Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận ngôn ngữ và văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.78 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài....................................................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................................5
6. Bố cục của tiểu luận......................................................................................................................................5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ.......................6
1.1. Khái niệm về thành ngữ.............................................................................................................................6
1.2. Đặc điểm của thành ngữ.............................................................................................................................6
1.2.1. Tính biểu trưng của thành ngữ...........................................................................................................7
1.2.2. Tính cụ thể của thành ngữ...................................................................................................................7
1.2.3. Tính dân tộc của thành ngữ................................................................................................................7
1.2.4. Tính biểu thái của thành ngữ..............................................................................................................8
1.2.5. Tính điệp và đối của thành ngữ..........................................................................................................8
1.3. Tiểu kết chương 1.......................................................................................................................................9

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG VĂN HÓA CỦA MỘT SỐ THÀNH
NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT.............................................10
2.1. Giá trị về ngữ nghĩa của thành ngữ chỉ động vật trong tiếng Việt..........................................................10
2.1.1. Thành ngữ liên quan đến Gà trong tiếng Việt..................................................................................10
2.1.2. Thành ngữ liên quan đến Chó trong tiếng Việt................................................................................11
2.2. Một số liên tưởng về thành ngữ chỉ động vật trong tiếng Việt...............................................................12
2.2.1. Liên tưởng về đặc điểm sống của Cá trong thành ngữ Tiếng Việt...................................................12
2.2.2. Liên tưởng về hình dáng, kích thước của Cá, Gà trong thành ngữ Tiếng Việt................................14
2.2.3. Liên tưởng về tập tính của Cá, Gà trong thành ngữ Tiếng Việt.......................................................14
2.2.4. Liên tưởng về văn hóa, lịch sử từ thành ngữ chỉ Chó, Gà trong Tiếng Việt....................................15
2.3. Tiểu kết chương 2.....................................................................................................................................16


KẾT LUẬN........................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................17


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, không thể tách rời.
Thành ngữ là một dạng biểu trưng của từ, được hình thành cùng với sự phát triển của
vốn ngôn ngữ dân tộc, và chiếm một số lượng lớn trong kho tàng ngơn ngữ tiếng
Việt; nó cịn là phương tiện giao tiếp trong đời sống hàng ngày của người dân. Thành
ngữ là tấm gương phản chiếu văn hóa, do vậy nó có mối quan hệ với văn hóa. Các
thành ngữ chỉ động vật với tư cách là một cấu phần quan trọng của ngôn ngữ, mang
biểu trưng của văn hóa. Trong ngơn ngữ của con người tồn tại rất nhiều từ chỉ động
vật được dùng như những phương tiện liên hội nghĩa. Con người thường liên hội tâm
tư và tình cảm với các loại động vật khác nhau tương ứng theo đặc điểm của từng con
vật đó, ví dụ, đặc điểm ngoại hình (hình thức, kích cỡ, màu sắc), thuộc tính bản năng,
thức ăn, mơi trường sống, tập quán sinh sống. Vì vậy, tên hay hình ảnh của con vật đó
có những liên hội về văn hóa. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu về ý nghĩa biểu trưng của
thành ngữ chỉ động vật trong Tiếng Việt cịn ít, nhiều nghiên cứu sử dụng tài liệu từ
những năm 80, 90 của thế kỉ trước, khiến cho đề tài chưa kịp bắt nhịp với sự phát
triển của thành ngữ chỉ động vật trong Tiếng Việt hiện nay. Do vậy, cần phải tiếp tục
nghiên cứu để thấy được sự thay đổi, cấp thiết về ý nghĩa biểu trưng văn hóa của
thành ngữ chỉ động vật trong Tiếng Việt. Vì lẽ đó, em sẽ lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ý
nghĩa biểu trưng văn hóa của một số thành ngữ chỉ động vật trong Tiếng Việt” làm tiểu luận
kết thúc học phần của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Thành ngữ chứa từ gọi tên Động vật trong tiếng Việt” nghiên cứu nhằm
mục đích làm rõ hơn ý nghĩa của các thành ngữ chứa các từ chỉ động vật trong tiếng
Việt; đề tài phân tích sự liên tưởng về mối quan hệ giữa động vật với các thuộc tính,

hoạt động…của con người; làm phong phú thêm tri thức về ý nghĩa văn hóa của
thành ngữ/ từ chỉ động vật trong Tiếng Việt.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận liên quan đến đề tài; tiến hành miêu tả và phân tích
những thành ngữ chứa tên gọi động vật.
2


