Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI TIÊU DÙNG HÀNG NGOẠI của SINH VIÊN tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.13 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG HÀNG NGOẠI
CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giáo viên hướng dẫn: Giảng viên Nguyễn Thị Xn
                   

1.Tính cấp thiết của vấn đề
Q trình tồn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ cao và các quốc gia trên thế giới đều
không muốn tự cô lập mình với nền kinh  tế  thế giới. Vì vậy, các quốc gia ngày nay đều cố gắng
mở cửa để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khi các quốc gia mở cửa và hội nhập
với thị trường quốc tế, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh gay gắt hơn. Lý do là có nhiều


hàng hóa được nhập khẩu nước ngồi cùng tham gia thị trường do khơng có sự can thiệp của
hàng rào thuế quan. Cùng với đó, người tiêu dùng cũng có nhiều sự lựa chọn mua hàng hơn thay
vì chỉ mua hàng trong nước như trước kia, thậm chí, chuộng hàng ngoại đã trở thành xu hướng
khơng cịn xa lạ đối với người Việt trong vài năm trở lại đây. Dân số Việt Nam nay hơn 90 triệu
người, 20% trong số đó có thu nhập cao và khá cao, chiếm 80% lượng chi tiêu. Cùng với đó, cơ
cấu dân số trẻ, dễ dàng tiếp thu những điều mới lạ đã trở thành một trong những lý do khiến số
người thích và sẵn sàng chi tiền cho hàng nhập khẩu ngày càng tăng. Một bộ phận người Việt chỉ
thích dùng những hàng hóa có thương hiệu nước ngồi với giá hàng trăm đến hàng nghìn đơ la.
Theo kết quả khảo sát về hàng Việt Nam chất lượng cao 2017 cho thấy sản phẩm trong nước dù
còn chiếm ưu thế trên thị trường với tỷ lệ người tiêu dùng yêu thích chiếm 51% và thường xuyên
mua dùng chiếm đến 60%. Tuy nhiên, khảo sát 2018 cho thấy tỷ lệ này đã giảm mạnh, lần lượt
chỉ có 27% người tiêu dùng u thích và 32% chọn mua. Khơng chỉ các sản phẩm có giá trị cao
như hàng điện tử, thời trang, các mặt hàng tiêu dùng thương hiệu ngoại cũng nhận được nhiều sự
quan tâm. Ghi nhận từ thị trường, nhóm thực phẩm nhập khẩu cao cấp rất đa dạng, từ sản phẩm
thịt, cá, trái cây, đến gia vị, đồ hộp, bánh kẹo... Tại chuỗi siêu thị Annam Gourmet Market, hiện


có trên 12.000 loại sản phẩm thực phẩm nhập khẩu và nội địa. Trung bình cứ 10 người mua bánh
kẹo, thực phẩm đóng hộp và đồ uống khơng cồn thì khoảng 4 người lựa chọn sản phẩm nhập
khẩu theo như khảo sát được Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao tiến hành trên quy mơ tồn
quốc, thu thập hơn 16.000 ý kiến phản hồi. Cũng trong tiêu dùng, tháng 6-2018, khi dứa Việt
Nam rất ế ẩm cho dù có giá tại vườn chỉ là 1.000 - 3.000 đồng/quả, khiến người trồng thật lao
đao, thì dứa nhập từ Đài Loan lại có giá 150.000 - 200.000 đồng/kg và “cháy hàng”. Rồi còn việc
cứu lợn, cứu dưa hấu và rồi cứu vải...Tiếp theo đó là ưu thế phát triển mạnh mẽ của kênh phân
phối hiện đại ngoại xuất hiện ồ ạt trên thì trường Viêt: Người Thái có Mega Market (tên gọi cũ là
Metro Cash & Carry) với 19 siêu thị, B’smart có 75 cửa hàng tiện lợi, định hướng mở 3.000 cửa


