Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

De tai mot so yeu to nguy co và xu ly nhip tim thai bat thuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.86 KB, 52 trang )

SỞ Y TẾ NINH BÌNH
BỆNH VIỆN SẢN NHI

Chủ đề tài: Phạm Thị Quỳnh Anh

ĐỀ TÀI:
NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ NHỊP TIM THAI BẤT THƯỜNG
TRÊN MORNITORING SẢN KHOA
TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NINH BÌNH NĂM 2021

CẤP ĐỀ TÀI: ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ


Ninh Bình - 2021
SỞ Y TẾ NINH BÌNH
BỆNH VIỆN SẢN NHI

Chủ đề tài: Phạm Thị Quỳnh Anh

ĐỀ TÀI:
NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ NHỊP TIM THAI BẤT THƯỜNG
TRÊN MORNITORING SẢN KHOA
TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NINH BÌNH NĂM 2021

CẤP ĐỀ TÀI: ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ


Ninh Bình - 2021



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
Chương I: TỔNG QUAN.............................................................................3
1. SUY THAI……………..…..….…………………………......……………..3
1.1. Khái niệm ................................................................................................3
1.2. Sinh lý bệnh.............................................................................................3
1.3. Các yếu tố nguy cơ...................................................................................5
1.4. Một số thăm dò đánh giá suy thai…………….........................................7
2. MONITORING SẢN KHOA.........................................................................8
2.1. Khái niệm.................................................................................................8
2.2. Các chỉ định theo dõi nhịp tim thai trên mornitoring...............................8
2.3. Sinh lý nhịp tim thai…………………………………………………….9
2.4. Phân loại nhịp tim thai...........................................................................10
3. THÁI ĐỘ XỨ TRÍ NHỊP TIM THAI BẤT THƯỜNG……………………..19
3.1. Cách theo dõi và phòng suy thai………………………………………...…19
3.2. Điều trị nội khoa…………………………..………………………………19
3.3. Xử trí sản khoa…………………………………………………………….20
Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............21
1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................21
2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..…..
…………………………………..21
2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................21
2.2.Cỡ mẫu nghiên cứu.................................................................................21
2.3. Tiêu chuẩn đánh giá...............................................................................23
2.4. Nội dung thông số nghiên cứu...............................................................25


2.5. Xử lý số liệu…………………………………………………...………
26

3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU......................................................................26
Chương 3. DỰ KIẾN KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................27
Chương 4. BÀN
LUẬN……………………………………………………..36
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….42
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………43
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..……..44


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.1: Đặc điểm về nơi ở
Bảng 3.1.2. Số lần đẻ
Bảng 3.1.3. Nghề nghiệp
Bảng 3.2.1. Thời gian chuyển dạ
Bảng 3.2.2. Tuổi thai
Bảng 3.2.3. Cân nặng và giới tính
Bảng 3.2.4. Cơn co tử cung
Bảng 3.2.5. Giới tính
Bảng 3.2.6.Màu sắc ối
Bảng 3.2.7. Tình trạng vỡ ối
Bảng 3.2.8. Bệnh lý của mẹ
Bảng 3.3.1. Biện pháp xử trí nội khoa
Bảng 3.3.2. Trọng lượng sơ sinh
Bảng 3.3.3. Apgar của sơ sinh

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.1. Đặc điểm về tuổi của sản phụ
BIểu đồ 3.3.1. Biện pháp xử trí sản khoa



CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

Bệnh nhân

NTT

Nhịp tim thai

TT
EFM

Tim thai
Electronic Fetal Monitoring (theo dõi tình

CTG

trạng tim thai bằng máy điện tử)
Cardiotocogram (đo tim thai và hoạt động của
cơn co tử cung bằng máy theo dõi tim thai)

