Lời mở đầu
Trong thời gian qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ
trong nhiều lĩnh vực. Việc gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam đang đứng trước
một cơ hội lớn song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức. Trong sự phát
triển của nền kinh tế, vấn đề nhu cầu về vốn là hết sức quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu
vốn cho sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp tuỳ theo hình thức pháp lý, điều kiện
doanh nghiệp và cơ chế quản lý tài chính của mỗi quốc gia mà có thể tìm nguồn tài trợ
sao cho phù hợp. Mỗi nguồn tài trợ sẽ có đặc điểm và chi phí khác nhau, vì vậy để giảm
thiểu chi phí sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ổn định tình hình tài chính,
đảm bảo năng lực thanh toán, mỗi doanh nghiệp cần tìm nguồn tài trợ sao phù hợp cho
riêng mình.
Nguồn tài trợ có thể giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề về huy động vốn và công tác
sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, làm cách nào để có thể huy
động nguồn tài trợ này một cách tối ưu, sử dụng có hiệu quả trong quá trình đầu tư, sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề cần được quan tâm. Với các doanh nghiệp
Việt Nam chúng ta việc tìm kiếm nguồn tài trợ cũng gặp nhiều khó khăn, một mặt chúng
ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi chúng ta phải đứng trước cạnh tranh của những
công ty lớn của nước ngoài có tiềm lực tài chính dồi dào. Vậy làm thế nào chúng ta tìm
kiếm được nguồn tài trợ thích hợp và sử dụng có hiệu quả? Thực tế việc quản lý nguồn
tài trợ này của doanh nghiệp Việt Nam có gì bất cập không? Để hiểu sâu vấn đề, nhóm
em xin trình bày đề tài “Quản trị nguồn tài trợ tại công ty bánh kẹo Hải Hà” sẽ cung cấp
những kiến thức về các hình thức tài trợ để giúp doanh nghiệp này tồn tại và phát triển.
Phần I: Cơ sở lí luận
1. Phân loại nguồn tài trợ:
Có nhiều cách để phân biệt nguồn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế
người ta thường dựa vào thời gian sử dụng và quyền sở hữu để phân chia chúng.
1.1 Căn cứ vào quyền sở hữu:
- Nếu căn cứ vào quyền sở hữu đối với các khoản vốn sử dụng thì toàn bộ tài trợ của doanh
nghiệp được chia thành nợ vay và vốn chủ sở hữu. Hai nguồn tài trợ có quan hệ đặc biệt với
nhau khi chúng xem xét cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp
Nguồn tài trợ đối với doanh nghiệp
Nợ vay Vốn chủ sở hữu
1. Những người tài trợ cho doanh nghiệp không
phải là người chủ sở hữu doanh nghiệp
1. Do các chủ sở hữu doanh nghiệp tài trợ
2. Phải trả lãi cho những khoản tiền vay 2. Không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huy
động được mà sẽ chia lợi tức cổ phần cho các
chủ sở hữu
3. Mức lãi suất trả cho các khoản nợ vay thường
là theo mức ổn định được thoả thuận khi vay.
3. Trừ cổ phần ưu tiên, lợi tức cổ phần chia cho
các cổ đông tuỳ thuộc quyết định của hội đồng
quản trị và nó thay đổi theo mức lợi nhuận mà
DN thu được
4. Có thời hạn, nếu hết thời hạn doanh nghiệp
phải trả cả lãi và gốc hoặc thoả thuận gia hạn
mới
4. Doanh nghiệp không phải hoàn trả những
khoản tiền đã huy động được trừ khi doanh
nghiệp đóng cửa thì sau khi giải quyết các vấn
đề có liên quan theo luật định thì tài sản còn lại
chia cho cổ đông (trường hợp này không áp
dụng đối với các cổ phần ưu đãi có thời hạn
đáo hạn cố định)
5. DN có thể thế chấp bằng tài sản hoặc nhờ sự
bảo lãnh
5. Doanh nghiệp không phải thế thấp hoặc nhờ
bảo lãnh
6. Lãi suất trả cho nợ vay được tính trong chi
phí hợp lý khi tính thuế thu nhập
6. Cổ tức không được tính trong chi phí hợp lý
khi tính thuế thu nhập mà lấy từ lợi nhuận sau
thuế để trả
1.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn
- Nếu căn cứ và thời gian sử dụng người ta phân chia toàn bộ nguồn tài trợ của doanh
nghiệp thành nguồn tài trợ ngắn hạn hoặc dài hạn, tuy nhiên trong thực tế người ta còn chia cả
tài trợ trung hạn, nhưng trong quản trị tài chính tài trợ chung hạn và dài hạn được ghép với
nhau vì chúng có những đặc điểm tương tự nhau. Sau đây là bảng phân biệt nguồn tài trợ ngắn