hàng. Hay Big C có 32 siêu thị, Robinson với chuỗi siêu cũng thuộc doanh nghiệp Thái Lan là
Central Group, chưa kể tập đồn này cịn nắm 49% cổ phần hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn
Kim,…Nhật Bản có hệ thống đại siêu thị Aeon Mall, trung tâm thương mại Saigon Centre, hệ
thống cửa hàng tiện ích như Family Mart, mới nhất là hệ thống 7-Eleven. Hàn Quốc gắn liền với
tên tuổi của Lotte, Emart, mới đây nhất là SG25…Cùng với đó, hàng hóa nhập khẩu, trong đó có
thực phẩm tươi sống, đóng hộp cao cấp… cũng tràn vào thị trường Việt nhằm đáp ứng nhu cầu
đa dạng và đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao cảu người tiêu dùng. Mặt khác, cuộc khảo sát
năm 2018 của hãng nghiên cứu Nielsen cho thấy số lượng người Việt mê hàng hiệu đứng thứ 3
thế giới, chỉ sau Trung Quốc(74%), và Ấn Độ (59%). Cơng bố của Nielsen chỉ rõ, có tới 56%
người Việt sẵn sàng chi tiền mua hàng hiệu….Khảo sát từ hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng
cao năm 2018 cũng cho thấy, tỉ lệ người tiêu dùng Việt yêu thích và thường mua sản phẩm trong
nước đã giảm 18% (năm 2017) và 22% (năm 2018). Tỷ lệ người tiêu dùng u thích sản phẩm
ngoại nhập có xu hướng tăng là dấu hiệu đáng lo ngại đối với doanh nghiệp trong nước. Việt
Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng và hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp ngoại phát triển
đang khiến hàng ngoại dần lấn sân trên thị trường Việt Nam. Do đó, hàng sản xuất trong nước
đang phải cạnh tranh khốc liệt với hàng nhập khẩu ngay trên “sân nhà”.
Tuy nhiên, việc yêu chuộng hàng ngoại quá mức cũng dẫn đến một thực tế của tình
trạng  một lượng lớn hàng hóa vi phạm là hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất
lượng được sản xuất trong nước hoặc được đặt tại nước ngoài. Tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi

có nền kinh tế phát triển bậc nhất cả nước, ở những khu mua sắm lớn, thu hút khách du lịch như
chợ Bến Thành mới đây cơ quan chức năng đã phát hiện, tịch thu nhiều đồng hồ nhái thương hiệu
nổi tiếng thế giới. Trung tâm mua sắm Saigon Square (quận 1) cũng có quầy sạp kinh doanh hàng
nhái, giả mạo xuất xứ. Qua kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường TPHCM đã thu giữ nhiều sản


phẩm túi xách, ba lơ, bóp ví da…mang các nhãn hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Chanel,
Gucci, Prada, Hermes; Thắt lưng Montblanc (đồ da và giả da); Đồng hồ IWC, Montblanc Watch,
Rado, Valentino, Rolex, Cartier, Patek Philippe, Audemars Piguet; Giày thể thao Nike, Louis
Vuitton; Quần áo Burberry, Gucci, Louis Vuitton, Tommy Jeans, The North Face…có dấu hiệu
giả mạo thương hiệu nổi tiếng và một số hàng hóa chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên
quan đến hàng hóa. Tiếp đó, trong tháng 3, lực lượng QLTT kiểm tra đột xuất 20 quầy hàng tại
Trung tâm thương mại Sài Gòn Square (có địa chỉ tại số 77-89 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1 và
chợ Bến Thành, TP Hồ Chí Minh) phát hiện và tạm giữ 1.500 sản phẩm hàng hóa là túi xách, túi
đeo, ba lơ, ví (bóp), giầy, đồng hồ đeo tay, kính mắt, thắt lưng có dấu hiệu giả mạo nhãn mác của
các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Adidas, Gucci, Cartier, Rolex, Calvin Klein, Prada,
Montblanc…, với tổng trị giá hàng hóa khoảng 146 triệu đồng.
“Sính ngoại” đang là xu hướng tiêu cực, được thể hiện ở tất cả các khía cạnh từ nhận
thức, tư duy và hành động, có tốc độ lan truyền mạnh mẽ trong đời sống xã hội ở nước ta
hiện nay, không chỉ đối với những người thu nhập cao mà còn ở cả những người có thu nhập
thấp hơn, thậm chí ở sinh viên, đối tượng được cho là rất nhạy cảm về giá. Tâm lý sính hàng
ngoại, chỉ tin vào các mặt hàng giá đắt mới có chất lượng cao khiến cho người tiêu dùng tự
đưa mình vào thế phải mua đắt hơn giá trị thực của sản phẩm. Sự ham thích, lạm dụng thái
quá các sản phẩm vật chất, tinh thần ngoại nhập đã, đang và sẽ tiếp tục hình thành, cổ vũ cho
nhận thức, lối sống cho rằng “cái gì của ta cũng dở, cũng kém và cái gì ngoại nhập cũng hay,
cũng tốt hơn”.  Trước tình hình đó, nhóm tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu “ Ảnh
hưởng của xu hướng sính ngoại đến hành vi tiêu dùng của sinh viên tại thành phố Hồ Chí
Minh” và tin rằng nó thật sự cần thiết trong bối cảnh hàng Việt kém được ưu tiên trước hàng
ngoại nhằm mục đích phân tích, tìm ra các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến quyết định và hành