THA
ĐTĐTK

Tăng huyết áp
Đái tháo đường thai kỳ

TSG


Tiền sản giật

RBN
CTC
TC
THTCR

Rau bong non
Cổ tử cung
Tử cung
Tuần hoàn tử cung rau


ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thai là một tình trạng đe dọa sức khỏe thai và tương lai phát triển tinh
thần, vận động của trẻ sau này. Vì thế việc phát hiện sớm những trường hợp suy
thai là một nhiệm vụ quan trọng của người thầy thuốc sản khoa để cho ra đời
một em bé khỏe mạnh.
Có hai loại suy thai: suy thai trường diễn và suy thai cấp tính trong chuyển
dạ. Suy thai trường diễn là tình trạng thiếu oxy, dinh dưỡng cho thai, thường
không đột ngột, thường gặp trong thai nghén có nguy cơ cao. Suy thai cấp tính
là hậu quả của sự rối loạn trao đổi khí giữa mẹ và con trong quá trình chuyển dạ
làm cho thai bị thiếu oxy. Tử vong do suy thai trường diễn thường gặp khi
chuyển dạ, xuất hiện một tình trạng suy thai cấp trên nền một suy thai trường
diễn.
Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện thăm dò
như Monitoring sản khoa, siêu âm Doppler, định lượng pH máu thai,… đã giúp
thầy thuốc sản khoa phát hiện và chẩn đốn sớm suy thai để có thái độ xử trí
thích hợp.
Monitoring sản khoa được áp dụng từ những năm 1970 tại Mỹ để theo dõi

sự thay đổi nhịp tim thai trong thời kỳ thai nghén và trong quá trình chuyển dạ
để phát hiện những trường hợp suy thai. Trong thực tế, nhiều trường hợp có
biểu hiện bất thường trên biểu đồ theo dõi nhịp tim thai liên tục và được chẩn
đoán là suy thai cấp nhưng trẻ đẻ ra lại có chỉ số Apgar bình thường. Theo
Salling q trình suy thai được chia thành 2 giai đoạn bù trừ và không bù trừ.
Yêu cầu lâm sàng là phải can thiệp lúc thai đang ở giai đoạn bù trừ để trẻ ra có
chỉ số Apgar ≥ 7. Với những trẻ Apgar < 7 là can thiệp giai đoạn muộn.
Tại BV Sản Nhi Ninh Bình mỗi năm tiếp nhận và điều trị khoảng 14.811
sản phụ sinh đẻ tại viện trong đó có nhóm sản phụ có biểu hiện suy thai. Việc
hiểu rõ hơn về các yếu tố nguy cơ, giá trị theo dõi monitoring và sự biến đổi của

1


nhịp tim thai trên monitoring trong chẩn đoán suy thai sẽ giúp các thầy thuốc
sản khoa đưa ra được hướng xử trí suy thai thích hợp và hiệu quả hơn.
Vì vậy, tôi thực hiện đề tài “ Nhận xét đặc điểm và kết quả xử trí nhịp
tim thai bất thường trên mornitoring sản khoa và một số yếu tố liên quan tại
Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình năm 2021” với mục tiêu:
1. Mô tả một số yếu tố nguy cơ gây nhịp tim thai bất thường tại ĐN Nhà
đẻ, Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình từ 01/04/2021 đến 31/09/21
2. Nhận xét thái độ xử trí nhịp tim thai bất thường tại ĐN Nhà Đẻ,
Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình từ 01/04/2021 đến 31/09/2021

