Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thủ lĩnh chính trị Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.72 KB, 12 trang )

HỒ CHÍ MINH
1. Tiểu sử
1.1. Hồn Cảnh
• Sinh ngày 19/5/1890, mất ngày 2/9/1969.
• Tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung.


Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nơng dân, ở làng
Hồng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền
thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến.
Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến
Người ngay từ thời niên thiếu.

• Người là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một
trong những người đặt nền móng và lãnh đạo cơng cuộc đấu tranh giành độc
lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản
quốc tế.
1.2. Hoạt động
 Tìm đường ra nước ngoài
Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á,
châu Phi, châu Mỹ. Người hịa mình với những cơng nhân và những người
dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết
cách mạng.
 Lên án chủ nghĩa thực dân, thúc đẩy các phong trào giải phóng thuộc địa
Từ năm 1921 – 6/1923, Người tham gia nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy
phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa, Người tham gia sáng lập Hội Liên
hiệp thuộc địa; Sử dụng báo chí Pháp tấn cơng chủ nghĩa thực dân – đáng chú ý
Người là Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Le Paria (Người cùng khổ).
Điều rất thú vị là trong thời gian tham gia câu lạc bộ Phôbua, Người đã sáng
tác vở kịch “Con rồng tre” nhằm đả kích vua bù nhìn Khải Định khi ơng này sang
Pháp dự Hội chợ thuộc địa Mác-xây vào tháng 6/1922.




Trước đó vào năm 1921 tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp
các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước
thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống
thợ thuyền”, ... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên
án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc
địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền
trong mọi tầng lớp nhân dân. Tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp” của
Nguyễn Ái Quốc gồm 12 chương. Tác giả dành 11 chương tố cáo tội ác man rợ của
chủ nghĩa thực dân đối với người bản xứ ở các thuộc địa. Chương cuối cùng, tác
giả cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa và làm rõ mối
quan hệ giữa cách mạng Nga, quốc tế cộng sản, các tổ chức quốc tế khác với
phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
 Tổ chức các điều kiện và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người Cộng sản Đông
Dương tài liệu Về việc thành lập một Đảng Cộng sản Đông Dương, yêu cầu những
người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các nhóm cộng
sản và thành lập một đảng giai cấp vô sản.
Quốc tế Cộng sản chỉ rõ phương thức để tiến tới thành lập Đảng là phải bắt
đầu từ việc xây dựng các chi bộ trong các nhà máy, xí nghiệp: chỉ rõ mối quan hệ
giữa Đảng Cộng sản Đông Dương với phong trào cộng sản quốc tế.
Thành phần Hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của Quốc tế Cộng sản; 2 đại
biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng; 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng. Hội
nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm Năm điểm lớn, với nội
dung:Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông Dương,
Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị hợp nhất
Đảng, tại Hương Cảng, Trung Quốc. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản
(18/2/1930). Nguyễn Ái Quốc viết: “Chúng tôi họp vào ngày 6-1… Các đại biểu

trở về An Nam ngày 8-2”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng
Lao Động Việt Nam (10/9/1960) quyết định lấy ngày 3-2 dương lịch hàng năm làm
ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
 Lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám, lập nên nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa


Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường
Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu
Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I
đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).Năm 1941,
Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc
lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách
căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong cả nước.
 Hoạch định đường lối kháng chiến, làm nên trận Điện Biên Phủ chấn động địa
cầu
Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo tồn Đảng,
tồn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố
chính quyền cách mạng. Ngày 19-12-1946, Người kêu gọi cả nước kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát
triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản kéo dài 9 năm, và kết thúc bằng
chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ
tịch Hồ Chí Minh viết: “Hỡi đồng bào tồn quốc. Chúng ta phải nhân nhượng.
Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm
cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không

chịu mất nước, nhất định không chịu làm nơ lệ…”. Chiến thắng này khơng chỉ có ý
nghĩa đối với dân tộc Việt Nam, mà còn cổ vũ các dân tộc thuộc địa vùng lên giành
độc lập, đánh đổ chế độ thực dân, đế quốc.
2. Phẩm chất thủ lĩnh
2.1. Trình độ hiểu biết
Bác Hồ thực hiện việc học rất đều đặn liên tục từ khi lớn lên cho đến những
năm cuối đời. Học chữ, học làm thợ, học làm cách mạng, học ngoại ngữ, học lý
luận chính trị, học khoa học - kỹ thuật, học chuyên môn nghiệp vụ, học quân sự,
học rèn luyện sức khỏe, học những điều cần thiết có ích cho cuộc sống. Cách thực


