Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI THẢO LUẬN HÌNH SỰ PHẦN TỘI PHẠM LẦN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.51 KB, 10 trang )

BÀI THẢO LUẬN LUẬT HÌNH SỰ
PHẦN CÁC TỘI PHẠM
LẦN 1

Tài liệu được biên soạn, tổng hợp từ các bài tập học thuật của các sinh viên được đào tạo chuyên ngành
luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội. Xin cảm ơn các đọc giả đã theo dỏi.


Đề bài:
I.

Nhận định đúng sai.

1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật khơng gây ra
hậu quả chết người thì khơng cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS)
2. Tình tiết “giết 02 người trở lên” ln địi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở
lên.
3. Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vịng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết con
mới đẻ (Điều 124 BLHS).
4. Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu
thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS).
5. Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho
phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong khi thi hành
công vụ (Điều 127 BLHS).
6. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS).
II.

Bài tập

Bài tập 1
Khoảng 19 giờ, T ra sân kho HTX xem biểu diễn ca nhạc. Khi đi, T dắt một lưỡi lê


tự tạo (lưỡi lê dài 15cm rộng 2cm). Chưa tới giờ biểu diễn nên một số thanh niên túm lại
với nhau nói chuyện ở phía cổng vào khu vực biểu diễn, khiến một số cháu nhỏ không
thể đi qua được. Thấy vậy, T liền nói: “Sao các anh đứng ngang thế?”. Hai bên va chạm,
chửi nhau. A và B trong tốp thanh niên đó đã chạy gọi thêm bạn bè để gây sự. Cả bọn
quay trở lại gặp T thì ngay lập tức C túm áo T và thúc gối vào bụng của T, còn A và B
đấm vào mặt T làm môi T bị sưng. Các trật tự viên đã kịp thời ngăn cản và chấm dứt sự
va chạm. Một lát sau, T lại đến gần chỗ đứng của A, B và C để đôi co dẫn đến tiếp tục
xô xát. Trong lúc xô xát, T rút lưỡi lê ở thắt lưng đâm một nhát vào ngực C rồi bỏ chạy.
Kết luận giám định pháp y xác định: “C chết do vết thương sắc gọn, thấu ngực trái, rách
phổi, thấu lách, đứt động mạch, mất máu cấp tính”.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T.
Bài tập 3
A và B là vợ chồng. Trước khi cưới, B đã có người yêu, nhưng do gia đình ép gả nên
phải lấy A. Vì thế, dù đã có chồng nhưng B vẫn gặp C - người yêu cũ của B. Biết vậy,
nên gia đình B khuyên A đưa vợ lên làm ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh. A nghe lời đem
vợ lên sống ở thành phố. Dù vậy, B vẫn lén lút quan hệ với C bằng cách viện lý do đi
khám bệnh và lưu lại bệnh viện để điều trị ít ngày, nhưng thực chất là 2 người hẹn hò
nhau tại một khách sạn và sống với nhau. Gia đình B biết được nên đã báo cho A biết
mối quan hệ giữa B và C, đồng thời cho A biết số xe Honda của C. Một hơm, vì mất
điện nên A về nhà sớm hơn thường lệ thì thấy B chuẩn bị quần áo nói là đi chữa bệnh tại
2


bệnh viện. A không tin nên chạy nhanh ra đường cái, cách nhà khoảng 200m thì thấy
một thanh niên đang ngồi trên một chiếc xe Honda có biển số như gia đình B đã báo
trước. Quá tức giận, A nhặt một khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài 60cm, phang
thẳng vào đầu anh thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh khiến anh
thanh niên nọ bị chấn thương sọ não, chết trên đường cấp cứu tới bệnh viện. Khi kiểm
tra căn cước của người bị hại thì mới xác định được nạn nhân khơng phải là C mà chính
là bạn của C. Do không biết mặt C nên A đã đánh nhầm người. Lúc đó, C đang mua

