Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

THIẾT kế CHƯƠNG TRÌNH môn TIN học THPT THEO TIẾP cận NĂNG lực đầu RA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.29 KB, 12 trang )

THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH MƠN TIN HỌC THPT
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ĐẦU RA
Phạm Kim Chung, Tôn Quang Cường
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

1. Đặt vấn đề
Chương trình và SGK hiện hành mơn Tin học theo Nghị quyết số
40/2000/QH10 đã được triển khai trong toàn quốc từ 2002 đến nay có nhiều ưu
điểm, nhưng trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học - cơng nghệ và
khoa học giáo dục; trước những đòi hỏi hội nhập quốc tế, CT và SGK hiện
hành khó đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới.
Kết quả tổng kết đánh giá CT, SGK hiện hành so với yêu cầu của Nghị
quyết số 40/2000/QH10 và yêu cầu mới của Nghị quyết số 29-NQ/TW nhằm rút
được những ưu điểm và hạn chế, bất cập của CT, SGK hiện hành; từ đó xác
định những gì cần kế thừa, những gì cần phát triển, bổ sung, đổi mới. Những
nhược điểm của chương trình hiện hành là mới chú trọng việc truyền đạt kiến
thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng
lực của học sinh; chưa coi trọng hướng nghiệp, quan điểm tích hợp và phân hố
chưa được qn triệt đầy đủ. Vì vậy cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây
dựng và quản lý phát triển CT; biên soạn và sử dụng SGK, tài liệu giáo dục…
nhằm tiếp thu, học tập một cách sáng tạo kinh nghiệm của nước ngoài đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế.
2. Sơ lược đánh giá hiện trạng dạy học Tin học ở THPT

Môn học Tin học đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức đưa vào
chương trình phân ban cho khối THPT, bắt đầu từ năm học tới (2006-2007) việc
triển khai môn học này sẽ trở thành bắt buộc trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời
Bộ cũng đã thiết lập khung chương trình mơn Tin học là môn học tự chọn cho
các cấp Tiểu học, Tin học là môn học tự chọn (bắt buộc) ở Trung học cơ sở.
Có thể coi Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông (2015) là một bản
“tổng phổ”, kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình


1


đã được ban hành trước đây, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức dạy
học ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước. Môn Tin học ở
trường phổ thông nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về cơng
nghệ thơng tin và vai trị của nó trong xã hội hiện đại, phương pháp giải quyết
vấn đề theo quy trình cơng nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập
và cuộc sống.
Về quan điểm xây dựng chương trình là cần phải trang bị cho học sinh
những kiến thức và kĩ năng cơ bản để chương trình môn học không bị nhanh lạc
hậu. Tránh cả hai khuynh hướng khi xác định nội dung: hoặc chỉ thiên về lí
thuyết mang tính hệ thống chặt chẽ hoặc chỉ thuần tuý chú ý tới việc hình thành
và phát triển kĩ năng sử dụng. Xuất phát từ điều kiện thực tế của từng địa
phương và đặc trưng của môn học mà tiến hành tổ chức dạy học một cách linh
hoạt với những hình thức đa dạng để đảm bảo được yêu cầu chung của mơn học
và nâng cao nếu có điều kiện. Chương trình phải có tính “mở : có phần bắt buộc
và phần tự chọn nhằm linh hoạt khi triển khai và dễ dàng cập nhật với thực tế
phát triển của ngành Tin học.
Bảng 1. Bảng mạch nội dung môn Tin học ở các cấp học [2, tr.7]
Tiểu học

Nội dung
3
Một số khái niệm cơ bản
của tin học
Hệ điều hành
Soạn thảo văn bản
Bảng tính
Đồ hoạ

Phần mềm trình chiếu
Đa phương tiện
Thuật tốn
Lập trình
Cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị
cơ sở dữ liệu
Mạng máy tính và Internet
Tin học và xã hội

