Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

cục dự trữ liên bang mỹ (fed) và biện pháp của fed trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.3 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ

TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Đề tài: “Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và những
biện pháp của FED trong cuộc khủng hoảng tài chính tại
MỸ năm 2007 ”

N05 – Nhóm 7
GVHD: Phạm Quốc Khang
Huế, 10/2011
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
Danh sách thành viên:
1. Nguyễn Thị Hồng Thủy
2. Phan Thị Thanh Nhơn
3. Trần Hoàng Quỳnh Thi
4. Phan Thị Kiều Nhi
5. Hoàng Thị Hồng Hạnh
6. Hồ Thị Anh Yến
7. Phan Nhật Quang
8. Trần Khánh Nhật
9. Nguyễn Quốc Huy
10.Nguyễn Đại Quốc Anh
11. Nguyễn Văn Trọng Nhân
12.Hoàng Công Pháp
Page 2
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
Nội dung:
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐỀ:
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý thuyết:


1.1. Khủng hoảng tài chính
1.2. Tổng sản phẩm quốc nội GDP
1.3. Lãi suất
1.4. Nghiệp vụ thị trường mở
1.5. Tỷ giá hối đoái
1.6. Chương trình nới lỏng định lượng QE
2. Thực trạng:
2.1. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED):
2.1.1. Lịch sử ra đời và hình thành
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.3. Các công cụ chủ yếu của FED
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của FED
2.2. Những biện pháp của FED trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ
năm 2007:
Page 3
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
2.2.1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007
2.2.2. Những biện pháp của FED trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm
2007
a) Biện pháp của FED trước tháng 9/2008
b) Biện pháp của FED từ lúc cuộc khủng hoảng xảy ra cho đến khi kinh tế
Mỹ cơ bản thoát khỏi khủng hoảng (gần cuối năm 2009)
c) Biện pháp của FED sau khủng hoảng
2.3. Thành tựu và hạn chế của FED trong việc đưa ra những chính sách
ứng phó với cuộc khủng hoảng 2007:
2.3.1. Chính sách cắt giảm lãi suất
2.3.2. Chính sách thị trường mở
2.3.3. Chính sách chiết khấu và tái cấp vốn
2.3.4. Tỷ giá hối đoái
III. KẾT LUẬN:

Page 4
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐỀ:
Cục dự trữ liên bang Mỹ, gọi tắt là FED, là Ngân hàng trung ương của nước Mỹ.
Trong vai trò của một Ngân hàng trung ương, FED là ngân hàng của các ngân hàng và là
ngân hàng của Chính phủ liên bang. FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước
Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn, và ổn định hơn. Trong quá trình tồn
tại và phát triển cùng với lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng minh được vai trò vô
cùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ.
Đặc biệt, vào năm 2007, nền kinh tế Mỹ đã phải hứng chịu cuộc Khủng hoảng Tài
chính lớn nhất trong vòng 7 thập niên trở lại đây. Cuộc Khủng hoảng đã gây ra những
ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế Mỹ cũng như thế giới. Với sự sụp đổ của nhiều định
chế Tài chính lớn, Fed đã có nhiều nỗ lực nhằm xử lý hậu quả, ổn định tâm lý và khôi
phục nền kinh tế. Và lúc này, người ta đang đặt câu hỏi về những công việc mà Fed đã
thực hiện từ lúc cuộc khủng hoảng xảy ra.
Với những vấn đề như trên, phần thực trạng của chúng tôi gồm 3 phần chính:
1. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).
2. Những biện pháp của FED trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007.
3. Thành tựu và hạn chế của FED trong việc đưa ra những chính sách ứng phó với
cuộc khủng hoảng 2007.
Qua bài tập thảo luận nhóm này, chúng tôi hy vọng sẽ có được hiểu biết nhất định
về Fed - ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới và những chính sách của FED từ lúc
cuộc khủng hoảng xảy ra cho đến nay.
Page 5
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý thuyết:
1.1. Khủng hoảng tài chính:
 Khái niệm:
Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế

trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình.
Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với nguồn cung. Nhu
cầu tiền mặt của người dân hay của nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thống
ngân hàng và thị trường tài chính khiến cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứng
khoán có thể sụp đổ. Trong nền kinh tế thế giới hiện đại sự lây lan của khủng hoảng tài
chính thường đi kèm với khủng hoảng kinh tế kéo dài.
 Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính:
Tùy theo mức độ và phạm vi, khủng hoảng tài chính thể hiện qua các điểm sau
đây:
• Sự giảm giá dây chuyền của các đồng tiền.
• Hệ thống ngân hàng bị tê liệt, các NHTM không hoàn trả được các khoản
tiền gửi của người gửi tiền.
• Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng xếp loại A cũng không thể
hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng.
• Thị trường cổ phiếu sụt giá nhanh chóng.
• Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
Page 6
FED và những biện pháp trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ 2007
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
• Các hoạt động kinh tế bị suy giảm.
 Phân loại khủng hoảng tài chính:
Có các loại khủng hoảng tài chính như sau:
• Khủng hoảng tiền tệ
• Khủng hoảng ngân hàng
• Khủng hoảng kép
• Khủng hoảng nợ nần
1.2. Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product):
GDP đo lường tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong phạm vi lãnh thổ của 1 quốc gia hay 1 địa phương sau một thời kỳ nhất định
(thường là 1 năm).