thuốc lá gần đó.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A.
Bài tập 4
Hai gia đình là hàng xóm của nhau. Trong một gia đình có bà mẹ là K và cậu con trai
tên là H. Gia đình bên kia có ơng cụ là A cùng hai con trai tên là B và C. Ban ngày các
con đều đi làm nên ông A thường hay qua nhà bà K chơi. Sau một thời gian, ông A mang
gạo góp với bà K nấu cơm chung. B và C khơng đồng ý vì cho là cha mình bị bà K dụ
dỗ, đem tài sản cho bà K nên yêu cầu cha mình chấm dứt quan hệ với bà K nhưng ông A
không nghe và vẫn tiếp tục làm theo ý mình. B và C cho là sự bất đồng trong gia đình
mình là do bà K gây ra nên quyết định gây án.
Vào 3 giờ sáng, B cầm đuốc và C cầm một con dao lớn đến trước sân nhà bà K. B và
C châm lửa đốt nhà, đồng thời chặn cửa đón đầu hai mẹ con bà K. Bà K và H chạy ra
đến cửa thì thấy B đang quơ đuốc xơng tới, C cầm dao lao vào tấn công H. H xông tới
C, giành được con dao từ tay C và chém đứt bàn tay C. Ngay lúc đó, B dùng đuốc xơng
tới gần H. H nhanh chóng chém tiếp vào đầu C khiến C chết tại chỗ, đồng thời H quay
sang đối phó với B thì bà con vừa kịp đến.
Hãy xác định hành vi của H có phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tội gì?

3


BÀI LÀM
I.

Nhận định Đúng – Sai. Giải thích?

1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật khơng
gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS).
=>> NHẬN ĐỊNH SAI.
Giết người là hành vi cố ý tước bỏ trái pháp luật tính mạng của người khác. Giết

người là tội phạm có tính nguy hiểm cao. Do vậy dấu hiệu hậu quả chết người chỉ có ý
nghĩa xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm.
Như vậy, nếu hành vi giết người chưa làm nạn nhân chết vẫn cấu thành tội phạm và
được coi là giết người chưa đạt.`
Góp ý thay đổi
Đối với tội giết người có cấu thành vật chất nên hậu quả luôn là dấu hiệu bắt buộc


Lỗi cố ý trực tiếp: Hậu quả chỉ có ý nghĩa xác định thời điểm hoàn thành của tội
phạm (Dù có hậu quả xảy ra hay khơng thì vẫn cấu thành tội phạm giết người



Lỗi cố ý gián tiếp: Hậu quả giết người có ý nghĩa định tội (Nếu hậu quả giết
người chưa xảy ra, người đó khơng phạm tội giết người. Nhưng vẫn cần xét đến các tội
khác nếu hành vi phạm tội gây ra những tổn thương cơ thể khác).
5. Tình tiết “giết 02 người trở lên” ln địi hỏi phải có hậu quả hai người chết
trở lên.
=>> NHẬN ĐỊNH SAI
Tội giết người được xác định là tội phạm có tính nguy hiểm cao, nên dấu hiệu hậu
quả chết người chỉ có ý nghĩa xác định thời điểm hồn thành của tội phạm. Giết ít nhất
là 2 người trở lên không phụ thuộc là giết các nạn nhân cùng 1 lúc hoặc ở các thời điểm
khác nhau. Người có ý định và đã thực hiện hành vi phạm tội dù cho hậu quả chết người
chưa xảy ra thì vẫn cấu thành tội giết người và rơi vào tình tiết “Giết 02 người trở lên”
Góp ý thay đổi
Đây là tính tiết định khung tăng nặng của tội giết người, như vậy cần phải thỏa cấu
thành tội phạm cơ bản.
Người thực hiện hành vi có lỗi cố ý gián tiếp mới cần có hậu quả hai người chết




trở lên

4




Người thực hiện hành vi có lỗi cố ý trực tiếp thì khơng cần hậu quả hai người
chết trở lên. Trường hợp này, hậu quả 2 người chết trở lên chỉ mang tính xác định tội
phạm hồn thành
7. Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết
con mới đẻ (Điều 124 BLHS).
=>> NHẬN ĐỊNH SAI
Đối với tội phạm này, cần phải có lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp và do ảnh
hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu thì mới được coi là hành vi giết con mới đẻ. Nếu
khơng thuộc do 2 ngun nhân trên thì được xác định là tội giết người.
Góp ý thay đổi
Dạng câu hỏi này cần phải: Trường hợp nào giết trẻ em sinh ra trong vịng 07 ngày
tuổi thì cấu thành Điều 124, Cần cho ví dụ



Trong TH, người mẹ sinh ra đứa trẻ đó mà giết đứa trẻ đó trong hoàn cảnh khách
quan đặc biệt do ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu thì cấu thành tội phạm Điều
124



Trong TH khác, người bố hoặc người khác mà giết đứa trẻ trong 07 ngày tuổi thì

cấu thành tội Giết người.



