Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019 (Luận văn Thạc sĩ Địa lí)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.32 MB, 174 trang )

n
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
sư PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




Trần Đình Tho

CHUYẺN DỊCH cơ CẤU NƠNG NGHIỆP

TỈNH ĐỊNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 - 2019

Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số

: 8310501

LUẬN VĂN THẠC sĩ ĐỊA LÍ HỌC

NGI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC

TS. PHẠM ĐỎ VĂN TRUNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021

LI




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Chuyên dịch cơ câu nông nghiệp tỉnh Đông Nai
giai đoạn 2000 - 2019” là cơng trình nghiên cứu độc lập, do chính tơi hồn thành, số

liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng đế bảo

vệ• một
• học
• vị• nào.

Các tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều nêu rõ
nguồn gốc, xuất xứ tác giả và được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo.

Tác giả luận văn

Trần Đình Thọ


LỜI CẢM ƠN
Đâu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự biêt ơn sâu sãc nhât đên gia

đình, những người thân và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện
cho tác giả trong suôt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả thê hiện lòng biêt ơn sâu sàc nhât đên cô TS. Lê Minh Vĩnh, giáo viên

giảng dạy học phân mơn GIS đã tận tình chỉ dạy giúp tác giả xây dựng và biên tập các
bản đồ chuyên đề phục vụ luận văn. Đồng thời, tác giả cũng cảm ơn đến TS. Phạm Đỗ


Văn Trung, người đã tận tâm hướng dẫn cách vẽ từng các bản đồ chuyên đề liên quan,
và hướng dẫn các cấu trúc luận văn rất nhiệt tình trong suốt thời gian nghiên cứu, hồn
thiện luận văn của tác giả.

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư

phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nghiên

cứu trong suôt quá trình làm luận văn.
Ci cùng, tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đờ của các cơ quan: Cục

Thống kê tỉnh Đồng Nai, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã giúp tác giả trong quá trình thu nhập số liệu, tư

liệu, các thơng tin có liên quan đên nội dung nghiên cứu.
Thành phơ Hơ Chí Minh, ngày 29 tháng 04 năm 2021
Tác giả luận văn

Trần Đình Thọ


DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT

BQ

Bình quân

CC


Cơ cấu

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CCKTNN

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp

CCNN

Cơ cấu nông nghiệp

CD

Chuyển dịch

CDCC

Chuyển dịch cơ cấu

CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CDCCKTNN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp


CDCCNN

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

CDKT

Chuyển dịch kinh tế

CHN

Cây hàng năm

CLN

Cây lâu năm

CN

Cơng nghiệp

CP

Chính phủ

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

Giá tri• sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xà

KCN

Khu cơng nghiệp

KN

Khuyến nông

KHCN

Khoa học cồng nghệ

KT

Kinh tế


KTNN

Kinh tế nông nghiệp

KTTT

Kinh tế tập thể


KT-XH

Kinh tế - xã hơi


KVKT

Khu vưc
• kinh tế

ND

Nghị định

NN

Nơng nghiệp

NXB

Nhà xuất bản


PGS.TS

Phó giáo sư. Tiến sĩ



Quyết định

SP

Sản phẩm

SPNN

Sản phẩm nơng nghiệp

STT

Số thứ tư•

sx

Sản xuất

SXNN

Sản xuất nơng nghiệp

TĐTT


Tốc độ tăng trưởng

THT

Tổ hợp tác

TNHHMTV

Trách nhiêm
• hữu han
• mơt
• thành viên

TP

Thành phố

TPKT

Thành phần kinh tế

TTBQ

Tăng trưởng bình quân

TTg

Thủ tướng


UBND

ủy ban nhân dân

VĐT

Vốn đầu tư

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

XK

Xuất khẩu


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỜ ĐẦU.........................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. Cơ SỜ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỀN CHUYỂN DỊCH cơ CẨU NƠNG

NGHIỆP.......................................................................................................................... 12

1.1.

Cơ sở lí luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp...................... 12

1.1.1.

Các khái niệm cơ bản.................................................................................. 12

1.1.2.

Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.......................................... 13

1.1.3.

Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp............................................... 17

1.1.4.

Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp....................................... 18

1.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyến dịch cơ cấu nông nghiệp.............. 21

1.2.1.

Các nhân tố kinh tế - xã hội..........................................................................21


1.2.2.

Các nhân tố tự nhiên.................................................................................... 29

1.3.

Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp........................................... 33

1.3.1.

Kinh nghiệm chuyến dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam......................... 33

1.3.2.

Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Đông Nam Bộ.................. 35

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYẾN DỊCH cơ CẨU NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐÓNG
NAI GIAI ĐOẠN 2000 - 2019......................................................................................... 38

2.1.

Tổng quan về tỉnh Đồng Nai.............................................................................. 38

2.2.

Các nhân tố ảnh huởng đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệpĐồng Nai.............. 39

2.2.1.

Các nhân tố kinh tế - xã hội..........................................................................39


2.2.2.

Các nhân tố tự nhiên.................................................................................... 49

2.2.3.

Đánh giá chung các nhân tố chủ yếuảnh hưởng đến CDCCNNở Đồng Nai55


2.3. Thực trạng CDCCNN ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019.............................. 57
2.3.1.

Chuyển dịch cơ cấu diện tích đất nông nghiệp............................................ 57

2.3.2.

CDCC vốn đầu tư trong ngành nông nghiệp............................................... 58

2.3.3.

Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu............................................................. 59

2.3.4.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo ngành................................................ 61

2.3.5.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ............................................ 86


2.3.6.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo TPKT............................................. 128

2.3.7.

Đánh giá quá trình CDCCNN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019.......... 130

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH cơ CẤU NÔNG

NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2030............................................................... 133

3.1.

Cơ sở xây dựng định hướng.............................................................................. 133

3.1.1.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp của Việt Nam....................................... 133

3.1.2. Quy hoạch phát triển nồng nghiệp tỉnh Đồng Nai........................................ 135
3.1.3. Phân tích SWOT trong q trình CDCCNN ở tỉnh Đồng Nai..................... 137

3.2.

Một số định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai..................140

3.2.1. Định hướng chuyền dịch cơ cấu nông nghiệp theo ngành........................... 140
3.2.2.


Định hướng chuyển dịch cơ cấu NN tỉnh Đồng Nai theo lãnh thổ.............. 143

3.2.3.

