Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần hương sen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.42 KB, 32 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và biến động, một doanh nghiệp
muốn đứng vững, tồn tại và phát triển phải không ngừng phấn đấu tự hoàn thiện
mình. Muốn vậy không có con đường nào khác là các doanh nghiệp phải tổ chức
quản lý chặt chẽ các yếu tố của quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Bài học về kinh nghiệm quản lý cho thấy ở đâu, nơi nào tổ chức hạch toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành khoa học, hợp lý thì nơi đó sẽ quản lý chi phí
tiết kiệm, giá thành sản phẩm hạ, đồng nghĩa với việc tăng lợi thế cạnh tranh, hoạt
động kinh doanh có hiệu quả.
Chính vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng một
vai trò quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Nó đóng vai trò trung
tâm trong công tác kế toán doanh nghiệp, có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với
việc tăng cường và cải tiến công tác quản trị doanh nghiệp. Trong thời gian
thực tập tại Công ty Cổ phần Hương Sen em đã thấy hết được tầm quan trọng
của công tác kế toán về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nên em đã
quyết định lựa chọn đề tài:
“Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần
Hương Sen” cho chuyên đề luận văn của mình.
Bản luận văn này gồm các nội dung sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại
Công ty Cổ phần Hương Sen.
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Hương Sen
1
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
1.Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất.
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động và các
chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất trong một thời kỳ
nhất định.
Chi phí về lao động sống bao gồm: Tiền lương phải chi trả cho cán bộ công
nhân viên và các khoản trích theo tỷ lệ % nhất định so với tổng quỹ lương cấp bậc
phải trả cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.
Chi phí về lao động vật hóa bao gồm: Giá trị các loại nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh, chi phí về năng lượng, chi phí khấu
hao tài sản cố định…
1.2.Phân loại về chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại nội dung, tính chất kinh
tế, mục đích công dụng khác nhau. Do vậy cần tiến hành phân loại chi phí sản xuất
để dễ quản lý và kiểm tra.
Trong thực tế có 3 tiêu thức chính phân loại chi phí sau:
a) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:
Theo cách phân loại này, căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí,
không phân biệt vào việc chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để chia
thành các yếu tố chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí
dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí khác bằng tiền.
Cách phân loại này có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh
vực sản xuất: Cho phép hiểu rõ kết cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí là cơ sở phân
2
tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, là cơ sở cho việc dự trù
hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, huy động sử dụng lao động…
b) Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí thì chi phí
sản xuất được phân loại thành các khoản mục như sau:
- Chi phí nguyên liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu

phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở
các phân xưởng, tổ đội sản xuất chưa được tính vào hai khoản mục chi phí trực tiếp
nêu trên, gồm các khoản: Chi phí nhân viên xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng
cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài .
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho quản lý chi phí sản xuất theo định
mức, là cơ sở để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo
khoản mục, là cơ sở để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm,
dịch vụ và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
c) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc lao vụ
sản xuất trong kỳ, bao gồm:
Chi phí khả biến (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi cùng với khối
lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh như chi phí vật liệu trực tiếp, tiền công phải
trả theo sản phẩm…biến phí có hai đặc điểm: tổng biến phí thay đổi khi sản lượng
thay đổi nhưng biến phí đơn vị sản phẩm không thay đổi khi sản lượng thay đổi.
Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí về cơ bản không “có sự thay đổi”
khi khối lượng hoạt động thay đổi, tính cố định của các chi phí cần được hiểu là
tương đối. Định phí có đặc điểm là tổng định phí giữ nguyên khi sản lượng thay
đổi và định phí trong một sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi.
Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mang tính chất hỗn hợp vừa là biến phí vừa là định
phí.
3
Cách phân loại này có tác dụng quan trọng đặc biệt trong công tác quản trị
doanh nghiệp, để phân tích điểm hòa vốn và phục vụ cho việc ra quyết định ngắn
hạn, dài hạn trong sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
2.Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm.
2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao

động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến khối lượng
sản phẩm, lao vụ…đã hoàn thành trong một kỳ nhất định.
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm.
Trên thực tế có nhiều loại giá thành khác nhau. Để thuận lợi cho việc quản lý và
kiểm tra thì giá thành sản phẩm được phân loại như sau:
- Giá thành kế hoạch: Được tính toán trước khi tiến hành quá trình sản xuất chế
tạo sản phẩm, do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành sản phẩm kế hoạch là cơ
sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện, kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của
doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng có thể thực hiện trước khi sản
xuất, chế tạo sản phẩm dựa vào các định mức dự toán chi phí hiện hành. Giá thành
định mức được xem là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng các loại tài
sản, vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp.
- Giá thành thực tế: Được xác định khi quá trình chế tạo sản phẩm dã hoàn thành
và dựa trên số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ. Giá
thành thực tế là cở sở để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp.
- Giá thành sản xuất: Bao gồm các chi phí sản xuất về nguyên liệu, vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho từng sản phẩm,
lao vụ đã hoàn thành giá thành sản xuất sản phẩm là căn cứ để tính giá vốn hàng
bán và lãi gộp của các doanh nghiệp sản xuất.
- Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành
toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định lãi trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
4
3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai
mặt thống nhất của một quá trình: Chi phí sản xuất thể hiện mặt hao phí, là cơ sở
để tính toán, xác định giá thành sản phẩm, còn giá thành sản phẩm thể hiện kết quả
của quá trình sản xuất. Do đó chúng giống nhau về chất đều là biểu hiện bằng tiền