2


Chương 1
TỔNG QUAN
I. SUY THAI

1.1: Khái niệm và phân loại:
1.1.1. Khái niệm về suy thai
Suy thai là một quá trình bệnh lý, do tình trạng thiếu oxy trong máu
hoặc thiếu oxy tổ chức khi thai đang ở trong tử cung.
Suy thai dẫn đến bại não và chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em
Suy thai làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh, địi hỏi những chăm sóc
hồi sức tốn kém về sức lực và kinh tế.
1.1.2. Phân loại
Suy thai mãn là tình trạng thiếu oxy máu của thai xảy ra từ từ trong thai
kỳ.
Suy thai cấp là tình trạng thiếu oxy máu của thai xảy ra đột ngột trong
chuyển dạ.
Suy thai cấp chiếm 37,5 – 52,1% các cuộc đẻ, tử vong do suy thai.
Ngạt sau đẻ chiếm 16-21% các trường hợp suy thai ( theo nghiên cứu từ
bệnh viện PSTW)
1.2. Sinh lý bệnh
1.2.1. Giải phẫu và sinh lý tuần hoàn tử cung – rau
Bánh rau là một tổ chức đóng vai trị sống cịn trong việc cung cấp các
chất từ bên ngồi cho thai.
Bánh rau đóng vai trị như phổi ( hơ hấp), thận ( bài tiết), ruột ( dinh
dưỡng), da ( trao đổi nhiệt) và như một hàng rào ngăn cản một số chất nhất định
nguy hiểm cho thai.
Dòng máu qua bánh rau được cung cấp chính từ những động mạch xoắn
từ động mạch tử cung. Những động mạch xoắn phải đi qua lớp cơ tử cung dày
mới tới được các nhung mao. Vì thế bất cứ yếu tố nào làm ảnh hưởng đến lưu

3


lượng tuần hồn máu mẹ cũng ảnh hưởng đến dịng máu qua các động mạch

xoắn.
Ngoài ra khi cơ tử cung co, áp lực trong cơ tử cung có thể vượt quá áp lực
trong lòng mạch, gây ra sự nghẽn các mạch này làm ngưng trệ dòng máu đến các
gai rau.
Hầu hết các tác giả đều cho rằng 85% lượng máu tới tử cung dùng để
cung cấp cho tuần hoàn rau thai và khoảng 15% cung cấp cho cơ tử cung phía
ngồi bánh rau. Trong lâm sàng tuần hồn rau thai có thể đạt tối đa khi người
mẹ nghỉ ngơi ở tư thế nằm nghiêng.
1.2.2. Các đáp ứng của thai với tình trạng thiếu oxy
Khi thiếu oxy ở giai đoạn đầu, thai có thể phản ứng bằng cách:
o Giảm tiêu thụ oxy ( thai có thể giảm mức tiêu thụ xuống 50% trong 45p).
Nếu tình trạng thiếu oxy chấm dứt thai có thể trở về bình thường.
o Điều chỉnh sự phân phối oxy ( ưu tiên cho các cơ quan quan trọng: tim,
não, gan, giảm nồng độ oxy ở da và ruột)
o Thiếu oxy làm bài tiết phân su vào nước ối ( do thiếu oxy, thừa CO2 làm
tăng nhu động ruột)
Khi thiếu oxy ở giai đoạn sau:
o Giảm lưu lượng tim rồi cuối cùng giảm dòng máu lên não
o Toan hô hấp: do sự gia tăng CO2 trong máu
o Toan chuyển hóa: do thiếu oxy thai sẽ chuyển từ chuyển hóa ái khí sang
chuyển hóa yếm khí dẫn đến ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa trung gian
( axit lactic, acid pyruvic) -> pH máu thai < 7,25
Qua những đáp ứng trên với tình trạng thiếu oxy, thai được bảo vệ đáng
kể để tránh khỏi những thương tổn thần kinh, thậm chí với tình trạng thiếu Oxy
nặng, hầu hết những thai này đều sống sót mà khơng có hoặc có ít những tổn
thương thần kinh.