hiện việc học của Bác là học từ gia đình, học ở trường lớp, học từ bạn bè, từ nhân
dân, học trong thực tiễn, học đi đôi với hành; chủ yếu là tự học.
a) Tự học thêm kiến thức
b) Tự học ngoại ngữ
c) Về rèn luyện sức khỏe
d) Trong thực hành, Bác ln chú ý về cách đọc, cách nói, cách viết, cách
làm
2.2. Phẩm chất chính trị
Trong suốt q trình hoạt động cách mạng, đối diện với những thời khắc đầy
thử thách của lịch sử, gắn với vận mệnh sống cịn của dân tộc, với bản lĩnh chính
trị vững vàng, Người đã tìm mọi cách vượt qua và lãnh đạo thành cơng phong trào
giải phóng dân tộc. Đó chính là những giá trị trường tồn, mãi mãi là ngọn đuốc soi
đường cho các thế hệ sau này học tập và noi theo.
Thứ nhất,xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn, thương đồng bào chịu cảnh
nô lệ lầm than mà chàng thanh niên 21 tuổi Nguyễn Tất Thành đã vượt mọi khó
khăn gian khổ, để ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Chính nhờ vào
tấm lịng u nước và niềm tin mãnh liệt vào dân tộc, đất nước, nhân dân, mà trong
những thời điểm khó khăn nhất, cam go và quyết liệt nhất Bác đã làm nên một bản
lĩnh chính trị tuyệt vời khơng gì lay chuyển được.

Thứ hai, trang bị cho mình bản lĩnh chính trị thì cần thiết phải giáo dục nền
tảng lý luận chính trị thật vững chắc. Cần phải trang bị nền tảng tri nhận thức đầy
đủ và sâu sắc về chủ nghĩa Mác Lênin, tự giáo dục và rèn luyện chính mình trong
mọi hoàn cảnh. Bác Hồ là tấm gương mẫu mực về việc học và tự học.
Thứ ba, Bác có ý chí quyết tâm và nghị lực phi thường trong mọi hồn
cảnh. Và Bác đã thực hiện được điều đó. 30 năm bơn ba ở nước ngồi, có những
ngày phải chịu đói, chịu khát; có những nơi phải chịu cảnh tù đày, giam giữ...
nhưng chưa một phút giây nào Bác tự cho phép mình nản chí hay chùn bước. Càng
khó khăn bao nhiêu Người lại càng cố gắng bấy nhiêu. Về lý luận chính trị. Chính


Bác đã trực tiếp huấn luyện, đào tạo nên lớp lớp cán bộ trung kiên của Đảng, của
cách mạng từ những năm chuẩn bị thành lập Đảng và trong kháng chiến chống
ngoại xâm.
Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập đầu năm
1930, đường lối cách mạng Việt Nam cơ bản được hình thành, con đường cứu
nước của Việt Nam cơ bản được xác định. Sự đúng đắn của Tư tưởng Hồ Chí Minh
thể hiện trong cương lĩnh chính trị của Đảng được thực tiễn cách mạng sớm chứng
minh, khẳng định; và trong quá trình vận động của cách mạng, Tư tưởng Hồ Chí
Minh ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện dần, để cùng với chủ nghĩa
Mác - Lênin trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam.
2.3. Năng lực đạo đức
+Hồ Chí Minh là một người thiên tài trí tuệ, là một nhà lãnh đạo mẫu mực, yêu
nước, thương dân.
+Người khơng chỉ tìm ra con đường giải phóng dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam
trải qua bao khó khăn mà còn là một kiến trúc sư thiên tài, kiến tạo chế độ xã hội.
+Người là một nhà chính trị sáng tạo, Người đưa ra những chân lý mới và kết luận
có ý nghĩa lớn đối với thời đại.
+Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương sáng nhất về cuộc đời của một con
người “đầy tình yêu nhân dân, đầy yêu thương con trẻ, dạt dào tình yêu Tổ quốc,

yêu những người lao động, yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa”.
+Người khẳng định, đạo đức cách mạng giúp cho người cán bộ cách mạng chiến
thắng chủ nghĩa cá nhân. Người cán bộ phải trải qua một quá trình tự giác tu
dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ; phải trải
qua thực tiễn đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân, đạo đức cách mạng mới được
củng cố bền vững.
+Suốt thời gian bơn ba ở nước ngồi, tìm đường giải phóng cho dân tộc, Hồ Chí
Minh đã trở thành người cộng sản có đạo đức cách mạng sáng ngời,là hiện thân
của sự hoàn thiện, hoàn mỹ về đạo đức: Yêu đồng bào, yêu nhân dân, triệt để cách