của các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra. Tuy
nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có sự khác nhau cơ bản:
- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, còn giá thành sản phẩm gắn liền với một loại sản phẩm, công
việc, lao vụ, dịch vụ nhất định đã hoàn thành.
- Chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm hỏng, sản phẩm làm dở cuồi kỳ cả
những chi phí thực tế chưa phát sinh mà đã trích trước, còn giá thành sản phẩm
không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm làm dở cuối kỳ và sản phẩm
hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm làm dở kỳ truớc
chuyển sang.
Việc tập hợp chi phí đầy đủ, đúng đắn sẽ tạo cho công tác tính giá thành chính
xác - đó là hai bước công việc kế tiếp nhau của quy trình hoạch toán.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.Đối tượng, phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
1.1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng
của việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, nó là tiền đề, là điều kiện để tính
giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp.
Chính vì vậy việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất chính là
xác định phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi
phí và tính giá thành sản phẩm. Thực chất nó là: Từng phân xưởng, đội sản xuất,
bộ phận chức năng hay toàn doanh nghiệp, từng giai đoạn quy trình công nghệ hay
toàn bộ quy trình công nghệ, từng sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp
sản xuất, đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình.
5
1.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất.
1.2.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phi sản xuất (trường hợp hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên).
a) Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
bán thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu,… được xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản
phẩm. Đối với những vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng
tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán theo đối tượng đó.
- Trong trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp
chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được, kế toán phải áp dụng phương
pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan để phân
bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ta áp dụng công thức.
CPNVLTT phân bổ
cho đối tượng i
= Tổng CPNVLTT
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
Để theo dõi các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài
khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo
từng đối tượng tập hợp chi phí.
Sơ đồ kế toán hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp (phụ lục số 01)
b) Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số chi phí về tiền công và các khoản phải trả
cho người lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm bao gồm: Lương chính,
lương phụ, phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Đối với khoản chi phí nhân công trực tiếp, việc tập hợp và phân bổ vào các đối
tượng chi phí cũng được tiến hành tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp phải phân bổ cho các dối tượng thì
tiêu chuẩn phân bổ có thể là: Chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, giờ
công thực tế, khối lượng hoạt động.
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản
622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (Phụ lục số 02).
6
c) Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất
trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất.
Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau như chi phí
tiền công, vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí về khấu hao tài sản cố định…Chi phí
sản xuất chung cần được tập hợp riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó
tiến hành phân bổ cho các đối tượng liên quan.
Trường hợp chi phí sản xuất chung phải phân bổ cho các đối tượng thì tiêu
chuẩn phân bổ có thể là: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, định mức chi phí sản xuất chung, số giờ máy chạy. Để tập hợp và phân bổ chi
phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.
Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí sản xuất chung (Phụ lục số 03)
d) Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.
Theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng tài khoản 154 - Chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như:
Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ, từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, ngành
sản xuất…
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên phụ lục số 04)
1.2.2.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê
định kỳ.
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 631: Giá thành
sản xuất và các tài khoản khác như: Tài khoản 111, 112, 154, 214, 334, 335, 338,
611, 622, 621, 627.
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kiểm kê định kỳ phụ lục số 05)
Khi hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán các
khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được thực hiện như
đã nêu đối với phương pháp kê khai thường xuyên. Riêng việc xác định chi phí
7

nguyên vật liệu xuất dùng trên tài khoản tổng hợp không phải căn cứ vào các số
liệu được tổng hợp từ các chứng từ xuất kho mà căn cứ vào giá tri nguyên vật liệu
tồn đầu kỳ, giá trị nguyên vật liệu thực tế nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê thực tế
nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ theo công thức sau:
Giá trị thực tế
NVL xuất dùng
=
Giá trị thực tế
NVL tồn đầu kỳ
+
Giá trị thực tế NVL
nhập trong kỳ
-
Giá trị thực tế
NVL tồn cuối kỳ
2.Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm.
2.1.Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Về thực chất, đối tượng tính giá thành là toàn bộ các sản phẩm lao vụ, dịch vụ
doanh nghiệp sản xuất chế tạo và thực hiện cần tính tổng giá thành và giá thành
đơn vị.
Để xác định đối tượng tính giá thành cần dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất và
cơ cấu sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử
dụng thành phẩm, bán thành phẩm, các yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho
việc ra quyết định, khả năng và trình độ hạch toán.
2.2.Kỳ tính giá thành.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành
công việc tính giá thành cho các đối tượng đã xác định.
Giá thành sản phẩm không thể tính vào bất cứ thời điểm nào mà phải dựa vào
khả năng xác định đúng đắn về số lượng cũng như việc xác định lương chi phí sản
xuất có liên quan đến kết quả đó. Xuất phát từ đặc điểm này nên kỳ tính giá thành

