TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ & THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI 4
Nhóm: 10
Mã LHP: 2213PLAW3311
GV hướng dẫn: Ths. Tạ Thị Thùy Trang
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
MỤC LỤC
I. LÝ THUYẾT: BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.................................2
1. Khái niệm, đặc điểm...................................................................................................2
1.1. Khái niệm Thương mại điện tử............................................................................2
1.2. Đặc điểm của Thương mại điện tử.......................................................................3
1.3. Khái niệm về tranh chấp trong thương mại điện tử..............................................4
1.4. Đặc điểm của tranh chấp trong TMĐT................................................................4
2. Nội dung pháp luật.....................................................................................................5
2.1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề.....................................................5
2.2. Nội dung pháp luật liên quan đến vấn đề.............................................................7
2.2.1.Chủ thể tranh chấp trong Thương mại điện tử................................................7
2.2.1. Trách nhiệm, nghĩa vụ các bên khi xảy ra tranh chấp....................................8
2.2.3. Phương thức giải quyết tranh chấp................................................................9
3. Bình luận (phân tích)................................................................................................13
II. TÌNH HUỐNG............................................................................................................16
2|Page
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ
STT
Mã SV
Họ tên
Nhiệm vụ
Mức độ
hồn
1
19D140321
Bùi Thị Thu Thảo
Khái niệm, đặc điểm
thành
A
A
A
2
3
19D140042
19D140183
Chu Thị Bích Thảo
Nguyễn Phương Thảo
Câu 2 tình huống
2.1, 2.2.1
Khái niệm, đặc điểm
4
19D140253
Phạm Thị Phương Thảo
Câu 3 tình huống
Câu 2 tình huống
A
Vương Thu Thảo
Làm powerpoint
Mở đầu, Kết luận
A
Tưởng Thanh Thiên
Câu 3 tình huống
Câu 1 tình huống
B
Trần Thị Thơm
Phân tích ưu nhược điểm
Câu 1 tình huống
A
Trịnh Thị Thơm (NT)
2.2.2
Phân tích ưu nhược điểm
A
5
6
7
8
19D140184
19D140045
19D140116
19D140185
Chỉnh sửa nội dung
9
10
19D140255
19D140118
Nguyễn Thị Hồi Thu
Lên dàn ý, làm word
Phân tích ưu nhược điểm
A
Ngơ Thị Thư
Câu 3 tình huống
2.2.3
A
LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu nền tế Việt
Nam cũng như trên thế giới. Những năm gần đây đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh
chóng của thương mại điện tử, trở thành điểm sáng của nền kinh tế trong thời kỳ dịch
bệnh. Tuy nhiên, đi liền với nó là các tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều trong các hợp
đồng, giao dịch điện tử. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
(CIEM) về “Thúc đẩy giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử nhằm
bảo vệ người tiêu dùng”, có 24,4% doanh nghiệp ghi nhận từng có tranh chấp với người
3|Page
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
mua, bên bán hoặc cả 2 trong thời gian qua. Theo đó, người dùng thường bị rơi vào các
trường hợp như: Người bán hàng cung cấp thông tin về sản phẩm khơng đầy đủ, khơng
chính xác về thành phần, khơng thực hiện trách nhiệm cung cấp hố đơn, chứng từ giao
dịch, vi phạm trách nhiệm về bảo hành, giao, nhận, đổi, trả hàng hóa, giao hàng hỏng
nhưng khơng thu hồi lại; hủy đơn hàng khơng có lý do... Ngay cả với thị trường truyền
thống, với hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh hơn giải quyết những tranh chấp này
có thể khơng nhanh, thậm chi khơng dễ dàng. Trên môi trường internet, việc giải quyết
những vấn đề như vậy càng trở nên phức tạp hơn. Trước tình trạng này, nhóm 10 đã chọn
đề tài nghiên cứu: “Bình luận các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về giải
quyết tranh chấp trong thương mại điện tử” để nghiên cứu.
NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT: BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ.
1. Khái niệm, đặc điểm
1.1. Khái niệm Thương mại điện tử
Với cách tiếp cận theo nghĩa rộng thì Thương mại điện tử (TMĐT) đã tồn tại và
được ứng dụng từ rất lâu thông qua các phương tiện như điện thoại, fax, truyền hình…
Nhiều ứng dụng của TMĐT áp dụng ngày nay như rút tiền qua ATM, điện hoa, giao dịch
với đối tác qua fax, email…
Với cách tiếp cận theo nghĩa hẹp thì TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua
bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet
và các mạng liên thơng khác.