mạng và vô cùng nhân từ; uyên bác mà cực kỳ khiêm tốn; vĩ đại mà rất mực bình
dị.
+Bằng lời nói và việc làm, bằng giảng giải và nêu gương, Hồ Chí Minh đã chỉ ra
cho mọi người thấy thế nào là một đạo đức cao đẹp, một cuộc sống đáng sống.
Người nâng cao tâm hồn và tình cảm của nhân dân, khiến mọi người đều cảm thấy
mình ln ln lớn lên và đầy niềm tự hào trước sự nghiệp vĩ đại và trước tấm
gương đạo đức sáng ngời của Người.
2.4. Khả năng làm việc
+Khả năng lãnh đạo: Khả năng lãnh đạo của Hồ Chí Minh là biết động viên,
khuyến khích, “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, tức là phải làm
cho cấp dưới khơng sợ nói sự thật và cấp trên khơng sợ nghe sự thật. Hồ Chí Minh
là tấm gương sáng về phong cách làm việc thật sự dân chủ, tôn trọng tập thể,
không phân biệt chức vụ cao thấp. Thực hiện dân chủ, tơn trọng tập thể là vấn đề
có tính nguyên tắc xuất phát từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt
động của đảng kiểu mới.
+Khả năng làm việc khoa học và đổi mới: Hồ Chí Minh yêu cầu làm việc gì cũng
phải điều tra, nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu, để nắm chắt thực chất tình
hình, “Đảng có hiểu rõ tình hình thì đặt chính sách mới đúng”. Về phần mình, để

nắm tình hình, Người khơng chỉ dựa vào bộ máy giúp việc, mà còn trực tiếp đi
xuống cơ sở. Cách đi của Người thường là khơng báo trước; xem xét từ ngồi vào
trong, từ sau ra trước, từ nơi ăn, chốn ở, rồi mới ra chỗ làm việc, hội trường,...
3. Vai trò
3.1. Yếu tố chi phối
 Giai cấp sản sinh ra thủ lĩnh chính trị
Sinh tại một gia đình nhà nho với truyền thống yêu nước lâu đời
Lớn lên phải chứng kiến cảnh nhân dân ta khi nước mất, nhà tan. Xuất phát từ
thương dân rồi trăn trở vì dân và quyết tâm ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước.
Chứng kiến nhân dân ra sức đấu tranh và lòng yêu nước của dân; là nguồn động
lực thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.


=> Nhờ đó mà sản sinh ra vị thủ lĩnh chính trị vĩ đại của dân tộc Việt Nam –
chủ tịch Hồ Chí Minh
 Yếu tố cá nhân: Nhân cách của thủ lĩnh chính trị
“Chất con người Hồ Chí Minh là chất Việt nam, chất cách mạng, chất cộng
sản, chất nhân văn” – đó là thế giới quan và nhân sinh quan tạo nên “nhân cách
toàn vẹn”, một nhân cách văn hóa bản sắc tiêu biểu của dân tộc và nhân loại thế kỷ
qua.
Về nhân cách Cụ Hồ, theo nhóm chúng tôi, kết tụ trong 7 điểm cơ bản, cũng
là 7 phẩm chất được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca.
1. Ưu tiên đạo đức Quan tâm thật nhiều đến đạo đức, nhân cách là đặc điểm
nổi bật nhất của Cụ Hồ, làm cho Cụ khác biệt hẳn với hầu hết các nhà lãnh đạo
cách mạng khác ở cả ta và Tây.
Bởi vậy, khi Lênin từ trần vào năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định
rằng: Các dân tộc phương Đơng sở dĩ kính mến Lênin vì vị thầy của cách mạng
giải phóng sinh tiền là một “người khinh thường xa hoa, yêu lao động, đời tư trong
sáng, nếp sống giản dị”.
Khi mở lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên vào năm 1925 (Cụ Hồ lúc này lấy tên

