MỞ ĐẦU
Giao dịch dân sự là một trong những phương tiện hữu hiệu cho các chủ thể
xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt,
tiêu dùng hay trong sản xuất, kinh doanh. . . Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều
giao dịch dân sự bị tuyên là vô hiệu, việc tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết
hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu vẫn là vấn đề phức tạp mà ngành Tòa
án đang gặp phải. Do đó trong phạm vi bài tập nhóm, chúng em xin lựa chọn đề tài
“ Tìm hiểu về hai vụ việc giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo “để tìm hiểu rõ hơn.
NỘI DUNG
A.Một số vấn đề lý luận về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
I. Một số khái niệm liên quan
1.Giao dịch dân sự
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. (Điều 121 BLDS năm
2005)
2.Giao dịch dân sự vô hiệu
Theo Điều 127 Bộ luật dân sự quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu là giao
dịch dân sự không có một trong các điều kiện quy định ở Điều 122- BLDS”. Cụ
thể:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội.
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
- Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp pháp luật có quy định.
3. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo:
Theo quy định tại Điều 129 BLDS “ Khi các bên xác lập giao dịch dân sự
một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao tịch giả tạo vô hiệu,
còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô
hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác định giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”.
II. Quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch dân sự về giao dịch dân sự
do giả tạo.
1. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 137 BLDS
2005. Theo đó, giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm
1
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Các bên phải khôi
phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn
trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao
dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi
gây thiệt hại phải bồi thường”
2.Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Khoản 2 điều 136 quy định về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch
dân sự vô hiệu là : “ đối với các giao dịch dân sự được quy định tại điều 128 và
Điều 129 của bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dich dân sự
vô hiệu không bị hạn chế”. Từ đó cho thấy, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố
giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là không bị hạn chế.
B. Nội dung vụ việc
I.Vụ việc thứ nhất
1.Tóm tắt nội dung
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Kim Đính, sinh năm 1950. Trú tại 007 lô K cư xá
Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Người đại diện
theo ủy quyền: bà Văn Thị Diễm Thúy, sinh năm 1976. Trú tại 14 Lê Quang Sung,
quận 6; có mặt.
Bị đơn:
1. Ông Nguyễn Hữu Long, sinh năm 1969. Trú tại 28/37 Dương Bá Trạc,
phường 2, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh; có mặt.
2. Ông Vũ Đình Lộc, sinh năm 1957. Trú tại 429 Hai Bà Trưng, phường 8,
quận 3, thành phố Hồ Chí Minh; có mặt.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Lê Thị Kim Liên, sinh năm 1961. Trú tại 253/73 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh; có mặt.
2. Ông Nguyễn Trung Oanh, sinh năm 1954. Trú tại 120/43/29 Trần Hưng
Đạo, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; có đơn xin
vắng mặt.
3. Ông Nguyễn Sỹ Thế, sinh năm 1968. Trú tại 345/24B Tân Kỳ Tân Quý,
phường Tân Quý, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung vụ việc:
2
Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Kim Đính trình bày: Qua quảng cáo, bà Đính
có đến địa chỉ số 429 Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh
gặp ông Lộc và thỏa thuận mua chiếc xe gắn máy hiệu Astrea biển số 50LI-5676,
số máy 1104613, số khung NDI3004714 với giá 18.700.000 đồng. Ông Lộc có lập
giấy bán xe có chính quyền địa phương xác nhận và giao giấy chứng nhận đăng kí
xe do ông Nguyễn Hữu Long đứng tên để bà Đính đi đăng bộ.
Ngày 21/09/2000 bà Đính đem xe đi sang tên nhưng Phòng cảnh sát giao
thông đường bộ không chấp nhận cho đăng bộ. Ngày 05/02/2002 Phòng cảnh sát
giao thông đường bộ thành phố Hồ Chí Minh ra thông báo số 3314/CV/PC 26 báo
cho bà Đính biết số khung số máy của xe này bị đục, lại là xe gian, không giải
quyết đăng kí. Ngày 04/08/2003 xe bị Công an thành phố Hồ Chí Minh tịch thu
nên bà Đính nộp đơn khởi kiện ông Long là người đứng tên trên giấy tờ xe, hợp
đồng mua bán xe và ông Lộc là người bán xe phải liên đới trả cho bà Đính toàn bộ
tiền mua xe là 18.700.000. Bà Đính không yêu cầu tính lãi đối với tiền mua xe.
Bị đơn:
1. Ông Nguyễn Hữu Long trình bày: ông không quen biết bà Đính. Vào năm
1993 ông có mua trả góp chiếc xe Astrea biển số 50LI-5676 tại cửa hàng
bán xe gắn máy ( hiện nay cửa hàng không ở địa chỉ cũ ông không tìm ra).
Cửa hàng làm giấy tờ sở hữu xe cho ông, đến năm 1994 ông Long đã bán xe
có làm giấy mua bán tay cho một người tên Dũng ( không rõ lai lịch ).
Ngày 09/09/2000 bà Liên là người ông không quen biết tìm đến nhà yêu cầu
ông kí giấy bán xe cho bà Đính có Ủy ban nhân dân phường xác nhận. Bà
Liên cam kết xe do bà sử dụng không vi phạm pháp luật, có gì bà chịu trách
nhiệm nên ông Long mới đồng ý ký bán xe lần 2 theo yêu cầu của bà Liên.