4

Trung học cơ sở
5

TC
TC

TC

TC

TC

TC

TC

6

7


8

9

Trung học phổ
thông
10
11
12

TC

BB

TC
TC

BB
BB
TC
BB
TC
TC
TC
TC

BB

TC


BB
TC
TC

Ghi chú: TC: nội dung tự chọn, BB: nội dung bắt buộc
2

BB
BB
BB

BB
BB


Tuy nhiên, có thể chỉ ra được nhược điểm của chương trình hiện hành là
mới chú trọng việc truyền đạt kiến thức, kĩ năng theo từng cấp học, chưa có tính
có tính phát triển theo các cấp học. Việc đặt nội dung tự chọn theo từng cấp
khiến các nội dung bị trùng lặp đối với học sinh đã chọn các nội dung đó ở cấp
dưới, vì vậy chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và
năng lực của học sinh.
Ở cấp THPT, các nội dung đều là bắt buộc và có thể coi là hướng đến
năng lực chung như các nội dung dạy học về như hệ điều hành (Windows), soạn
thảo văn bản (Word), bảng tính (Excel). Tuy nhiên năng lực lập trình thì chỉ các
học sinh muốn dự thi học sinh giỏi môn Tin học hoặc học sinh có hướng học
tiếp ở đại học khối kỹ thuật mới cần học về lập trình (thường là ngơn ngữ lập
trình Pascal trong khi thi học sinh giỏi Tin học Quốc gia và Quốc tế lại chủ yếu
dùng ngơn ngữ lập trình C/C++).
Như vậy, cần phải có sự cân nhắc, điều chỉnh để phù hợp với việc phân

nhánh theo định hướng nghề nghiệp: học sinh theo hướng ngành Khoa học xã
hội (KHXH) không cần thiết phải học về lập trình và cơ sở dữ liệu (CSDL), hệ
quản trị CSDL; trong khi các học sinh có hướng về ngành Khoa học tự nhiên
(KHTN) lại học quá nhiều về Windows, Word, Excel trong khi kiến thức mà các
em sẽ sử dụng trong tương lai nhiều lại là C/C++. Vì vậy, chương trình hiện
hành chưa coi trọng hướng nghiệp, quan điểm tích hợp và phân hố chưa được
qn triệt đầy đủ.
Từ khi có chương trình mơn Tin học, đã có khá nhiều tỉnh, thành phố đã
và đang triển khai các chương trình này. Tuy nhiên trên thực tế các nhà trường
và giáo viên vẫn đang rất lúng túng trong việc triển khai giảng dạy mơn học này.
Các khó khăn phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau: không có hoặc
khơng đủ phịng thực hành, giáo viên giảng chay khơng có máy tính trình diễn,
bất cập trong chương trình sách giáo khoa với thực tế, cấu hình máy tính q
thấp, chưa có kinh nghiệm trong việc giảng dạy mơn học này... Đồng thời, môn
Tin học được coi là môn "phụ", khi chủ trương đưa Tin học trở thành môn
3


chính, hầu hết các trường THPT đều thiếu GV! Các trường "chữa cháy" bằng
cách chuyển GV các môn khác như Tốn, Lý, Hóa,... sang dạy "kiêm nhiệm"
Tin học hoặc tuyển các cử nhân Tin học của các trường ngoài Sư phạm tham gia
giảng dạy. Điều này dẫn đến tình trạng chung là chuyên môn và nghiệp vụ Sư
phạm không đi liền nhau. Làm thế nào để giải quyết thực trạng này là một câu
hỏi khó! Bên cạnh đó, việc tất cả các ban học chung một giáo trình Tin học là
điều bất cập cần giải quyết hiện nay.
Tin học là môn học mới mẻ đối với Việt Nam và mới được đưa vào nhà
trường thành mơn học chính thức và phổ cập đại trà (thời điểm 2005). Máy tính
mặc dù đối với xã hội phát triển nhanh chóng nên Tin học phải một mơn học
“đặc biệt” theo nghĩa nó phải được giảng dạy một cách “linh hoạt”, Giáo viên
dạy môn Tin học cần cập nhật kiến thức thường xuyên, không thể ngồi yên và

bằng lòng với kiến thức chỉ ghi trong sách giáo khoa. Ngoài ra, CNTT giúp cho
giáo viên không những nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ
thơng mà cịn là cơng cụ, phương tiện và thiết bị để làm một cuộc “Cách
mạng” trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Do vậy môn Tin học đã được
Bộ GD&ĐT đưa vào chương trình học phổ thơng trong những năm gần đây và
ngày càng có vai trị nhất định trong cơng cuộc “Đổi mới phương pháp dạy học
và nâng cao chất lượng giáo dục”.
3. Tiếp cận mới trong xây dựng, phát triển chương trình nhà trường
Các xu thế quốc tế trong việc xây dựng chương trình cho cả giáo viên và
học sinh nâng cao kiến thức và kỹ năng của họ trong lĩnh vực CNTT theo bốn
lĩnh vực gắn liền với bốn giai đoạn của việc dạy và học:
• Phổ biến cơng nghệ thơng tin (ICT Literacy)
Kĩ năng CNTT được dạy và học như là một mơn học riêng biệt. Chương
trình này bao gồm việc sử dụng CNTT trong cuộc sống hàng ngày. Nội dung
bao gồm các khái niệm cơ bản của CNTT, sử dụng máy tính và quản lý các tập
tin, xử lý văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, tạo ra các bài thuyết trình, tìm kiếm

