Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

Nguyễn Thúy Hồng

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ

Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60 31 05 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


1
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả luận văn xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Thị Xuân Thọ - người đã tận tình
hướng dẫn tác giả trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện
luận văn.
Tác giả xin được cám ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học và các
giảng viên khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tác giả cũng trân trọng cám ơn các cơ quan, ban ngành tỉnh Đồng
Nai như Cục Thống kê, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân tỉnh,... đã
giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu cũng như những thông


tin liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Tác giả xin cám ơn Ban giám hiệu và thầy, cô trường THPT chuyên
Lương Thế Vinh, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai đã quan tâm, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện cho tác giả hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học
tập và thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thúy Hồng


2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
Tác giả luận văn
Nguyễn Thúy Hồng


3
MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các bản đồ, biểu đồ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2
5. Giới hạn đề tài ............................................................................................... 4
6. Các quan điểm và các phương pháp nghiên cứu .......................................... 5
6.1. Các quan điểm nghiên cứu ..................................................................... 5
6.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 6
7. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 7
8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU CÔNG NGHIỆP .................................................................... 8
1.1. Khái niệm ................................................................................................... 8
1.2. Phân loại cơ cấu công nghiệp .................................................................. 11
1.3. Một số tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ..... 13
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ................. 14
1.5. Vai trò của việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ................................... 19
1.6. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở nước ta và vùng Đông
Nam Bộ ................................................................................................... 19
1.6.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở nước ta .................... 19


4
1.6.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở Đông Nam Bộ ......... 23
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 26
Chương 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP
TỈNH ĐỒNG NAI ......................................................................... 28
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng
Nai ........................................................................................................... 28
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ................... 37
2.2.1. Khái quát tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai............... 37
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng Nai .............................. 42

2.3. Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ....... 75
2.3.1. Thành tựu .......................................................................................... 75
2.3.2. Hạn chế.............................................................................................. 77
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 79
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẦY CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN
NĂM 2020 ...................................................................................... 81
3.1. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai ................................. 81
3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng .............................................................. 81
3.1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến
năm 2020 ........................................................................................... 82
3.2. Giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng
Nai. .......................................................................................................... 93
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 100
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 104


5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN

: công nghiệp

GDP

: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GS


: Giáo sư

NXB

: nhà xuất bản

PGS.

: phó giáo sư

SX

: sản xuất

Tp.Biên Hòa : thành phố Biên Hòa
Tp.HCM

: thành phố Hồ Chí Minh

TP KT

: thành phần kinh tế

TS.

: tiến sĩ

UBND

: Ủy ban nhân dân


WTO

: World Trade Organization (Tổ chức thương mại Thế giới)


6
DANH MỤC CÁC BẢNG
1. Bảng 1.1. Cơ cấu giá trị SX CN nước ta theo giá thực tế phân theo
ba nhóm ngành giai đoạn 1996 – 2012 (đơn vị %) .......... 19
2. Bảng 1.2. Cơ cấu giá trị SX CN theo giá thực tế phân theo vùng
lãnh thổ của nước ta giai đoạn 1996 – 2012 ..................... 23
3. Bảng 1.3. Cơ cấu giá trị SX CN vùng Đông Nam Bộ theo lãnh thổ .. 24
4. Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng của giá trị SX CN tỉnh Đồng Nai từ
1996 – 2012 theo giá cố định 1994 .................................. 39
5. Bảng 2.2. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CN tỉnh
Đồng Nai năm 1996 đến 2012 (theo giá hiện hành)........ 40
6. Bảng 2.3. Số lượng và cơ cấu cơ sở SX CN theo ngành và theo TP
KT của tỉnh Đồng Nai năm 1996 và 2012........................ 41
7. Bảng 2.4. Giá trị SX và cơ cấu giá trị SX của nhóm ngành CN tỉnh
Đồng Nai từ năm 1996 đến 2012 (theo giá hiện hành) .... 43
8. Bảng 2.5. Số lượng lao động và cơ cấu lao động ngành CN tỉnh
Đồng Nai, năm 1996 và 2012 ........................................... 45
9. Bảng 2.6. Năng suất lao động của ngành CN tỉnh Đồng Nai năm
1996 và năm 2012............................................................. 45
10. Bảng 2.7. Giá trị SX và cơ cấu giá trị SX của ngành CN chế biến
tỉnh Đồng Nai năm 1996 và 2012 (theo giá hiện hành) ... 47
11. Bảng 2.8. Số lượng lao động và cơ cấu lao động của ngành CN chế
biến tỉnh Đồng Nai năm 1996 và 2012 ............................. 50
12. Bảng 2.9. Năng suất lao động của nhóm ngành CN chế biến của

tỉnh Đồng Nai năm 1996 và 2012..................................... 51
13. Bảng 2.10. Giá trị SX và cơ cấu giá trị SX của ngành CN SX và
phân phối điện, khí, nước tỉnh Đồng Nai năm 1996 và
2012 (theo giá hiện hành) ................................................. 54