2. Ông Vũ Đình Lộc trình bày: ông có thỏa thuận mua bán xe như bà Đính
trình bày nhưng chiếc xe này không phải của ông mà là xe do bà Liên nhờ
ông bán giùm. Khi mua xe bà Đính đã xem xe cũng như giấy tờ đầy đủ, hợp
pháp mới trả tiền. Bà Đính đã trực tiếp giao tiền cho bà Liên chứ không phải
giao tiền cho ông Lộc. Bà Đính đem xe về không đem xe đi sang tên ngay
nên ông không chịu trách nhiệm về việc xe bị đục số máy, số sườn. Giả sử
là xe gian thì người phải trả tiền cho bà Đính là bà Liên chứ không phải
ông, hơn nữa bà Đính đã sử dụng xe gần 3 năm mới bị tịch thu nên không
thể yêu cầu bồi thường toàn bộ giá trị xe như lúc mới mua.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
3
1. Bà Liên trình bày: Tháng 09/1999 bà mua xe này từ ông Nguyễn Trung
Oanh với giá 22.000.000 đồng, chỉ làm giấy mua bán tay. Ông Oanh giao
cho bà cùng với giấy chứng nhận đăng kí xe mang tên ông Long. Bà Liên
không đi đăng kí sang tên, sử dụng xe đến năm 2000, do cần tiền bà Liên có
nhờ ông Lộc bán xe này giùm bà. Ông Lộc đã bán xe cho bà Đính với giá
18.700.000 đồng và bà đã nhận đủ tiền. Thực chất việc mua bán xe giữa ông
Lộc với bà Đính là việc mua bán xe giữa bà với bà Đính.
2. Ông Nguyễn Trung Oanh vắng mặt tại phiên tòa nhưng tại biên bản lấy lời
khai trình bày: chiếc xe Astrea biển số 50LI-5676 có được do ông đổi xe với
ông Nguyễn Thế Sỹ. Ông Sỹ giao xe cho ông cùng với giấy chứng nhận
đăng kí xe mang tên Nguyễn Hữu Long và làm giấy tay bán xe cho ông.
Năm 1999, ông bán xe cho bà Liên cũng chỉ giao xe, giấy tờ xe và viết giấy
tay bán xe, ông Oanh không biết gì về việc mua bán xe của bà Đính, ông
không liên quan gì đến việc số sườn số máy xe bị đục.
3. Ông Nguyễn Thế Sỹ vắng mặt nhưng có lời trình bày: vào khoảng năm
1998 gia đình ông mua xe với một người không quen bán với giá
22.000.000 đồng, lúc mua bán có làm giấy tờ tay, người bán giao xe và giấy
đăng kí xe. Khi đổi xe cho ông Oanh, ông có đến gặp ông Long để làm giấy
mua bán xe có giấy chứng nhận của chính quyền địa phương cho ông Oanh.
Giải quyết của Tòa án:
Tại bản án sơ thẩm số 51/2007/DS-ST ngày 24/05/2007 của Tòa án nhân dân quận
8 quyết định: giao dịch mua bán giữa ông Nguyễn Hữu Long với bà Nguyễn Thị
Kim Đính là hợp đồng giả tạo nên vô hiệu. Giao dịch giữa ông Vũ Đình Lộc với
bà Nguyễn Thị Kim Đính cũng không hợp lệ vì ông Lộc chỉ là người được bà Liên
nhờ bán xe giùm, do đó hợp đồng này cũng vô hiệu.
Nên đã tuyên xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu của bà Nguyễn Thị Kim Đính xác định hai
hợp đồng mua bán xe gắn máy ngày 9/9/2000 giữa ông Vũ Đình Lộc và bà
Nguyễn Thị Kim Đính; giữa ông Nguyễn Hữu Long và bà Nguyễn Thị Kim
Đính là vô hiệu.
2. Buộc bà Lê Thị Kim Liên trả cho bà Đính số tiền 11.220.000 đồng ( mười
một triệu hai trăm hai mươi ngàn đồng ) và ông Nguyễn Hữu Long trả cho
bà Đính 3.740.000 đồng ( ba triệu bảy trăm bốn mươi ngàn đồng ) ngay
sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
4
Tuy nhiên: Ngày 04/06/2007 bà Nguyễn Thị Kim Đính có đơn kháng cáo. Ngày
04/06/2007 bà Lê Thị Kim Liên có đơn kháng cáo. Ngày 28/05/2007 ông Nguyễn
Hữu Long có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Tại bản án phúc thẩm :Căn cứ khoản 2 Điều 132; Điều 263; khoản 1 Điều 275;
Điều 279 BLTTDS.
Quyết định: sửa bản án sơ thẩm
1. Xác định hợp đồng mua bán xe gắn máy ngày 09/09/2000 giữa ông Vũ
Đình Lộc và bà Nguyễn Thị Kim Đính; hợp đồng giữa ông Nguyễn Thế Sỹ
và ông Nguyễn Trung Oanh; hợp đồng giữa ông Nguyễn Trung Oanh với bà
Lê Thị Kim Liên là vô hiệu.
2. Buộc bà Lê Thị Kim Liên trả cho bà Đính 4.675.000 đồng; ông Nguyễn
Hữu Long trả cho bà Đính 4.675.000 đồng; ông Nguyễn Trung Oanh trả cho
bà Đính 4.675.000 đồng; ông Nguyễn Thế Sỹ trả cho bà Đính 4.675.000
đồng.
