Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Nghiên cứu công nghệ java và tìm hiểu struts framework

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 75 trang )

Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tel. (84-511) 736 949, Fax. (84-511) 842 771
Website: itf.ud.edu.vn, E-mail:
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MÃ NGÀNH : 05115
ĐỀ TÀI :
Nghiên cứu Công nghệ Java và Tìm hiểu Struts Framework
SINH VIÊN : Nguyễn Đình Lĩnh
LỚP : 10T1LT
ĐƠN VỊ : Trường Cao Đẳng FPT
CBHD : … Nguyễn Khánh
… Cô….Huyền
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 1
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
1 Những nội dung trong báo cáo này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
thầy Nguyễn Khánh và cô …Huyền
1
.
2 Mọi tham khảo dùng trong báo cáo này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên
công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Sinh viên,
Nguyễn Đình Lĩnh


1 Nêu đầy đủ tên và học hàm, học vị của CBHD. Ví dụ ThS. GVC. Đặng Bá Lư.
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 2
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên con xin dành cho Ba Mẹ. Chúng con xin cảm ơn Ba Mẹ người đã lo cho
chúng con , động viên chúng con ăn học nên người và được như ngày hôm nay, công ơn đó chúng
con xin ghi khắc trong lòng.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Khánh, cô …Huyền cùng các thầy cô trong trường Cao
đẳng FPT đã định hướng đề tài và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cũng như đã có những ý kiến đóng góp
bổ ích để giúp em hoàn thành tốt trong đợt thực tập vừa qua.
Em xin cảm ơn tất cả quý Thầy Cô trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng đã tận tình dạy dỗ và
truyền đạt cho chúng em những kiến thức trong những năm học qua.
Sinh Viên
Nguyễn Đình Lĩnh
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 3
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 4
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
I. Tìm hiểu Đại học FPT
1. Giới thiệu chung
Vài nét về Tập đoàn FPT
Tập đoàn FPT thành lập ngày 13/09/1988, hiện là tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông số 1
của Việt Nam. Tập đoàn FPT hiện nay có tới 83 đơn vị thành viên với hàng trăm đơn vị kinh doanh
và các bộ phận hỗ trợ. Tập đoàn FPT có trụ sở tại 6 quốc gia: Nhật, Mỹ, Pháp, Úc, Singapore và
Malaysia. Năm 2008, bất chấp khủng hoảng tài chính, toàn tập đoàn đã đạt doanh số hơn 1 tỷ USD,
trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam đạt ngưỡng này. FPT hiện là đối tác của hơn
200 tập đoàn công nghệ lớn nhất trên toàn cầu. Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên 1.000
chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới.
Đặc biệt, trong chuyến tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Mỹ năm 2007, TGĐ

Trương Gia Bình và đoàn đại biểu FPT đã đạt được một bước ngoặt trong quan hệ đối tác chiến
lược với Microsoft. Theo đó, các Lập trình viên của FPT được tham gia viết các phần mềm cốt lõi
của Microsoft cũng như có được sự hỗ trợ của Microsoft trong việc xây dựng Đại học FPT trở
thành “Ngôi trường của thế kỷ 21”.
Ngay từ năm 1999, nhận thấy nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố sống còn của việc
phát triển Tập đoàn và ngành công nghiệp công nghệ thông tin, FPT đã phối hợp với tập đoàn đào
tạo công nghệ thông tin hàng đầu thế giới Aptech Ấn Độ triển khai hệ thống các trung tâm đào tạo
Lập trình viên Quốc tế Aptech và Mỹ thuật đa phương tiện Arena tại Việt Nam. Qua 10 năm hoạt
động, hệ thống hiện đã có gần 40 trung tâm trên toàn quốc và đã đào tạo cho ngành công nghệ
thông tin của Việt Nam trên 20.000 chuyên gia phần mềm và mỹ thuật đa phương tiện.
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 5
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
Vài nét về Trường Đại học FPT
Ngày 08/09/2006, Chính phủ đã có Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg cho phép chính thức thành lập
Trường Đại học Tư thục FPT.
Sứ mệnh của Trường Đại học FPT là xây dựng mô hình của một trường Đại học thế hệ mới, có triết
lý giáo dục hiện đại, gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của đất nước, góp
phần đưa ngành công nghệ thông tin Việt nam lên ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới.
Mục tiêu trước mắt của Trường Đại học FPT là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao
chuyên ngành công nghệ thông tin và các nhóm ngành khác có liên quan cho tập đoàn FPT cũng
như cho các tập đoàn công nghệ thông tin toàn cầu tại khắp nơi trên thế giới và các doanh nghiệp
Việt Nam.
Sự khác biệt của Trường Đại học FPT so với các trường đại học khác là đào tạo kỹ sư công nghiệp,
nghĩa là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp công nghệ thông tin, gắn đào
tạo với thực tiễn, với nghiên cứu – triển khai và các công nghệ hiện đại nhất. Triết lý và phương
pháp giáo dục hiện đại; đào tạo con người toàn diện, hài hòa; chương trình luôn được cập nhật và
tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế; đặc biệt chú trọng kỹ năng ngoại ngữ; tăng cường đào tạo
quy trình tổ chức sản xuất, kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác là những điểm
sẽ đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những cơ hội việc làm tốt nhất tại tập đoàn FPT và các
doanh nghiệp hàng đầu khác.