- Phân tích để thấy được những nét đặc trưng văn hóa dân tộc, sự liên tưởng
của dân gian qua ý nghĩa của thành ngữ có chứa từ chỉ động vật trong tiếng Việt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số thành ngữ chỉ động vật trong tiếng Việt.
Đề tài có phạm vi nghiên cứu thành ngữ về động vật (giới hạn là chó, gà, cá)
trong Tiếng Việt trên cơ sở phân tích kỹ những thành ngữ chứa từ gọi tên tên động vật
thường xuyên xuất hiện và sử dụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê,
phân loại, phương pháp phân tích tổng hợp…để thấy được những nét đặc trưng văn
hóa dân tộc cũng như sự liên tưởng của dân gian qua ý nghĩa của thành ngữ có chứa
từ chỉ động vật trong tiếng Việt.
6. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được bố cục
thành 02 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về thành ngữ; và
Chương 2: Ý nghĩa biểu trưng văn hóa của một số thành ngữ chỉ động vật
trong tiếng Việt.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ
1.1. Khái niệm về thành ngữ
Trong cuốn “Thành ngữ học tiếng Việt”, tác giả Hoàng Văn Hành đã đi sâu vào tìm

hiểu và phân tích nguồn gốc cũng như cấu tạo của thành ngữ khá rõ ràng. Tác giả dựa vào
hình thái biểu trưng hóa mà chia thành ngữ ra làm hai loại chủ yếu là thành ngữ so
sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa. Từ đó ơng đưa ra mơ hình và phân tích chi tiết hai loại
thành ngữ trên. Hoàng Văn Hành với quyển “Kể chuyện thành ngữ tục ngữ”, tác giả đã tập
3


hợp trên 300 thành ngữ, tục ngữ và tiếp tục lí giải nguyên lai, nghĩa từ nguyên của các yếu
tố tạo thành rất cụ thể, đồng thời chỉ ra những yếu tố văn hóa – ngơn ngữ mang đậm
bản sắc dân tộc. Tuy nhiên việc tập hợp thành từng nhóm thành ngữ có chứa tên
động vật mang giá trị ngữ nghĩa thì chưa được thực hiện.
Khái niệm thành ngữ có thể hiểu theo giải thích trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn
học” như sau: “Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định, bền vững có tính ngun khối về ngữ
nghĩa không nhằm diễn trọn một ý, một nhận xét như tục ngữ, mà nhằm thể hiện một quan
niệm dưới một hình thức sinh động, hàm súc”.
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu bàn về “Mối quan hệ giữa hình ảnh và ý nghĩa biểu
trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt”, tác giả Bùi Thị Thi Thơ đã giải thích đối với
thành

ngữ

hình

ảnh



ý

nghĩa


biểu

trưng



mối

quan

hệ

với

nhau. Tác giả cịn khẳng định tất cả thành ngữ điều mang ý nghĩa biểu trưng, tuy nhiên
có những thành ngữ mang tính biểu trưng thấp và thành ngữ mang tính biểu trưng cao,
ngồi ra tác giả cịn phân tích một số hình ảnh mang tính biểu trưng trong thành ngữ.
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm thành ngữ: “Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có
tính hình ảnh, mang ý nghĩ biểu cảm cao, có chức năng định danh sự vật, hiện tượng, hoạt
động, tính chất… giống như từ”.
1.2. Đặc điểm của thành ngữ

Theo khoa học về ngơn ngữ, thành ngữ có các thuộc tính là các đặc điểm đặc
trưng của nó bao gồm: tính biểu trưng; tính cụ thể, tính dân tộc, tính biểu thái và tính
điệp- đối. Những đặc điểm này chỉ xuất hiện riêng ở thành ngữ mang đặc trưng riêng
về văn hóa và ngơn ngữ của mỗi quốc gia, dân tộc.
1.2.1. Tính biểu trưng của thành ngữ
Biểu trưng là lấy sự vật A để diễn đạt sự vật B, và “quy chiếu là có ngun do”,
những hình ảnh, sự vật được sử dụng trong thành ngữ biểu trưng cho lối sống, nét

nghĩ của tác giả dân gian. Biểu trưng lấy những vật thực, việc thực, cụ thể, riêng lẻ
làm biểu tượng để nêu lên những hiện tượng có tính chất trừu tượng khái qt chủ
yếu thơng qua hình thái so sánh, ẩn dụ hoặc hoán dụ. Từ những tư liệu thực tế khách
quan quan sát, đúc kết của tác giả dân gian là những hình ảnh bình dị, mộc mạc, gần