2,Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của tòa và ý kiến của nhóm
Căn cứ vào các quyết định của hai cấp xét xử đối với vụ án trên thì nhóm có ý kiến
sau:
Đối với quyết định tại tòa sơ thẩm của tòa án nhân dân quận 8 – Thành phố
HCM đã tuyên còn chưa hợp lí và không thỏa mãn được đúng quyền lợi của các
bên đương sự nên. Tòa án sơ thẩm chưa làm rõ được các quan hệ giao dịch dân sự
với đối tượng chiếc xe gắn máy hiệu Astrea biển số 50LI-5676, số máy 1104613,
số khung NDI3004714. Vì vậy, tòa án cấp sơ thẩm chỉ dừng lại ở việc phán quyết
giao dịch dân sự giữa ông Lộc với bà Kim Đính, giữa ông Long với bà Kim Đính
mà chưa xét đến các giao dịch giữa ông Sỹ với ông Oanh, giữa ông Oanh và bà
Liên.Vậy điểm chưa hợp lí và chưa thỏa mãn đó là quyết định của cấp sơ thẩm
chưa xác định hết quyền và nghĩa vụ liên quan của các bên tham gia giao dịch, nên
lỗi chưa đặt ra với ông Oanh, ông Sỹ là không đúng. Đồng thời xác định bà Đính
có lỗi là không có căn cứ và việc tòa xác định tỉ lệ lỗi mỗi bên không hợp lí. Vậy
nên sau khi bản án có hiệu lực thi hành đã dẫn tới việc kháng cáo của các bên
đương sự bị xâm phạm quyền lợi.
Đối với quyết định xét xử phúc thẩm của tòa án nhân dân thành phố HCM
thì nhóm đồng ý với cách giải quyết của tòa bởi những lí do sau:
5
Thứ nhất, Về hình thức thì do vụ án xảy ra bắt đầu được bà Đính khởi kiện
từ năm 2003, nên theo quy định pháp luật thì tòa phúc thẩm áp dụng bộ luật dân sự
1995 và do xác định đây là giao dịch vô hiệu do giả tạo nên không hạn chế thời
hiệu khởi kiện theo điều 145 BLDS 1995.
Thứ hai, về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết thì đây là tranh
chấp hợp đồng mua bán xe gắn máy và bị đơn cư trú tại quận 8, đồng thời sau xét
sử sơ thẩm tại cấp quận kết thúc và có đơn kháng nghị của nguyên đơn Nguyễn
Thị Kim Đính, bị đơn Nguyễn Hữu Long và người có quyền, nghĩa vụ liên quan
Lê Thị Kim Liên nên tòa án thành phố xét xử phúc thẩm là đúng thẩm quyền và
hợp lí vì căn cứ vào khoản 2 Điều 132, Điều 263, khoản 1 Điều 275, Điều 279 Bộ
luật TTDS.
Thứ ba, Về quyết định của tòa xét xử phúc thẩm xác định giao dịch mua bán
xe gắn máy giữa ông Long với bà Đính là hợp đồng giả tạo nên vô hiệu và giao
dịch giữa ông Lộc với bà Đính; hợp đồng giữa ông Sỹ với ông Oanh; hợp đồng
giữa ông Oanh và bà Liên cũng vô hiệu là đúng.
- xét kháng cáo của bà Đính: ngày 09/09/2000, bà mua xe ASTREA biển số 50L1-
5676, số sườn ND.130-04714, số máy NED-1104613. Ngày 21/09/2001 bà đóng
thuế trước bạ, sau đó làm thủ tục sang tên theo quy định. Khi làm thủ tục, phòng
CSGT nghi xe bị đục số, đã ra quyết định trưng cầu giám định số 2449 ngày
08/11/2000. Ngày 13/11/2000, Tổ chức giám định KTHS công an thành phố HCM
đã kết luận số xe máy trước giám định là NDE-1104613, số máy sau giám định đã
bị thay đổi thành C.100MNE-0062078. Do đó việc mua xe của bà Đính là ngay
tình, vì sau khi mua xe, bà đã tiến hành sang tên theo đúng thủ tục. Hơn nữa xe
của bà lại có sự thay đổi số xe, cấp sơ thẩm xác định bà Đính có lỗi là không đúng.
- Theo lời khai của ông Long và qua quá trình tìm hiểu, xem xét vụ án, cấp
sơ thẩm xác định ông Long có lỗi là có căn cứ, bởi: ông Long là người đứng tên
xe; 1994, ông bán xe cho ông Dũng, ông đã không thực hiện nghĩa vụ làm thủ tục
sang tên cho người mua ; ngày 09/09/2000, ông lại kí giấy bán xe lần 2 cho bà
Đính. Đối với giao dịch dân sự giữa ông Long với bà Kim Đính là giao dịch dân
sự giả tạo nhằm che giấu giao dịch giữa bà Liên với bà Kim Đính theo Điều 138
BLDS năm 1995: Điều 138. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: “Khi các bên
xác lập giao dịch dân sự “
- về phía ông Lộc, cấp sơ thẩm xác định ông không phải có trách nhiệm bồi
thường là có căn cứ bởi ông Lộc chỉ là người được bà Liên nhờ bán xe giúp, tiền
cũng giao cho bà Liên và có cả giấy cam kết chịu trách nhiệm về tình trạng trách
nhiệm của xe. . Ông Lộc không có quyền đại diện để giao kết hợp đồng mua bán
6
xe máy với bà Đính thì đây là giao dịch dân sự vô hiệu theo Điều 154 BLDS năm
1995: Điều 154: Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại
diện xác lập, thực hiện: “1. Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền ”
- về phía ông Oanh, ông Sĩ:
+ ông Oanh đã đổi xe của ông Sỹ nhưng không làm thủ tục sang tên là có
lỗi.