Định hướng chuyển dịch cơ cấu NN tỉnh Đồng Nai theo TPKT................. 147

3.3.

Giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai................................ 148

3.3.1.

Giải pháp về chính sách.............................................................................. 148

3.3.2.

Giải pháp về thị trường............................................................................... 148

3.3.3.

Giải pháp về nguồn lao động...................................................................... 150

3.3.4.

Giải pháp về nguồn vốn.............................................................................. 151

3.3.5.

Giải pháp về khoa học công nghệ.............................................................. 152


3.3.6.

Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật................................... 153

KÉT LUẬN.................................................................................................................. 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 157


DANH MỤC CAC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế.................................................. 34

Hình 2.1. Biếu đồ cơ cấu diện tích cây lương thực có hạt................................................ 65

Hình 2.2. Cơ cấu sản lượng cây lương thực có hạt........................................................... 67
Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu diện tích mùa vụ của lúa ở Đồng Nai...................................... 68
Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu sản lượng các mùa vụ của lúa ở Đồng Nai.............................. 69

Hình 2.5. Cơ cấu diện tích cây cồng nghiệp Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019................. 70
Hình 2.6. Biếu đồ cơ cấu sản lượng cây cơng nghiệp của Đồng Nai.................................74

Hình 2.7. Cơ cấu diện tích các cây có múi cùa Đồng Nai................................................. 79
Hình 2.8. Biểu đồ cơ cấu đàn gia súc, gia cầm Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019............. 83
Hình 2.9. Bản đồ CDCC diện tích lúa tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019...................92
Hình 2.10. Bản đồ chuyển dịch cơ cấu diện tích cao su tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 -

2019............................................................................................................................... 103
Hình 2.11. Bản đồ chuyến dịch cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 -

2019............................................................................................................................... 127



DANH MỤC CAC BANG
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo khu vực thành thị và nông thôn..................................... 43

Bảng 2.2. Tỉ trọng nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp (giá thực tế)................45
Bảng 2.3. Quy mô và cơ cấu diện tích đất ở Đồng Nai....................................................50

Bảng 2.4. Lượng mưa, nhiệt độ và số giờ nắng ở Đồng Nai............................................ 52
Bảng 2.5. Tỉ trọng trị giá hàng hóa XK của Đồng Nai giai đoạn 2005 -2019..................59
Bảng 2.6. Cơ cấu các SP xuất khẩu chủ lực ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019 ............. 60

Bảng 2.7. Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Đồng Nai (giá so sánh)............................. 62
Bảng 2.8. Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt Đồng Nai (giá so sánh).................................. 63
Bảng 2.9. Cơ cấu diện tích cây lương thực Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019...................64
Bảng 2.10. Cơ cấu sản lượng cây lương thực Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019............... 66

Bảng 2.11. cc diện tích các cây CN hàng năm ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019......... 71
Bảng 2.12. Cơ cấu diện tích các cây CN lâu năm ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019...... 72
Bảng 2.13. Cơ cấu sản lượng cây CN hàng năm ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019...... 75

Bảng 2.14. cc sản lượng các cây CN lâu năm ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019......... 76

Bảng 2.15. Cơ cấu diện tích cây ăn trái ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019.................... 77
Bảng 2.16. Cơ cấu sản lượng cây ăn trái của Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019............... 81
Bảng 2.17. Cơ cấu sản lượng cùa một số cây có múi giai đoạn 2000 - 2019.................. 82

Bảng 2.18. Cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi của Đồng Nai (giá so sánh)......................... 82
Bảng 2.19. Cơ cấu đàn gia súc Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019.................................... 85


Bảng 2.20. Cơ cấu đàn gà; vịt, ngan, ngỗng của Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019.......... 85
Bảng 2.21. Cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo huyện, TP Đồng Nai giai đoạn 2000 -

2009 (giá so sánh)........................................................................................................... 87
Bảng 2.22. Cơ cấu diện tích cây lương thực theo huyện, TP ở Đồng Nai giai đoạn 2000 -

2019 ............................................................................................................................... 88
Bảng 2.23. Cơ câu diện tích lúa phân theo huyện, TP ở Đơng Nai giai đoạn 2000 - 2019 90

Bảng 2.24. Cơ cấu diện tích bắp phân theo huyện, TP ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019

.........................................................................................................................................93


Bảng 2.25. Cơ câu diện tích khoai lang theo huyện, TP ở Đông Nai giai đoạn 2000 - 2019

.........................................................................................................................................94
Bảng 2.26. Cơ cấu diện tích cây CN theo huyện, TP ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019 .96
Bảng 2.27. Cơ cấu diện tích đậu nành theo huyện, TP ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2009

.........................................................................................................................................97
Bảng 2.28. Cơ cấu diện tích Sắn phân theo huyện, TP ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 201999

Bảng 2.29. Cơ cấu diện tích cao su phân theo huyện, TP ở Đồng Nai giai đoạn 2000 2019............................................................................................................................... 101

Bảng 2.30. Cơ cấu diện tích cà phê theo huyện, TP ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019.104

Bảng 2.31. Cơ cấu diện tích điều theo huyện, TP ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019

106


Bảng 2.32. Cơ cấu diện tích tiêu theo huyện, TP ở Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019

107

Bảng 2.33. Cơ câu diện tích cam quýt theo huyện, TP ở Đông Nai giai đoạn 2005 - 2019

....................................................................................................................................... 109
Bảng 2.34. Cơ câu diện tích chơm chôm theo huyện, TP ở Đông Nai giai đoạn 2005 -

2019............................................................................................................................... 110
Bảng 2.35. Cơ cấu diện tích xồi theo huyện, TP ở Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2019..... 112
Bảng 2.36. Cơ cấu diện tích chuối theo huyện, TP ở Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2019... 114

Bảng 2.37. Cơ cấu diện tích sầu riêng của Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2019.................. 115
Bảng 2.38. Cơ cấu đàn trâu theo huyện, TP cũa Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019.......... 117
Bảng 2.39. Cơ cấu đàn bò theo huyện, TP của Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019............ 118

Bảng 2.40. Cơ cấu đàn heo theo huyện, TP của Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2019.......... 119
Bảng 2.41. Cơ Cấu đàn dê theo huyện, TP của Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2019............ 121
Bảng 2.42. Cơ cấu đàn gia cầm theo huyện, TP ở Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2019....... 122
Bảng 2.43. Cơ cấu đàn gà theo huyện, TP ở Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2019................123
Bảng 2.44. Cơ câu đàn vịt, ngan, ngông theo huyện, TP ở Đông Nai giai đoạn 2005 - 2019