không thể giống nhau cho các ngành, nghề sản xuất khác nhau. Tùy theo chu kỳ
sản xuất dài hay ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tính
giá thành cho phù hợp (Cuối tháng, cuối năm hoặc khi đã thực hiện hoàn thành đơn
đặt hàng, hoàn thành hạng mục công trình…)
2.3 Kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở.
Đánh giá sản phẩm dở dang là công việc cần phải thực hiện trước khi xác định
giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất phát sinh ra trong kỳ liên quan đến cả sản
phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở.
8
Sản phẩm làm dở là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình
sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã
hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn chế biến tiếp mới trở thành
sản phẩm.
Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản
phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định
chính xác giá thành sản phẩm. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho trên
bảng Cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh khi thành phẩm xuất bán trong kỳ.
Tùy vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, tỷ trọng, mức
độ các yếu tố chi phí vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm mà kế toán có thể
chọn một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
hoặc chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này ta có công thức
Giá trị SPLD
cuối kỳ
=
CPSX đầu kỳ +CPSXPS trong kỳ
x Số lượng
SPLD cuối kỳ
Số lượng SP hoàn thành + Số

lượng SPLD cuối kỳ
+ Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành
tương đương. Theo phương pháp này ta có công thức:
Giá trị SPLD
cuối kỳ
=
CPSX đầu kỳ + CPSXPS trong kỳ
x Số lượng
SPLD qui đổi
Số lượng SP hoàn thành + Số
lượng SPLD qui đổi
Sản phẩm quy đổi = Sản phẩm làm dở x (%) mức độ hoàn thành.
+ Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức kế hoạch.
Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước,
các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm làm
dở.
Chi phí sản phẩm = Khối lượng sản phẩm x Định mức chi phí
9
lm d cui k lm d cui k
2.4. Phng phỏp tớnh giỏ thnh.
Phng phỏp tớnh giỏ l mt phng phỏp hay h thng phng phỏp c s
dng tớnh tng giỏ thnh v giỏ thnh n v sn phm. Nú mang tớnh cht thun
tỳy kinh t k thut tớnh toỏn chi phớ cho tng i tng tớnh giỏ thnh.
Trờn c s chi phớ sn xut ó c tp hp theo cỏc i tng tp hp chi phớ
sn xut k toỏn phi vn dng phng phỏp tớnh giỏ thnh hp lý, phự hp vi
c im t chc sn xut kinh doanh, tớnh cht sn phm, trỡnh qun lý ca
doanh nghip ỏp ng nhu cu qun tr kinh doanh.Trong doanh nghip sn
xut kinh doanh cú nhiu phng phỏp tớnh giỏ thnh nh:
a) Phng phỏp tớnh giỏ thnh gin n.
Theo phng phỏp ny, giỏ thnh thc t sn phm hon thnh c tớnh cn c

vo chi phớ sn xut ó tp hp c trong k (theo tng i tng tp hp chi phớ)
v giỏ tr sn phm lm d u k, giỏ tr sn phm l d cui k.
Tng giỏ thnh = chi phớ SX d dang u k + chi phớ SX phỏt sinh trong k
chi phớ SX d dang cui k.
Tổng giá thành của SP
Giá thành đơn vị sản phẩm =
Khối lợng SP hoàn thành
Trong trng hp khụng cú chi phớ sn xut d dang thỡ Tng chi phớ sn xut
trong k = Tng giỏ thnh.
b) Phng phỏp tớnh giỏ thnh theo n t hng,
Theo phng phỏp ny, k toỏn tin hnh tp hp chi phớ sn xut theo tng n
t hng, i tng tớnh giỏ thnh ch c thc hin vo thi im hon thnh
n dt hng. Trong k, k toỏn phi tp hp chi phớ sn xut phỏt sinh cho tng
n t hng, tớnh toỏn v phõn b chi phớ sn xut chung cho tng n dt hng
theo tiờu chun phự hp khi hon thnh mt n t hng, tng cng cỏc chi phớ ó
tp hp trong k s c tớnh l tng giỏ thnh ca n t hng ú.
10
c) Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo nhiều phương pháp như: Giá có thể sử
dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch và giá nguyên vật liệu ban đầu.
Tổng giá
thành SP
chính
=
Giá trị SP
chính làm
dở đầu kỳ
+
Tổng CPSX
phát sinh

trong kỳ
-
Giá trị SP
phụ thu
hồi
-
Giá trị SP
chính làm dở
cuối kỳ
d) Phương pháp tính giá thành phân bước.
Phương pháp tính giá thành phân bước áp dụng thích hợp với các sản phẩm có
quy trình công nghệ sản xuất kiểu liên tục, quy trình sản xuất sản phẩm trải qua
nhiều công đoạn chế biến liên tục theo một quy trình nhất định.
Có hai phương pháp tính giá thành phân bước:
Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm: Phương pháp này
thường áp dụng ở các doanh nghiệp có hạch toán nội bộ cao hoặc bán thành phẩm
có thể bán ra ngoài như thành phẩm. Trong phương pháp này, khi tập hợp chi phí
sản xuất các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước chuyển
sang được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi
phí và gọi là kết chuyển tuần tự.
Sơ đồ tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành
bán thành phẩm (phụ lục số 06)
Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm: Theo phương
pháp này chỉ tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng.
Muốn vậy chỉ xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành
phẩm. Sau đó cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm ta sẽ có giá
thành phẩm.
Tính chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm theo công thức:
CPSX giai
đoạn i

= SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ
Số lượng SP hoàn thành giai đoạn i + Số lượng
SPLD giai đoạn i
11
Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất các giai đoạn trong thành phẩm là tổng giá
thành phẩm:
Giá thành
thành phẩm
=
CPSX trong
thành phẩm
giai đoạn 1
+
CPSX trong
thành phẩm
giai đoạn 2
+…+
CPSX trong
thành phẩm
giai đoạn n
Sơ đồ phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm ( phụ lục
số 07)
Ngoài ra, trong doanh nghiệp sản xuất các doanh nghiệp còn có thể áp dụng
nhiều phương pháp tính giá thành khác như:
- Phương pháp tính theo hệ số.
- Phương pháp tỷ lệ.
12
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC TẾ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GiÁ THÀNH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN HƯƠNG SEN
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HƯƠNG SEN
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Tên gọi : Công ty Cổ phần Hương Sen
Tên giao dịch quốc tế : Huong Sen Joinstock Company
Trụ sở chính : Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại : 04- 752 0882
Fax : 04- 752 1043
Email : lpdesign@ lpdesigncorp.com
Website : www.lpdesigncorp.com
Công ty Cổ phần Hương Sen là một Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh mặt
hàng gỗ mỹ nghệ trang trí xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Công ty được thành lập
theo giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp vào tháng
4/200. Từ khi thành lập đến nay Công ty đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn. Sản
phẩm của Công ty đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới và đã đạt đựoc nhiều giái
thưởng lớn như: Giải ba cuộc thi “ Sản phẩm thủ công mỹ nghệ 2003” trao ngày 08
tháng 01 năm 2004 do tổ chức JICA (Nhật Bản) phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và
phát triển Nông thôn Việt Nam trao tặng cho bộ lọ sơn mài Mùa Xuân. Giải đặc
biệt, giải chất liệu độc đáo cuộc thi “Golden V” năm 2004 do phòng Thương Mại
và Công Nghiệp Việt Nam chủ trì tổ chức trao tặng cho bộ Bình Sức sống mới.
Công ty cũng đã tiến hành đăng ký thương hiệu cho sản phẩm tại các nước như:
Việt Nam, Úc, 15 nước EU Hàng năm, Công ty cũng mang sản phẩm của
mình đi tham dự các cuộc hội chợ, triển lãm lớn tại nước ngoài nhằm làm cho sản
phẩm của Công ty đến được với công chúng nước ngoài và mở rộng được khả
13
năng kinh doanh của mình. Chính những việc làm tích cực đó đã đưa doanh thu và
lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng. Năm 2001 doanh thu chỉ là 1; 2 tỷ đồng
nhưng đến năm 2005 doanh thu đã lên tới gần chục tỷ đồng và đã góp phần giải
quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động.
Như vậy mới chỉ ra đời được 6 năm nhưng Công ty đã và đang xây dựng cho

mình một tầm vóc ngày càng to lớn, vững mạnh. Công ty cũng đang từng bước
khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thế giới về sản phẩm gỗ mỹ nghệ
trang trí và đang được biết đến như người đi tiên phong trong việc “ mang sức
sống mới” cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ.
2. Một số chỉ tiêu mà Công ty đã đạt được trong những năm qua
Trong những năm vừa qua với sự cố gắng nỗ lực hết mình Công ty đã gặt hái
được rất nhiều thành công thể hiện qua một số chỉ tiêu tài chính sau:
Một số chỉ tiêu tài chinh đạt được trong hai năm vừa qua (2004 - 2005)
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005
So sánh tăng giảm
2005/2004
Số tuyệt đối %
Vốn cố định 694.344.363 810.656.114 116.311.751 16,75
Vốn lưu động 5.690.390.190 7.219.651.430 1.529.261.240 26,87
Doanh thu thuần 4.520.589.953 6.070.685.315 1.550.095.362 34,28
Lợi nhuận 172.321.941 6.070.685.315 253.239.237 146,95
Nộp ngân sách 48.250.143,48 425.561.178 70.906.986,32 146,95
Số lao động 110 150 40 36,36
Thu nhập bình quân 1.100.000 1.250.000 150.000 13,63
Trong những năm tới Công ty sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh bằng việc
tiếp tục nghiên cứu để sản xuất ra nhiều hàng hóa đa dạng về chủng loại và hình
dáng để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu hàng hóa và đạt được những chỉ tiêu mà
Công ty đã đề ra.
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Hương Sen
3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
14
Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Hương Sen được tổ chức theo mô hình
trực tuyến chức năng thể hiện qua sơ đồ sau: ( phụ lục 08)
Đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc của Công ty

