Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
~~~~~~~***~~~~~~~

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
NGÀNH THỦY SẢN

Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên:
Lớp :
Hệ:

ThS. Nguyễn Thị Phương Linh
Nguyễn Hằng Nga
QH 2018E KTQT CLC 1
Cử nhân

Hà Nội, tháng 5 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
~~~~~~~***~~~~~~~

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
NGÀNH THỦY SẢN
Giáo viên hướng dẫn:



ThS. Nguyễn Thị Phương Linh

Giáo viên phản biện:
Họ và tên:

Nguyễn Hằng Nga

Lớp :

QH 2018E KTQT CLC 1

Hệ:

Cử nhân

Hà Nội, tháng 5 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ từ các quý thầy cô, cũng như từ các cá nhân khác. Em vô cùng biết ơn các
thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành giáo viên hướng dẫn – Th.S
Nguyễn Thị Phương Linh, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
(ĐHQGHN) đã dành sự tận tâm và tâm huyết hướng dẫn, góp ý và tạo động lực
rất lớn cho em hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, các tổ chức đã giúp đỡ và cung
cấp những thông tin qua những báo cáo bài viết chân thực để giúp em dễ dàng

hơn trong quá trình thu thập tư liệu và số liệu liên quan đến bài nghiên cứu.

Tác giả

Nguyễn Hằng Nga


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG ...................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................. 1

2.

Tổng quan nghiên cứu........................................................................ 2
2.1.

Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................... 2

2.2.

Các nghiên cứu trong nước ......................................................... 4

3.

Khoảng trống nghiên cứu .................................................................. 7


4.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 10
4.1.

Mục tiêu nghiên cứu chung ....................................................... 10

4.2.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ....................................................... 10

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 11

5.

5.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 11

5.2.

Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 11

6.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 11

7.

Bố cục bài nghiên cứu ...................................................................... 14


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH
THỦY SẢN VÀ SỰ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU ...... 16
1.1.

Chuỗi giá trị toàn cầu .................................................................... 16

1.1.1.

Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu .............................................. 16

1.1.2.

Cấu trúc của chuỗi giá trị toàn cầu .......................................... 17

1.1.3.

Nâng cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu ...................................... 19

1.2.

Chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản ........................................ 21

1.2.1.

Khái niệm của chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản .............. 21

1.2.2.

Cấu trúc của chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản ................ 21


1.2.3.

Nâng cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản ............ 24

1.2.4.
sản

Tiêu chuẩn khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy
24


1.3.

Sự tham gia của quốc gia/ngành vào chuỗi giá trị toàn cầu ...... 28

1.3.1. Khái niệm sự tham gia của quốc gia/ngành vào chuỗi giá trị
toàn cầu .................................................................................................. 28
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu
………………………………………………………………………….30
1.3.3.

Các lợi ích và bất lợi khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu . 35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO CHUỖI
GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH THỦY SẢN ................................................ 41
2.1.

Tổng quan về thực trạng phát triển của ngành thủy sản .......... 41


2.1.1.

Giới thiệu chung và lịch sử phát triển của ngành thủy sản ...... 41

2.1.2.

Tình hình xuất nhập khẩu của ngành thủy sản ......................... 44

2.2. Thực trạng tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu
ngành thủy sản........................................................................................... 58
2.2.1. Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu nói chung .
………………………………………………………………………….58
2.2.2. Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy
sản ………………………………………………………………………………63
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI THAM
GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH THỦY SẢN VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM
TRONG CHUỖI ............................................................................................. 74
3.1. Cơ hội của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
ngành thủy sản........................................................................................... 74
3.2. Thách thức của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu ngành thủy sản.................................................................................... 76
3.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong
chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản ..................................................... 79
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 84


i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa
STT Từ viết tắt
Tiếng Anh