4


thơng tin và giao tiếp với máy tính, các vấn đề xã hội và đạo đức, và việc sử
dụng CNTT.
• Ứng dụng CNTT trong các môn học (Application of ICT in
Subject Areas)
Các kỹ năng CNTT hỗ trợ các môn học, các đối tượng riêng biệt. Chương
trình giảng dạy bao gồm các ứng dụng của các công cụ công nghệ thông tin để
làm việc trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể như ngơn ngữ, khoa học tự nhiên,
tốn học, khoa học xã hội và nghệ thuật, mơ hình hóa và mơ phỏng, thống kê,
đồ họa, thiết kế bảng tính, và thiết kế cơ sở dữ liệu.
• Tích hợp CNTT trong chương trình giảng dạy (Infusing ICT

across the Curriculum)
CNTT được tích hợp hoặc ở tất cả các mơn của chương trình. Việc sử
dụng CNTT ở các môn học để làm việc trên các dự án thực tế và giải quyết các
vấn đề thực tế. Tích hợp theo chủ đề, chẳng hạn như tốn học, khoa học và nghệ
thuật…


Chun sâu, nâng cao về CNTT (ICT Specialization)

CNTT dạy và học như là một đối tượng ứng dụng hoặc để định hướng
nghề nghiệp. Nội dung này của chương trình giảng dạy được thiết kế cho những
học sinh có kế hoạch để đi vào các ngành nghề CNTT, kỹ thuật, kinh doanh,
hoặc cho những sinh viên có định hướng học tập, nghiên cứu ở đại học theo các
khối ngành KHTN và kĩ thuật. Nội dung bao gồm việc sử dụng các công cụ tiên
tiến và kỹ thuật cho các chuyên gia CNTT: lập trình cơ bản và nâng cao, quy
hoạch hệ thống thông tin, thiết kế hệ thống điều khiển và quản lý dự án v.v.
Trong một số chương trình giáo dục ICT của các nước tiên tiến trên thế
giới như Mỹ, Anh, Đức, Ba lan … có thể khái quát như sau (xem sơ đồ 1):
+ Ở cấp Tiểu học, yếu tố ICT được lồng ghép trong dạy học các môn như
môn khoa học và ít thành mơn riêng biệt trong các chương trình đào tạo hiện có,
học sinh có thể sử dụng cơng nghệ thơng tin và tìm kiếm thơng tin trong các
nguồn khác nhau, bước đầu khai khác trên mạng Internet.
5


+ Ở cấp Trung học cơ sở, học sinh bước đầu nghiên cứu các mơn như Vật
lý, Hóa học, Sinh học và được tích hợp theo các chủ đề như sinh thái, sức khỏe,
giới truyền thơng và văn hóa…đồng thời mơn học như khoa học máy tính đã
được đưa vào chương trình giáo dục, các nội dung như là Vi tính trong đời sống
con người, làm việc với máy tính; Phần mềm tiện ích (đồ họa, soạn thảo văn

bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu); Các nguồn đa phương tiện thơng tin, Các thuật
tốn; Mơ phỏng và mơ hình hóa (khơng bao gồm các nội dung hình thành năng
lực đo lường và điều khiển tự động dựa vào việc sử dụng các cảm biến và phần
mềm đặc biệt để thu thập và đánh giá các dữ liệu thực nghiệm).
+ Ở cấp Trung học phổ thông, đặc điểm chung của các chương trình
giảng dạy được thêm vào việc sử dụng các phương pháp cơng nghệ thơng tin để
mơ hình hóa và phân tích kết quả thực nghiệm, sử dụng các phần mềm chuyên
dụng và các ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực chuyên biệt.
THCS

TH
(primary)
Lồng ghép
Làm quen
ICT

sử dụng
phần mềm
Tìm kiếm
thơng tin

THPT

(secondary)
(upper secondary)
Văn hóa
)
Học các mơn học
Ứng dụng vào
Học các mơn học

cuộc sống
Phổ biến các
Tích hợp với các
Định hướng
ứng dụng
mơn KH
nghề nghiệp

Năng
lực
CNTT
ICT trong đời sống
Sử dụng PM văn
phòng, đồ họa.

