Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.08 KB, 4 trang )

Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân
sự hiện hành về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm
dân sự, thực tiễn áp dụng và đề xuất, kiến nghị ?
MỞ BÀI
Hoạt động xét xử sơ thẩm là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong
các giai đoạn giải quyết vụ án của pháp luật tố tụng dân sự. Trong quá trình xét xử,
nhằm đảm bảo tính cơng khai, chính xác và khách quan thì hoạt động xét xử phải trải
qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, thủ tục tranh tụng tại phiên tịa là một giai
đoạn quan trọng của q trình xét xử. Đây là phiên làm việc để Tòa án thẩm tra các
tài liệu, chứng cứ và người tham gia tố tụng có cơ hội phân tích, trình bày, phản bác
lý lẽ, quan điểm của nhau. Đây là hoạt động tố tụng tập trung các bước tiến hành của
những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định.
NỘI DUNG

1. Khái niệm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự.
Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự là phương thức và trình tự
thực hiện các hoạt động trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan
điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật
tranh chấp và pháp luật áp dụng của mỗi bên để bác bỏ chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp
lý, luận điểm của bên kia tại phiên tòa sơ thẩm dân sự dưới sự điều khiển, quyết định
của Hội đồng xét xử theo một trình tự, thủ tục nhất định.
Tranh tụng bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu
quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, mọi tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật
đang tranh chấp và áp dụng pháp luật để giải quyết. Việc tranh tụng được tiến hành
theo sự điều khiển của thẩm phán chủ tọa phiên tồ. Chủ tọa khơng được hạn chế thời
gian tranh tụng mà phải tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày
hết ý kiến nhưng cũng có quyền u cầu họ dừng trình bày những ý kiến khơng liên
quan. Phán quyết của toà án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà. Hội
đồng xét xử trước khi ra bản án, quyết định phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã
được xem xét, tranh tụng tại toà.



2. Quy định pháp luật về thủ tục tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm.
1
1


Theo quy định của BLTTDS năm 2015, căn cứ từ Điều 247 đến Điều 263.
Tranh tụng tại phiên toà được tiến hành theo các bước sau đây :
2.1.Trình bày của đương sự , người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự .
Mở đầu thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự. Sau khi chủ tọa đã
thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cần thiết như quy định tại các điều 243, 244 và
246 BLTTDS năm 2015 nhưng có đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của họ và các
bên trong vụ án cũng không tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết tranh
chấp. Thì Hội đồng xét xử bắt đầu bằng việc nghe các bên đương sự trình bày về các
yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ liên quan do các bên đương sự cung cấp , giao nộp.
Theo quy định tại Điều 248 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các đương sự
trình bày theo trình tự như sau: Thứ nhất, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nguyên đơn trình bày về yêu cầu của nguyên đơn và chứng cứ để chứng minh cho
yêu cầu của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý
kiến. Nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày về
yêu cầu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
Thứ hai, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của bị
đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ
để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Bị đơn có quyền bổ
sung ý kiến. Thứ ba, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với
yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là
có căn cứ và hợp pháp. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý

kiến.
Nồi ra nếu trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan khơng có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày
về yêu cầu, đề nghị của mình và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là
có căn cứ và hợp pháp.
Như vậy, trình tự trình bày ý kiến của các đương sự đi theo thứ tự từ người khởi
kiện đến người bị khởi kiện, cuối cùng là người bị ảnh hưởng quyền và lợi ích. Thơng
qua trình tự trình bày ý kiến của các đương sự, Chủ tọa cũng như các thành viên của
2
2


Hội đồng xét xử sẽ xâu chuỗi các vấn đề và được nghiên cứu nội dung, tình tiết của
vụ án thêm để chuẩn bị cho thủ tục hỏi đúng trọng tâm vấn đề cần giải quyết.
Tại phiên toà, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
cùng song hành tham gia tố tụng, cả hai người cùng có quyền bổ sung chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của đương sự nhưng phải tuân thủ quy định tại
khoản 4 Điều 96 BLTTDS năm 2015. Sự có mặt của họ góp phần nâng cao chất
lượng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, bởi họ là những người am hiểu pháp
luật, có kinh nghiệm tham gia tranh tụng tại phiên tòa nên việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho các đương sự được thực hiện một cách sâu sắc, triệt để. Những quy
định này cho thấy chủ trương đổi mới hoạt động tư pháp của Đảng và Nhà nước đã
được thể chế hố . Đó là kết quả của việc mở rộng quyền dân chủ trong hoạt động tư
pháp và vai trò của đương sự , của những người tham gia tố tụng khác trong việc
cung cấp chứng cứ cho toà án , thực hiện nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình nhưng khơng được vượt quá thời hạn giao nộp tài liệu , chứng
cứ do thẩm phán và BLTTDS năm 2015 quy định và không làm ảnh hưởng xấu đến
quyền tranh tụng của đương sự khác
tránh làm ảnh hưởng đến quyền tranh tụng của chủ thể khác.
Tóm lại, phần trình bày ý kiến của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của đương sự tại bước mở đầu của phần tranh tụng tại phiên tịa sơ thẩm
dân sự là hồn toàn hợp lý.

3
3


4
4



×