Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 186 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TÔ LINH HƢƠNG

CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH HÀNG CHÈ VÀ
SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TÔ LINH HƢƠNG

CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH HÀNG CHÈ VÀ
SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 2

GS.TS. Phùng Xuân Nhạ


PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã
công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự
tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn
của Việt Nam. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào khác.
Tác giả luận án

Tô Linh Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế quố c tế , Ban Giám hiệu trƣờng Đa ̣i
học Kinh tế , Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i

đã tạo mọi điều kiện thủ tục cho tôi hoàn

thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Phùng Xuân Nhạ, ngƣời đã tận tình hƣớng
dẫn và định hƣớng cho tôi thực hiện công trình nghiên cứu này. Thầy là ngƣời đã
dạy cho tôi sự nghiêm túc trong khoa học và luôn ủng hộ tôi hoàn thành bản luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Viê ̣t Khôi, ngƣời đã luôn nhiê ̣t tin
̀ h chỉ

bảo, hƣớng dẫn tôi trong quá trình viế t luâ ̣n án . Sƣ̣ quan tâm giú p đỡ của thầ y là
nguồ n đô ̣ng viên rấ t lớn giúp tôi hoàn thành bản luâ ̣n án này .
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội động chấm luận án tiến sĩ cấp
cơ sở, đã nhận xét và đóng góp những ý kiến quý báu để luận án này hoàn chỉnh hơn.
Cuố i cùng, tôi muố n dành lời cảm ơn sâu sắc nhấ t đến bố me ̣ và gia đin
̀ h, những
ngƣời đã luôn bên cạnh ủng hộ, đô ̣ng viên và hỗ trơ ̣ tôi trong suố t thời gian qua
.

Tác giả luận án

Tô Linh Hƣơng


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. 3
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 4
MỤC LỤC .......................................................................................................... 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... 7
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... 8
DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................... 9
DANH MỤC HỘP ............................................................................................. 9
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 16
1.1.Nội dung các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................. 16
1.1.1. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè và đặc
điểm của chuỗi ........................................................................................ 16

1.1.2. Các nghiên cứu liên quan tới những nhân tố ảnh hƣởng đến chuỗi giá trị
toàn cầu của một mặt hàng/ngành hàng chè và những nhân tố ảnh hƣởng tới sự
tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè ....... 18
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan tới giải pháp giúp nâng cao vị trí của Việt
Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè ....................................... 22
1.2.Các phƣơng pháp nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................... 25
1.3.Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................... 27
1.4.Khung nghiên cứu ...................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA
NGÀNH HÀNG CHÈ ...................................................................................... 31
2.1.Chuỗi giá trị................................................................................................ 31
2.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị.................................................................... 31
2.1.2. Một số luồng nghiên cứu chính về chuỗi giá trị ................................. 33
2.1.3. Phân tích chuỗi giá trị ..................................................................... 35
2.2.Chuỗi giá trị toàn cầu ................................................................................. 36
1


2.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu ...................................................... 36
2.2.2. Phân loại chuỗi giá trị toàn cầu ........................................................ 37
2.2.3. Các điều kiện hình thành và phát triển chuỗi giá trị toàn cầu .............. 39
2.3.Chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè ....................................................... 40
2.3.1. Đặc điểm chung của ngành hàng chè ................................................ 40
2.3.2.Đặc điểm chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè ................................. 43
2.3.3. Sơ đồ cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè ......................... 46
2.4.Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè............. 50
2.4.1. Những yếu tố bên trong tác động đến chuỗi giá trị toàn cầu ngành
hàng chè ................................................................................................ 51
2.4.2. Những yếu tố bên ngoài tác động đến chuỗi giá trị toàn cầu ngành
hàng chè ................................................................................................ 54

2.5.Kinh nghiệm một số quốc gia trong phát triển và quản lý chuỗi giá trị
ngành hàng chè ................................................................................................. 57
2.5.1. Kinh nghiệm phát triển và quản lý chuỗi giá trị ngành hàng chè tại Kenya .....57
2.5.2. Kinh nghiệm phát triển và quản lý chuỗi giá trị ngành hàng chè tại Nhật Bản ..... 62
2.5.3. Kinh nghiệm phát triển và quản lý chuối giá trị ngành hàng chè tại
Sri Lanka ............................................................................................... 70
2.6.Bài học về sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè của một số
quốc gia .......................................................................................................... 76
2.6.1. Bài học từ Kenya ............................................................................ 76
2.6.2. Bài học từ Nhật Bản........................................................................ 76
2.6.3. Bài học từ Sri Lanka ....................................................................... 78
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THU THẬP VÀ XỬ LÝ
SỐ LIỆU ................................................................................................ 85
3.1.Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 85
3.1.1. Cách tiếp cận của luận án ................................................................ 85
3.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 85
3.2.Thu thập và xử lý số liệu ............................................................................ 86
3.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................... 86
3.2.2. Thu thập dữ liệu khảo sát sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị
toàn cầu ngành hàng chè ........................................................................... 89
2


3.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................... 94
CHƢƠNG 4: SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CHU ỖI GIÁ TRỊ
TOÀN CẦU NGÀNH HÀNG CHÈ ................................................................ 96
4.1.Khái quát sản xuất và chế biến chè xuất khẩu của Việt Nam .................... 96
4.1.1. Khái quát chung về các loại chè xuất khẩu của Việt Nam................... 96
4.1.2. Khái quát chung về sản xuất chế biến các loại chè xuất khẩu.............. 97
4.1.3. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam ........................................... 100