 GDP danh nghĩa (GDP
n
: Nominal)
Khái niệm: GDP
n
là tổng sản phẩm quốc nội sản xuất ra trong một thời kỳ được
tính theo giá hiện hành.
Công thức: GDP
i
n
=∑Q
t
i
P
t
i
Trong đó:
• Q
t
i
: sản lượng hàng hóa và dịch vụ i ở năm t
• P
t
i
: giá hiện hành của hàng hóa và dịch vụ ở năm t
 GDP thực tế (GDP
r
: real)
Khái niệm: GDP
r

là tổng sản phẩm quốc nội sản xuất ra trong một thời kỳ được
tính theo giá cố định.
Page 7
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
Công thức: GDP
i
r
=∑Q
t
i
P
0
i
• Q
t
i
: sản lượng hàng hóa và dịch vụ i ở năm t
• P
0
i
: giá cố định của hàng hóa và dịch vụ i
1.3. Lãi suất:
 Lãi suất cơ bản là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi
suất kinh doanh của mình. Ở Mỹ, lãi suất này được quyết định bởi FED và được FED sử
dụng như một công cụ chính để thực hiện chính sách tiền tệ từ 1980 đến nay. Dù các
ngân hàng không nhất thiết thu lãi đúng như mức công bố, thường thì thu cao hơn và đôi
khi thấp hơn, lãi suất cơ bản được xem là cơ sở để các mức lãi khác tham khảo áp dụng
hoặc dựa vào đó để điều chỉnh. Lãi suất cơ bản được xem là lãi suất chính, bởi vì các
khoản vay dành cho các khách hàng nhỏ hơn cũng sẽ phải dựa theo lãi suất này.
Ví dụ, một công ty Blue Chip có thể vay tại lãi suất 5%, nhưng một công ty nhỏ

hơn có thể phải vay với lãi suất tăng thêm 2%, tức là 7% tại cùng ngân hàng đó. Nhiều
khoản vay tiêu dùng khác cũng phụ thuộc vào lãi suất cơ bản.
Mục đích của giảm lãi suất:
• Tăng đầu tư → tăng tổng chi tiêu
• Tăng đầu tư → tăng sản lượng → tăng thu nhập → kích thích tiêu dùng
 Lãi suất chiết khấu: Áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết
khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Nó
được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay
khi ngân hàng đưa tiền vay cho khách hàng. Như vậy, lãi suất chiết khấu được trả trước
cho ngân hàng chứ không trả sau như lãi suất tín dụng thông thường.
Page 8
FED và những biện pháp trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ 2007
Biểu đồ lãi suất cơ bản của Mỹ ( Nguồn: MoneyCafe.com)
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
 Lãi suất tái chiết khấu: Áp dụng khi ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian
vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ
ngay khi ngân hàng trung ương cấp tiền vay cho ngân hàng. Nó cũng được tính bằng tỷ lệ
phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi ngân hàng
trung ương cấp tiền vay cho ngân hàng.
1.4. Nghiệp vụ thị trường mở:
 Khái niệm:
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra
những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ
có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức
tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị
trường.
 Các loại nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở của các ngân hàng trung ương chủ yếu có hai loại: mua
bán giấy tờ có giá dài hạn và mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn. Ở Mỹ, nghiệp vụ thị
trường mở chủ yếu được thực hiện đối với trái phiếu chính phủ dài hạn

1.5. Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai
đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng
tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác.
Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị
đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền của nước kia.
Page 9
FED và những biện pháp trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ 2007
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
Ví dụ: Tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ ngày 25/10/2011 là
20,748 VND/USD.
1.6. Chương trình nới lỏng định lượng QE (Quantitative easing):
Công cụ cơ bản mà các ngân hàng trung ương dùng để kiểm soát nguồn cung tiền
là lãi suất. Nhưng khi lãi suất tiến sát ngưỡng 0% thì hiệu quả của công cụ này lại giảm
sút. Khi đó, chương trình nới lỏng định lượng (QE) được áp dụng. QE vốn là một biện
pháp phổ biến của các ngân hàng trung ương, dựa trên công trình nghiên cứu của Joseph
Gagnon, một cựu kinh tế gia của FED. QE đơn giản là tung tiền ra mua lại trái phiếu
chính phủ với hi vọng hạ được lãi suất và tăng tốc lạm phát.
2. Thực trạng:
2.1. Cục dự trữ liên bang Mỹ FED:
2.1.1. Lịch sử ra đời và hình thành:
 1791-1811: Ngân hàng thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - The First Bank of the
United States được thành lập và đi vào hoạt động.
Năm 1791, Alexander Hamilton ( Hamilton là người đại diện cho quyền lợi của
gia tộc Rothschild ) trình lên quốc hội phương án thành lập First Bank of the United
States để giải quyết tình trạng “ thiếu tiền ”. First Bank of the United States, BUS được
vận hành theo đúng mô hình của Ngân hàng Bắc Mỹ. Thomas Willing, chủ tịch Ngân
hàng Bắc Mỹ được mời giữ chức chủ tịch ngân hàng mới. Đối với quyền sở hữu, chính
quyền liên bang nằm quyền sở hữu 1/5 ngân hàng trung ương này. 80% cổ phần còn lại,
lẽ dĩ nhiên, thuộc về các đại gia tộc ngân hàng. Ngân hàng mới sẽ có quyền phát hành