4


gũi, mang tính truyền thống đã cố định lại thành cụm từ (hay tổ hợp từ) với các
phương thức biểu hiện so sánh, ẩn dụ, hốn dụ.
Ví dụ: biểu trưng của chuột trong tiềm thức dân gian biểu trưng là hạng người
lép vế bị áp bức như “Chuột chạy cùng sào”, nghĩa đen là con chuột đã hết đường
chạy, tuy nhiên qua thành ngữ có biểu trưng là hình ảnh “con chuột” đó ngụ ý muốn
nói lên tình thế một ai đó bị dồn vào bước đường cùng, khơng lối thốt dù đã xoay sở
hết cách. Hay ví dụ khác: Cá chậu chim lồng - ẩn dụ tượng trưng cho sự kềm kẹp,
mất tự do, không thể quyết định số phận của bản thân.
Tính biểu trưng góp phần giúp thành ngữ truyền tải đầy đủ nội dung ý, vừa gây
được ấn tượng sâu trong q trình giao tiếp.
1.2.2. Tính cụ thể của thành ngữ
Tính cụ thể của thành ngữ thể hiện về phạm vi sử dụng, đối tượng áp dụng.
Ví dụ: thành ngữ “Chuột chạy cùng sào”, để chỉ tình thế khó khăn bế tắc của
con người trong cuộc sống, nhưng chỉ phù hợp để nói đến một đối tượng và trường
hợp cụ thể nào đó vì nhắc đến hình ảnh “con chuột” - con vật chủ yếu là xấu xa làm
hình ảnh biểu trưng thì thành ngữ này dùng với ý nghĩa chỉ những người xấu, cùng
đường.
1.2.3. Tính dân tộc của thành ngữ
Tính dân tộc là đặc điểm riêng của một ngôn ngữ cụ thể, và thể hiện đậm nét
hơn ở thành ngữ. Tính dân tộc thể hiện ở cả hai mặt là nội dung và hình thức. Những
tư liệu được lấy làm biểu trưng trong thành ngữ là những đối tượng quen thuộc từ vật
thực, việc thực trong đời sống nhân dân. Mang đậm màu sắc quê hương xứ sở Việt

Nam trong xã hội nông nghiệp xưa, được quan sát một cách tài tình, liên hệ độc đáo,
tinh tế.
Ví dụ: những hình ảnh động vật như: con mèo (làm như mèo mửa, cắn nhau
như chó với mèo,…), con chuột (chuột sa chĩnh gạo, chuột chạy cùng sào,…), con
voi (đầu voi đi chuột, lên voi xuống chó,…), về mặt nội dung thành ngữ Việt Nam

5


thường phản ánh những thuộc tính khác nhau của sự vật hiện tượng tồn tại từ trong
cuộc sống của con người Việt Nam.
Như vậy, việc lựa chọn những hình ảnh thân thuộc này làm biểu trưng cho
thành ngữ vừa là phương tiện diễn đạt có tính quần chúng, xã hội, rộng ra là tính dân
tộc, lịch sử về đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc ta.
1.2.4. Tính biểu thái của thành ngữ
Tính biểu thái biểu hiện ở thái độ đánh giá của người sử dụng thành ngữ đối
với người, vật hay việc được nói tới. Mỗi thành ngữ, khi sử dụng đều kèm theo một
tính biểu thái nhất định: sắc thái, cảm xúc nhất định.
Ví dụ: thành ngữ “Chó cắn áo rách” vừa biểu thị sự khơng may, đồng thời
người nói cũng vừa bày tỏ thái độ cảm thơng. Vì thế khi vận dụng thành ngữ phải chú
ý đến tính biểu thái, nếu khơng chú ý đến tính biểu thái của thành ngữ thì khi sử dụng
chẳng những khơng diễn đạt được ý định của người nói mà đơi khi cịn gây tác dụng
theo chiều hướng ngược lại.
1.2.5. Tính điệp và đối của thành ngữ
Điệp là cấu tạo về mặt hình thức của thành ngữ, nhằm mục đích mở rộng, biểu
hiện sắc thái và nhấn mạnh ý nghĩa. Cấu trúc phổ biến của thành ngữ thường có hai
vế, ngữ âm và ngữ nghĩa là hai phương diện luôn có sự biểu hiện cả trong tính điệp
và đối của thành ngữ. Đối biểu hiện về hình thức thơng qua việc sử dụng từ tương
đồng, tương phản nhằm mục đích “trả lời” lại về đã ra trước đó. Tính đối trong thành
ngữ, xét về mặt ngữ âm có thể thấy các từ trong thành ngữ đối nhau theo quy luật

bằng – trắc.
Ví dụ: Thành ngữ “Chim sa cá lặn” thì từ “chim” (bằng) ở vế trước đối với từ
“cá” (trắc) ở vế sau; sa (bằng) đối với lặn (trắc) đều chỉ trạng thái đi xuống của sự
vật.
Xét về mặt ngữ nghĩa trong tính đối thì những từ trong thành ngữ có thể trái nghĩa tạo
nên sự đối nhau rất rõ nét.