....................................................................................................................................... 125
Bảng 2.45. Cơ cấu số lượng trang trại của Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2019.................. 128


MỞ ĐÀU
1. Lí do chọn đê tài

Nơng nghiệp (NN) là ngành có lịch sử phát triến từ lâu đời và có vai trị, vị trí đặc

biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. NN cung cấp
lương thực, thực phẩm nuôi sống con người duy trì các hoạt động của lồi người, góp
phần tạo công ăn việc làm cho người dân, tàng giá trị ngoại tệ, giảm tình trạng thất

nghiệp. NN là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội lồi người, giữ
vai trị quan trọng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó
có Việt Nam. Hiện nay, chưa có ngành nào có thể thay thế ngành NN vì nó cung cấp

thức ăn nuôi sống con người. Ỏ các nước đang phát triển như Việt Nam, NN tạo ra thu
nhập, công ăn việc làm cho người lao động, nhất là khu vực nơng thơn. Vì vậy, ngành
NN có vị trí hàng đầu đối với sự ổn định nền kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia.

NN là ngành đóng vai trị quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế nước ta,
người dân sống chủ yếu dựa vào ngành NN. Nước ta vốn là một nước có nền NN lâu
đời, tuy nhiên năng suất cây trồng bình qn vẫn cịn thấp, có sự chênh lệch khá lớn về
các tiềm năng, điều kiện phát triển NN. Bên cạnh đó, NN nước ta gặp nhiều thách thức

như dịch bệnh, thiên tai đòi hỏi ngành NN phải chuyển đổi sản xuất, cơ cấu lại một
cách toàn diện, đề vừa khai thác lợi thế, vừa phát triển ổn định. CDCCNN góp phần gia

tăng năng suất, giá trị sản phẩm, cho phép khai thác tốt hơn các tiềm năng về tự nhiên

và KT -XH để phát triền NN một cách toàn diện. Đồng thời, CDCCNN góp phần nâng
cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư nông thôn và phát triển bền vững.

Đồng Nai là tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đở badan phì nhiêu, màu mỡ

thuận lợi phát triển cây CN, đặc biệt các loại cây CN lâu năm như cây cà phê, điều, cao


su, các loại cây ngắn ngày như các loại cây thực phẩm, lương thực và các loại cây rau

màu. Đồng Nai gần với các tỉnh, thành phố khu vực phía nam, đây chính là thị trường
tiêu thụ các SPNN rất thuận lợi, nơi giao thương, trao đồi buôn bán giừa các vùng.
Trong thời gian qua, Đồng Nai cũng đã thực hiện các đề án chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp nhằm nâng cao GTSX của ngành nơng nghiệp góp phần hình thành các sản


2

phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực, tuy nhiên quá trình chuyển dịch này vẫn cịn chậm,

chưa phát huy được các lợi thế về điều kiện KT-XH và tự nhiên vốn có của tỉnh. Do
ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, dịch tả heo châu Phi đã tác động vô cùng lớn đến

việc bố trí sx của nền NN Đồng Nai, vì vậy quá trình CDCCNN tỉnh Đồng Nai là một
xu hướng tất yếu nhàm tái cơ cấu ngành NN đạt hiệu quả cao hơn. Từ những vấn đề

cấp thiết nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: ' Chuyến dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2000 - 2019” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tổng quan vấn đề nghiên cún

2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giói

CDCCNN là một xu hướng tất yếu, trên thế giới đà có nhiều cơng trình, tài liệu
nghiên cứu về q trình CDCCNN phân tích và đánh giá thực trạng CDCC ngành NN.


Chẳng hạn nghiên cứu: Roehlano Briones và Jesus Felipe (2013): "Thay đôi cấu
trúc và NN ở châu A đang phát triển ” (Agriculture and Structural Transformation in

Developing Asia), các tác giả Roehlano Briones và Jesus Felipe đã phân tích NN đóng

một vai trị quan trọng trong sự phát triển của các nền KT châu Á. Ở bài viết này đã

được các tác giả trình bày một triển vọng cho sự phát triển trong tương lai của ngành
NN ở châu Á đang phát triển, trong bối cảnh chuyển đổi KT nói chung. Thực tế cách
điệu đáng chú ý nhất của sự phát triển hiện đại là sự sụt giảm về tỉ trọng NN ở cả sản

lượng và tổng SP quốc nội, với sự gia tăng của các cổ phiếu kết hợp giữa CN và dịch

vụ, kinh nghiệm phát triển châu Á cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ở châu Á, năm khía
cạnh của NN, chuyển đồi cc nổi bật. Thứ nhất, thị phần sản lượng NN đang giảm
nhanh hơn so với việc làm. Ngày nay, NN là chủ lao động lớn nhất ở châu Á đang phát
triển nhưng không phải là ngành lớn nhất ở bất kỳ quốc gia châu Á nào tính theo GDP.

Thứ hai, năng suất lao động NN ở châu Á đã tăng nhanh hơn so với các khu vực đang
phát triển khác. Thứ ba, năng suất đất đai ở châu Á đã tăng nhanh hơn so với các khu
vực đang phát triển khác. Thứ tư, thay đổi cồng nghệ trong NN từ nhừng năm 1960 đà
dẫn đến những cải tiến đáng kể về năng suất của cây trồng truyền thống. Thứ năm,


3

thành phân sản lượng NN của châu A đang phát triên đã chuyên từ các SP truyên thông

sang giá trị cao (Roehlano Briones và Jesus Felipe, 2013).

Một nghiên cứu khác cũng đề cập đến quá trình CDCCNN, cụ thể nghiên cứu

của tác giả David Symes và Anton J. Jansen (1994): “Tải CCNN và thay đổi nông thôn
ở châu Âu” (Agricultural restructuring and rural change in Europe). Tác giả cũng đã

đề cập về quá trình CD của ngành NN và sự tác động cùa nó đến nơng thơn ở châu Âu.
Tác giả đã phân tích ngắn gọn để xem xét bản chất của những thay đổi gần đây ảnh
hưởng đến NN và xã hội nông thôn ở châu Âu, để xác định - nhưng khơng phát triển "mơ hình mới" sẽ giúp cấu trúc nghiên cứu xã hội nông thôn trước mắt; thứ ba, để xem

xét bản chất thay đổi của xã hội học nông thôn trong việc đối mặt với các vấn đề mới

(David Symes và Anton J. Jansen, 1994).