4.2.Sự tham gia và các nhân tố tác động tới sự tham gia của Việt Nam vào
chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè ............................................................ 102
4.2.1. Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè......102
4.2.2. Sự tham gia của từng tác nhân trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành
hàng chè .............................................................................................. 109
4.2.3. Những nhân tố tác động tới sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị
toàn cầu ngành hàng chè ......................................................................... 124
4.3.Đánh giá chung về sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
ngành hàng chè ............................................................................................... 126
4.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................ 126
4.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân ............................................... 128
CHƢƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA VIỆT
NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH HÀNG CHÈ ............. 132
5.1.Xu hƣớng phát triển chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè trong thời gian
tới và những cơ hội, thách thức đối với sự tham gia của Việt Nam .............. 132
5.1.1. Xu hƣớng phát triển chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè .............. 132
5.1.2. Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi
giá trị toàn cầu ngành hàng chè ............................................................... 136
5.2.Quan điểm và phƣơng hƣớng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành
hàng chè ........................................................................................................ 139
5.2.1. Quan điểm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè ........ 139
5.2.2. Phƣơng hƣớng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè... 140
5.3.Những chính sách, giải pháp nhằm tăng cƣờng năng lực tham gia của Việt
Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè ............................................ 143
3


5.3.1. Giải pháp từ phía nhà nƣớc ............................................................ 143
5.3.2. Giải pháp từ phía Hiệp hội Chè Việt Nam....................................... 145
5.3.3. Giải pháp của doanh nghiệp........................................................... 145

5.4.Một số hàm ý để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
ngành hàng chè ............................................................................................... 145
KẾT LUẬN .................................................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .............. 152
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................... 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 153
DANH MỤC PHỤ LỤC

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
CGT
CTC
(Crushing - Tearing- Curling)

Ý NGHĨA
Chuỗi giá trị
Xay, băm nhỏ, đóng gói

EATTA
Hiệp hội Thƣơng mại Chè Đông Phi
(East African Tea Trade Association)
EU
(European Union)
FAO
(Food and Agriculture
Organization of the United Nations)


Liên minh châu Âu
Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của
Liên hợp quốc

GAP
(Good Agricultural Practices)

Quy trình sản xuất tốt

GVC
(Global Value Chain)

Chuỗi giá trị toàn cầu

GRDS
(Global Research and Data Services)
GSO
(General Statistical Office)
GSP
(Generalized Systems of Prefrences)

Dịch vụ nghiên cứu và dữ liệu toàn cầu
Tổng cục thống kê
Hệ thống ƣu đãi phổ cập

HACCP
(Hazard Analysis and Critical
Control Points)
HTX


Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới
hạn

IFPRI
(International Food Policy
Research Institute)
ISO
(International Organization for
Standardization)

Viện nghiên cứu chính sách thực phẩm
quốc tế

ICT
(Information and Communication
Technologies)

Hợp tác xã

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

Công nghệ thông tin và truyền thông

5


KTDA
(Kenya Tea Development Agency)

Cơ quan phát triển chè Kenya


KTGA
(Kenya Tea Growers Association)

Hiệp hội ngƣời trồng chè Kenya

MNCs
(Multinational Corporations)
MOA
(Ministry of Agriculture)
NTZDC
(Nayayo Tea Zone Development
Corporation)
R&D
(Research and Development)

Công ty đa quốc gia
Bộ Nông nghiệp
Tổng Công ty Cổ phần Phát triển chè khu
Nayayo
Nghiên cứu và phát triển

SPS
Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực
(Sanitary and Phytosanitary Measure) vật
SPSS
(Statistical Package for the
Social Sciences)

Phần mềm thống kê cho các ngành khoa

học xã hội

SWOT
(Strengths, Weaknesses,
Opportunities, Threats)

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

TNCs
(Transnational Corporations)
TBT
(Technical Barriers to Trade)
TBK
(Tea Board of Kenya)
TRFK
(Tea Research Foundation of Kenya)

Công ty xuyên quốc gia
Rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại
Ủy ban chè Kenya
Quỹ nghiên cứu chè của Kenya

VITAS
(Vietnam Tea Association)

Hiệp hội chè Việt Nam

WTO
(World Trade Organization)