1

ASEAN

2

ATTP

3

CPTPP

Tiếng Việt

Association of South East Hiệp hội các quốc gia
Asian Nations

Đông Nam Á
An toàn thực phẩm

Comprehensive and

Hiệp định Đối tác Toàn

Progressive Agreement


diện và Tiến bộ xuyên

for Trans – Pacific

Thái Bình Dương

Partnership Agreement
4

EC

European Commission

Ủy ban châu Âu

5

EU

European Union

Liên minh châu Âu

6

EVA

Economic value added


Giá trị kinh tế tăng thêm

7

EVFTA

European-Vietnam Free

Hiệp định Thương mại tự

Trade Agreement

do Việt Nam – EU

8

FDI

Foreign Direct

Đầu tư trực tiếp nước

Investment

ngoài

9

GDP


Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

10

GVC

Global Value Chain

Chuỗi giá trị toàn cầu


ii

11

HTX

12

NGO

13

OECD

Hợp tác xã
Non-Governmental


Tổ chức phi chính phủ

Organizations
Organization for

Tổ chức Hợp tác và Phát

Economic Cooperation

triển Kinh tế

and Development

14

RCEP

15

SCOR

16

USD

17

VSATTP

18


WIOD

Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế
Economic Partnership

Tồn diện Khu vực

Supply Chain Operation

Mơ hình tham chiếu hoạt

Reference

động Chuỗi cung ứng

US Dollar

Đơ la Mỹ
Vệ sinh an toàn thực phẩm

World Input-Output

Cơ sở dữ liệu đầu ra-đầu

Database

vào



iii

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

1

1.1

Cấu trúc của chuỗi giá trị toàn cầu

2

1.2

Chuỗi giá trị thủy sản điển hình

3

1.3

Phân tách về tổng xuất khẩu của một quốc gia
Top 10 quốc gia và khu vực có kim ngạch xuất nhập

4


2.1

khẩu sản phẩm thủy sản (mã HS06) lớn nhất thế giới
năm 2019

5

2.2

6

2.3

7

2.4

8

2.5

9

2.6

10

2.7


Các quốc gia nhập khẩu cá và sản phẩm thủy sản hàng
đầu trên toàn thế giới vào năm 2020
Các quốc gia xuất khẩu cá và sản phẩm thủy sản hàng
đầu trên toàn thế giới vào năm 2020
Xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 1997 –
2020
Tỷ trọng nhập khẩu Việt Nam của các quốc gia trên
thế giới (2016-2020)
Thị trường nhập khẩu chính năm 2020
Tỷ trọng nhập khẩu Việt Nam của các quốc gia trên
thế giới (2016-2020)


iv

11

2.8

12

2.9

13

2.10

14

2.11


15

2.12

16

2.13

17

2.14

18

2.15

19

2.16

20

2.17

21

2.18

Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính năm 2020

Tỷ trọng thu hút FDI vào một số ngành kinh tế kể từ
sau kết thúc đàm phán hiệp định CPTPP
Chỉ số vị thế và tham gia của Việt Nam trong chuỗi
giá trị toàn cầu
Sự tham gia vào liên kết trước và liên kết sau của Việt
Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
Chỉ số vị thế GVC của một số quốc gia giai đoạn 2010
– 2018
Chỉ số tham gia GVC của một số quốc gia giai đoạn
2010 – 2018
Chỉ số vị thế và chỉ số tham gia của Việt Nam vào
GVC ngành thủy sản, 2010 – 2017
Sự tham gia vào liên kết trước và liên kết sau của Việt
Nam trong GVC ngành thủy sản , 2010 – 2017
Tỷ trọng xuất nhập khẩu thủy sản giai đoạn 2005 –
2018
Đối tác của Việt Nam trong liên kết trước chuỗi giá trị
toàn cầu ngành thủy sản
Đối tác của Việt Nam trong liên kết sau ngành thủy
sản


v

DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

1


1.1

2

2.1

3

2.2

4

2.3

5

2.4

Nội dung
Các chính sách cần được thiết lập nhằm giảm thiểu chi
phí phát sinh khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Số liệu kết quả sản xuất, kinh doanh thủy sản 2000 –
2009
Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực (tỷ USD)
Chỉ số DVX, FVA, DVA, FL, BL, chỉ số vị thế và chỉ
số tham gia của ngành thủy sản
Thống kê sơ bộ thủy sản nhập khẩu 5 tháng đầu năm
2017



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong vài năm trở lại đây, khái niệm thương mại đã thay đổi từ việc sản
phẩm cuối cùng (final products) được di chuyển từ nước này sang nước khác
sang dạng phức tạp hơn. Đó là mua bán nguyên liệu đầu vào xuyên quốc gia để
sản xuất trước khi trở thành sản phẩm cuối cùng. Đây là thế giới của chuỗi cung
ứng toàn cầu, hay chúng ta biết đến với tên gọi là chuỗi giá trị toàn cầu.
Việt Nam đã và đang tham gia vào mạng lưới sản xuất quốc tế ngành
thủy sản. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, trong giai đoạn 2010 – 2020,
giá trị sản xuất ngành đạt tăng trưởng 5,2%/năm; kim ngạch xuất khẩu có tốc
độ tăng trung bình 6,1%/năm. Riêng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của toàn
ngành Thủy sản đạt 8,6 tỷ USD đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba thế giới, chỉ sau
Trung Quốc và Na Uy. Ba thị trường chính của nước ta là EU, Mỹ và Nhật Bản.
Giá trị nhập khẩu cũng bắt đầu tăng mạnh từ năm 2016, vượt mốc 1,9 triệu
USD vào năm này và tăng lên hơn 2,3 triệu USD vào năm kế tiếp1. Ngoài những
thị trường nhập khẩu quen thuộc như Ấn Độ hay Đài Loan thì có những thị
trường như Myanmar, Chile đã tăng hơn 100% giá trị nhập khẩu thủy sản.
Mặc dù có lợi thế trong ngành hàng này với nhiều sản phẩm đặc trưng
như tôm, cá ba sa, cá tra, … nhưng qua nhiều năm phát triển, Thủy sản Việt
Nam dần bộc lộ các lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ chế biến,
bảo quản, VSATTP, … Ngoài ra, việc nhập khẩu thủy sản nhằm mục đích tiêu
dùng sản phẩm cuối cùng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thủy sản
xuất khẩu cũng là một trong những vấn đề lớn trong việc cải thiện vị thế của

1

Số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan.