và điều hành trực tiếp đối với Phòng Nghiên cứu tạo mẫu. Dưới Giám đốc là các
Phó Giám đốc được giao các nhiệm vụ riêng biệt và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về các công việc của mình. Dưới các phó Giám đốc là các phòng ban và các
phân xưởng sản xuất trực tiếp. Mỗi phòng ban và phân xưởng sản xuất đều có
những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh khác nhau nhưng đều phải chịu trách nhiệm
trước các Phó Giám đốc và Giám đốc về công việc của mình. Như vậy, việc bố trí
sắp xếp các phòng ban là rất hợp lý đảm bảo về cơ cấu và hoạt động có hiệu quả.
3.2. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công nghệ sản xuất sản phẩm là công nghệ mới khác hẳn với công nghệ sản
xuất truyền thống thường được sản xuất thủ công nhưng tại Công ty đã nghiên cứu
sản xuất sản phẩm bằng máy móc đảm bảo qui mô công nghiệp nhưng sản phẩm
vẫn đạt độ tinh xảo và tính mỹ thuật cao. Sản phẩm của Công ty có bốn hình dạng
cơ bản: Bình lọ, âu đĩa, khối trang trí, bục bệ. Các sản phẩm này có khác nhau về
hình dạng nhưng qui trình sản xuất đều như nhau. Một qui trình công nghệ sản
xuất sản phẩm được thực hiện như sau:
- Nguyên vật liệu chính là bột gỗ được trộn với keo cùng một số chất phụ gia
khác rồi đổ vào khuôn theo những hình đã thiết kế gọi là cốt.
- Sau đó cốt này sẽ đựơc đưa vào lò sấy khô được gọi là vóc.
- Vóc được chuyển tiếp sang tổ tiếp theo để mài, gọt, tỉa hết những ba via làm
cho bề mặt vóc được nhẵn bóng và hoàn thiện về hình thể và đường nét. Tại
công đoạn này phải sử dụng rất nhiều máy móc kết hợp với người công
nhân để tạo ra sự sắc nét của vóc và đạt độ tinh xảo cao.
- Vóc sau khi đã hoàn thành công đoạn mài gọt sẽ được chuyển tiếp sang tổ
sơn. Tại đây vóc sẽ được sơn rất nhiều nước sơn khác nhau từ sơn lót để bảo
vệ sản phẩm đến sơn màu theo đơn đặt hàng của khách .
- Cuối cùng vóc sẽ được sơn một lớp sơn bóng để tạo nên độ bóng và đẹp đối
với sản phẩm.
15
- Sản phẩm sau khi qua các công đoạn trên sẽ chuyển xuống bộ phận kiểm tra
đóng gói sản phẩm và nhập kho thành phẩm.

Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm được tóm tắt qua sơ đồ sau: (Phụ lục 09)
3.3. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty
3.3.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kế
toán, ghi chép các kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, lập báo
cáo tài chính, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác giúp ban lãnh đạo của
Công ty ra các quyết định đúng đắn .
Mỗi nhân viên kế toán được giao nhiệm vụ thực hiện một phần kế toán khác
nhau như: Kế toán về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương, thuế
Sơ đồ tổ chứcbộ máy kế toán tại Công ty (Phụ lục số10)
3.3.2. Đặc điểm tổ chứccông tác kế toán tại Công ty
a) Hình thức tổ chức công tác kế toán
Do đặc điểm của Công ty là sản xuất tập trung, bộ máy kế toán gọn nhẹ và được
trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
nhiều và cần phải giải quyết nhanh, liên tục nên Công ty áp dụng hình thức tổ chức
kế toán tập trung. Đây là hình thức phù hợp với Công ty và các doanh nghiệp có
quy mô vừa và nhỏ.
b) Đặc điểm áp dụng chế độ kế toán
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán theo quyết định 1141
TC/QĐ/CĐTK của Bộ Tài chính ban hành ngày 1/1/1995. Ngoài ra Công ty cũng
đã sử dụng đầy đủ hệ thống chứng từ và luôn giám sát chặt chẽ việc sử dụng chứng
từ từ khâu lập chứng từ đến lập hệ thống báo cáo tài chính.
Hiện nay Công ty đang áp dụng:
• Hình thức sổ kế toán: Theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ (Phụ lục 11)
• Niên độ kế toán : Áp dụng hàng năm bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 và
kỳ kế toán áp dụng theo tháng cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
16
• Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên. Đối với vật liệu xuất kho khi xác định giá trị Công ty áp dụng

