Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.73 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CƠNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK

Giảng viên hướng dẫn GV. Nguyễn Thị Kim Ngân
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Khánh Linh
Nguyễn Thị Thùy Linh
Đỗ Thùy Linh
Phạm Thị Thùy Linh
Đào Khánh Linh
Nguyễn Thảo Linh
Trần Thị Hải Lý
Đào Ngọc Mai
Lê Quỳnh Nga
Nguyễn Thị Hải Ngọc
Lớp Anh1-Kế toán-K46
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2010


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................trang 2
I.
II.

III.

IV.


Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. .trang 3
Cơ sở lý luận của phân tích báo cáo tài chính.....................................trang 4
1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính...........................................trang 4
2. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính.....................................trang 4
3. Các báo cáo tài chính.....................................................................trang 4
4. Phân tích tỷ số tài chính.................................................................trang 5
Phân tích báo cáo tài chính của cơng ty Vinamilk..............................trang 6
1. Bảng cân đối kế toán.......................................................................trang 6
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh..........................................trang 9
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ............................................................trang 12
Phân tích chỉ số tài chính của công ty Vinamilk...............................trang 14
1. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.........................................trang 14
a. Hệ số thanh toán hiện thời.........................................................trang 14
b. Hệ số thanh toán nhanh.............................................................trang 15
2. Tỷ số quản lý hiệu quả hoạt động..................................................trang 16
2.1................................................................................ Số vòng quay tài sản
....................................................................................................trang 16
2.2.......................................................................... Vòng quay hàng tồn kho
....................................................................................................trang 19
3. Tỷ số quản lý nợ..............................................................................trang 20
3.1......................................................................... Tỷ số nợ trên tổng tài sản
....................................................................................................trang 20
3.2................................................................... Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
....................................................................................................trang 21
3.3.................................................................................. Hệ số chi trả lãi vay
....................................................................................................trang 22
4. Tỷ số khả năng sinh lời..................................................................trang 23
4.1................................................................ Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
....................................................................................................trang 23
4.2.............................................................. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

....................................................................................................trang 23
4.3............................................... Tỷ số lợi nhuẩn ròng trên vốn chủ sở hữu
....................................................................................................trang 24

KẾT LUẬN........................................................................................trang 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................trang 27


LỜI GIỚI THIỆU
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ bùng nổ ngày 21/1 đã khiến nền kinh tế
toàn cầu lâm vào tình trạng chao đảo, suy sụp, khơng thể hồi phục trong năm 2008,
và đã tiếp tục gây ra nhiều khó khăn trong năm 2009. Thậm chí "bóng đêm" của
khủng hoảng đã tiếp tục bao phủ trong những năm tiếp theo. Trong hồn cảnh đó,
Việt Nam khơng thể đi ngược dòng bão tố. Những tác động của khủng hoảng chắc
chắn sẽ khơng tránh khỏi vì nó sẽ tác động trực tiếp đến vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam và xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ.
Năm 2008, trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và nối tiếp là sự
suy giảm của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam và hoạt động của các doanh nghiệp
bắt đầu đối diện với những khó khăn, thử thách khốc liệt. Tuy nhiên mỗi doanh
nghiệp lựa chọn một cách đương đầu với khủng hoảng khác nhau và từ đó đạt được
những kết quả khác nhau.
Để xem xét đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp
ngành hàng thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong thời kì khủng hoảng 2007-2008,
trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng tôi xin đưa ra phân tích báo cáo tài chính
của một doanh nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống tiêu biểu: Công ty cổ phần
sữa Việt Nam Vinamilk - một trong những doanh nghiệp thành công nhất trong
ngành công nghiệp thực phẩm, giữ vị trí là cơng ty sữa hàng đầu Việt Nam với 37%
thị phần (kết thúc năm tài chính 2008).
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế nhất định, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của giảng

viên bộ mơn để bài phân tích đánh giá hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.


Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2010


I.

Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần

Sữa Việt Nam Vinamilk (Vietnam Dairy Products
Joint Stock Company)
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và
các sản phẩm từ sữa. Các sản phẩm: Sữa đặc (Ơng Thọ, Ngơi sao Phương Nam),
sữa bột (Dielac), Ridielac ...dành cho trẻ em, bà mẹ và người lớn tuổi, sữa tươi,
kem…
Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh là
VNM.
Cơng ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện
chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam.
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại
Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa
nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt
uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các
sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam
trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động
năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã
làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống

đóng chai và café cho thị trường.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu
“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và
là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Cơng Thương bình chọn năm
2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất
lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.


Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang
tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân
7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy
với tổng cơng suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới
phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản
phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng.
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng
xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và
Mỹ.
II.

Cơ sở lý luận của phân tích báo cáo tài chính

1.

Khái niệm phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật
phân tích và giải thích các báo cáo tài chính nhằm mục đích phục vụ cho việc ra
quyết định. Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay
tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một cơng ty đang được phân tích,
thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định

hợp lý. Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc
nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình
mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính có chất
lượng.

2.

Mục đích của phân tích báo cáo tài chính

Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính,
đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thơng minh.
Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để
"hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các cơng cụ
phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính
trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau


nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ
liệu ban đầu.
Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra
quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc
dự đốn tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo
cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương
lai của cơng ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và
đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.

3.

Các báo cáo tài chính


Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một
thời điểm nhất định. Nó là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp
có/sở hữu (tài sản) và những gì mà doanh nghiệp nợ (các khoản nợ) ở một thời điểm
nhất định.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: hay còn gọi là báo cáo lãi lỗ, chỉ ra
sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: bao gồm số dư tiền mặt đầu kỳ, tình hình các
dịng tiền vào, chi ra, và tình hình số dư tiền mặt cuối kỳ của cơng ty.