2

nước ta trong chuỗi. Thêm vào đó là “thẻ vàng” từ EC cũng phần nào cản trở
việc tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản.
Cùng với đó, việc nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền
kinh tế thế giới thông qua các hiệp định kinh tế cũng khiến ngành thủy sản sẽ
chịu áp lực cạnh tranh lớn do nước ta đang ở khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp
nhấp. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là gia tăng giá trị gia tăng thông qua
việc cải thiện vị thế của nước ta trong chuỗi giá trị ngành thủy sản và xây dựng,
phát triển được công nghiệp chế biến sản phẩm thủy sản theo hướng nâng cao
giá trị và phát triển bền vững. Từ đó, nâng cao được khả năng tham gia và năng
lực cạnh tranh của ngành.
Bởi lẽ đó, đề tài “Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn
cầu ngành thủy sản” được lựa chọn để thực hiện nhằm đánh giá thực trạng
tham gia, từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình thực tế.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1.

Các nghiên cứu nước ngoài
Bài viết “Governance of Global Value Chains in Response to Food

Safety and Certification Standard: The Case of Shrimp from Vietnam” của
nhóm tác giả Nhuong Tran, Conner Bailey, Norbert Wilson và Michael Phillips
(2013) đề cập đến những lý luận cơ bản về chuỗi giá trị toàn cầu. Nghiên cứu
này chỉ ra rằng hầu hết các nghiên cứu trước đây về chuỗi giá trị toàn cầu đều
tập trung vào những câu hỏi về chính phủ, đặc biệt là khám phá cách dẫn dắt
các công ty thực hiện quyền kiểm soát trong suốt chuỗi giá trị. Nghiên cứu sử
dụng lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu để lý giải về cách quản trị ngành công

nghiệp nuôi tôm ở nước ta bằng việc sử dụng dữ liệu trong khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long, vùng nuôi tôm chính ở Việt Nam. Ba tỉnh được chọn để tập
trung nghiên cứu là Cà Mau, Sóc Trăng và Bến Tre, đều là những địa phương


3

có sản lượng tơm ni lớn và nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngành. Chuỗi
giá trị tồn cầu ngành tơm Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn lớn bao gồm
nguồn cung nguyên vật liệu và dịch vụ; sản xuất tôm nuôi thương phẩm; thu
mua tôm; chế biến và xuất khẩu tơm. Nó phân mảnh ở mắt xích nhà sản xuất
và thương nhân địa phương nhưng có phần tập trung hơn trong mỗi quan hệ
giữa các nhà chế biến/xuất khẩu và các nhà nhập khẩu ở các quốc gia năm ở
phía Bắc Việt Nam, vào thời điểm nghiên cứu, chuỗi giá trị tồn cầu ngành tơm
Việt Nam khơng có sự quản trị tập trung. Nghiên cứu xác định được GVC cho
tôm Việt Nam là do người mua định hướng, theo đó thì các đối tác nhập khẩu
ở Bắc bán cầu sẽ có quyền quyết định các tiêu chuẩn cho sản phẩm mà họ mua.
Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách nhằm đảm bảo rằng hàng hóa xuất
khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn ATTP của nước bạn. Các chứng chỉ NGO
sẽ cần thiết trong tương lai để đảm bảo việc tiếp cận các thị trường như Mỹ và
EU nhưng tính manh mún của sản xuất và tiếp thị sẽ gây nhiều khó khăn cho
các nhà sản xuất quy mô nhỏ ở Việt Nam.
“Upgrading and exploitation in the fishing industry: Contributions of
value chain analysis” của Natasha Hamilton-Hart và Christina Stringer (2019)
tập trung vào nghiên cứu cách thức giá trị được gia tăng và thu nhận như nào
trong chuỗi giá trị thủy sản. Với nâng cấp, tác giả đề cập đến cách các doanh
nghiệp có thể thu được hiệu quả lớn hơn cũng như cách tăng hiệu quả và tính
bền vững của việc sử dụng tài nguyên. Năng lực cơng ty là chìa khóa để hiểu
cách mà các cơ hội nâng cấp được tạo ra. Với ngành thủy sản, việc nâng cấp
liên qua đến mỗi quan hệ giữa ngư dân, xã hội và các tác nhân khác. Các thể

chế (chính thức và khơng chính thức) đều đóng vai trị quan trọng trong việc
hình thành chuỗi giá trị theo hướng tạo điều kiện hoặc hạn chế tăng trưởng. Bài
báo cũng nhấn mạnh rằng cần phải huy động vai trò của nhà nước trong quản
lý và điều tiết.


