Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

phân tích nhân tố chính phủ trong thời gian vừa rồi thông qua cam kết gia nhập wto đã ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.08 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
ĐỀ TÀI: Phân tích nhân tố chính phủ trong thời gian vừa
rồi thông qua cam kết gia nhập WTO đã ảnh hưởng đến thị
trường Bảo hiểm như thế nào?
Giảng viên hướng dẫn : Trần Nguyên Đán
Tên thành viên:
Nguyễn Thị Hồng Thủy
Phân Thị Thanh Hằng
Phan Thị Kiều Nhi
Trần Hoàng Quỳnh Thi
Huế, 4/2
I. MỞ BÀI
Năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO, trong đó có việc thực hiện cam kết trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm. Việc mở cửa hội nhập thị trường bảo hiểm và tự do hóa thương mại
dịch vụ bảo hiểm theo chuẩn mực quốc tế đã kéo theo sự ra đời của nhiều doanh nghiệp bảo
hiểm, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của
ngành cũng như đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Bài viết này góp phần
phân tích những tác động của chính phủ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo
hiểm cũng như quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm khi Việt Nam bước
vào tiến trình hội nhập thương mại quốc tế.
II. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 5 FORCES NGÀNH BẢO HIỂM
1. Nhà cung cấp
Đào tạo: Những năm trở lại đây, Chính phủ luôn quan tâm hệ thống đào tạo nhằm đáp
ứng nguồn nhân lực bằng các biện pháp như: Xây dựng các quy định nhằm chuẩn hóa chất
lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Nghiên cứu ban hành quy định về
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm. Củng cố hệ thống đại lý bảo
hiểm thông qua kiểm soát chặt chẽ việc thi cấp chứng chỉ đào tạo. Xây dựng cơ chế thu hút
cán bộ, chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn làm việc trong cơ quan quản lý nhà
nước về kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực đặc thù như


chuyên gia tính toán bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm có quy mô lớn đã xây dựng được
trung tâm đào tạo của mình như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO và các DNBH Nhân thọ. Các đại
lý bảo hiểm được tuyển dụng và đào tạo theo đúng qui định của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Công nghệ thông tin: Sau khi gia nhập WTO, Chính phủ đã có biện pháp để hiện đại
hóa cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý, giám sát.
Xây dựng triển khai hệ thống công nghệ thông tin kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước về
kinh doanh bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu thống kê chung cho thị trường bảo hiểm, trong đó tập trung vào các sản
phẩm bảo hiểm mang tính cộng đồng như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới,…
Các doanh nghiệp bảo hiểm trước đây đầu tư nhiều vào công nghệ thông tin nhưng thiếu đồng
bộ nên hiệu quả ứng dụng điều hành không cao. Con đường ngắn nhất là từng doanh nghiệp
bảo hiểm Việt Nam lựa chọn đối tác chiến lược để tiếp thu kinh nghiệm, năng lực quản lý
điều hành DN cũng như tiếp thu những phần mềm quản lý điều hành của họ mang tính hệ
thống và thực tiễn ứng dụng hiệu quả cao. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư xây dựng
phần mềm quản lý giám sát bảo hiểm cũng như đầu tư công nghệ mua sắm trang thiết bị
thông tin như Bảo Việt, Bảo Minh, Prudential, AIA, Manulife…
Dịch vụ tài chính ngân hàng: Những năm gần đây, bên cạnh một số hạn chế như
công cụ điều tiết chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước còn bất cập, tác dụng điều tiết
chưa cao; Hội nhập kinh tế quốc tế đi liền với các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường tài
chính, cho phép các ngân hàng quốc tế được hoạt động và đối xử bình đẳng như những ngân
hàng trong nước, tạo ra các sức ép lớn hơn đối với hệ thống ngân hàng, thì hệ thống ngân
hàng đã có sự đổi mới toàn diện. Nhiều văn bản luật đã được ban hành một cách đồng bộ,
khuôn khổ thể chế ngày một thông thoáng và minh bạch hơn. Thị trường dịch vụ ngân hàng
1
được phát triển an toàn và hiệu quả đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của
ngành bảo hiểm. Một số doanh nghiệp bảo hiểm trong nước liên doanh với các tập đoàn
bảo hiểm, tài chính hàng đầu quốc tế như Bảo Việt với HSBC, Bảo Minh với AXA… giúp
các doanh nghiệp trong nước vừa có được nguồn vốn thặng dư lớn, vừa tạo điều kiện trao đổi
kỹ năng chuyên ngành, công nghệ quản lý góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh.
Thông tấn: Ngày 25/8/2010 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ấn nút kích