tiền và đầu tư vào các khoản nợ công và tài trợ tín dụng giá rẻ cho các nhà công nghiệp.
Chính quyền liên bang cũng trao cho ngân hàng quyền được lưu ký quĩ và tài sản của
chính phủ. Thời gian hoạt động được qui định là 20 năm.
Page 10
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
 1816-1836: Ngân hàng thứ hai của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - The Second Bank of the
United States được thành lập và đi vào hoạt động.
Năm 1812, cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Anh quốc nổ ra. Chính phủ Hoa Kỳ phải
phát hành rất nhiều nợ để tài trợ cho các hoạt động quân sự cực kỳ tốn kém. Từ 1811 đến
1815, số ngân hàng đã tăng 117 lên 246. Tổng số tiền kim loại các ngân hàng đã phát
hành rơi vào khoảng từ 14,9 triệu đô-la (1811) đến 13,5 triệu đô-la (1815). Trong khi đó,
tổng lượng tiền giấy và tiền gửi là 42,2 triệu đô-la (1811) đã tăng gần 90% sau 4 năm, đạt
con số 79 triệu đô-la (1815).Việc phát hành quá nhiều tiền và tài trợ các khoản chi phí
chiến tranh khổng lồ đẩy các ngân hàng vào tình trạng khó khăn và mất khả năng thanh
toán. Lúc này, các cuộc tranh cãi về việc giải quyết hậu quả cho tình trạng trên trở nên
gay cấn. Cuối cùng nước Mỹ một lần nữa lại lựa chọn việc thành lập ngân hàng trung
ương. Mô hình lần này cũng giống như First Bank of the United States, chỉ khác một chữ
trong tên gọi: Second Bank of the United States. Cuộc chiến Anh-Pháp kết thúc cùng
năm 1816. Và 80% sở hữu của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ ``mới'' thuộc về gia đình
Rothschild và những người đại diện. Ngân hàng này có thời hạn 20 năm để thực hiện các
chức năng tạo ra một đồng tiền giấy thống nhất trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, mua phần lớn
nợ của chính phủ, và nhận tiền gửi của Bộ Tài chính.
Các ông chủ của Second Bank of the United States (BUS2) bắt tay cùng đại diện
các ngân hàng lớn ở ngoại ô Boston và thống nhất cung cấp một khoản tín dụng trị giá 6
triệu đô-la bằng tiền đúc tại New York, Philadelphia, Baltimore, và Virginia trước khi
phải nhất nhất tuân theo yêu cầu thanh toán bằng tiền đúc với những khoản nợ phải thanh
toán cho ngân hàng các bang. Lượng tiền đúc này được tính toán sẽ vượt xa nhu cầu
chuyển đổi tiền giấy sang tiền đúc có thể phát sinh khi đạo luật mới được thực thi. Như
vậy, các ngân hàng có thể thoải mái phát hành mới tiền giấy mà không lo lắng tới việc vi
phạm pháp luật. ``Thương vụ'' giữa BUS2 và ngân hàng tại các bang đã biến qui định