6


Ví dụ: Thành ngữ “Đổi trắng thay đen” có hai từ “trắng”, “đen” có nghĩa trái
ngược nhau chỉ hai phương hướng khác nhau. Tính điệp và đối trong thành ngữ là đặc
điểm thể hiện khá rõ nét. Điều này có khi thể hiện rõ ràng tách biệt nhưng cũng có
khi đan xen giữa tính điệp và đối xét ở hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Tính điệp, đối
góp phần làm thành ngữ trở nên giàu nhạc tính, cân đối, dễ đọc, dễ nhớ và để lại ấn
tượng sâu đậm trong lịng người đọc.
Tóm lại, những đặc điểm vừa nêu bao gồm tính biểu trưng, tính dân tộc, tính
biểu thái, tính điệp và đối là những đặc điểm quan trọng góp phần tạo nên giá trị của
thành ngữ tiếng Việt.
1.3. Tiểu kết chương 1
Trong chương đầu tiên, đề tài đã làm rõ một số vấn đề chung về thành ngữ như
khái niệm, các đặc điểm của thành ngữ; trên cơ sở đó, bước đầu nêu ra và phân tích
đặc điểm và mối quan hệ từ một số thành ngữ chỉ động vật biểu thị văn hóa riêng
của dân tộc.

7


CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG VĂN HÓA CỦA MỘT SỐ THÀNH
NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT

2.1. Giá trị về ngữ nghĩa của thành ngữ chỉ động vật trong tiếng Việt
2.1.1. Thành ngữ liên quan đến Gà trong tiếng Việt
Gà là lồi vật ni mà tên gọi đã đi vào đời sống ngôn ngữ một cách tự nhiên
và phong phú. Từ dáng vẻ, đặc điểm, tập tính và giá trị kinh tế của gà dân gian dùng
liên tưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống như quan niệm sống, quan niệm xã
hội hoặc phẩm chất, tính cách của con người. Theo đó, thành ngữ liên quan đến gà có
một số ý nghĩa biểu trưng như sau:
Thứ nhất, gà có đặc điểm là khả năng sinh sản cao, thực tế này được người Việt
liên tưởng tới con người. Trong xã hội người ta quan niệm “thêm người thêm của”
nên mỗi gia đình thường rất đơng con cái nên để chỉ những gia đình như thế dân gian
khái quát lên thành ngữ “Đẻ như gà”.
Bên cạnh đó, gà có thói quen là trước và sau khi đẻ trứng thường cục tác rất to,
đặc tính này được dùng liên tưởng đến tính cách con người. Chỉ những người khơng
chính chắn, nói lung tung chẳng biết giữ mồm giữ miệng qua thành ngữ “Gà đẻ cục
tác”, thành ngữ này còn một nét nghĩa nữa để chỉ những người hay mắc phải lỗi lầm
vì lời nói dại dột, ngớ ngẩn của bản thân.
Thứ hai, để chỉ một ai đó bị thất lạc mất cha mẹ hay người thân và trở nên cô
đơn, không nơi nương tựa, và chỉ về cảnh bơ vơ không ai trông nom chăm chút,
người ta dùng thành ngữ “Bơ vơ như gà con lạc mẹ” hay “Gà con lạc mẹ”.
Thứ ba, từ ngoại hình của con gà khi trưởng thành thì da gà nhăn, móc lốm
đốm như màu vẩy con đồi mồi và từ đặc điểm của hạc là loài chim sống thọ nên dân
gian đã liên tưởng ra thành ngữ “Da gà tóc hạc” để chỉ những người cao tuổi.
Thứ tư, gà có tập tính lục lọi kiếm ăn khắp nơi, bới mọi thứ mà chúng tìm thấy
để có thức ăn nên thành ngữ “Học như gà bới vách” để chỉ những ai mà học hành
khơng có kết quả tốt. Ngồi ra, chân gà khơng chỉ dùng để đi lại mà còn là một
phương tiện hữu dụng để chúng tìm kiếm thức ăn, bởi vậy khi gà mà bị thương tật
“q” ở chân khơng đi lại hay tìm thức ăn được, mà cịn bị chó đuổi thì thể hiện qua
8