4.

Phân tích tỷ số tài chính

Phân tích tỷ số là một công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo
tài chính. Việc sử dụng các tỷ số cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các
con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức
đang được xem xét. Trong phần lớn các trường hợp, các tỷ số được sử dụng theo hai
phương pháp chính.
Thứ nhất, các tỷ số cho tổ chức đang xét sẽ được so sánh với các tiêu
chuẩn của ngành. Cụ thể trong đề tài chúng em lựa chọn các chỉ số cá thể của mỗi
công ty được so sánh với chỉ số chung của ngành hàng thực phẩm và đồ uống.


Công dụng lớn thứ hai của các tỷ số là để so sánh xu thế theo thời gian
đối với mỗi công ty riêng lẻ. Trong đề tài này, chúng em lựa chọn phân tích xu thế
biến động của các chỉ số tài chính trong giai đoạn kinh tế 2006-2008, qua đó đánh
giá được khả năng hoạt động vững vàng của các cơng ty về mặt tài chính trong thời
kỳ sa cơ lỡ vận về kinh tế.
Biết tính tốn và sử dụng các tỷ số tài chính khơng chỉ có ý nghĩa với nhà
phân tích tài chính, mà cịn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản

thân doanh nghiệp và các chủ nợ…Các tỷ số tài chính cho phép chúng ta so sánh
các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh
nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng
chi trả nợ vay…
Tỷ số tài chính giúp nhà phân tích có thể tìm ra được xu hướng phát triển của
doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức
khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Có 4 loại chỉ số tài chính quan trọng:
-

Tỷ số thanh khoản: Về cơ bản, các tỷ số về khả năng thanh tốn thử

nghiệm mức độ thanh tốn của một cơng ty . Các tỷ lệ được thiết kế ra để đo lường
khả năng của một công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ nần ngắn hạn
khi đến hạn.:
-

Tỷ số hiệu quả hoạt động: Các tỷ số hiệu quả hoạt động cho ta số đo

về mối liên hệ giữa số doanh thu và số đầu tư hàng năm trong các loại tài khoản tài
sản khác nhau. Nó đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của
công ty để kiếm được lợi nhuận.
-

Tỷ số quản lý nợ: Đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính

cho các khoản vay nợ được cơng ty thực hiện bằng cách vay nợ hay bán thêm cổ
phần.
-


Tỷ số khả năng sinh lợi: được thiết kế để đo lường năng lực có lãi và

mức sinh lợi của cơng ty. Đây là các tỷ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và nhà
đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán


được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng
thêm nếu có.
III.

Phân tích cáo cáo tài chính của cơng ty Vinamilk:

1.

Bảng cân đối kế toán:

TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản
tương đương tiền
Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu
ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn
khác
Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu
dài hạn

Tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn
khác
TỔNG CỘNG
TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Nguồn vốn chủ sở
hữu
Vốn chủ sở hữu

Năm 2007
Số tiền
Tỷ

Năm 2008
Số tiền
Tỷ

Biến động
Số tiền
Tỷ

(triệu


trọng

(triệu

trọng

(triệu

trọng

đồng)

%

đồng)

%

đồng)

%

3,172,434 58.48

3,187,605 53.42

15,171

(5.06)


117,819

2.17

338,654

5.68

220,835

3.51

654,485

12.06

374,002

6.27

(280,483)

(5.79)

654,720

12.07

646,385


10.83

(8,355)

(1.24)

1,669,871 30.78

1,775,342 29.75

105,471

(1.03)

75,539

53,222

(22,371)

(0.5)

1.39

0.89

2,252,683 41.52

2,779,354 46.58


526,671

5.06

762

475

(287)

0

0.01

0.01

1,646,962 30.36
0
0.00

1,936,923 32.46
27,489
0.46

289,961
27,489

2.1
0.46


401,018

7.39

570,657

9.56

160,639

2.17

203,941

3.76

243,810

4.09

39,869

0.33

5,425,117 100.00 5,966,959 100.00

541,812

0


1,073,230 19.78
933,357
17.20
139,873
2.58

1,154,432 19.35
972,502
16.30
181,930
3.05

81,202
39,145
42,057

(0.43)
(0.9)
0.47

4,351,887 80.22

4,761,913 79.80

410,026

(0.42)

4,224,315 77.87


4,665,715 78.19

441,400

0.32


Nguồn kinh phí và
quỹ khác
TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN
-

91,622

1.69

96,198

1.61

5,425,117 100.00 5,966,959 100.00

4,576

(0.08)

541,812

Về biến động tài sản: Trong thời kì này, tài sản của Vinamilk đã tăng


lên cả về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, trong đó tài sản dài hạn tăng lên khá
nhiều. Vì vậy mà tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm, tỷ trọng cho tài sản dài hạn lại
tăng.


Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng lên khá mạnh

vào năm 2008 (tăng thêm mức tỷ trọng 3.51%) chứng tỏ số tiền lưu động của doanh
nghiệp tăng, tính thanh khoản được nâng cao và dự tính vẫn được ổn định như vậy.


Năm 2007, Vinamilk đầu tư tài chính ngắn hạn nhiều, tỷ trọng tăng là

12.06%, nhưng đến năm 2008, Vinamilk quyết định giảm đầu tư ngắn hạn mà cụ thể
là đầu tư chứng khoán, khiến cho khoản này chỉ cịn chiếm 6.27%, giảm 5.79%. Có
lẽ lý do là lo sợ sự bấp bênh của thị trường chứng khoán năm 2008. Đây cũng là
một phần lý do khiến khoản tiền của doanh nghiệp tăng lên.