Phổ biến CNTT
(ICT Literacy)

Các ứng dụng
chun sâu
Thuật tốn
Mơ phỏng& mơ
hình hóa

Ứng dụng CNTT

Mơ phỏng& mơ
hình hóa phân tích
thực nghiệm


Chun sâu

Application&Infusing (ICT Specialization)

Sơ đồ 1. Sự hình thành và phát triển năng lực ICT cho học sinh trong chương
trình giáo dục mơn Tin học ở một số nước tiên tiến

6


3. Xây dựng hệ thống năng lực đầu ra

Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng, định hướng xây dựng
chương trình mơn Tin học trong đó năng lực cơng nghệ thơng tin và truyền
thơng (ICT) được hình thành và phát triển thơng qua tích hợp, ứng dụng ở tất cả
các mơn học, trong đó mơn Tin học là mơn cốt lõi, quan điểm này khá phù hợp
với định hướng của các chương trình giáo dục phổ thơng một số nước.
Cụ thể, dự thảo chương trình cũng đặt ra yêu cầu mơn Tin học hình thành
và phát triển các năng lực, chúng tơi rất tán thành những u cầu này:
• Sử dụng, quản lý các công cụ của CNTT, khai thác các ứng dụng
thơng dụng của CNTT;
• Nhận biết và ứng xử trong sử dụng CNTT phù hợp với chuẩn mực
đạo đức, văn hóa;
• Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của
các công cụ CNTT kết hợp tư duy về tự động hóa và điều khiển;
• Khai thác các ứng dụng, các dịch vụ của công nghệ kỹ thuật số của
môi trường CNTT để học tập có hiệu quả ở các lĩnh vực khác nhau;
• Sử dụng các cơng cụ và mơi trường CNTT để chia sẻ thông tin,
hợp tác với mọi người.
Tuy nhiên, việc xác định các chuẩn đầu ra môn Tin học theo các giai đoạn

giáo dục cơ bản, ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp ở chương trình
dự thảo cịn hạn chế trong việc xác định các nội dung, mục tiêu dạy học…một
số chuẩn còn quá cao hoặc chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh, trong giai đoạn
định hướng nghề phiệp (cấp THPT) còn chưa phân hóa được theo đối tượng và
nghề nghiệp mà học sinh muốn tạo dựng trong tương lai.
Quan điểm của chúng tôi là cần xây dựng chương trình mơn tin học ở bậc
THPT cần có Cấu trúc mở, nhiều đầu ra, phù hợp phân hóa đối tượng; Tiếp cận
đầu ra, tiếp cận năng lực; Nội dung dễ lồng ghép, tích hợp, gắn thực tiễn.

7


+ Ở cấp tiểu học, giai đoạn phổ biến CNTT, học sinh học sử dụng các
phần mềm để hỗ trợ cho việc học tập, tìm kiếm thơng tin và sử dụng Internet,
biết các nguyên tắc giữ gìn sức khỏe khi sử dụng thiết bị CNTT.
+ Ở cấp trung học cơ sở (giai đoạn ứng dụng CNTT và tích hợp với các
môn học), học sinh được sử dụng, khai thác các phần mềm phục vụ học tập và
tổ chức, quản lý dữ liệu số hóa và tra cứu, tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn thông
tin và phát triển tư duy tự động hóa.
+ Ở cấp THPT (giai đoạn Chuyên sâu CNTT), môn Tin học tiếp tục phát
triển năng lực ứng dụng CNTT trong học tập và đời sống, phát triển năng lực cá
nhân theo định hướng nghề nghiệp, sở thích, hứng thú của học sinh. Nội dung
các chủ đề tương ứng với hai mạch kiến thức ứng dụng CNTT trong KHXH và
KHTN; các chủ đề chuyên sâu hơn về khoa học máy tính có thể dành cho các
đối tượng đặc biệt như học sinh giỏi, học sinh chuyên Tin.
Trên cơ sở quan điểm định hướng trên, dựa theo các nhóm năng lực
CNTT cần hình thành ở học sinh có thể xây dựng chuẩn đầu ra môn Tin học ở
cấp THPT theo các khối lớp (Xem bảng 2).
Bảng 2. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)


Năng lực

Lớp 10

CNTT
Năng lực sử Sử

dụng

Lớp 11

Lớp 12

đúng Sử dụng đúng nguyên Sử dụng đúng nguyên

dụng, quản lý nguyên tắc của các tắc của các thiết bị và tắc của các thiết bị và
các công cụ của thiết bị và phần phần mềm ICT hỗ trợ phần
ICT, khai thác mềm

ICT

thông học tập.

các ứng dụng dụng.

mềm

ICT

chuyên dụng.