4



Các nguyên nhân giảm lượng
máu THTCR

Bất thường dây rốn, bánh
rau, bệnh lý tại THTCR

Giảm [ O2] trong máu thai

Chuyển hóa yếm khí

Toan hơ hấp

Toan chuyển hóa

Suy thai

1.3. Các yếu tố nguy cơ gây suy thai
* Từ phía mẹ:
- Các yếu tố làm thay đổi lưu lượng tuần hoàn ở hồ huyết
Trong lúc chuyển dạ có nhiều yếu tố làm giảm lưu lượng ở hồ huyết. Sự
ảnh hưởng lên thai không chỉ phụ thuộc vào mức độ giảm lưu lượng mà cịn phụ
thuộc vào lưu lượng hồ huyết trước đó. Nếu như lưu lượng đã giảm trong thời
kỳ có thai thì thai rất dễ dàng bị thiếu oxy trong lúc chuyển dạ.
+ Cơn co tử cung:
Khi có cơn co TC những động mạch xoắn bị chèn ép. Nếu dự trữ TC-rau
bình thường, những cơn co này không làm ảnh hưởng đến tổng dòng máu ở khoảng
giữa các gai rau. Nhưng trong trường hợp cơn co cường tính hoặc do oxytocin thì
lượng dự trữ này khơng đủ.
Những sản phụ RBN có thể có tăng trương lực cơ và giảm dịng máu đến rau
thai dẫn đến thiếu oxy cho thai.

+ Tư thế của mẹ:
5


Khi nằm ngửa có thể làm cho TC chèn ép lên động mạch chủ và động mạch
chậu gốc (P) làm cho lưu lượng hồ huyết giảm đi, ngoài ra chèn ép tĩnh mạch chủ
dưới làm cho dòng máu về tim giảm đi. Hiện tượng này có thể làm giảm lưu lượng
tim, giảm HA mẹ giảm dòng máu tới TC.
Tất cả thay đổi này sẽ về bình thường khi sản phụ trở về tư thế nằm nghiêng.
+ Tăng huyết áp của mẹ:
Tăng huyết áp làm giảm dòng máu đến các gai rau do tính co mạch cấp tính
và xơ mạch mãn tính làm thay đổi cũng cấp máu của động mạch TC
+ Chảy máu ở mẹ:
Trên động vật thí nghiệm người ta thấy:
- Chảy nhanh 15% thể tích máu sẽ làm giảm áp lực mạch 10% và lưu lượng hồ
huyết giảm 20%.
- Chảy 30% thể tích máu làm giảm 65% lưu lượng hồ huyết.
* Từ phía thai
- Thai non tháng.
- Thai chậm phát triển trong tử cung.
- Thai già tháng.
- Thai dị dạng.
- Thai thiếu máu hoặc nhiễm trùng.
* Từ phần phụ của thai:
- Rau bong non, rau tiền đạo.
- Bánh rau vơi hóa trong già tháng.
- Sa dây rốn, dây rốn thắt nút.
- Vỡ mạch máu ( trong trường hợp dây rau bám màng).
- Ối vỡ non, ối vỡ sớm.
* Do dùng thuốc:

- Cơ chế: Dây rốn khơng có thần kinh chi phối, các thuốc có ảnh hưởng đến lưu
lượng máu ở dây rốn là thơng qua tác dụng tồn thân của thuốc ( làm thay đổi
huyết áp, nhịp tim…)
- Dùng thuốc tăng co khơng kiểm sốt được cơn co.
- Thai bị ức chế do dùng thuốc gây tê, gây mê.
* Do yếu tố sản khoa
6


- Chuyển dạ kéo dài:
+ Trong một số trương hợp cơn co TC bình thường, khơng bất tương
xứng thai - khung chậu nhưng CTC mở rất chậm, thậm chí khơng mở, thông
thường hay gặp ngôi chỏm kiểu thế sau, đầu cúi khơng tốt
+ Nếu cứ để tình trạng chuyển dạ kéo dài, sản phụ sẽ mệt mỏi, lo lắng,
cơn co TC sẽ rối loạn gây suy thai.
- Các trường hợp đẻ khó do cơ học
- Bất tương xứng đầu – chậu
- Ngôi thai bất thường
- Rối loạn cơn co ( tăng tần số và trương lực)
1.4. Một số thăm dò đánh giá tình trạng thai trước sinh tại BV Sản Nhi
Ninh Bình:
- Định lượng pH máu thai: hiện nay khơng sử dụng.
- Doppler động mạch rốn, động mạch TC.
- Dựa vào màu sắc nước ối:
Màu sắc nước ối cần được đánh giá trong suốt quá trình chuyển dạ.
Dựa vào tình trạng nếu có thiếu oxy máu thì có thể thai sẽ thải phân su trong
buồng ối làm thay đổi màu sắc nước ối.
+ Nước ối đặc phân su: dấu hiệu suy thai mới sảy ra và trên thực tế
thường có liên quan đến tình trạng chỉ số Apgar <7. Nguy cơ suy thai cấp tăng
lên khi có sự thay đổi nhịp tim thai kèm theo.