4

Shoshanah Cohen và Joseph Roussel (2005) trong nghiên cứu “Strategic
Supply Chain Management” đã đưa phương pháp tạo ra giá trị và lợi thế cạnh
tranh trong từng mắt xích của chuỗi cung ứng; đưa ra năm nguyên tắc cốt lõi
xuất phát từ những kinh nghiệm thực tiễn trong quản trị chuỗi cung ứng.
Manunul Quader (2012) có bài “Value Chain Analysis of Black Tiger
Shrimp Culture In Cox’sbazar District, Bangladesh” đề cập đến các tác nhân
tham gia vào chuỗi giá trị này gồm là nông dân, người bán buôn, đại lý và nhà
chế biến đóng góp trực tiếp vào sản xuất tơm và ảnh hưởng đến giá trị kinh tế.
Tác giả tập trung phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và sự phân bổ cho các
tác nhân trong chuỗi.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Trâm Anh và Curtis M. Jolly (2020) với đề
tài “Global value chain and food safety and quality standards of Vietnam
pangasius exports” đưa ra cái nhìn khá tồn diện, đánh giá tác động của các tiêu
chuẩn quốc tế và VietGAP đến chuỗi giá trị cá tra và chúng đóng vai trò như
chất xúc tác trong việc thay đổi cơ cấu ngành.
2.2.

Các nghiên cứu trong nước
Từ những năm 2000, đã có một số nghiên cứu về phân tích chuỗi giá trị

như “Phát triển chuỗi giá trị cá da trơn tại An Giang”, “Phân tích chuỗi giá trị
cá basa tại đồng bằng sơng Cửu Long”. Cịn có cơng trình nghiên cứu nằm

trong “dự án phân tích chuỗi giá trị cá cùng Mê Kông” nhằm đánh giá thực
trạng sản xuất kinh doanh và chính sách can thiệp để đảm bảo phát triển bền
vững. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra được thu nhập mất cân đối và tỷ trọng lợi
nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi từ đó nhận ra sự kém bền vững của chuỗi.
“Phân tích chuỗi giá trị và hiệu quả sản xuất trong nuôi cá tra ở Đồng
bằng sông Cửu Long” của tác giả Lê Thị Thanh Hiếu (2019) sử dụng phương


5

pháp phân tích hàm sản xuất và hàm chi phí biên ngẫu nhiên để xác định những
thuận lợi và điểm nghẽn trong hoạt động của các tác nhận tham gia trong chuỗi
giá trị, thông qua việc sử dụng ma trận SWOT. Bài báo này đánh giá được tác
động của các yếu tố vĩ mô đến hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi
giá trị bao gồm các chứng nhận VietGAP bắt buộc, nguồn cung thông tin thiếu
hụt, cơ chế quản lý chất lượng con giống chưa nghiêm ngặt, thiếu sự liên kết
vùng và liên kết ngang giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu; các rào cản
kỹ thuật và thương mại từ các nước nhập khẩu cá tra gia tăng ; giá cả đầu ra cá
tra phi lê xuất khẩu và cá tra nguyên liệu không ổn định; nhu cầu thị trường tiêu
dùng cá tra phi lê ở nước ngoài cao. Đây hầu hết các các thách thức đối với các
hộ ni cá tra. Ngồi ra cịn đánh giá được tác động của các yếu tố vi mô đó là
việc các hộ ni nhận thức được việc áp dụng các quy trình ni theo quy trình
tiêu chuẩn an tồn; kinh nghiệm các hộ ni cao nhưng liên kết dọc giữa hộ/tổ
chức nuôi với doanh nghiệp chế biến chưa bền vững; gia tăng quy mô nuôi
không theo quy hoạch và điều kiện thị trường; chất lượng hợp tác xã nuôi chưa
sâu rộng; ….Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ nuôi sử dụng cao động thuê
mướn càng nhiều càng làm giảm tính phi hiệu quả của các hộ ni; chất lượng
liên kết giữa các hộ nuôi với nhau và giữa các hộ nuôi và doanh nghiệp chế
biến chưa thực sự hiệu quả.
Bài viết “Một số vấn đề lý luận về phân tích chuỗi giá trị thủy sản” của

nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Thúy Vinh, Trần Hữu Cường và Dương Văn
Hiểu (2013) khái quát về tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới và Việt
Nam, phân tích chuỗi giá trị thủy sản về các đặc trưng: gồm nhiều cơng đoạn
phối hợp bên trong, có nhiều tác nhân độc lập với nhau, gồm dịng vật chất và
dịng thơng tin có định hướng,....; các tác nhân tham gia gồm người thu hoạch,
người sơ chế, người thu mua, các công ty chế biến, ... Các phương pháp nghiên
cứu được giới thiệu là mơ hình SCOR-mơ hình tiêu chuẩn về q trình phân