hạn và dài hạn
NGUỒN TÀI TRỢ
Tài trợ ngắn hạn Tài trợ dài hạn
1. Thời hạn hoàn trả của chúng trong vòng 1
Năm
1. Thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm
2. Không phải trả lãi cho những nguồn tài trợ
ngắn hạn được các nhà cung cấp tài trợ bằng
hình thức tín dụng thương mại
2. Phải trả lãi cho tất cả các loại tài trợ dài hạn
mà doanh nghiệp nhận được
3. Lãi suất các nguồn tài trợ ngắn hạn thường
thấp hơn nợ vay dài hạn
3. Lãi suất thường cao hơn lãi suất các nguồn
tài trợ ngắn hạn
4. Nguồn tài trợ ngắn hạn nhận được chủ yếu
dưới hình thức vay nợ
4. Nguồn tài trợ dài hạn nhận được có thể nhận
được dưới hình thức vốn cổ phần hay do vay nợ
2. Các nguồn tài trợ ngắn hạn:
2.1. Các khoản nợ tích lũy (phải nộp, phải trả).
Trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp thì nguồn tài trợ này không lớn lắm, nhưng đôi
khi nó cũng giúp doanh nghiệp giải quyết cho những nhu cầu vốn mang tính chất tạm thời. Các
khoản phải nộp phải trả trong doanh nghiệp bao gồm:
- Thuế phải nộp nhưng chưa nộp
- Các khoản phải trả cán bộ công nhân viên nhưng chưa đến kỳ trả
- Các khoản đặt cọc của khách hàng
- Phải trả cho các đơn vị nội bộ
2.2. Tín dụng thương mại (tín dụng nhà cung cấp)
Tín dụng thương mại là nguồn tài trợ ngắn hạn được các doanh nghiệp ưa chuộng bởi
thời hạn thanh toán rất linh hoạt. Công cụ để thực hiện loại hình tín dụng này phổ biến là
dùng hối phiếu và lệnh phiếu.
Mức độ sử dụng tín dụng thương mại của một doanh nghiệp tùy thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó chi phí của khoản tín dụng là yếu tố quan trọng.
Trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhà quản trị tài chính có thể tận
dụng tín dụng thương mại bằng cách trì hoãn thanh toán các khoản tiền mua trả chậm
vượt quá thời hạn phải trả. Khi việc trì hoãn thanh toán được áp dụng và không bị nhà
cung cấp phạt thì chi phí của khoản tín dụng thương mại giảm xuống.
2.3. Tín dụng ngân hàng:
2.3.1. Các hình thức vay vốn:
a) Vay từng lần:
Vay từng lần là hình thức vay trong đó việc vay và trả nợ được xác định theo từng lần
vay vốn.
Thủ tục vay: mỗi khi có nhu cầu vay doanh nghiệp cần làm đơn xin vay và gửi đến
ngân hàng các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vay.
Cho vay từng lần thường được ngân hàng áp dụng đối với các khách hàng có tiềm lực
tài chính hạn chế, có quan hệ vay trả không thường xuyên, không có uy tín với ngân hàng
b) Vay theo hạn mức tín dụng:
Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay trong đó việc cho vay và thu
nợ được thực hiện phù hợp với quá trình luân chuyển vật tư hàng hóa của người vay, với
điều kiện mức dư nợ tại bất kỳ mọi thời điểm trong thời hạn đã ký kết không được phép
vượt quá hạn mức tín dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng.
c) Tín dụng thấu chi:
Đây là một hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu vượt
số dư tài khoản tiền gửi trong một giới hạn (hạn mức tín dụng) và thời gian nhất định trên
tài khoản vãng lai.
d) Chiết khấu chứng từ có giá:
Chiết khấu chứng từ có giá là hình thức tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cung cấp
cho khách hàng dưới hình thức mua lại bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán.
Có 2 hình thức chiết khấu:
- Chiết khấu miễn truy đòi
- Chiết khấu truy đòi
e) Bao thanh toán:
Là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua
lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên
mua hàng thảo thuận trong hợp đồng mua, bán hàng
- Các phương thức bao thanh toán:
+ Bao thanh toán từng lần
+ Bao thanh toán theo hạn mức
Bao thanh toán cũng có hai hình thức: bao thanh toán có quyền truy đòi và bao thanh
toán không có quyền truy đòi.
2.3.2. Chi phí của các khoản vay ngắn hạn:
a) Chính sách lãi đơn: Theo chính sách này, người vay nhận được toàn bộ khoản tiền
vay và trả vốn gốc và lãi ở thời điểm đáo hạn.
b) Chính sách lãi chiết khấu: Theo chính sách này, ngân hàng cho người vay khoản
tiền vay bằng khoản tiền vay danh nghĩa trừ phần tiền lãi tính theo lãi suất danh nghĩa.
Khi đáo hạn, người vay sẽ hoàn trả cho ngân hàng theo giá trị danh nghĩa của khoản tiền
vay.
c) Chính sách lãi tính thêm: Thực chất của chính sách này là cho vay trả góp, tiền lãi
được cộng vào vốn gốc và tổng số tiền (gốc và lãi) phải trả được chia đều cho mỗi kỳ trả
góp.
d) Chính sách ký quỹ để duy trì khả năng thanh toán:
Khi vay vốn ngân hàng có thể yên cầu người vay phải duy trì một khoản ký quỹ để
đảm bảo khả năng thanh toán. Khoản ký quỹ này có thể coi là một loại chi phí thay thế
cho các loại chi phí trực tiếp khi vay mượn.