Đối với Tội phạm điều 124, Hồn cảnh giết con có dấu hiệu định tội: Nếu người
mẹ khơng phải trong hồn cảnh khách quan đặc biệt thì cấu thành tội giết người Điều
123
8. Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều
cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125
BLHS).
=>> NHẬN ĐỊNH SAI
Nguyên nhân của tội phạm này phải đến từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của
nạn nhân. Đây là nguyên nhân khiến cho tội phạm rơi vào trạng thái tinh thần bị kích
động.
Như vậy nếu hành vi của nạn nhân không là nguyên nhân gây ra trạng thái tính thần
bị kích động mạnh thì khơng cấu thành nên Tội phạm theo Điều 125 BLHS
Góp ý thay đổi:



TH nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì cấu thành nên
tội Giết người Điều 125 BLHS.



Nguyên nhân phải do hành vi trái pháp luật nạn nhân đối với người phạm tội
hoặc người thân thích đối với người phạm tội.

5





Ví dụ: Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng nạn nhân
khơng có hành vi trái pháp luật gì đối với người phạm tội hoặc người thân thích của
người phạm tội thì cấu thành tội Giết người (Điều 123).



Vi dụ 2: Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vừa thỏa mãn
cấu thành Giết người mạnh và vừa cấu thành Điều 126.=>> Định tội theo Điều 126 (Do
Hình phạt tại Điều 125 nặng hơn Điều 126 (Nghị quyết 04/1986).



Ví dụ 3: Trong trường hợp giết người do bị kích động mạnh nhưng thỏa mãn
những điều kiện của phịng vệ chính đáng thì khơng cấu thành tội phạm Điều 125.
9. Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp
luật cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong
khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS).
=>>Nhận định sai
Không phải trong mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh đều cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Ví dụ
trường hợp trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người PT là do hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích
của người phạm tội nếu hành vi đó đang diễn ra mà người PT có hành vi chống trả vượt
quá giới hạn cần thiết làm nạn nhân chết thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng theo điều 126
Góp ý thay đổi:
Luật Quản lý sử dụng vũ khí, cơng cụ hỗ trợ (Năm 2017)

NHẬN ĐỊNH SAI.
Lấy ví dụ: Cũng làm chết người trong khi thi hành công vụ
(Nghị quyết 04/1986) Dùng vũ lực trong khi thi hành công vụ, nhưng hống hách sử
dụng vũ lực một cách bừa ẩu, hoặc do tư thù cá nhân, lúc này quy về cấu thành chung.
Xác định là tội giết người
11. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS).
=>>Nhận định sai
Chỉ cần có sự tự sát của nạn nhân bất kể sự tự sát đó có gây hậu quả chết người hay
khơng thì đều cấu thành tội bức tử. Bởi vì Người phạm tội đã thường xuyên ức hiếp,
ngược đãi làm nhục đối xử tàn ác đối với nạn nhân, cho thấy người PT đã có chủ đích
đối xử với nạn nhân như vậy. Việc làm đó đã dẫn đến việc nạn nhân phải tự sát, dù việc
tự sát có thành cơng hay khơng thành cơng do những ngun nhân khách quan thì cũng
ko thể phủ nhận bản chất của vấn đề là từ sự đối xử có chủ đích của người phạm tội mới
dẫn đến việc nạn nhân có ý định tự sát. Nên nạn nhân tử vong KHÔNG là dấu hiệu định
tội của Tội bức tử
6


Góp ý thay đổi
NHẬN ĐỊNH SAI
Khoản 1 Điều 130, dấu hiệu định tội của tội này là “có hành vi tự sát của nạn nhân”.
Việc nạn nhân chết hay không chết không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
II. Bài tập
Bài tập 1
Khoảng 19 giờ, T ra sân kho HTX xem biểu diễn ca nhạc. Khi đi, T dắt một lưỡi lê
tự tạo (lưỡi lê dài 15cm rộng 2cm). Chưa tới giờ biểu diễn nên một số thanh niên túm lại
với nhau nói chuyện ở phía cổng vào khu vực biểu diễn, khiến một số cháu nhỏ không
thể đi qua được. Thấy vậy, T liền nói: “Sao các anh đứng ngang thế?”. Hai bên va chạm,
chửi nhau. A và B trong tốp thanh niên đó đã chạy gọi thêm bạn bè để gây sự. Cả bọn
quay trở lại gặp T thì ngay lập tức C túm áo T và thúc gối vào bụng của T, còn A và B