thành ngữ “Gà què bị chó đuổi”, thành ngữ này mang nghĩa chỉ kẻ yếu đuối lại còn bị
tai nạn dồn dập, kèm theo một thái độ xót thương cho hồn cảnh khó khăn yếu đuối.
Thứ năm, giữa gà với một số động vật khác: gà que không thể tự đi kiếm ăn
được chỉ “ăn quẩn cối xay”, xung quanh cối xây thóc có nhiều thóc gạo vương vãi và
chỉ ăn tại đó khơng chịu đi xa tìm kiếm thêm thức ăn, giúp liên tưởng đến loại người
chẳng biết nhìn xa trông rộng, thiếu năng lực chỉ biết hưởng thụ một cách phụ thuộc;
chim cuốc và gà rất khác nhau nhưng cũng có một vài điểm giống nhau, vì thế đơi khi
có sự nhầm lẫn giữa gà và cuốc, khơng xuất phát từ tập tính mà xuất phát từ thực tế
quan sát của con người “trông cái này tưởng là cái nọ” thì người ta thường ví như
thành ngữ “trơng gà hóa cuốc”.
Ngồi ra, để nói về một người nào đã hạ bút kí thì phải chịu trách nhiệm về
chữ kí của mình thì ơng cha ta dùng thành ngữ “Bút sa gà chết” bởi “gà” ở đây được
liên tưởng từ thực tế ở nơng thơn ngày xưa hễ có việc làm giấy tờ, văn tự người ta
giết gà để khoản đãi người viết giúp.
Có nhiều thành ngữ chứa từ “gà” nhưng không phải các thành ngữ đều xây
định ý nghĩa biểu trưng dựa trên tập tính của gà như: trơng gà hóa cuốc, trói gà khơng
chặt, học như gà bới vách, hỏi gà đáp vịt.
2.1.2. Thành ngữ liên quan đến Chó trong tiếng Việt
Chó là vật ni rất gần gũi với người Việt Nam. Dù là con vật sống với con
người, nhưng trước sau con chó vẫn chỉ có thân phận thấp hèn. Chính vì vậy, khi
được dân gian đưa vào thành ngữ “chó” đều có sắc thái nghĩa âm tính, khơng tốt.
Thứ nhất, thành ngữ “đánh chó phải ngó chủ”, do chó là động vật ni gắn bó
thân thiết với chủ nhất, thực tế muốn đánh một con chó ta phải dị xét xem nó đã sai
phạm gì? chủ nhân của nó là ai? có quan hệ gì với ta không?... ý nghĩa biểu trưng ở
đây dân gian muốn nói rằng cuộc sống con người ln có những mối quan hệ ràng
buộc nhau quan trọng là phải ứng xử khơn khéo, nhìn trước ngó sau.
Thứ hai, chó là lồi động vật hay cắn, xé bất cứ những gì mà nó tìm được. Từ
hình ảnh hay cắn xé của chúng được dân gian liên tưởng qua thành ngữ “chó cắn áo
rách” với nghĩa chỉ kẻ xấu, điều không may; tuy nhiên, khi nói trước mặt người đem
9



lại điều khơng may, xui xéo cho mình, cịn mang ý nghĩa ám chỉ đối phương như
“chó”.
Thứ ba, với tính hung tợn của “chó”, người ta cịn dùng để liên tưởng đến sự
liều lĩnh của con người, thành ngữ có câu “chó cùng rứt dậu” có nghĩa khi chó mà bị
rượt đuổi thì phải bất chấp mọi thứ ngay cả vượt qua cả hàng rào (rứt dậu) để thoát
thân. Từ đó khi một ai đó bị dồn vào bước đường cùng, thế bí thì phải liều lĩnh thốt
thân, “tức nước vỡ bờ” để ám chỉ trong trường hợp này.
Thứ tư, thành ngữ “Chó có váy lĩnh” là những chú chó có thêm những bộ quần
áo khốc bên ngồi lớp lơng của chúng. Đã là “lồi chó” thì làm gì có chuyện ăn vận
quần áo mà lại gắn với váy lĩnh là loại váy đắt tiền, quý hiếm và cao sang. Từ đó, ơng
cha ta dùng thành ngữ trên với ý nghĩa chỉ một chuyện ngược đời, kệch cỡm.
Thứ năm, cách nằm, cách ăn uống của chó cũng được liên tưởng đến nhiều nét
nghĩa như cách chui rúc trong xó giường, gầm chạn thì có “Chó chui gầm chạn” chỉ
những con chó sợ sệt khơng dám đối mặt với ai nên phải nằm nơi “gầm chạn” giống
như người phải sống phụ thuộc vào người khác.
2.2. Một số liên tưởng về thành ngữ chỉ động vật trong tiếng Việt
Mỗi loài động vật có đặc điểm sinh sản, hình dáng, tập tính… khác nhau.
Những đặc điểm, tập tính ấy được nhân dân ta quan sát đưa vào thành ngữ mang giá
trị ngữ nghĩa khác nhau. Giá trị ngữ nghĩa ấy không vô can đối với những thuộc tính
của khái niệm về sự vật hiện tượng, tạo ra các dạng liên tưởng về mối quan hệ giữa
động vật và con người qua thành ngữ.
2.2.1. Liên tưởng về đặc điểm sống của Cá trong thành ngữ Tiếng Việt
Như loài cá là sống trong nước. Nước trong một khơng gian cụ thể là biển,
sơng, kinh, đìa, ao…. Cá trong nước được hình dung như con người trong cuộc đời
với những hoàn cảnh khác nhau. Thành ngữ “như cá gặp nước” liên tưởng để chỉ
trạng thái của con người sẽ có thế mạnh khi ở trong mơi trường, hồn cảnh thích hợp.
Từ hình ảnh cá nằm trên thớt, sắp bị giết nhưng không biết giết lúc nào qua
thành ngữ “Cá nằm trên thớt”, giúp liên tưởng đến con người để nói về tình trạng của

