căn cứ theo phạm vi doanh nghiệp giá thành gồm 2 loại: Giá thành vận
chuyển và giá thành toàn bộ.
Căn cứ theo phương pháp tính toán giá thành gồm 2 loại: Giá thành sản
lượng và giá thành đơn vị.
DN vận chuyển có 2 loại giá thành đơn vị (S
T

và S
THL
) là biểu hiện
bằng tiền của toàn bộ các chi phí chi ra có liên quan tới quá trình vận tải 1
tấn hàng hoặc 1 tấn hải lý.
1.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng, chi phối đến công tác tổ chức
KTQT chi phí và giá thành trong DNVTB
1.3.3.1 Tàu biển và các đặc trưng kỹ thuật của tàu biển: Ảnh hưởng tới chi
phí khấu hao, chi phí nhiên liệu, chi phí cảng phí, chi phí thuyền viên,phí
tàu già của từng tàu trên cùng một tuyến đường và chở cùng một loại
hàng.
1.3.3.2 Hàng hoá vận chuyển đa dạng: Tính chất lý, hóa của hàng vận
chuyển ảnh hưởng đến chi phí bảo quản hàng, chi phí bốc xếp hàng, tính
chất nặng, nhẹ của hàng làm thay đổi khối lượng hàng chuyên chở của
từng loại hàng trên cùng một tàu và cùng một tuyến đường.
1.3.3.3 Hành trình của tàu và cảng biển trong VTB : Rất đa dạng và phức
tạp do các cảng biển trên một hành trình của tàu thường ở các quốc gia
khác nhau, tập quán thương mại khác nhau, đơn vị tiền tệ khác nhau vì
vậy chi phí cảng phí khác nhau. Hành trình chuyến đi của tàu ảnh hưởng
trực tiếp đến mọi chi phí hoạt động khai thác tàu trong chuyến đi
1.3.3.4 Thời gian công tác của tàu : Ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhiên
liệu dầu DO và dầu FO cho hoạt động của tàu từng chuyến đi và trong kỳ
kế toán, đó là thành phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu chi phí và
giá thành vận tải.
10
1.3.3.5 Khả năng vận chuyển của tàu: Là khối lượng hàng hóa luân chuyển
mà tàu thực hiện được trong những điều kiện khai thác cụ thể. Do đó nó sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành vận chuyển 1 tấn hàng.
1.3.3.6 Ảnh hưởng của tỷ giá ngoại tệ : Kế toán chi phí ngoại tệ và giá
thành là rất phức tạp vì một chuyến đi của tàu phát sinh chi phí ở nhiều

nước trên thế giới bằng nhiều đồng ngoại tệ khác nhau, thời điểm phát sinh
khác nhau và tỷ giá ngoại tệ biến động hàng ngày.
Tóm lại, do đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và hoạt động kinh doanh của DN
VTB mà cần thiết phải xử lý, cung cấp thông tin nhanh về chi phí dự toán
chuyến đi, giá thành đơn vị làm cơ sở cho nhà quản trị ra quyết định đúng
đắn về giá cước vận chuyển được ký kết với chủ hàng.
1.3.4 Tính toán chi phí khai thác tàu và giá thành dịch vụ VTB
Về cơ bản, chi phí khai thác vận tải biển được cấu thành bởi các thành
phần chi phí khi tàu chạy và tàu đỗ được khái quát theo hình 1.1 như sau:
Hình 1.1 Mô hình hóa chi phí khai thác tàu
Chi phí khai thác được cấu thành bởi nhiều thành phần chi phí khác
nhau chủ yếu thuộc hai loại chính là chi phí chạy và đỗ.
Các thành phần chi phí chạy gồm có: Chi phí KHCB, KHSCL; Chi phí
sửa chữa thường xuyên; Chi phí vật rẻ mau hỏng; Chi phí bảo hiểm tàu;
Chi phí lương; Chi phí ăn định lượng; Chi phí BHXH; Chi phí quản lý; Chi
phí nhiên liệu chạy; Chi khác.
Các thành phần chi phí tác nghiệp đầu cuối gồm có: Chi phí nhiên liệu
tàu đỗ; Lệ phí cảng biển.
Giá thành dịch vụ vận tải biển được tính theo công thức sau:
Chi phí khai
thác
Chi phí chạy Chi phí đỗ
Chạy có hàng
Chạy không
hàng
Đỗ làm hàng
Đỗ làm công tác
phụ
11
Giá thành đơn vị vận chuyển :