Tóm gọn lại, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về thương mại điện tử như sau:
Thương mại điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để thực hiện các hoạt động
thương mại, trong đó thơng điệp dữ liệu là những thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và
lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
4|Page
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
1.2. Đặc điểm của Thương mại điện tử
Thương mại điện tử được thực hiện trong thị trường xuyên biên giới, thị trường
thống nhất toàn cầu toàn cầu. Trong thị trường truyền thống, việc trao đổi buôn bán và
cung ứng dịch vụ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển, gặp mặt, đàm phán và
ký kết. Nhưng hiện trong trong môi trường thương mại điện tử, khoa học công nghệ phát
triển mạnh mẽ, các giao dịch vẫn được tiến hành thuận lợi mà khơng gặp các khó khăn về
đi lại, vận chuyển, gặp mặt….Các thông tin, dữ liệu cần trao đổi đều được thực hiện bằng
các phương tiện điện tử một cách dễ dàng.
Các giao dịch vẫn có thể diễn ra bình thường khơng cần phải tiếp xúc trực tiếp. Môi
trường thương mại điện tử giúp con người kết nối với nhau một cách dễ dàng, bất kỳ bạn
ở đâu, ở thời điểm nào…Trong trường hợp không thể trực tiếp gặp nhau thì mơi trường
thương mại điện tử vẫn đáp ứng quá trình giao dịch diễn ra bình thường so với việc
ngưng trệ trong mơi trường truyền thống. Nhìn nhận thực tế vào thời gian vừa qua, khi
dịch bệnh diễn ra phức tạp và mọi người không thể gặp mặt trực tiếp để trao đổi thì trong
thương mại điện tử, thông qua khoa học kỹ thuật vẫn có thể giải quyết tốt vấn đề đó.
Trong thương mại điện tử phải có ít nhất 3 chủ thể tham gia. Ngoài các bên là người
mua và người bán như các giao dịch truyền thống thông thường, ở đây phải có bên thứ 3
là nhà cung cấp dịch vụ và các bên tham gia chứng thực. Để các thông điệp dữ liệu được
truyền đi qua Internet cần phải có nhà cung cấp dịch vụ đứng giữa kết nối và truyền tải
dữ liệu giữa các bên với nhau. Hơn nữa, trong mơi trường mạng, vấn đề an tồn bảo mật
ln được đề cập đến và đóng vai trị quan trọng vì vậy cần có các bên chứng thực đứng
ra nhằm khẳng định tính đúng đắn và bảo mật thơng tin truyền đi.
Mạng lưới thơng tin chính là thị trường. Có thể nói trong thương mại điện tử, khi
mọi người ngày càng sử dụng nhiều Internet, các thông tin sẽ được nhanh chóng cập nhật
trên thị trường mạng. Tận dụng ưu điểm của yếu tố này giúp người bán nhanh chóng nắm
bắt được nhu cầu của khách hàng và thấu hiểu thị trường đang cần gì từ đó có những
bước đi kinh doanh đúng đắn phù hợp với thị trường hiện tại. Nắm bắt được thị trường
qua mạng lưới thông tin nhanh chóng góp phần thúc đẩy sự kinh doanh thành cơng của
các bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
5|Page
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
Thương mại điện tử phụ thuộc nhiều vào trình độ khoa học cơng nghệ. Khi cơng
nghệ ngày càng tiên tiến, nó là bước đà lớn cho thương mại điện tử bởi mỗi hoạt động
trong thương mại điện tử đều gắn với công nghệ và dữ liệu điện tử.
1.3. Khái niệm về tranh chấp trong thương mại điện tử
Theo quy định tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại
là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” Từ quy định trên
ta có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về
quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Chủ
thể tranh chấp thương mại diễn ra thường là giữa các thương nhân với nhau.
Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm tranh chấp thương mại, ta có thể định nghĩa tranh
chấp trong thương mại điện tử (TMĐT) như sau: “Tranh chấp trong TMĐT là sự bất
đồng, mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động
TMĐT”
1.4. Đặc điểm của tranh chấp trong thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một phần của hoạt động thương mại, do đó tranh chấp
thương mại điện tử cũng có những đặc điểm giống tranh chấp thương mại thông thường.
Cụ thể:
- Chủ thể của tranh chấp:
Căn cứ Điều 238 Luật thương mại năm 1997 quy định:
Chủ thể trong tranh chấp thương nhân là các thương nhân với nhau hoặc giữa
thương nhân với bên khơng phải là thương nhân. Theo đó, tranh chấp được coi là tranh
chấp thương mại khi có ít nhất một bên trong quan hệ tranh chấp là thương nhân.
- Căn cứ phát sinh tranh chấp: Tranh chấp thương mại điện tử là hành vi vi phạm
hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật, xung đột quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong
hoạt động thương mại.