2.4. Thuê vận hành:
2.4.1. Khái niệm:
Thuê vận hành (còn gọi là thuê hoạt động hay thuê dịch vụ) là hình thức thuê ngắn
hạn, bên đi thuê có thể hủy hợp đồng và bên cho thuê có trách nhiệm bảo trì, đóng bảo
hiểm, thuế tài sản.
2.4.2. Quyền và trách nhiệm của người cho thuê và người thuê:
a) Người cho thuê:
- Nắm quyền sở hữu tài sản và đem cho thuê trong thời gian ngắn.
- Cung cấp toàn bộ các dịch vụ vận hành và mọi chi phí phục vụ sự hoạt động của tài
sản.
- Chịu mọi rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản cho thuê.
- Có quyền định đoạt tài sản khi kết thúc thời hạn cho thuê.
b) Người thuê:
- Trả các khoản tiền thuê đầy đủ để bù đắp chi phí bảo hành, bảo trì, và các dịch vụ
khác kèm theo.
- Không chịu rủi ro và thiệt hại đối với tài sản đi thuê.
- Có quyền hủy bỏ hợp đồng thuê bằng một thông báo gửi người cho thuê.
c) Đặc điểm của thuê vận hành:
- Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ đời sống hữu ích của tài sản
- Người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản.
- Do thuê vận hành là hình thức cho thuê ngắn hạn nên tổng số tiền mà người thuê
phải trả cho người co thuê có giá trị thấp hơn nhiều so với toàn bộ giá trị của tài sản.
d) Vai trò của nguồn tài trợ thuê vận hành:
- Tạo điều kiện cho các doanhh nghiệp hạn hẹp về ngân quỹ có cơ sở vật chất thiết bị
để sử dụng.
- Giúp bên thuê tránh được rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản do không phải
đầu tư một lượng vốn lớn để có tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục đích
kinh doanh của bên di thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được bảo đảm, từ đó tạo tiền đề
để hoàn trả tiền thuê đúng hạn.
3. Các nguồn tài trợ dài hạn
3.1. Phát hành cổ phiếu thường
- Các khái niệm:
+ Cổ phiếu thường là một chứng khoán thể hiện quyền sở hữu vĩnh viễn đối với
doanh nghiệp bởi không có sự dự kiến trước thời gian đáo hạn.
+ Số lượng cổ phần tối đa mà doanh nghiệp được quyền huy động được gọi là vốn
pháp định. Số lượng cổ phiếu tương ứng với số vốn pháp định được ghi trong điều lệ của
doanh nghiệp gọi là vốn điều lệ. Những cổ phần sẽ được đưa ra bán cho dân chúng đầu tư
gọi là cổ phần dự kiến phát hành và số lượng phát hành thường thấp hơn số lượng ghi
trong điều lệ. Mức chênh lệch giữa cổ phần được phép phát hành và cổ phần đã phát hành
gọi là cổ phần dự trữ.
+ Vốn cổ phần = Tổng giá trị tài sản - Các khoản nợ.
+ Giá trị ghi trên bề mặt cổ phiếu gọi là mệnh giá (Par Value).
Giá cả cổ phiếu trên thị trường gọi là thị giá.Trị giá cổ phiếu được phản ánh trong sổ sách
của doanh nghiệp cổ phần gọi là giá trị ghi sổ (Book Value). Mệnh giá chỉ có ý nghĩa khi
mới phát hành cổ phiếu hoặc trong thời gian ngắn. Thị giá phản ánh sự đánh giá của thị
trường, phản ánh lòng tin của nhà đầu tư đối với hoạt động doanh nghiệp. Thị giá thay
đổi xung quanh giá trị ghi sổ cổ phiếu tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
- Đặc điểm cổ phiếu thường:
+ Cổ đông cổ phiếu thường là chủ sở hữu doanh nghiệp cổ phần.
+ Cổ phiếu thường là lá chắn chống lại sự phá sản của doanh nghiệp.
+ Cổ phiếu trả linh hoạt.
+ Chi phí cổ phần thường mới cao hơn chi phí của lợi nhuận giữ lại.
3.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi
Trong phần chi phí vốn chúng ta chỉ ra tính trung gian giữa cổ phiếu thương và trái
phiếu của cổ phiếu ưu đãi.
Thông thường trong tổng số vốn huy động thì cổ phiếu ưu đãi chỉ chiếm một tỷ trọng
nhỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp việc sử dụng cổ phiếu ưu đão lại tỏ ra thích hợp.