Sự nguy hiểm của nước ối lẫn phân su là thai hít phải nước ối bẩn khi
cất tiếng khóc đầu tiên dẫn đến tình trạng suy hô hấp hoặc nhiễm trùng ở trẻ sơ
sinh.
- Theo dõi nhịp tim thai trên monitoring sản khoa.

II. MONITORING SẢN KHOA
7


2.1. Khái niệm:
Monitoring sản khoa hay EFM nói đến sự ghi lại đồng thời nhịp tim thai
và hoạt động của tử cung, cho ra đường biểu diễn được gọi là CTG. Để có một
kết luận tình trạng sức khỏe của thai chúng ta phải đọc và phân loại đường biểu
diễn tim thai một cách thành thạo, phải có kiến thức đầy đủ và tất cả dữ kiện lâm
sàng, xét nghiệm, siêu âm và những dữ kiện hữu ích khác để có thể diễn dịch
các đường biểu diễn tim thai một cách đầy đủ.
Theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitoring sản khoa rất quan
trọng. Bất cứ sự sai lệch nào vượt q ngồi đường biểu diễn thì cũng cần được
phân tích để đưa ra kết luận đúng đắn trong quá trình chuyển dạ, tránh việc can
thiệp muốn hoặc can thiệp khi chưa cần thiêt, gây ảnh hưởng tới sản phụ và thai
nhi.

2.2. Các chỉ định theo dõi nhịp tim thai liên tục:
- Sản phụ có các bệnh lý ảnh hưởng đến thai: THA, ĐTĐTK, TSG, basedow,
nhiễm khuẩn, chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau,…
- Sản phụ có tiền sử sản khoa nặng nề: sảy thai liên tiếp, thai lưu, con chết trong
chuyển dạ, …
- Nghi ngờ suy thai trong TC, thai chậm phát triển trong TC, nước ối xanh
loãng, thiểu ối, thai quá ngày sinh,..
2.3. Sinh lý nhịp tim thai

8


Điều hịa nhịp tim thai thơng qua hệ thống thần kinh nội tại trong cơ tim
bao gồm:

o Nút xoang -> nút nhĩ thất -> bó Hits -> mạng lưới Purkinje
o Hệ thống thần kinh tim tạo ra nhịp tim thai cơ bản (120-160 nhịp/phút)
Điều hịa nhịp tim thai thơng qua hoạt động của thần kinh thực vật: giao
cảm và phó giao cảm:
o Tăng hoạt động của thần kinh giao cảm -> tăng nhịp tim
o Tăng hoạt động của thần kinh phó giao cảm ( thơng qua dây thần kinh phế
vị, dây TK X) -> giảm nhịp tim
Lưu ý:
 Nhịp tim thai cơ bản liên quan đến tuổi thai và sự trưởng thành của hệ TK
phó giao cảm.
 Thai nhi khi ở trạng thái bình thường, hoạt động TK phế vị trội hơn nên
nhịp tim thai ln duy trì ở 120-160 nhịp/ phút
 Thai càng trưởng thành ( càng gần đủ tháng) thì ảnh hưởng của hệ TK phó
giao cảm đến hoạt động của tim càng mạnh -> nhịp tim thai càng ổn định.