vi mua hàng của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả,
tìm ra lối đi mới cho doanh nghiệp tại thành phố nói riêng và cả nước nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Trình bày cụ thể thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng hàng ngoại của
sinh viên tại TP.HCM
- Đề ra biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên TPHCM về việc cân nhắc về chất lượng
hàng tiêu dùng nội địa và ngoại nhập, tầm quan trọng của cân bằng thị trường nội và ngoại nhập
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tham khảo các nguồn thông tin: các bài luận và các đề án nghiên cứu, các bài báo đã được kiểm
định chất lượng nội dung về thái độ và sự tiêu dùng hàng ngoại của người dân từ các nhà khoa
học, các trung tâm, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước nhà có cái nhìn tổng quan về vấn đề
mà đề tài nhắm đến.
- Thực hiện các phương thức khảo sát thích hợp nhằm tạo tính tồn diện và phổ biến cho bài
nghiên cứu. Do đó, việc tạo lập bản hỏi, phỏng vấn cá nhân và đi quan sát thực tế là những nhiệm
vụ cần được thực hiện.
- Tìm hiểu về yêu cầu nghiên cứu của các tổ chức, tập đoàn quan tâm tới việc thúc đẩy việc tiêu
dùng hàng nội điạ nhằm cân bằng thi trường nội-ngoại để bài nghiên cứu có tính thực tiễn và ứng
dụng cho việc đề ra giải pháp khắc phục hiện trạng được nêu ra trong đề tài.
- Thao tác trên các phần mềm thống kê SPSS, STATA để xử lí các dữ liệu đã thu thập được
thông qua việc khảo sát để đưa ra những bảng số liệu và biểu đồ khái quát về thái độ và hành vi
tiêu dùng hàng ngoại của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu :
● Nghiên cứu so sánh (so sánh mức độ ảnh hưởng  giữa các khu vực và nước ngoài)
● Nghiên cứu  điển hình
● Phương pháp thu thập thơng tin:


-


Dữ liệu thứ cấp (qua các bài báo, tạp chí, đọc văn bản, báo cáo, nghiên cứu khoa học
trong và ngoài nước.

-

Dữ liệu sơ cấp (quan sát hành vi lựa chọn hàng của sinh viên tại các cửa hàng tiện lơi,
phỏng vấn sinh viên các trường đại học cao đẳng, thiết kế mẫu hỏi…)

● Phương pháp xử lí số liệu (phương pháp tính tỉ lệ %, phương pháp thống kê mô tả, sử dụng
phần mềm thống kê SPSS 20 )
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu: sinh viên



Phạm vi nghiên cứu: 


Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại một số trường, nhóm

trường tiêu biểu tại thành phố Hồ Chí Minh


Về mặt thời gian: 5 năm gần đây 

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước:
⮚ Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Tính đến năm 2020, trên thế giới, vấn đề về sính ngoại đã được nghiên cứu trên nhiều phương

diện. Khi công cuộc hội nhập diễn ra, nhiều vấn đề nảy sinh hơn, số lượng bài viết cũng tăng lên
đáng kể. Tuy nhiên đa phần cơng trình đi sâu vào một nguyên nhân hoặc yếu tố ảnh hưởng cụ thể
mà ít đưa ra cái nhìn bao quát về vấn đề này. Song, những kết quả đạt được đều mang tính xây
dựng cho các cơng trình nghiên cứu sau này. Sau đây nhóm tác giả tóm tắt kết quả từ các nghiên
cứu này tạo tiền đề cho các bước tiếp theo của bài nghiên cứu.
Xu hướng sính ngoại xuất hiện khá phổ biến trên nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và nó
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dân mỗi nước. Theo nghiên cứu “Saudi


consumers” attitudes towards European, US and Japanese products and marketing practices” của
Shahid N. Bhuian xuất bản ngày 1/8/1997  nghiên cứu về thái độ của khách hàng Ả rập xê út về
sản phẩm và hoạt động Marketing từ Đức, Anh, Pháp, Ý, Mỹ và Nhật Bản. Dữ liệu được tác giả
thu thập từ cư dân ở những vùng được tiếp cận nhiều với các sản phẩm nhập khẩu, tiến hành dựa
trên 5 yếu tố: phân phối ở trung tâm hay ngoại ô, hài lòng hay không hài lòng về hoạt động
Marketing, thái độ về việc mua và sử dụng sản phẩm với tất cả 55 câu hỏi. Tác giả thu về được
387 bảng hỏi trên 440 bảng hỏi được phát ra được, thông tin được thu thập chỉ từ nam giới thuộc
tầng lớp trung lưu đa phần cịn khá trẻ, có học thức, sống trong đại gia đình. Tất cả những dữ liệu
thu về được xử lý bởi Waller - Duncan k- ratio t - test và ANOVA. Từ các chỉ số cho thấy, người
dân Ả rập có thái độ rất tích cực với các sản phẩm từ 6 nước trên, đặc biệt là dành sự thiên vị cho
Mỹ và Nhật. Trong nghiên cứu này, định kiến của người tham gia về lòng yêu nước và chủ nghĩa
vị chủng được thu nhỏ nhằm đảm bảo tính khách quan.Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa tiếp
cận được đa dạng tầng lớp xã hội, giới tính và sản phẩm mà chỉ chính xác với người thu nhập và
sản phẩm tầm trung. Điểm nổi bật của nghiên cứu này là tác giả tìm hiểu bản chất của thái độ
khách hàng về sản phẩm và hoạt động marketing của 6 nước trên.
Nghiên cứu  “ The Influence of Xenocentrism on Purchase Intentions of the Consumer: The
Mediating Role of Product Attitude” (tạm dịch: Sự ảnh hưởng của tâm lý sính ngoại đến ý định
mua hàng của người tiêu dùng: Vai trò trung gian trong thái độ đối với sản phẩm) của nhóm tác
giả Luis J. Camacho, Cristian Salazar-Concha , Patricio Ramírez-Correa xuất bản ngày
22/02/2020 được tiến hành trên đối tượng là sinh viên từ hai khuôn viên của một trường Đại học
lớn ở Colombia. Có 325 mẫu trả lời nhận được và 241 mẫu trả lời hợp lệ. Nghiên cứu này nhằm

giải thích những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của tâm lí sính ngoại đến ý định mua hàng
ngoại nhập của người tiêu dùng thông qua thái độ đối với sản phẩm và sự nhận thức của khách