7
14. Bảng 2.11. Năng suất lao động của nhóm ngành CN SX và phân
phối điện, khí, nước của tỉnh Đồng Nai năm 1996 và
2012 .................................................................................. 55
15. Bảng 2.12. Giá trị SX và cơ cấu giá trị SX phân theo TP KT của
CN tỉnh Đồng Nai năm 1996 và 2012 (theo giá hiện
hành) ................................................................................. 57
16. Bảng 2.13. Năng suất lao động CN phân theo TP KT của tỉnh Đồng
Nai năm 1996 và 2012 ...................................................... 60
17. Bảng 2.14. Giá trị SX và cơ cấu giá trị SX CN tỉnh Đồng Nai phân
theo địa phương năm 2000 và 2012 (theo giá hiện hành) 63
18. Bảng 2.15. Các khu CN ở các địa phương của tỉnh Đồng Nai tính
đến đầu năm 2012 ............................................................. 67
19. Bảng 2.16. Xếp loại các khu CN đang hoạt động có doanh thu của
tỉnh Đồng Nai năm 2010 .................................................. 70
20. Bảng 2.17. Hệ số năng lực công nghệ của một số ngành CN của
tỉnh Đồng Nai ................................................................... 75
21. Bảng 3.1. Dự báo cơ cấu giá trị SX CN tỉnh Đồng Nai năm 2015 và
2020 .................................................................................. 82
22. Bảng 3.2. Dự báo cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của giá trị SX CN
tỉnh Đồng Nai phân theo địa phương năm 2015 và 2020. 87


8

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ
BẢN ĐỒ
1.Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai ....................................... 29
2. Bản đồ 2.2 . Bản đồ giá trị sản xuất và tỉ trọng giá trị sản xuất CN của
tỉnh Đồng Nai phân theo địa phương, năm 2000 và năm
2012 .................................................................................. 69
3. Bản đồ 3.1. Bản đồ dự báo tỉ trọng giá trị SX CN của địa phương so
với giá trị SX CN của tỉnh Đồng Nai năm 2015 và 2020
và ngành CN chủ lực của địa phương đến năm 2020 ......... 88
BIỂU ĐỒ
1. Biểu đồ 1.1. Cơ cấu giá trị SX CN phân theo nhóm ngành của nước
ta năm 1996 và 2012 .......................................................... 20
2. Biểu đồ 1.2 . Cơ cấu giá trị SX phân theo TP KT của nước ta giai
đoạn 1996 - 2012 ................................................................ 22
3. Biểu đồ 1.3. Cơ cấu CN của Đông Nam Bộ phân theo địa phương
năm 1996 và năm 2012 ....................................................... 25
4. Biểu đồ 2.1. Tỉ trọng CN trong cơ cấu GDP tỉnh Đồng Nai giai đoạn
1996 - 2012 (theo giá hiện hành) ........................................ 38
5. Biểu đồ 2.2. Giá trị SX CN tỉnh Đồng Nai từ năm 1996 đến 2012
(theo giá hiện hành) ............................................................ 38
6. Biểu đồ 2.3. Cơ cấu giá trị SX CN theo ngành của tỉnh Đồng Nai
năm 1996 và 2012............................................................... 44
7. Biểu đồ 2.4. Cơ cấu giá trị SX CN của CN chế biến tỉnh Đồng Nai
năm 1996 và 2012 (theo giá hiện hành) ............................. 49


9
8. Biểu đồ 2.5. Cơ cấu lao động của ngành CN SX và phân phối điện,
khí, nước tỉnh Đồng Nai năm 1996 và 2012 ...................... 55
9. Biểu đồ 2.6. Cơ cấu giá trị SX phân theo TP KT của CN tỉnh Đồng