một người đang lâm vào cảnh nguy hiểm không biết sống chết lúc nào.
10


Mơi trường sống của tất cả các lồi cá gợi nhiều liên tưởng phong phú trong
dân gian. Ví dụ như cá mè, một loài cá cùng họ với cá chép, thường sống ở vùng
nước ngọt như: ao, hồ, đầm… thành ngữ “cá mè một lứa” để chỉ một nhóm người hay
tập thể người có đặc điểm chung giống nhau, thường mang nghĩa tiêu cực.
Bao vấn đề nhân sinh được liên tưởng từ đặc điểm tập tính, sở thích của các
lồi động vật. Hầu hết các loài cá háu ăn, chúng có thể ăn và nuốt chửng nhiều thứ.
Đặc biệt khi đói thì cá khơng bỏ qua bất cứ miếng mồi nào. Mồi là thức ăn giúp cá
no, nhưng vì tham ăn, không xem xét, chỉ biết ăn nhanh để no bụng, để rồi chính
miếng thức ăn đó sẽ giết cá. Hình ảnh này có nét tương đồng với hành động của một
số người không xem xét, suy nghĩ trước sau miễn thấy có lợi là được. Sự tương đồng
này dân gian đã thể hiện qua thành ngữ “cá chết vì mồi”, dùng để nói những ai có
tính cách tham lam, mờ mắt trước điều lợi, dễ bị dụ dỗ.
Với lối sống khơng thương xót đồng loại mà cá lớn ln tìm cách ăn cho được
những con cá nhỏ thì được dân gian liên tưởng từ tập tính tìm kiếm thức ăn của cá,
con cá lớn luôn ở thế mạnh so với cá nhỏ, cá lớn lại xem cá nhỏ như món mồi ngon.
Chúng ta có thể liên tưởng qua thành ngữ “cá lớn nuốt cá bé”, đồng thời dân gian sử
dụng cấu trúc đối giữa “cá lớn” với “cá bé” cho thấy sự liên tưởng có dựa vào quy
luật của tự nhiên “ỷ mạnh hiếp yếu” để chỉ quan hệ giữa con người chỉ biết tranh đua
triệt hạ lẫn nhau.
Cá là sống dưới nước nơi có khơng gian rộng lớn như ao, hồ, biển. Chim làm
tổ trên rừng cây rộng lớn. Hai khơng gian rộng lớn ấy thích hợp cho chúng sinh sống.
Nhưng một khi cá phải sống trong chậu, một chiếc chậu nhỏ thì khơng gian rộng lớn
khơng cịn, chim phải sống trong lồng, hàng ngày phải chờ thức ăn đến, thì đã mất tự
do. Từ tình thế đó, dân gian thể hiện qua thành ngữ “cá chậu chim lồng” liên tưởng
đến những ai có cuộc sống bó buộc, tù túng, mất tự do.
Cá vốn có tập tính là sống theo bầy đàn. Khi đi tìm mồi thì cả một bầy cùng đi,

sau đó cùng về. Nhưng khi gặp kẻ thù tấn cơng thì bầy đàn chạy tán loạn, có thể cịn
một số con có thể gặp lại và một số thì mất nhau ln. Quan sát được từ tập tính sống
11