Hàng tồn kho tuy tỷ trọng năm 2008 có giảm 1.03% so với năm 2007

nhưng số đó khơng nhiều, hơn nữa số tuyệt đối của khoản mục hàng tồn kho vẫn
tăng đều qua các năm, chứng tỏ Vinamilk vẫn tập trung vào hoạt động sản xuất thực
phẩm chính của mình (khơng q mức tập trung vào những hoạt động kinh doanh
không phải ngành chính của mình (như đầu cơ, đầu tư chứng khoán).


Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng và phải thu dài hạn cũng


giảm dần qua 2 năm. Đây là một đặc điểm tốt, cho thấy cơng ty có quan hệ tốt với
khách hàng và có khả năng quản lý tài sản tốt. Rủi ro về tài chính của cơng ty có
giảm.
-

Về biến động nguồn vốn: Cũng như tài sản, quy mô nguồn vốn của

Vinamilk cũng tăng lên trong 2 năm này.




Tỷ trọng nợ phải trả đã giảm nhẹ trong 2 năm này, năm 2008 giảm

0.43%, trong đó nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu và cũng giảm nhẹ. Vinamilk đã thể
hiện được khả năng thanh tốn của mình và gây uy tín với các nhà đầu tư.


Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng dần lên. Tuy tỷ trọng năm 2008

(79.8%) có giảm chút ít so với năm 2007 (80.22%), nhưng con số tuyệt đối vẫn tăng
lên. NVCSH tăng dần và chiếm tỷ trọng lớn như vậy chứng tỏ doanh nghiệp có ít
rủi ro về tài chính, không bị phụ thuộc vào bên ngoài.
Như vậy, Vinamilk vẫn đứng vững cho dù nền kinh tế có nhiều biến động,
gây khó khăn. Số nợ phải thu nhỏ hơn nợ phải trả chứng tỏ Vinamilk đang đi chiếm
dụng vốn của các đối tác, đó là một đặc điểm thể hiện trình độ quản lý hoạt động
của Vinamilk tốt, xây dựng được hình ảnh đẹp với đối tác.
Như vậy, ta có thể thấy rằng, Vinamilk là công ty hoạt động hiệu quả với khả
năng quản lý tài sản tốt và sử dụng vốn hiệu quả. Cho dù chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế, Vinamilk với chiến lược kinh doanh, quảng cáo tốt vẫn phát triển, nổi

tiếng nhất với hình ảnh sản phẩm sữa chua Vinamilk.
2.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng phân tích khái quát kết quả kinh doanh:

(Đơn vị tính: VNĐ)
Biến động
ST
T

Tên chỉ số

2007 (Kỳ gốc)

1

Tổng DT hoạt
6,675,031,000

2

động KD
Các khoản

3
4
5
6

7

giảm trừ DT
DTT
GVHB
LN gộp
CP BH
CP QLDN

26,838,000
6,648,193,000
4,835,772,000
1,812,421,000
974,805,000
204,192,000

2008 (Kỳ
nghiên cứu)

(Kỳ NC/Kỳ gốc)
Tỷ lệ
Giá trị
(%)
1,705,532,000

8,380,563,000

25.551
144,743,000


171,581,000
8,208,982,000
5,610,969,000
2,598,013,000
1,052,308,000
297,804,000

1,560,789,000
775,197,000
785,592,000
77,503,000
93,612,000

539.321
23.477
16.030
43.345
7.951
45.845


8
9
10

11

CP TC
25,862,000
CP lãi vay

11,667,000
LNT từ HĐKD 865,427,000
GVĐĐ (=
GVHB +
CPBH +

197,621,000
26,971,000
1,315,090,000

171,759,000
15,304,000
449,663,000

664.14
131.17
51.959

6,958,758,000

6,961,081,000

2,323,000

0.033

12

CPQLDN)
Tỷ lệ

0.27262

0.316484188

0.043864188

16.090

13

LNG/DTT
Tsf CPBH (=
CPBH/DTT)
Tsf CP QLDN

0.14663

0.128189829

-0.018440171

-12.576

14

(= CP

0.03071

0.036277823


0.005567823

18.130

15
16
17

QLDN/DTT)
LNT/DTT
LNT/GVĐĐ
LN kế toán

0.13017
0.12437

0.16020135
0.18892037

0.03003135
0.06455037
415,932,000

23.071
51.902

955,381,000

1,371,313,000


18

trước thuế
LN sau thuế
TNDN

963,448,000

43.536
286,672,000

1,250,120,000

29.755

Năm 2008 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, điều này cũng ảnh hưởng
khơng nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của bất kỳ một công ty nào, và
Vinamilk cũng vậy. Lạm phát tăng cao làm cho các chi phí phát sinh trong doanh
nghiệp tăng bình qn 26.5 %, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên tới
45.845%. Hơn nữa, cũng chịu hậu quả của tình hình suy thối kinh tế trên tồn cầu,
sức mua trong cũng như ngoài nước giảm mạnh. Tuy nhiên, vượt lên trên những
điều đó Cơng ty Vinamilk vẫn đạt được một số kết quả hết sức khả quan: Doanh thu
thuần năm 2008 đạt 8,208,982,000 VNĐ, tăng hơn 23% so với năm 2007 (với
Doanh thu thuần chỉ 6,648,193,000 VNĐ); lợi nhận gộp từ hoạt động kinh doanh
năm 2008 cao hơn năm 2007 là 785,592,000 VNĐ tương ứng với 43.345 %. Sự
tăng trưởng vượt trội này chủ yếu là do công ty tăng giá bán trong khi chi phí đầu
vào trên thị trường lại giảm (trong 10 tháng năm 2008, giá sữa bột nguyên kem chỉ
còn 3,400 USD/tấn, sữa bột gầy cịn 2,800- 3,000 USD/tấn), tăng tính hiệu quả kinh
tế nhờ quy mô sản xuất (giá đơn vị sản phâ,r thấp hơn) và tái cơ cấu sản phẩ; dẫn

đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm


2007. Đây là một con số đáng kinh ngạc và cũng là minh chứng cho thấy hoạt động
sản xuất kinh doanh của cơng ty Vinamilk có sự tắng trưởng đột biến bất chấp sự
ảnh hưởng của thời kỳ khủng hoàng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới Việt Nam.
Nguyên nhân đáng chú ý của thành quả trên là do trong khi các tập đồn đối
thủ đang có xu hướng lấn sân dang các mảng kinh doanh phi tuyền thống thì
Vinamilk vẫn trung thành với mảng nghề chính thống của mình, là chế biến thực
phẩm với định hướng phát triển 3 dòng sản phẩm trụ cột: sữa, café và bia.
Chi phí bán hàng của cơng ty năm 2008 so với năm 2007 chỉ tăng 7.95%.
Mức tăng này khơng có sự thay đổi đáng kể, nhưng trong khi đó chi phí quản lý lại
có sự gia tăng đột biến. Biến động chi phí quản lý năm 2008 so với 2007 lên tới
45.845%. Khơng chỉ vậy, chi phí tài chính năm 2008 tăng gấp hơn 6 lần năm 2007.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự biến động của lợi nhuận thuần. Tuy nhiên, do
lợi nhuận gộp tăng cao, nên lợi nhuận thuần vẫn tăng một cách đáng kể.
Từ bảng phân tích khái quát kết quả kinh doanh, ta nhận thấy, tỷ suất chi phí
bán hàng trong kì giảm, điều này phản ánh việc quản lý chi phí bán hàng của
Vinamilk tương đối tốt. Nhờ có sự thay đổi về mơ hình tổ chức quản lý theo hướng
chuyên nghiệp hóa, các đơn vị sản xuất được thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng
tinh giản tối đa các bộ phận gián tiếp, tập trung vào quản lý sản xuất đồng bộ, hiệu
quả. Đồng thời công ty đã tổ chức thực hiện việc rà soát cũng như sắp xếp lại cơ cấu
nhân sự, tinh gọn nhân sự ở các bộ phận gián tiếp, chủ yếu tập trung nhân sự cho bộ
phận bán hàng và sản xuất trực tiếp, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện định mức lao
động hàng tháng, cắt giảm tối đa chi phí lao động đến mức có thể. Hơn nữa, Cơng
ty cịn triển khai hàng lọat các biện pháp tiết kiệm trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Các biện pháp này một mặt đã giúp Vinamilk gia tăng khả năng cạnh tranh
của các dịng sản phẩm của mình trong điều kiện tình hình thị trường có nhiều biến
động và đầy khó khăn như trong năm 2008.
Do lợi nhuận thuần tăng nên tỷ lệ LNT/DTT và tỷ lệ LNT/GVĐĐ năm 2008

đều tăng so với năm 2007, các con số đó là hơn 23% và gần 52%. Hai tỷ lệ trên đã
cho thấy hoạt động sản suất kinh doanh nói chung cũng như khả năng kiểm soát của
chủ doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động này và hiệu quả sử dụng đồng vốn


tương đối tốt, bất chấp tác động của khủng hoảng kinh tế. Do đó, Vinamilk cần phát
huy hơn nữa lợi thế này của mình để quản lý tốt hai loại chi phí này.
Ta thấy, tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế của công ty năm 2008 tăng hơn
43% so với năm 2007; tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk khơng cịn được
cao nhu thế bởi từ năm 2008 trở đi, cơng ty khơng cịn được miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp. Loại thuế này chỉ được miễn trong 4 năm vì Vinamilk niêm yết cổ
phiếu vào năm 2003 và các doanh nghiệp niêm yết chỉ được miễn thuế trong vòng 4
năm.
Trong năm 2008 lạm phát tăng cao dẫn đến lãi suất vay vốn ngân hàng tăng
rất cao, chi phí lãi vay của doanh nghiệp cũng tăng lên hơn 131% so với năm 2008,
điều này đẩy tất cả các doanh nghiệp Việt Nam vào tình huống vơ cùng khó khăn.
Tuy nhiên, trong tình hình đó Vinamilk đã sử dụng hợp lý nguồn vốn trước đây của
mình để ổn định sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng và đạt được kết quả gia tăng
doanh thu tăng 25.55% so với năm 2007.
3.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Bảng xu hướng lưu chuyển tiền tệ của Vinamilk giai đoạn 07-08
Đơn vị: VNĐ
Tên chỉ số

2008

2007


Gián tiếp
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động
Lợi nhuận trước thuế
Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao
Các khoản mục phi tiền mặt
Các khoản mục phi tiền mặt khác
Thay đổi Vốn lưu động
Tăng giảm các khoản phải thu
Tăng giảm hàng tồn kho
Tăng giảm chi phí trả trước
Tăng giảm các khoản phải trả
Thuế thu nhập phải nộp
Lưu chuyển thuần từ họat động đầu tư
Chi tiêu vốn

1,269,759,000
1,669,727,000
1,371,313,000
178,430,000
178,430,000
119,984,000
119,984,000
-399,968,000
13,354,000
-112,069,000
-17,077,000
-105,919,000

-101,861,000
-531,785,000
-445,062,000

313,478,000
1,039,138,000
955,381,000
130,772,000
130,772,000
-47,015,000
-47,015,000
-725,660,000
-216,909,000
-725,346,000
-69,830,000
411,751,000
--1,015,978,000
-743,965,000