hàng đối với chất lượng tổng thể hoặc một tính năng ưu việt của sản phẩm. Trong nghiên cứu
này, thiết kế bảng hỏi được dựa trên những thang đo được phát triển ở những nghiên cứu trước:
Thang đo Xen, thang đo PPQ, thang đo PA. Thang đo Xen gồm 10 mục, ví dụ như “Tơi có xu
hướng u thích sản phẩm ngoại nhập hơn sản phẩm nội địa.”. Để đánh giá PPQ, có 5 mục được
sử dụng (ví dụ, “Sản phẩm ngoại nhập thì có độ bền cao hơn.”. Bảng câu hỏi đo lường 5 mục
bằng thang đo PA, như là “Mua sản phẩm ngoại nhập là một ý tưởng hay.” Kết quả phần nào đã
chứng minh cho mơ hình được phát triển để xây dựng nghiên cứu này và cũng cho phép hàm ý lí
thuyết và thực tiễn đối nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng sau này, và đặc biệt là vai trị của
“tâm lý sính ngoại” đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, nghiên cứu trên có ba hạn chế chính.
Hạn chế đầu tiên là nghiên cứu chưa xem xét loại sản phẩm và loại ngành. Hạn chế thứ hai là khu
vực nghiên cứu chủ yếu là ở Colombia nên những kết quả này chưa thật sự đúng với số đông.
Hạn chế cuối cùng là đối tượng nghiên cứu là sinh viên. Đối tượng sinh viên thường có xu hướng
hướng đến những sản phẩm ngoại hơn là thế hệ trước.
Một nghiên cứu mang tên  Purchase Intention of Foreign Product: A Study on Bangladeshi
Consumer Perspective” của nhóm tác giả  gồm 6 thành viên: Ahasanul Haque , Naila Anwar ,
Farzana Yasmin , Abdullah Sarwar , Zariyah Ibrahim and Abdul Momen. Mục đích của cuộc
khảo sát dưới đây nhằm điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng hàng ngoại nhập của
khách hàng. Các dữ liệu được thu thập bằng các mẫu hỏi từ tổng cộng 260 khách hàng người
Bangladesh cư  trú ở hai trung tâm thành phố lớn, Dhaka và Chittagong. Sau quá trình thu thập
dữ liệu và phân tích chúng. Kết quả cho thấy hình ảnh các thương hiệu và chất lượng của các sản
phẩm nước ngồi đã mang đến những ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua hàng của người tiêu
dùng. Nhưng bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến tơn giáo vẫn để lại những tác động tiêu
cực đối với việc sử dụng hàng ngoại. Hơn thế, các nghiên cứu còn tiết lộ rằng hình ảnh ban đầu


của đất nước mang đến những ảnh hưởng tích cực cho các thương hiệu, nhưng đồng thời chủ

nghĩa vị chủng lại mang đến các tác động xấu đến nhận thức của khách hàng đối với chất lượng
hàng ngoại. Đóng góp chính của nghiên cứu này chính là nó đã tập trung vào Bangladesh, nơi đã
để lại khoảng trống trong liệu đương thời về . Những kết quả mà nghiên cứu này thu được đã tạo
điều kiện cho các nhà tiếp thị trong việc sáng tạo nên các phương thức marketing và đồng thời đã
trở nên đáng giá đối với các các viện sĩ hàn lâm và khách hàng.  
Xu hướng sính ngoại khơng chỉ xuất hiện ở những người có thu nhập mà cịn cả ở những
người khơng có thu nhập. Nghiên cứu “Buying Local or Imported Goods? Profiling Non-income
Consumers in Developing Countries” (tạm dịch: Mua hàng nội địa hay hàng nhập khẩu? Sơ lược
về những khách hàng khơng có thu nhập ở các đất nước đang phát triển) của tác giả Abu H.
Ayob, Wan Mohd Hirwani Wan Hussain trích trong tài liệu “ International Review of
Management and Marketing”, Vol. 6, No. 4, 2016, p. 688-695,  tìm hiểu sơ lược về các khách
hàng khơng có thu nhập bằng cách xem xét quyết định lựa chọn mua hàng nội địa hay hàng ngoại
nhập của họ. Nhiều giả thuyết được rút ra từ các cuộc thảo luận về khả năng cạnh tranh của các
nước tiên tiến và phát triển, cũng như sự ảnh hưởng của các mặt hàng nội địa đến với quyết định
mua hàng. Dữ liệu được thu thập từ 296 các trường đại học ở Malaysia và đã trải qua giai đoạn
phân tích kỹ lưỡng. Kết quả thu được cho thấy Những sản phẩm sản xuất bởi các nước tiên tiến
được nam giới ưa chuộng hơn vì chất lượng cao và hình ảnh thương hiệu tốt. Bên cạnh đó, người
thân trong gia đình lại thường khuyến khích con em họ sử dụng sản phẩm nội địa vì chúng được
cho là có giá cả hợp lý hơn. Ngoài ra, các du học sinh nhận được học bổng thường mua sản phẩm
nội địa hơn là các em đi du học tự túc. Hơn hết, những đất nước đã phát triển được đánh giá là
làm ra được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt hơn, trong khi các nhà sản xuất ở các phát đang
phát triển lại có lợi thế về việc sản xuất các sản phẩm giá rẻ((Aulakh , 2000; Erramilli, 1997;