6

tích chuỗi giá trị được thiết kế để đáp ứng tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh (Hội đồng chuỗi cung ứng quốc tế, 2004); phương pháp Balanced
Scorecard đánh giá chuỗi giá trị được Kaplan và Norton (1992) phát triển;
phương pháp tính giá trị gia tăng (EVA); phương pháp tính tốn theo chi phí
hoạt động; ....
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thúy Vinh (2014) về đề tài “Phân tích
chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An” đề cập đến nhiều khía cạnh của một
chuỗi GTTS cụ thể, ở đây là tỉnh Nghệ An, như tính linh hoạt của chuỗi, khả
năng đáp ứng của chuỗi, giá trị gia tăng do các tác nhân trong chuỗi tạo ra, …
Tham luận của tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng (2015) trong bài “Xây dựng
và phát triển chuỗi giá trị thủy sản” trên báo Đồng Khởi nhắc đến bối cảnh hiện
tại của ngành thủy sản nước ta, đó là vị trí ngày càng quan trọng trên thị trường
quốc tế với nhiều sản phẩm đặc trưng nhưng hiện tại vẫn còn những lỗ hổng
lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch....
Quan điểm, định hướng xây dựng và phát triển chuỗi giá trị thủy sản: coi đây
là xu hướng tất yếu, tiếp cận thông tin thị trường một cách hiệu quả để thay đổi
về chất và gia tăng giá trị sản phẩm thủy sản; các giải pháp xây dựng và phát
triển chuỗi GTTS và giải pháp tăng cường cho chuỗi giá trị nuôi trồng, khai
thác thủy sản: quy hoạch vùng nuôi tập trung, hỗ trợ kết nối và phát triển liên

kết dọc, liên kết các tác nhân trong chuỗi, các nhà hỗ trợ để nâng cấp chuỗi; tổ
chức tốt thị trường, hệ thống; tăng cường năng lực cho các hiệp hội ngành hàng
và doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Bài báo “Ngược, xuôi trong chuỗi giá trị tồn cầu” được Đình Hải (2020)
đã chỉ ra được rằng Việt Nam hiện tại đang tham gia nhiều vào liên kết ngược
hơn liên kết xuôi. Tác giả cũng đã chỉ ra một vài vấn đề cần phải giải quyết như


7

chun mơn hóa sản xuất và tiến tới việc tham gia vào các mắt xích tạo ra giá
trị gia tăng cao hơn.
An An (2020) trong bài “Hướng mở cho thủy sản Việt Nam: Chuỗi giá
trị tồn cầu” có đề cập đến vị thế của nông sản Việt Nam hiện tại với nhiều mặt
hàng thế mạnh và phát triển tốt trong vài năm trở lại đây. Đối với ngành thủy
sản, các doanh nghiệp trong nước đang gặp nhiều khó khăn do các rào cản
thương mại và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bài viết cũng nhấn
mạnh vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong
chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu.
3. Khoảng trống nghiên cứu
Qua quá trình tổng quan tài liệu, có thể nhận thấy ngành thủy sản vẫn đã
và đang là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế nước ta
và là ngành kinh tế được nhiều nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Với vai
trò của ngành hiện tại, các nghiên cứu về ngành thủy sản, chuỗi cung ứng thủy
sản, chuỗi giá trị toàn cầu ngành được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện trong
thời gian qua. Bên cạnh những đóng góp, xây dựng nên những kiến thức nền
tảng trong q trình phân tích về chuỗi giá trị tồn cầu ngành thủy sản thì cũng
cịn tồn tại những hạn chế nhất định liên quan đến đề tài nghiên cứu: “Sự tham
gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản”, điều này được
trình bày cụ thể như sau:

Về những đóng góp của nghiên cứu trước đây, các tài liệu tổng quan đã
xây dựng và khắc họa được khái niệm và đặc biệt là cấu trúc của chuỗi giá trị
toàn cầu và chuỗi giá trị tồn cầu ngành thủy sản. Nổi bật có bài “Một số vấn
đề lý luận về phân tích chuỗi giá trị thủy sản” của Nguyễn Thị Thúy Vinh và
các cộng sự (2013). Trong đó, các mắt xích/ phân khúc của chuỗi giá trị đã
được mô tả một cách chi tiết và đầy đủ. Kiến thức này cung cấp cho tác giả một