Vài nét về FPT Polytechnic
Hệ Cao đẳng thực hành thuộc Đại học FPT, còn gọi là FPT Polytechnic, được thực hiện đào tạo và
cấp bằng Cao đẳng nghề theo Quyết định của Tổng cục dạy nghề bắt đầu từ ngày 01/07/2010.
Trường hướng tới mục tiêu cung cấp kỹ năng nghề nghiệp chất lượng cao cho người học, đảm bảo
được tính cạnh tranh trong môi trường phát triển ngày càng cao.
Với nhận định nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong đó có sự đóng góp to lớn từ
trên 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ với từ 10 đến 200 nhân viên. FPT Polytechnic nhắm tới mục
tiêu cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo tốt cho nhu cầu phát triển của không chỉ các doanh
nghiệp lớn mà còn cho các doanh nghiệp này.
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 6
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
Hướng tới người học chung trên toàn Việt Nam, chương trình cao đẳng thực hành của trường được
thiết kế dựa trên những kỹ năng thiết yếu nhất để làm việc và tương thích với các hệ thống đào tạo
tiên tiến trên thế giới.
2. Cơ cấu tổ chức Đại học FPT
 Hội đồng cố vấn
Hội đồng cố vấn của Trường Đại học FPT bao gồm các giáo sư, các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam. Ngài Takeo
Ogawa, Chủ tịch danh dự và là cựu TGĐ của Công ty Hitachi Software được chọn làm cố vấn cao cấp cho các chương trình
đào tạo CNTT bằng tiếng Nhật.
Trách nhiệm của Hội đồng cố vấn là tham gia định hướng và xây dựng chiến lược cho hoạt động của Trường, hỗ trợ Ban
giám hiệu trong các công việc nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
 Hội đồng Quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất,chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Trường. Hội đồng
quản trị có trách nhiệm ra các quyết định chiến lược, định hướng hoạt động, bổ nhiệm Hiệu trưởng và các vị trí quản lý then
chốt của Trường.
Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT là Phó giáo sư, Tiến sỹ Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT. Ông tốt
nghiệp Tiến sỹ Toán – Lý tại Đại học Tổng hợp Mat-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp (MGU), sáng lập và điều hành FPT,
Tập đoàn CNTT số 1 của Việt Nam từ năm 1988. Ông còn là Trưởng khoa Quản trị kinh doanh HSB, Đại học Quốc gia Hà
Nội; Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội; Chủ tịch Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA).
 Ban Giám hiệu

Ban Giám hiệu của Trường có chức năng điều hành trực tiếp các hoạt động của Trường. Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2006-2011
của Trường là Tiến sỹ Lê Trường Tùng. Ông tốt nghiệp đại học tại khoa Toán, Đại học Tổng hợp Mat-xcơ-va mang tên Lô-
mô-nô-xốp (MGU), bảo vệ Luận án Tiến sỹ tại Học viện kỹ thuật quân sự. Ông còn là Tổng giám đốc Học viện quốc tế
FPT, Chủ tịch Hội tin học TP.Hồ Chí Minh (HCA), Phó Chủ tịch Hội tin học Việt Nam (VAIP), Đại biểu HĐND TP.Hồ
Chí Minh.
 Cơ sở vật chất và điều kiện học tập
Để phục vụ cho định hướng phát triển trong tương lai, Trường Đại học FPT đã và đang đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo
với quy mô lớn tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Hà Nội với diện tích đất là 30.7ha. Các hạng mục xây dựng đầu tiên đang
chuẩn bị đi vào hoạt động phục vụ cho năm học 2011-2012.
Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng cũng được dành 28ha cho đào tạo. Tại Tp. HCM Tòa Nhà Tinh Hoa thuộc quyền sở
hữu của Trường với tổng diện tích sử dụng gần 20.000m2 cũng đang gấp rút được đưa vào sử dụng.
Trường luôn chú trọng cải tiến điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ hiệu quả cho đào tạo. Trường hiện có hơn 140 phòng học
multimedia. Các lớp học, giảng đường được sử dụng với chức năng như phòng lab, phòng thực hành máy; 100% sinh viên
được trang bị laptop để học tập; 100% giảng viên và nhân viên được trang bị máy tính làm việc; Các lớp học được bố trí
theo mô hình lớp ít sinh viên, tối đa 30 em/lớp để đảm bảo chất lượng đào tạo; 100% các môn học đều có giáo trình ,các
môn học đều có tài nguyên giảng dạy cho giảng viên.
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 7
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
Hệ thống thư viện của Trường được cài đặt phần mềm giải pháp Thư viện điện tử Libol 6.0(LIBrary OnLine). Libol 6.0 là
sản phẩm phần mềm thư viện điện tử và quản lý tích hợp nghiệp vụ thư viện thành công nhất ở Việt Nam. Thư viện giáo
trình của Trường hiện 30659 bản cứng với 95 đầu sách được nhập khẩu từ các nhà xuất bản lớn như: Pearson Education,
John Wiley, Mc Graw-Hill, Cengage Learning, Macmillan … hoặc in ấn tại Việt Nam với bản quyền đã được mua hoặc
đăng ký. Thư viện tham khảo truyền thống có 9666 bản với 3342 đầu sách. Ngoài ra sách điện tử gồm 02 cơ sở dữ liệu
(CSDL) với 10398 đầu tài liệu, trong đó CSDL ITpro có 9222 đầu sách về CNTT và FinalcePro có 1176 đầu sách về kinh tế
Về hạ tầng CNTT: Là một trường đại học đào tạo chuyên sâu về CNTT-TT, Trường Đại học FPT mong muốn tạo một môi
trường công nghệ thực sự cho sinh viên. Trường hiện có 43 máy chủ; 525 máy PC cho cán bộ giảng viên; 4365 máy laptop
cho sinh viên; 171 Asscess point; 109 máy chiếu; 03 hệ thống hội thảo trực tuyến Teleconference; Đường truyền Internet
bao gồm Leasedline và FTTH với tổng băng thông 338Mb/s; Hệ thống mạng wifi của Cisco đáp ứng đủ nhu cầu cho
khoảng 5000 người; Sinh viên của Trường được cấp email @fpt.edu.vn với dung lượng 7.5Gb để truy cập tài nguyên học
tập và thông tin như: Hệ thống quản lý khóa học online (CMS: ), hệ thống quản lý sinh viên online