=
Q
C
S
KT
T
(đ/tấn)
Giá thành đơn vị luân chuyển :


=
Ql
C
S
KT
TL
(đ/T.km hoặc đ/T.HL)

KT
C
- tổng chi phí khai thác của tàu trong một chuyến đi

Q
- tổng khối lượng hàng vận chuyển trong một chuyến đi

Ql
- tổng khối lượng hàng luân chuyển trong một chuyến đi
1.4 Các mô hình quản trị kinh tế - tài chính

Trên thế giới hiện nay, phổ biến các mô hình quản trị kinh tế - tài chính
sau đây :
- Mô hình hoạt động kinh doanh theo tư duy giá trị gia tăng;
- Mô hình hoạt động kinh doanh theo tư duy chuỗi giá trị;
- Mô hình quản trị chi phí theo mục tiêu (Target costing);
- Mô hình quản trị chi phí theo hướng cải tiến liên tục chi phí (Keizen
costing);
- Mô hình quản trị chi phí Taguchi;
- Mô hình quản trị chi phí trên cơ sở hoạt động ABCM (Activity Based
Cost Management).
1.5 Mô hình tổ chức bộ máy công tác kế toán quản trị chi phí và tính
giá thành
Mô hình tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp được
mô tả theo hình 1.2.
Hình 1.2 Mô hình tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng DNVTB mà các DNVTB có thể
tổ chức bộ máy kế toán theo một trong 3 hình thức sau: Hình thức tách biệt;
Tổ
chức
bộ máy
kế toán
Tổ chức
hệ thống
tài khoản
chi tiết
Phản ánh
ghi chép
vào chứng
từ, sổ kế
toán

Nghiệp
vụ kinh
tế phát
sinh
12
Báo cáo
tài
chính,
báo cáo
quản trị
Hình thức kết hợp và Hình thức hỗn hợp. Sau khi xác định, lựa chọn được
mô hình hình thức tổ chức thích hợp từ các mô hình trên, các DN có thể tổ
chức phân công công việc cụ thể trong bộ máy kế toán.
Kết luận chương 1: Trong chương này, luận án đã đề cập đến một số
vấn đề chung, tổng quan về KTQT, đã phân tích các đặc điểm chủ yếu của
hoạt động SXKD vận tải biển và ảnh hưởng của nó đến sự biến đổi liên tục
của các thành phần chi phí chuyến đi, do đó làm giá thành đơn vị vận tải
thay đổi rất đa dạng và phức tạp. Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về KTQT
CPSX và tính giá thành trong DNVTB, cụ thể hoá những tư duy quản trị
rời rạc thành hệ thống các con số quy chuẩn qua những nội dung được xử
lý bằng những phương pháp kỹ thuật thích hợp để cung cấp thông tin cho
nhà quản trị, điều hành hoạt động DN hữu hiệu và hiệu quả hơn trong nền
kinh tế thị trường, cạnh tranh.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH Ở CÁC DOANH
NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
2.1 Sự ra đời và phát triển kế toán quản trị
Lịch sử về kế toán doanh nghiệp chứng minh kế toán quản trị tồn tại rất
lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp; Tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ
mới được hệ thống hoá và phát triển một cách hệ thống về lý luận và thực