hoạt, đánh dấu sự ra đời chính thức của Truyền hình Thông tấn - kênh truyền hình thông tin
thời sự chính luận đầu tiên tại Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam đã phản ánh kịp thời các
nhân tố mới trong kinh tế quốc doanh, tài chính ngân hàng, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát,
mở rộng kinh tế đối ngoại,… góp phần cung cấp các thông tin hữu ích kịp thời cho các doanh
nghiệp bảo hiểm có những quyết định phù hợp với tình hình.
Thống kê kinh tế xã hội: Ngày 18/10/2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến
lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Thống kê
kinh tế xã hội ngày càng được hoàn thiện góp phần giúp doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện và
lựa chọn rủi ro đưa vào phạm vi bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm và phát hiện nhu cầu và
khả năng thanh toán của người tiêu dùng nhằm hoạch định các sản phẩm bảo hiểm thích hợp.
2. Khách hàng
Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu như: vị thế ngày càng
được nâng lên, có điều kiện mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và tăng thu hút FDI, từ đó làm
thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tình hình an sinh xã hội cả nước giai
đoạn 2007 - 2011 ổn định và có nhiều mặt phát triển. GDP bình quân đầu người (giá thực tế)
năm 2006 đạt 723 USD, năm 2011 là 1.250 USD, cao hơn mức của các nền kinh tế có thu
nhập trung bình. Thu nhập bình quân đầu người của dân cư năm 2010 tăng 39,4% so với năm
2008. Đời sống của người dân được cải thiện rõ nét. Từ đó ý thức về việc mua bảo hiểm của
người dân tăng lên.
Bên cạnh đó, chế độ quản lý của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh
doanh bảo hiểm. Việc xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao, y tế, văn hóa giáo dục đã
kích thích nhu cầu tham gia bảo hiểm. Chẳng hạn việc tăng học phí, viện phí, xây dựng mức
trần của bảo hiểm xã hội sẽ làm tăng thêm nhu cầu bảo hiểm nhân thọ; nhu cầu chăm sóc y tế,
phòng tránh tai nạn con người tăng sẽ làm tăng thêm nhu cầu bảo hiểm phi nhân thọ. Bên
cạnh đó trợ cấp của nhà nước càng giảm thì kéo theo sự lo lắng về thiên tai, tai nạn xảy ra bất
ngờ dẫn đến người ta phải nghĩ tới bảo hiểm.
Nhận thức về nhu cầu, tác dụng của bảo hiểm ngày một nâng cao còn do thông qua tập
quán mua bảo hiểm của giới chủ đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng lớn đến nhận thức của
những khách hàng tiềm năng có nhu cầu dẫn tới quyết định tham gia bảo hiểm ngày một đông
đảo hơn.