Đó là khi mà doanh nghiệp muốn tăng vốn của chủ sở hữu, chống được sự phá sản của
doanh nghiệp nhưng lại không bị san sẻ quyền lãnh đạo. Tuy nhiên, khi mà tình hình tài
chính của doanh nghiệp gặp khó khăn thì việc trả lãi thường xuyên và cố định cũng là
điều bất lợi cho doanh nghiệp, nhưng họ cũng có thể hoãn trả lợi tức trong một thời gian
nhất định.Việc giải quyết chính sách cổ tức thường đi liền với quyền lợi của cổ đông cổ
phiếu ưu đãi và được quy định trong điều lệ của doanh nghiệp. Chẳng hạn khi các cổ
phiếu ưu đãi không được trả cổ tức thì các cổ đông của những cổ phiếu đó có thể được
quyền
3.3. Phát hành trái phiếu
* Trái phiếu có bảo đảm: đặc trưng của loại trái phiếu này là chúng được đảm bảo bằng
những tài sản của doanh nghiệp. Những tài sản đểđảm cho các trái phiếu phát hành
thường là các bất động sản của doanh nghiệp, trong một số trường hợp vật bảo đảm cũng
có thể là nhà xưởng hay những thiết bịđắt tiền.Khi phát hành trái phiếu thế chấp doanh
nghiệp có trách nhiệm giữ tài sản thế chấp trong tình trạng tốt nhất đểđảm bảo cho khoản
vay.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý thêm rằng một tài sản nào đó cũng có thể làm vật bảo đảm
(thế chấp) cho nhiều lần phát hành trái phiếu, có trường hợp doanh nghiệp phát hành ghi
rõ thứ tự của các lần phát hành đểưu tiên cũng có thể không cần ưu tiên nhưng tổng giá
trị của tất cả các trái phiếu không được lớn hơn giá trị của tài sản thế chấp. Như vậy, trái
phiếu có bảo đảm đem lại cho trái chủ mức độ an toàn khá cao.
* Trái phiếu không có đảm bảo: đây là loại trái phiếu phổ biến ở các doanh nghiệp.
Khác với trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu không có bảo đảm là trái phiếu không có một
tài sản cụ thể nào đểđảm bảo cho khả năng thanh toán của chúng, nhưng chúng vẫn được
đảm bảo chắc chắn bằng thu nhập tương lai và giá trị thanh lý của các tài sản của doanh
nghiệp theo thứ tựưu tiên của luật phá sản.
Trong luật phá sản của doanh nghiệp thì quyền lợi ưu tiên của các trái phiếu bao giờ cũng
đứng trước cổ phiếu, nhưng trong các trái phiếu thì các trái phiếu mới phát hành có thứ tự
ưu tiên cao hơn những trái phiếu đã phát hành trước chúng.
* Trái phiếu trả lãi theo thu nhập: trái phiếu trả lãi theo thu nhập là trái phiếu mà tiền
lãi chỉ được trả khi người vay (doanh nghiệp) thu được lợi nhuận. Khi lợi nhuận thấp hơn
số tiền phải trả thì trái chủ sẽ chỉ nhận được tiền trả bằng khoản thu nhập đó và không
được quyền tuyên bố người vay bị phá sản. Số tiền trả cho trái chủ còn thiếu được chuyển
sang những năm tiếp theo tuỳ
theo quy định trong khếước của hai bên.
Với doanh nghiệp thì loại trái phiếu này không hạn chế đòn cân nợ như những trái
phiếu khác bởi vì loại trái phiếu này có tính linh hoạt cao, rất thích hợp cho những doanh
nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính.
* Trái phiếu có lãi suất cố định: đây là loại trái phiếu phổ biến nhất trong các loại trái
phiếu doanh nghiệp. Lãi suất được ghi trên mặt trái phiếu (Coupon rate) và không thay
đổi suốt kỳhạn của nó.Việc thanh toán lãi trái phiếu cũng được qui định rõ và thông
thường trả lãi hàng năm 2 lần vào 30/6 và 31/12. Thông thường lãi suất ghi trên trái phiếu
được căn cứ vào lãi suất trái phiếu có kỳ hạn tương đương của kho bạc Nhà nước và mức
độ rủi ro của doanh nghiệp.
Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý rằng, lãi suất trả cho trái phiếu cốđịnh hàng năm nhưng giá
trị của trái phiếu thì thay đổi tuỳ thuộc vào những biến động của thị trường.
* Trái phiếu có lãi suất thả nổi: trong những giai đoạn có nhiều biến động trong nền
kinh tế thì lãi suất trên thị trường vốn thay đổi liên tục và do vậy các doanh nghiệp
thường phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi.
Tuy gọi là lãi suất thả nổi nhưng thực ra lãi suất của nó phụ thuộc vào một số nguồn
lãi suất quan trọng như lãi suất LIBOR (London Inter Bank Offered Rate) hoặc lãi suất
của trái phiếu này lấy lãi suất của trái phiếu kho bạc làm chuẩn và được định kỳ điều
chỉnh sau những khoảng
thời gian nhất định theo quy định.
Như vậy việc phát hành trái phiếu này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong điều kiện nền
kinh tế không ổn định, thị trường tài chính biến động không ngừng. Những trái phiếu này
thường tỏ ra phù hợp đối với những nhà đầu tư không ưa mạo hiểm, nhưng loại trái phiếu
này cũng có những nhược điểm như doanh nghiệp không thể phân biệt chắc chắn về chi
phí lãi vay của trái phiếu trong hoạch định ngân quỹ và việc quản lý trái phiếu cũng đòi
hỏi tốn nhiều thời gian hơn do phải
điều chỉnh lãi suất.