+ ông Sỹ đã mua chiếc xe nhưng không làm thủ tục sang tên là có lỗi.
Hợp đồng giữa ông Sỹ với ông Oanh; hợp đồng giữa ông Oanh và bà Liên
cũng vô hiệu vì vi phạm theo Điều 139 BLDS năm 1995: Giao dịch dân sự vô
hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức: “trong trường hợp pháp luật quy
định “
- về phía ông Dũng: trong lời khai của ông Long, ông có khai ông bán xe cho ông
Dũng ( không có lai lịch ), nhưng trong hồ sơ và lời khai của ông Long thì không
có chứng cứ chứng minh có giao dịch giữa ông Long và ông Dũng, do đó quyết
định của cấp sơ thẩm là đúng.
Đồng thời xác định tỉ lệ lỗi của mỗi bên như trên là hợp lí bởi căn cứ vào
điều 137, 146 và điều 421 BLDS năm 1995. Và khoản 2 Điều 132, điều 263,
khoản 1 điều 275, điều 279 Bộ luật TTDS và áp dụng thông tư liên lịch số
01/TTLT ngày 19/07/1997 của TAND TC- VKSNDTC- BTP- BTC hướng dẫn về
việc xét xử và Thi hành án về tài sản.
Thứ tư, về án phí tại tòa phúc thẩm xác định bà Liên, ông Long, ông Oanh,
ông Sỹ mỗi người phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 233.750 đồng và bà Đính
không phải chịu án phí sơ thẩm bởi bà không có lỗi, còn án phí phúc thẩm các
đương sự không phải chịu là hợp lí do căn cứ vào quy định tại điều 131, khoản 3
điều 132 BLTTDS quy định về nghĩa vụ án phí và áp dụng Nghị định 70/CP ngày
12/06/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí.
Tuy nhiên, có nội dung mà theo nhóm thì tòa án nhân dân thành phố HCM
xét xử phúc thẩm cần xác định lỗi cho ông Nguyễn Hữu Long xứng đáng hơn bởi
ông ngoài lỗi không làm thủ tục sang tên cho người mua như lỗi của ông Oanh, Sỹ
và bà Liên thì ông Long còn có lỗi là kí giấy bán xe lần 2 cho bà Đính làm cho
giao dịch vô hiệu do giả tạo.
II.Vụ việc thứ hai
1.Tóm tắt vụ án.
7
Nguyên đơn: Ông Lê Quang Tân, sinh năm 1939; trú tại Phú Mỹ Hưng,
phường Tân phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Nguyễn Như Hiếu và bà Đỗ Minh Ánh, các
luật sư của văn phòng luật sư Diệp-Nguyễn và cộng sự.
Bị đơn: Ông Trần Anh Tuấn, sinh năm 1969; trú tại Villa 26, khu biệt thự bán
đảo Tây Hồ, số 10, Đặng Thai Mai, phương Quản An, quận Tây Hồ, thành phố Hà
Nội. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Ông Hoàng Hữu Bút,
luật sư của Văn phòng luật sư Đỗ Cao Thắng, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp
quốc doanh, tên giao dịch là VPBank; trụ sở tại số 8 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội; Đại diện là ông Hoàng Anh Tuấn.
Nội dung vụ việc:
Ngày 18/5/2004. ông Lê Quang Tân và Ông Trần Anh Tuấn ký hợp đồng mua
bán cổ phiếu với nội dung: Ông Tân đồng ý bán cho ông Tuấn 100 cổ phiếu
VPBank có tổng mệnh giá 1 tỷ đồng. Giá mua bán 100 cổ phiếu bằng mệnh giá cổ
phiếu + 150 triệu đồng. Thời hạn thanh toán chia làm hai phần. Phần trả ngay 150
triệu đồng. Phần trả chậm là 1 tỷ đồng được trả dần đến hết 31/12/2005. Khi hợp
đồng có hiệu lực, ông Tân sẽ giao ngay cho ông Tuấn đầy đủ 1 lần 100 cổ phiếu.
Ngày 20/5/2004, hai bên ký “Biên bản giao nhận và chuyển quyền sở hữu cổ
phiếu VPBank”. Theo đó hai bên xác nhận kể từ khi ký biên bản thì ông Tân đã
giao và chuyển quyền sở hữu cho ông Tuân 100 cổ phiếu VPBank.
Ngày 15/6/2004, hai bên tiếp tục ký Hợp đồng mua bán cổ phiếu, theo đó ông
Tân và ông Tuấn đồng ý chuyển nhượng cho nhau số lượng 100 cổ phiếu VPBank,
đồng thời hai bên cũng ký “Biên bản giao nhận và chuyển quyền sở hữu cổ phiếu
VPBank” với nội dung xác nhận quyền sở hữu cổ phiếu VPBank của ông Tuấn kể
từ khi ký biên bản.
Theo 2 hợp đồng đã ký ông Tuấn đã trả cho ông Tân 300 triệu đồng, còn 2 tỷ
thì ông Tuấn chưa thực hiện thanh toán cho ông Tân. Cũng trong thời gian này
ngày 20/5 và ngày 15/6/2004, ông Tân ký 2 “Biên bản xác nhận khấu trừ cổ phiếu
để trừ nợ” với ông Đinh Như Tuynh (phụ trách phòng thu hồi nợ của Hội sở-Ngân
hang VPBank).