(AP: ), hệ thống quản lý thư viện Libol: , diễn đàn sinh viên () ,
phụ huynh được cấp account để xem thông tin online về lịch học, điểm, điểm danh của con em; Hệ thống quản lý thi trực
tuyến EOS (Exam Online System) được triển khai cho 35/38 môn học.
 Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên
STT Nội dung Tổng
Hình thức
tuyển dụng
Chức danh Trình độ đào tạo


Hợp
đồng

hữu
Hợp
đồng
thỉnh
giảng
Giáo

Phó
Giáo

Tiến

Thạc

Đại
học
Cao

đẳng
Trình
độ
khác


Tổng số giảng viên, cán
bộ quản lý và nhân viên
(I+II)
846 633 213 5 64 226 443 52 61
I Giảng viên 459 246 213 5 61 206 192 0 0
1 Bộ môn CNTT 242 153 89 1 23 114 105
2 Bộ môn Toán 17 5 12 7 8 2
3 Bộ môn Tiếng Anh 103 29 74 2 56 45
4 Bộ môn Tiếng Nhật 24 13 11 3 21
5
Bộ môn Quản trị kinh
doanh
35 18 17 3 22 12 1
6 Bộ môn Cơ bản 38 28 10 1 7 13 18
II
Cán bộ quản lý và nhân
viên
387 387 3 20 251 52 61
1 Hiệu trưởng 1 1 1
2 Phó Hiệu trưởng 5 5 2 3
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 8
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
3 CBNV 381 381 17 251 52 61
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 9

Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
 Tỷ lệ số sinh viên / giảng viên
• Thực tế: 6,3
• Quy đổi: 8,2
 Kiểm định chất lượng giáo dục
• Trường đại học FPT đã triển khai Hệ thống Chất lượng dựa trên chuẩn ISO 9001: 2008 (áp dụng cho các cơ sở đào
tạo) và tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ABET (dành cho khối ngành kỹ nghệ).
• Trường đã nhận được chứng chỉ ISO 9001:2008 vào tháng 6/2010, và mục tiêu phấn đấu trong 2-3 năm tới sẽ đạt
được chứng nhận của ABET cho ngành Software Engineering.
• Hiện nay trường đã nhận chứng chỉ chất lượng ISO cho các hệ đào tạo Diploma (Aptech, Arena). Việc triển khai
kiểm định theo các Tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tiến hành song song khi xây dựng hệ thống chất
lượng ISO. Dự kiến năm 2012 Trường sẽ hoàn thành báo cáo Tự đánh giá trong nội bộ trường và gửi lên Cục Khảo
thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục Đại học - Bộ GD&ĐT.
• Về tổ chức, trường đã thành lập Phòng Đảm bảo Chất lượng làm đầu mối thực hiện. Trường cũng cử 1 cán bộ sang
nghiên cứu tại Mỹ để hỗ trợ triển khai ABET.
3. Chương trình đào tạo
 Tổng quan về chương trình đào tạo
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 10
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
Sinh viên tại thời điểm có nhập học thể đăng ký theo học hai nhóm ngành cơ bản là Công nghệ thông
tin hoặc Kinh tế – Kinh doanh.
Khối ngành Công nghệ thông tin:
Sinh viên hoàn thành giai đoạn đầu của khối ngành.Công nghệ thông tin bao gồm 2 học kỳ sẽ lựa chọn
một trong hai chuyên ngành là Ứng dụng phần mềm hoặc Thiết kế Website trong giai đoạn sau.
Khối ngành Kinh tế – Kinh doanh:
Sinh viên hoàn thành giai đoạn đầu của khối ngành Kinh tế – Kinh doanh bao gồm 2 học kỳ sẽ lựa
chọn một trong hai chuyên ngành là Kế toán doanh nghiệp hoặc Quản trị doanh nghiệp trong giai
đoạn sau. Với khối ngành Quản trị doanh nghiệp sinh viên sẽ được học chuyên sâu theo chuyên đề theo
các chuyên ngành sâu gồm: Marketing & Bán hàng, Quản trị nhân sự & văn phòng, Quan hệ công
chúng và truyền thông

 Danh mục môn học
Các môn Kỹ năng
• SKI101: Kỹ năng học tập
• SKI201: Kỹ năng nghề nghiệp
• SKI202: Kỹ năng làm việc nhóm
• SKI203: Kỹ năng bán hàng
• SKI204: Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh
• SKI205: Kỹ năng tuyển dụng
Các môn Việt Nam
• VIE101: Chính trị
• VIE102: Pháp luật
• VIE103: Giáo dục thể chất
• VIE104: Giáo dục quốc phòng và an ninh
• VIE105: (Soạn thảo) Văn bản hành chính
• VIE106: Kinh tế chính trị
Các môn Tiếng Anh
• ENG101: Tiếng Anh 1 (Topnotch 1)
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 11
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
• ENG102: Tiếng Anh 2 (Topnotch 2)
Các môn về máy tính
• COM101: Tin học cơ sở
• COM102: Tin học văn phòng
• COM103: Mạng máy tính và Internet
• COM104: Bảo trì và xử lý sự cố máy tính
• COM201: Cơ sở dữ liệu
• COM202: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
• COM203: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
• COM204: Quản trị Server
• COM205: Quản trị cơ sở dữ liệu với Access

• COM301: Thương mai điện tử
• COM302: An toàn và bảo mật thông tin
Các môn về Lập trình Web
• WEB101: Thiết kế website
• WEB102: Quản trị website
• WEB103: Thiết kế Layout website
• WEB104: Lập trình cơ sở với Javascript
• WEB201: Lập trình Web với PHP
• WEB202: Kỹ thuật trình bày nội dung Web
• WEB203: Hệ thống quản trị nội dung Web
• WEB205: Marketing trên Internet
• WEB301: Xây dựng ứng dụng Web
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 12
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
• WEB302: Chuyên đề 1 (HTML5 & CSS3.0)
• WEB303: Chuyên đề 2 (Mobile web)
Các môn về Đa phương tiện
• MUL101: Đồ họa ứng dụng
• MUL102: Công cụ thiết kế và vẽ đồ họa
• MUL201: Thiết kế đa truyền thông với Flash
Các môn về Hệ thống thông tin
• INF101: Hệ thống thông tin
• INF201: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin
• INF202: Hệ thống mạng Intranet
• INF203: Hệ thống thông tin quản lý
• INF204: Các hệ thống mã nguồn mở
• INF301: Chuyên đề (Điện toán đám mây)
Các môn về Lập trình
• SOF101: Lập trình cơ bản
• SOF201: Lập trình Windows (Visual Basic .NET)