* Trái phiếu có thể thu hồi sớm:
Tuỳ theo tình hình tài chính của mình, một số doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng
cách phát hành trái phiếu có khả năng thu hồi sớm, tức là doanh nghiệp có thể mua lại
những trái phiếu vào một thời gian nào đó trước khi mãn hạn. Trong trường hợp này
người mua trái phiếu không kiếm được lãi suất mãn hạn (YTM). Như vậy, những trái
phiếu có khả năng thu hồi sớm phải được quy định ngay từ khi phát hành để người mua
trái phiếu được biết, phải quy định rõ về thời hạn, giá cả khi doanh nghiệp chuộc lại trái
phiếu.
3.4. Thuê tài chính
Thuê tài chính là việc nhận một khoản tín dụng trung, dài hạn thông qua việc thuê
máy móc, thiết bị và các động sản khác từ công ty cho thuê tài chính, qua đó khách hàng
có thể sử dụng tài sản thuê và thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thoả
thuận.
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy
móc thiết bị, phương tiên vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê
giữa Bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và Bên thuê là khách hàng.
Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản
khác theo yêu cầu của Bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với các tài sản thuê trong suốt
quá trình thuê.
Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã
được hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn. Khi kết
thúc thời hạn thuê, Bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài
sản đó theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận.
Đặc điểm thuê tài chính
- Thời gian thuê thường dài: Là khoảng thời gian tính từ thời điểm Công ty thanh toán
khoản tiền đầu tiên cho nhà cung cấp tài sản đến khi khách hàng trả hết nợ gốc, nợ lãi
thuê tài chính và các khoản chi phí khác đã được thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài
chính giữa Công ty và khách hàng. Thời hạn cho thuê được thỏa thuận giữa Công ty và
khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất xuất kinh doanh, thời gian thu hồi vốn của dự án
đầu tư, nguồn vốn cho thuê tài chính của Công ty. Với tổ chức nước ngoài, thời hạn cho
thuê tài chính không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc
giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho thuê tài
chính không vượt quá thời hạn được phép sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
- Các loại chi phí bảo trì, vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản…. đều do người thuê
chịu.
- Trong thời gian thuê, các bên không được hủy ngang hợp đồng nếu không có sự nhất
trí chung.
- Khi hết thời hạn thuê, tài sản đó có thể thuộc quyền bên đi thuê, hoặc bên đi thuê
được tiếp tục thuê tài sản đó, hoặc bên đi thuê được mua tài sản đó với giá rẻ hơn giá trị
còn lại của chúng
3.5. Vay ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian
Để đáp ứng nhu cầu trung và dài hạn, doanh nghiệp có thể vay vốn ở ngân hàng, các
tổ chức tài chính theo các hình thức sau:
*Vay theo dự án đầu tư
Tổ chức tín dụng ( TCTD) cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện các dự án đầu
tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Khi có nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp vay
phải hoàn tất hồ sơ vay vốn theo yêu cầu của TCTD. Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn,
nếu đủ điều kiện cho vay, TCTD thông báo cho doanh nghiệp và hai bên sẽ tiến hành ký
kết hợp đồng tín dụng trung và dài hạn. TCTD sẽ phát tiền theo tiến độ thi công công
trình hoàn thành, hoặc tiến độ thực hiện dự án.
*Vay trả góp
Với phương thức này, khi cho vay, TCTD và khách hàng xác định và thỏa thuận tổng
số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo chiều kì hạn trong
thời hạn cho vay đã thỏa thuận.
*Vay hợp vốn
Cho vay hợp vốn là phương pháp cho vay trong đó một nhóm TCTD cùng cho vay
đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong cho vay hợp vốn, một
TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp các TCTD khác. Hình thức này đòi hỏi với những
dự án lớn, đòi hỏi vốn đầu tư nhiều
4. Lựa chọn mô hình nguốn tài trợ
4 1. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và nguồn hình thành
Để hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường, lien tục doanh nghiệp cần
phải có TSCĐ và TSLĐ với một cơ cấu hợp lý phù hợp với tính chất, đặc điểm và quy
mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài sản này được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau, trong đó vốn chủ sở hữu và nợ là hai nguồn chính.
Đi sâu phân tích thành phần của TSLĐ cho thấy, TSLĐ có hai bộ phận: bộ phận có
tính biến động gọi là TSLĐ tạm thời, bộ phận có tính cố định gọi là TSLĐ thường
xuyên. Như vậy ,tổng tài sản thường xuyên của doanh nghiệp bao gồm: TSCĐ và TSLĐ
thường xuyên. Mức chênh lệch giữa tổng giấ trị tài sản với tổng giá trị tài sản thường
xuyên là giá trị TSLĐ tạm thời.trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp quy mô
TSLĐ thường biến động do đặc điểm luân chuyển của vốn lưu dộng và do tính chất thời
vụ… Ngoài ra, còn có thể xuất hiện những nhu cầu chi tiêu khẩn cấp, hoặc không thể thu
tiền theo dự tính nên doanh nghiệp cần phải có một khoản dự trữ an toàn.