Ngày 28/1/2008, ông Lê Quang Tân khởi kiện ông Trần Anh Tuấn ra Tòa án
nhân dân quận Tây Hồ. Theo nội dung trình bày trong đơn khởi kiện thì ông Tân
đã bán cho ông Tuấn 200 cổ phiếu với tổng số tiền là 2,3 tỷ đồng. Ông Tân đề
8
nghị Tòa án buộc ông Tuấn phải thanh toán các khoản nợ của 2 Hợp đồng mua
bán cổ phiếu mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
- Tổng mệnh giá cổ phiếu còn nợ đến cuối năm 2006 là 2 tỷ đồng tương đương
200 cổ phiếu (có tính phần chênh lệch giữa giá thị trường OTC và mệnh giá ).
Như vậy tổng số tiền ông Tân đòi kiện ông Tuấn phải trả theo 02 Hợp đồng
mua bán cổ phiếu là 50.300.360.000 đồng.
- Ngày 05/2/2008,Tòa án nhân dân quận Tây Hồ thụ lý vụ án số 04/VAD/DSST về
kiện đòi tài sản
- Ngày 5/11/2009, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý vụ án kinh doanh
thương mại về Tranh chấp Hợp đồng mua bán cổ phiếu.
* Bị đơn là ông Trần Anh Tuấn do đại diện theo ủy quyền trình bày:
Xác nhận có giao dịch mua bán cổ phiếu giữa ông Tân và ông Tuấn nhưng sau
khi hai bên mua bán với nhau thì phát hiện trên thực tế số cổ phiếu của ông Tân tại
VPBank không được VPBank xác định là cổ phiếu nữa nên không thể thực hiện
được các thỏa thuận đã ký theo hợp đồng. Lỗi thuộc về phía ông Tân.
* Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng VPBank do đại diện
theo ủy quyền trình bày: năm 1996, ông Lê Quang Tân sở hữu 200 cổ phần tại
ngân hang VPBank có tổng mệnh giá là 2 tỷ đồng. Năm 2001, cơ quan thanh tra
ngân hang nhà nước Việt Nam đã tiến hành thanh tra Ngân hang VPBank và đã
xác định số cổ phiếu của ông Tân là bất hợp pháp. Tuy ông Tân vẫn giữ 200 cổ
phiếu nhưng lại bị hạn chế một số quyền (trong đó có hạn chế là không được
chuyển nhượng dưới bất kỳ hình thức nào). Đến năm 2004 thì từ khi được sự chấp
thuận của Ngân hang nhà nước Việt Nam về biện pháp giảm vốn điều lệ thì ông
Tân đã không có 200 cổ phiếu nữa mà chỉ còn sở hữu tài khoản 2 tỷ đồng “treo”
tại Ngân hàng VPBank cho đến khi ông Tân đề nghị được khấu trừ vào khoản nợ
của công ty FINEXIM tại Ngân hàng VPBank.
Quyết định của Tòa án
Tại bản án sơ thẩm số 141/2011/KDTM-ST ngày 6-9-2011, Tòa án nhân dân
thành phố HN căn cứ vào các điều 5, 29, 131, 245 và 250 của Bộ luật tố tụng dân
sự quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lê Quang Tân đối với
ông Trần Anh Tuấn về tranh chấp 2 hợp đồng mua bán cổ phiếu ngày 18/5/2004
9
và 15/6/2004. Ngày 12/9/2011 nguyên đơn là ông Lê Quang Tân kháng cáo toàn
bộ nội dung bản án sơ thẩm.
Tại bản án phúc thẩm số 129/KDTM-PT ngày 7 tháng 11 năm 2011, quyết
định:
- Sửa bản án sơ thẩm: áp dụng các Điều 122, 127, 129, 137, 402, 410 và 411
của BLTTDS tuyên bố hợp đồng mua bán cổ phiếu ngày 18/5/2004 và Hợp đồng
mua bán cổ phiếu ngày 15/6/2004 giữa ông Tân và ông Tuấn vô hiệu do giả tọa kể
từ thời điểm xác lập.
- Không buộc ông Tân phải hoàn trả ông Tuấn số tiền 300 triệu đồng cùng các
khoản lãi phát sinh từ số tiền này.
- Về số tiền 2 tỷ đồng của ông Tân đã khấu trừ cho khoản nợ của công ty
FINEXIM thuộc nghĩa vụ của ông Tuấn tại Ngân hàng VPBank do ông Tân và
ông Tuấn tự giải quyết với nhau.
2, Quan điểm và nhận xét của nhóm
Do vụ việc xảy ra tranh chấp vào năm 2008 cho nên các quyết định của tòa
án và quan điểm của nhóm có liên quan đến bộ luật TTDS đều áp dụng BLTTDS
2004.
Chúng em đồng ý với quyết định của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vì những
lí do sau:
Về quyết định sửa bản án sơ thẩm số 141/ 2011/ KDTM – ST ngày 6 tháng
9 năm 2011, hoàn toàn hợp lý dựa trên những căn cứ mà tòa án đã đưa ra như sau :
+Thứ nhất, về việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu do giả tạo kể từ thời điểm
xác lập
Từ chứng cứ vụ việc nêu trên cho thấy, mặc dù ông Lê Quang Tân và ông
Trần Anh Tuấn đã kí 02 hợp đồng mua bán cổ phiếu với nhau, nhưng thực chất
đối tượng thực hiện của các hợp đồng này là 200 cổ phiếu của Ngân hàng
VPBank thì vào thời điểm giao dịch là không có, vì thế đã không có việc chuyển
giao các quyền và nghĩa vụ cổ đông cho nhau theo đúng quy định của pháp luật;
cả hai bên đều không trình Hội đồng quản trị của Ngân hành VPBank để thông
qua và cho đến thời điểm khi Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh giữa hai bên
thì các Hợp đồng này cũng vẫn chưa có sự đồng ý , và thông qua của Hội đồng
quản trị của Ngân hàng VPBank theo đúng quy định của pháp luật.