• SOF202: Lập trình Web (ASP.NET)
Các môn về Kế toán
• ACC101: Nguyên lý kế toán
• ACC102: Kế toán tài chính 1
• ACC103: Thực hành kế toán tài chính 1
• ACC201: Kế toán tài chính 2
• ACC202: Thực hành kế toán tài chính 2
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 13
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
• ACC203: Kế toán quốc tế
• ACC204: Kế toán quản trị
• ACC301: Kế toán tài chính 3
• ACC302: Thực hành kế toán tài chính 3
• ACC304: Kiểm toán
• ACC305: Kế toán thuế
Các môn về Tài chính
• FIN101: Tài chính doanh nghiệp
• FIN201: Thuế
• FIN202: Tài chính – Tín dụng
• FIN203: Thống kê
Các môn về Kinh doanh
• BUS101: Nhập môn quản trị doanh nghiệp
• BUS102: Kinh tế (vi mô + vĩ mô)
• BUS103: Pháp luật kinh tế
• BUS104: Hành vi tổ chức
• BUS201: Phân tích hoạt động kinh doanh
• BUS202: Tâm lý kinh doanh
• BUS203: Kinh doanh quốc tế
• BUS204: Kinh tế thương mại dịch vụ
Các môn về Quản trị

• MAN101: Quản trị văn phòng
• MAN102: Quản trị chuỗi cung ứng
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 14
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
• MAN103: Quản trị marketing
• MAN104: Quản trị nhân lực
• MAN201: Quản trị tác nghiệp kinh doanh
Các môn về Marketing
• MAR101: Marketing cơ bản
• MAR201: Marketing thương mại
Các môn về Nhân sự
• HUR101: Chính sách và kế hoạch nhân sự
• HUR102: Tổ chức và đào tạo nhân lực
Các môn dự án
• PRO101: Dự án 1 (Nhóm ngành CNTT)
• PRO201: Dự án 2 (Ngành Thiết kế web)
• PRO 301: Dự án tốt nghiệp (Ngành Thiết kế web)
• PRO202: Dự án 2 (Ngành Ứng dụng phần mềm)
• PRO302: Dự án tốt nghiệp (Ngành Ứng dụng phần mềm)
• PRO102: Dự án 1 (Ngành Kế toán doanh nghiệp)
• PRO304: Dự án tốt nghiệp (Ngành Kế toán doanh nghiệp)
• PRO305: Dự án tốt nghiệp (Ngành Marketing&Bán hàng)
• PRO306: Dự án tốt nghiệp (Ngành Nhân sự&Văn phòng
II. Nghiên cứu công nghệ Java
Kế thừa
Kế thừa là việc xây dựng lớp mới dựa trên lớp đã có sẵn
Lớp đã có sẵn là lớp cha: superclass
Lớp mới là lớp con: subclass
Ví dụ:
Hình vuông kế thừa từ hình chữ nhật

SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 15
Animal
Cat Horse Chicken
TerrestrialAnimal AquaticAnimal
Fish Octopus
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
Con ếch kế thừa từ loài động vật dưới nước
Chú ý:
Tính kế thừa thể hiện quan hệ “is a”, khác với quan hệ “has a” (composition)
Composition: một đối tượng chứa các đối tượng thuộc lớp khác. Ví dụ: ôtô có các bánh xe
Cây kế thừa:
1.1 Lớp cơ sở dẫn xuất
Một lớp được xây dựng thông qua kế thừa từ một lớp khác gọi là lớp dẫn xuất (hay còn gọi là lớp con,
lớp hậu duệ ), lớp dùng để xây dựng lớp dẫn xuất được gọi là lớp cơ sở ( hay còn gọi là lớp cha, hoặc
lớp tổ tiên )
Một lớp dẫn xuất ngoài các thành phần của riêng nó, nó còn được kế thừa tất cả các thành phần của
lớp cha
1.2 Xây dựng lớp cơ sở dẫn xuất
Để nói lớp b là dẫn xuất của lớp a ta dùng từ khoá extends, cú pháp như sau:
class b extends a{
// phần thân của lớp b
}
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 16
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
1.3 Thừa kế thuộc tính
Thộc tính của lớp cơ sở được thừa kế trong lớp dẫn xuất, như vậy tập thuộc tính của lớp dẫn xuất sẽ
gồm: các thuộc tính khai báo trong lớp dẫn xuất và các thuộc tính của lớp cơ sở, tuy nhiên trong lớp
dẫn xuất ta không thể truy cập vào các thành phần private, package của lớp cơ sở
1.4 Thừa kế phương thức
Lớp dẫn xuất kế thừa tất cả các phương thức của lớp cơ sở trừ:

• Phương thức tạo dựng
• Phương thức finalize
1.5 Khởi tạo lớp cơ sở
Lớp dẫn xuất kế thừa mọi thành phần của lớp cơ, điều này dẫn ta đến một hình dung, là lớp dẫn xuất
có cùng giao diện với lớp cơ sở và có thể có các thành phần mới bổ sung thêm. nhưng thực tế không
phải vậy, kế thừa không chỉ là sao chép giao diện của lớp của lớp cơ sở. Khi ta tạo ra một đối tượng
của lớp suy dẫn, thì nó chứa bên trong nó một sự vật con của lớp cơ sở, sự vật con này như thể ta đã
tạo ra một sự vật tường minh của lớp cơ sở, thế thì lớp cơ sở phải được bảo đảm khởi đầu đúng, để
thực hiện điều đó trọng java ta làm như sau:
Thực hiện khởi đầu cho lớp cơ sở bằng cách gọi cấu tử của lớp cơ sở bên trong cấu tử của lớp dẫn
xuất, nếu bạn không làm điều này thì java sẽ làm giúp ban, nghĩa là java luôn tự động thêm lời gọi
cấu tử của lớp cơ sở vào cấu tử của lớp dẫn xuất nếu như ta quên làm điều đó, để có thể gọi cấu tử của
lớp cơ sở ta sử
dụng từ khoá super
• Trật tự khởi tạo
Trật tự khởi đầu trong java được thực hiện theo nguyên tắc sau: java sẽ gọi
cấu tử của lớp cơ sở trước sau đó mới đến cấu tử của lớp suy dẫn, điều này có
nghĩa là trong cây phả hệ thì các cấu tử sẽ được gọi theo trật tự từ gốc xuống dần
đến lá
• Trật tự dọn dẹp
Mặc dù java không có khái niệm huỷ tử như của C++, tuy nhiên bộ thu rác
của java vẫn hoạt động theo nguyên tắc làm việc của cấu tử C++, tức là trật tự thu
rác thì ngược lại so với trật tự khởi đầu.
1.6 Phương thức ghi đè
Hiện tượng trong lớp cơ sở và lớp dẫn xuất có hai phương thức giống hệt nhau ( cả tên lẫn bộ tham
số) gọi là ghi đè phương thức ( Override ), chú ý Override khác Overload.
Gọi phương thức bị ghi đè của lớp cơ sở
Bên trong lớp dẫn xuất, nếu có hiện tượng ghi đè thì phương thức bị ghi đè của lớp cơ sở sẽ bị ẩn đi,
để có thể gọi phương thức bị ghi đè của lớp cơ sở ta dùng từ khoá super để truy cập đến lớp cha, cú
pháp sau:

super.overriddenMethodName();
Chú ý: Nếu một phương thức của lớp cơ sở bị bội tải ( Overload ), thì nó không
thể bị ghi đè ( Override ) ở lớp dẫn xuất.
1.7 Thành phần protected
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 17
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
Trong một vài bài trước ta đã làm quen với các thành phần private, public, sau khi đã học về kế thừa thì
từ khoá protected cuối cùng đã có ý nghĩa.
Từ khoá protected báo cho java biết đây là thành phần riêng tư đối với bên ngoài nhưng lại sẵn sàng
với các con cháu
1.8 Từ khóa final
Từ khoá final trong java có nhiều nghĩa khác nhau, nghĩa của nó tuỳ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể, nhưng
nói chung nó muốn nói “cái này không thể thay đổi được
a. Thuộc tính final
Trong java cách duy nhất để tạo ra một hằng là khai báo thuộc tính là final
Ví dụ:

public class A
{
// định nghĩa hằng tên MAX_VALUE giá trị 100
static final int MAX_VALUE = 100;
public static void main ( String arg[] )
{
A thu = new A ();
System.out.println("MAX_VALUE= " +thu.MAX_VALUE);
}
}
Chú ý:
1) khi đã khai báo một thuộc tính là final thì thuộc tính này la hăng, do vậy ta
không thể thay đổi giá trị của nó

2) khi khai báo một thuộc tính là final thì ta phải cung cấp giá trị ban đầu cho nó
3) nếu một thuộc tính vừa là final vừa là static thì nó chỉ có một vùng nhớ chung
duy nhất cho cả lớp
b. Đối số final
Java cho phép ta tạo ra các đối final bằng việc khai báo chúng như vậy bên trong danh sách đối, nghĩa
là bên trong thân của phương pháp này, bất cứ cố gắng nào để thay đổi giá trị của đối đều gây ra lỗi lúc
dịch
Ví dụ sau bị báo lỗi lúc dịch vì nó cố gắng thay đổi giá trị của đối final
public class A
{
static public void thu ( final int i )
{
i=i+1;//không cho phép thay đổi giá trị của tham số final
System.out.println ( i );;
}

public static void main ( String arg[] )
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 18
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
{
hu ( i );
}
}
chương trình này sẽ bị báo lỗi:
"A.java": variable i might already have been assigned to at line 5, column 9
c. Phương thức final
Một phương thức bình thường có thể bị ghi đè ở lớp dẫn xuất, đôi khi ta không muốn phương thức của
ta bị ghi đè ở lớp dẫn xuất vì lý do gì đó, mục đích chủ yếu của các phương thức final là tránh ghi đè,
tuy nhiên ta thấy rằng các phương thức private sẽ tự động là final vì chúng không thể thấy được trong
lớp dẫn xuất lên chúng không thể bị ghi đè, nên cho dù bạn có cho một phương thức private là final thì

bạn cũng chả thấy một hiệu ứng nào
d. Lớp final
Nếu bạn không muốn người khác kế thừa từ lớp của bạn, thì bạn hãy dùng từ khoá final để ngăn cản
bất cứ ai muốn kế thừa từ lớp này.
Chú ý: do một lớp là final (tức không thể kế thừa )do vậy ta không thể nào ghi đè các phương thức của
lớp này, do vậy đừng cố gắng cho một phương thức của lớp final là final
Đa hình
2.1 Giới thiệu
Tính đa hình cho phép chúng ta lập trình một cách tổng quát hơn là lập trình cụ thể. Đặt biệt, đa hình
cho phép xử lý những đối tượng chia sẻ cùng lớp super, điều này làm cho việc lập trình trở nên đơn
giản.
Với tính đa hình, chúng ta có thể thiết kế và thực thi những hệ thống vởi khả năng dễ dàng mở rộng.
Những lớp mới được thêm có thể chỉnh sửa một ít hoặc không những thành phần chung của chương
trình.
Tính đa hình thể hiện qua việc: cùng một phương thức nhưng có nội dung thực hiện khác nhau trên các
đối tượng khác nhau.
Phương thức gọi được xác định thông qua đối tượng được tham chiếu, không thông qua kiểu khai báo
của tham chiếu.
Trong Java, các phương thức luôn mang tính đa hình.
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 19
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
2.2 Ví dụ về đa hình
Thiết kế hướng đối tượng với UML
3.1 Giới thiệu UML
UML là một ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất có phần chính bao gồm những ký hiệu hình học, được
các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thể hiện và miêu tả các thiết kế của một hệ thống. Nó là
một ngôn ngữ để đặc tả, trực quan hoá, xây dựng và làm sưu liệu cho nhiều khía cạnh khác nhau của
một hệ thống có nồng độ phần mềm cao. UML có thể được sử dụng làm công cụ giao tiếp giữa người
dùng, nhà phân tích, nhà thiết kế và nhà phát triển phần mềm.
Trong quá trình phát triển có nhiều công ty đã hỗ trợ và khuyến khích phát triển UML có thể kể tới