4.2. Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ
Để duy trì quy mô tài sản, đảm bảo khả năng chi trả và hoạt động bình thường của
doanh nghiệp, đảm bảo giảm thiểu chi phí sử dụng vốn và hạn chế rủi ro… doanh nghiệp
cần phải lựa chọn được mô hình tài trợ thích hợp. Có ba phương án tài trợ:
- Sử dụng toàn bộ nguồn dài hạn (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) để tài trợ cho
tổng tài sản.
- Sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản thường xuyên (TSCĐ và TSLĐ
thường xuyên) và nguồn tài trợ ngắn hạn cho TSLĐ tạm thời
- Toàn bộ tài sản thường xuyên và một bộ phận tài sản tạm thời (bộ phận dự trữ an
toàn) được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, phần tài sản tạm thời còn lại được tài trợ bằng
nguồn vốn ngắn hạn
Cần lưu ý rằng, khi áp dụng giải pháp huy động vốn như trên thì trong những giai
đoạn doanh nghiệp không có nhu cầu tài trợ mang tính thời vụ, hoặc bất thường thì số
vốn nhàn rỗi tất yếu sẽ phải gánh chịu một lượng chi phí nhất định, dẫn tới làm tang chi
phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận xét: nếu lựa chọn phương án 1, doanh nghiệp sẽ có rủi ro thấp nhưng chi phí
sử dụng vốn cao. Nếu lựa chọn phương án 2, rủi ro tiềm ẩn đối với doanh nghiệp sẽ cao
hơn nhưng chi phí sử dụng vốn thấp hơn. Phương án 3 là trung gian giữa 2 phương án
trên, do đó có độ rủi ro và chi phí sử dụng vốn ở mức hợp lí. Bởi vì:
-Lãi suất nguồn tài trợ ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất tài trợ dài hạn.
- Lãi suất ngắn hạn biến động thường xuyên hơn lãi suất dài hạn.
- Dùng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho đầu tư dài hạn sẽ tăng nguy cơ rủi ro thanh
toán
Phần II: Thực trạng quản trị nguồn tài trợ của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
1.Thông tin khái quát
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty
bánh kẹo Hải Hà theo Quyết định số1991/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ
Công nghiệp; hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 ngày
20/1/2004 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 54,75 tỉ đồng.
Trong đó:
-Tỷ lệ cổ phần của nhà nước là 51% tương ứng: 27,92 tỉ đồng
-Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông khác là 49% tương ứng: 26,83 tỷ đồng.
Công ty có trụ sở chính đặt tại số 25 Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà
Nội.
Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm, đồ uống như bánh, kẹo, đường,
sữa, cà phê, đồ uống không cồn, nước khoáng…;
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;
- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.
Hoạt động chính
Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo.
Công ty có các Chi nhánh, Nhà máy phụ thuộc sau:
- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh;
- Chi nhánh Đà Nẵng;
- Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà I;
- Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà II.
Theo Quyết định số 288/QĐ-HĐQT ngày 09/6/2011 của Hội đồng quản trị Công ty đã
phê duyệt dự án “Di dời, đầu tư xây dựng Nhà máy bánh kẹo Hải Hà” tại Khu công
nghiệp VSIP Bắc Ninh, Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư là
485.043.079.000 VND (đã bao gồm thuế GTGT) được hình thành từ nguồn lợi nhuận thu
được từ dự án hợp tác đầu tư khai thác khu đất tại 25 Trương Định, Hà nội sau khi di dời
và nguồn quỹ đầu tư phát triển sản xuất của Công ty. Dự án bắt đầu được thực hiện từ
quý IV năm 2010 và dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ công trình vào quý IV năm 2015.
Do tình hình tài chính khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng nên tiến độ dự án hợp
tác đầu tư khai thác khu đất tại 25 Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội sẽ chậm lại
so với kế hoạch ban đầu. Theo đó, Công ty đã có công văn gửi Ban quản lý khu công
nghiệp VSIP Bắc Ninh cho phép Công ty tạm hoãn thời gian khởi công xây dựng nhà
xưởng từ quý 3 năm 2011 đến quý 4 năm 2012.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 30 tháng 06 năm 2012
MẪU B 01-DN
Đơn vị tính: VND
2. Phân tích tình hình
2.1 Nguồn tài trợ ngắn hạn
2.1.1 Tín dụng thương mại (tín dụng nhà cung cấp)
Trong số nợ của công ty chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản tiền mua chịu của nhà cung
cấp:
(Đơn vị VN đồng)
Chỉ tiêu 30/06/2012 01/01/2012
Phải trả người bán 34.057.602.430 53.702.972.318
Dựa vào bảng ta thấy đây là điểm thuận lợi đối với công ty. Công ty đã tạo được mối
quan hệ mua bán tốt đẹp với nhà cung cấp, nhờ đó chiếm dụng được một lượng vốn khá
lớn cho DN
2.2.2 Các khoản nợ tích lũy
(Đơn vị VN đồng)
Chỉ tiêu 30/06/2012 01/01/2012
Người mua trả tiền trước 1.248.965.877 9.463.483.416
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.365.665.147 5.742.001.438
Phải trả công nhân viên 19.980.463.624 18.706.324.995
Các khoản phải trả, phải nộp khác 6.540.791.546 6.670.754.682
Trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của công ty do nhiều nguyên
nhân khác nhau mà luôn nảy sinh những khoản nợ phải trả có tính chất chu kỳ. Các
khoản nợ này còn được gọi là nợ tích luỹ, chúng phát sinh thường xuyên trong hoạt động
kinh doanh, khi các khoản nợ này chưa đến hạn thanh toán thì doanh nghiệp có thể sử
dụng tạm thời vào hoạt động kinh doanh của mình.