đấm vào mặt T làm môi T bị sưng. Các trật tự viên đã kịp thời ngăn cản và chấm dứt sự
va chạm. Một lát sau, T lại đến gần chỗ đứng của A, B và C để đơi có dẫn đến tiếp tục
xô xát. Trong lúc xô xát, T rút lưỡi lê ở thắt lưng đâm một nhát vào ngực C rồi bỏ chạy.
Kết luận giám định pháp y xác định: “C chết do vết thương sắc gọn, thấu ngực trái, rách
phổi, thấu lách, đứt động mạch, mất máu cấp tính”.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T.
Tội danh của T là tội giết người theo điều 123
Khách thể: tính mạng của C, đối tượng tác động là C
Mặt khách quan:
-

Hành vi trái pháp luật của T rút lưỡi lê ở thắt lưng đâm một nhát vào ngực C
Hậu quả: C chết do vết thương sắt gọn, thấu ngực trái, rách phổi, thấu lách, đứt
động mạch, mất máu cấp tính”.
Mối quan hệ nhân quả vì hành vi đâm người trái pháp luật của T dẫn đến hậu quả
là C chết

Chủ thể: Tội giết người có chủ thể thường, T đủ tuổi và có NLTNHS
Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp


T nhận thức được hành vi dùng lưỡi lê ở thắt lưng đâm C là hành vi nguy hiểm
đến tính mạng của C



T thấy trước được hậu quả là C sẽ chết khi dùng dao đâm vào ngực C




T mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Góp ý thay đổi
7


Không thể định tội theo tội trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, trong trường hợp
này, đã có sự ngăn cản và có khoản thời gian nhất định để xoa dịu cơn giận, từ đó trạng
thái cịn lại chỉ là kích động. Như vậy loại trừ Điều 125
Điều 126 Tội giết người vượt q phịng vệ chính đáng, khơng thể áp dụng điều này
do


Phải có sự tấn cơng trên thực tế và hiện hữu (Trong lúc B quay lại trả thủ và gây
chuyện, tình huống khơng nêu rõ ai tấn công ai)
Theo điểm a khoản 4 Điều 134, lỗi cố ý gây thương tích là cố ý và vơ ý đối với hậu
quả chết người
Đối với tội 123, khác nhau với điểm a khoản 4 Điều 134 chỉ ở HÀNH VI.



Cần dựa vào vị trí tấn cơng (Đó có phải là vị trí trọng yếu hay khơng? Số
lượng?)



Cần dựa vào hung khí tấn cơng



Dựa vào mức độ tấn cơng.

Bài tập 3
A và B là vợ chồng. Trước khi cưới, B đã có người u, nhưng do gia đình ép gả nên
phải lấy A. Vì thế, dù đã có chồng nhưng B vẫn gặp C - người yêu cũ của B. Biết vậy,
nên gia đình B khuyên A đưa vợ lên làm ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh. A nghe lời đem
vợ lên sống ở thành phố. Dù vậy, B vẫn lén lút quan hệ với C bằng cách viện lý do đi
khám bệnh và lưu lại bệnh viện để điều trị ít ngày, nhưng thực chất là 2 người hẹn hò
nhau tại một khách sạn và sống với nhau. Gia đình B biết được nên đã báo cho A biết
mối quan hệ giữa B và C, đồng thời cho A biết số xe Honda của C. Một hôm, vì mất
điện nên A về nhà sớm hơn thường lệ thì thấy B chuẩn bị quần áo nói là đi chữa bệnh tại
bệnh viện. A không tin nên chạy nhanh ra đường cái, cách nhà khoảng 200m thì thấy
một thanh niên đang ngồi trên một chiếc xe Honda có biển số như gia đình B đã báo
trước. Quá tức giận, A nhặt một khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài 60cm, phang
thẳng vào đầu anh thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh khiến anh
thanh niên nọ bị chấn thương sọ não, chết trên đường cấp cứu tới bệnh viện. Khi kiểm
tra căn cước của người bị hại thì mới xác định được nạn nhân khơng phải là C mà chính
là bạn của C. Do không biết mặt C nên A đã đánh nhầm người. Lúc đó, C đang mua
thuốc lá gần đó.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A.
=>> A phạm tội giết người theo điểm n khoản 1 Điều 123 BLHS 2015
Khách thể của tội phạm:
-

Xâm phạm đến quyền sống của con người được LHS bảo vệ. Cụ thể là quyền
sống của anh thanh niên bạn của C
8


Mặt khách quan:
-


-

Hành vi: A có hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của anh thanh niên. Cụ thể, A đã
dùng khúc gỗ to bằng cổ tay, dài 60cm phang thẳng vào đầu anh thanh niên nhiều
nhát cực mạnh khiến anh thanh niên bị chấn thương sọ não
Hậu quả: anh thanh niên tử vong
Quan hệ nhân quả: đơn trực tiếp: hành vi trái pháp luật là A dùng khúc gỗ phang
vào đầu anh thanh niên là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nạn nhân chết tại
chỗ.