như: Hewlett Packard, Microsoft, Oracle, IBM, Unisys
Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unifield Modeling Language – UML) là một ngôn ngữ để biểu diễn
mô hình theo hướng đối tượng được xây dựng bởi ba tác giả trên với chủ đích là:
 Mô hình hoá các hệ thống sử dụng các khái niệm hướng đối tượng.
 Thiết lập một kết nối từ nhận thức của con người đến các sự kiện cần mô hình hoá.
 Giải quyết vấn đề về mức độ thừa kế trong các hệ thống phức tạp, có nhiều ràng buộc khác
nhau.
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 20
// Câu lệnh trong main
A a = new A();
a.method();
a = new B();
a.method();
C c = new C();
a = c;
a.method();
// Kết quả màn hình
method of A
method of B
method of C
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
 Tạo một ngôn ngữ mô hình hoá có thể sử dụng được bởi người và máy.
3.2 UML và các giai đoạn phát triển phần mềm
 Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ:
UML đưa ra khái niệm Use Case để nắm bắt các yêu cầu của khách hàng (người sử dụng). UML sử
dụng biểu đồ Use case (Use Case Diagram) để nêu bật mối quan hệ cũng như sự giao tiếp với hệ thống.
Qua phương pháp mô hình hóa Use case, các tác nhân (Actor) bên ngoài quan tâm đến hệ thống sẽ
được mô hình hóa song song với chức năng mà họ đòi hỏi từ phía hệ thống (tức là Use case). Các tác
nhân và các Use case được mô hình hóa cùng các mối quan hệ và được miêu tả trong biểu đồ Use case
của UML. Mỗi một Use case được mô tả trong tài liệu, và nó sẽ đặc tả các yêu cầu của khách hàng:

Anh ta hay chị ta chờ đợi điều gì ở phía hệ thống mà không hề để ý đến việc chức năng này sẽ được
thực thi ra sao.
 Giai đoạn phân tích:
Giai đoạn phân tích quan tâm đến quá trình trừu tượng hóa đầu tiên (các lớp và các đối tượng) cũng
như cơ chế hiện hữu trong phạm vi vấn đề. Sau khi nhà phân tích đã nhận biết được các lớp thành phần
của mô hình cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau, các lớp cùng các mối quan hệ đó sẽ được
miêu tả bằng công cụ biểu đồ lớp (class diagram) của UML. Sự cộng tác giữa các lớp nhằm thực hiện
các Use case cũng sẽ được miêu tả nhờ vào các mô hình động (dynamic models) của UML. Trong giai
đoạn phân tích, chỉ duy nhất các lớp có tồn tại trong phạm vi vấn đề (các khái niệm đời thực) là được
mô hình hóa. Các lớp kỹ thuật định nghĩa chi tiết cũng như giải pháp trong hệ thống phần mềm, ví dụ
như các lớp cho giao diện người dùng, cho ngân hàng dữ liệu, cho sự giao tiếp, trùng hợp, v.v , chưa
phải là mối quan tâm của giai đoạn này.
 Giai đoạn thiết kế:
Trong giai đoạn này, kết quả của giai đoạn phân tích sẽ được mở rộng thành một giải pháp kỹ thuật.
Các lớp mới sẽ được bổ sung để tạo thành một hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Giao diện người dùng, các chức
năng để lưu trữ các đối tượng trong ngân hàng dữ liệu, giao tiếp với các hệ thống khác, giao diện với
các thiết bị ngoại vi và các máy móc khác trong hệ thống, Các lớp thuộc phạm vi vấn đề có từ giai
đoạn phân tích sẽ được "nhúng" vào hạ tầng cơ sở kỹ thuật này, tạo ra khả năng thay đổi trong cả hai
phương diện: Phạm vi vấn đề và hạ tầng cơ sở. Giai đoạn thiết kế sẽ đưa ra kết quả là bản đặc tả chi tiết
cho giai đoạn xây dựng hệ thống.
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 21
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
 Giai đoạn xây dựng:
Trong giai đoạn xây dựng (giai đoạn lập trình), các lớp của giai đoạn thiết kế sẽ được biến thành những
dòng code cụ thể trong một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng cụ thể (không nên dùng một ngôn ngữ
lập trình hướng chức năng!). Phụ thuộc vào khả năng của ngôn ngữ được sử dụng, đây có thể là một
công việc khó khăn hay dễ dàng. Khi tạo ra các mô hình phân tích và thiết kế trong UML, tốt nhất nên
cố gắng né tránh việc ngay lập tức biến đổi các mô hình này thành các dòng code. Trong những giai
đoạn trước, mô hình được sử dụng để dễ hiểu, dễ giao tiếp và tạo nên cấu trúc của hệ thống; vì vậy, vội
vàng đưa ra những kết luận về việc viết code có thể sẽ thành một trở ngại cho việc tạo ra các mô hình