tiễn ở những thập kỷ gần đây trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp có quy mô, sự tiến bộ nhất định về khoa học kỹ thuật, trình độ quản
lý, điều kiện xử lý thông tin.
2.2 Khung pháp lý kế toán Việt Nam về tổ chức KTQT chi phí và giá
thành
Luật kế toán Việt Nam ban hành ngày 17/06/2003, điều 3 khoản 4 đã
chính thức ghi nhận thuật ngữ “ Kế toán quản trị”.
Thông tư số 53/2006/TT-BTC của bộ Bộ tài chính về hướng dẫn thực
hiện KTQT trong các doanh nghiệp.
2.3 Những nhân tố thúc đẩy sự cần thiết phải tổ chức thực hiện KTQT
chi phí và giá thành cho các DNVTB
13
2.3.1 Vai trò của ngành VTB trong nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam có những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển, trong đó VTB có vai trò rất quan trọng. Phát triển VTB lại tạo điều
kiện thúc đẩy đầu tư, phát triển các ngành kinh tế khác.
2.3.2 Chiến lược phát triển ngành VTB Việt Nam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030
Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ-TTg
ngày 15/10/2009. Theo quy hoạch này, đội tàu biển của Việt Nam sẽ có
những bước phát triển mạnh mẽ, các DNVTB phải có sự chuyển biến, bứt
phá nhanh về quy mô hoạt động kinh doanh. Do đó, hệ thống thông tin
quản lý tài chính, điều hành hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hệ thống kế
toán phải phát triển, đổi mới nhằm đáp ứng được yêu cầu là công cụ quản
lý tài chính của các DNVTB trong thời gian tới.
2.4 Mô hình tổ chức bộ máy tài chính- kế toán của các DNVTB
Qua khảo sát bộ máy tài chính - kế toán của các DNVTB trong Tổng
công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) có mô hình tổ chức tổng quát
như hình 2.1.

2.5 Khái quát công tác kế toán chi phí và giá thành trong các DNVTB
2.5.1 Chế độ kế toán áp dụng
Chế độ kế toán áp dụng tại các doanh nghiệp vận tải biển hiện nay tuân
thủ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006; chuẩn mực kế
toán và chế độ kế toán Việt Nam đã được công bố.
Hình thức sổ kế toán áp dụng phổ biến là Nhật ký chung.
2.5.2 Thực tế phân loại chi phí dịch vụ vận tải biển
Thực hiện khảo sát, so sánh tình hình phân loại chi phí thực tế tại ba
DNVTB điển hình của Vinalines về mặt quy mô và tính chất vận tải, ta có
bảng so sánh ở bảng 2.1.
14
Hình 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy tài chính - kế toán của các DNVTB
Bảng 2.1 So sánh phân loại chi phí hoạt động vận tải tại ba doanh
nghiệp vận tải biển tiêu biểu của VINALINES
Công ty VTB
VINASHIP
Công ty VTB
VOSCO
Công ty VTB
VINALINES (VLC)
Chi phí trực tiếp Chi phí hoạt động Chi phí vận tải
Chi phí cố định - Lương Running cost
- Khấu hao - Tiền ăn - Lương
- Bảo hiểm phương tiện
- BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN
- BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN
- Đăng kiểm trong nước - Dầu nhớt - Tiền ăn
- Đăng kiểm quốc tế - Vật liệu - Khấu hao CB

- Sửa chữa lớn - Phụ tùng - Sửa chữa
- Lương thuyền viên - Sơn + SCTX
- Tiền ăn - Đăng kiểm + SC định kỳ
- BHXH, BHTN - Sửa chữa - Vật liệu
- BHYT - P & I + Sơn
- KPCĐ - Hull + Dầu nhờn
- Bảo hiểm P&I - Bồi thường hàng hóa + Phụ tùng
Chi phí biến đổi - Quản lý phí + Vật liệu khác
- Nhiên liệu - Cảng phí/ Đại lý phí - Bảo hiểm
Giám đốc tài
chính
Bộ phận tín dụng
Bộ phận kiểm
toán nội bộ
Phân tích tổng
hợp
Bộ phận tài chínhBộ phận kế toán
Bộ phận dự toán
Kế toán các đơn
vị trực thuộc
Bộ phận phần
hành kế toán giá
thành
Bộ phận phần
hành kế toán tổng
hợp
Bộ phận phần
hành kế toán
khác
Kiểm soát viên