Hiện nay, pháp luật đã quy định một số loại bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng
không đối với hành khách; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp
luật; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy,
2
nổ; và các loại bảo hiểm khác được quy định theo điều kiện phát triển của nền kinh tế. Điều
này đã góp phần làm tăng nhu cầu bảo hiểm của người dân.
Mặc dù ngày càng có nhiều người Việt nam ý thức về tầm quan trọng của bảo hiểm,
song không phải ai cũng có thể tham gia một hợp đồng bảo hiểm với mức bồi thường đủ lớn
để bù đắp những tổn thất về tài chính cho bản thân và gia đình nếu không may gặp rủi ro, tai
nạn trong cuộc sống, nhất là với những người có mức thu nhập trung bình hoặc thấp.
Như vậy thông qua các cam kết khi gia nhập WTO, chính phủ đã mở ra các chiến lược
phát triển, đường lối mở cửa, hội nhập cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Điều đó đã làm
cho quy mô thị trường bảo hiểm ngày càng lớn và ý thức, nhu cầu về mua bảo hiểm của
người dân tăng lên rõ rệt.
3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Sức hấp dẫn của ngành: Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy triển vọng bởi có
tới hơn 85 triệu dân, nhưng chỉ có chưa đầy 10% số người mua bảo hiểm và chi phí cho bảo
hiểm mới chiếm khoảng 2% GDP. Trong khi ở các nước Châu Á, tỷ lệ dân số mua bảo hiểm
là 20-40% và ở các quốc gia phát triển, chi phí cho bảo hiểm chiếm khoảng 10-15% GDP. Rõ
ràng, tiềm năng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn rất lớn. Đây chính là mảnh
đất màu mỡ cho các công ty bảo hiểm kiếm lời. Các DNBH Việt Nam vì thế sẽ đối mặt với
rất nhiều đối thủ tiềm ẩn mà chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là sau khi
chúng ta gia nhập WTO. Chẳng hạn như việc ta đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo
hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều
DNBB nước ngoài phát triển kinh doanh tại Việt Nam.
Rào cản gia nhập ngành:
Các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước đủ điều kiện theo luật định đều có quyền
xin phép thành lập DNBH. Tuy nhiên, hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn thành lập DNBH
và hoạt động kinh doanh bảo hiểm này vẫn đang được chính phủ xây dựng hoàn thiện. Đây sẽ

là một sự sàng lọc cần thiết hợp lý không vi phạm WTO nhằm lựa chọn tốt nhất các tổ chức
cá nhân có nguyện vọng thành lập DNBH hoạt động tại VN lâu dài và đóng góp cho sự phát
triển thị trường bảo hiểm. Điều này khiến cho việc gia nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam
của các công ty ngày càng trở nên khó hơn. Bên cạnh đó, việc cho phép thêm các DNBH có
vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trường Việt Nam (cam kết
hiện diện thương mại) đòi hỏi các doanh nghiệp đang có ý định gia nhập ngành cũng như các
doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ
của mình đối với khách hàng.
Cam kết liên quan đến kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc đã cho phép các
DNBH có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp các dịch vụ này. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thị
phần của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường và trong lĩnh vực phi nhân thọ.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chính phủ cho phép DNBH hoạt động ở nước ngoài
được cung cấp một số sản phẩm BH qua biên giới (vào VN). Các doanh nghiệp bảo hiểm tại
nước ngoài không cần thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam cũng có thể vươn cánh
tay của mình vào khai thác thị trường bảo hiểm Việt Nam theo cam kết WTO nói trên và đây
3
là điểm thuận lợi đối với DNBH nước ngoài trong việc tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt
Nam.
Công nghệ thông tin cũng là một rào cản lớn đối với các công ty muốn tham gia vào
thị trường này, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO với việc mở cửa thị trường bảo
hiểm.
Như vậy, ngành bảo hiểm Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO đang tồn tại rất
nhiều đối thủ tiềm ẩn. Tuy nhiên, để có thể gia nhập được vào ngành đòi hỏi doanh nghiệp
phải có đủ năng lực cả về vốn, công nghệ, khả năng am hiểu thị trường cũng như định hướng
được chiến lược phát triển phù hợp.
4. Đối thủ cạnh tranh hiện có
Kể từ khi chính phủ thông qua cam kết gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm Việt Nam
đã có nhiều sự thay đổi lớn. Ý thức về mua bảo hiểm của người dân tăng lên cộng với sự tham
gia ngày càng nhiều của các công ty bảo hiểm nước ngoài đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của
thị trường nhưng cũng khiến mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt hơn.