8

khung lý luận căn bản để có thể hiểu được về chuỗi giá trị, cũng như làm cơ sở
nền tảng để có thể xác định, đánh giá và đo lường vị thế của một quốc gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu nói chung và chuỗi giá trị tồn cầu ngành ô tô nói riêng.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây cũng đã cung cấp một hệ thống kiến
thức liên quan đến việc nâng cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi giá trị
toàn cầu ngành thủy sản. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới chất lượng
nghiên cứu bởi mục tiêu nhằm gợi ý và đề xuất một số giải pháp, hướng đi
nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu nói chung và
chuỗi giá trị tồn cầu ngành thủy sản nói riêng. Bên cạnh đó, một trong những
khung lý thuyết đặc biệt quan trọng liên quan đến đề tài đó là định nghĩa và
phương pháp đo lường, đánh giá sự tham gia ở cấp độ quốc gia/ngành vào chuỗi
giá trị toàn cầu đã được các tài liệu tổng quan nghiên cứu và phác họa tương
đối tổng quát. Thực tế thì qua quá trình tổng quan tài liệu, tác giả nhận rằng các
bài nghiên cứu trước đây mặc dù đã cố gắng định nghĩa ra khái niệm sự tham
gia của quốc gia/ngành vào chuỗi giá trị tồn cầu, tuy nhiên thì những khái
niệm này vẫn còn khá mơ hồ và chưa được hệ thống hóa thành một chuỗi biến
chuyển nhất định theo dịng thời gian. Bởi lẽ đó, một trong những đóng góp
đáng chú ý của bài nghiên cứu này đó là nỗ lực hệ thống hóa được khung lý
luận và định nghĩa được khái niệm sự tham gia của quốc gia/ngành vào chuỗi
giá trị tồn cầu.

Thêm vào đó, những nghiên cứu về chuỗi giá trị của các loại thủy sản
điển hình của nước ta như cá tra, cá basa cũng có những đóng góp nhất định
cho bài nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu này đã phân tích được những mắt
xích của chuỗi giá trị của từng loại thủy sản, đánh giá được mức độ tiềm năng
phát triển của chuỗi trong một khoảng thời gian. Nhận định rằng ở thời điểm
hiện tại, Việt Nam đang tham gia vào liên kết ngược nhiều hơn liên kết xuôi và
đề ra một số vấn đề cần giải quyết như chun mơn hóa, tăng năng suất lao


9

động,... Từ đó, lấy đây là cơ sở cho những phân tích và đánh giá trong bài
nghiên cứu.
Tuy nhiên, tài liệu tổng quan vẫn còn tồn tại những khoảng trống nhất
định. Cụ thể, trước hết đó là khung cơ sở lý luận về sự tham gia ở cấp độ quốc
gia/ngành vào chuỗi giá trị tồn cầu. Theo sự tìm hiểu của tác giả, khung kiến
thức này vẫn còn tương đối tản mạn mà chưa hệ thống hóa được thành một
chuỗi phát triển nhất định của khái niệm sự tham gia của quốc gia/ ngành vào
chuỗi giá trị toàn cầu. Thực tế thì các nghiên cứu đâu đó đã chỉ ra thế nào là
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở cấp độ quốc gia/ ngành những vẫn chưa
đầy đủ và tồn diện. Bởi lẽ đó, một trong những nhiệm vụ của bài nghiên cứu,
đó là hệ thống hóa được khung lý luận này. Đây sẽ là một nhiệm vụ tổng hợp
các tài liệu tổng quan và sẽ là một trong những đóng góp đặc biệt quan trọng
của cơng trình nghiên cứu của nhóm. Bên cạnh khoảng trống về khung lý luận,
các nghiên cứu thực nghiệm cũng có những hạn chế nhất định. Một trong những
lỗ hổng đó chính là về phương pháp nghiên cứu nhằm xác định vị thế và mức
độ tham gia của quốc gia/ngành trong chuỗi giá trị tồn cầu nói chung và chuỗi
giá trị tồn cầu ngành cơng nghiệp thủy sản nói riêng . Các tài liệu tổng quan
trước đây chủ yếu dựa vào việc phân tích định tính dữ liệu thứ cấp thu thập từ
các tài liệu như các báo cáo của các Tổ chức nghiên cứu kinh tế trong nước và

nước ngoài, các bài viết, bài báo từ các tạp chí và trang web chính thống, …
nhưng chưa có, hoặc ít khi dựa vào một khung nghiên cứu định lượng nhất
định. Đây là một hạn chế rất lớn của tài liệu tổng quan trước đây và làm ảnh
hưởng tới chất lượng cũng như sự chuẩn mực của kết quả nghiên cứu. Theo sự
tìm hiểu của tác giả, một trong những phương pháp định lượng điển hình và
được sử dụng bởi nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới nhằm đánh giá/đo
lường sự tham gia của quốc gia/ngành vào chuỗi giá trị tồn cầu đó là phương
pháp của Koopman và cộng sự (2010). Bởi lẽ đó, để có thể khắc phục những


10

thiếu sót trong tài liệu tổng quan nhằm phân tích sự tham gia của Việt Nam vào
chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản, nghiên cứu này sẽ áp dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng của Koopman và cộng sự (2010) để có thể cung cấp một
bức tranh tồn diện và chuẩn mực hơn.
Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào nghiên cứu sự tham gia của ngành
thủy sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Làm rõ thêm vị thế của ngành
hiện tại và đưa ra kiến nghị thích hợp cho ngành hàng này.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung

4.1.