Mua sắm tài sản cố định
Thu chi khác từ hoạt động đầu tư
Thanh lý tài sản cố định
Thu chi khác từ đầu tư
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt đông tài chính
Các khoản mục thu/ chi từ hoạt động tài chính
Khoản mục thu chi khác từ hoạt động tài chính
Cổ tức đã trả
Cổ tức trả cho cổ đông phổ thông
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu nhận vốn góp của


-445,062,000
-86,723,000
4,217,000
40,202,000
-517,149,000
-680,733,000
-680,733,000
869,791,000
--

-743,965,000
-272,013,000
2,305,000
139,843,000
663,413,000
-538,181,000
-538,181,000
-412,182,000
--

CSH
Cổ phiếu phổ thông
Cổ phiếu phổ thông phát hành
Quyền chọn thực hiện
Vay ngắn hạn dài hạn nhận được
Nợ phát hành thêm
Nợ đã chi trả
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái
Tiền và tương đưong tiền cuối kỳ

-199,865,000
133,338,000
--17,077,000
163,584,000
173,547,000
-9,963,000
220,835,000
117,819,000
10,000
338,654,000

1,219,477,000
1,219,477,000
1,219,477,000
-69,830,000
-17,883,000
360,000,000
-377,883,000
-39,076,000
156,895,000
11,000
117,819,000

Bảng tỷ trọng lưu chuyển tiền tệ của Vinamilk giai đoạn 06-08
Chỉ tiêu
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT

Lưu chuyển tiền thuần HĐTC

2007
15.73%
-50.98%
33.29%

2008
54.76%
-22.93%
-22.30%

Dịng tiền từ hoạt động kinh doanh: ln mang dấu dương và có tỷ trọng
khá lớn, đặc biệt là trong năm 2008 dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm
tới 54,76% trong tổng lưu lượng tiền của Vinamilk. Bắt đầu từ trong năm 2007,
Vinamilk bắt đầu bắt tay vào xây dựng và tái cấu trúc thương hiệu và mở chiến dịch
marketing quảng cáo mạnh mẽ trị giá nhiều trăm tỷ đồng, mạnh dạn cắt bỏ một số
nhãn hiệu nhỏ, tập trung vào nhóm sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc đi đúng
hướng đã tạo doanh thu lớn cho Vinamilk, đặc biệt trong một năm kinh tế khắc
nghiệt như 2008, khi đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường
Vinamilk bắt đầu thu hẹp chiến dịch quảng cáo, vươn lên đạt doanh thu cao nhất.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: mang dấu âm trong cả 2 năm và chiếm tỷ
trọng khá lớn, đặc biệt là năm 2007 (chiếm đến 50,98%). Nguyên nhân là công ty


chi khá nhiều tiền cho các khoản xây dựng tài sản cố định (cụ thể năm 2008, số tiền
dầu tư cho mua sắm tài sản cố định là 445,062,000 VNĐ, năm 2007 số tiền đầu tư
cho tài sản cố định là 743,965,000 VNĐ) và hoạt động đầu tư chứng khoán trong
khi tiền thu lãi do hoạt động đầu tư lại khơng nhiều.
Dịng tiền từ hoạt động tài chính: Trong 2 năm thì chỉ có năm 2007 là dịng

tiền từ hoạt động tài chính của Vinamilk mang dấu dương do trong năm này,
Vinamilk nhận được số tiền thu được từ phát hành cổ phiếu lên tới 1,219,477,000
VNĐ.
IV.
1.

Phân tích chỉ số tài chính của cơng ty Vinamilk
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

a.

Hệ số thanh toán hiện thời

Hệ số thanh toán hiện thời là một trong những nhân tố
hàng đầu giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng thanh khoản của
một cổ phiếu.
Chỉ tiêu
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh tốn hiện

2007
3,172,434,000
933,357,000
3.39

2008
3,187,605,000
972,502,000
3.28


thời
Với những số liệu đưa ra trên đây, có thể thấy rằng, nhà đầu tư sẽ hoàn toàn
yên tâm với cổ phiếu của Vinamilk. Khác hẳn với những công ty đang gặp khó khăn
do thiếu hụt vốn, Vinamilk có tài sản vững mạnh và tính thanh khoản cao. Khả năng
tài trợ vốn cho các dự án đầu tư bằng chính dịng tiền từ hoạt động kinh doanh cốt
lõi của cơng ty là một đặc tính quan trọng phản ánh mức độ rủi ro thấp khi đầu tư
vào cổ phiếu này. Mặc dù so với năm 2007, hệ số này có sụt giảm đơi chút (giảm
0.032% so với năm 2007), tuy nhiên điều này không đáng lo ngại và cũng dễ giải
thích. Năm 2008 là năm khó khăn của nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam.
Do đó, tình hình tài chính của các cơng ty khơng thể tránh khỏi những biến động.


Tuy nhiên, nếu so sánh với chỉ số của cả ngành hay của
doanh nghiệp cùng ngành như Hanoimilk thì Vinamilk càng
khẳng định được vị thế của mình.
Hệ số thanh tốn hiện

2007

2008

thời
Ngành sữa
Vinamilk
Hanoimilk

2.45
3.39
1.36


2.17
3.28
1.02

So với tồn ngành, hệ số thanh tốn hiện thời của Vinamilk đều cao hơn hẳn:
năm 2007 gấp 1.38 lần; năm 2008 gấp 1.51. Đặc biệt, so với Hanoimilk, con số này
hoàn toàn vượt xa: năm 2007 gấp 2.49 lần; năm 2008 gấp 3.22 lần. Cùng chịu ảnh
hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong khi tính thanh khoản
của cổ phiếu Hanoimilk sụt giảm mạnh mẽ thì Vinamilk vẫn chứng tỏ nguồn lực
mạnh mẽ của công ty, đem lại niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư.
b.