phải qui đổi ra tiền đúc để thanh toán chỉ còn mang tính hình thức. Nền kinh tế tiếp tục ở
Page 11
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
trong tình trạng lạm phát. Đến năm 1819, yêu cầu thanh toán bằng tiền đúc bị dỡ bỏ cùng
lúc với khủng hoảng kinh tế trong thời gian 1819-1821.
Năm 1836, Second Bank of United States giải tán sau khi điều lệ của ngân hàng
không được gia hạn.
 23/12/1913: Cục dự trữ liên bang Mỹ(FED) được thành lập.
Sau nhiều năm nội chiến của nước Mỹ, gia tộc Rothschild đã quay trở lại và lần
thứ ba xác lập mô hình ngân hàng trung ương ở nước Mỹ- Hệ thống Dự trữ Liên bang,
vào năm 1913.
Kế hoạch thành lập ngân hàng trung ương Hoa Kỳ lần thứ ba được một nhóm các
nhà ngân hàng bí mật bàn bạc và thông qua vào tháng 11 năm 1910 sau chín ngày hội họp
tại đảo Jekyll, tài sản của nhà Morgan tại vùng bờ biển bang Georgia
Với những mục tiêu và kế hoạch bàn bạc đề ra. Cho tới ngày 23/12/1913, FED
chính thức được quốc hội phê chuẩn thành lập và đi vào hoạt động chính thức từ năm
1915.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
 Hội đồng thống đốc:
Mỗi ngân hàng Fed khu vực và ngân hàng thành viên của Cục dự trữ liên bang
tuân thủ sự giám sát của Hội đồng thống đốc. Bảy thành viên của Hội đồng thống đốc
được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Quốc hội. Các thành viên được
lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ
quá một nhiệm kỳ. Tuy nhiên, một thành viên nếu được chỉ định để phục vụ nốt phần
chưa hoàn tất của thành viên khác có thể phục vụ tiếp một nhiệm kỳ 14 năm nữa, ví dụ
cựu chủ tịch Hội đồng là Alan Greenspan đã phục vụ 19 năm từ 1987 đến 2006.
Những thành viên hiện thời của Hội đồng thống đốc là:
Page 12
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
• Ben Bernanke, Chủ tịch

• Donald Kohn, Phó Chủ tịch
• Susan Bies
• Frederic Mishkin
• Kevin Warsh
• Randall Kroszner
(Một ghế còn khuyết do chưa được bầu)
 Ủy ban thị trường:
Ủy ban thị trường gồm 7 thành viên của Hội đồng thống đốc và 5 đại diện từ các
Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Luôn có một đại diện của ngân hàng Fed tại Quận 2,
thành phố New York (hiện tại là Timonthy Geithner) là thành viên trong Ủy ban này.
Thành viên từ các ngân hàng khác được luân phiên theo thời gian 2 hoặc 3 năm. FOMC
thường xuyên tiến hành việc chỉ đạo các nghiệp vụ thị trường tự do. Vì các nghiệp vụ thị
trường tự do là một công cụ quan trọng của FED để kiểm soát cung ứng tiền tệ nên
FOMC là tiêu điểm cho việc hoạch định chính sách cuả hệ thống Dự trữ Liên bang.
 Các Ngân hàng dự trữ:
Page 13
FED và những biện pháp trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ 2007
Chủ tịch FED Bernanke
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
FED bao gồm 12 ngân hàng và 25 chi nhánh ở khắp nước Mỹ nên nó là một hệ
thống ngân hàng trung ương tư nhân. Mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một
quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York,
Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas
City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò "nổi bật hơn
một chút"so với các ngân hàng còn lại.
Theo Tòa án tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực không phải là
công cụ của chính quyền liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và
hoạt động theo luật pháp ở địa phương. Phán quyết trên cũng cho rằng, các Ngân hàng dự
trữ liên bang khu vực có thể được coi là công cụ của chính quyền liên bang theo một số
mục đích nhất định. Trong một phán quyết khác ở tòa án cấp bang, sự khác biệt giữa Hội

đồng thống đốc và các Ngân hàng được quy định rõ ràng. Các ngân hàng sở hữu Ngân
hàng dự trữ liên bang khu vực là của tư nhân và rất nhiều trong số đó có cổ phiếu phát
hành trên thị trường. Giấy bạc do Fed phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa
vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực.
 Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh):
Tất cả các ngân hàng đều là thành viên của FED, phải tuân thủ mức dự trữ bắt
buộc, được vay tiền từ FED, được thanh toán bù trừ tại FED, chịu sự giám sát về các hoạt
động bởi FED.
2.1.3. Các công cụ chủ yếu của FED:
Page 14
FED và những biện pháp trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ 2007
(Các ngân hàng dự trữ) Bản đồ các khu vực quản lý của các ngân hàng
FED khu vực
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
 Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi Cục dự trữ liên bang (Fed) mua trái phiếu chính
phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm
xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi Fed bán ra trái phiếu chính phủ, tác
động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất
dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn.
 Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà
nó quản lý. Nếu Fed yêu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi
đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.
 Thay đổi lãi suất của khoản vay từ Fed: Các ngân hàng thành viên của Fed vay tiền từ
Fed để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà Fed ấn định cho các khoản vay này
gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của các ngân
hàng.
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của FED:
Với các công cụ của mình, Fed được trao các trọng trách:
 Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng
với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn

 Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng
quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng
 Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên
thị trường tài chính
 Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức
chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ
thống chi trả quốc gia.
Page 15
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế
các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục và
qua website.
2.2. Những biện pháp của FED trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ
năm 2007:
2.2.1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007:
 Cho vay dưới chuẩn:
Các ngân hàng đầu tư Mỹ đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation)
để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản
(MBS, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường.
Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay
mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng
bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản
càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của
trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng.
Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm
mạnh. Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp
hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. Hậu quả
là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.
 Mua bán khống
Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đến cho vay

dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên một áp
lực giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua
và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng
trọn.
Page 16
FED và những biện pháp trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ 2007
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
Thậm chí, họ còn áp dụng cách thức mua bán khống đến hai lần (naked short sale),
tức là không thèm vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán theo kiểu “đánh xuống” vì lợi
dụng khe hở, mua bán ba ngày sau mới giao cổ phiếu.
 Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ
Có tiền, các công ty cứ thoải mái cho người vay bằng tiền của các ngân hàng đầu
tư cung cấp thông qua mua lại danh mục cho vay của các công ty này. Các ngân hàng này
trên cơ sở danh mục cho vay vừa mua lại sẽ phát hành CK để vay tiền. Danh mục cho
vay được chia ra, ít rủi ro, rủi ro cao, tùy định mức tín nhiệm, nhà đầu tư tha hồ lựa chọn
theo sự mạo hiểm của mình. Có loại CK không cần định mức tín nhiệm, có thể thu lãi cao
nhưng rủi ro cũng lớn.
Như vậy, rủi ro trong cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công ty tài chính
sang NH đầu tư. Nhà đầu tư lắm tiền trên thế giới đã đổ tiền mua CK này, nhờ vậy đã
cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường BĐS ở Mỹ tăng nóng.
Giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz, người được giải thưởng kinh tế Nobel kinh tế
2001, kết luận: “Hệ thống tài chính của Mỹ đã không thực hiện được hai trách nhiệm
chính của mình đó là quản lý rủi ro và phân chia vốn. Cả hệ thống tài chính Mỹ đã không
làm những gì mà nó đáng ra phải làm - chẳng hạn như tạo ra các sản phẩm để giúp người
Mỹ quản lý được những rủi ro nguy hiểm nghiêm trọng của mình, như là giữ lại được nhà
khi mức lãi suất cho vay tăng cao hoặc khi giá nhà rớt giá”.
 Khủng khoảng niềm tin
Theo GS. Joseph Stiglitz, cuộc khủng hoảng bắt đầu tư sự sụp đổ thảm khốc của
niềm tin. Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài sản. Những
giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt giá giá trị tài sản

thực của ngân hàng. Đây là một trò chơi mà con người ta khi bắt đầu cảm nhận thấy mùi
của sự thua lỗ và nhìn vào hệ thống tài chính, khi đó thua lỗ xuất hiện, cả thị trường
xuống dốc và tất cả mọi người đều bị thua lỗ.
Page 17
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
Thị trường tài chính xoay quanh trục nguyên tắc độ tin cậy, và độ tin cậy đó đã bị
xói mòn, xuống cấp. Sự sụp đổ của Lehman là biểu tượng đánh dấu mức độ tin cậy đã
xuống một mức thấp mới và dư âm của nó sẽ còn tiếp tục.
2.2.2. Những biện pháp của FED trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ
năm 2007
a) Biện pháp của FED trước tháng 9/2008:
Tháng 8/2007, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn đã nổ ra ở Mỹ mà
không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào. Khủng hoảng đã lan đến các trung tâm tài
chính lớn khác như: London, Tokyo, Paris, Frankfurt. Lần đầu tiên nhiều ngân hàng lớn
rơi vào khủng hoảng cho vay thế chấp kiểu này.
Những diễn biến đầu tiên của khủng hoảng:
1. Bear Stearns, ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ, đã thông báo hai trong nhiều
quỹ bảo hiểm của họ đã mất hơn 1/2 tài sản do sự sụt giảm mạnh giá trị danh mục đầu tư
cho vay thế chấp. Khách hàng không thể rút tiền và điều duy nhất họ có thể làm là theo
dõi một cách vô vọng sự mất giá của các khoản đầu tư.
2. Banque Nationale Paribas (BNP), ngân hàng lớn nhất của Pháp đã đình chỉ hoạt
động các quỹ bảo hiểm của họ do thị trường chứng khoán thế chấp mất thanh khoản.
3. Hai ngân hàng lớn của Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và
Ngân hàng Trung Quốc, đã thông báo khoản lỗ trị giá 11 tỷ USD vì những rủi ro liên
quan đến cho vay thế chấp.
4. Ở Anh, lần đầu tiên kể từ sau cuộc Đại suy thoái, dân chúng đã xếp hàng trước
cửa ngân hàng Northern Rock để rút tiền.
5. Tin tức về các sự kiện này đã lan toả và tạo ra cú sốc tài chính toàn cầu.
Page 18
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011

Khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ lĩnh vực cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ.
Vào tháng 8/2007, tỷ lệ thanh toán chậm đã tăng 36%, đạt kỷ lục cao nhất trong 16 năm
qua. Năm 2007, vị thế tài sản của những người sở hữu nhà đã thay đổi từ “thanh toán
chậm” đến “tịch thu tài sản” để thế nợ và tỷ lệ này đã tăng gấp đôi so với năm 2006. Các
khoản vay thế chấp dưới chuẩn chỉ chiếm 16% tổng số vốn vay thế chấp, nhưng lại chiếm
tới 50% các khoản vỡ nợ.
Ngày 20/08/2007, Fed đã quyết định bơm thêm 3,5 tỷ USD vào hệ thống tiền tệ
nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng trên thị trường tín dụng. Ngày 18/09/2007, Fed đã
quyết định cắt giảm lãi suất từ mức 5,25% xuống còn 4,75%. Thị trường chứng khoán
phố Wall ngày 18/09/2007 cũng đã có những phản ứng tích cực sau quyết định của FED,
trong đó, 3 chỉ số quan trọng nhất đều tăng hơn 1%.
Ngày 15–17/10: Liên minh các ngân hàng Mỹ được hỗ trợ bởi chính phủ thông
báo lập một siêu quỹ trị giá 100 tỷ đô la để mua lại các chứng khoán được đảm bảo bằng
tài sản thế chấp mà giá trị thị trường đã bị sụt giảm do khủng hoảng vay dưới chuẩn. Chủ
tịch Cục dự trữ Liên bang Ben Bernake và Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ đều đưa ra những
cảnh báo về mối nguy hiểm của việc vỡ bong bóng bất động sản.
Ngày 31/10: Cục dự trữ liên bang hạ lãi suất quỹ liên bang 25 điểm xuống 4.5%
Tháng 11: Cục dự trữ liên bang bơm thêm 41 tỷ đô la cho các ngân hàng vay với
lãi suất thấp. Đây là lần xuất tiền lớn nhất của Cục dự trữ liên bang kể từ 19 tháng 9 năm
2001 (50.35 tỷ đô la).
Những khoảng thời gian tiếp theo lãi suất của Fed liên tục giảm.
Bảng lãi suất của FED công bố từ tháng 08/2006 đến cuối năm 2008
Ngày Lãi suất (%) Giảm (%)
01/08/2006 5,25
Page 19
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
01/10/2007 4,75 -0,50
01/11/2007 4,50 -0,25
01/01/2008 4,25 -0,25
01/02/2008 3,00 -0,50

01/04/2008 2,25 -0,75
01/05/2008 2,00 -0,25
01/11/2008 1,00 -0.1
(Nguồn: MoneyCafe.com)
Mục đích của những chính sách của Fed trong khoảng thời gian này là nhằm hỗ
trợ cho các định chế tài chính và nhằm ổn định thị trường, đồng thời thúc đẩy kinh tế. Và
đến tháng 9/2008, lãi suất cho vay của Fed chỉ là 2%. Tuy nhiên, những phản ứng của
Fed cũng không thể cứu vớt được thị trường bởi lẽ cuộc khủng hoảng đã được hình thành
từ quá lâu với những nguyên nhân mà Fed và chính phủ Hoa Kỳ không kiểm soát được.
Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng thực sự bùng nổ với sự sụp đổ của nhiều định chề tài
chính lớn. Nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong 7 thập niên trở
lai đây.
b) Biện pháp của FED từ lúc cuộc khủng hoảng xảy ra cho đến khi kinh
tế Mỹ cơ bản thoát khỏi khủng hoảng (gần cuối năm 2009):
Cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả nặng nề đối với kinh tế Hoa Kỳ. GDP
của quý IV năm 2008 ngay lập tức giảm 5,4%, tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% từ mức 6,2% lên
đến 7,2%, niềm tin của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực.
Khi cuộc khủng hoảng xảy ra, Fed đã có những biện pháp rất rất mạnh mẽ để giúp
nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
Page 20
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
Hành động đầu tiên mạnh tay nhất là mua lại các khoản nợ xấu trị giá 1450 tỷ
USD chứng khoán thế chấp và giấy tờ nợ, do ngân hàng Fannie Mae, Freddie Mac và
Ginnie Mae phát hành, mua lại mua lại 300 tỷ USD trái phiếu chính phủ. Hành động này
giúp cho các ngân hàng này tăng tính thanh khoản và tiếp tục đi vào hoạt động. Nhìn vào
quy mô của khoản mua lại phần nào đó làm cho giới đầu tư tin tưởng vào quá trình khôi
phục của thị trương tài chính. Trong cuộc đại khủng hoảng lần này, ngoài 3 công cụ
truyền thống là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, công cụ thị trường mở, Fed đã
đưa ra 7 công cụ mới: TAF( đấu thầu cho vay kỳ hạn), TSLF( cho vay chứng khoán kỳ
hạn), PDCF( tín dụng cho các trung gian tài chính hàng đầu), AMLF( cho vay dựa trên