Nai giai đoạn 1996 - 2012 .................................................. 58
10. Biểu đồ 2.7. Cơ cấu lao động phân theo TP KT của CN tỉnh Đồng
Nai năm 1996 và 2012 ....................................................... 59
11. Biểu đồ 2.8. Cơ cấu một số ngành CN của huyện Vĩnh Cửu năm
2000 và 2012....................................................................... 63
12. Biểu đồ 2.9. Cơ cấu một số ngành CN của Tp.Biên Hòa năm 2000
và 2012................................................................................ 66
13. Biểu đồ 2.10. Cơ cấu một số ngành CN của huyện Nhơn Trạch năm
2000 và 2012....................................................................... 67
14. Biểu đồ 2.11. Cơ cấu một số ngành CN của huyện Long Thành năm
2000 và 2012....................................................................... 71
15. Biểu đồ 3.1. Dự báo cơ cấu các ngành CN tỉnh Đồng Nai năm 2015
và năm 2020 ........................................................................ 83
16. Biểu đồ 3.2. Dự báo cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai theo TP KT đến năm
2020 .................................................................................... 92


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
CN là ngành SX vật chất cơ bản, là khu vực chủ đạo của nền kinh tế quốc
dân. Trình độ phát triển của CN là một trong những tiêu chuẩn đánh giá trình
độ phát triển của một quốc gia. Trong quá trình CN hóa và hiện đại hóa đất
nước, CN có vai trò to lớn đối với mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, quốc phòng
và đời sống của toàn xã hội.
Để hướng tới mục tiêu cơ bản trở thành một nước CN vào năm 2020, nước
ta cần phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí và định hướng đúng đắn cho
toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, phát triển CN được coi là nhiệm vụ trọng tâm
hàng đầu.
Đồng Nai là tỉnh có công nghiệp phát triển nhanh, tỉ trọng giá trị SXCN

ngày càng chiếm cao trong cơ cấu kinh tế. Tính đến năm 2012, giá trị SX
công nghiệp chiếm 54,6% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh, chiếm 21,6% giá trị
SX CN của vùng Đông Nam Bộ và 10% giá trị SXCN cả nước. Phát triển CN
Đồng Nai – ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh phù hợp với quan điểm phát triển
tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, phù hợp với quan
điểm, mục tiêu phát triển CN của vùng Đông Nam Bộ và các điều kiện trong,
ngoài nước để phát triển bền vững và chủ động hội nhập.
Trong xu thế CN hóa, hiện đại hóa đất nước, Đồng Nai đang từng bước xây
dựng một cơ cấu kinh tếhợp lí nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực của
tỉnh và tạo đà phát triển kinh tế mạnh mẽ, vượt bậc. Trong đó, cơ cấu ngành
CN đã có bước chuyển dịch rõ rệt, ngày càng hoàn thiện và hợp lí hơn, song
sự chuyển dịch như vậy chưa mạnh mẽ và chưa phát huy hết tiềm lực của
tỉnh.
Là người dân ở tỉnh Đồng Nai, tác giả muốn có những đóng góp vào sự
phát triển kinh tế cho tỉnh nhà.


2
Vì những lí do trên, học viên đề tài “Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng
Nai” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hiện trạng chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai
đểđưa những giải pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh có hiệu quả
cao về mặt kinh tế - xã hội, môi trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan một số vấn đề về cơ sở khoa học của chuyển dịch cơ cấu CN.
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu CN, nghiên
cứuthực trạng chuyển dịch cơ cấu CN và đánh giá những thành tựu, hạn
chếtrong chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai.
Đưa ra những giải pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai.

4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Có nhiều giáo trình, sách, công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu CN nói riêng, như: Chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế ở Việt Nam của PGS.TS Bùi Tất Thắng, tác giả đã nêu lên
các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nghiên cứu đến chuyển
dịch cơ cấu CN nước ta đến năm 2003. Trong giáo trình Địa lí kinh tế xã hội
Việt Nam do PGS.TS Lê Thông chủ biên đã cho thấysự thay đổi tỉ trọng của
các nhóm ngành CN nước ta.
Về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu CN của vùng Đông Nam Bộ, đã được
thể hiện trongViệt Nam các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của
GS.TS. Lê Thông và TS. Nguyễn Quý Thao đồng chủ biên và trong cuốn Địa
lí kinh tế xã hội Việt Nam trong thời kì hội nhập do GS.TS. Đặng Văn Phan
và PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng cũng cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu CN của
vùng. Các tài liệu trên đã nghiên cứu sự thay đổi tỉ trọng của ngành CN trong
quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước.