Có thể thấy các khoản phải trả cho công nhân viên của công ty tăng lên như bảng số
liệu đã nêu ra, do quá trình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng và số
lượng công nhân viên mỗi năm đều tăng một lượng lớn để đáp ứng yêu cầu nhân sự của
công ty.
Từ đây ta có thể thấy rằng nợ tích luỹ là một nguồn tài trợ trong ngắn hạn rất lớn
của công ty, nó là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty phát triển, vì ngoài
các khoản nợ có tính chất thương xuyên thì đây được coi là nguồn tài trợ mà doanh
nghiệp tận dụng trước mà không phải trả chi phí.
2.1.3 Tín dụng ngân hàng:
TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
(*): Là các khoản tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng tại các ngân hàng với lãi suất
11%/năm, chi tiết như sau:
2.2 Nguồn tài trợ dài hạn
2.2.1Các khoản trả trước dài hạn
Chi phí trả trước dài hạn bao gồm chi phí trả trước tiền thuê đất tại khu công nghiệp Tân
Tạo và khu Công nghiệp VSIP – Bắc Ninh và các khoản chi phí trả trước dài hạn khác.
• Tiền thuê 2.565 m
2
đất tại Khu Công nghiệp Tân Tạo với đơn giá thuê
1.425.420 VND/m
2
, thời gian thuê là 45 năm kể từ năm 2005 theo Hợp đồng thuê đất số
309/HĐ-TLĐ/KD-05 ngày 10/05/2005 được ký kết giữa Công ty và Công ty Cổ phần
Khu Công nghiệp Tân Tạo.
• Tiền thuê 48.705 m
2
đất tại Khu Công nghiệp VSIP Bắc Ninh với đơn giá
thuê là 62USD/m
2
, thời gian thuê là 47 năm kể từ ngày 14/12/2010 theo Hợp đồng thuê
đất số 054B/055/056/057A ngày 14 tháng 12 năm 2010 được ký giữa Công ty Cổ phần
Bánh kẹo Hải Hà và Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh. Số dư tiền thuê đất Công ty đã trả
trước cho Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đến thời điểm 30/06/2012 là 55.585.464.607
VND.
• Các khoản chi phí dài hạn khác bao gồm công cụ, dụng cụ và các chi phí
khác được coi là có khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho Công ty với thời
hạn từ một năm trở lên. Các chi phí này được vốn hóa dưới hình thức các khoản trả trước
dài hạn và được phân bổ vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng phương
pháp đường thẳng trong trong vòng 02 năm theo các quy định kế toán hiện hành.
2.2.2 Chi phí đi vay
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua, đầu tư xây dựng hoặc sản xuất những
tài sản cần một thời gian tương đối dài để hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc kinh doanh
được cộng vào nguyên giá tài sản cho đến khi tài sản đó được đưa vào sử dụng hoặc kinh
doanh. Các khoản thu nhập phát sinh từ việc đầu tư tạm thời các khoản vay được ghi
giảm nguyên giá tài sản có liên quan.
Tất cả các chi phí lãi vay khác được ghi nhận vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh
doanh khi phát sinh.
2.2.3 Vay và nợ dài hạn
(Đơn vị: VN đồng)
Chỉ tiêu 30/06/2012 01/01/2012
Phải trả dài hạn khác 292.560.000 292.560.000
Dự phòng trợ cấp mất việc làm 4.025.542.078 3.598.051.456
2.2.4 Cổ phiếu và lãi cơ bản trên cổ phiếu
CỔ PHIẾU
LÃI CƠ BẢN TRÊN CỔ PHIẾU
Kết luận: Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong những công ty sản xuất bánh kẹo hàng
đầu Việt Nam. Cùng với bề dày lịch sử cùng với nhân viên nhiệt tình năng động, công ty
đã khéo léo sử dụng nguồn tài trợ của mình giúp công ty thực hiện những dự án lớn và
thu về cho mình những khoản lợi khủng lồ.