Tổ chức lưu trữ, quản Tổ chức và lưu trữ dữ

thông dụng của Tổ chức và lưu trữ lý dữ liệu đảm bảo an liệu dưới các dạng
ICT

dữ liệu đảm bảo an ninh và bảo mật

thức khác nhau một

tồn

cách an tồn và bảo



dễ

tìm

Năng lực nhận

kiếm.
mật.
Nhận biết được các Khai thác và sử dụng Tôn trọng và bảo vệ

biết và ứng xử

hành vi vi phạm ICT đảm bảo quyền sở quyền an tồn thơng
8



trong sử dụng

chuẩn mực đạo đức, hữu trí tuệ và tránh tin của người khác

ICT phù hợp

văn hóa và luật các tác động tiêu cực Sử dụng được các

với chuẩn mực

pháp Việt Nam và tới bản thân và cộng chiến lược để bảo vệ

đạo đức, luật

luật bản quyền quốc đồng.

thông tin của cá nhân

pháp, văn hóa

tế.

và cộng đồng;

Việt Nam và

Biết bảo vệ thông


Sử dụng các ứng dụng

Quốc tế

tin



ICT một cách tự tin,

quyền sở hữu trí

có trách nhiệm và

tuệ.

sáng tạo.



nhân

Biết bảo vệ sức
khoẻ bản thân khi
sử dụng thiết bị
ICT.
Năng lực phát Lựa chọn, xác định Lựa chọn, xác định Lựa chọn, xác định
hiện




giải được độ tin cậy, được độ tin cậy, thông được độ tin cậy, thông

quyết vấn đề thông tin; sử dụng tin; sử dụng được kỹ tin; sử dụng được kỹ
một cách sáng được kỹ thuật tìm thuật nâng cao tìm thuật nâng cao tìm
tạo với sự hỗ kiếm thông tin.
trợ

của

kiếm thông tin.

kiếm thông tin.

các Sử dụng được công Sử dụng được công Sử dụng được công cụ

công cụ ICT cụ ICT để
kết hợp tư duy thông

tin,

xử lý cụ ICT chuyên dụng ICT để giải quyết vấn
hình để giải quyết vấn đề đề trong học tập.

về tự động hóa thành ý tưởng mới, trong học tập.
và điều khiển;

Biết cách tổ chức dữ

lập kế hoạch trong Biết cách tổ chức dữ liệu phức tạp và sử

học tập.

liệu cơ bản và sử dụng

phần

mềm

dụng phần mềm phù chuyên dụng để tạo
hợp để tạo được sản được sản phẩm giải
phẩm giải quyết vấn quyết vấn đề.
đề.
Năng lực khai Sử dụng được một Sử dụng được một số Sử dụng được một số
thác các ứng số loại phần mềm phần mềm học tập loại phần mềm trong
dụng, các dịch hỗ trợ học tập; sử chuyên dụng cho các lĩnh vực nghề nghiệp
vụ

của

công dụng

thành

thạo môn học
9

và lao động sản xuất;


nghệ kỹ thuật môi trường mạng sử dụng được môi sử dụng thành thạo

số

của

mơi máy tính trong tìm trường mạng máy tính mơi trường mạng máy

trường ICT để hiểu tri thức mới; để tìm kiếm, thu thập, tính trong tìm hiểu tri
học tập có hiệu biết lựa chọn, khai cập nhật và lưu trữ thức mới; biết lựa
quả ở các lĩnh thác các dịch vụ thông tin phù hợp với chọn, khai thác các
vực khác nhau;

đào tạo và kiểm tra mục tiêu học tập và dịch vụ đào tạo và
đánh giá hiện đại khai thác được các kiểm tra đánh giá hiện
trong môi trường số điều kiện hỗ trợ tự đại trong mơi trường

Năng

lực

hố.
học.
số hố.
sử Lựa chọn và sử Biết lựa chọn và sử Lựa chọn và sử dụng

dụng các công dụng các công cụ dụng các công cụ ICT các công cụ ICT một
cụ



môi ICT để chia sẻ, trao thông dụng để chia sẻ, cách hệ thống, hiệu


trường ICT để đổi thông tin, mở trao đổi thông tin và quả trong một số lĩnh
chia sẻ thông mang tri thức và tạo hợp tác một cách an vực lao động, sản
tin, hợp tác với sản phẩm hữu ích;
mọi người.

tồn;

xuất.