- Là những tranh chấp phát sinh trong hợp đồng đã cam kết giữa các bên. Tranh
chấp giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ với khách
hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng phải được giải quyết trên cơ sở các điều khoản
6|Page
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
của hợp đồng cơng bố tại website vào thời điểm giao kết hợp đồng và quy định của pháp
luật có liên quan.
Mặc dù có những đặc điểm chung với tranh chấp thương mại thông thường, song
các tranh chấp thương mại điện tử cũng có những đặc điểm riêng, đặc trưng. Cụ thể như
sau:
1. Căn cứ phát sinh tranh chấp là việc vi phạm nghĩa vụ của một hay các bên trong
quá trình thực hiện hoạt động thương mại điện tử thông qua mạng internet hoặc các thiết
bị số.
2. Bắt buộc phải có bên thứ 3 – người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng
thực – những người tạo ra môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử, tham gia giải
quyết tranh chấp.
3. Chứng cứ trong tranh chấp thương mại điện tử là những dữ liệu được tạo nên
trong máy tính, thiết bị số được truyền đi từ người gửi đến người nhận và được bên thứ 3
- nhà cung cấp dịch vụ chứng nhận.
2. Nội dung pháp luật
2.1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề
Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề tranh chấp trong TMĐT bao gồm:
- Điều 76 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT về giải quyết tranh chấp trong
TMĐT quy định:
“1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng có
trách nhiệm tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng liên quan đến hợp đồng được
giao kết trên website thương mại điện tử của mình.
2. Tranh chấp giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch
vụ với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng phải được giải quyết trên cơ sở
các điều khoản của hợp đồng công bố tại website vào thời điểm giao kết hợp đồng và
quy định của pháp luật có liên quan.
3. Thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ khơng được lợi
dụng các ưu thế của mình trên mơi trường điện tử để đơn phương giải quyết những vấn
đề tranh chấp khi chưa có sự đồng ý của khách hàng.
7|Page
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
4. Việc giải quyết tranh chấp phải thơng qua thương lượng giữa các bên, hịa giải,
trọng tài hoặc tòa án theo các thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp.
5. Giải quyết khiếu nại, tranh chấp trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện
tử:
a) Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải cơng bố rõ trên
website quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng và cơ chế giải
quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện
tử của mình;
b) Nếu thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không công bố
thông tin theo quy định tại Điểm a Khoản này thì phải trực tiếp chịu trách nhiệm tiếp
nhận, xử lý khiếu nại của khách hàng và giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp
đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình;
c) Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được tham gia hòa
giải tranh chấp phát sinh giữa khách hàng với người bán trên website thương mại điện
tử của mình.”
- Điều 24 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT về Chủ thể của hoạt động thương
mại điện tử
- Khoản 10 Điều 36 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT quy định về Trách nhiệm
của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Điều 317 Luật Thương Mại 2005 về Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại.
- Điểm a Khoản 3 điều 26 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT quy định về nguyên
tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.
- Mục 1 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 về Thương lượng
- Mục 2 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 về Hòa giải
- Mục 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 về Trọng tài
- Điều 34 Luật trọng tài Thương mại 2010 về Phí trọng tài
- Điều 41 Luật bảo về quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 về Vụ án dân sự
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
8|Page
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
- Điều 42 Luật bảo về quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 về Nghĩa vụ
chứng minh trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 43 Luật bảo về quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 về Án phí, lệ phí
Tịa án đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 143 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí;
án phí, lệ phí
2.2. Nội dung pháp luật liên quan đến vấn đề
2.2.1.Chủ thể tranh chấp trong Thương mại điện tử
Chủ thể tranh chấp trong Thương mại điện tử là các chủ thể tham gia hoạt động
Thương mại điện tử.
Căn cứ Điều 24, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của
Chính phủ về Thương mại điện tử, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP
ngày 25 tháng 9 năm 2021.
“Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
1. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục
vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình
(người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
2. Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
3. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức
cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán
hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
4. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website
thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách
hàng).
5. Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch
vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử.
6. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để
tiến hành hoạt động thương mại.”
9|Page
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
2.2.1. Trách nhiệm, nghĩa vụ các bên khi xảy ra tranh chấp
- Về trách nhiệm của người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người
bán hàng trên website đối với việc đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng: Người tiêu
dùng khi tham gia mua sắm trên website sẽ được đảm bảo một số quyền lợi theo quy định
của pháp luật. Theo Điểm a Khoản 3 Điều 26 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT của
Bộ Công Thương về Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử:
“3. Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt
động thương mại điện tử
a) Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website
cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;”
- Trách nhiệm của thương nhân hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương
mại điện tử trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trên sàn giữa người bán và
người mua, những yêu cầu mà người bán phải đảm bảo khi tham gia bán hàng trên sàn và
đảm bảo một số quyền lợi cho cho người mua.