Năm 2006, cả nước mới có 37 DNBH nhưng đến tháng 06/2010, con số này đã lên tới
50 doanh nghiệp với đầy đủ các loại hình sở hữu. Có được sự gia tăng mạnh mẽ này chính là
nhờ các cam kết cung cấp dịch vụ qua biên giới và hiện diện thương mại của chính phủ, tức
cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cung cấp các dịch vụ bảo hiểm như
bảo hiểm vận tải quốc tế, dịch vụ đánh giá rủi ro,… cũng như cho phép thành lập pháp nhân
thực hiện kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Điều này đã mang đến tính chất tự do hóa thị trường
bảo hiểm, thể hiện rõ rệt qua sự xâm nhập ngày càng nhiều của các nhà bảo hiểm nước ngoài,
trong đó có nhiều nhà bảo hiểm, môi giới bảo hiểm hàng đầu thế giới (AIG, ACE, Marsh,
Aon, ) vào thị trường VN không chỉ bằng cách thiết lập công ty 100% vốn hoặc liên doanh
mà còn với tư cách cổ đông chiến lược ở các công ty cổ phần bảo hiểm lớn (AXA trong Bảo
Minh, HSBC trong Bảo Việt,…)
Số lượng các DNBH tăng lên về cơ bản sẽ có tác động tích cực đối với cạnh tranh,
thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo
hiểm trong nước. Cụ thể, việc tham gia thị trường của những công ty bảo hiểm mới, đặc biệt
là các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ đa dạng hóa và khiến thị trường sôi động hơn. Bên
cạnh đó, mở cửa thị trường tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên
ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước, nhờ đó
chất lượng các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao, đa dạng của người dân.
Tuy nhiên, việc tham gia của các công ty nước ngoài vào thị trường bảo hiểm cũng có
những tác động bất lợi đối với công ty bảo hiểm trong nước và khả năng quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này, có thể thấy các công ty trong nước bị chia sẻ thị trường là tác động rõ ràng
nhất ở một nước bắt đầu tiến hành mở cửa thị trường. Hơn nữa, khi sự gia tăng của số lượng
doanh nghiệp bảo hiểm nhanh hơn gia tăng nguồn nhân lực trong ngành sẽ dẫn đến sự di
chuyển nhân sự giữa các công ty bảo hiểm. Do đó, nếu các công ty bảo hiểm trong nước
không có những điều chỉnh liên quan đến chính sách nhân sự trong thời gian tới sẽ bị mất lợi
thế quan trọng trước các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh.
4
Trước sự tăng trưởng nóng của thị trường bảo hiểm Việt Nam như vây, chính phủ đã
ban hành NĐ 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007, NĐ 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 nhằm

tạo ra môi trường pháp lý để củng cố thị trường bảo hiểm đang tiềm ẩn những khó khăn thách
thức đồng thời tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho các DNBH và thị trường bảo hiểm phát
triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phải có các biện pháp để nâng cao năng lực tài
chính và cạnh tranh của mình, nhất là với những doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính thấp.
5. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các ngành phục vụ nhu cầu khách hàng
tương tự như dịch vụ bảo hiểm. Các nhà bảo hiểm luôn phải đề phòng sự cạnh tranh của
các sản phẩm thay thế đến từ nội bộ nền kinh tế hoặc từ bên ngoài. Sau khi gia nhập WTO
với nhiều chính sách mở rộng của Chính phủ, nền kinh tế tăng trưởng đòi hỏi nhu
cầu vốn và nhu cầu bảo hiểm phải đáp ứng, làm tiền đề cho bảo hiểm nhân thọ,
tín dụng ngân hàng, chứng khoán phát triển. Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính
(như ngân hàng, chứng khoán cùng với các tổ chức tài chính khác) và các doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ trong việc thu hút tiền vốn nhàn rỗi trong dân chúng ngày càng gay
gắt. Chính phủ luôn tạo điều kiện và đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp
trên thị trường. Hiện nay trước áp lực cạnh tranh của sản phẩm thay thế, các doanh nghiệp
đang có xu hướng liên kết góp vốn với nhau để tự bảo hiểm cho chính doanh nghiệp của
mình.
III. KẾT BÀI
Việt Nam sau khi gia nhập WTO vào năm 2007 với lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm
là một việc làm tất yếu. Thông qua những cam kết và sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý Nhà
nước về bảo hiểm đã tạo ra một “sân chơi” bình đẳng hơn, thông thoáng hơn, thuận lợi hơn và
an toàn hơn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm… cũng như đáp ứng
mọi nhu cầu và lợi ích của người tham gia bảo hiểm. Trước những thách thức của việc hội
nhập quốc tế, ngành bảo hiểm Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm, song với sự đồng thuận
và những nỗ lực quyết tâm cả từ phía Chính phủ lẫn bản thân các DNBH và Hiệp hội hội bảo
hiểm, hy vọng ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ có những thay đổi mang tính quyết định để phát
triển một cách vững chắc trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
5

×