Hệ số thanh toán nhanh

Cùng với hệ số thanh toán hiện thời, hệ số thanh toán
nhanh một lần nữa phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
Tài sản ngắn hạn
Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán

2007
3,172,434,000
1,669,871,000
933,357,000
1.61


2008
3,187,605,000
1,775,342,000
972,502,000
1.45

nhanh
Cũng giống như hệ số thanh toán hiện thời, hệ số này cũng có phần sụt giảm
trong năm 2008 (từ 1.61 xuống còn 1.45). Nhưng với những số liệu đưa ra trên đây,
một lần nữa, Vinamilk lại chứng tỏ là một doanh nghiệp dẫn đầu trong toàn ngành
với sự phát triển ổn định, tăng trưởng bền vững.
Hệ số thanh toán nhanh
Ngành sữa
Vinamilk
Hanoimilk

2007
1.32
1.61
1.04

2008
0.82
1.45
1.77


So với mặt bằng chung tồn ngành thì hệ số này của Vinamilk nằm ở mức
khá cao. Còn so với doanh nghiệp cùng ngành thì sao? Năm 2007, với con số 1.61
thì Vinamilk vẫn chứng tỏ lợi thế trước đàn em là Hanoimilk. Tuy vậy, sang năm

2008, con số này có sụt giảm đơi chút so với Hanoimilk nhưng điều này khơng
đồng nghĩa với việc Vinamilk gặp khó khăn trong việc chi trả và thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn của cơng ty. Đó chỉ là những biến động thơng thường năm tài
chính khó khăn như năm 2008.
2.
2.1.
a.

Tỷ số quản lí hiệu quả hoạt động
Số vịng quay tổng tài sản
Định nghĩa: là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả

sử dụng tài sản của doanh nghiệp
b.
Cách tính

Số vịng quay tổng tài sản =

c.

Doanh thu
Giá trị tổng tài sản

Tác

dụng: Tỷ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản hay nói cách
khác nó chỉ ra rằng bình qn một đồng tài sản của công ty tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu.
Vịng quay tổng tài sản 2007
Vinamilk

1,22
Hanoimilk
1,22

d.

2008
1,37
1,63

Áp dụng phân tích

Tỉ số vòng quay tài sản của Vinamilk khá ổn định trong thời kỳ 2 năm và có
thấp hơn khơng đáng kể so với Hanoimilk. Lý do là vì trong thời kỳ này, tổng tài
sản của Vinamilk có sự biến động tương đối lớn, tổng tài sản năm 2007 tăng đến 1,5
lần trong khi doanh thu chỉ tăng nhẹ 1,06 lần đã làm cho hệ số vòng quay tài sản
giảm xuống 1,22. Nguyên nhân do năm 2007 Vinamilk đã tăng đầu tư vào tài sản
cố định gần 11 tỉ VNĐ để xây dựng thêm 60 bồn chứa sữa cũng như nâng cấp công
nghệ và thiết bị để phục vụ cho những trang trại ni bị sữa của riêng cơng ty. Năm
2008, tổng tài sản vẫn tiếp tục tăng do các dự án đầu tư mới, tuy nhiên tốc độ tăng


doanh thu thuần lớn hơn rất nhiều, lên đến 26% đã đưa tỉ số vịng quay tăng trở lại.
Do có tham vọng trở thành công ty thực phẩm đầu ngành nên Vinamilk đang phát
triển thêm các dòng sản phẩm mới gồm bia, caphe và các sản phẩm khác. Hiện công
ty đang liên doanh với Sabmiller để sản xuất bia. Tất cả các dự án này đều mang
tính chất dài hạn, làm tăng tổng tài sản của công ty tuy nhiên sẽ mất 1 vài năm để có
thể đi vào hoạt động hoàn toàn để mang lại sự tăng trưởng trong doanh thu cũng
như lợi nhuận. Do vậy có thể dự đốn trong ngắn hạn, hệ số vịng quay tổng tài sản
của Vinamilk sẽ chưa có những sự tăng đột biến.


a.

Số vòng quay các khoản phải thu
Định nghĩa

Số vòng quay khoản phải thu là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao
nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó.Tỷ số
này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Quan sát số vòng
quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay
tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp.
b.

Cách tính

Vịng quay khoản phải thu= Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu
c.

Tác dụng:

Quan sát 2 tỷ số trên sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh
nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ
tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao.

d.

Vịng quay khoản phải thu

2007


2008

Cơng ty Vinamilk
Cơng ty Hanoimilk

9,34
8,17

12,4
36,4

Áp dụng phân tích

Năm 2007 vịng quay các khoản phải thu của cơng ty là 9,34 vịng quay một
năm cho thấy tình hình thu nợ của cơng ty là khá chậm. Tới năm 2008, vòng quay


các khoản phải thu tăng 1,3 lần lên 12,4. Điều này là do các khoản phải thu giảm
trong khi doanh thu thuần tăng đáng kể . Điều này cho thấy cơng ty có thể thu hồi
các khoản nợ khá nhanh hơn, khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải
thu cao điều này tốt cho khả năng thanh toán của công ty. Mặc dù so với công ty
cùng ngành là Hanoimilk thì số vịng quay các khoản phải trả của cơng ty nhỏ hơn
nhưng ta có thể thấy rằng qui mô của Vinamilk là lớn hơn rất nhiều, nên điều này là
tất yếu.

a.

Số vòng quay các khoản phải trả
Định nghĩa


Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của
doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả q thấp
có thể ảnh hưởng khơng tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
b.