9


2.4. Phân loại nhịp tim thai
2.4.1. Nhịp tim thai cơ bản:
- Nhịp tim thai cơ bản bình thường :
Là giới hạn thay đổi NTT trong suốt quá trình theo dõi. Đường TT cơ bản là
một đường ảo đi qua điểm giữa các dao động TT.
NTT cơ bản là 120 nhịp/p đến 160 nhịp/p ở thai đủ tháng. Thai bình thường

NTT cơ bản khơng vượt qua giới hạn nói trên, kể cả khi có cơn co tử cung tác
động.
Thai non tháng thì NTT cơ bản càng cao vì trong quá trình mang thai hệ thần
kinh phó giao cảm sẽ hồn thiện trong ba tháng giữa và dần trở nên lấn át hệ
giao cảm.
Theo Trần Danh Cường nhịp tim thai cơ bản và độ dao động bình thường
thì 93.2% trẻ đẻ ra khơng suy thai.

Hình 1: Nhịp tim thai bình thường
- Nhịp tim thai cơ bản nhanh:
 Khi đường nhịp tim thai trên giới hạn >160ck/p
 Gồm 2 loại: nhịp tim thai cơ bản nhanh vừa: 161-180ck/p
 Nhịp tim thai cơ bản rất nhanh: >180ck/p
 Nguyên nhân:
o Thai thiếu oxy, thai thiếu máu, thai nhiễm trùng
o Mẹ sốt, mẹ bị cường giáp, mẹ bị căng thẳng quá mức
o Các thuốc tác dụng lên hệ phó giao cảm ( Atropin,…)
10


o Tuổi thai < 32 tuần
Lưu ý;
 Nguyên nhân gây ra NTT cơ bản nhanh vừa hay gặp do mẹ sốt, nếu
nguyên nhân không phải do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn nhưng
ở ngồi TC thì NTT cơ bản sẽ trở về bình thường khi tình trạng sốt
của mẹ được giải quyết
 Nguyên nhân gây ra NTT cơ bản rất nhanh ở mức độ nặng hơn.
Trong trường hợp mẹ sốt dẫn đến NTT cơ bản rất nhanh phải kiểm
tra xem có tình trạng nhiễm khuẩn ối và nhiễm trùng sơ sinh không.
 Các tác giả cho rằng NTT cơ bản nhanh vừa với độ dao động TT

vẫn bình thường thì khơng liên quan đến tình trạng suy thai.
 NTT cơ bản rất nhanh kết hợp với độ dao động thường tang nguy
cơ trẻ đẻ ra có điểm Apgar thấp hoặc toan hóa máu thai nhi.
- Nhịp tim thai cơ bản chậm:
 Khi đường NTT dưới giới hạn <120 nhịp/p
 Gồm 2 loại:
o NTT chậm vừa: 100 – 119 nhịp/p
o NTT chậm nặng: <100 nhịp/p ( có giá trị tiên lượng suy thai)
 Nguyên nhân:
o Tuổi thai > 40 tuần
o Chèn ép dây rốn
o Dị dạng tim bẩm sinh
o Mẹ sử dụng thuốc benzodiazepin, senduxen
 Thường gặp trong giai doạn 2 chuyển dạ
 Cơ chế: do đáp ứng của hệ phó giao cảm đối với sự chèn áp liên tục của
đầu thai nhi
Lưu ý: Khi CTC mở hết, NTT chậm vừa hoặc chậm nặng có thể theo dõi

11


2.4.2. Dao động NTT
 Dao động của NTT là sự thay đổi NTT qua từng giây phản ánh sự đáp
ứng, điều hòa của hệ thống thần kinh tim và hệ thống thần kinh thực vật
( phó giao cảm) của thai đối với sự thay đổi của mơi trường. Bình thường
nhịp TT dao động từ 10-25 nhịp/phút
 Phân loại:
o Độ dao động loại 0: khi dao động < 5 nhịp/phút ( nhịp phẳng)
o Độ dao động loại 1: dao động >5 nhịp và < 10 nhịp/phút
o Độ dao động loại 2: dao động > 10 nhịp và < 25 nhịp/phút

o Độ dao động loại 3: dao động > 25 nhịp/ phút ( nhịp nhảy)