Phân tích sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành
thủy sản
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

4.2.



Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi giá trị toàn
cầu ngành thủy sản và sự tham gia của quốc gia/ngành vào chuỗi giá trị
toàn cầu



Tổng quan về thực trạng phát triển của ngành thủy sản trên thế giới và
tại Việt Nam



Phân tích về vị thế và mức độ tham gia của Việt Nam và một số quốc gia
trên thế giới vào chuỗi giá trị tồn cầu ngành thủy sản



Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của Việt Nam vào
chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản



Đánh giá cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá
trị toàn cầu ngành thủy sản



Đề xuất giải pháp kiến nghị nhằm cải thiện vị thế của Việt Nam trong
chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản



11

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1.

Đối tượng nghiên cứu
Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

thể hiện qua vị thế, mức độ tham gia, sự tham gia vào mối liên kết trước, mối
liên kết sau trong chuỗi.
5.2.

Phạm vi nghiên cứu
Từ năm 2010 đến nay. Lý do đề tài lựa chọn khoảng thời gian nghiên

cứu này là do trước năm 2010, Việt Nam rơi vào hồn cảnh khó khăn giống
như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới do chịu tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính 2008 – 2009, do đó tình hình kinh tế nói chung và sự tham gia
vào chuỗi giá trị tồn cầu nói riêng cịn nhiều hạn chế, chưa có ghi nhận đáng
kể. Do đó, bắt đầu nghiên cứu từ thời điểm 2010 đến nay sẽ phản ánh được
mức độ và tình hình phát triển thiết thực và cập nhật.
6. Phương pháp nghiên cứu
Koopman, Power, Wang và Wei (2010) đã đề xuất một khn khổ tốn
học nhằm đo lường sự tham gia của quốc gia/ngành vào GVCs thông qua bốn
chỉ số sau: i) chỉ số về sự tham gia vào liên kết sau trong GVCs; ii) chỉ số về
sự tham gia vào liên kết trước trong GVCs; iii) chỉ số vị thế trong GVCs; iv)
và chỉ số mức độ tham gia vào GVCs.
i) Chỉ số về sự tham gia vào mối liên kết sau trong GVCs (backward
linkage index) được thể hiện trong hoạt động nhập khẩu đầu vào/hàng hóa trung

gian nước ngồi phục vụ cho xuất khẩu nội địa (đại diện cho hoạt động (5)) và
được tính như sau:
Chỉ số liên kết sau=

𝐹𝑉𝐴
𝐺𝐸


12

Trong đó, FVA: Giá trị gia tăng từ nước ngồi thể hiện trong tổng xuất
khẩu (giá trị gia tăng nước ngoài được sử dụng trong xuất khẩu); GE: Tổng kim
ngạch xuất khẩu của nước tham chiếu.
ii) Chỉ số sự tham gia vào mối liên kết trước trong GVCs (forward linkage
index) được thể hiện trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa trung gian ra nước
ngoài và tiếp tục được xuất khẩu sang nước thứ ba (đại điện cho hoạt động (3)).
Chỉ số này được tính như sau:
Chỉ số liên kết trước=

𝐷𝑉𝑋
𝐺𝐸

Trong đó, DVX: Giá trị gia tăng nội địa được thể hiện trong xuất khẩu
hàng hóa trung gian mà nhà nhập khẩu trực tiếp sử dụng để sản xuất hàng hóa
và xuất khẩu sang các nước thứ ba (xuất khẩu giá trị gia tăng gián tiếp); GE:
Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước tham chiếu.
iii) Chỉ số vị thế của một quốc gia/ngành trong GVCs được tính như sau:
𝐷𝑉𝑋

GVC_Position=log (1+


𝐺𝐸

𝐹𝑉𝐴

) -log ( 1+

𝐺𝐸

)

Trong đó, DVX: Giá trị gia tăng nội địa được thể hiện trong xuất khẩu
hàng hóa trung gian mà nhà nhập khẩu trực tiếp sử dụng để sản xuất hàng hóa
và xuất khẩu sang các nước thứ ba (xuất khẩu giá trị gia tăng gián tiếp); FVA:
Giá trị gia tăng từ nước ngoài thể hiện trong tổng xuất khẩu (giá trị gia tăng
nước ngoài được sử dụng trong xuất khẩu); GE: Tổng kim ngạch xuất khẩu của
nước tham chiếu.
Chỉ số vị thế GVC_Position được sử dụng để xác định vị trí của một
quốc gia ở vị trí thượng nguồn hay hạ nguồn trong GVC. Nếu GVC_Position
> 0, nghĩa là tỷ trọng xuất khẩu giá trị gia tăng gián tiếp (DVX) trong tổng xuất
khẩu sẽ cao hơn tỷ trọng nhập khẩu giá trị gia tăng từ nước ngoài (FVA) trong