10
Quá trình giải quyết các vấn đề của Ngân hàng VPBank được xác định
bằng các tài liệu và Văn bản của Ngân hàng VPBank gửi Tòa án. Như vậy, kể từ
thời điểm ngân hàng VPBank thông qua phương án giảm vốn Điều lệ và được
ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện; thì toàn bộ 200 cổ phiếu của
ông Tân đã không còn có giá trị về mặt mệnh giá của cổ phiếu; ông Tân chỉ còn sở
hữu 02 tỉ đồng tại ngân hàng VPBank và số tiền này đang bị ngân hàng VPBank
“treo” để khấu trừ vào các khoản nghĩa vụ của ông Tân tại ngân hàng này ( nếu
có) mà thôi.
Mặc dù trên thực tế 200 cổ phiếu của ông Tân tại Ngân hàng VPBank đã không
còn được Ngân hàng Vpbank xác định là cổ phiếu nữa, không còn giá trị về mệnh
giá cổ phiếu nữa nhưng ông Tân vẫn thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu với
ông Tuấn. Hơn nữa, theo tài liệu do ông Tân và Ngân hàng VPBank xuất trình
trong quá trình giải quyết vụ án , thì có việc ông Tân sử dụng 02 tỉ đồng ( là số
tiền trị giá của 200 cổ phiếu) của ông tân đang bị treo tại Ngân hàng VPBank để
khấu trừ nợ gốc của khoản vay ứng vốn mua ngoại tệ năm 1996 của Công ty
FINEXIM tại ngân hàng VPBank ( thuộc nghĩa vụ của ông Trần Anh Tuấn).
Vì vậy, có đủ cơ sở cho rằng việc ông Tân và Ông Tuấn kí các hơp đồng mua
bán cổ phiếu với nhau thực chất chỉ là việc làm giả tạo nhằm che giấu việc thực
hiện một giao dịch dân sự khác, đó là giao dịch đảm bảo cho khoản nợ của công ty
FINEXIM thuộc nghĩa vụ của bị đơn tại ngân hàng VPBank ( thuộc nghĩa vụ của
ông Trần Anh Tuấn. Cho nên, Giữa nguyên đơn và bị đơn là giao dịch dân sự vô
hiệu do giả tạo ngay từ khi hai bên đăng kí các hợp đồng này.
Mặc dù Tòa án cấp sơ thẩm cũng xác định vào các thời điểm hai bên giao dịch
không còn cổ phiếu để mua bán, nhưng lại cho rằng các hợp đồng không thực hiện
được là do hai bên không tuân thủ điều kiện về “ Hiệu lực của Hợp đồng” được
quy định tại Điều 4 của các hợp đồng đãlý và giải quyết hậu quả pháp lý khi giao
dịch dân sự vô hiệu là không đúng với quy định của pháp luật.
+ Thứ hai, về việc áp dụng những quy dịnh của pháp luật.
Tại bản án sơ thẩm số 141 /2011/KDTM- ST ngày 6 tháng 9 năm 2011, Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ các điều 5, 29, 131, 245, 250 của Bộ luật tố
tụng dân sự, Điều 134 của Bộ luật dân sự năm 1995 và nghị quyết số 45/ 2005/
QH11 ngày 14/6/20005 ; quyết định không chấp nhậm yêu cầu khởi kiện của ông
Lê Quang Tân đối với ông Trần Anh Tuấn về việc tranh chấp 2 hợp đồng mua bán
cổ phiếu kí ngày 18 tháng 5 năm 2004 và ngày 15 tháng 6 năm 2004.
11
Nhưng tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn là ông Lê Quang Tân vẫn giữu
nguyên nội dung kháng cáo, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại quyết định
của Tòa án cấp sơ thẩm để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông, buộc ông Trần
Anh tuấn phải trả cho ông các khoản tiền theo nội dung thỏa thuận tại 02 hợp đồng
mà mua bán cổ phiếu hai bên đã kí. Xét kháng cáo của nguyên đơn, Hội đồng xét
xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện và nhận thấy nội dung thỏa thuân,cũng như nội
dung khiếu nại của nguyên đơn; thấy rằng toàn bộ nội dung khởi kiện; nội dung
kháng cáo cũng như các tài liệu xuất trình và lời trình bày cảu nguyên đơn tại
phiên tào sơ thẩm và phúc thẩm , đều chỉ yêu cầu Tòa án buộc bị đơn là ông Trần
Anh Tuấn phải thực hiện các thỏa thuận của hai hợp đồng mua bán cổ phiếu đã kí.
Vì vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật, thì việc Tòa án phúc thẩm thụ lí cà
giải quyết khiếu kiện của nguyên đơn về tranh chấp Hợp đồng thương mại mua
bán cổ phiếu là đúng.
Tại bản án phúc thẩm, đã sửa lại nhưng điều luật mà bản án sơ thẩm đã quyết
định. Bản án phúc thầm của Tòa án nhân dân thành phố Hà nội đã áp dụng đúng
Điều 122, 127, 129, 137, 402, 410, và 411 của Bộ luật Dân sự, tuyên bố Hợp đồng
mua bán cổ phiếu không số ngày 15 tháng 8 năm 2004 giữa ông Lê Quang Tân và
Ông Trần anh Tuấn là vô hiệu do giả tạo kể từ thời điểm xác lập.