Hiện nay, các cơng trình nghiên cứu về chuyển dịch CCNN đà đánh giá được các
mặt thuận lợi cũng như khó khăn trong q trình chuyển dịch. Từ đó, các tác giả cũng
đã đưa ra một số định hướng và các giải pháp phát triển phù hợp với từng thời kì.
2.2.

Tình hình nghiên cún ở Việt Nam

Q trình CDCCNN có tác động vơ cùng lớn đến q trình phát triển KT - XH và

tạo ra sự phát triển bền vững giữa các ngành. Bởi nó sẽ sắp xếp lại các ngành KT một
cách phù họp, đúng đắn với chủ trương, tình hình mới của từng địa phương sẽ mang lại

hiệu quả. Khi q trình CD hợp lí, sẽ mang lại hiệu quả KT, đồng thời, giải quyết việc
làm cho người lao động, đặc biệt là người lao động ở lĩnh vực NN. Ở Việt Nam, đã có
rất nhiều cơng trình, các luận văn, luận án, bài báo nghiên cứu về đề tài CDCCNN.

Chẳng hạn luận án tiến sĩ của tác giả Lê Bá Tâm (2016): “CDCCKTNN theo hưởng

bền vừng ở tỉnh Nghệ An

Tác giả Lê Bá Tâm đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến

sự CDCC ngành NN, trình bày thực trạng CDCCKTNN tỉnh Nghệ An theo hướng bền

vững. Đồng thời, tác giả đã đưa ra một số định hướng và giải pháp CDCCKT tỉnh

Nghệ An đến năm 2020. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu và phân tích kĩ quá trình
CDCCKT tỉnh Nghệ An trong nội bộ của ngành NN.


4

Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Huyên (2016): “CDCCKT ngành trong NN ở tỉnh

Thải Nguyên”. Tác giả Lê Thị Huyền đã tổng quan đầy đủ cơ sở lí luận về
CDCCKTNN, đánh giá thực trạng cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá
trinh CDCCKT ngành trong NN ở tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, tác giả đưa ra các giải

pháp CDCCKTNN tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến CDCCKT ngành NN.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Huy Hải (2015): “CDCCKTNN ở huyện Nam Sách,

tỉnh hải Dương”, tác giả Nguyễn Huy Hải đã tổng quan được cơ sở lí luận và thực tiễn
về quá trình CDCCKTNN cũng như kinh nghiệm CDCCKTNN ở một số địa phương
trong nước và rút ra bài học cho huyện Nam Sách. Tác giả đã đánh giá một cách toàn

diện thực trạng cũng như kết quả đạt được của quá trình CDCCKTNN huyện Nam
Sách. Tác giả Nguyễn Huy Hải đã đề ra các định hướng và mục tiêu CDCCKTNN


huyện Nam Sách cũng như các giải pháp phát triển lâu dài.
Nguyễn Đình Tình (2012): “CDCCKTNN tỉnh Hà Tĩnh thời kì CN hóa - hiện đại
hóa”. Tác giả Nguyễn Đình Tình đã phân tích được các nhân tố đến quá trình

CDCCKT tỉnh Hà Tĩnh. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng q trình CDCCKTNN,

tác giả đã đưa ra được một số quan điểm và mục tiêu phát triển.
Vũ Thị Khuyên (2011): "Thực trạng và giải pháp CDCCKTNN tỉnh Bà Rịa —
Vũng Tàu”. Luận văn cùa Vũ Thị Khuyên, tác giả đã làm rõ được một số vấn đề

CDCCKTNN cũng như phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
CDCCKTNN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đó, tác giả Vũ Thị Khuyên đã làm rõ về
thực trạng CDCCKTNN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, qua đó tác giả đã đưa ra một số định

hướng và giải pháp phát triền. Tác giả Vũ Thị Khuyên đã phân tích được các nhân tố

cũng như đánh giá thực trạng CDCCKTNN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu một cách đầy đủ
và rõ ràng. Tuy nhiên, các giải pháp tác giả đưa ra cịn mang tính chất rập khn, thiếu
sự liên kết trong nội bộ ngành NN.

Nguyễn Thu Ba (2012): "Phát triền NN tỉnh Sóc Trăng trong thời kì CN hỏa”.
Tác giả Nguyễn Thu Ba đã phân tích một cách tồng quan về cơ sở lý luận phát triền


5

NN và phân tích các nhân tơ ảnh hưởng đên phát triên ngành NN. Đông thời, tác giả

Nguyễn Thu Ba cũng đã đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triền ngành NN


tỉnh Sóc Tràng.
Ngồi ra, cịn có nhiều bài báo khoa học, các luận văn, luận án nghiên cứu về quá
trình CDCCKTNN. Tuy nhiên, nội dung của các cơng trình này cơ bản gồm hệ thống

hóa các cơ sở lí luận và thực tiễn q trình cũng như kinh nghiệm CDCCKTNN, đánh
giá tác động của các nhân tố tự nhiên và KT - XH đến quá trình CDCCKTNN và đưa

ra các định hướng, giải pháp cho quá trình CDCCKTNN phù họp với từng thời kì.
2.3.

Tình hình nghiên cứu ờ Đồng Nai

Ở địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng đà có một số cơng trình nghiên cứu về chuyển dịch

CCNN, phải kể đến cơng trình luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Dung (2008):
“Nghiên cứu hiện trạng và định hướng CDCCNN tỉnh Đằng Nai”. Tác giả Nguyễn Thị

Thanh Dung đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CDCCKTNN cũng như
thực trạng CD của ngành NN tỉnh Đồng Nai. Tác giả đã đưa ra một số định hướng và

giải pháp CDCCNN tỉnh Đồng Nai, nhưng tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về hiện trạng
và định hướng CD ngành NN, chưa phân tích sự CD của các ngành qua các năm, nội

bộ cùa từng nhóm cây theo lãnh thổ.
Khóa luận tốt nghiệp của Hồng Hải Yến (2005): “Quá trình CDCCKTNN Đồng
Nai giai đoạn 1999 - 2004”. Tác giả Hồng Hải Yến đã phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến CDCCKTNN cũng như thực trạng CDCCKTNN tỉnh Đồng Nai. Qua đó,

tác giả Hồng Hải Yến đã đưa ra các định hướng và giải pháp CDCCKTNN trong thời

gian tới.

Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Huỳnh Phượng Nga (1999): “Quá trình chuyên
dịch kinh tế tỉnh Đồng Nai”. Tác giả Nguyễn Huỳnh Phượng Nga đã phân tích các

nhân tố cũng như thực trạng CDCC của ngành NN. Từ đó, tác giả đưa ra các định
hướng và giải pháp CDCCKTNN tỉnh Đồng Nai.

Luận văn thạc sĩ của Đồng Thị Hạnh (2014): “Phát triền KTNN ở tỉnh Đồng Nai ”.
Tác giả Đồng Thị Hạnh đã đề cập một cách cơ bản cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển


6

KTNN, tác giả cũng phân tích các nhân tơ ảnh hưởng đên phát triên NN. Tác giả trình

bày một cách cơ bản thực trạng phát triền NN tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, tác giả đà đưa

ra một số định hướng và giải pháp phát triển KTNN tỉnh Đồng Nai, tuy nhiên tác giả
các giải pháp cịn mang tính thể chế, chưa mang tính cụ thể.

Luận văn thạc sĩ của Phùng Anh Đức (2015): “Phát triển KT trang trại ở tỉnh
Đồng Nai”. Tác giả Phùng Anh Đức đã tổng quan một cách cơ bản cơ sở lý luận và

thực tiễn về phát triển KT trang trại. Đồng thời, tác giả Phùng Anh Đức cũng đã phân

tích được thực trạng phát triển KT trang trại ở Đồng Nai trong thời gian qua. Từ đó, tác
giả Phùng Anh Đức đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển KT trang trại

trong thời gian tới. Tuy nhiên, tác giả luận văn chưa phân tích các nhân tố ảnh hưởng


đến phát triển KT trang trại tinh Đồng Nai.
3. Mục tỉêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.

Mục tiêu nghiên cún

Trên cơ sở nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu nơng
nghiệp trên địa bàn tồn tỉnh Đồng Nai, tác giả đánh giá thực trạng chuyển dịch ngành
nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai gồm trồng trọt và chăn nuôi, đánh giá các nhân tố ảnh

hưởng đến CDCCNN cùa tỉnh. Từ đó làm cơ sở để xây dựng các định hướng và giải
pháp chuyển dịch hiệu quả cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.

3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Đẻ thực hiện được mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

Tổng quan có chọn lọc những vấn đề cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tiễn về
q trình chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp.

Đưa ra chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến q trình chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp

tỉnh Đồng Nai.
Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai.


Đe xuất một số định hướng và giải pháp chuyển dịch hiệu quả cơ cấu nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.


7

4. Phạm vi nghiên cún
4.1.

về nội dung

Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình CDCCNN tỉnh Đồng Nai. Nội dung chủ

yếu phân tích sự CD nội bộ ngành NN: trồng trọt và chăn nuôi, gồm CDCCNN theo

ngành, theo lãnh thổ, theo TPKT, tác giả không đi sâu nghiên cứu sâu ở khía cạnh
TPKT. Do hạn chế về mặt số liệu nên đề tài khơng nghiên cứu q trình CDCC lao
động ngành NN của Đồng Nai.

4.2.

về thòi gian

Đề tài tập trung đánh giá thực trạng chuyển dịch CCNN tỉnh Đồng Nai giai đoạn

2000 - 2019. Đề xuất một số định hướng và giải pháp chuyển dịch CCNN đến năm
2030. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu thu thập nên luận văn tập trung nghiên cứu diện

tích đậu nành phân theo lãnh thổ giai đoạn 2000 - 2009; Trị giá hàng nông sản XK, số
trang trại phân theo ngành hoạt động, diện tích và sản lượng các mùa vụ của lúa, diện


tích của cây ăn trái (cam qt, chơm chơm, xồi, chuối, sầu riêng) phân theo lãnh thổ,
quy mô đàn gia cầm theo lãnh thổ được luận văn sử dụng số liệu giai đoạn 2005 - 2019.

GTSX cùa cây lương thực, cây CN, cây ăn trái được nghiên cứu từ năm 2000 đến năm
2009. GTSX của gia súc, gia cầm được nghiên cứu từ năm 2000 - 2012, GTSX phân

theo lãnh thổ được phân tích trong giai đoạn 2000 - 2009, quy mô đàn dê phân theo
huyện, TP được nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2019.
4.3.

về không gian

Đe tài nghiên cứu quá trình CDCCNN trên tồn bộ lãnh thổ tỉnh Đồng Nai gồm
11 đơn vị hành chính: 2 thành phố (TP Biên Hòa, TP Long Khánh) và 9 huyện (Long

Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, cẩm
Mỹ, Xuân Lộc).

5. Quan điếm và phương pháp nghiên cún
5.1.

Quan điểm nghiên cứu

5.1.1. Quan điểm tổng hơp


8

Tơng hợp là nghiên cứu một cách đơng bộ, tồn diện các điêu kiện tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên và điều kiện KT - XH với quy luật phân hóa theo không gian và

thời gian, cũng như mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau giữa các hợp phần trong
lãnh thố. Các hiện tượng KT - XH rất nhiều, chúng được hình thành và phát triển trong

mối quan hệ đa chiều giữa bản thân nó với các hiện tượng tự nhiên, KT - XH và các
hiện tượng khác. Đe có kết quả nghiên cứu khoa học khách quan, trung thực trong các

giai đoạn nghiên cứu địa lí KT - XH cần phải sử dụng quan điểm tổng hợp. Nghiên

cứu q trình CDCCNN cần phải phân tích đầy đủ, tồn diện các nhân tố tự nhiên, KT
- XH tác động đến quá trình CDCCNN cũng như mối quan hệ giữa chúng. Vì vậy, tác

giả sử dụng quan điểm này để đánh giá tổng hợp các nhân tố tác động đến q trình

CDCCNN Đồng Nai, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp.
5.1.2. Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Lịch sử viễn cảnh là quan điểm cho biết lịch sử hình thành cùa các hiện tượng KT
- XH nhằm xem xét các hiện tượng đó trong quá khứ được hình thành như thế nào và
hiện tại phát triển ra sao, các hiện tượng đó đang tồn tại và phát triển hay đã suy vong,

tìm ra mối quan hệ của chúng trong quá khứ và hiện tại để đưa ra các giải pháp phát

triển hiệu quả nhất, vì mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại, phát triến trong một hoàn
cảnh lịch sử nhất định. Tác giả sử dụng quan điểm này để xem xét quá trình CDCCNN