phương pháp đơn giá bình quân.
• Phương pháp tính thuế : Công ty áp dụng tính thúế Giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ
• Báo cáo tài chính : Được lập một năm một lần vào cuối năm tài chính.
II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HƯƠNG SEN
1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Hương Sen
1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, đặc điểm qui trình công nghệ phức tạp kiểu liên
tục, sản phẩm gỗ mỹ nghệ trang trí của Công ty lại được thừa nhận theo mã hàng
của từng đơn đặt hàng nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất hiện nay là
sản phẩm theo từng đơn đặt hàng.
1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Công ty Cổ phần Hương Sen tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm theo trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên. Phương pháp này theo dõi liên tục tình hình nhập xuất nguyên vật liệu,
hàng hóa, sản phẩm dở dang sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ xuất nhập.
1.3. Chứng từ kế toán liên quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty
Chứng từ phản ánh CPNVLTT gồm:
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
- Bảng phân bổ chi phí trả trước
Chứng từ phản ánh CPNCTT gồm:
- Bảng chấm công, bảng thanh toán lương
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hộI
17
Chứng từ phản ánh CPSXC gồm:
- Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
- Chi phí khấu hao tài sản cố định như: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như: Hóa đơn mua hàng

- Phiếu chi và các chứng từ liên quan khác
1.4. Hệ thống tài khoản vận dụng để tập hợp chi phí sản xuất
Hệ thống tài khoản tổng hợp tại Công ty Cổ phần Hương Sen đựợc kế toán sử
dụng khi tập hợp chi phí sản xuất gồm:
TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 - Chi phí sản xuất chung
TK 152 - Nguyên vật liệu
TK 153 - Công cụ dụng cụ
TK 334 - Lương công nhân viên
TK 338 - Các khoản trích theo lương
Và một số tài khoản khác có liên quan.
1.5. Đặc điểm các khoản mục chi phí sản xuất.
Các khoản muạc chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Hương Sen bao gồm ba
khoản mục chính:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ và phế liệu thu hồi.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương công nhân sản xuất và các
khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tiền lương và bảo hiểm xã hội của nhân viên
quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
1.5.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố chiếm tỷ trọng tương đối lớn (52,2%) trong
cơ cấu giá thành. Trong Công ty chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán
18
vào sản phẩm theo một tỉ lệ nhất định đã được xây dựng sẵn. Nguyên vật liệu trực
tiếp bao gồm: Bột gỗ, keo ép, ráp, sơn ,nguyên vật liệu được hạch toán theo
phương pháp kê khai thường xuyên .

Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng
tài khoản 621 và được chi tiết thành hai tiểu khoản:
+ TK 621.1 - Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
+ TK 621.2 - Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp
a) Đối với nguyên vật liệu chính trực tiếp
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho,
phiếu nhập kho kiêm phiếu điều chuyển nội bộ và các báo cáo từ các phân xưởng
gửi lên như: Báo cáo nhập, xuất tồn nguyên vật liệu, báo cáo chế biến, báo cáo
hàng hóa ở phân xưởng. Đồng thời kế toán sử dụng tài khoản 621.1 - Chi phí
nguyên vật liệu chính trực tiếp có chi tiết cho từng phân xưởng, sau đó lại chi tiết
cho từng mã hàng.
Hàng ngày nhân viên thống kê tại phân xưởng sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để
lập báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu, báo cáo chế biến và báo cáo hàng hóa.
Cuối tháng các báo cáo này được gửi lên bộ phận kế toán nguyên vật liệu ở phòng
kế toán.
Cuối mỗi tháng, kế toán chi phí tổng hợp số liệu và lập báo cáo nguyên vật liệu
của từng phân xưởng và bảng tổng hợp nguyên liệu.
VD: Đối với mã hàng 200 sản phẩm bình lọ của phân xưởng 1 cần 1400 kg bột
gỗ với đơn giá 1200đ/kg. Vậy để phản ánh giá trị nguyên vật liệu chính trực tiếp
cho việc chế tạo sản phẩm kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 621.1(bột gỗ) :1.680.000
Có TK152 :1.680.000
Xem phiếu xuất kho (Phụ lục 12)
19
b) Đối với vật liệu phụ trực tiếp
Vật liệu phụ tuy không cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng là vật liệu
không thể thiếu được của sản phẩm. Vật liệu phụ của Công ty bao gồm: Ráp 36,
chất chống dính, chất đóng rắn SN
Để tập hợp chi phí vật liệu phụ trực tiếp kế toán Công ty sử dụng tài khoản
621.2 - Chi phí vật liệu phụ trực tiếp, TK 152.2 - Vật liệu phụ, đồng thời mở các sổ