chính xác và đơn giản. Giai đoạn xây dựng là một giai đoạn riêng biệt, nơi các mô hình được chuyển
thành code.
 Thử nghiệm:
Như đã trình bày trong phần Chu Trình Phát Triển Phần Mềm, một hệ thống phần mềm thường được
thử nghiệm qua nhiều giai đoạn và với nhiều nhóm thử nghiệm khác nhau. Các nhóm sử dụng nhiều
loại biểu đồ UML khác nhau làm nền tảng cho công việc của mình: Thử nghiệm đơn vị sử dụng biểu
đồ lớp (class diagram) và đặc tả lớp, thử nghiệm tích hợp thường sử dụng biểu đồ thành phần
(component diagram) và biểu đồ cộng tác (collaboration diagram), và giai đoạn thử nghiệm hệ thống sử
dụng biểu đồ Use case (use case diagram) để đảm bảo hệ thống có phương thức hoạt động đúng như đã
được định nghĩa từ ban đầu trong các biểu đồ này.
3.3 Các thành phần của ngôn ngữ UML
Ngôn ngữ UML bao gồm một loạt các phần tử đồ họa (graphic element) có thể được kếp hợp với nhau
để tạo ra các biểu đồ. Bởi đây là một ngôn ngữ, nên UML cũng có các nguyên tắc để kết hợp các phần
tử đó.
Một số những thành phần chủ yếu của ngôn ngữ UML:
Hướng nhìn (view): Hướng nhìn chỉ ra những khía cạnh khác nhau của hệ thống cần phải được mô
hình hóa. Một hướng nhìn không phải là một bản vẽ, mà là một sự trừu tượng hóa bao gồm một loạt
các biểu đồ khác nhau. Chỉ qua việc định nghĩa của một loạt các hướng nhìn khác nhau, mỗi hướng
nhìn chỉ ra một khía cạnh riêng biệt của hệ thống, người ta mới có thể tạo dựng nên một bức tranh hoàn
thiện về hệ thống. Cũng chính các hướng nhìn này nối kết ngôn ngữ mô hình hóa với quy trình được
chọn cho giai đoạn phát triển.
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 22
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
Biểu đồ (diagram): Biểu đồ là các hình vẽ miêu tả nội dung trong một hướng nhìn. UML có tất cả 9
loại biểu đồ khác nhau được sử dụng trong những sự kết hợp khác nhau để cung cấp tất cả các hướng
nhìn của một hệ thống.
Phần tử mô hình hóa (model element): Các khái niệm được sử dụng trong các biểu đồ được gọi là
các phần tử mô hình, thể hiện các khái niệm hướng đối tượng quen thuộc. Ví dụ như lớp, đối tượng,
thông điệp cũng như các quan hệ giữa các khái niệm này, bao gồm cả liên kết, phụ thuộc, khái quát
hóa. Một phần tử mô hình thường được sử dụng trong nhiều biểu đồ khác nhau, nhưng nó luôn luôn có

chỉ một ý nghĩa và một kí hiệu.
Cơ chế chung: Cơ chế chung cung cấp thêm những lời nhận xét bổ sung, các thông tin cũng như các
quy tắc ngữ pháp chung về một phần tử mô hình; chúng còn cung cấp thêm các cơ chế để có thể mở
rộng ngôn ngữ UML cho phù hợp với một phương pháp xác định (một quy trình, một tổ chức hoặc một
người dùng).
3.4 Hướng nhìn (View)
Mô hình hóa một hệ thống phức tạp là một việc làm khó khăn. Lý tưởng nhất là toàn bộ hệ thống được
miêu tả chỉ trong một bản vẽ, một bản vẽ định nghĩa một cách rõ ràng và mạch lạc toàn bộ hệ thống,
một bản vẽ ngoài ra lại còn dễ giao tiếp và dễ hiểu. Mặc dù vậy, thường thì đây là chuyện bất khả thi.
Một bản vẽ không thể nắm bắt tất cả các thông tin cần thiết để miêu tả một hệ thống. Một hệ thống cần
phải được miêu tả với một loạt các khía cạnh khác nhau: Về mặt chức năng (cấu trúc tĩnh của nó cũng
như các tương tác động), về mặt phi chức năng (yêu cầu về thời gian, về độ đáng tin cậy, về quá trình
thực thi, v.v. và v.v.) cũng như về khía cạnh tổ chức (tổ chức làm việc, ánh xạ nó vào các code
module, ). Vì vậy một hệ thống thường được miêu tả trong một loạt các hướng nhìn khác nhau, mỗi
hướng nhìn sẽ thể hiện một bức ảnh ánh xạ của toàn bộ hệ thống và chỉ ra một khía cạnh riêng của hệ
thống.
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 23
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
Hình - Các View trong UML
Mỗi một hướng nhìn được miêu tả trong một loạt các biểu đồ, chứa đựng các thông tin nêu bật khía
cạnh đặc biệt đó của hệ thống. Trong thực tế khi phân tích và thiết kế rất dễ xảy ra sự trùng lặp thông
tin, cho nên một biểu đồ trên thật tế có thể là thành phần của nhiều hướng nhìn khác nhau. Khi nhìn hệ
thống từ nhiều hướng nhìn khác nhau, tại một thời điểm có thể người ta chỉ tập trung vào một khía cạnh
của hệ thống. Một biểu đồ trong một hướng nhìn cụ thể nào đó cần phải đủ độ đơn giản để tạo điều
kiện giao tiếp dễ dàng, để dính liền với các biểu đồ khác cũng như các hướng nhìn khác, làm sao cho
bức tranh toàn cảnh của hệ thống được miêu tả bằng sự kết hợp tất cả các thông tin từ tất cả các hướng
nhìn. Một biểu đồ chứa các kí hiệu hình học mô tả các phần tử mô hình của hệ thống. UML có tất cả
các hướng nhìn sau:
 Hướng nhìn Use case (use case view): đây là hướng nhìn chỉ ra khía cạnh chức năng của một hệ thống,
nhìn từ hướng tác nhân bên ngoài.