Đồng Nai trong quá khứ chúng phát triển như thế nào, mối quan hệ của các hiện tượng
đó giữa hiện tại và quá khứ nhằm đưa ra giải pháp CDCCNN phù hợp với tình hình


phát triển của từng giai đoạn, thời kì cụ thể và các giải pháp, định hướng cho tương lai.
5.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Lãnh thổ là một hệ thống các yếu tố, các thành phần cấu tạo nên lành thổ đó gồm
các nhân tố tự nhiên, KT - XH, mối quan hệ giừa chúng trong lãnh thổ đó. CDCCNN

gồm nhiều nhân tố (tự nhiên, KT - XH) tác động đến quá trình CD, cho nên phải xem
xét chúng trong một lãnh thổ hoàn chỉnh, thống nhất nhằm đánh giá hiệu quả KT của

q trình đó mang lại. Quan điểm này được tác giả sử dụng đề nghiên cứu quá trình
CDCCNN tỉnh Đồng Nai nhàm đánh giá, phân tích thực trạng CDCCNN trên địa bàn


9

tỉnh và q trình CD của trơng trọt, chăn ni theo ngành, lãnh thơ. Từ đó, giúp tác giả

tìm ra sự giống nhau cùng như khác nhau giữa các huyện, TP trong tỉnh trong quá trình

CDCCNN đề đưa ra các giải pháp, định hướng CDCCNN Đồng Nai cho tương lai.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triến bền vững là sự phát triển hài hịa về KT, văn hóa, xã hội, môi trường tự
nhiên tài nguyên thiên nhiên nhàm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng
không làm giảm tổn hại, hao mòn và đảm bảo khả năng đáp ứng cho các thế hệ tương
lai. về KT bao gồm TĐTT và hiệu quả của nền KT. về xã hội, tăng cường cơng tác

xóa đói giảm nghèo, gìn giữ, sử dụng hợp lý không gây ảnh hưởng tới thế hệ tương lai.

về môi trường, không gây ảnh hưởng và tổn hại xấu tới môi trường thiên nhiên.
Quan điểm này được sử dụng để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa KT - môi trường -


xã hội trong quá trình CDCCNN tỉnh Đồng Nai. Nhằm đánh giá tác động mơi trường
để khắc phục, hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường, bố trí sử dụng hợp lí tài ngun,
duy trì sự sống, bảo vệ sự đa dạng sinh học. Quan điểm này, được sử dụng xuyên suốt

quá trình CDCCNN nhằm mang lại hiệu quả cao về KT - XH, văn hóa và mơi trường.
5.2.

Phuong pháp nghiên cún

5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu

Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu được coi là phương pháp truyền thống, chù

yếu của nghiên cứu địa lí KT - XH. Các nguồn tài liệu của phương pháp này khá phong
phú và đa dạng như: các tài liệu đã được xuất bản, tài liệu của cơ quan nhà nước, các

bài báo, tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học...

Vì vậy, cần phải tiến hành thu thập tài liệu đầy đù, đồng bộ về mặt nội dung, dừ
liệu, các chỉ số thống nhất. Ngày nay, nhờ sự phát triền nhanh chóng của KHCN, việc
tiến hành nghiên cứu sẽ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, giảm đáng kể thời gian thu thập

tài liệu. Khi tiến hành nghiên cứu quá trình CDCCNN, tác giả tiến hành thu thập dữ

liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ các sở ngành NN. Tác giả sử dụng phương pháp này

đề xử lí các tài liệu sau khi thu thập, giúp luận văn có được số liệu một cách khách
quan, khoa học nhằm có cơ sở để đánh giá quá trình CDCCNN tỉnh Đồng Nai.



10

5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Mỗi một sự vật, hiện tượng địa lí ln tồn tại và gắn liền với một không gian nhất

định. Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu được rõ ràng và sáng tỏ hơn. Khảo
sát thực địa là căn cứ quan trọng để đối chiếu với những kiến thức, lý thuyết trong sách
vở, để đưa ra những kết luận và định hướng phát triển trong tương lai. Khảo sát thực

địa là phương pháp cốt lõi, chủ đạo của địa lí KT. Điều cơ bản nhất của địa lí KT - XH

là việc nghiên cứu hệ thống lãnh thổ - KT - xã hội, muốn vậy cần phải tai nghe, mắt
thấy nên việc xem xét, mô tả các đối tượng trên thực địa là rất quan trọng.

Sử dụng phương pháp này giúp các chuyên gia địa lí KT có thề tránh được những

sai lầm, thiếu sót khi chưa khảo sát ở ngồi thực tế. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả
đã đi đến các sở, ban ngành để thu thập tài liệu, số liệu, quan sát và phân tích ảnh

hưởng của các điều kiện tự nhiên và KT - XH đến sự CDCCNN Đồng Nai theo lãnh
thổ, theo ngành, TPKT ngoài thực tế nhằm đạt được kết quả tốt nhất và có chất lượng.

Tác giả sử dụng phương pháp này trong luận văn giúp cung cấp và bồ sung những

thông tin cần thiết về các nhân tố KT - XH và nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới quá trình
CDCCNN ở tỉnh Đồng Nai.

5.2.3. Phương pháp bản đồ


Phương pháp bản đồ là phương pháp truyền thống, quan trọng và được sử dụng

phổ biến trong nghiên cứu địa lí tự nhiên, địa lí nhân văn, địa lí KT và nhiều mơn học
khác. Lãnh thổ nghiên cứu cua địa lí KT rất rộng, có phạm vi lớn: thành phố, tỉnh,

vùng, quốc gia, khu vực. Cho nên, nếu khơng có bản đồ thì chúng ta khó có thể hình

dung một cách chính xác lãnh thồ mình cần nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu địa lí KT XH được bắt đầu và kết thúc đều bằng bản đồ, nó chính là ngơn ngừ tổng họp ngắn gọn,

cơ đọng, trực quan nhất các đối tượng nghiên cứu.
Bản đồ là phương pháp quan trọng và cần thiết đối với khoa học địa lí, nhất là địa

lí KT - XH, bản đồ được coi là ngơn ngữ thứ hai của địa lí. Tác giả vận dụng phương

pháp bản đồ để biên tập, xây dựng các bản đồ CDCC diện tích lúa, cây CN và chăn
nuôi tỉnh Đồng Nai sau khi đã thu thập và tống hợp. Tác giả sử dụng phương pháp bản