các đơn vị trực
thuộc
15
- Vật tư, CCDC - Bốc xếp - Đăng kiểm
- Sửa chữa TX - Kiểm đếm - Thông tin
- Cảng phí - Nhiên liệu - Quản lý phí
- Phí kiểm dịch - Nước ngọt Operating cost
- CP bốc xếp, kiểm kiện - Claim - Nhiên liệu
- Chi phí thông tin - Chèn lót - Cảng phí
- Chi phí giải phóng
Tàu nhanh
- Dem - Chi phí xếp dỡ
- Phí vệ sinh hầm hàng - Des - Đại lý phí
- Tiền đò - Hoa hồng - Phí thuê chỗ (slot)
- Thuế VAT không
Được khấu trừ
-KHCB - Phí thuê vỏ cont
- Phí tàu già


Chi khác
- Lưu cont
- Chi phí thuê phương
tiện vận chuyển
- Khấu hao vỏ cont
Chi khác
- Chi phí hoa hồng
môi giới
Chi khác
“Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo chi phí của ba DNVTB”

Qua bảng so sánh phân loại chi phí của ba DN trên cho thấy: các DN đã
có sự quan tâm đến quản lý chi phí ở các góc độ khác nhau. Cơ bản là quản
lý cục bộ từng loại chi phí, tính chất liên kết các chi phí đến các đối tượng
gây ra chi phí không được thể hiện.Việc nhận diện chi phí theo cách ứng xử
của chi phí ở các DN trên không thực hiện đầy đủ. Chi phí hỗn hợp không
được nhận diện tách biệt với chi phí biến đổi, do đó nhiều loại chi phí có
tính chất hỗn hợp được xếp vào chi phí cố định hoặc chi phí biến đổi là
không thích hợp. Cách phân loại chi phí ở các DNVTB trên thực tế hiện
nay chưa phục vụ cho công tác dự toán chi phí.
2.5.3 Thực trạng công tác kế toán tập kợp chi phí, tính giá thành
Các DNVTB trong tổng công ty VINALINES kế toán CPSX và giá
thành theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ. Công tác kế toán chi phí, tính giá thành được thực
hiện cơ bản theo các quy trình sau :
2.5.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
16
Bảng kê chứng từ
theo khoản mục phí
Hoá đơn mua nhiên vật liệu,
phiếu xuất kho vật tư
Sổ Nhật Ký
Chung
Sổ chi tiết tài
khoản 621
Sổ cái tài khoản
621
Hình 2.2. Quy trình kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.5.3.2 Kế toán nhân công trực tiếp
Hình 2.3. Quy trình kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.5.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Hình 2.4. Quy trình kế toán chi phí sản xuất chung
2.5.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành VTB
Các doanh nghiệp vận tải biển thuộc VINALINES sử dụng tài khoản
154 để tổng hợp chi phí sản xuất. Đối với khối vận tải biển được mở chi tiết
cho từng tàu để tính giá thành vận tải cho từng con tàu hoạt động sản xuất,
17
Bảng kê chứng từ
theo khoản mục phí
Chứng từ gốc
có liên quan
Sổ Nhật Ký
Chung
Sổ chi tiết tài
khoản 627
Sổ cái tài khoản
627
Bảng kê chứng từ
theo khoản mục phí
Bảng thanh toán
lương, phiếu chi tiền
ăn, giấy biên nhận nộp
BHXH, BHYT,BHTN
Sổ Nhật Ký Chung
Sæ chi tiÕt tµi
kho¶n 622
Sổ cái tài khoản
622
kinh doanh trong kỳ. Cuối kỳ, giá thành dịch vụ vận tải biển được kế toán
tập hợp riêng cho từng tàu, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết cho từng tàu).