Tổ chức thƣơng mại thế giới

6


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1: Ngành hàng chè Kenya so với ngành hàng chè Việt Nam ............ 58
Bảng 2. 2: Sản lƣợng các loại chè sản xuất ở Nhật Bản (Đơn vị: tấn) ........... 63
Bảng 2. 3: Kỹ thuật quản lí nƣơng chè ở tỉnh Shizuoka, Nhật Bản ............... 67
Bảng 2. 4: Thực trạng xuất nhập khẩu chè của Nhật Bản năm 2006-2008 ..... 70
Bảng 2. 5: Một số loại chè đƣợc sản xuất và giá bán trung bình Rs/kg.......... 73
Bảng 2. 6: Giá chè trung bình của Sri Lanka trong 5 năm qua...................... 75
Bảng 3. 1: Số cơ sở tham gia sản xuất chè tại những vùng chè trọng điểm .... 89
Bảng 3. 2: Phƣơng pháp điều tra khảo sát đối với các tác nhân trongchuỗi giá
trị ngành hàng chè .................................................................................... 90
Bảng 3. 3: Chỉ tiêu đánh giá của nghiên cứu............................................... 91
Bảng 3. 4: Số lƣợng điều tra tác nhân trong chuỗi....................................... 93
Bảng 3. 5: Phân bố địa điểm điều tra ......................................................... 93
Bảng 4. 1: Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam 2009 – 2T/2015 ......... 101
Bảng 4. 2: Vị trí của Việt Nam trong sản xuất Chè thế giới ....................... 103
Bảng 4. 3: Vị trí của Việt Nam trong xuất khẩu chè thế giới ...................... 104
Bảng 4. 4: Xuất khẩu chè Việt Nam phân theo thị trƣờng giai đoạn 2011 – 2014 .. 106
Bảng 4. 5: Xuất khẩu chè Việt Nam theo sản phẩm. Đ/v: nghìn USD ......... 108
Bảng 4.6: Thống kê sơ bộ hộ nông dân trồng chè ..................................... 111
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát hộ nông dân, trang trại trồng chè..................... 111
Bảng 4.8: Hiểu biết về chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè .................... 113
Bảng 4. 9: Thống kê sự quan tâm đến phát triển thƣơng hiệu ..................... 114
Bảng 4. 10: Thống kê phần trăm sản lƣợng bán cho doanh nghiệp có yếu tố
nƣớc ngoài.......................................................................................................... 114

Bảng 4. 11: Thống kê sự hiểu biết về chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè nhóm tác nhân cơ sở chế biến .............................................................. 116
Bảng 4. 12: Thống kê phần trăm trung bình cơ sở chế biến cung cấp sản phẩm
cho tác nhân nƣớc ngoài ......................................................................... 117
Bảng 4. 13: Thống kê những sản phẩm chè chế biến ................................. 119
Bảng 4.14: Kết quả mức độ hiểu biết về chuỗi giá trị toàn cầu ................... 119
Bảng 4. 15: Sự quan tâm đến phát triển thƣơng hiệu chè ........................... 119
Bảng 4. 16: Sự hiểu biết về chuỗi giá trị toàn cầu ..................................... 121
Bảng 4. 17: Sự quan tâm phát triển thƣơng hiệu ....................................... 121
Bảng 4. 18: Hình thức liên kết và mức độ thực hiện các hợp đồng ............. 122
Bảng 4. 19: Bán cho doanh nghiệp có yếu tố nƣớc ngoài........................... 123
Bảng 5. 1: Mức độ tiềm năng thị trƣờng của một số nƣớc ......................... 133
7


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Sơ đồ giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị hàng nông sản .......................... 44
Hình 2. 2: Chất lƣợng chè đƣợc đo bng chỉ số AF ................................................... 63
Hình 2. 3: Sản lƣợng chè SriLanka phân bổ theo độ cao .......................................... 72
Hình 2. 4: Chuỗi giá trị ngành hàng chè Si Lanka .................................................... 75

Hình 3. 1: Nhữngvùng trồng chè trọng điểm của Việt Nam .................... 88
Hình 4. 1: Tăng trƣởng xuất khẩu chè của Việt Nam ............................................. 101
Hình 4. 2: Tỷ trọng thị trƣờng xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2014. ................ 107
Hình 4. 3: Kết quả phân tích các nhân tố ................................................................ 112
Hình 4. 4: Kết quả phân tích các nhân tố ................................................................ 115
Hình 4. 5: Kết quả phân tích các nhân tố ................................................................ 118
Hình 4. 6: Kết quả phân tích các nhân tố ................................................................ 120
Hình 4. 7: Kết quả phân tích các nhân tố ................................................................ 123

8



DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. 1: Khung nghiên cứu lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu ngành
hàng chè ................................................................................................ 29
Sơ đồ 2. 1: Quy trình chế biến chè............................................................. 45
Sơ đồ 2. 2: Chuỗi giá trị truyền thống sản xuất chè ..................................... 47
Sơ đồ 2. 3: Chuỗi giá trị chè đen xuất khẩu ................................................ 48
Sơ đồ 2. 4: Chuỗi giá trị sản phẩm chè xanh ............................................... 50
Sơ đồ 4. 1: Sự tham gia của các nhân tố trong chuỗi giá trị ngành hàng chè .... 109

DANH MỤC HỘP

Hộp 4. 1: Rùng mình vì chè bẩn! ......................................................... 131

9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới. Với các cam kết cả về thƣơng mại và đầu tƣ, những nỗ lực
tham gia các tổ chức trong khu vực và quốc tế, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành
tựu đáng tự hào nhƣ trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO)
năm 2006, cùng ASEAN hiện thực hoá Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015 và
hàng loạt các hiệp đi ̣nh thƣơng mại tự do với các đối tác trên toàn thế giới. Việc
tham gia vào những sân chơi mới với những luật chơi mới tạo ra nhiều cơ hội cũng
nhƣ thách thức cho Việt Nam. Thị trƣờng xuất khẩu trở nên đa dạng hơn với cơ cấu
hàng hoá phong phú , tạo cơ hội cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các