+ Thứ ba là về hậu quả pháp lý đối với giao dịch bị tuyên bố vô hiệu.
Tại Điều 137 BLDS , Căn cứ vào quy định trên có thể thấy, sau khi tuyên bố hợp
đồng là vô hiệu thì Tòa án cần phải xác định lỗi của các bên để giải quyết hậu quả
của hợp đồng vô hiệu. Trong vụ việc này, tòa án cấp phúc thẩm không đồng ý với
phán quyết của tòa xử sơ thẩm trong việc tuyên bố buộc ông tân phỉa hoàn trả lại
ông Tuấn số tiền 300tr đồng cùng các khoản lãi phát sinh từ số tiền này. Phán
quyết này là hợp lí vì: Giao dịch kí kết hợp đồng mua bán cổ phiếu giữa ông Tân
và ông Tuấn bị vô hiệu là do hai bên đều có lỗi ngang nhau trong việc giao dịch vi
phạm quy định pháp luật là giao dịch giả tạo nhằm che dấu việc thực hiện một
giao dịch dân sự khác. Hai bên khi xác lập giao dịch đều biết rõ trên tực tế số cổ
phiếu của ông Tân tại ngân hang VP Bank không được VP Bank xác định là cổ
phiếu nữa vì kết luận thanh tra vào ngày 9/11/2001 (trước ngày kí hợp đồng) số cổ
phiếu được mua bằng nguồn không hợp pháp nên không được chuyển nhượng
dưới bất kì hình thức nào. Hơn nữa, tháng 2/2002 tại Đại hội cổ đông, số cổ phiếu
của ông Tân thuộc số cổ phiếu bị giảm vốn điều lệ để xử lí nợ xấu của ngân hang.
Tức là. Toàn bộ 200 cổ phiếu của ông đã không còn giá trị về mệnh giầm ông Tân
chỉ được sở hữu 2 tỷ và số tiền này đang bị ngân hàng “ treo” để khấu trừ vào cac
khoản nghĩa vụ của ông Tân. Như vậy tại thời điểm kí jeets hợp đồng giữa ông
12
Tân và ông Tuấn cả 2 ông đều biết rõ thực trạng của 200 cổ phiếu này mà vẫn kí
kết hợp đồng nên có lỗi như nhau. Như vậy, với căn cứ trên, về khoản tiền 300
triệu đồng mà bên bị đơn đã giao cho nguyên đơn theo thỏa thuận tại 2 hợp đồng
đã kí, thì từ khi phát sinh tranh chấp bên bị đơn đều không đề cập đến và tại phiên
tòa phúc thẩm này, Đại diện theo ủy quyền của các bên bị đơn cũng đề nghị Tòa
án xem xét và quyết định ben bị đơn chấp nhận và không có ý kiến gì. Trong quá
trình giải quyết vụ án cả 2 bên không đề cập đến số tiền này và bên bị đơn cũng
không hề mong muốn yêu cầu trả lại số tiền này nên không bắt buộ nguyên đơn
phải trả lại số tiền 300 triệu và lãi suất phát phát sinh. Đối với số tiền 2 tỷ đồng
của ông Tân. Trên thực tế theo tài liệu do ông Tân và Ngân hàng VPBank xuất
trình trong quá trình giải quyết vụ án, thì có việc ông Tân sử dụng 2 tỷ ( số tiền trị
giá của 200 cổ phiếu) đang bị treo tại ngân hàng này để khấu trừ vào nợ gốc của
khoản vay ứng vốn ngoại tệ của công ty FINEXIM (thuộc nghĩa vụ của ông Tuấn),
Do đây vẫn là giao dịch hơp pháp nên tòa án cho ông Tân và ông Tuấn tự giải
quyết với nhau hoặc có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy
định của pháp luật và phù hợp.
Thứ 4, Về án phí :
Việc Tòa án cấp tại sơ thẩm bản án sơ thẩm số 141 /2011/KDTM- ST ngày 6
tháng 9 năm 2011 buộc ông Tân phải nộp án phí sơ thẩm là không đúng quy định
của pháp luật Vì toàn án đã căn cứ vào điều 131, khoản 3 điều 132 BLTTDS quy
định về nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm và phúc thẩm.
Tóm lại, những quyết định trên của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội là
hợp lý, chính xác và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
III, Phương hướng hoàn thiện pháp luật và một số kiến nghị về giao dịch dân
sự vô hiệu do giả tạo.
Trong phạm vi đề tài về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, nhóm em xin đưa ra
một số quan điểm:
Thứ nhất, vấn đề khái niệm giao dịch giả tạo. Hiện nay, BLDS 2005 cũng
như các văn bản pháp luật hướng dẫn BLDS 2005 đều chưa quy định rõ ràng về
khái niệm thế nào là giao dịch dân sự do giả tạo. Có nên mặc nhiên hiểu yếu tố
này theo định nghĩa thông thường, hay theo cách lý giải của Từ điển Tiếng Việt
không? Điều 129 BLDS mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các trường hợp giao dịch
dân sự do giả tạo, mà không quy định rõ khái niệm giao dịch dân sự do giả tạo.
Bởi vậy, để pháp luật được thực thi một cách thống nhất, nên chăng cần có quy
định cụ thể hơn về cách hiểu khái niệm giao dịch dân sự do giả tạo.