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chi tiết cho từng
tàu).
2.5.3.5 Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết trong kế toán tập hợp chi phí
sản xuất, tính giá thành vận tải
Các sổ kế toán chi tiết chi phí, bảng tính giá thành của các DNVTB
trong tổng công ty VINALINES được phản ánh ở phần phụ lục I của luận án.
2.5.3.6 Hệ thống bảng báo cáo chi phí, tính giá thành ở các DNVTB
Các báo cáo chi phí, tính giá thành; bảng hạch toán tàu; bảng ước tính
kết quả kinh doanh của đội tàu được phản ánh ở phần phụ lục II của luận
án.
2.6 Thực trạng công tác dự toán giá thành vận tải cho một chuyến đi
của tàu để xác định giá cước vận chuyển.
Để xác định giá cước vận chuyển cho chuyến đi của tàu các DNVTB
giao cho phòng khai thác thực hiện. Về cơ bản các DN đều dựa vào các số
liệu báo cáo thực hiện từ kỳ trước và kinh nghiệm của các cán bộ khai thác
để lập dự toán chi phí cho chuyến đi mà chưa có sự hỗ trợ cung cấp thông
tin cập nhật từ bộ phận kế toán. Do đó công tác dự toán chi phí không dựa
trên cơ sở tính toán khoa học.
2.7 Đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
dịch vụ vận tải biển Việt Nam của một số doanh nghiệp tiêu biểu
thuộc VINALINES
Thứ nhất: Về tổ chức bộ máy KTQT ở các DNVTB hiện nay chưa
được thực hiện.
Thứ hai: Về công tác nhận diện và phân tích chi phí chưa thực sự được
các DN quan tâm thực hiện.
Thứ ba: Về phương pháp tập hợp CPSX và giá thành vận tải về cơ bản
phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất vận tải biển, đó là từng con tàu. Tuy
nhiên, các DNVTB mới chỉ giới hạn tập hợp theo từng con tàu cho cả năm
18
hoạt động mà chưa tập hợp chi tiết theo từng chuyến đi, từng tuyến vận tải,

chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của quản trị.
Thứ tư: Việc xây dựng quản lý và sử dụng hệ thống định mức, dự toán
thực tế ở các DN VTB chủ yếu là do các bộ phận chức năng thực hiện như:
bộ phận kế hoạch, kỹ thuật, vật tư mà chưa có sự tham gia hiệu quả của bộ
phận kế toán.
Thứ năm: Các vấn đề thuộc về tổ chức và xử lý thông tin kế toán theo
góc độ của kế toán quản trị chi phí, giá thành chưa được triển khai thực
hiện ở các DN VTB.
Thứ sáu: Nhìn chung việc vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài
khoản kế toán của các DN vận tải đã có sự bổ sung, xây dựng thêm so với
quy định KTTC nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của KTQT.
Thứ bảy: Các báo cáo kế toán trong nội bộ của DN nhìn chung chưa
thiết lập một cách đầy đủ để phục vụ cho yêu cầu quản lý.
Tóm lại, hệ thống kế toán chi phí hiện tại ở các DNVTB nói chung mới
chỉ dừng ở việc thực hiện các yêu cầu của chế độ tài chính kế toán qui định
đối với hệ thống KTTC.
Kết luận chương 2: Trong chương này, luận án đã tập trung phản ánh
các vấn đề về khung pháp lý kế toán Việt Nam đối với việc tổ chức KTQT
chi phí và giá thành; thực trạng kế toán chi phí chuyến đi cho tàu của các
DNVTB trong Tổng công ty Hàng hải Việt Nam hiện nay. Thông qua tìm
hiểu thực tế, luận án đã rút ra được những mặt đã đạt được và những vấn đề
còn tồn tại trong công tác kế toán chi phí, tính giá thành dưới góc độ của
KTQT.
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KTQT
CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG CÁC DNVTB
VIỆT NAM
3.1 Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về tổ chức công tác KTQT chi phí và
tính giá thành trong các DN
3.1.1 Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về mô hình tổ chức công tác KTQT
của các nước phát triển trên thế giới và khu vực Đông Nam Á