Nhận biết các rủi ro Hợp tác trong ứng Trao đổi thông tin, mở
có thể có trong giao dụng ICT để tạo ra mang tri thức và tạo
tiếp và hợp tác liên các sản phẩm phục vụ sản phẩm hữu ích.
quan đến sử dụng học tập và đời sống.
môi trường ICT

4. Đề xuất phương án chương trình mơn tin học cấp THPT

Căn cứ vào chuẩn đầu ra năng lực CNTT của học sinh theo các khối lớp,
chúng tôi đề xuất nội dung chương trình mơn tin học bậc THPT như sau (Xem
bảng 3).

Bảng 3. Đề xuất phương án chương trình mơn tin học cấp THPT
Nội dung
Phổ biến CNTT (ICT Literacy)
Al. Khái niệm cơ bản
A2. Sử dụng máy tính, hệ ĐH và quản lí File
A3. Soạn thảo văn bản
A4. Làm việc với bảng tính
A5. Làm việc với cơ sở dữ liệu


Lớp 10
BB
BB
BB
BB
TC

10

Lớp 11

Lớp 12


A6. Soạn tài liệu và bài thuyết trình
A7. Thơng tin và Truyền thông
A8. Nghề nghiệp và CNTT
Ứng dụng CNTT trong môn học (Application

BB
BB
TC

of ICT in Subject Areas)
B1. Ứng dụng CNTT trong học ngoại ngữ
B2. Ứng dụng CNTT trong học KHTN (*)
B3.Ứng dụng CNTT trong học Toán
B4. Ứng dụng CNTT trong học KHXH (+)
B5. Ứng dụng CNTT trong nghệ thuật

Tích hợp CNTT trong chương trình (Infusing

BB
TC
BB
TC
TC

ICT across the Curriculum)
C1. Khai thác thông tin trên Internet
C2. Mạng xã hội và các vấn đề đạo đức
C3. Đa phương tiện
C4. Mạng máy tính
Chuyên sâu, nâng cao về CNTT (ICT

TC
TC
TC
TC

Specialization)
TC
D1. Lập trình cơ bản (C/C++/ Pascal) (*)
TC
D2. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (*)
TC
D3. Lập trình nâng cao(C/C++/ Pascal) (*)
TC
D4. Thiết kế bảng tính (+)
TC

D5. Thiết kế CSDL (+)
Ghi chú: Các môn (*) dành cho học sinh có hướng chuyên sâu CNTT và KHTN, (+) dành
cho học sinh có hướng KHXH.

5. Kết luận, khuyến nghị

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và quản lý phát
triển CT; biên soạn và sử dụng SGK, tài liệu giáo dục… nhằm tiếp thu, học tập
một cách sáng tạo kinh nghiệm của nước ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế và đánh giá CT, SGK hiện hành so với yêu cầu của Nghị quyết số
40/2000/QH10 và yêu cầu mới của Nghị quyết số 29-NQ/TW rút được những
ưu điểm và hạn chế, bất cập của CT, SGK hiện hành; chúng tơi đề xuất chương
trình môn tin học cấp THPT theo các giai đoạn Phổ biến CNTT (ICT Literacy);
Ứng dụng CNTT trong các môn học (Application of ICT in Subject Areas), Tích
hợp CNTT trong chương trình giảng dạy (Infusing ICT across the Curriculum)
và Chuyên sâu CNTT (ICT Specialization), xây dựng chuẩn đầu ra cho môn học
Tin học và chuẩn cho các khối lớp, từ đó xác định được các nội dung dạy môn
tin học ở các khối lớp với quan điểm chương trình có cấu trúc mở, theo tiếp cận
11


nhiều đầu ra, phù hợp phân hóa năng lực và nhu cầu đối tượng, thuận tiện lồng
ghép, tích hợp và gắn với thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ GD-ĐT (2015). Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể (dự thảo)
[2]. Bộ GD-ĐT (2006). Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tin học. NXBGD, HN
[3]. UNESCO (2002). Information and communication technology in education, A
curiculum for schools and programe of teacher development. Printed in France.
[4]. Chuẩn công nghệ ISTE dành cho học sinh
/>[5]. New Vision for Education Unlocking the Potential of Technology. World Economic

Forum. Prepared in collaboration with The Boston Consulting Group, 2015

12



×