bầy đàn của cá, dân gian liên tưởng qua thành ngữ “bặt tin như cá” để chỉ những ai
lâm vào cảnh hoàn toàn biệt tin nhau, từ rất lâu mà khơng có tin tức gì.
2.2.2. Liên tưởng về hình dáng, kích thước của Cá, Gà trong thành ngữ
Tiếng Việt
Con người, khi đã già thì da và tóc sẽ thay đổi, từ da căng tràn sang da nhăn
nheo, đồi mồi, tóc đen huyền sang bạc trắng. Hạc là loài cao cẳng, kích thước lớn,
màu trắng bạc. Chúng là lồi chim q, sống lâu năm. Thành ngữ có câu “da gà tóc
hạc” được dân gian liên tưởng từ đặc điểm hình dáng, màu sắc của hạc, có ý nghĩa
chỉ những người già, hay sự thiêng liêng trường tồn. Gà có đơi chân to, khỏe có bốn
ngón, chạy nhanh, nhưng một khi gà bị q thì khơng thể đi kiếm ăn hay tự vệ. Chó
có đặc điểm thấy gà là rượt đuổi, khi gà khỏe mạnh thì nó có thể trốn thốt sự truy
đuổi của chó, cịn khi gà bị q mà bị chó đuổi được thành ngữ “gà què bị chó đuổi”
có ý nghĩa chỉ người yếu đuối lại còn bị tai nạn dồn dập.
Cùng quan sát hình dáng bên ngồi của gà, từ khi còn là gà con đến khi trưởng
thành gà trải qua rất nhiều lần thay lông, những lông non sẽ mọc lên để thay thế cho
lông già đã rụng, ở giai đoạn đầu thì những lơng non này rất yếu ớt. Từ đặc điểm này,
có thành ngữ “gà mọc lông măng” để chỉ những hoạt động của người mới lớn lên cịn
non nớt, chưa có kinh nghiệm
Cá vàng là loại cá nước ngọt, đẹp, có màu vàng đặc trưng, nuôi làm cảnh. Bọ
gậy là ấu trùng của muỗi, chúng sống trong nước, là thức ăn của cá vàng. Sự đối lập
của cá vàng với bên trong “bụng bọ” dân gian thể hiện qua thành ngữ “cá vàng bụng
bọ”, chỉ những người có vẻ bên ngồi tốt đẹp nhưng đó chỉ là giả dối trong khi bản
chất thật của họ là khơng tốt đẹp.
2.2.3. Liên tưởng về tập tính của Cá, Gà trong thành ngữ Tiếng Việt
Mùa mưa là cơ hội tốt để cá thực hiện bản năng duy trì nịi giống. Vào mùa

mưa thực vật thủy sinh phát triển mạnh. Nhóm thực vật này tạo một nguồn thức ăn
dồi dào cho cá, kết hợp với yếu tố nước mưa là những yếu tố kích thích sự sinh sản
của cá, nhất là cá rô. Vào khoảng tháng ba cá rơ bắt đầu sinh sản, gặp mưa rào thì
rạch lên bờ cỏ để mà đẻ hay thụ tinh. Liên tưởng từ tập tính sinh sản vào mùa mưa
12


của cá rô, dân gian thể hiện qua thành ngữ “Cá rô gặp mưa rào” để chỉ một ai gặp
được cơ hội thuận lợi để phát triển bản thân.
Muốn bắt được cá phải dụ chúng cắn câu. Ban ngày nhiều nguy hiểm, cá ít đi
kiếm mồi mà chỉ núp trong lau sậy, hang hốc nơi đáy nước. Ban đêm, với mồi ngon
như trùn hay nhái là dễ dẫn dụ cá nhất. Vì ham thích mồi ngon nên chúng dễ dàng
mắc câu thì khó có đường thốt. Từ tình thế này dân gian liên tưởng vào thành ngữ
“cá cắn câu”, có ý nghĩa chỉ một ai đó đã ở vào một tình thế đã bị ràng buộc hoặc
mắc mưu kế của một ai đó.
Gà là lồi động vật có khả năng sinh sản cao. Mùa sinh sản của gà bắt đầu từ
tháng 3, mỗi lứa đẻ từ 5 – 10 trứng. Khi gà đẻ xong nếu không ấp trứng nuôi con, chỉ
cần một thời gian ngắn là gà lại đẻ tiếp. Từ tập tính sinh sản nhiều của gà, có thành
ngữ “Đẻ như gà”, liên tưởng đến những gia đình chửa đẻ nhiều, liên tục.
Từ hình ảnh gà bị mắc tóc dân gian đã liên tưởng vào thành ngữ “lúng túng
như gà mắc tóc”. Lúng túng là hành động mất tự nhiên, nó xảy ra một cách đột ngột.
Gà khi bị sợi tóc dính vào chân, thì gà tìm mọi cách để gỡ ra, nhưng khi gỡ nó càng
dính chặt vào. Tình thế lúng túng này của gà có thành ngữ “lúng túng như gà mắc
tóc” có ý nghĩa chỉ một ai đó bối rối, gặp vướng mắc khơng biết cách nào gỡ cho ra.
2.2.4. Liên tưởng về văn hóa, lịch sử từ thành ngữ chỉ Chó, Gà trong Tiếng
Việt
Chó là động vật rất gần gũi, hữu ích và trung thành là con chó. Nhưng khi đi
vào thành ngữ nó mang sắc thái âm tính, tiêu cực do xuất phát từ thực tế sinh sống,
đặc tính của con vật này so với một số con vật khác và do quan niệm của người bản
ngữ. Ví dụ: chó được liên tưởng để chỉ tính cách khơng tốt của con người, ngoan cố

khơng chịu sửa đổi khuyết điểm qua thành ngữ “chó đen giữ mực”.
Quan sát từ tính liều lĩnh, hung tợn của chó, dân gian đã liên tưởng vào thành
ngữ “Chó cùng rứt dậu”. Chó vận động nhanh nhẹn, chạy tốt và dai sức. Dậu là
những dây leo, mọc chằng chịt. Dân gian hay trồng những dậu mồng tơi trước nhà để
tạo nên một rào chắn, ngăn chặn vật nuôi. Nhưng một khi chó bị chủ rượt đuổi thì