3.1.1.1 Kế toán quản trị DN sản xuất ở Anh, Mỹ
19
KTQT trong DN sản xuất ở Anh, Mỹ là nền KTQT tiên phong trên thế
giới với khuynh hướng cung cấp thông tin hữu ích, thiết lập các quyết định
quản lý bằng những mô hình, kỹ thuật định lượng thông tin.
3.1.1.2 Kế toán quản trị DN ở các nước Châu Âu
KTQT trong DN sản xuất ở các nước châu Âu như Pháp, Đức, có đặc
trưng gắn kết chặt chẽ với KTTC, đề cao thông tin kiểm soát nội bộ và có
sự ảnh hưởng đáng kể của Nhà nước.
3.1.1.3 Kế toán quản trị DN ở Nhật
KTQT ở Nhật phát triển phù hợp với đặc thù riêng theo phong cách
quản lý với trọng tâm nâng cao chất lượng kiểm soát, kiểm soát định hướng
trong nội bộ.
3.1.1.4 Kế toán quản trị DN ở Trung Quốc
KTQT ở Trung Quốc chưa có khuynh hướng riêng gắn liền với chuyển
đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường.
3.1.1.5 Kế toán quản trị DN ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á
KTQT ở một số nước khu vực Đông Nam Á còn non trẻ, manh mún, lệ
thuộc và hỗn hợp các khuynh hướng khác nhau.
3.1.2 Kế toán quản trị chi phí của Pháp, Mỹ
3.1.2.1 Kế toán quản trị chi phí của Pháp
Theo hệ thống KTQT chi phí của Pháp, giá thành sản phẩm là khái
niệm sử dụng để xác định hai giá phí dùng cho sản xuất và tiêu thụ dịch vụ
mà DN phải bù đáp bằng doanh thu bán hàng.
3.1.2.2 Kế toán quản trị chi phí theo hệ thống kế toán Mỹ
Hệ thống KTQT chi phí của Mỹ dựa trên quan điểm mọi khoản chi tiêu
đều tạo nên giá thành, chi phí được phân thành hai loại định phí và biến
phí.
3.1.3 Bài học kinh nghiệm vận dụng vào các DNVTB Việt Nam
KTQT chi phí và giá thành theo mô hình chi phí mục tiêu. kết hợp giữa

kế toán chi phí theo các trung tâm chi phí (KTQT chi phí của Pháp) với kế
toán chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng (KTQT chi phí của Mỹ) là
hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của các DNVTB
Việt Nam
20
3.2 Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy KTQT, KTQT CPSX và tính giá
thành trong các DNVTB
3.2.1 Định hướng tổ chức bộ máy KTQT trong các DNVTB
Thứ nhất: Kết hợp giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.
Thứ hai: Tổ chức KTQT CPSX và tính giá thành trên cơ sở định hướng
phát triển của DNVTB trong tương lai.
Thứ ba: Yêu cầu tuân thủ cơ chế quản lý tài chính.
3.2.2 Lựa chọn mô hình tổ chức KTQT và KTQT chi phí, tính giá thành
trong các DN VTB
Các DNVTB nên áp dụng mô hình tổ chức KTQT hỗn hợp mà trong
đó KTQT là một bộ phận của bộ máy kế toán nhưng cần được xây dựng
tách biệt phần KTQT chi phí, tính giá thành với phần hành kế toán chí phí,
tính giá thành của KTTC.
3.3 Tổ chức hệ thống KTQT CPSX cho các DNVTB Việt Nam
3.3.1 Tổ chức hệ thống thông tin
Phân tích và mã hoá thông tin chi phí là công việc riêng mỗi DN cần
thể hiện được chi phí theo các chức năng hoạt động kinh doanh của DN và
chi phí theo các yêu cầu quản trị trong nội bộ DN.
3.3.2 Hoàn thiện hệ thống tài khoản chi phí chi tiết
Cụ thể, trên cơ sở tài khoản do BTC ban hành theo quyết đinh
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC. Điều chỉnh, bổ sung những
tài khoản chi tiết thích hợp với phản ảnh, cung cấp thông tin chi phí cho
mục đích quản trị của các nhà quản lý các DNVTB.
3.3.3 Nhận diện các chi phí chuyến đi của tàu
Việc phân loại chi phí chuyến đi thành định phí, biến phí và chi phí hỗn