Căn cứ Khoản 10 Điều 36 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT của Bộ Công
Thương về Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương
mại điện tử: “10. Công bố công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá
trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Khi khách hàng trên sàn giao dịch
thương mại điện tử phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp,
phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Căn cứ Điều 76 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT của Bộ Công Thương về Giải
quyết tranh chấp trong thương mại điện tử:
“1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng có
trách nhiệm tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng liên quan đến hợp đồng được
giao kết trên website thương mại điện tử của mình.
2. Tranh chấp giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch
vụ với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng phải được giải quyết trên cơ sở
10 | P a g e
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
các điều khoản của hợp đồng cơng bố tại website vào thời điểm giao kết hợp đồng và
quy định của pháp luật có liên quan.
3. Thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ khơng được lợi
dụng các ưu thế của mình trên môi trường điện tử để đơn phương giải quyết những vấn
đề tranh chấp khi chưa có sự đồng ý của khách hàng.
4. Việc giải quyết tranh chấp phải thông qua thương lượng giữa các bên, hòa giải,
trọng tài hoặc tòa án theo các thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp.
5. Giải quyết khiếu nại, tranh chấp trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện
tử:
a) Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải cơng bố rõ trên
website quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng và cơ chế giải
quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện
tử của mình;
b) Nếu thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không công bố
thông tin theo quy định tại Điểm a Khoản này thì phải trực tiếp chịu trách nhiệm tiếp
nhận, xử lý khiếu nại của khách hàng và giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp
đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình;
c) Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được tham gia hòa
giải tranh chấp phát sinh giữa khách hàng với người bán trên website thương mại điện
tử của mình.”
2.2.3. Phương thức giải quyết tranh chấp
Về phương thức giải quyết tranh chấp, theo Điều 317 Luật Thương Mại 2005, có 3
hình thức giải quyết: thương lượng, hòa giải, giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Cụ thể:
Phương thức thương lượng:
Căn cứ theo Mục 1 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12:
“Điều 31.Thương lượng:
1. Người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
11 | P a g e
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tiến
hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được yêu cầu.
Điều 32. Kết quả thương lượng
Kết quả thương lượng thành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với
người tiêu dùng được lập thành văn bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Phương thức hòa giải:
- Căn cứ theo Mục 2 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12
“Điều 33. Hòa giải
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có quyền thỏa
thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải.
Điều 34. Nguyên tắc thực hiện hịa giải:
1. Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, không được ép buộc, lừa dối.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí
mật thơng tin liên quan đến việc hịa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 35. Tổ chức hịa giải:
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được thành lập tổ
chức hịa giải để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ.
Điều 36. Biên bản hòa giải:
1. Biên bản hòa giải phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải;
b) Các bên tham gia hòa giải;
c) Nội dung hòa giải;
d) Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải;
đ) Ý kiến của các bên tham gia hòa giải;
12 | P a g e
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
e) Kết quả hịa giải;
g) Thời hạn thực hiện kết quả hòa giải thành.
2. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và chữ ký xác
nhận của tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải.
Điều 37. Thực hiện kết quả hịa giải thành:
Các bên có trách nhiệm thực hiện kết quả hòa giải thành trong thời hạn đã thỏa
thuận trong biên bản hịa giải; trường hợp một bên khơng tự nguyện thực hiện thì bên
kia có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.”
- Căn cứ theo Điểm c Khoản 5 Điều 76 VBHN số 14-BCT về Thương mại điện tử:
“c) Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được tham gia hòa giải
tranh chấp phát sinh giữa khách hàng với người bán trên website thương mại điện tử của
mình”
Phương thức giải quyết tại trọng tài:
- Căn cứ theo Mục 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12
“Điều 38. Hiệu lực của điều khoản trọng tài:
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thông báo về điều khoản trọng
tài trước khi giao kết hợp đồng và được người tiêu dùng chấp thuận. Trường hợp điều
khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đưa vào hợp đồng
theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng là
cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác.
Điều 39. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài:
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài được thực hiện theo quy định của
pháp luật về trọng tài thương mại.
Điều 40. Nghĩa vụ chứng minh:
Nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp tại trọng tài được thực hiện theo
quy định tại Điều 42 của Luật này.”
- Căn cứ Điều 34 Luật trọng tài Thương mại 2010 về Phí trọng tài:
13 | P a g e
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
“1. Phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài. Phí trọng tài gồm:
a) Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
b) Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng
tài;
c) Phí hành chính;
d) Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các
bên tranh chấp;
đ) Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
2. Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải
quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
3. Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác
hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ
khác.”