Cách tính

Vịng quay khoản phải trả = Giá vốn hàng bán / Các khoản phải trả
c.

Tác dụng:

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ
doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Ngược lại, nếu
Chỉ số Vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh
nghiệp chiếm dụng vốn và thanh tốn nhanh hơn năm trước. Nếu chỉ số Vịng quay
các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng
thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ
giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ
thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.

d.

Vòng quay khoản phải trả

2007

2008


Cơng ty Vinamilk
Cơng ty Hanoimilk

14,79
2,6

15,86
3,4

Áp dụng phân tích


Có thế thấy vịng quay khoản phải trả của Vinamilk là khá lớn, và có sự tăng
lên. Điều đó chứng tỏ các khoản phải trả của công ty giảm đáng kể. Khi so sánh với
công ty cùng nghành là Hanoimilk chúng ta có thể thấy hệ số vịng quay các khoản
phải trả của Vinamilk lớn hơn rất nhiều, chứng tỏ qui mô của công ty là lớn hơn đồi
thu cạnh tranh.
2.2.
a.

Vòng quay hàng tồn kho
Định nghĩa: là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp, được tính ra bằng cách lấy doanh thu ( giá vốn hàng
bán) trong một kỳ nhất định chia cho giá trị hàng tồn kho trong cùng kỳ.
b.
Cách tính
Vịng quay hàng tồn kho =

Doanh thu (giá vốn hàng bán)

Giá trị hàng tồn kho

c.
Tác dụng:
Hệ số này đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nếu hệ
số này lớn cho biết tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại
nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vịng hàng tồn kho thấp. Người ta so sánh hệ số
vòng quay hàng tồn kho qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là
tốt hay xấu qua từng năm.
Vịng quay hàng tồn kho
Vinamilk
Hà Nội milk

2007
3,98
8,35

2008
4,62
4,87

d.
d.
d.

Phân tích
Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến giá trị hàng tồn kho của các công ty trong
ngành ở giai đoạn này là lạm phát + giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh vào năm
2007, diễn biến phức tạp trong năm 2008, do đó đẩy giá thành sản phẩm lên cao.
Do sức tiêu thụ sữa tươi ngày càng tăng và sữa bột giảm do thu nhập của

người dân ngày càng tăng, thời kỳ này Vinamilk đang trong quá trình giảm bớt tỷ lệ
nguyên liệu sữa bột nhập khẩu. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chiếm đến 50% tổng
nguyên liệu sữa thành phẩm nên vào năm 2007, đợt tăng giá nguyên liệu sữa đầu
vào từ 20-30% đã gây ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và khả năng sinh lời của
nhiều công ty sữa trong nước, trong đó có Vinamilk. Điều này thể hiện ở năm 2007,


tổng giá trị hàng tồn kho tăng đến 70% trong khi doanh thu thuần chỉ tăng nhẹ đã
khiến cho hệ số vịng quay hàng tồn kho của cơng ty bị sụt giảm ( năm 2006 là
6,46). Đến năm 2008 công ty có một bước tăng doanh thu thuần ấn tượng, kết hợp
với giá nguyên liệu sữa đầu vào giảm đến 30% từ giữa năm đã giúp giảm giá thành
sản xuất, hệ số vòng quay hàng tồn kho trở về mức bình thường.
Nhìn chung với Hanoimilk, Vinamilk có hệ số vịng quay hàng tồn kho thấp
hơn nhưng ít biến động hơn. Điều này giải thích là do cơng ty có xu hướng tồn trữ
nguyên liệu để sản xuất vào cuối năm. Đặc biệt giai đoạn kinh tế 2007-2008 có khá
nhiều biến động trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Do vậy, để dự
phòng biến động giá nguyên liệu và ảnh hưởng xấu của sự biến động này đến doanh
thu và lợi nhuận, Vinamilk đã tồn trữ rất nhiều nguyên liệu so với thời kỳ trước đó.
3. Tỷ số quản lý nợ

3.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tài sản = 100% x

Tổng nợ
Tổng tài sản

Dựa vào các báo cáo tài chính trên, ta có hệ số của
Vinamilk được so sánh với số liệu của Hanoimilk và ngành sữa
như sau:
Tổng nợ / Tổng tài sản (%)

Vinamilk
Hanoimilk
Ngành sữa

2007
19.78
63.85
28

2008
19.35
60.64
29

Có thể thấy rằng hệ số nợ Vinamilk thấp hơn 8.22% (năm 2007) và 9.65%
(năm 2008) so với hệ số nợ của ngành sữa và đặc biệt, chỉ bằng khoảng một phần ba
(1/3) so với hệ số nợ của Hanoimilk. Những con số trên thể hiện được rằng:
Vinamilk là một cơng ty có khả năng tự chủ tài chính mạnh, vững chắc. Những tài
sản của công ty phần lớn được tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu bởi lẽ Vinamilk là
công ty dẫn đầu thị trường về mặt hàng sữa, lợi nhuận hàng năm lớn, đủ để tự tài trợ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thay vì phụ thuộc nhiều vào các
khoản nợ vay. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng duy trì một hệ số nợ mà doanh nghiệp
cho là hợp lý nhằm khai thác hiệu quả địn bẩy tài chính, tức cách huy động vốn
bằng hình thức đi vay.


Trong khi đó, Hanoimilk lại ít tự chủ về tài chính, phần lớn tài sản đều huy
động từ nguồn vay nợ bởi lẽ cơng ty này có hệ số nợ trên tài sản quá cao so với hệ
số của ngành sữa, và đặc biệt là với Vinamilk. Rõ ràng là, mức độ rủi ro tài chính
của cơng ty nên được cảnh báo.