thị trƣờng trọng điểm. Đặc biệt, cơ hội thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào phát triển
ngành nông s ản nội địa hƣớng tới xu ất khẩu hình thành ngày mô ̣t rõ nét . Điển hình
nhƣ sự xuất hiện của các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc vào Việt Nam cùng
tham gia sản xuất nông sản và xuất khẩu trở l ại các quố c gia này đã giúp s ản phẩm
nông sản Việt Nam có uy tín hơn trên thị trƣờng quốc tế.
Trong số các mặt hàng nông sản quan trọng, chè đƣợc xem là mặt hàng có lợi
thế xuất khẩu và kỳ vọng mang lại giá trị gia tăng cao cho Việt Nam. Nhiều mặt
hàng chè nổi tiếng của Việt Nam nhƣ chè Ô Long, chè xanh, chè đen, chè hƣơng,
chè hoa, chè túi lọc và chè đóng chai đã đƣợc nhiều nƣớc biết đến. Theo Hiệp hội
Chè Việt Nam (VITAS), Việt Nam có rất nhiều cơ hội và thuận lợi để phát triển các
sản phẩm từ cây chè. Trên cả nƣớc có khoảng 450 đơn vị thu mua lá chè bao gồm cả
nhà chế biến kiêm ngƣời sản xuất quy mô lớn (trên 1000kg chè búp tƣơi/ngày). Họ
vừa trồng chè vừa thu mua chè từ những ngƣời trồng quy mô nhỏ để đáp ứng nhu
cầu chế biến. Việt Nam hiện có hơn 250 công ty thƣơng mại địa phƣơng đại diện
cho khách hàng nƣớc ngoài thu mua từ những nhà chế biến, sản xuất với tƣ cách
thƣơng gia hoặc đại lý. Trong đó có ít nhất 4 khách hàng quốc tế lớn đang hoạt động
tại thị trƣờng Việt Nam, chiếm 20% tổng khối lƣợng xuất khẩu. Với mạng lƣới thu
mua chè bao phủ dày đặc nhƣ vậy, Việt Nam càng có nhiều cơ hội để mở rộng thị
trƣờng xuất khẩu chè trong tƣơng lai.

10


Mặc dù mặt hàng chè đã đƣợc quan tâm đầu tƣ gieo trồng, chế biến và xuất
khẩu nhiều năm nay, nhƣng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này còn rất hạn chế. Báo
cáo năm 2016 của Tổng cục Hải quan và Hiệp hội chè Việt Nam cho thấy sản lƣợng
xuất khẩu chè của Việt Nam đạt xấp xỉ 125 nghìn tấn, mang về cho Việt Nam tổng
kim ngạch khoảng 221 triệu USD, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu
nông, lâm, thủy sản của ngành nông nghiệp Việt Nam, giúp cân bằng cán cân
thƣơng mại. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị xuất khẩu thì giá chè của Việt Nam chỉ

bằng 60-70% giá bình quân trên thế giới. Điều này cho thấy sự tham gia của ngành
hàng chè Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu chƣa thực sự mang lại hiệu quả nhƣ
mong đợi khi sản lƣợng xuất khẩu lớn nhƣng tạo ra giá trị gia tăng thấp. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng chè của Việt Nam, nghiên cứu các
nhân tố tham gia vào chuỗi và nhận diện sự tham gia của các nhân tố này trong
chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè là vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa.
Để phát triển chuỗi giá trị ngành hàng chè mang tính bền vững, đạt hiệu quả
cao, tƣơng xứng với tiềm năng phát triển của ngành hàng này tại Việt Nam đòi hỏi
cần phải giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết về cả lý luận và thực tiễn. Trong đó việc
nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện vai trò của từng nhân tố tham gia trong chuỗi giá
trị ngành hàng chè có ý nghĩa rất quan trọng đến năng lực sản xuất chè, chất lƣợng
sản phẩm, chi phí sản xuất ra sản phẩm. Thực tế, trong những năm gần đây, Chính
phủ đã ban hành nhiều chủ trƣơng và biện pháp thúc đẩy phát triển ngành hàng chè,
nhiều vùng trồng chè chuyên biệt đã đƣợc hình thành trên khắp cả nƣớc nhƣ vùng
chè Đông Bắc, vùng chè miền Trung, vùng chè Tây Nguyên. Tuy nhiên, quá trình
nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng chè tại các vùng chè trên cho thấy còn nhiều
vấn đề cần phải giải quyết: sản xuất phân tán; hiệu quả sản xuất chƣa cao; chƣa kiểm
soát đƣợc chất lƣợng sản phẩm; giá trị gia tăng trong khâu sản xuất chè nguyên liệu
chiếm tỷ lệ rất thấp trong chuỗi giá trị; mất cân đối giữa sản xuất chè nguyên liệu và
các cơ sở chế biến; chƣa giải quyết đƣợc mối liên kết giữa vùng chè tập trung với
các khu vực và điểm trồng chè phân tán.
Trƣớc tình trạng nêu trên, vấn đề đặt ra là: Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành
hàng chè có đặc điểm gì? Việt Nam đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của
ngành hàng chè như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng sự tham gia của

11


Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè? Chính sách và giải
pháp gì để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành

hàng chè? Đây cũng chính là các câu hỏi nghiên cứu của luận án.
Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu ở các mức độ khác nhau liên quan đến vấn
đề nghiên cứu của Luận án, có thể tóm tắt theo ba nhóm nội dung cơ bản nhƣ sau:
- Các nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè cũng như đặc
điểm của chuỗi: Mỗi nghiên cứu trong nhóm này tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu của
ngành hàng chè theo một hoặc một số cách khác nhau. Tuy nhiên, tiếp cận từ sự
tham gia của Việt Nam trong “chuỗi giá trị toàn cầu” ngành hàng chè còn ít đƣợc
nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhƣng chủ yếu mới ở mức độ nêu vấn đề. Đây chính
là “khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu.
- Nghiên cứu liên quan tới những nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn
cầu của một mặt hàng/ngành hàng chè và những nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia
của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè: Mặc dù đã có các
nghiên cứu về chuỗi giá trị của các sản phẩm, theo đó một số nhân tố ảnh hƣởng đến
chuỗi giá trị cũng đã đƣợc làm rõ; tuy nhiên, do còn thiếu các nghiên cứu về sự tham
gia của Việt Nam trong “chuỗi giá trị toàn cầu” ngành hàng chè nên các nhân tố ảnh
hƣởng đến các khâu còn chƣa đƣợc làm rõ. Việc xác định rõ mức độ tham gia của
Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè, theo đó phân tích sâu
từng nhân tố tác động vào sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là
rất cần thiết.
- Các nghiên cứu liên quan tới giải pháp giúp nâng cao vị trí của Việt Nam
trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè: Phân tích tóm lƣợc các nghiên cứu
thuộc nhóm này cho thấy, do mục đích, nhiệm vụ của các nghiên cứu ít tập trung
vào đánh giá mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng
chè nên cũng hạn chế trong đề xuất chính sách, giải pháp cụ thể, khả thi và hiệu quả
để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị này. Các chính sách, giải pháp
chỉ thực sự phù hợp nếu đƣợc đề xuất từ kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu
của ngành hàng chè Việt Nam. Đây cũng là dự kiến kết quả đóng góp thực tiễn của
luận án.

12



2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Luận chứng cơ sở khoa học và thực tiễn để làm rõ chuỗi giá trị toàn cầu của
ngành hàng chè, các nhân tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi,
theo đó đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong
chuỗi giá trị toàn cầu của mặt hàng nông sản quan trọng này trong bối cảnh hội nhập
sâu rộng của đất nƣớc.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Nhận diện chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè. (Trả lời cho câu hỏi:
Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè có đặc điểm gì?).
- Đánh giá sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng
chè. (Trả lời cho câu hỏi: Việt Nam đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của
ngành hàng chè như thế nào?).
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sƣ̣ tham gia của Viê ̣t Nam trong chu ỗi
giá trị toàn cầu ngành hàng chè. (Trả lời cho câu hỏi: Những nhân tố nào ảnh
hưởng sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng
chè?)
- Đề xuất các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao vị trí của Việt
Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè. (Trả lời cho câu hỏi: Chính sách
và giải pháp gì để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của
ngành hàng chè?).
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đã nêu, luận án sẽ tham khảo các
nghiên cứu liên quan nhằm xác định rõ các nội dung kế thừa, bổ sung hoặc luận giải
mới để xây dựng khung phân tích mô hình chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè
theo quan điểm và cách tiếp cận nghiên cứu của tác giả. Khung phân tích dự kiến sẽ
bao gồm các khâu của chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè. Các khâu này đƣợc

quan hệ “chuỗi” với nhau. Đồng thời, xem xét từng khâu và một số khâu hoặc cả
chuỗi quan hệ tƣơng tác với môi trƣờng bên ngoài. Việc phân tích làm rõ các nội
dung, mối quan hệ này chính là nhiệm vụ trọng tâm của luận án.

13


Căn cứ vào các nội dung của khung phân tích và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự
tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè, luận án sẽ thiết
kế phiếu khảo sát, điều tra mẫu, hoàn thiện và tiến hành khảo sát các nhóm đối tƣợng có
liên quan. Tiếp theo nhiệm vụ này là tiến hành phân tích các kết quả khảo sát và phỏng
vấn chuyên sâu. Cuối cùng là đề xuất các chính sách, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao
vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và
mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của mặt hàng này. Cụ
thể, luận án sẽ tập trung phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng tới
sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Phân tích chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè giai đoạn từ
năm 2000 đến nay và tập trung khảo sát điều tra sự tham gia của Việt Nam vào
chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè tronggiai đoạn này.
- Về không gian: Để nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè, tác giả
sẽ chọn không gian nghiên cứu theo vùng trồng chè dựa trên Atlat địa lý và kết quả
báo cáo của của Hiệp Hội Chè Việt Nam, cụ thể là cây chè đƣợc trồng chủ yếu tại
một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc và cao nguyên Tây Nguyên. Đây cũng là hai
vùng có sản lƣợng chè lớn nhất Việt Nam nên tác giả sẽ chọn không gian này thực
hiện khảo sát điều tra các yếu tố ảnh hƣởng tới sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi
giá trị toàn cầu của ngành hàng chè. Ngoài ra, luận án cũng xem xét kinh nghiệm các

quốc gia trên thế giới vốn đƣợc coi là có lợi thế trong chuỗi giá trị ngành hàng chè
nhƣ: Anh, Mỹ, Nepan, Trung Quốc, Nhật Bản, Sri Lanka, Rwanda…
4. Đóng góp của luận án
4.1. Về khoa học
Xây dựng đƣợc khung phân tích về mô hình chuỗi giá trị toàn cầu ngành
hàng chè, trong đó hệ thống đƣợc các khâu, mối quan hệ giữa các khâu của chuỗi giá
trị và những nhân tố ảnh hƣởng đến từng khâu và cả chuỗi giá trị này. Quan trọng
hơn, qua đó, nghiên cứu sẽ đánh giá đƣợc sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá

14


trị toàn cầu của ngành hàng chè và các nhân tố ảnh hƣởng tới sự tham gia của Việt
Nam trong chuỗi. Các nội dung của chuỗi giá trị này đƣợc kiểm chứng qua các khảo
sát, điều tra và phỏng vấn chuyên gia. Những đóng góp mới đƣợc tìm ra sẽ đảm bảo
cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Đây sẽ là điểm mới, góp phần làm
phong phú, sâu sắc hơn về lý luận chuỗi giá trị toàn cầu và vị trí của Việt Nam trong
chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè.
4.2. Về thực tiễn
Căn cứ vào các kết quả phân tích từ các phiếu điều tra, khảo sát, lấy ý kiến
chuyên gia, luận án sẽ đề xuất một số quan điểm, chính sách và giải pháp thiết thực,
phù hợp và có tính khả thi cao nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị
chè toàn cầu, đặc biệt căn cứ thông qua giá trị xuất khẩu của các sản phẩm chè Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Đây chính là đóng góp quan
trọng, có ý nghĩa thực tiễn của luận án.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, hình, hộp, sơ đồ , tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận án đƣợc kết cấu thành 5 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Cơ sở khoa học về chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè

Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu
Chƣơng 4: Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng
chè
Chƣơng 5: Hàm ý chính sách nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi
giá trị toàn cầu ngành hàng chè

15


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Nội dung các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu ở các mức độ khác nhau liên quan đến vấn
đề nghiên cứu của Luận án, có thể tóm tắt theo ba nhóm nội dung cơ bản:
1.1.1. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè và đặc điểm
của chuỗi
Huque (2007) đã phân tích chuỗi giá trị ngành hàng chè tại các quốc gia đang
phát triển và những vấn đề mà các quốc gia này phải đối mặt do sự quản lý chuỗi giá
trị kém hiệu quả. Công trình cũng đƣa ra những giải pháp chiến lƣợc áp dụng mô
hình ngành hàng chè của các quốc gia phát triển để thực hiện nâng cấp vị trí của các
quốc gia đang phát triển trong chuỗi giá trị chè toàn cầu. Nghiên cứu này tập trung
vào phân tích mô hình ngành hàng chè ở hai quốc gia: Bangladesh (quốc gia đang
phát triển) và Nhật Bản (quốc gia phát triển).
Thuật ngữ “chuỗi giá trị” lần đầu đƣợc mô tả và phổ cập bởi Micheal Porter
(1985) trong cuốn sách“Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior
Performance”. Chuỗi giá trị là khái niệm mô tả toàn bộ những hoạt động cần thiết
để đƣa một sản phẩm hay dịch vụ từ khái niệm, đi qua các công đoạn sản xuất
khác nhau (liên quan đến việc kết hợp giữa chuyển hóa vật chất và đầu vào các
dịch vụ sản xuất khác nhau), đƣa đến ngƣời tiêu dùng sau cùng, và bố trí sau sử
dụng. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi

hoạt động sản phẩm thu đƣợc một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung
cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả
các hoạt động cộng lại.
Theo mô hình Michael Porter, chuỗi giá trị bao gồm 3 thành phần chính: hoạt
động chính, hoạt động hỗ trợ và lợi nhuận. Nhóm hoạt động chính là những hoạt
động liên quan trực tiếp đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm, bao gồm: Vận chuyển
đầu vào (inbound logistics), vận hành sản xuất, vận chuyển đầu ra (outbound

16


logistics), tiếp thị sản phẩm và dịch vụ. Nhóm hoạt động bổ trợ gồm các hoạt động
song song với hoạt động chính để hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm, bao gồm: mua
hàng, phát triển công nghệ, quản lý nhân lực và cở sở hạ tầng. Lợi nhuận là phần
chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Trong mô hình chuỗi giá trị thì doanh thu là
giá trị bán ra của sản phẩm. Giá trị này đƣợc tạo ra thông qua các khâu trong chuỗi
giá trị. Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter là một tài liệu tham khảo hữu ích để
hình thành khung khổ lý thuyết cho phân tích chuỗi giá trị của các ngành hàng.
Kaplinsky (2000) cũng đƣa ra khái niệm về chuỗi giá trị: “Chuỗi giá trị nói
đến một loạt các hoạt động cần thiết để biến một một sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ lúc
còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến
ngƣời tiêu dùng cuối cùng và vất bỏ sau khi đã sử dụng. Tiếp đó, một chuỗi giá trị
tồn tại khi tất cả những ngƣời tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị
lợi nhuận trong chuỗi.”
Cùng quan điểm với cách tiếp cận của nghiên cứu trên, nghiên cứu “The
dairy industry in Vietnam: A value chain approach”(Nguyen Viet Khoi, 2014) đã
phân tích khá chi tiết và toàn diện chuỗi giá trị của ngành hàng sữa Việt Nam để đƣa
ra mức độ gia tăng giá trị trong các khâu của chuỗi giá trị ngành hàng sữa Việt Nam.
Đây là một tài liệu tham khảo giúp luận án có những góc nhìn khác nhau về việc xây
dựng các chuỗi giá trị khác nhau trong các ngành hàng ở Việt Nam.