3
Tỉnh Đồng Nai hiện có những báo cáo Quy hoạch phát triển CN trên đến
năm 2015, có tính đến năm 2020 của 11 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn
tỉnhcủa Sở Công thương tỉnh Đồng Nai. Trong các bản quy hoạch phát triển
CN của từng huyện, thành phố, thị xã, sở Công thương tỉnh Đồng Nai đã đánh
giá thực trạng phát triển CN của các huyện từ năm 2000 đến năm 2010 và
định hướng phát triển CN của các huyện đến năm 2020.
Có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu liên quan đến phát triển CN tỉnh
Đồng Nai như “Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu CN tại
tỉnh Đồng Nai (1986 – 2005)”luận văn thạc sĩ Địa lí học của Nguyễn Thị Thu
Hằng, “Tổ chức lãnh thổ các khu CN ở tỉnh Đồng Nai”luận văn thạc sĩ Địa lí
họccủa Hoàng Đức Thọ,“Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh
tế ở Đồng Nai” luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Bình,“Nghiên cứu định

hướng chiến lược phát triển các sản phẩm CN chủ lực của tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2005 – 2015” Đề tài nghiên cứu khoa học của Sở khoa học Công nghệ
tỉnh Đồng Nai. Các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu trênđã đánh giá hiện
trạng phát triển CN Đồng Nai, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm CN,
cũng như đưa ra giải pháp chính sách phát triển một số sản phẩm CN chủ lực
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập của sản phẩm
CN Đồng Nai trong giai đoạn 2005-2020. Ngoài ra, các luận văn, luận án trên
cũng nghiên cứu tình hình đầu tư nước ngoài vào các khu CN và tình hình
hoạt động, phân bố cụm, khu, trung tâm CN ở các huyện, thành phố, thị xã
của tỉnh Đồng Nai, cơ cấu CN của Tp.Biên Hòa,...
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào dưới góc độ địa lí nghiên cứu sâu về chuyển
dịch cơ cấu CN của tỉnh Đồng Nai. Những đề tài trên là tài liệu quí giá để tác
giả nghiên cứu sâu hơn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai”.


4
5. Giới hạn đề tài
Nội dung:Đề tài tập trung nghiên cứu vềchuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng
Nai, gồm:
- Chuyển dịch cơ cấu CN theo ngành và nội bộ ngành (nội bộ ngành trừ
ngành CN khai thác).
- Chuyển dịch cơ cấuCN theo TP KT.
- Chuyểndịch cơ cấu CN theo lãnh thổ.
- Chuyển dịch cơ cấu CN theo trình độ công nghệ của sản phẩm CN.
Trong đó, đề tài căn cứ vào một số tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch như
sau:
- Chuyển dịch cơ cấu CN theo nhóm ngành, nội bộ ngành và theo TP KT:
đề tài chỉ dựa vào hai tiêu chí là chuyển dịch cơ cấu giá trị SX và chuyển dịch
cơ cấu lao động.
- Chuyển dịch cơ cấu CN theo lãnh thổ: đề tài dựa vào tiêu chí chuyển dịch

cơ cấu giá trị SX CNcủa các huyện, thành phố, thị xã so với cơ cấu giá trị
SXCN của toàn tỉnh.
Từ đó đánh giá những thành tựu và mặt hạn chế để đề ra giải pháp nhằm
góp phần chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai một cách hợp lí, hiệu quả
hơn.
Không gian: Phạm vi nghiên cứu tỉnh Đồng Nai.
Thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu CN của tỉnh Đồng
Naitừ năm 1996 đến năm 2012 (riêng chuyển dịch theo cơ cấu lãnh thổ được
nghiên cứu trong giai đoạn 2000 đến 2012).


5
6. Các quan điểm và các phương pháp nghiên cứu
6.1. Các quan điểm nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống của địa lí học. Sử dụng phương
pháp tổng hợp để đánh giá một cách khái quát hiện trạng chuyển dịch cơ cấu
CN và hạn chế của chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai, từ đó đưa ra giải
pháp cho chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai đạt hiệu quả cao.
6.1.2. Quan điểm hệ thống
Khi xem xét về đặc điểm của một đối tượng cần chú ý đến hệ thống của nó.
Mỗi một lãnh thổ là một hệ thống bao gồm các thành phần tạo nên nó. Nhưng
bản thân của đối tượng lại là một thành phần của hệ thống lớn hơn.
CN tỉnh Đồng Nai là một hệ thống các thành phần bao gồm các ngành CN
của tỉnh, CN của các huyện, thành phố, thị xã. CN Đồng Nai là bộ phận của
kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai, là một bộ phận của CN Việt Nam.
Do vậy, để nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai cần phải xem
xét phát triển CN trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần
trong toàn hệ thống kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai và trong mối tương quan
với sự phát triển kinh tế, CN của cả nước.