Hình 2: Nhịp phẳng
Lưu ý:
 Dao động loại 2 là loại dao động gặp trong thai bình thường
 Dao động loại 0 và 1 có giá trị trong tiên lượng suy thai
 Dao động loại 0 ( nhịp phẳng) là một dấu hiệu gợi ý của tổn thương hệ
thần kinh trung ương.
Gặp trong: Thai nhi ngủ ( thường không quá 40 phút)
Tuổi thai < 30-32 tuần ( hệ thần kinh thực vật chưa phát triển)
Mẹ sử dụng thuốc: giảm đau, an thần,…
12


Hạ oxy máu thai
 Dao động loại 3 thường liên quan đến các kích thích và vận động của thai.
 Bất cứ nguyên nhân nào gây ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung
ương đều có thể giảm hoặc mất độ dao động NTT: thai thiếu oxy, các
thuốc ức chế thần kinh trung ương (morphin, dizepam,…), thai ngủ, thai
quá non tháng, dị dạng bẩm sinh, bất thường hệ thống thần kinh có từ
trước.
2.4.3 Nhịp tim thai chậm có chu kỳ (DIP)
- Nhịp tim thai chậm sớm (DIP I):
 Là nhịp tim thai giảm từ lúc bắt đầu, tối đa, kết thúc cùng lúc với
cơn co TC
 Có hình dạng chữ V.
 Sự giảm nhịp tim thai từ từ
 Từ khi bắt đầu giảm đến đáy của nhịp chậm > 30s

Hình 2: Nhịp tim thai chậm sớm ( DIP I)


13


Cơ chế hình thành:
Cơn co tử cung
Đẩy đầu thai nhi xuống ép vào khung chậu
Tăng áp lực nội sọ của thai
Lưu lượng mãu não giảm
Giảm oxy ở não thai
Kích thích trung tâm dây thần kinh X
Nhịp tim thai chậm sớm (DIP I)
Lưu ý:
 Nhịp tim thai chậm sớm thường xuất hiện ở giai đoạn tích cực của cuộc
chuyển dạ, khi CTC mở > 4cm
 Nếu NTT chậm sớm giảm xuống 100-110 nhjp/ phút khơng có giá trị
trong chẩn đốn suy thai
 Nếu NTT chậm sớm giảm sâu dưới 80 nhịp/ phút thì là dấu hiệu xấu có
giá trị tiên lượng suy thai
- Nhịp tim thai chậm muộn (DIP II)
 Là nhịp tim thai giảm mà từ lúc bắt đầu , tối đa và kết thúc chênh lệch
thời gian so với con co TC ( giảm nhịp lệch pha)
 Có dạng chữ U
 NTT chậm nhất vào thời điểm sau khi cơn co TC có cường độ cao nhất là
41 giây trở lên.
14


Hình 4: Nhịp tim thai chậm muộn ( DIP II)
Cơ chế hình thành nhịp tim thai chậm muộn

Cơn co TC
Chèn ép vào mạch máu ở cơ TC
Oxy trong hồ huyết giảm
Độ bão hòa oxy trong máu tĩnh mạch rốn giảm
Giảm áp suất oxy của máu thai
Kích thích trung tâm dây thần kinh X + thiếu máu cơ tim
Nhịp tim thai chậm muộn ( DIP II)