Nghiên cứu “Sources of competitive advantage and firm performance: The
case of Sri Lankan value-added tea producers” (Ariyawardana, 2003) đăng trên tạp
chí Asia Pacific Journal of Management phân tích tài nguyên phát triển ngành hàng
chè đứng trên quan điểm mô hình lợi thế cạnh tranh và giải thích cách mà giá trị gia
tăng đƣợc tạo ra bởi các tác nhân trong từng khâu của chuỗi: nghiên cứu trƣờng hợp
ngành công nghiệp chè Sri Lanka. Công trình phân tích sâu về việc quản lý các
nguồn lực và tận dụng lợi thế cạnh tranh của các nguồn lực đó để phát triển ngành
hàng chè ở Sri Lanka.
Quá trình toàn cầu hóa diễn ra càng nhanh, chuỗi giá trị càng đƣợc sử dụng
phổ biến hơn, chuỗi giá trị còn đƣợc áp dụng để phân tích toàn cầu hóa (Gereffi và

17


Korzeniewicz, 1994; Kaplinsky, 1999). Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan
hệ thƣơng mại quốc tế đƣợc coi là một phần của các mạng lƣới những nhà sản xuất,
xuất khẩu, nhập khẩu và bán lẻ, trong đó tri thức và quan hệ đƣợc phát triển để tiếp
cận đƣợc các thị trƣờng và các nhà cung cấp. Sự thành công của các nƣớc đang phát
triển phụ thuộc vào khả năng tiếp cận mạng lƣới này.
Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có một phƣơng pháp
chuẩn để phân tích chuỗi giá trị mà phƣơng pháp đƣợc chọn chủ yếu dựa vào câu
hỏi nghiên cứu đang tìm câu trả lời. Tuy nhiên, bốn khía cạnh phân tích trong chuỗi
giá trị đƣợc áp dụng trong nông nghiệp rất đáng lƣu ý là:
- Lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp
thị và bán một hoặc nhiều sản phẩm cụ thể;
- Phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối
lợi ích của những ngƣời tham gia trong chuỗi;
- Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp
chuỗi giá trị;
- Phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi giá trị.

1.1.2. Các nghiên cứu liên quan tới những nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị
toàn cầu của một mặt hàng/ngành hàng chè và những nhân tố ảnh hưởng tới sự
tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè
Trong nghiên cứu “Uganda’s tea sub-sector: A comparative review of trends,
challenges and coordination fairlures” (Ezra, M., Lakuma, C. và Guloba, M.,
2014), các tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích ngành hàng chè cụ thể tại Uganda
– quốc gia có lợi thế lớn về sản xuất chè. Nghiên cứu đã đánh giá sự phát triển chƣa
tƣơng xứng với tiềm năng của ngành hàng chè nơi đây qua đó phân tích sự bất hợp
lý trong các khâu nhƣ: thu hoạch, chế biến, nghiên cứu và đổi mới về chè. Đặc biệt
hơn, nghiên cứu phân tích ba nhân tố đƣợc coi là kìm hãm lớn với ngành hàng chè
Uganda là sự điều tiết chính sách, sự thiếu phối hợp giữa các khâu, các mắt xích
trong chuỗi hay các hiệp hội ngành hàng chè và quá trình phân phối sản phẩm bất
cập, thiếu hiệu quả. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp để nâng cấp ngành hàng chè.

18


Tác phẩm “Industrialization and global value chain participation: an
examination of constraints faced by the private sector in Nepal” (Basnett, Y. và
Pandey, P., 2014) đã giới thiệu về ngành hàng chè ở Nepal, qua đó đề cập đến những
mặt còn làm hạn chế lợi thế cạnh tranh của ngành chè nơi đây. Ngành hàng chè
Nepal rất quan tâm tới việc phát triển lá chè hữu cơ song song với việc phát triển
xuất khẩu lá chè thƣờng. Theo đó, giá của lá chè hữu cơ cũng sẽ cao hơn từ 60-70%
so với lá chè thƣờng. Nepal là nƣớc đóng góp chủ yếu trong chuỗi giá trị ngành hàng
chè thế giới ở khâu sản xuất và trồng chè, đối tác chính của Nepal là Ấn Độ trong cả
khâu nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào cho việc trồng chè và xuất khẩu sản phẩm
chè cuối cùng. Nghiên cứu cũng đề cập tới việc sơ đồ hóa ngành hàng chè tại đây
với các khâu từ chọn chè, hái lƣợm, rang xay, đóng gói, xuất khẩu… Những phân
tích về ngành hàng chè tại Nepal, quốc gia có nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam,
sẽ mang lại những kinh nghiệm quý giá trong việc phân tích những khó khăn và đƣa

ra giải pháp cho việc nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành hàng
chè thế giới.
Đề tài nghiên cứu “Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường thế giới cho
sản phẩm chè của Việt Nam đến năm 2020” của Nguyễn Trung Đông đã nghiên cứu
ngành hàng chè dƣới góc độ cạnh tranh xuất khẩu và đƣa ra chiến lƣợc thâm nhập
vào thị trƣờng thế giới cho các sản phẩm chè Việt Nam. Nghiên cứu này đã tập
trung phân tích thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam, đánh giá năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè ở Việt Nam, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng chè khi Việt Nam trở thành một thành viên
của WTO và đề xuất những giải pháp chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng chè thế giới.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Nga trong đề tài “Phát triển ngành hàng chè Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” đã phân tích, đánh giá tổng quan thực
trạng hoạt động của ngành hàng chè, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển ngành
hàng chè tốt hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng quan điểm với
nghiên cứu này, tác giả Phùng Văn Chấn trong đề tài “Kinh tế sản xuất và xuất khẩu
chè” cũng đã tập trung phân tích thực trạng và khả năng phát triển sản xuất chè ở