Phương thức giải quyết tại tòa án:
- Căn cứ theo Điều 41 Mục 4 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số
59/2010/QH12 về Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
“1. Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vụ án mà bên khởi kiện là
người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo
quy định của Luật này.
2. Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục
đơn giản quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;
b) Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
c) Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.”
14 | P a g e
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
- Căn cứ theo Điều 42 Mục 4 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số
59/2010/QH12 về Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng:
“1. Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân
sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ chứng minh mình
khơng có lỗi gây ra thiệt hại.
3. Tịa án quyết định bên có lỗi trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.”
- Căn cứ theo Điều 43 Mục 4 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số
59/2010/QH12 về Án phí, lệ phí Tịa án đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng:
“1. Án phí, lệ phí Tịa án đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
được thực hiện theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.
2. Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình khơng phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tịa án.”
- Căn cứ Điều 143 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm
ứng lệ phí; án phí, lệ phí:
“1. Tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí
phúc thẩm.
2. Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.
3. Tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự bao gồm tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm và
tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm.
4. Lệ phí bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của Tịa
án, lệ phí nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, lệ phí giải quyết việc dân sự
và các khoản lệ phí khác mà luật có quy định.”
15 | P a g e
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
3. Bình luận (phân tích)
Các nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề về tranh chấp trong thương mại điện tử
(TMĐT) đã xác định rõ các chủ thể cũng như trách nhiệm, quyền hạn khi xảy ra tranh
chấp. Tuy vậy, bên cạnh ưu điểm trên, vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể:
Thứ nhất, Điều 24 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT về Chủ thể của hoạt động
thương mại điện tử chưa đầy đủ, chỉ tập trung đến các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt
động TMĐT qua website, kéo theo đó, các quy định pháp luật về xác định trách nhiệm,
quyền hạn, nguyên tắc giải quyết tranh chấp TMĐT cũng chưa đủ độ bao quát. Theo
Khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT: “Hoạt động thương mại điện tử là
việc tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương
tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở
khác”. Căn cứ theo định nghĩa trên, hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa qua các trang
mạng xã hội cũng là một hoạt động thương mại điện tử khi thương nhân lập ra các tài
khoản, các page và bán hàng hóa của mình, người bán và người mua thơng qua các
phương tiện điện tử có kết nối internet tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình mua
bán hàng hóa. Do tính đơn giản và khơng cần các thủ tục giấy tờ để có thể tiến hành kinh
doanh, khơng tốn chi phí lập website, mua tên miền… cùng với lượng người dùng khổng
lồ sẵn có từ các nền tảng mạng xã hội mà các doanh nghiệp ngày càng quan tâm tới nền
tảng mạng xã hội để hỗ trợ kinh doanh nhiều hơn. Trong nhiều năm, tỷ lệ doanh nghiệp
bán hàng trên các trang mạng xã hội đều có chiều hương tăng dần. Hệ thống pháp luật về
kinh doanh qua mạng xã hội chứa đựng trong các văn bản như: Luật thương mại, Luật
doanh nghiệp, Luật Giao dịch điện tử, … và các thơng tư, nghị định có liên quan. Tuy
nhiên, các quy định này còn đơn giản, chưa bao quát và theo kịp với phát triển mạnh mẽ
của lĩnh vực. Do đó, làm nảy sinh một số vấn đề phức tạp, vượt ngồi tầm kiểm sốt của
các quy định pháp lý và tạo ra nhiều khó khăn và bất cập khi xảy ra các tranh chấp kinh
doanh trên mạng xã hội. Trên thực tế, hoạt động TMĐT qua các trang mạng xã hội
thường xuyên xảy ra rất nhiều các tranh chấp, thông thường về chất lượng hàng nhận
được không giống như thông tin được cung cấp, lừa đảo, bom hàng…
Thứ hai, các nội dung pháp luật quy định về phương thức giải quyết tranh chấp
trong thương mại điện tử chưa đề cập đến hình thức giải quyết tranh chấp qua trực tuyến,