6.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi một hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội đều tồn tại trong một
thời gian nhất định. Nói cách khác, các hiện tượng này có quá trình phát sinh,
phát triển và biến đổi. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu cần đứng trên quan
điểm lịch sử. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào việc nghiên cứu
chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai sẽ cho thấy quá trình cũng như chuyển
biến về tình hình chuyển dịch cơ cấu CN của tỉnh. Trên cơ sở đó, đưa ra
những giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển CN của tỉnh nói chung và
chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh nói riêng một cách hợp lí trong tương lai.


6
6.1.4. Quan điểm sinh thái
Trên các quan điểm sinh thái đòi hỏi khi phát triển sản xuất phải đảm bảo
không làm mất cân bằng tự nhiên mà phải làm cho nó phát triển bền vững.
Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai phải đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển
hiện tại và các hoạt động SXCN đó không gây nguy hại cho những hệ thống
tương lai như vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên đất, sinh vật,
nước, không khí,...
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thống kê
Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói
chung và nghiên cứu địa lí nói riêng. Khoa học không thể phát triển được nếu
thiếu tính kế thừa, thiếu sự tích lũy những thành tựu của quá khứ. Việc thu
thập những thông tin phong phú sẽ giúp cho việc nhận định vấn đề toàn diện,
khái quát về nội dung nghiên cứu.
Các nguồn tài liệu thu thập về đề tài tương đối đa dạng, phong phú bao
gồm tài liệu từ các báo cáo của Sở Công thương, Niên giám Thống kê, sách,
báo chí, mạng internet,...
6.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

Sau khi thu thập tài liệu, bước tiếp theo là xử lí tài liệu theo mục đích
nghiên cứu của đề tài “Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai”. Sử dụng
phương pháp phân tích tổng hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc thu thập
các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau nên phải xử lí những tài liệu để rút ra
nhận xét xác đáng về chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai.
6.2.3. Phương pháp GIS, bản đồ
Đây là phương pháp rất đặc trưng của khoa học địa lí, vì mọi nghiên cứu
đều bắt đầu và kết thúc bằng bản đồ.Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử


7
dụng phần mềm MapInfor 7.5 để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu CN theo
lãnh thổ và định hướng chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai.
Trong đề tài này, hệ thống biểu đồ được học viên sử dụng để thể hiện qui
mô, cơ cấu giá trị SX của ngành CN cũng như sự chuyển dịch cơ cấu ngành
CN của tỉnh Đồng Nai.
6.2.4. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp cần thiết đối với việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tế để
thấy được thực tiễn sự phát triển và phân bố CN của tỉnh Đồng Nai.
Trong quá trình làm nghiên cứu, học viên có đi đến một số trên địa bàn để
tìm hiểu về sự phát triển các khu CN tỉnh Đồng Nai.
7. Đóng góp của luận văn
Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu
CN.
Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu CN của tỉnh Đồng Nai.
Đánh giá được những thành tựu và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu CN
tỉnh Đồng Nai.
Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai.
8. Cấu trúc đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.

Trong đó phần nội dung còn bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu CN
Chương 2:Thực trạng chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh
Đồng Nai đến năm 2020


8
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm
1.1.1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một hệ thống động. Các mối quan hệ này được hình
thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và
hướng vào những mục tiêu cụ thể.
Cơ cấu kinh tế được hiểu là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể
nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả số lượng
và chất lượng giữa các bộ phận với nhau [12].
Như vậy, nội hàm của khái niệm cơ cấu kinh tế bao gồm các khía cạnh:
- Các bộ phận hợp thành nền kinh tế.
- Các mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế với nhau cả
về mặt số lượng và chất lượng trong quá trình phát triển của nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử xã hội nhất định và luôn biến động phụ
thuộc vào sự biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới và đặc điểm
kinh tế - xã hội của đất nước.
Cơ cấu kinh tế là một phạm trù động, có đặc điểm là luôn có sự vận động,
chuyển dịch theo các xu hướng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế.
Nếu các thước đo tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế
chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thể hiện mặt chất lượng kinh tế trong quá trình
phát triển.