Lall, 1999; Makino, 2004; Porter, 1990; Reinhardt, 2000). Sự ngầm hiểu tồn cầu này đã hình
thành những nhận thức ở khách hàng, khiến họ muốn tìm đến các sản phẩm đến từ nước ngoài
với những đặc điểm tốt hơn, trong khi những sản phẩm ở các nước phát triển được xem như là
những sản phẩm thay thế rẻ tiền( Hulland, 1996; Insch, 2003; Li, 2009; Pappu, 2006). Thứ mà
khách hàng thật sự mua là những kết quả từ các yếu tố vĩ mô (mức độ phát triển kinh tế,…) và vi
mô (chất lượng sản phẩm,giá cả,…) .Nghiên cứu này cho thấy một cái nhìn sâu hơn về hành động

mua hàng có dự tính ở các nước đang phát triển, đặc biệt là đối với những khách hàng chưa có
nguồn thu nhập.
George Balabanis, giáo sư Marketing, giảng viên quản lí trường đại học kinh tế Cass, đã
thực hiện nghiên cứu về xu hướng sính ngoại ở người tiêu dùng vào năm năm 2016 bằng cách
tiến hành một bài thử nghiệm theo kinh nghiệm chủ nghĩa về xu hướng này. Nghiên cứu giải
thích sự hấp dẫn của hàng ngoại nhập đối với khách hàng tiêu dùng. Tác giả đã sử dụng dữ liệu
khảo sát từ 5 nghiên cứu bổ sung, phát triển một dụng cụ đo lường mang tên C-XENSCALE để
đo xu hướng chuộng hàng nước ngoài kết hợp với những chứng cứ được cung cấp dựa trên sự ưa
thích tiêu thụ hàng ngoại của người tiêu dùng. Ngoài ra, nghiên cứu cịn đề ra ứng dụng quản lí
thực tế và hoạch định hướng đi cho những nghiên cứu trong tương lai.
➢ Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu “Các yếu tố chính tác động vào sự lựa chọn hàng nội và hàng ngoại nhập
của người Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Thọ nhằm mục đích khám phá một số yếu tố tác
động vào xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam. Cụ  thể là vị chủng tiêu dùng, độ nhạy cảm
văn hóa và đánh giá giá trị sản phẩm ngoại nhập. Với phương pháp nghiên cứu gồm hai bước
chính, (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên  cứu chính thức. Hai nhóm sản phẩm cho nghiên cứu là
sữa bột và xe gắn máy. Nghiên cứu sơ bộ bao gồm hai nghiên cứu, định tính và định lượng.


Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện tại TPHCM vào tháng 11 năm 2003 thông qua
phương pháp thảo luận nhóm. Nghiên cứu sơ bộ định lượng cũng được thực hiện tại TPHCM vào
tháng 12 năm 2003 theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Nghiên cứu chính thức được thực hiện
bằng phương pháp định lượng và cũng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng.
Kết quả nghiên cứu mang lại ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt
Nam trong việc định hướng chương trình định vị và quảng bá thương hiệu của mình. Ngồi ra
nghiên cứu cịn chỉ ra tính vị chủng là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự lựa chọn hàng
nội thay vì hàng ngoại. Trên cơ sở này, các doanh nghiệp có thể dựa vào để phát triển các luận
cứ  giá trị tập trung vào hướng làm tôn vinh thương hiệu Việt. Cuối cùng là độ nhạy văn hóa của
người tiêu dùng cũng tác động trực tiếp vào việc xu hướng tiêu dùng. Điều này có nghĩa là đối
với khách hàng có độ nhạy cảm văn hóa cao, họ có xu hướng đánh giá giá trị hàng ngoại nhập