 Hướng nhìn logic (logical view): chỉ ra chức năng sẽ được thiết kế bên trong hệ thống như thế nào, qua
các khái niệm về cấu trúc tĩnh cũng như ứng xử động của hệ thống.
 Hướng nhìn thành phần (component view): chỉ ra khía cạnh tổ chức của các thành phần code.
 Hướng nhìn song song (concurrency view): chỉ ra sự tồn tại song song/ trùng hợp trong hệ thống,
hướng đến vấn đề giao tiếp và đồng bộ hóa trong hệ thống.
 Hướng nhìn triển khai (deployment view): chỉ ra khía cạnh triển khai hệ thống vào các kiến trúc vật lý
(các máy tính hay trang thiết bị được coi là trạm công tác).
Khi bạn chọn công cụ để vẽ biểu đồ, hãy chọn công cụ nào tạo điều kiện dễ dàng chuyển từ hướng nhìn
này sang hướng nhìn khác. Ngoài ra, cho mục đích quan sát một chức năng sẽ được thiết kế như thế
nào, công cụ này cũng phải tạo điều kiện dễ dàng cho bạn chuyển sang hướng nhìn Use case (để xem
chức năng này được miêu tả như thế nào từ phía tác nhân), hoặc chuyển sang hướng nhìn triển khai (để
xem chức năng này sẽ được phân bố ra sao trong cấu trúc vật lý - Nói một cách khác là nó có thể nằm
trong máy tính nào).
Ngoài các hướng nhìn kể trên, ngành công nghiệp phần mềm còn sử dụng cả các hướng nhìn khác, ví
dụ hướng nhìn tĩnh-động, hướng nhìn logic-vật lý, quy trình nghiệp vụ (workflow) và các hướng nhìn
khác. UML không yêu cầu chúng ta phải sử dụng các hướng nhìn này, nhưng đây cũng chính là những
hướng nhìn mà các nhà thiết kế của UML đã nghĩ tới, nên có khả năng nhiều công cụ sẽ dựa trên các
hướng nhìn đó.
3.1.1 Hướng nhìn Use case (Use case View):
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 24
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ Java & Tìm hiểu Struts Framework
Hướng nhìn Use case miêu tả chức năng của hệ thống sẽ phải cung cấp do được tác nhân từ bên ngoài
mong đợi. Tác nhân là thực thể tương tác với hệ thống; đó có thể là một người sử dụng hoặc là một hệ
thống khác. Hướng nhìn Use case là hướng nhìn dành cho khách hàng, nhà thiết kế, nhà phát triển và
người thử nghiệm; nó được miêu tả qua các biểu đồ Use case (use case diagram) và thỉnh thoảng cũng
bao gồm cả các biểu đồ hoạt động (activity diagram). Cách sử dụng hệ thống nhìn chung sẽ được miêu
tả qua một loạt các Use case trong hướng nhìn Use case, nơi mỗi một Use case là một lời miêu tả mang
tính đặc thù cho một tính năng của hệ thống (có nghĩa là một chức năng được mong đợi).
Hướng nhìn Use case mang tính trung tâm, bởi nó đặt ra nội dung thúc đẩy sự phát triển các hướng
nhìn khác. Mục tiêu chung của hệ thống là cung cấp các chức năng miêu tả trong hướng nhìn này –

cùng với một vài các thuộc tính mang tính phi chức năng khác – vì thế hướng nhìn này có ảnh hưởng
đến tất cả các hướng nhìn khác. Hướng nhìn này cũng được sử dụng để thẩm tra (verify) hệ thống qua
việc thử nghiệm xem hướng nhìn Use case có đúng với mong đợi của khách hàng (Hỏi: "Đây có phải là
thứ bạn muốn") cũng như có đúng với hệ thống vừa được hoàn thành (Hỏi: "Hệ thống có hoạt động
như đã đặc tả?”).
3.1.2 Hướng nhìn Logic(Logical View)
Hướng nhìn logic miêu tả phương thức mà các chức năng của hệ thống sẽ được cung cấp. Chủ yếu nó
được sử dụng cho các nhà thiết kế và nhà phát triển. Ngược lại với hướng nhìn Use case, hướng nhìn
logic nhìn vào phía bên trong của hệ thống. Nó miêu tả kể cả cấu trúc tĩnh (lớp, đối tượng, và quan hệ)
cũng như sự tương tác động sẽ xảy ra khi các đối tượng gửi thông điệp cho nhau để cung cấp chức
năng đã định sẵn. Hướng nhìn logic định nghĩa các thuộc tính như trường tồn (persistency) hoặc song
song (concurrency), cũng như các giao diện cũng như cấu trúc nội tại của các lớp.
Cấu trúc tĩnh được miêu tả bằng các biểu đồ lớp (class diagram) và biểu đồ đối tượng (object diagram).
Quá trình mô hình hóa động được miêu tả trong các biểu đồ trạng thái (state diagram), biểu đồ trình tự
(sequence diagram), biểu đồ tương tác (collaboration diagram) và biểu đồ hoạt động (activity diagram).
3.1.3 Hướng nhìn thành phần (Component View)
Là một lời miêu tả của việc thực thi các modul cũng như sự phụ thuộc giữa chúng với nhau. Nó thường
được sử dụng cho nhà phát triển và thường bao gồm nhiều biểu đồ thành phần. Thành phần ở đây là các
modul lệnh thuộc nhiều loại khác nhau, sẽ được chỉ ra trong biểu đồ cùng với cấu trúc cũng như sự phụ
thuộc của chúng. Các thông tin bổ sung về các thành phần, ví dụ như vị trí của tài nguyên (trách nhiệm
đối với một thành phần), hoặc các thông tin quản trị khác, ví dụ như một bản báo cáo về tiến trình của
công việc cũng có thể được bổ sung vào đây.
SVTH: Nguyễn Đình Lĩnh – Lớp : 10T1LT Trang 25

×