Đánh giá cơ cấu kinh tế phải được thực hiện trên cơ sở phân tích các dạng
biểu hiện khác nhau của cơ cấu kinh tế.
Trên phạm vi cả nước, cơ cấu kinh tế biểu hiện tập trung của chiến lược
kinh tế - xã hội. Một cơ cấu kinh tế hợp lí phản ánh sự tác động của các qui
luật phát triển khách quan. Nghiên cứu cơ cấu kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối


9
với thực tiễn phát triển kinh tế trong cùng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ: nền kinh
tế quốc dân có một cơ cấu kinh tế hợp lí là cơ cấu kinh tế trong đó các ngành,
các vùng, các TP KT, các loại hình SX có quy mô và trình độ kỹ thuật khác
nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện kinh
tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định.
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế thay đổi theo từng thời kì lịch sử do số lượng và tương
quan tỉ lệ giữa các ngành, các vùng, các TP KT luôn có sự thay đổi.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này
sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển để giúp cho nền
kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc và có khả năng hội nhập với
khu vực và thế giới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi dần dần, từng bước cấu trúc
của nền kinh tế trong phạm vi các ngành và các vùng trên lãnh thổ để thích
nghi với hoàn cảnh phát triển kinh tế của một nước hay một địa phương [12].
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoài các ngành, lãnh thổ còn có chuyển dịch
theo TP KT. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng góp phần
làm cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh và vững chắc, mặt khác cũng
làm cho nền kinh tế có khả năng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
1.1.3. Công nghiệp

CN là một ngành kinh tế trực tiếp SX ra của cải vật chất, một bộ phận hợp
thành không thể thiếu được của cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Đây là hoạt
động kinh tế, SX quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến
bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.


10
Theo quan niệm của Liên Hiệp Quốc: CN là tập hợp các hoạt động SX với
những đặc điểm nhất định thông quá các quá trình công nghệ để tạo ra sản
phẩm.
Các sản phẩm CN bao gồm tư liệu SX và tư liệu tiêu dùng được SX bằng
máy mọc thiết bị dựa trên khoa học kỹ thuật hiện đại có khả năng SX hàng
loạt sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của SX và tiêu dùng. SXCN trải qua 2
giai đoạn là tác động vào đối tượng để tạo ra nguyên liệu và chế biến nguyên
liệu thành sản phẩm.
Đặc điểm khác biệt lớn nhất để phân biệt SXCN với các ngành kinh tế
khác là tính chất phụ thuộc vào máy móc, công nghệ. SXCN là SX bằng máy
móc. Máy móc thiết bị càng hiện đại thì năng suất lao động và sản phẩm CN
càng cao, giá thành SX và tỉ lệ tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng càng
giảm. Vì vậy, trong SXCN, để nâng cao hiệu quả knh tế người ta không
ngừng cải tiến máy móc, thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
Hoạt động CN bao gồm 3 loại hình: CN khai thác tài nguyên, CN chế biến
và các dịch vụ SX theo sau nó.
1.1.4. Cơ cấu công nghiệp
Cơ cấu CN là tổng thể bộ phận hợp thành quá trình SXCN và mối liên hệ
SX giữa các bộ phận đó biểu thị bằng tỉ trọng của từng bộ phận so với toàn bộ
sản phẩm CN tính theo giá trị tổng sản lượng.
Cơ cấu CN bao gồm cơ cấu theo nhóm ngành CN, theo TP KT, theo lãnh
thổ và theo trình độ khoa học công nghệ.
1.1.5. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Cơ cấu ngành CN không bất biến mà luôn thay đổi do ảnh hưởng của các
yếu tố kinh tế - xã hội, lịch sử, tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ phát triển
của sự hợp tác kinh tế và sự phân công lao động quốc tế, nguồn tài nguyên
thiên nhiên và sự hợp tác quốc tế. Để SXCN phát triển và không ngừng mở