13
Thứ hai, về quy định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh
nghĩa vụ với người thứ ba. Hiện nay có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, chỉ cần có dấu hiệu giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ là
có thể tuyên hợp đồng vô hiệu do giả tạo, mà không cần xem xét việc trốn tránh
nghĩa vụ có xảy ra trên thực tế hay không. Quan điểm thứ hai cho rằng hợp đồng
vô hiệu chỉ xảy ra khi có dấu hiệu giả tạo và trốn tránh nghĩa vụ. Hai về này phải
đi liền với nhau mới đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Nghĩa là dấu hiệu trốn
tránh nghĩa vụ phải xảy ra trên thực tế cùng với dấu hiệu giảo tạo. Và thực tế khi
áp dụng pháp luật, Tòa án cũng gặp nhiều khó khăn do quan điểm pháp luật chưa
đồng nhất, quy định chưa rõ ràng. Chúng tôi cho rằng cần phải xác định đúng và
đủ hai vế của quy định pháp luật là có sự giả tạo và có sự trốn tránh, tất nhiên sự
trốn tránh này phải có thật trên thực tế, mới có thể xác định giao dịch vô hiệu do
giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Điều này tránh được tình trạng
oan sai cho một số đương sự khi mà giao dịch của họ không giả tạo hoặc không
trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Thứ ba, là vấn đề chế tài áp dụng đối với giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh
nghĩa vụ với người thứ ba và với Nhà nước. Các chủ thể xác lập giao dịch ngày
càng khéo léo, tinh vi và khó phát hiện hơn. Đồng thời khi xảy ra tranh chấp các
biện pháp chế tài áp dụng chưa thực sự nghiêm khắc, không đạt được hiệu quả.
Thực tế cũng cho thấy các giao dịch này thường rất khó phát hiện, do pháp luật
cũng như các cơ quan có thẩm quyền chưa có những quy định, những biện pháp cụ
thể nhằm phát hiện cụ thể nhằm phát hiện, xử lý và hạn chế những giao dịch trốn
tránh nghĩa vụ này.
Thứ tư là vấn đề về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu do giả tạo. Điều 136 BLDS 2005 quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố
giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là không bị hạn chế. Tuy nhiên việc quy định
thời hiệu “không bị hạn chế” không có ý nghĩa pháp lý cũng như thực tế, vì thời
gian quá dài làm cho các chứng cứ chứng minh sự vi phạm của các chủ thể không
còn giá trị chứng minh nữa. Đồng thời nếu quy định thời hiệu khởi kiện với giao
dịch xác lập do giả tạo có thể đưa đến sự mâu thuẫn với quy định tại Điều 247
BLDS nếu vào thời điểm xác lập giao dịch các bên không biết hành vi xác lập giao
dịch của mình là vi phạm pháp luật. Do vậy nhóm chúng em cho rằng thời hiệu
yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch do giả tạo vô hiệu cần được xác định bằng một
con số chính xác, cụ thể như đối với các giao dịch giả tạo có đối tượng là bất động
sản thì thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu là 30 năm và đối với các giao
dịch giả tạo có đối tượng là động sản thì thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô
hiệu là 20 năm, kể từ thời điểm xác lập giao dịch.
14
Thứ năm, Về vấn đề hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự (Điều 137 BLDS):
Việc xử lý tài sản trong giao dịch dân sự theo Khoản 2 Điều 137 là chưa phù hợp,
không những thế cách giải quyết nguyên tắc rất chung chung, không đảm bảo
được quyền lợi cho các bên chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Tòa án chỉ có thể
áp dụng quy định: “khôi phục lại tình trạng ban đầu” theo đúng nghĩa trong
trường hợp đối tượng của giao dịch dân sự mà các bên chuyển giao còn giữ được
nguyên vẹn, chưa có sự biến đổi nào. Trong nhiều trường hợp tòa án không thể áp
dụng chế tài khôi phục lại tình trạng ban đầu theo đúng nghĩa khi mà đối tượng
giao dịch không còn nguyên vẹn. Bởi vậy, trong thực tiễn tòa án phải áp dụng chế
tài linh hoạt mà BLDS cho phép là “nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì
hoàn trả bằng tiền”, “bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Do đó có sự khác
nhau về phán quyết bồi thường của mỗi tòa không tạo được sự thống nhất, gây
hoang mang cho người dân. Nhóm cũng xin đưa ra đề xuất sửa đổi khoản 2 điều
137 như sau: “ trong giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng
ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng
hiện vật hoặc không khôi phục được tình trạng ban đầu thì phải hoàn trả bằng
tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo
quy định của pháp luật, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy việc giải quyết các vụ án xảy
ra do giả tạo ngày càng đa dạng, phức tạp. Ngoài việc xây dựng một hệ thống
pháp luật hoàn chỉnh thì chúng ta cần nâng cao sự hiểu biết về pháp luật nói chung
và vấn đề tự nguyện trong giao dịch dân sự nói riêng, tránh tình trạng vấp phải
những sai lầm không đáng có.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995
2. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005.
3. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005.
4. Lê Đình Nghị, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb.Giáo dục, Hà
Nội, 2009.
15
5. Nguyễn Đình Lộc, Phân tích những quy định chung của BLDS từ Điều 1
đến Điều 171, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2009.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ luật Dân sự
BLTTDS : Bộ luật tố tụng Dân sự
DSST : Dân sự sơ thẩm
16
QH : Quốc hội
KDTM : kinh doanh thương mại
CSGT : cảnh sát giao thông
DSPT : dân sự phúc thẩm
TMCP : thương mại cổ phần
PHỤ LỤC
17