là Vương) đã đặt ra 23 điều thuộc về tư cách người cách mạng lên trang đầu của
cuốn sách “Đường Kách mệnh”.
Cho nên, khi bàn về các tiêu chuẩn bầu chọn anh hùng quân đội trong kháng
chiến, thì tiêu chuẩn đạo đức, nhân cách được Cụ đặt lên hàng đầu, trên cả những
thành tích xuất sắc.
2. Tận tụy qn mình
Đạo đức của Cụ Hồ được cấu thành từ ba mệnh đề, trong đó, mệnh đề thứ
nhất là: Trung với nước, Hiếu với dân. Nếu như ngày xưa “trung quân vương và
hiếu phụ mẫu” (trung thành với vua, hiếu thảo với cha mẹ), địi hỏi những gì thì
ngày nay nội dung trung với nước, hiếu với dân cũng đòi hỏi như vậy; thậm chí
cịn cao hơn nữa.
Bởi thế, nếu đã trung với nước, hiếu với dân thì suốt đời phải tận tụy, quên
mình phục vụ nước nhà, phục vụ nhân dân. Đây là cái đức lớn nhất, cái gốc của
nhân cách Cụ Hồ, là điều mà đồng bào ta và nhân dân thế giới ngợi ca.
Quên mình vì nước, vì dân đã hiếm; mà tận tụy quên mình suốt đời phục vụ
thì vơ cùng hiếm hoi, chỉ có bậc thánh nhân và tơng đồ của dân mới làm được trọn
vẹn.
Học trị, vừa là bạn chiến đấu của Cụ – Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết:
“Cụ Hồ khơng có cái gì riêng; cái gì của nước, của dân là của Người; quyền lợi tối


cao của nước, lợi ích hàng ngày của dân là sự lo lắng hàng ngày của Người; gia
đình của Người là đại gia đình Việt Nam”.
3. Kiên trì, bất khuất
Có lẽ đoạn văn sau đây của nhà báo La-cót-tơ là tiêu biểu cho công luận quốc
tế nhận xét một cách khách quan rằng:
“Trong ngót nửa thế kỷ, ơng Hồ Chí Minh lãnh đạo một cuộc chiến đấu chưa
từng có, về biến chuyển của chiến thuật và tình huống, về tính đa dạng của cách xử
trí, về những hy sinh phải chấp nhận, về sức mạnh yếu khác nhau một trời một vực
ở mặt vũ khí.

Bị tịa án thực dân xử tử hình, mươi lần thốt khỏi lưu đày và máy chém, khi
thì mặc áo vàng nhà sư Thái Lan, khi thì mặc quân phục đệ bát lộ quân Trung
Quốc. Và giành được chính quyền rồi, ơng Hồ phải liên tiếp đương đầu với hai đế
quốc phương Tây.
Thời nay có nhà cách mạng nào đủ gan lớn mật đầy để chống đối trật tự của
các liệt cường với một quyết tâm bền bỉ đến thế? Ông Hồ đã hồi sinh một dân tộc,
tái tạo một quốc gia, lãnh đạo hai cuộc chiến tranh, về cơ bản là chiến tranh của
những người bị áp bức.
Cuộc chiến đấu của ông chống Mỹ tỏ rõ các giới hạn của sức mạnh kỹ thuật
khi đương đầu với con người”.
Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất khuất - Cụ Hồ là như vậy.
Điều đáng chú ý là phẩm chất, nhân cách đó của Cụ Hồ cũng là nhân cách,
phẩm chất của các môn đệ của Cụ, và cũng là phẩm chất, nhân cách của đại đa số
nhân dân Việt Nam.
4- Khiêm tốn, giản dị
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Cụ Hồ rất sôi nổi, long trời, lở đất đến
như vậy, tiếng thơm lan khắp năm châu bốn bể, trong Đảng và Chính phủ (Nhà
nước và đoàn thể) Việt Nam; Cụ Hồ là người lãnh đạo tối cao được kính mến như
vậy; nhưng đời sống của Cụ rất bình thường, vơ cùng giản dị, khiêm tốn. Tính giản
dị, khiêm tốn của Cụ được ca tụng hết lời, cũng như đức quên mình vì mọi người.
Chủ tịch An-len-dơ của Chilê nhận xét: “Không bao giờ chúng ta thấy sự giản
dị và sự vĩ đại đi liền với nhau như vậy”.
Cả Việt Nam, toàn thế giới đều biết đến bộ quần áo kaki sờn, đơi dép cao su
mịn, ngôi nhà sàn gỗ đơn sơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chẳng phải từ những ngày đầu đào tạo cán bộ cách mạng (1925), Cụ Hồ với
danh xưng là đồng chí Vương đã khun cán bộ phải “ít lịng ham muốn vật chất”,
“không háo danh kiêu ngạo”. Và Cụ đã sống như những gì Cụ dạy cán bộ. Tính
khiêm tốn, giản dị còn thể hiện rõ trong Di chúc năm 1969: “Sau khi tôi qua đời,
chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân. Tơi u
cầu thi hài tơi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”... Tro xương thì tìm một quả đồi