thương phiếu được đảm bảo bằng tài sản), CPFF( quỹ thương phiếu), MMIFF( công cụ
quỹ dành cho các nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ), TALF( cho vay dựa trên chứng khán
được đảm bảo bằng tài sản). Ngoài ra, Fed cũng cùng phối hợp cùng với 14 ngân hàng
trung ương các nước khác, để trong một khoảng thời gian ngắn cơ cấu tiền tệ các nước
cùng có thể liên minh với nhau, đồng thời tăng thêm vị thế của đồng đô-la ra thị trường
các nước. Từ đó, việc nước Mỹ dựa vào đồng đô-la để vực dậy nền kinh tế là hoàn toàn
có lợi.
Bên cạnh đó là việc tăng cường tính ổn định cho môi trường tiền tệ, đặc biệt đó là
tăng cường cứu trợ đối với các cơ cấu tiền tệ có vấn đề. Minh chứng rõ nét nhất cho
nhận định này đó là lần lượt các tập đoàn lớn như AIG, Citigroup và hai đại gia tài chính
Fannie Mae và Freddie Mac lần lượt được giải cứu.
Hành động tiếp theo là thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm khôi phục nền
kinh tế, kích thích đầu tư. Thật vậy, trong quý IV năm 2008, lãi sất cho vay của Fed chỉ là
1% và kể từ đầu năm đến cuối năm 2009 đến nay, mức lãi suất này chỉ là 0-0,25%, là
mức lãi suất cơ bản thấp nhất từ năm 1954.
Cả hai hành động trên của Fed được đánh giá là đúng đắn và đủ liều lượng đối với
nền kinh tế Hoa Kỳ vào lúc này. Đặc biệt là mức lãi suất cho vay thấp trong thời gian
Page 21
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
qua. Mức lãi suất thấp này sẽ giúp giảm bớt chi phí vay, bao gồm các khoản cho vay
doanh nghiệp và tiêu dung, khôi phục niềm tin của thị trường, kích thích người Mỹ tăng
chi tiêu, thúc đẩy nền kinh tế.
Những chính sách của Fed và chính phủ Mỹ đã mang lại những tác động tích cực
đối với kinh tế Hoa Kỳ. Trong quý III năm 2009, GDP của Hoa Kỳ đã tăng 1,7% sau 3
quý sụt giảm.
Bảng tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ từ quý 4/2008 đến quý 3/2009
Thời gian Tốc độ tăng trưởng GDP
Quý 3/2008
Quý 4/2008 -8.9%
Quý1/2009 -6.7%

Quý 2/2009 -0.7%
Quý 3/2009 1.7%
(Nguồn: Usatoday.com)
Thị trường chứng khoán đã có những khôi phục mạnh mẽ kể từ cuộc khủng hoảng
xảy ra từ tháng 9 năm 2008. Chỉ số Dow Jones đã lấy lại được mức trên 10000 điểm.
Lòng tin của nhà đầu tư đã dần được khôi phục. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán luôn
lên xuống cùng với những quyết định của Fed và Chính phủ Hoa Kỳ.
Có thể nói rằng nền kinh tế lúc này chưa thực sự hồi phục. Tình trạng thất nghiệp
hiện nay đang ở mức cao. Kể từ tháng 9 năm 2008 đến cuối năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp
luôn ở mức báo động. Và đặc biết vào tháng 10/2009, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 10.1 %.
Bảng tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ từ tháng 9/2008 đến tháng 10/2009
Thời gian Tỷ lệ thất nghiệp
Sep-08 6,2%
Oct-08 6,6%
Nov-08 6,8%
Dec-08 7,3%
Jan-09 7,8%
Page 22
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
Feb-09 8,2%
Mar-09 8,6%
Apr-09 8,9%
May-09 9,4%
Jun-09 9,5%
Jul-09 9,5%
Aug-09 9,7%
Sep-09 9,8%
Oct-09 10,1%
(Nguồn: Data360.org)
Nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng chưa thể tự lực đứng dậy nếu không có sự