Phần III: Giải pháp cho công tác nguồn tài trợ cho công ty cổ phần bánh kẹo Hải
Hà
3.1Tạo dựng độ tin cậy
Để huy động vốn đầu tư từ các nhà tài trợ bản thân công ty Hồng Hà trên thị trường
bánh kẹo phải tạo dựng trong lòng các nhà tài trợ là họ có uy tín tạo ra cổ tức cho các cổ
đông khi đầu tư vào công ty họ và có những chính sách ưu đãi đối với họ, đảm bảo rằng
công ty có khả năng chi trả các khoản lãi vay và gốc theo đúng hợp đồng kí kết cho các
chủ nợ…Sự tin cậy đó được thể hiện trong những tài liệu chứng minh công ty họ làm ăn
có uy tín và tài liệu đó phải luôn rõ ràng để các nhà tài trợ khi nhìn vào sẽ không đặt dấu
chấm hỏi khi có nên đưa ra quyết định tài trợ không
Bộ máy kế toán tài chính của công ty cũng cần phải quan tâm hơn vì nó đóng vai trò
rất quan trong việc huy đọng khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu kinh
doanh, tổ chức sử dụng vốn của công ty sao cho hiệu quả nhất. Bộ máy kế toán sẽ xác
định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa chọn phương thức đẩy
mạnh kinh doanh làm cơ sỏ để huy động vốn,đảm bảo nguồn vốn phát triển hữu ích từ đó
nâng cao lợi nhuận của công ty. Ngoài ra nhà quản lý doanh nghiệp cũng cần phải coám
hiểu về kế toán để kiểm tra tíh chính xác của các nhân viên cấp dưới báo cáo, giúp cho
công tác quản lý, điều hành và ra quyết định được hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế
hơn.
Tóm lại công ty bánh kẹo Hồng Hà cần phải trung thực khi đưa các thông tin tài liệu
để chứng minh công ty mình luôn làm ăn có uy tín và đây là cơ sở để cho các nhà đầu tư
xác minh thông tin và tiến hành đầu tư mà không phải đặt dấu chấm hỏi.
3.2 Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty
Năng lực của công ty gồm: Khả năng quản lý doanh nghiệp, kĩ năng hoạt động, năng
lực tài chính, sự nhạy bén trong kinh doanh…Đây là yếu tố tiên quyết mà các nhà tài trợ
xem xét và cân nhắc rất kỹ khi quyết định đầu tư vào công ty. Nếu công ty có khả năng
về các mặt này thì đây là điều rất thuận lợi cho công ty để huy động vốn
Ngoài việc chủ động huy động vốn và trình bày các năng lực kinh doanh, Công ty Hải
Hà còn phải thể hiện cam kết tài chính của công ty đối với những hoạt động kinh doanh
cụ thể. Nhà tài trợ vốn sẽ luôn nhìn vào giá trị thực của công ty và các hệ số chuẩn mực
về tài chính. Công ty nên chuẩn bị các bản báo cáo tài chính về hiệu quả kinh doanh,
năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM…) , bởi chúng là những biểu hiện
rõ ràng nhất khả năng của công ty trong con mắt các nhà tài trợ. Báo cáo tài chính sẽ “tiết
lộ” hoạt động của công ty, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan
quản lý, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ,… về tình hình tài chính của
công ty.
3.3 Tài sản đảm bảo
Trong quá trình huy động vốn, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền vốn cần được đảm
bảo bởi tài sản hợp pháp của công ty. Công ty nên chứng tỏ về tài sản vô hình và hữu
hình đang sở hữu, đôi khi tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, kênh phân phối có
giá trị rất lớn cho việc phát triển.
3.4 Hạn chế rủi ro
Trong kế hoạch huy động vốn, vấn đề lo ngại nhất là có sự rủi ro về tài chính do sự
biến động về thị trường, tỷ giá ngoại tệ…chính vì vậy công ty nên có phương án giải
thích rõ ràng về tính tối ưu và khả thi của khoản tiền huy động, giải thích chi tiết rõ ràng
bao nhiêu thì có lợi bấy nhiêu.
Kết luận
Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tuỳ đặc điểm
quy mô, loại hình kinh doanh mà quyết định sử dụng nguồn tài trợ gì? Thời gian bao lâu?
Đầu tư mang lại hiệu quả gì cho doanh nghiệp? Đó là những câu hỏi mà bất kỳ nhà quản
trị đầu tư đều phải đặt ra.
Qua đây, chúng em xin có một số kiến nghị đối với nhà nước và các doanh nghiệp để
sử dụng nguồn tài trợ sao cho hiệu quả:
Đối với nhà nước:
Hoàn thiện cơ chế chính sách luật đầu tư đối với doanh nghiệp
Tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những dự án lớn và các dự án
ở vùng sâu vùng xa
Thực hiện ưu đãi về thuế với hoạt động đầu tư
Đối với doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược về đầu tư sao cho phù hợp, đúng đắn, tạo dựng uy tín trên thị
trường
Nâng cao tính chuyên nghiệp về đầu tư trên thị trường bằng các biện pháp: chú trọng
nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ chuyện nghiệp, am hiểu về thị trường tài chính, đầu
tư tài chính.
Đa dạng hoá hình thức đầu tư: trước mắt, doanh nghiệp nên ưu tiên đầu tư hiện có về độ
an toàn, tính thanh khoản và hiệu suất sinh lời. Về lâu dài, các chuyên viên tìm hiểu về
công tác đầu tư phải nghiên cứu thị trường, môi trường đầu tư, ứng dụng khoa học công
nghệ.