mà chơn. Gần Tam Đảo và Ba Vì... Trên mộ nên xây một cái nhà giản đơn, rộng
rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi”
5- Hài hịa, kết hợp
Đó là tính hài hịa, sự nhất quán trong suy nghĩ và việc làm, giữa những cái
khác nhau, giữa những cái thường bị xem là trái nhau.
Một học trị của Cụ là Lê Duẩn có viết đại ý: Ở Cụ Hồ, tinh hoa của dân tộc
kết hợp với Chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao của tư tưởng loài người ở thời đại
mới.
Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
nhưng không tách rời tinh hoa của dân tộc. Bởi ở đó là nơi kết hợp hài hịa giữa
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Và Cụ Hồ là người Lêninnít đóng
góp lớn nhất, nhiều nhất, hài hòa nhất vào kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin.
Bên cạnh các tư tưởng lớn và những phẩm chất có tính tư tưởng cao, người ta
còn chú ý ở Cụ Hồ sự kết hợp hài hòa của những điều dường như ở mức thấp hơn
mà cũng thường gặp hơn trong đời sống hằng ngày.
6- Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý
Như phần lớn các nhà hiền triết cổ kim, đông tây, thương người là một trong
những đức lớn của Cụ Hồ - được thể hiện qua từng lời nói, từng việc làm của Cụ
suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi.
Trong tiềm thức của Cụ Hồ – thương người đồng nghĩa với nhân ái. Vậy nhân
ái của Cụ Hồ khác gì với nhân ái của Khổng Mặc, hay chỉ là một mà thôi? Đương
nhiên là khác không nhỏ. Nguyễn Tất Thành – Anh Ba bồi bếp rồi thủy thủ con tàu
bn ấy có một tâm hồn nhạy cảm, xót xa từng thân phận của những người cùng
khổ mới có những nét bút làm xúc động lương tâm con người đến thế khi anh mơ
tả một cuộc hành hình theo kiểu Lunch ở đất Mỹ.
Lòng thương người của Nguyễn Ái Quốc đồng nghĩa với tình thương dành
cho các dân tộc bị xích xiềng thực dân. Tình thương của Người không chỉ là cảm
thông mà là chỉ dẫn cho người lao động và các dân tộc bị áp bức biết tự mình cởi

ách nơ lệ, chớ khơng phải mịn móng ngựa, bánh xe để du thuyết cho vương hầu.
Đi tìm và khai phá con đường cách mạng, Nguyễn Ái Quốc luôn đặt vấn đề tự
do song song với hạnh phúc của dân tộc. Có người Mỹ nói: Cụ Hồ vừa là
Oasinhtơn, vừa là Lin-con. Đúng mà chưa đủ vì Cụ Hồ còn đi xa hơn nữa với tấm
lòng nhân ái thiết thực.
Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa non trẻ phải trải qua nạn đói khủng khiếp do Pháp – Nhật gây ra.
Trong tình cảnh vơ cùng khó khăn ấy, Cụ Hồ chủ trương phát động nhân dân tăng
gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Bản thân Người gương mẫu mỗi tháng nhịn ăn
ba bữa để góp gạo cứu đói, và Cụ Hồ đã đổ lon gạo dành dụm của mình vào hũ gạo
tiết kiệm của mn dân như mọi người dân bình dị.


7- u thiên nhiên, hịa hợp với thiên nhiên
Khơng chỉ có tâm hồn cách mạng, thi nhân, thương yêu con người, Cụ Hồ còn
yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên của Cụ Hồ khác xa
tình yêu thiên nhiên của Lão Trang, bởi Cụ Hồ yêu thiên nhiên đâu phải để tiêu
dao, xa trần tục, thế sự.
Tình yêu ấy gắn liền với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, giải phóng con
người. Cụ tìm thấy trong thiên nhiên một nguồn cổ vũ, chia sẻ buồn vui. Ở thiên
nhiên, Cụ Hồ tìm thấy một sự quân bình trong tâm hồn sau, hoặc trong những giờ
phút căng thẳng. Với Cụ Hồ, thiên nhiên như bạn tâm tình; thiên nhiên được nhân
hóa, thiên nhiên như người bạn tri ân, bạn chiến đấu.
Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về
nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh,
nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt
hơn.
 Yếu tố thời đại – xã hội
Sống trong hồn cảnh đất nước chìm dưới ách đơ hộ của thực dân Pháp, thời
niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của

đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí
đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
Thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
các nước quyết tâm đứng lên đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc, từ đó
phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Sự kiện này tác động mạnh mẽ đến tư
tưởng, nhận thức của người Việt Nam yêu nước. Dân tộc ta quyết không làm nô lệ
cho thực dân Pháp, mà phải đấu tranh giành lại nền độc lập cho dân tộc, mang lại
tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Thứ hai, chủ nghĩa Mác – Lênin và sự ra đời Đảng Cộng sản trên thế giới
Trên thế giới, chủ nghĩa Mác – Lênin phát triển và được hiện thực hóa bằng
phong trào vô sản với sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới như: BaLan,
Tiệp Khắc, Liên Xô, … Các Đảng Cộng sản có khả năng tập hợp, đồn kết, lãnh
đạo, giai cấp công nhân và dân tộc làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á
Thứ tư, tình hình trong nước
Một đất nước chỉ trong vòng 2.000 năm – hai thiên niên kỷ đã phải hàng chục
lần tiến hành kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta gấp bội; muốn
tồn tại không thể trông cậy vào số kiếp, mà phải dựa vào chất con người chiến đấu,


lâu ngày thành nếp tư tưởng, quý trọng bậc nhất đạo đức, nhân cách, tính kiên trì
bất khuất, đức qn mình vì nước, vì dân trong người Hồ Chí Minh.
3.2. Yếu tố tích cực
Vai trị về mặt chính trị: Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin
vào trong nước. Nguyễn Ái Quốc đã phác thảo những vấn đề cơ bản về đường lối
cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong những bài
giảng của Người cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên tại Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 1927, những bài giảng của người trong
các lớp huấn luyện được in thành sách lấy tên là Đường Kách mệnh. Tác phẩm chỉ
ra vấn đề then chốt có tác dụng lớn khơng chỉ đối với Việt Nam, mà cịn đối với

cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa Phương Đơng.
Những vấn đề đó là: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chủ yếu là cơng
nơng, vì vậy phải tổ chức quần chúng lại; cách mạng muốn thành cơng phải có một
Đảng Cộng sản lãnh đạo; phải có đường lối và phương pháp cách mạng đúng; cách
mạng giải phóng dân tộc phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản thế giới…
Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân,
làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội.
Đồng thời, Người đã vạch trần bản chất xấu xa, tội ác của thực dân Pháp đối với
nhân dân thuộc địa, nhân dân Việt Nam.
Về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra
đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện, đào
tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc)
để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. Năm 1925, Nguyễn
Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp
đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã
giúp cho những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ
tiếp thu tư tưởng cách mạng của Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công
của Người trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời.
3.3. Ảnh hưởng tiêu cực


Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 101930, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, cử ra
Ban chấp hành Trung ương chính thức, đồng chí Trần Phú được cử làm Tổng bí
thư. Hội nghị đã thơng qua “Luận cương chính trị”.
Nối tiếp và kế thừa những định hướng lớn được vạch rõ từ Chính cương vắn
tắt và Sách lược vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, “Luận cương chính
trị” tháng 10-1930 đã xác định những vấn đề rất cơ bản trong đường lối chiến lược
của Đảng ta.
Tư tưởng lớn bao trùm của Luận cương chính trị tháng 10-1930 vẫn là quán

triệt định hướng gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Song bên cạnh đó,
Luận Cương này vẫn cịn những hạn chế như chưa chỉ ra được mâu thuẫn chủ yếu
trong xã hội thuộc địa, chưa xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ
hàng đầu. Trong khi nhấn mạnh vai trị của cơng nơng, chưa chú ý đúng mức đến
vai trị, vị trí và khả năng cách mạng của các giai cấp và tầng lớp khác. Nói một
cách cụ thể là đã nhấn mạnh một chiều đến đấu tranh giai cấp, chưa quan tâm thích
đáng đến vấn đề dân tộc. Khơi dậy tinh thần yêu nước vốn là truyền thống lâu đời
của dân tộc ta; sách lược và phương pháp cách mạng chừng nào đã còn thiếu linh
hoạt, mềm dẻo. Những mặt tiêu cực, hạn chế nói trên, sau đó ít lâu, đã được các
hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp theo khắc phục.



×