nói cách khác, chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào về hình thức giải quyết tranh chấp
16 | P a g e
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
qua trực tuyến (Online Dispute Resolution - ODR). Các quy định trong Điều 76 Văn bản
hợp nhất số 14/VBHN-BCT mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc chung về giải quyết tranh
chấp trong TMĐT, khơng có quy định mang tính cụ thể và rõ ràng về cơ chế đặc thù để
tiến hành ODR. ODR bao gồm một loạt các quy trình giải quyết tranh chấp thay thế được
thực hiện qua cơ chế trực tuyến như internet hoặc một số hình thức cơng nghệ cho phép
thực hiện các kết nối thơng tin ảo trên mạng mà khơng địi hỏi các bên phải liên hệ trực
tiếp trong một không gian vật chất nhất định. Do tranh chấp trong hoạt động thương mại
điện tử có tính chất đặc biệt hơn so với thương mại truyền thống, các bên làm việc với
nhau trong mơi trường trực tuyến nên sẽ có nhu cầu giải quyết tranh chấp bằng hình thức
trực tuyến để rút ngắn thời gian giải quyết, giảm thiểu chi phí. Trước nhu cầu trên, đã có
những nhà cung cấp dịch vụ ODR chuyên nghiệp ra đời, các tổ chức ADR chuyên nghiệp
như hòa giải, trọng tài… cũng tham gia vào giải quyết tranh chấp trực tuyến khi nhận
được đề nghị. Tuy vậy, giải quyết tranh chấp bằng phương thức ODR có thể khơng hiệu
quả khi kết quả thương lượng, hịa giải khơng có giá trị pháp lý ràng buộc các bên, ngay
cả phán quyết của trọng tài có thể bị vơ hiệu do chưa có khn khổ pháp luật quy định cụ
thể về ODR. Bên cạnh đó, giải quyết tranh chấp bằng phương thức ODR sẽ không đơn
giản nếu một trong các bên khơng thiện chí, có hành vi gian lận trong cung cấp tài liệu,
chứng cứ. Mặc dù, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã thừa nhận giá trị của chứng cứ
điện tử, nhưng do chưa được hướng dẫn cụ thể nên rất khó xác thực các tài liệu chứng cứ
này.
Thứ ba, hệ thống các văn bản liên quan để giải quyết tranh chấp trong TMĐT chưa
có quy định cụ thể về việc lấy dữ liệu điện tử làm bằng chứng trong giải quyết tranh
chấp. Các phương tiện điện tử ngày càng chiếm ưu thế so với ‘văn bản giấy’ trong giao
dịch thương mại tại Việt Nam. Thư điện tử, điện thoại di động, thậm chí các ứng dụng
chat cũng được doanh nghiệp tận dụng triệt để trong việc giao kết, trao đổi thông tin và
thực hiện hợp đồng. Pháp luật không định nghĩa về ‘chứng cứ điện tử’. Đây là thuật ngữ
thông dụng mà những người tham gia tố tụng, người làm công tác pháp luật, các bên
tranh chấp thường sử dụng. Từ các quy định của pháp luật, chúng ta có thể khái quát:
“Chứng cứ điện tử’ là tất cả những thông tin, dữ liệu được thu thập từ mạng máy tính như
internet, thư điện tử, fax, ứng dụng chat, hoặc các phương tiện/thiết bị điện tử như máy
tính, điện thoại di động, máy ảnh, v.v”
17 | P a g e
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
Theo khoản 2, điều 14, Luật giao dịch điện tử 2005: “Giá trị chứng cứ của thông
điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc
truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của thơng điệp
dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.” Pháp luật công
nhận giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử (DLĐT) nhưng vẫn thiếu các quy định cụ thể về
quy trình thu thập chứng cứ, căn cứ xác minh tính chính xác của DLĐT nên gây lúng
túng cho cơ quan tố tụng trong việc đánh giá, công nhận DLĐT là chứng cứ trong vụ án
dân sự và giải quyết tranh chấp thương mại điện tử. Thông thường, đương sự khơng thể
chứng minh được tính ngun vẹn của chứng cứ điện tử, không xác định được người
khởi tạo và truyền dữ liệu, tức là không chứng minh được sự thật khách quan.
Trong thực tiễn giải quyết các vụ án thương mại có những chứng cứ điện tử thì
đường lối xét xử vẫn ưu tiên các chứng cứ vật chất dễ chứng minh như: Văn bản, hợp
đồng có chứng thực, cơng chứng… Cịn các chứng cứ điện tử được xem xét mang tính hỗ
trợ cho các chứng cứ khác nếu phù hợp mà rất hiếm khi được sử dụng độc lập.
Chính vì những vấn đề nêu trên, quyền lợi người tiêu dùng trong vấn đề giải quyết
tranh chấp thương mại điện tử chưa thực sự được đảm bảo. Ví dụ, khi mua hàng trên
website hoặc mua hàng trên facebook,... Nếu xảy ra tranh chấp về vấn đề hàng hóa khơng
giống như được giới thiệu, người bán trong trường hợp này đã vi phạm khoản 1, điều 10,
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010:
“Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin
không đầy đủ, sai lệch, khơng chính xác về một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;
b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ.”
Tuy nhiên, trong mơi trường trực tuyến, khách hàng khó có thể chứng minh nick
facebook, những tin nhắn,.... có phải là của người bán hay khơng. Vì vậy, họ khó có thể
bảo vệ được quyền lợi của mình.