11

đơ trong luận văn này, góp phân quan trọng trong việc đánh giá các nguôn lực và nhân

tố KT - XH, tự nhiên, thục trạng CDCCNN của tỉnh. Từ đó, làm nền tảng quan trọng
đế đưa ra các định hướng và giải pháp CDCCNN tỉnh Đồng Nai tới năm 2030.
5.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Sau khi xử lý tài liệu và số liệu đã thu thập, kế tiếp là phân tích, tổng hợp và so
sánh những số liệu, tài liệu đó, cho phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của
luận văn. Do nguồn tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, nên cần phải tiến


hành phân tích, tổng hợp và so sánh. Sau khi tài liệu đã được phân tích, tổng họp và so

sánh sẽ làm căn cứ quan trọng để đưa ra những kết luận phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Phương pháp này giúp luận văn làm sạch được những tài liệu và số liệu thu thập

được từ các nguồn khác nhau như Cục thống kê Đồng Nai, Sở Nông nghiệp và Phát
triến nông thôn Đồng Nai, Sở tài nguyên và Môi trường Đồng Nai. Tác giả vận dụng
phương pháp này để làm rõ thực trạng CDCCNN tỉnh Đồng Nai thơng qua việc phân

tích các mối quan hệ đa chiều (không gian, thời gian), các ngành và các lĩnh vực KT.
Luận văn tập trung phân tích các mối quan hệ điều kiện tự nhiên, KT - XH và nhân
văn, mối liên hệ hình thức và bản chất của quá trình CDCCNN. Nhờ việc so sánh, sẽ
giúp luận văn thấy rõ được thực trạng CDCCNN của tỉnh Đồng Nai, từ đó giúp luận

văn có cái nhìn khách quan và đúng đắn về quá trình CDCCNN ở tinh Đồng Nai.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phàn mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chưo’ng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Chưo’ng 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nồng nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn

2000 - 2019

Chương 3. Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng
Nai đến năm 2030.


12

CHƯƠNG 1. Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỤC TIÊN CHUYÊN DỊCH cơ CẤU


NƠNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận về CO’ cấu kinh tế, chuyển dịch CO’ cấu nông nghiệp

1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1.

Nông nghiệp

NN là ngành sx cơ bản của xã hội, có vai trị rất lớn trong đời sống xã hội, là

ngành đặc biệt quan trọng vì là ngành tạo ra và cung cấp thức ăn, thực phẩm nuôi sống
con người. NN được coi là ngành KT chủ đạo vì con người tồn tại và sống được là nhờ
các SP ngành NN tạo ra. NN bao gồm các hoạt động trồng trọt các cây hàng năm: trồng
lúa, trồng cây lấy củ, cây mía, cây raư đậu và trồng các cây lâu năm..., chăn ni gồm

trâu, bị, heo và gia cầm. NN là ngành sx cơ bản của xã hội giữ một vị trí vơ cùng to

lớn trong phát triển KT ở hầu hết các nước, nhất là ở các quốc gia đang phát triến, đặc
biệt, ở các quốc gia còn nghèo, phần lớn người dân sống bằng nghề nơng, nhất là khu
vực nơng thơn.

Như vậy, có thể hiểu NN là ngành sx vật chất giữ vai trò rất quan trọng của xã
hội, sử dụng đất đai để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi, khai thác SP cây trồng, vật nuôi

làm tư liệu sx để tạo ra lương thực, thực phẩm và các SP phục vụ nhu cầu của con
người. Đồng thời là nguồn nguyên liệu cho các ngành CN, điển hình là CN chế biến và
là nguồn hàng cho xuất khẩu. NN là ngành giữ vị trí quan trọng trong cc nền KT quốc
dân không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho cộng đồng dân cư mà cịn góp phần tạo


động lực thúc đẩy các ngành KT khác phát triển như CN, dịch vụ và du lịch.

1.1.1.2.

Cây cơng nghiệp

Cây CN được chia thành hai nhóm chính: cây CN lâu năm và cây CN hàng năm.
Cây CN lâu năm là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và phát triển cho ra các SP trong

nhiều năm phục vụ cho các ngành CN thực phẩm, CN chế biến; cây CN lâu năm gồm

cao su, cà phê, điều, chè, tiêu, dừa... Cây CN hàng năm là loại cây sinh trưởng và phát
_

_

N

+

L

+ ,

tríên trong thời gian khơng q một năm; cây CN hàng năm gơm mía, cây thc lá,

bơng vải, đậu nành, đậu phơng, săn... Cây CN có vị trí và vai trị hêt sức quan trọng đơi


13


với các ngành CN, cung câp nguyên liệu cho các ngành CN dệt may, chê biên thực

phẩm, đồ ăn thức uống. Các CHN như bơng, đay, cói... được sử dụng làm nguyên liệu

cho ngành CN dệt đế sx ra các mặt hàng may mặc phục vụ nhu cầu ăn mặc của con
người. Cây thuốc làm nguyên liệu cho ngành dược, tạo ra các loại thuốc thảo dược

chữa bệnh cho con người. Các cây CN lâu năm là nguồn cung cấp nguyên liệu cho CN

chế biến, thực phẩm. Cây CN là nhóm cây trồng đem lại doanh thu, hiệu quả KT cao

và có giá trị XK, thu lại nguồn ngoại tệ lớn. SP của cây CN dùng để làm nguyên liệu
cho ngành CN chế biển, đặc biệt là CN nhẹ, CN thực phẩm, phát triển cây CN khắc
phục được tính mùa vụ, tận dụng tối đa tài nguyên đất góp phần bảo vệ môi trường.

1.1.1.3.

Cây lương thực

Cây lương thực là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng cho con người và gia súc,
gia cầm, tạo ra nguyên liệu phục vụ cho ngành CN chế biến lương thực, thực phẩm
(rượu, bia, bánh, kẹo...) và là mặt hàng có giá trị XK. Như vậy, cây lương thực là các

loại cây cung cấp thức ăn, tinh bột, chất dinh dường cho con người, đa số các cây
lương thực có thời gian sinh trưởng khơng quá một năm. Cây lương thực gồm lúa, bắp,

khoai lang, khoai tây... Ngoài ra, các phụ phẩm của cây lương thực như rơm rạ, lá bắp,

... cũng là nguồn cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.