13

tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó. Lúc này, quốc gia đang nằm ở phía
thượng nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu. Ngược lại, khi GVC_Position < 0,
quốc gia nằm ở phía hạ nguồn của chuỗi giá trị.
iv) Chỉ số mức độ tham gia của một quốc gia/ngành vào GVCs được tính
như sau:

GVC_Participation=

𝐷𝑉𝑋
𝐺𝐸

+

𝐹𝑉𝐴
𝐺𝐸

Trong đó, DVX: Giá trị gia tăng nội địa được thể hiện trong xuất khẩu
hàng hóa trung gian mà nhà nhập khẩu trực tiếp sử dụng để sản xuất hàng hóa
và xuất khẩu sang các nước thứ ba (xuất khẩu giá trị gia tăng gián tiếp); FVA:
Giá trị gia tăng từ nước ngoài thể hiện trong tổng xuất khẩu (giá trị gia tăng
nước ngoài được sử dụng trong xuất khẩu); GE: Tổng kim ngạch xuất khẩu
của nước tham chiếu.
Về dữ liệu được sử dụng nhằm đo lường sự tham gia của một quốc
gia/ngành vào chuỗi giá trị tồn cầu, với mục tiêu truy tìm dịng chảy thương
mại giá trị gia tăng giữa các quốc gia, các nhà nghiên cứu đã kết hợp thông tin
từ các cơ quan hải quan với các bảng đầu vào - đầu ra của quốc gia để xây dựng
các bảng đầu vào - đầu ra toàn cầu. Được sử dụng rộng rãi nhất là Cơ sở dữ liệu
đầu vào - đầu ra thế giới (WIOD), một dự án hợp tác do các nhà nghiên cứu tại
Đại học Groningen dẫn đầu; cơ sở dữ liệu Thương mại Giá trị Gia tăng (TiVA)
do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) biên soạn; và cơ sở dữ liệu
chuỗi cung ứng toàn cầu Eora, được xây dựng bởi một nhóm các nhà nghiên
cứu tại Đại học Sydney. Bài viết sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu Eora để tính tốn các
chỉ số thể hiện sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị tồn cầu nói chung
và chuỗi giá trị tồn cầu ngành thủy sản nói riêng.



14

Hình ảnh minh họa về Bảng liên ngành Đầu ra – Đầu vào
Ngoài việc sử dụng nguồn dữ liệu sẵn có để tính tốn các chỉ số quan
trọng thì bài nghiên cứu còn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các bài nghiên
cứu trước, các luận văn và bài báo khoa học để có được sự đánh giá khách quan
nhất về đối tượng nghiên cứu là vị thế của ngành thủy sản Việt Nam trong chuỗi
giá trị toàn cầu.
7. Bố cục bài nghiên cứu
Với đề tài “Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành
thủy sản”, khóa luận sẽ gồm những nội dung chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và
sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Nội dung của Chương I sẽ tập trung làm rõ những kiến thức nền tảng liên
quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm khái niệm, cấu trúc, sự nâng cấp trong
chuỗi giá trị tồn cầu nói chung và chuỗi giá trị tồn cầu ngành thủy sản nói
riêng; khái niệm sự tham gia ở cấp độ quốc gia/ngành vào chuỗi giá trị toàn
cầu; những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; những
lợi ích và bất lợi đối với quốc gia/ ngành khi tham gia vào chuỗi giá toàn cầu.


15

Chương II: Thực trạng tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn
cầu ngành thủy sản
Nội dung của Chương II sẽ bắt đầu bằng việc nghiên cứu tổng quan về
tình hình phát triển chung của ngành thủy sản Việt Nam thơng qua sự phân tích
về tình hình xuất nhập khẩu và thực trạng thu hút FDI của ngành. Trên cơ sở
đó, nhóm tiến hành tính tốn và phân tích về sự tham gia của Việt Nam và so
sánh với một số quốc gia khác trên thế giới trong chuỗi giá trị tồn cầu nói

chung và chuỗi giá trị tồn cầu ngành thủy sản nói riêng.
Chương III: Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
vị thế của Việt Nam trong chuỗi
Nội dung của Chương III sẽ nỗ lực trong việc cung cấp một sự đánh giá
tổng quát những cơ hội và thách thức của Việt Nam từ thực trạng tham gia của
nước nhà vào chuỗi giá trị tồn cầu nói chung và chuỗi giá trị tồn cầu ngành
thủy sản nói riêng. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu sẽ gợi ý một số đề xuất nhằm
cải thiện vị thế và mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi.


×