11
rộng đòi hỏi ở mỗi quốc gia phải có cơ cấu ngành CN ở tỉ lệ thích hợp trong
cơ cấu CN.
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu CN là sự thay đổi cơ cấu CN cả trên sự thay
đổi của các bộ phận cơ cấu ngành, vùng, thành phần, mối quan hệ giữa
chúng cả về số lượng và chất lượng của cơ cấu để phù hợp với môi trường
kinh tế tổng thể, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
Chuyển dịch cơ cấu CN có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển CN nói
riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Nó giúp cho ngành CN và nền
kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc, có khả năng hội nhập với khu
vực và thế giới.
1.2. Phân loại cơ cấu công nghiệp
1.2.1. Cơ cấu ngành công nghiệp
Cơ cấu ngành CN là quan hệ gắn bó giữa các nhóm ngành SXCN hoặc
nội bộ của nhóm ngành SXCN theo những tỉ lệ nhất định.
Có nhiều cách phân loại cơ cấu ngành CN [7]:
- Căn cứ theo công dụng kinh tế của sản phẩm, ta chia CN thành hai nhóm
ngành.
Nhóm ngành CN nặng (A): là những ngành SX ra tư liệu SX, bao gồm các
ngành CN khai thác nhiên liệu và SX điện năng, CN khai thác quặng và luyện
kim, CN chế tạo máy, CN hóa chất, CN khai thác và chế biến gỗ, CN vật liệu
xây dựng.
Nhóm ngành CN nhẹ (B): là những ngành SX ra tư liệu tiêu dùng, bao
gồm các ngành như CN thực phẩm, CN dệt may, CN sành sứ, thủy tinh, CN

giày, CN in,... Tuy nhiên, cách phân ngành này chưa rõ ràng, có sự trùng lặp
một số ngành.


12
- Căn cứ theo tính chất sản phẩm, CN của mỗi quốc gia được phần thành
ba nhóm ngành: CN khai thác, CN chế biến và CN sản xuất và phân phối
điện, khí, nước:
Ngành CN khai thác:Đây là ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, bao
gồm các nguồn năng lượng (dầu mỏ, khí đốt, than,...), quặng kim loại (sắt,
thiếc,...) và vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi,...), ngành này cung cấp nguyên liệu
đầu vào cho các ngành CN khác.
Ngành CN chế biến:Ngành bao gồm CN chế tạo công cụ SX như chế tạo
máy, cơ khí, kỹ thuật điện và điện tử, CNSX vật phẩm tiêu dùng như dệt may,
chế biến thực phẩm đồ ăn uống, chế biến gỗ giấy, chế biến thủy tinh sành sứ
và CNSX tư liệu sản xuất như hóa chất, hóa dầu, luyện kim và vật liệu xây
dựng.
Ngành CNSX và phân phối điện, khí, nước:Ngành bao gồm các ngành SX
và phân phối các nguồn điện như thủy điện và nhiệt điện, gas, khí đốt và
nước.
Trong cơ cấu CN, cơ cấu ngành là quan trọng nhất nhất. Cơ cấu ngành
CN phản ánh được trình độ phát triển của SXCN và phân công lao động trong
xã hội. Định dạng cơ cấu ngành CN trong từng giai đoạn phát triển nhất định
phải phù hợp với sự phát triển của các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, xã hội mà nền
kinh tế đạt được.
1.2.2. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
Cơ cấu CN theo TP KT là tương quan theo tỉ lệ giữa các TP KT tham gia
vào ngành CN.
Cơ cấu CN theo TP KT gắn liền với các loại hình sở hữu nhất định về tư
liệu SX. Tùy theo phương thức SX mà có các TP KT chiếm địa vị chi phối

hay chủ đạo và các TP KT khác cùng tồn tại. Có nhiều cách phân loại TP KT,


13
nhưng hiện nay có thể chia cơ cấu TP KT trong CN gồm TP KT Nhà nước,
TP KT ngoài nhà nước, TP KT có vốn đầu tư nước ngoài.
1.2.3. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
Trong một lãnh thổ chia thành nhiều lãnh thổ nhỏ hơn, các lãnh thổ này
phải được bố trí, quan hệ với nhau theo một tỉ lệ để tạo điều kiện phát triển
CN của lãnh thổ đó.
Như vậy, cơ cấu CN theo lãnh thổ là sự tương quan tỉ lệ phát triển ngành
CN giữa các vùng trong phạm vi lãnh thổ.
Quá trình hình thành và phát triển cơ cấu CN theo lãnh thổ cần định
hướng vào tạo lập các cực phát triển, bao gồm các điểm, các trung tâm, hành
lang, vùng chuyên môn hóa SX, các bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc biệt,... nhằm
tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác triệt để tiềm năng đa dạng
và lợi thế so sánh của các bộ phận lãnh thổ khác nhau.
1.3. Một số tiêu chícơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Dựa vào các tiêu chí phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế [13]. Tác giả đã
lựa chọn một số tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu CN:
- Cơ cấu giá trị SX CN
Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu CN, cơ cấu giá trị SX giữa các
nhóm ngành CN, TP KT và lãnh thổ là một trong những chỉ tiêu quan trọng
nhất phản ánh xu hướng vận động và mức độ thành công của CN hóa, tính
hiệu quả trong phát triển CN. Tỉ lệ phần trăm trong giá trị SX của các nhóm
ngành (CN khai thác, CN chế biến, CN SX và phân phối điện, khí, nước) là
một trong những chỉ tiêu đầu tiên thường dùng để đánh giá quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành của CN.
Đánh giá sát hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành của CN theo hướng CN
hóa, hiện đại hóa, việc phân tích cơ cấu nội bộ ngành có ý nghĩa rất quan