18 | P a g e
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
Thứ tư, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử chỉ tập trung
vào các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Thực tế, Tranh chấp trong TMĐT khơng chỉ
xảy ra trong q trình giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT mà còn có thể xuất hiện
trong q trình thanh tốn bằng hệ thống thanh toán điện tử, tranh chấp về tên miền - địa
chỉ website của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh bằng hình thức TMĐT hay tranh
chấp liên quan tới bảo vệ thông tin người tiêu dùng khi mua hàng qua các phương tiện
điện tử v.v. Ví dụ cụ thể về tranh chấp tên miền: các tranh chấp tên miền liên quan đến
hoạt động đầu cơ tên mieefntaji Việt Nam và đối với tên miền .com.vn hoặc .vn do cơ
quan quản lý tên miền, Bộ Bưu chính viên thơng quản lý chưa được giải quyết một cách
triệt để. Chẳng hạn như vụ tên miền www.Heineken.com.vn do Công ty cổ phần quốc tế
Kiên Cường đăng ký gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Heineken hoặc tên miền Dantri.com.vn
do Công ty cổ phần phần mềm và truyền thông Việt Nam đăng ký gây nhầm lẫn với tên
miền dantri.com.vn do Báo khuyến học và dân trí quản lý. Các vụ việc tranh chấp tên
miền cũng như tranh chấp bản quyền, bảo vệ thông tin người dùng…tại Việt Nam còn tồn
đọng khá nhiều, lý do là chưa có khung pháp lý đồng bộ và thỏa đáng để giải quyết các
vấn đề này.
4. Kết luận
Thời đại của chúng ta là thời đại đặc trưng bởi sự phát triển như vũ bão của công
nghệ thông tin. Sự phát triển của mạng Internet đã kéo theo sự ra đời và phát triển của
hình thức thương mại mới - thương mại điện tử. TMĐT có nhiều điểm khác so với
thương mại truyền thống. Do đó, trong TMĐT, các tranh chấp thương mại xảy ra đa dạng
và phức tạp hơn trong thương mại truyền thống. Tranh chấp trong TMĐT không chỉ xảy
ra trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT mà cịn có thể xuất hiện trong
q trình thanh tốn điện tử, tranh chấp về tên miền - địa chỉ website của các công ty,
doanh nghiệp kinh doanh bằng hình thức TMĐT hay tranh chấp liên quan tới bảo vệ
thông tin người tiêu dùng khi mua hàng qua các phương tiện điện tử… Pháp luật Việt
Nam dường như vẫn chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực này để giải
quyết thỏa đáng những vấn đề, tranh chấp phát sinh. Thực tế giải quyết các tranh chấp
trên cho thấy, việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại thông thường vào
giải quyết tranh chấp TMĐT hiện nay gặp nhiều khó khăn, bất cập như vấn đề thời gian
giải quyết tranh chấp, xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết, chứng cứ để giải quyết
19 | P a g e
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
tranh chấp v.v. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp, khuyến khích
người sử dụng Internet tham gia vào khi tham gia vào hình thức kinh doanh mới mė và
nhiều thuận lợi này, pháp luật Việt Nam cần hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại hiện nay để có thể áp dụng hiệu quả vào giải quyết tranh chấp phát sinh trong
TMĐT.
II. TÌNH HUỐNG
Câu 1: Website vn-mozzi.biz.vn kết hợp 2 loại hỡnh: website thng mi iờ Ôn t
bỏn hng v sn giao dịch thương mại điện tử.
- Căn cứ Khoản 1, Điều 25, Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT của Bộ Cơng
thương về Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử: “1.[14] Website thương
mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân
thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ
của mình.”
Website vn-mozzi.biz.vn được thiết lập để Sam Media tổ chức hoạt động quảng cáo
trúng thưởng nhằm xúc tiến thương mại, đồng thời cung cấp dịch vụ game và nhạc chờ
trên điện thoại. Với loại hình hoạt động trên, vn-mozzi.biz.vn trước hết là một website
thương mại điện tử bán hàng với người bán là Sam Media.
- Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT của Bộ Công
thương về Cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử”
“1. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là
thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để các thương nhân, tổ
chức, cá nhân khác có thể tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình mua bán hàng
hóa, dịch vụ trên đó.
Sam Media là chủ sở hữu website vn-mozzi.biz.vn, để mở rộng kinh doanh, Sam
kêu gọi các thương nhân khác tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hóa khác của họ trên web.
Như vậy Sam Media là tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, theo
đó website do doanh nghiệp này sở hữu cũng hoạt động theo mơ hình sàn giao dịch
thương mại điện tử.