19


Việt Nam và đề xuất những giải pháp kinh tế xã hội phát triển sản xuất chè ở Việt
Nam, đặc biệt những vùng có lợi thế trồng chè . Mặt khác , ở đề tà i “Cây chè Việt
Nam: Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển” (Nguyễn Hữu Khải, 2005), tác
giả tập trung giới thiệu về nguồn gốc và quá trình phát triển cây chè ở Việt Nam

,

thực tra ̣ng chất lƣợng chè và đánh giá khả năng xuất khẩu chè của Việt Nam tới

các


thị trƣờng tiềm năng trong khu vực và thế giới. Nghiên cứu đồng thời xây dựng
những giải pháp chiến lƣợc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành hàng chè
của Việt Nam.
Đáng chú ý, nghiên cứu của dự án “Xây dựng năng lực cho Hiệp hội chè để
hỗ trợ các thành viên tối đa hóa lợi ích hội nhập” của Hiệp hội chè Việt Nam
(2012) đã phân tích khá toàn diện về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp ngành hàng chè trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu này đã
làm rõ những nội dung cốt yếu về ngành hàng chè nhƣ: những khó khăn gặp phải
đối với ngành hàng chè trong quá trình hội nhập, tổng quan những biện pháp quản
trị chiến lƣợc để phát triển ngành hàng chè bền vững, kiến thức về chuỗi giá trị
ngành hàng chè. Đặc biệt, để cung cấp cái nhìn tổng quát về chuỗi giá trị ngành hàng
chè, tài liệu thực hiện phân tích những tác nhân trong hai chuỗi giá trị, đó là: các tác
nhân trong chuỗi giá trị chè đen và các tác nhân trong chuỗi giá trị chè xanh.
Tài liệu đã chỉ ra những thành phần cụ thể tham gia chuỗi gồm hộ trồng chè,
những ngƣời thu gom (lớn, nhỏ), doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất
khẩu chè, đặc biệt hộ trồng chè trong chuỗi này bao gồm hai loại chính là hộ
công nhân trồng chè và hộ tự do.
Nghiên cứu “The governance of global value chains” (Gereffi, G.,
Humphrey, J. và Sturgeon, T., 2005) đăng trên tạp chí Review of International
Political Economy bàn về vai trò quản trị chuỗi giá trị toàn cầu. Gereffi cho rằng đặc
trƣng của chuỗi giá trị là luôn có một hoặc nhiều nhóm chi phối hoạt động của
chuỗi, và trở thành công ty dẫn đầu chịu trách nhiệm nâng cấp hoạt động trong từng
mắt xích và điều phối sự tƣơng tác giữa các mắt xích trong chuỗi. Đây là vai trò
“quản lý” và cụ thể có hai loại quản lý: chuỗi giá trị do khách hàng điều phối và

20


chuỗi giá trị do nhà sản xuất điều phối. Gereffi đã nhấn mạnh vai trò trong cấu trúc

thƣơng mại toàn cầu của ngƣời mua đối với những ngành thâm dụng lao động nhƣ
công nghiệp thời trang, bao gồm Gap và Nike hay vai trò của nhà sản xuất đối với
những ngành thâm dụng vốn và công nghệ nhƣ Ford hay Compaq.
Nghiên cứu “Estimation of technical efficiency in the Stochastic Frontier
Production Function model-An application to the tea industry in Assam” (Hazarika
Subramanian, 1999) đăng trên tạp chí Indian Journal of Agricultural Economics giải
thích hiệu quả của nhân tố sản xuất kỹ thật đối với sự phát triển ngành hàng chè ở
Asaam (Ấn Độ ) thông qua mô hin
̀ h phân tić h hàm sản xuấ t câ ̣n biên ngẫu nhiên
(Stochastic frontier production function model).
Trong nghiên cứu “Sustainable Supply Chain Management – Using the Sri
Lankan Tea Industry as a Pilot Study” (Jayaratne, P., Styger, L. and Perera, N.,
2011), các tác giả đã đề cập tới việc đƣa khái niệm bền vững vào chuỗi cung ứng
ngành hàng nông sản đặc biệt là với ngành hàng chè tại Sri Lanka. Qua đó, nghiên
cứu đã phân tích những yếu tố đóng góp vào sự cân bằng bên trong và bên ngoài cho
ngành hàng chè trong dài hạn nhằm đem lại tính bền vững cho ngành nhƣ: sự không
chắc chắn và rủi ro, luật lệ và điều tiết chính phủ, đổi mới và kiến thức, các chiến
lƣợc, mối quan hệ và sự hợp tác, cơ sở vật chất và dịch vụ, sự công bằng trong
thƣơng mại… và những biện pháp sơ bộ để đáp ứng tốt những mục tiêu đó. Nghiên
cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả các chỉ số của ngành chè trong nƣớc và
suy luận logic.
Trong báo cáo “Đánh giá tác động hội nhập kinh tế quốc tế và giải pháp đối
với ngành hàng chè Việt Nam” (2012) của Hiệp hội chè Việt Nam đề cập đến áp
dụng nhiều cách khác nhau theo cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu để nghiên cứu,
đánh giá tác động của hội nhập có thể ảnh hƣởng tới sự phát triển sản xuất, mở rộng
xuất khẩu và kéo theo đó là những thay đổi của các tác nhân tham gia vào thị trƣờng
nhƣ ngƣời sản xuất, thu gom, chế biến và xuất khẩu của một ngành hàng cụ thể,
trong báo cáo này đó là ngành hàng chè Việt Nam.Báo cáo này cung cấp những
thông tin nhằm đánh giá sự thay đổi của ngành hàng chè trong những năm gần đây


21


×