3.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = 100% x

Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu

Dựa vào các báo cáo tài chính trên, ta có hệ số của Vinamilk
được so sánh với số liệu của Hanoimilk và ngành sữa như sau:
Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu (%)
Vinamilk
Hanoimilk
Ngành sữa

2007
24.87
56.61
41

2008
24.24
64.91
44

Số liệu ở bảng trên chứng tỏ rằng: Vinamilk là doanh nghiệp ít phụ thuộc vào
hình thức huy động vốn bằng vay nợ, đồng nghĩa với việc có thể doanh nghiệp chịu
độ rủi ro thấp. So với đặc thù ngành sữa, và so với một công ty cụ thể là Hanoimilk,
mối quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu của Vinamilk là mối
quan hệ duy trì ở mức độ thấp hơn qua 2 năm, trong khoảng 24% đến 25% trong
năm 2007 và 2008. Tuy nhiên, không phải là mức độ rủi ro tài chính của cơng ty
càng thấp càng tốt, bởi lẽ việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi

vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Thế nên, doanh nghiệp phải cân
nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý
nhất. Với trường hợp của Hanoimilk, nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn
chủ sỡ hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều, nên doanh nghiệp có thể
gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn
khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.`
3.3.

Hệ số chi trả lãi vay
Tỷ số khả năng trả lãi =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Chi phí lãi vay


Dựa vào cơng thức trên, ta có bảng số liệu của hệ số chi
trả lãi vay của Vinamilk so với Hanoimilk và Ngành sữa như
sau:
Khả năng trả lãi
Vinamilk
Hanoimilk
Ngành sữa

2007
42.52
2.38
1.2

2008
6.2

1.67
1.5

Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì cơng ty hồn tồn có khả năng trả lãi vay.Nếu
nhỏ hơn 1 có thể công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc cơng ty
kinh doanh q kém đến mức lợi nhuận không đủ để trả lãi vay. Xét đến trường hợp
của Vinamilk-Công ty sữa lớn nhất Việt Nam, chiếm đến 38% thị phần, ta có thể
thấy khả năng chi trả lãi vay là rất cao. Năm 2007, chỉ số này cao vượt trội đến
42.52 trong khi đó cũng trong năm 2007. công ty Hanoimilk và Ngành sữa chỉ là
2.38 và 1.2.Như vậy năm 2007 khả năng trả lãi của Vinamilk gấp đến hơn 40 lần.
Điều đó chứng tỏ Vinamilk hồn tồn có khả năng dư dả để trả nợ. .Với rất nhiều
lợi thế về năng lực cạnh tranh hiện tại,Vinamilk ln có khả năng duy trì tốc độ tăng
trưởng doanh thu nội địa cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thị trường sữa
trong thời gian sắp tới.
Nhưng đến năm 2008, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh
hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp trong nước đã phải
rất khó khăn để có thể duy trì lợi nhuận của mình. Trước tình hình đó, Cơng ty sữa
Vinamilk cũng chịu chung ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đó là khả năng trả lãi
chỉ còn 6.2, giảm khá mạnh so với năm 2007. Trên thực tế năm 2008, VNM đã đầu
tư lớn vào các khu trang trại chăn nuôi chế xuất chất lượng cao chưa mang lại lợi
nhuận tức thì nhưng vẫn đảm bảo khả năng trả lãi vay của mình.
4.

Tỷ số khả năng sinh lời

IV.1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x

Lợi nhuận rịng dành cho cổ đơng
Doanh thu


Ta có bảng số liệu:
TS lợi nhuận trên doanh thu(%) 2007
Vinamilk(VNM)
14
Hanoimilk
8
Ngành sữa
5

2008
15
4
4


VINAMILK vấn đứng đầu về sức sinh lời trên doanh thu trong ba công ty.
Tỷ số lợi nhuân trên doanh thu của cơng ty này ln > 10%, trung bình là 13%/năm.
Qua ba năm con số này có xu hướng tăng dần, ở mức cao hơn trung bình tồn
ngành. Trong khi, hệ số này của tồn ngành có sụt giảm từ năm 2007 sang 2008 do
suy thối tồn cầu thì VINAMILK vẫn đứng vững và tăng đều mức lợi nhuận trên
doanh thu, xứng đáng với vị trí đứng đầu tồn ngành..Mặc dù trong năm 2008, giá
nguyên liệu tăng đột biến, nhưng với khả năng quản trị tốt và có lợi thế về thị
trường,Vinamilk vẫn duy trì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao và chắc chắn sẽ
vẫn giữ được mức tăng trưởng trong những năm tới.
IV.2. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

VINAMILK
Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường
Tổng tài sản

ROA

2007
963,448,000
5,425,117,000
17.75%

2008
1,250,120,000
5,966,959,000
20.95%

So với năm 2007, tỷ suất lợi nhuận ròng 2008 của Vinamilk tăng từ gần 18%
lên đạt gần 21%, đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đang
được cải thiện từng bước rõ rêt. Đặc biệt trong giai đoạn 2008- 2010, khi công ty
đang đầu tư khá nhiều vào các dự án triển vọng, tổng tài sản tăng lên đáng kể thì sự
gia tăng trong tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là tín hiệu vơ cùng đáng mừng, chứng tỏ
tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty lớn hơn tốc độ tăng tài sản. Điều này càng
giúp công ty khẳng định chắc chắn hơn hiệu quả sử dụng tài sản đầu tư cho sản xuất
của mình.
Cũng trong bối cảnh kinh doanh đó, Hanoimilk tỏ ra bối rối hơn rất nhiều khi
kết quả thống kê ghi nhận những con số như sau:
ROA

2007
9.45%

2008
- 8.31%



×