trợ giúp của các cơ quan điều tiết như chính phủ Hoa Kỳ và Fed. Đối với nền kinh tế Hoa
Kỳ, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 6%, là mức có thể chấp nhận được. Với mức thất nghiệp
đã lên tới 10.1% như vậy thì quả thực Chính phủ hoa Kỳ và Fed đang đứng trước một bài
toán vô cùng nan giải, nhất là khi các cói cứu trợ của Chính phủ và Chính sách của Fed
gần như đã đi đến giới hạn.
Dù tỷ lệ thất nghiệp như vậy, những dựa trên những số liệu khác như về tổng sản
phẩm quốc nội và thu nhập cá nhân trong nhiều tháng liền, thì vào ngày 20/9/2010 theo
giờ địa phương, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (tổ chức nghiên cứu kinh tế
phi lợi nhuận) đã chính thức công bố: Kinh tế Mỹ đã thoát khỏi khủng hoảng từ tháng 6-
2009.
c) Biện pháp của FED sau khủng hoảng:
Sau khi cơ bản thoát khỏi khủng hoảng, FED tiếp tục đưa ra nhiều chính sách để
khôi phục và phát triển kinh tế Mỹ.
Tháng 8/2010, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Bernanke đưa ra Chương
trình nới lỏng định lượng lần thứ 2 (QE2) trị giá 600 tỷ USD, chương trình này khởi động
vào ngày 11/12/2010, mua khoảng 75 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng cho đến tháng 6/2011.
Ý tưởng đằng sau QE2 là FED sẽ bơm một lượng lớn tiền vào nền kinh tế bằng cách mua
Page 23
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ từ các ngân hang. Việc làm này sẽ giúp các ngân hàng có
thêm tiền mặt để cho vay và đẩy lãi suất dài hạn giảm xuống, như vậy sẽ khuyến khích
các công ty đi vay và đầu tư vào nhà máy, thiết bị và thuê nhân công. QE2 đã đem lại
những thành công cho nước Mỹ như: trên thị trường chứng khoán, chỉ số Nasdaq đã tăng
29%, S&P 500 tăng 25% và Dow Jones tăng 24%; đối với giới doanh nhân Mỹ,
không chỉ giá cổ phiếu tăng, lợi nhuận cũng từ từ tăng theo, hơn nữa các công ty còn
nhận được khoản vay nhiều chưa từng có mà lãi suất lại thấp kỉ lục kể từ những năm
1940 của thế kỉ trước;…Tuy nhiên, giá hàng hóa cũng tăng, tác động đến người tiêu dùng
khi họ phải chi nhiều tiền hơn cho lương thực và nhiên liệu, dẫn đến lạm phát tiêu dùng
của Mỹ tăng lên 3,6%, chưa tính tới giá thuê nhà – yếu tố chiếm 40% trong chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) – đang leo thang mạnh . Thị trường Mỹ cũng không khởi sắc là mấy với QE2,

các doanh nghiệp Mỹ vẫn nắm giữ tiền mặt, tốc độ tăng thu nhập không đủ bù lạm phát,
GDP Mỹ chỉ tăng 1,9%, còn tỷ lệ thất nghiệp kẹt ở 9,1%. Ngoài ra, chương trình này
cũng tác động xấu đến đồng USD, thị trường nhà đất,…
Không chỉ vậy, Chủ tịch FED Bernanke còn tuyên bố Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ
duy trì chính sách lãi suất siêu thấp từ 0%-0.25% đến giữa năm 2013. Với chính sách này,
Fed kỳ vọng sẽ khôi phục niềm tin của thị trường, kích thích người Mỹ tăng chi tiêu, thúc
đẩy nền kinh tế.
Sau khi QE2 kết thúc, gần đây nhất, FED đã công bố chương trình kích thích kinh
tế 400 tỷ USD. Với chương trình này, Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ mua chứng khoán kho
bạc Mỹ 13 lần một tháng và bán nợ chính phủ Mỹ đang giữ 6 lần theo kế hoạch giảm chi
phí vay thông qua việc đổi 400 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn thành trái phiếu dài hạn
(Operation Twist). Theo thông báo từ Ngân hàng dự trữ New York, Fed sẽ bán 8 - 9 tỷ
USD trái phiếu kho bạc danh nghĩa 5 lần/tháng trong mỗi lần thực hiện và 1 - 1,5 tỷ USD
các chứng khoán chống lạm phát kho bạc (TIPS) trong mỗi lần điều hành hoạt động. Fed
sẽ mua trái phiếu kho bạc 12 lần/tháng và TIPS 1 lần mỗi tháng. Mục đích là nhằm hạ
Page 24
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011
thấp lãi suất đối với mọi khoản vay từ vay thế chấp đến vay vốn sinh viên, qua đó khuyến
khích người tiêu dùng và doanh nghiệp vay mượn và chi tiêu, ngăn chặn suy thoái và hỗ
trợ phát triển kinh tế.
2.3. Thành tựu và hạn chế của FED trong việc đưa ra những chính sách
ứng phó với cuộc khủng hoảng 2007:
Để giúp kinh tế Mỹ vượt qua được cuộc khủng hoảng, FED đã sử dụng những
chính sách cơ bản sau: Chính sách cắt giảm lãi suất, chính sách thị trường mở, chiết khấu
và tái cấp vốn, tỷ giá hối đoái. Những chính sách này một mặt đem lại nhiều thành tựu
những mặt khác cũng có không ít hạn chế.
2.3.1. Chính sách cắt giảm lãi suất:
 Tác động tích cực:
• Kích cầu tiêu dùng nội địa làm đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế đang lao đao. Chỉ số niềm
tin tiêu dùng của Hội đồng hội nghị thường niên (Conference Board) đã tăng vọt từ 40,8

hồi tháng trước lên mức 54,9 trong tháng 5/2009, trên cả mức dự báo trung bình với chỉ
42,3 của các nhà kinh tế.
Page 25
FED và những biện pháp trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ 2007
Biểu đồ lãi suất cơ bản của Mỹ ( Nguồn: MoneyCafe.com)

×