chi tiết vật liệu phụ.
Tiếp theo VD trên để sản xuất 200 sản phẩm Bình lọ Công ty cần 6kg chất đóng
rắn SN, giá 47.273d/kg; 6 lít chất chống dính giá 35.000/lít
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 621.2 (chất đóng rắn) : 283.638
Có TK152.2 : 283.638
Nợ TK 621.2 (chấtchống dính) : 210.000
Có TK152.2 : 210.000
Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154
Nợ TK 154 : 69.055.346
Có TK 621 : 69.055.346
Như vậy, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 200 sản phẩm Bình lọ là:
69.055.346 và được tổng hợp trên bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu (Phụ lục số
13) và sổ cái TK621 (Phụ lục số 14)
1.5.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty Cổ phần Hương Sen bao gồm: Tiền lương
công nhân trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất và các
khoản trích theo lương như : BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận công nhân này
này. Ngoài khoản lương chính thì mỗi công nhân trong tháng còn có khoản luơng
phụ như : Thưởng năng suất, làm thêm giờ, phụ cấp ăn trưa Công ty áp dụng
hình thức trả lương cho công nhân theo sản phẩm. Theo hình thức này, tiền lương
công nhân sản xuất trực tiếp được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đạt yêu
cầu chất lượng qui định và tiền lưong tính cho một đơn vị sản phẩm đó.
20
Hàng ngày, nhân viên thống kê theo dõi thời gian lao động và kết quả lao động
của từng công nhân sản xuất để ghi vào phiếu năng suất lao động cá nhân và bảng
chấm công.
Đơn giá tiền lương của từng công đoạn do Phòng Tổ chức Lao động xây dựng
dựa trên mức độ phức tạp của sản phẩm.
VD: Để sản xuất 200 sản phẩm Bình lọ, phòng tổ chức lao động xây dựng đơn giá

cho từng công đoạn của sản phẩm như sau:
Giai đoạn cốt chưa ghép: 32000đ/sản phẩm
Giai đoạn cốt đã ghép: 56.100đ/ sản phẩm
Giai đoạn cốt mộc hoàn chỉnh: 15.000đ/ sản phẩm
Giai đoạn vóc sơn màu: 75.900đ/ sản phẩm
Đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm là: 179.000đ
Cuối tháng nhân viên thống kê xí nghiệp dựa vào bảng chấm công và các biên
bản xác nhận hoàn thành công việc để tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp
theo công thức sau :
Tiền lương công
nhân sản xuất tính
theo sản phẩm
=
Số lượng sản phẩm
hoàn thành đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật
x
Đơn giá tiền
lương sản
phẩm
VD : Tính lương công nhân tổ 1:
Lương anh Nguyễn Quang Dũng
Số lượng sản phẩm hoàn thành : 05 SP
Đơn giá tiền lương sản phẩm : 179.000đ/SP
Tiền lương : 895.000đ
Lương chị Nguyễn Thị Hoa
Số lượng sản phẩm hoàn thành : 07 SP
Đơn giá tiền lương sản phẩm : 179.000đ/SP
Tiền lương : 1.253.000đ
Sau khi đã tính lương, kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công

nhân sản xuất trực tiếp. Đây là khoản trích trên tiền lương cơ bản và tiền lương
thực tế của công nhân sản xuất trực tiếp.Theo qui định hiện hành, các khoản trích
21
theo lương phải nộp là 25%, trong đó 19% tính vào chi phí chi phí sản xuất kinh
doanh và 6% công nhân đóng góp, khấu trừ ngay khi tính lương cho công nhân đó.
Trong đó:
BHXH trừ vào lương = Lương cơ bản x 5%
BHYT trừ vào lương = Lương cơ bản x 1%
Như vậy đối với mã hàng 200 sản phẩm Bình lọ. Tiền BHYT, BHXH của công
nhân sản xuất trực tiếp được tính như sau:
BHXH trừ vào lương = (179.000 x 200) x 5% =1.790.000đ
BHYT trừ vào lương = (179.000 x 200) x 1% =358.000 đ
Như vậy để sản xuất 200 sản phẩm Bình lọ sau khi tính toán ta có chi phí nhân
công trực tiếp, kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 622 : 37.948.000
Có TK 334 : 35.800.000
Có TK 338 : 2.148.000
Cuối tháng kết chuyển sang tài khoản 154 kế toán ghi:
Nợ TK 154 : 37.948.000
Có TK 622 : 37.948.000
Toàn bộ tiền công sản xuất trực tiếp được phản ánh vào sổ cái TK621(Phụ lục số
16)
1.5.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung ở Công ty Cổ phần Hương Sen là các khoản chi phí phát
sinh phục vụ cho việc quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng sản xuất, tổ
đội sản xuất.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp tại phòng kế toán dựa trên các chứng từ
ban đầu như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho và các bảng phân bổ do các bộ
phận kế toán chi phí tiền lương, tài sản cố định chuyển sang.
Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 được mở chi tiết

theo các TK cấp hai : TK 627.1, 6272, 627.3, 627.4, 627.7, 627.8. Cuối mỗi tháng
kế toán tập hợp các chi phí phát sinh bên Nợ TK 627 trừ đi các khoản thu giảm chi
(nếu có) được tập trung ở bên Có TK 154 để tính giá thành. Bảng tổng hợp chi phí
22
sản xuất chung (phụ lục13 ) được lập vào cuối mỗi tháng thể hiện toàn bộ chi phí
sản xuất chung mà Công ty đã chi ra trong tháng căn cứ vào sổ sách chứng từ liên
quan và lập sổ cái TK 627.(phụ lục 18)
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung ta có các chi phí phát sinh như
sau:
Xuất nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất:
Nợ TK 627 : 10.340.000
Có TK 152.3 : 10.340.000
Phụ tùng xuất dùng cho sửa chữa tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất:
Nợ TK 627 : 5.630.751
Có TK 152.4 : 5.630.751
Tiền điện thoại của các phân xưởng sản xuất :
Nợ TK 627 : 450.000
Có TK 112.1 : 450.000
Tiền điện phải trả cho các phân xưởng sản xuất :
Nợ TK 627 : 5.670.000
Có TK 331 : 5.670.000
Tiền lương của các quản đốc phân xưởng :
Nợ TK 627 : 19.500.000
Có TK 334 : 19.500.000
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ:
Nợ TK 627 : 1.170.000
Có TK 338 : 1.170.000
Tiền cơm ca các tổ trong phân xưởng sản xuất:
Nợ TK 627 : 9.360.000
Có TK 111 : 9.360.000