hợp giúp cho KTQT có thể dự toán và kiểm soát được sự biến động của
từng chi phí
3.3.4 Lập các phương trình dự toán cho các chi phí hỗn hợp
Bằng cách sử dụng phần mềm Eview để xây dựng phương trình dự
toán cho mỗi loại chi phí hỗn hợp trong từng kỳ nhất định. Do đó, việc dự
toán chi phí cho từng tàu trên từng tuyến đường là hoàn toàn có căn cứ
khoa học thực nghiệm và có tính khả thi.
21
3.3.5 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật áp dụng
cho từng con tàu, chạy trên từng tuyến đường.
Thiết lập hệ thống chứng từ ban đầu. Kiểm soát giá cả các yếu tố đầu
vào nhằm quản trị chi phí. Xây dựng quy trình kiểm soát và luân chuyển
từng loại chứng từ kế toán
3.4 Xây dựng hệ thống định mức chi phí chuyến đi cho tàu
Xây dựng những phương trình toán học với mô hình hồi quy bội (hay
hồi quy đa biến), đơn vị sẽ sử dụng các kỹ thuật trong môn học kinh tế
lượng để giải bài toán này. Từ đó việc phân tích được dựa trên cơ sở các số
liệu được tính toán khoa học, chính xác và chi tiết, xác định được những
nhân tố trực tiếp làm ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí.
3.5 Xây dựng hệ thống báo cáo dự toán chi phí chuyến đi của tàu
Hệ thống báo cáo dự toán chi phí chuyến đi cho tàu bao gồm các báo
cáo sau:
- Bảng định mức chi phí nhiên liệu cho chuyến đi của tàu;
- Bảng định mức chi phí vật liệu cho chuyến đi của tàu;
- Bảng định mức chi phí nhân công cho chuyến đi của tàu;
- Bảng dự toán chi phí sản xuất chung cho chuyến đi của tàu;
- Báo cáo chi phí SXKD thực tế và tiềm ẩn;
- Báo cáo chi phí SXKD theo từng tuyến đường của các tàu;
- Báo cáo chi phí SXKD theo từng tàu trong kỳ.