Kết luận: Website vn-mozzi.biz.vn vừa là loại hỡnh website thng mi iờ Ô n t bỏn
hng va là loại hình sàn giao dịch thương mại điện tử.
20 | P a g e
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
Câu 2: Cách Sam kêu gọi các thương nhân tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hóa
khác của họ trên web là khơng hợp pháp.
Giải thích:
- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về Kinh doanh đa cấp:
“Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người
tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng,
tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người
khác trong mạng lưới.”
Căn cứ theo Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 5 của NĐ số 40/2018/NĐ-CP về
những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp:
“1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký
hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
c) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc
giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc
mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;”
Doanh nghiệp Sam Media kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng lại khơng
tn thủ theo Nghị định của Chính phủ về kinh doanh đa cấp, đã có các hành vi vi phạm
Nghị định. Cụ thể là Sam Media đã ra quy định người tham gia giới thiệu được ít nhất 1
thương nhân khác cùng tham gia để được cung cấp dịch vụ, hàng hóa khác của họ trên
web miễn phí. Ngồi ra, Sam Media còn bắt Thương nhân mới tham gia phải đóng phí 1
triệu đồng, nhưng khi kêu gọi được thương nhân khác tham gia, thương nhân trước đó sẽ
được nhận hoa hồng 1 triệu đồng. Như vậy đã vi phạm Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều
5 của NĐ số 40/2018/NĐ-CP về kinh doanh đa cấp.
- Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT về Các
hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử:
“ 1. Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:
21 | P a g e
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp
nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy
định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.”
Trường hợp này Sam Media chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán
hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương
thức đa cấp. Vì vậy hoạt động kinh doanh đa cấp trong môi trường thương mại điện tử
của doanh nghiệp là vi phạm pháp luật.
Kết luận: Cách Sam kêu gọi các thương nhân tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hóa
khác của họ trên web là vi phạm các quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp và
có hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp
khi chưa được cấp phép.
Câu 3: Việc xử của Sam đối với A là không đúng với quy định pháp luật.
- Căn cứ Khoản 1 Điều 38 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT: “Quy chế hoạt
động của sàn giao dịch thương mại điện tử phải được thể hiện trên trang chủ của
website.” Căn cứ Điểm l Khoản 2 Điều 38 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT về các
nội dung quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử phải bao gồm: “Biện
pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao
dịch thương mại điện tử.”
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 22 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT về Thủ tục
chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng dịch vụ thương mại điện tử và các dịch vụ trực
tuyến khác:
“2. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và website cung cấp các dịch vụ
trực tuyến khác phải công bố thơng tin minh bạch, đầy đủ về quy trình, thủ tục chấm
dứt hợp đồng, bao gồm các nội dung sau:
a) Các trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chấm dứt hợp
đồng và cách thức giải quyết hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng này;”
Tình huống trên khơng đề cập cơng ty Sam có cung cấp đầy đủ các thông tin như
pháp luật yêu cầu trên website hay không. Nên ta xem như website vn-mozzi.biz.vn chưa
cung cấp đầy đủ các thông tin đã được quy định cho khách hàng, khách hàng không nắm
được các quy định của trang web, các trường hợp bị chấm dứt hợp đồng.
22 | P a g e
Nhóm 10 - 2213PLAW3311
- Căn cứ khoản 3, điều 76 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT, theo đó “Thương
nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ khơng được lợi dụng các ưu thế
của mình trên môi trường điện tử để đơn phương giải quyết những vấn đề tranh chấp khi
chưa có sự đồng ý của khách hàng”
Có thể thấy việc cơng ty Sam nghi ngờ A vi phạm chứ chưa có bằng chứng rõ ràng
để khẳng định A đã vi phạm quy định của trang web mà đã tự động khóa vĩnh viễn tài
khoản của A khiến A bị mất toàn bộ số "xu" chưa sử dụng trong tài khoản, gây thiệt hại
cho A. Đây được coi là hành vi lợi dụng các ưu thế của mình trên mơi trường điện tử để
đơn phương giải quyết những vấn đề tranh chấp khi chưa có sự đồng ý của khách hàng.
Kết luận: Căn cứ theo những điều khoản pháp luật trên có thể khẳng định rằng việc
làm của công ty Sam Media là không đúng với quy định của pháp luật và gây thiệt hại
nghiêm trọng đến quyền lợi của khách hàng và ở đây là khách hàng A.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật thương mại 2005
Luật thương mại 1997
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Luật trọng tài Thương mại 2010
Văn bản hợp nhất số 14/VBNH-BCT về Thương mại điện tử
Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về Kinh doanh đa cấp
/> />ai_truc_tuyen_Nhung_van_de_phap_ly_dat_ra_cho_Viet_Nam
23 | P a g e