cao.
Thêm một đề tài mang tên “Nghiên cứu tình huống- Tại sao người tiêu dùng Việt Nam thích
sử dụng hàng ngoại?” của nhóm tác giả  Hạ Thị Thiều Dao, Trần Thị Minh Hiền hoàn thành vào
tháng 12/2010. Với nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra rằng có một nghịch lý trên thị trường hàng
Việt. Cùng một chất lượng như nhau giá của hàng Việt Nam rẻ hơn nhưng người tiêu dùng Việt
vận lựa chọn sản phẩm nhập ngoại với giá đắt hơn. Trong lúc miệt mài sản xuất để bán hàng ra
nước ngoài với giá rẻ, thì doanh nghiệp Việt Nam để lại khoảng trống lớn ở thị trường trong
nước. Nhập siêu trong 8 tháng đầu năm hiện lên trên 5 tỷ USD. Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có
lực kéo duy nhất từ xuất khẩu, trong khi tiêu dùng thực tế của người dân giảm. Thị trường Việt
Nam rộng lớn với giá trị 40-50 tỷ USD mỗi năm, nhưng doanh nghiệp trong nước chưa chiếm
lĩnh. Trên nhiều thị trường, như đồ chơi trẻ em, hàng nước ngoài chiếm đến 90%, hàng may mặc
khoảng 30-40%.Trong khi đó, nửa đầu năm nay, khối lượng hàng tồn kho của tồn ngành cơng
nghiệp chế biến trong nước tăng gần gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước, Tổng cục Thống kê


(GSO) cho biết. Chỉ số hàng tồn kho trong các tháng đầu năm dao động trong khoảng 134,6170,7% so với cùng kỳ của năm 2008, cho thấy hàng sản xuất trong nước không tiêu thụ được.
Một khảo sát nhanh trên gần 4.300 độc giả của VnExpress.net cho thấy, người tiêu dùng trong
nước cũng rất quan tâm đến hàng Việt Nam. Giá, chất lượng được xem xét đầu tiên khi họ mua
hàng với 40,2% người được hỏi chọn mua hàng nếu các yếu tố này hợp lý. Trong khi đó, có 23%
độc giả cho biết, họ mua hàng nội vì khơng đủ điều kiện mua hàng ngoại nhập. Chỉ 12,6% không
quan tâm hàng hóa là nội hay ngoại khi mua sắm.
THÊM NC
Dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về xu hướng sính ngoại nhưng các nghiên cứu có phạm
vi q rộng và chưa thực sự tập trung và một bộ phận người mua hàng cụ thể cũng như đề ra giải
pháp cải thiện tình trạng này một cách cụ thể.
Tóm lại, vấn đề sính ngoại, đặc biệt là ở sinh viên tại TPHCM, là một bài tốn khó. Kết quả của
các bài nghiên cứu trên có thể phát triển việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa Việt
Nam và nâng cao sự tin tưởng của người tiêu dùng với hàng nội địa. Tuy nhiên, hành vi người
tiêu dùng là cực kì phức tạp tùy theo độ tuổi nên các nghiên cứu trên vẫn chưa hoàn thiện và kết
quả vẫn chưa có ý nghĩa với các doanh nghiệp có khách hàng mục tiêu là sinh viên. Trước thực

trạng sùng ngoại ở giới trẻ như hiện nay tại TPHCM, việc nghiên cứu nhằm chỉ ra các nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của sinh viên và đề xuất các giải pháp nhằm kích cầu sử dụng
hàng nội địa là cần thiết.
7. Tính mới và tính đóng góp
Tính mới:
Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sính ngoại của sinh viên tại
TP.HCM” tuy thiết thực nhưng chưa được đề cập nhiều ở Việt Nam, do đó chủ đề này vẫn có
tiềm năng tiếp tục phát triển.
Từ tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước, nhóm tác giả nhận thấy đề tài có những
đóng góp sau:
➢ Đóng góp về mặt lí luận:


Nghiên cứu đã xây dựng hệ thống các luận điểm khoa học về những sự tác nhân ảnh
hưởng đến hành vi sính ngoại của sinh viên tồn TP.HCM, qua đó góp phần xây dựng, bổ sung
và phát triển lý luận về xu hướng sính ngoại nói chung cả nước.
➢ Đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, nhờ việc khảo sát thực trạng vấn đề, đề tài đã đưa ra những số liệu cụ thể về
thực trạng của xu hướng sính ngoại ở giới trẻ tại tp hcm
Thứ hai, đề tài giúp tìm ra giải pháp nâng cao sự tín nhiệm cũng như trung thành của sinh
viên Việt Nam với các dòng sản phẩm nội địa cũng như giải pháp, hoạt động ưu tiên giúp các
doanh nghiệp nội địa trong việc phát triển thị trường.
8. Đề cương chi tiết:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG SÍNH NGOẠI VÀ HÀNH
VI TIÊU DÙNG CỦA SINH VIÊN TPHCM
CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Các mức độ ảnh hưởng của xu huớng sính ngoại đến hành vi tiêu dùng của sinh viên tại
Thành phố Hồ Chí Minh
2.2 Mơ hình nghiên cứu
CHƯƠNG 3: PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu các ph ươngpháp nghiên cứu
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ
3.1.2 Nghiên cứu chính thức
3.1.3 Phương pháp thu thấp dữ liệu
3.1.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
3.2 Quy trình nghiên cứu
3.3 Thang đo các mức độ ảnh hưởng
3.4 Thiết kế nghiên cứu
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 5: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Mục 1: Nguyên nhân
1.1 Nguyên nhân khách quan:
1.1.1 Sự toàn cầu hóa, hội nhập hóa
1.1.2 Cơng cụ truyền thơng - Marketing
1.1.3 Một số mặt hàng nội địa kém chất lượng
1.2 Nguyên nhân chủ quan
1.2.1 Nhận thức, niềm tin của người dân


1.2.2 Nhu cầu khẳng định bản thân
Mục 2: Giải pháp:
2.1 Nâng cao chất lượng hàng nội địa
2.2 Đa dạng hóa sản phẩm
2.3 Nhà nước có những chính sách hỗ trợ các DN trong nước
2.4 Tuyên truyền giáo dục lại tư tưởng
2.5 Tăng cường lĩnh vực truyền thông - marketing
CH ƯƠNG 6: KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo:
1.Thanh niên. (31/01/2018). Niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu Việt bị “lung lay”. Khai
thác từ.: />2.Đầu tư.(15/11/2018). Người Việt ngày càng chịu chi cho thực phẩm nhập khẩu. Khai thác

từ:. />3.Khánh Vân,14/11/2018,Người tiêu dùng đang ưa chuộng thương hiệu hơn chất lượng. Tạp chí Tài
Chính. />4.Cơng an Nhân dân.(13/01/2020).Truy qt hàng giả tại các trung tâm mua sắm ở TP Hồ Chí
Minh.Khai thác từ: />5.Shahid N. Bhuian.(01/08/1997).Saudi consumers’ attitudes towards European, US and Japanese
products and marketing practices.
6.Luis J. Camacho, Cristian Salazar-Concha , Patricio Ramírez-Correa.(22/02/2020).The Influence
of Xenocentrism on Purchase Intentions of the Consumer: The Mediating Role of Product Attitude
7. Ahasanul Haque, Naila Anwar, Farzana Yasmin, Abdullah Sarwar, Zariyah Ibrahim and Abdul
Momen.(22/06/2015).Purchase Intention of Foreign Product: A Study on Bangladeshi Consumer
Perspective. />8.Abu H. Ayob, Wan Mohd Hirwani Wan Hussain.(2016). Buying Local or Imported Goods?
Profiling Non-income Consumers in Developing Countries. International Review of Management
and Marketing, Vol. 6, No. 4, 2016, p. 688-695.
9.George Balabanis. (2016). The attraction of foreign product
10. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang. (2004).Các yếu tố chính tác động vào sự lựa chọn
hàng nội và hàng ngoại nhập của người Việt Nam.




×