3.6 Tổ chức hệ thống KTQT giá thành
Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là
từng con tàu theo từng chuyến đi. Xây dựng quy trình kế toán tập
hợp CPSX tính giá thành được mô tả như hình 3.1.
Kết luận chương 3: Trong chương này, luận án đã đề xuất một giải
pháp tổng thể công tác xây dựng một hệ thống kế toán quản trị để thu nhận
và xử lý thông tin về chi phí, tính giá thành. Tổ chức kỹ thuật ghi sổ KTQT
dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với KTTC. Các giải pháp được trình bày
một cách chi tiết, cụ thể.
22
1
2
Kế toán tài chính
Kế toán quản trị
23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế cấp thiết của các DNVTB Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới và phát triển SXKD hiện nay. Luận án đã tập
trung nghiên cứu các giải pháp để xây dựng một mô hình tổ chức công tác
KTQT chi phí và tính giá thành vận tải biển cho các DNVTB Việt Nam.
Luận án đã thực hiện một số nội dung cơ bản sau:
Luận án đã đề cập đến một số vấn đề chung tổng quan về KTQT, hệ
thống hoá các lý luận cơ bản về KTQT CPSX và tính giá thành trong
DNVTB, cụ thể hoá những tư duy quản trị rời rạc thành hệ thống quy
chuẩn qua những nội dung được xử lý bằng những phương pháp kỹ thuật
thích hợp để cung cấp thông tin cho nhà quản trị nắm rõ về bản chất chi phí
và các phương pháp tính toán, quản trị giá thành. Mặt khác, luận án đã phân
tích các đặc điểm chủ yếu của hoạt động SXKD vận tải biển và ảnh hưởng
của nó đến sự biến đổi liên tục của các thành phần chi phí chuyến đi, do đó

làm giá thành đơn vị vận tải thay đổi rất đa dạng và phức tạp.
Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành vận tải
biển của các công ty vận tải biển trong Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
hiện nay. Ngoài việc tập trung phản ánh các vấn đề về thực trạng kế toán
chi phí chuyến đi cho các tàu trong năm, thông qua tìm hiểu thực tế, luận
án đã phân tích quá trình thực hiện quản trị nói chung và KTQT chi phí,
tính giá thành nói riêng trong các DNVTB. Đồng thời rút ra được những
mặt đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán chi phí,
tính giá thành; phân loại và nhận diện chi phí; dự toán chi phí hỗn hợp;
phân tích chi phí theo góc độ của KTQT.
Luận án đã đề xuất một giải pháp tổng thể về công tác xây dựng hệ
thống thu nhận và xử lý thông tin về chi phí và tính giá thành, tổ chức kỹ
24
thuật ghi sổ KTQT dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với KTTC. Luận án đã
có một số điểm mới sau:
Lần đầu tiên ở Việt Nam, luận án đã xây dựng một mô hình tổ chức
công tác KTQT chi phí và tính giá thành vận tải dự toán chuyến đi ứng
dụng cho các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam. Đó sẽ là nguồn cung cấp
thông tin quan trọng, có cơ sở khoa học và thực tế linh hoạt, đáng tin cậy
cho việc ra các quyết định về giá cước, kiểm soát chi phí và các quyết định
quản trị khác.
2. KIẾN NGHỊ
Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, Bộ tài chính và các
DNVTB để vận dụng phổ biến và có hiệu quả mô hình tổ chức KTQT chi
phí và giá thành vào thực tiễn như sau:
2.1. Về phía các cơ quan Nhà nước và Bộ tài chính
Thứ nhất: Đó là công tác chỉ đạo thực hiện
Những hoạt động kế toán cần nhanh chóng có sự tổng kết, đánh giá về
công tác tổ chức KTQT trong các DN, cần đưa ra các điển hình tiên tiến và
những bài học kinh nghiệm ở các DN đã tổ chức tốt KTQT để thấy được

tác dụng của nó đối với hoạt động quản lý cũng như thành công của DN.
Đây cũng là cách tuyên truyền, phổ biến về vai trò và sự cần thiết của tổ
chức KTQT.
Thứ hai: Hoàn thiện về lý luận KTQT ở Việt Nam
Nhà nước có chức năng quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần
tham gia vào việc xây dựng hệ thống KTQT, đầu tư cho các công trình
nghiên cứu để đưa ra được các mô hình KTQT cho các DN lựa chọn và vận
dụng,, vì nhiều DN còn lúng túng chưa biết cách tổ chức và sử dụng thông
tin của hệ thống kế toán này. Cụ thể như sau:
- Xác lập mô hình KTQT cho các loại hình DN: Công nghiệp chế tạo,
kinh doanh du lịch, dịch vụ, vận tải, bưu điện, dầu khí…
25

×