1.1.2. Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
1.1.2.1.

Cơ cấu kinh tế

CCKT là một tổng thể các ngành KT, trong đó gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ,

liên kết chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong nhừng điều kiện KT - XH,

lịch sử cụ thể, nhằm thực hiện các nhiệm vụ đã được đề ra. Một CCKT hợp lí phải có




'











t

sự kết hợp giữa các bộ phận, thành phần, yếu tố một cách hài hoà, cho phép sử dụng


một cách hiệu quả, hợp lí các nguồn lực tự nhiên và KT - XH của đất nước, đảm bảo

nền KT tăng trưởng với tốc độ cao và phát triển ồn định hướng đến phát triển bền vững,

hài hòa cả 3 mặt KT, xã hội và môi trường, không ngừng nâng cao, cải thiện đời sống
vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân. về KT đảm bảo nền KT phát triển ổn định,

góp phần gia tăng sự đóng góp vào GDP quốc gia, tạo sức hút và động lực cho sự phát


14

triến của đất nước, về xã hội đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội, giải quyết tình trạng

thiếu việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa
phương, về môi trường đảm bảo khai thác nguồn tài nguyên cũng như các nguồn lực
của quốc gia một cách hợp lí, hiệu quả mà khơng làm hao mịn chúng.

Như vậy, từ những phân tích trên, có thể hiểu: CCKT là một thể tổng hợp bao

gồm nhiều yếu tố, bộ phận, thành phần liên kết với nhau và có mối quan hệ hữu cơ tác
động qua lại lẫn nhau nhằm đảm bảo đạt hiệu quả KT cao, đồng thời CCKT còn là mối

quan hệ chặt chẽ giữa mặt số lượng và chất lượng.
1.1.2.2.

Cơ cấu nông nghiệp

CCNN là một phạm trù nghiên cứu rộng, được nghiên cứu ở nhiều phạm vi, lĩnh
vực, chuyên ngành khác nhau. Mỗi lĩnh vực, mỗi chuyên ngành nghiên cứu sẽ có các


hướng tiếp cận khác nhau, nhưng dù ở lĩnh vực nghiên cứu nào thì nó vẫn có chung nội
dung nghiên cứu là trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ NN. CCNN là tỉ trọng tương đối

giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ NN. Việc sắp xếp, bố trí và hình thành

CCNN họp lí là vấn đề quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa cần thiết trên hai phương
diện KT - XH và môi trường. Cơ cấu ngành trồng trọt và chăn ni có vai trị đặc biệt

quan trọng trong cơ cấu ngành NN. Tuy ngành trồng trọt và chăn ni có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau nhưng có rất ít quốc gia trên thế giới đảm bảo được sự cân đối, đồng

đều giữa hai ngành này.
CCNN là một bộ phận gồm các mối quan hệ, các thành phần, yếu tố cấu thành

nền NN bao gồm các điều kiện về tự nhiên: đất đai, khí hậu, nước, nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng và các điều kiện KT - XH: quá trình phân cồng lao động xã hội, trình độ KHCN,

phân bón, trình độ thâm canh, kinh nghiệm sx nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu cùa

con người theo đúng các mục tiêu đã được xác định trước đó. CCNN là mối quan hệ
tương quan, gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và
dịch vụ NN. Giữa chúng là một thề thống nhất với nhau về mặt không gian lẫn thời

gian chịu ảnh hưởng của các nhân tố KT - XH, điều kiện tự nhiên nhằm tạo ra hiệu quả

KT cao nhất. CCNN bao gồm CCNN theo ngành, theo lãnh thổ và theo TPKT.


15


CCNN theo ngành là tỉ lệ, môi quan hệ vê mặt sô lượng, chât lượng giữa các
ngành trồng trọt và chăn nuôi với nhau để đưa ngành NN phát triển bền vững, đảm bảo

vấn đề an sinh xã hội. CCNN theo ngành cho biết trình độ phát triển của lực lượng sx,
trinh độ tổ chức, phân cơng quản lí của một đất nước, một vùng lãnh thổ về NN.

CCNN theo TPKT là sự tương quan về tỉ trọng và quy mô giữa các thành phần

KT bao gồm TPKT nhà nước, ngồi nhà nước và TPKT có VĐT từ nước ngồi cấu
thành CCNN. TPKT ngoài nhà nước rất đa dạng, phong phú với sự tham gia của các

thành phần KTTT và KT trang trại, hộ gia đình... Hộ KT tự chủ là lực lượng chủ yếu,

trực tiếp tạo ra SPNN cho nền kinh tế quốc dân, KT trang trại và HTX từng bước hình

thành, phát triến ngày càng giữ vai trị quan trọng trong hệ thống KT.
CCNN theo lãnh thổ là sự sắp xếp các ngành trồng trọt và chăn nuôi dựa vào lợi
thế của lãnh thổ đó, để khai thác tối đa các nguồn lực của lãnh thổ nhằm đưa NN phát
triển bền vững, đem lại hiệu quả cao nhất.
1.1.2.3.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

> Nội dung của chuyến dịch cơ cấu nông nghiệp
Trước khi Việt Nam đi lên và phát triển trong cơ chế nền KT thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã trải qua nền KT bao cấp với cơ chế tự cấp, tự túc,
quan liêu, tồn tại nhiều bất cập, yếu kém. Từ khi Việt Nam chuyển sang cc nền KT thị

trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì quá trình phát triển KT của đất nước trong

đó có ngành NN đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên q trình CD vẫn cịn

nhiều khó khăn, cịn diễn ra chậm chạp so với xu thế chung của thế giới, đòi hỏi nước

ta phải có sự sắp xếp lại tồn bộ cc ngành KT, trong đó có ngành NN đề có sự CD
theo hướng nâng cao giá trị SP các mặt hàng được làm từ ngành trồng trọt, chăn nuôi,
đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ đòi hởi ngày càng cao hiện nay.
CDCCNN là quá trình thay đổi tỉ trọng ngành NN gồm ngành trồng trọt, chăn
nuôi và dịch vụ NN nhằm tạo ra một CCNN có hiệu quả nhất góp phần đẩy mạnh

ngành NN phát triển theo mơ hình ứng dụng công nghệ cao. CDCCNN là một quy luật


×