13


chúng có thể cắn xé dậu để thốt thân. Từ tính hung bạo này dân gian đã liên tưởng
đến con người, chỉ sự liều lĩnh của con người trong tình thế khẩn cấp.
Để chỉ những kẻ cậy bề thế, quyền lực, điều kiện mà ra oai với người khác, dựa
vào những đặc điểm mà mình có để lên mặt với người khác, người ta có thành ngữ
“chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”, mặt khác còn để chỉ kẻ giả tạo dung cảm, anh
hùng.
Ở nơng thơn khi có việc làm giấy tờ, văn tự, văn khế khai báo thì người ta hay
nhờ người có “văn hay chữ tốt” viết dùm, sau đó họ điểm chỉ. Khi nhờ viết xong, để
tỏ lịng cảm ơn người viết giúp thì người ta giết gà để khoản đãi. Từ đó, dân gian đã
liên hội nên thành ngữ “bút sa gà chết”, có nghĩa khi hạ bút kí hoặc viết vào giấy tờ
thì phải chịu trách nhiệm về chữ kí của mình.
2.3. Tiểu kết chương 2
Thành ngữ là sự kết tinh từ lời ăn tiếng nói của dân tộc, được hình thành từ
hồn cảnh sống với sự tác động của môi trường tự nhiên và đời sống xã hội. Có thể
nói đó là tấm gương phản ánh nét văn hóa tư duy, đặc thù của một dân tộc. Từ sự
quan sát của người bản ngữ ta thấy khả năng liên tưởng phong phú đa chiều cũng như
đặc điểm về tư duy của dân gian, bản sắc văn hóa của người Việt.

14



KẾT LUẬN
Thành ngữ Việt là tấm gương phản ánh kết quả tư duy, in đậm dấu ấn nền văn
hố nơng nghiệp. Vì thế, dân gian thường chọn những hình ảnh thân quen gắn với
cuộc sống nơng nghiệp như trâu, bị, lợn, gà, chim cá cho đến những cái lờ, tấm lưới
để quan sát và liên tưởng đến con người một cách độc đáo. Số lượng hình ảnh động
vật được đưa vào thành ngữ rất phong phú và đa dạng. Mỗi từ chỉ động vật khi xuất
hiện trong thành ngữ thường mang nhiều nét nghĩa biểu trưng khác nhau như: biểu
trưng cho con người, tình cảm, mối quan hệ, cách nghĩ…Hoặc ngược lại một đặc
điểm, thuộc tính của động vật có thể biểu trưng bằng nhiều hình ảnh khác nhau, điều
đó cho ta thấy khả năng liên tưởng phong phú đa chiều cũng như đặc điểm về tư duy,
bản sắc văn hóa của người Việt. Sự liên tưởng của nhân dân về hình ảnh động vật là
xuất phát từ tên gọi, đặc điểm, tập tính của động vật, từ những đặc điểm đó được khái
qt lên thành phẩm chất, tính cách của con người./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hữu Châu - Giáo trình từ vựng học tiếng Việt – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2006.
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - Từ điển thuật ngữ văn học – Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, 2004.
3. Hoàng Văn Hành - Thành ngữ học tiếng Việt – Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004.
4. Hoàng Văn Hành (chủ biên) - Kể chuyện thành ngữ tục ngữ - Nhà xuất bản Văn hóa Sài
Gịn, 2005.
5. Phan Văn Quế - Gà Khỉ, chuột, Ngựa trong thành ngữ và tục ngữ tiếng Anh và Tiếng Việt
- Tạp chí Ngơn ngữ & Đời sống, số 3, 2000.
6. Nguyễn Thị Thu Thủy - Từ vựng tiếng Việt - Giáo trình Đại học Cần Thơ, 2000.
7. Bùi Thị Thi Thơ - Mối quan hệ giữa hình ảnh và ý nghĩa biểu trưng trong thành ngữ so
sánh tiếng Việt - Tạp chí Ngơn ngữ & Đời sống số 12, 2006.
8. Phạm Thị Thài, Thành ngữ chứa từ gọi tên động vật trong Tiếng Việt, Trường Đại học
Cần Thơ- Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khóa luận tốt nghiệp đại học, 2013.
9. Nguyễn Văn Trào, “Nghĩa biểu trưng văn hóa của các từ chỉ động vật trong Tiếng Anh và
Tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(77) – 2014, xem tại đường dẫn
/>

15



×