15


Nguyên nhân:
o Do bệnh của mẹ: TSG, ĐTĐ, THA, bệnh thận, …
o Thai nghén nguy cơ cao: Tai chậm phát triển trong tử cung, thai non
tháng, thiếu máu thai,…
o Do cản trở dòng máu mẹ - thai: tụ máu sau rau, giảm huyết áp mẹ, tử
cung cường tính,…
Lưu ý:
 Nhịp chậm muộn hiếm gặp nhưng nặng vì nó thường biểu lộ một
tình trạng thiếu oxy. Trong giai đoạn này chưa có tổn thương não
nhưng nếu hiện tượng này vẫn tồn tại hoặc tăng lên thì tổn thương
thần kinh trung ương có thể xuất hiện
 Trái với NTT chậm sớm, NTT chậm muộn không liên quan đến sự
chèn ép trong buồng ối. Nó có thể xuất hiện trong thời ký thai nghén
và trong chuyện dạ với màng ối còn nguyên vẹn.
 Trong trường hợp rau bình thường NTT chậm muộn thường xuất
hiện do cơn co cường tính, RBN, chảy máu thai dẫn đến giảm lưu
lượng rau cấp tính
 Trong trường hợp suy rau thai trong thời kỳ thai nghén ( với sự giảm
lưu lượng truyền máu TC-rau gây thiếu oxy, thai chậm phát triển

trong tử cung,…) mỗi cơn co tử cung là một sự đả kích gây ra giảm
lưu lượng cấp tính.
 Nhiều tác giả cho rằng NTT chậm muộn kết hợp độ dao động bằng 0
thì tỉ lệ thai bị nhiễm toan và có chỉ số Apgar thấp sẽ tăng lên.
 Thời gian của NTT chậm muộn càng lớn thì nguy cơ suy thai càng
tăng lên. Thời gian của NTT chậm muộn được xác định kể từ khi bắt
đầu giảm nhịp đến khi nó trở về NTT cơ bản.

16


- Nhịp tim thai chậm biến đổi: (DIP biến đổi)
 Là dạng nhịp chậm xuất hiện khơng có quy luật, có lúc trùng với con co
TC, có lúc trước hoặc sau cơn co TC.
 Cơ chế: do sự chèn ép dây rau do nhiều nguyên nhân khác nhau: sa dây
rau, dây rau quấn cổ, dây rau thắt nút, thiểu ối… Tuy nhiên một số tác giả
lại thấy NTT chậm biến đổi xuất hiện nhiều trong trường hợp thai suy
dinh dưỡng trong tử cung.
 Đặc điểm nhận dạng:
o giảm nhịp đột ngột.
o thời gian từ khi bắt đầu DIP đến khi NTT giảm xuống tối đa
dưới 30s, biên độ DIP >15 nhịp, thời gian DIP < 2 phút.

Hình 5: Nhịp chậm biến đổi
Lưu ý:
 Đây là dạng biến đổi tim thai bất thường hay gặp nhất, chiếm 90% các
dạng biểu đồ nhịp tim thai bất thường.
 Có thể gặp trong thử nghiệm kích thích núm vú, dây rốn quấn cổ, dây rốn
thắt nút, sa dây rốn…
17



 NTT chậm biến đổi kèm theo độ dao động bằng 0 hoặc có bất thường tim
thai thì nguy cơ suy thai sẽ tăng lên.
- Giảm nhịp kéo dài
 Là dạng trung gian giữa NTT chậm biến đổi và NTT cơ bản chậm.
 Đặc điểm: Giảm nhịp trên 2 phút nhưng dưới 10 phút, biên độ ≥ 15 nhịp

Hình 6: Giảm nhịp kéo dài
 Nguyên nhân:
o Tăng cơn co TC… làm giảm máu TC-rau giảm đáng kể, cung cấp
oxy giảm sút dẫn đến thiếu oxy thai
o RBN, dây rau thắt nút, sa dây rau
o Tổn thương mẹ: TSG, động kinh
o Hạ huyết áp (do gây tê ngoài màng cứng)
 Lưu ý:
 Nếu nguyên nhân được phát hiện và điều trị thì giảm nhịp sẽ hồi
phục
 Nếu khơng có biểu hiện phục hồi thì phải lấy thai càng nhanh càng
tốt.

18


×