Mặt chủ quan: A thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp
Chủ thể: A có năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS
Như vậy, hành vi của A đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành nên tội giết người tại Đ
123 BLHS 2015 (sđ,bs 2017)
Góp ý thay đổi:
Đây là trường hợp sai lầm về đối tượng, C không có hành vi trái pháp luật đối với
anh A. Nên khơng thỏa mãn Điều 125
Bài tập 4
Hai gia đình là hàng xóm của nhau. Trong một gia đình có bà mẹ là K và cậu con trai
tên là H. Gia đình bên kia có ơng cụ là A cùng hai con trai tên là B và C. Ban ngày các
con đều đi làm nên ông A thường hay qua nhà bà K chơi. Sau một thời gian, ông A mang
gạo góp với bà K nấu cơm chung. B và C khơng đồng ý vì cho là cha mình bị bà K dụ
dỗ, đem tài sản cho bà K nên yêu cầu cha mình chấm dứt quan hệ với bà K nhưng ông A
không nghe và vẫn tiếp tục làm theo ý mình. B và C cho là sự bất đồng trong gia đình
mình là do bà K gây ra nên quyết định gây án.
Vào 3 giờ sáng, B cầm đuốc và C cầm một con dao lớn đến trước sân nhà bà K. B và
C châm lửa đốt nhà, đồng thời chặn cửa đón đầu hai mẹ con bà K. Bà K và H chạy ra
đến cửa thì thấy B đang quơ đuốc xông tới, C cầm dao lao vào tấn công H. H xông tới
C, giành được con dao từ tay C và chém đứt bàn tay C. Ngay lúc đó, B dùng đuốc xơng
tới gần H. H nhanh chóng chém tiếp vào đầu C khiến C chết tại chỗ, đồng thời H quay

sang đối phó với B thì bà con vừa kịp đến.
Hãy xác định hành vi của H có phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tội gì?
Hướng làm bài tập trên:
Trong trường hợp này, H phạm tội giết người trong trường hợp bị kích động mạnh
Điều 125. Nguyên nhân dẫn đến sự kích động mạnh là do hành vi trái pháp luật của B và
C.
Trong tình huống trên, H có quyền phịng vệ
9




Có sự tấn cơng trên thực tế



Tác động đến lợi ích và quyền lợi của H



Sự tấn cơng của B và C là đang hiện hữu, do 2 đánh 1, và vừa phải bảo vệ mẹ
già.
Nhưng do hình phạt Điều 126 nhẹ hơn hình phạt tại 125, ta chọn Điều 126
Bài làm:
Hành vi của H đã cấu thành tội giết người do vượt q giới hạn về phịng vệ chính
đáng theo Điều 126
Khách thể của tội phạm:
-

Xâm phạm đến tính mạng của C, Đối tượng tác động: C


Mặt khách quan: Căn cứ vào khoản 2 điều 22 BLHS, C đã có hành vi vượt q giới
hạn phịng vệ chính đáng:
-

-

B và C châm lửa đốt nhà và cầm con dao lớn đến trước sân nhà bà K chờ đợi
bà K và H chạy ra nhằm giết K và H. Vậy đang có hành vi tấn cơng nguy
hiểm, trái pháp luật của B và C xâm phạm đến tính mạng của K và H
H đã có hành vi phịng vệ trước sự tấn công của C và đã giành được con dao
từ tay C
Nhưng khi cướp được con dao từ tay C thì lúc này H đã gạt bỏ được sự tấn
cơng nguy hiểm nhưng H lại dùng con dao đó chém đứt bàn tay của C và
chém vào đầu C làm C chết ngay tại chỗ và đồng thời quay sang đối phó B

Chủ thể: H đủ tuổi luật định và NLTNHS, Đối tượng tác động: C
Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
-

H nhận biết được hành vi chém đứt bàn tay và chém vào đầu C là hành vi
nguy hiểm cho tính mạng của C
H thấy trước được hậu quả C chết chắc chắn sẽ xảy ra khi thực hiện hành vi
nguy hiểm trên
H mong muốn hậu quả chết người xảy ra vì khi đã cướp được con dao từ tay
C thì lại chém đứt tay C và chém vào đầu C

10




×