14
trọng. Thông thường, cơ cấu phân ngành phản ánh sát hơn khía cạnh chất
lượng và mức độ hiện đại hóa của CN nói riêng và nền kinh tế nói chung.
- Cơ cấu lao động và năng suất lao động trong CN
Trong quá trình CN hóa, hiện đại hóa sự chuyển dịch cơ cấu CN còn được
đánh giá qua một chỉ tiêu rất quan trọng là cơ cấu lao động đang làm việc
trong CNđược phân bố như thế nào vào các nhóm ngành CN khác nhau. Cơ
cấu lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh sát thực mức độ thành công về mặt
kinh tế - xã hội của quá trình CN hóa, hiện đại hóa.
- Cơ cấu trình độ công nghệ của các ngànhCN
Trong điều kiện của nền kinh tế đang CN hóa, hiện đại hóa, cơ cấu trình
độ công nghệ trong quá trình SX CN thể hiện qua tính chất của sản phẩmcũng
được xem như một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ SX của
máy móc, thiết bị công nghệ cao.
Hầu hết các nước đã trải qua quá trình CN hóa để trở thành một nước CN
phát triển đều cơ bản trải qua một mô hình chung trong cơ cấu SXlà từ chổ
chủ yếu SXvà xuất khẩu hàng sơ chế sang các mặt hàng CN chế biến. Thời
gian đầu, các loại sản phẩm của CN chế biến chủ yếu là sử dụng nhiều lao
động, kỹ thuật thấp. Thời gian sau,SXCNchuyển sang các loại sản phẩm sử
dụng công nghệ cao. Chính vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu trình độ công nghệ
từ mặt hàng sơ chế sang những loại sản phẩm chế biến dựa trên cơ sở công
nghệ cao – kỹ thuật cao luôn được xem như một trong những thước đo quan
trọng đánh giá mức độ thành công của chuyển dịch cơ cấu CN.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
1.4.1.1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị.
Trong điều kiện tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế và hội
nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới, vị trí địa lí tác động rất lớn đến



15
việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp, cũng như phân bố các ngành CN
và các hình thức tổ chức lãnh thổ CN, từ đó ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình
thành và xu hướng chuyển dịch cơ cấu CN theo lãnh thổ.
1.4.2. Nhân tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất
không thể thiếu được để phát triển và phân bố CN. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến
việc hình thành và xác định cơ cấu ngành CN.
- Khoáng sản: Số lượng chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và
sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ
chức các xí nghiệp CN.
- Khí hậu và nguồn nước: Khí hậu và nguồn nước ảnh hưởng đến cơ cấu
ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu sản phẩm CN của mỗi địa phương.
Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành CN. Mức độ thuận lợi
hay khó khăn về nguồn cung cấp nước hoặc thoát nước là điều kiện quan
trọng để định vị các xí nghiệp CN.
Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố CN. Đặc điểm khí
hậu có tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành CN khai khoáng.
Trong một số trường hợp nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ
SX.
- Các nhân tố tự nhiên khác: Các nhân tố tự nhiên kháccó tác động đến sự
phát triển và phân bố CN như đất đai, tài nguyên sinh vật… tác động gián tiếp
đến việc hình thành các ngành CN từ đó ảnh hưởng đến cơ cấu CN.
Quỹ đất dành cho CN và các điều kiện về địa chất, công trình ít nhiều
cũng ảnh hưởng tới qui mô hoạt động và vốn kiến thiết cơ bản. Sự phong phú
của nguồn thủy sản với nhiều loại động vật dưới nước có giá trị kinh tế là cơ
sở để phát triển ngành CN chế biến, từ đó ảnh hưởng đến cơ cấu ngành CN.



×