Phân bổ công cụ dụng cụ cho các phân xưởng sản xuất:
Nợ TK 627 : 2.630.812
Có TK 153 : 2.630.812
Khấu hao tài sản cố định phân bổ cho các phân xưởng sản xuất :
23
Nợ TK 627 : 24.311.174
Có TK 214 : 24.311.174
Tiền nước cho các phân xưởng sản xuất:
Nợ TK 627 : 780.000
Có TK 111 : 780.000
Cuối tháng trên cơ sở phát sinh chi phí sản xuất chung kế toán tập hợp chi phí
sản xuất chung cho từng phân xưởng, sau đó tiến hành phân bổ chi phí sản xuất
chung cho từng mã sản phẩm theo công thức :
Mức phân bổ CPSXC Tổng CPSX của phân xưởng i Tiền lương công
cho từng mã sản phẩm = x nhân sản xuất
ở phân xưởng i Tổng tiền lương CNSX của từng mã SP
VD: Chi phí sản xuất chung của toàn phân xưởng 1 trong tháng 12 được tập hợp
trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung:
- Tổng chi phí sản xuất chung của phân xưởng 1 là: 79.932.737đ
- Tổng tiền lương công nhân sản xuất của phân xưởng 1 là: 120.390.420đ
- Tiền lương công nhân sản xuất sản phẩm Bình lọ : 37.948.000đ
37 948 000 25 195 422 56
120 390 420
79.932.737
Møc ph©n bæ CPSXC cho m· SPBL-305= x . . . . , ®
. .
=
Cuối tháng kế toán kết chuyển từ TK 627 sang TK 154, kế toán ghi:
Nợ TK 154: 25.195.422,56
Có TK 627: 25.195.422,56

1.5.4. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty
Sau khi đã tập hợp các khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) cuối tháng toàn bộ được tổng hợp
lại để phục vụ cho công tác tính giá thành.
Tại Công ty Cổ phần Hương Sen, việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn
Công ty được tập hợp vào Nhật ký chứng từ số 7 (Phụ lục 23) để làm căn cứ vào
Sổ cái TK 154 (Phụ lục19).
1.5.5. Đánh giá sản phẩm làm dở
24
Sản phẩm làm dở của Công ty bao gồm:
- Dở dưới dạng bán thành phẩm cốt: Bột gỗ đã được đổ vào khuôn, sấy khô
nhưng chưa được mài gọt.
- Dở dưới dạng bán thành phẩm vóc: Sản phẩm cốt đã được mài gọt nhưng chưa
sơn lót, sơn màu.
-
Công ty áp dụng cách tính giá theo những tiêu chí đã xây dựng sẵn đối với các
sản phẩm của Công ty trước khi đi chào hàng nên sẽ không ảnh hưởng đến giá của
các đơn đặt hàng của khách hàng. Mặt khác, Công ty luôn khuyến khích công nhân
nỗ lực sản xuất nhằm tạo ra số lượng sản phẩm lớn nhất hoàn thành toàn bộ.
Chính vì vậy sản phẩm dở dang của Công ty thường là không có hoặc có thì rất
ít nên Công ty không tổ chức đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.
2. Kế toán tính giá thành tại Công ty Cổ phần Hương Sen
2.1. Đối tượng tính giá thành tại Công ty Cổ phần Hương Sen
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ với 4
hình dạng cơ bản: Âu đĩa, bình lọ, khối trang trí, bục bệ nên đối tượng tính giá
thành của Công ty là từng mã hàng tương ứng với mỗi đơn đặt hàng. Đơn vị tính
giá được được xác định là chiếc.
2.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm
Kỳ tính giá thành sản phẩm của Công ty được xác định là từng đơn đặt hàng.
Khi mỗi một đơn đặt hàng hoàn thành thì Kế toán về chi phí sản xuất và giá thành

sẽ tập hợp toàn bộ chi phí để tính giá thành cho đơn đặt hàng đó.
2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Do đặc điểm của Công ty là sản xuất và bán theo đơn đặt hàng nên phương pháp
tính giá thành đối với sản phẩm của Công ty là theo các đơn đặt hàng.
Theo phương pháp này, cuối tháng Công ty sẽ căn cứ vào các chi phí sản xuất
tập hợp được và các báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho của mỗi mã hàng để
tính giá thành sản phẩm theo công thức sau:
Tổng giá thành mã sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất trong kỳ của sản phẩm
25

×