Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

báo cáo thực tập máy điện - khí cụ điện ngành điện tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 79 trang )

Lời nói đầu
Máy điện,khí cụ điện là những môn cơ sở,cơ bản chuyên ngành dùng cho các
ngành kỹ thuật điện.Nó được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống xã hội hằng
ngày và trong công nghiệp.
Ngày nay,có được phát triển ngày càng cao với công nghệ tiên tiến.Do đó mà
việc hiểu biết và học về máy điện,khí cụ điện và vi xử lí không chỉ phục vụ cho
việc học chuyên ngành điện mà còn phục vụ rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày.
Do vậy công tác thực tập về máy điện,khí cụ điện và vi xử lí trong trường đại học
giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các loại máy điện-khí cụ điện
khác nhau,thực hành về cách lập trình sẽ là những điều cần thiết và quan trọng
giúp sinh viên tiếp cận thực tế và củng cổ kiến thức đã được học trên lớp.
Qua thời gian thực tập,dưới sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô trong bộ môn đã
giúp em tiếp thu được một cách vững chắc và có bài bản những kiến thức này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
………………
1
PHẦN 1: THIẾT BỊ ĐO
§1: KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI THIẾT BỊ ĐO
1: Khái niệm
Thiết bị đo là một dụng cụ dùng để xác định các thông số về điện của các thiết bị
điện như điện trở ,dòng điện ,điện áp ….
2: Phân loại:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồng hồ khác nhau việc phân loai các
đồng hồ dựa theo nguyên tắc sau đây
- Theo cơ cấu chỉ thị gồm có
+ đồng hồ chỉ thị bằng kim
+đồng hồ chỉ thị bằng số (sử dụng LCD hoặc LED…)
- Theo chức năng
+ đồng hồ đo điện trở (Ω)
+ đồng hồ đo điện trở cách điện (MΩ)


+ đồng hồ đo điện áp (V,KV)
+ đồng hồ đo điện trở (A,KΩ)
+ đồng hồ vạn năng
§2: MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VÀ CẤU TẠO CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ ĐO
1:Mục đích sử dụng:
Thiết bị đo được sử dụng để đo các đại lượng cần quan tâm trong trạng thái hoạt
động vận hành khai thác và bảo dưỡng
2: Cấu tạo và yêu cầu sử dụng:
- Đồng hồ gồm hai bộ phận chính đó là cơ cấu đo và cơ cấu chỉ thị
- Cơ cấu đo gồm mạch đo và nguồn
- Cơ cấu chỉ thị gồm hai loại đó là chỉ thị bằng số và kim chỉ thị
- Bộ phận chỉnh định :Núm vặn ở phía trên vỏ hộp của đồng hồ và các dạng thang
đo trên đó
+ Thang đo điện trở (Ω,KΩ)
+ ACV ;Thang đo điện áp xoay chiều(V,KV)
+ DCV ;Thang đo điện áp một chiều (V,KV)
+DCmA; Thang đo dòng điện một chiều
Chú ý: Trên mỗi thang đo đếu có các mức đo khác nhau, khi đo thì phải vặn núm
điều chỉnh về các vị trí đo cho phù hợp
• Yêu cầu sử dụng :
-Trước khi tiến hành đo phải chọn thang đo phù hợp với mục đích đo
-Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ
2
-Tạo tiếp xúc tốt giữa hai đầu của que đo đồng hồ và thiết bị cần đo
§3: CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO
1. Khái quát chung :
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau mà ta có thể sử dụng các loại đồng hồ
khác nhau cho phù hợp
Từ đồng hồ ta có thể xác định được các thông số điện cần thiết .Trên mặt đồng hồ
ta chế tạo hai hay nhiều lỗ cắm để lấy các đầu đo,ta phải xác định hai đầu đo cần

thiết để đo các thông số cần quan tâm .Lấy hai đầu đo xác định được chỗ tiếp xúc
hai đầu dây quấn của dụng cụ cần đo điện ví dụ như điện trở ,tụ điện ,cuộn dây
….Tiếp xúc sao cho điện trở tiếp xúc càng lớn càng tốt.
Với đồng hồ một chức năng ta chỉ cần bật nguồn và đọc thông số trên mặt đòng hồ
đo .Còn đối với đồng hồ ta phải điều chỉnh đúng thang cần đo và đọc thông số trên
thang đo tương ứng
Đồng hồ vạn năng có nhiều nấc chỉnh định nhiều thông số khác nhau trên mặt
đồng hồ đo .
2; Đồng hồ MΩ kế.

Đồng hồ MΩ kế được dùng để xác định điện trở cách điện ,thường dùng để xác
định điện trở cách điện trong máy điện khí cụ điện và các loại thiết bị khác
- Đồng hồ MΩ bao gồm
+ Loại chỉ thị bằng kim
+ Loại có cơ cấu chỉ thị bằng số
- Yêu cầu sử dụng .Tương tự như đối với đồng hồ vạn năng nhưng chú ý
trước khi đo cần tiếp mát cho một đầu
3
H1 hình ảnh đồng hồ M
3: Ampe kìm
-Ampe kìm là dụng cụ để đo dòng điện có hình dạng giống như cái kìm, dùng để
đo dòng điện qua đoạn dây trong mạch
- Cấu tạo. Nó có cấu tạo như một máy biến áp đo lường, khi đó ta kẹp ampe kìm
vòng qua đoạn dây,Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ ta có thể đo được cường
độ dòng điện
Như vậy:so với các thiết bị đo khác thì ampe kìm là dụng cụ đo an toàn đối với
nguời sử dụng bởi vì ta thấy nó không tiếp xúc trực tiếp với đại lượng đo (dòng
điện)
3.Đồng hồ vạn năng
4

H2.Hình ảnh ampe kìm
Dùng để đo điện trở có giá trị vài trăm K trở xuống,đo dòng AC,DC ,đo dòng điện,
có thể dung thang đo điện trở ở mức x1,x10 để kiểm tra có thông mạch hay không.
4. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng
a. Để đo điện trở
Quy trình đo:
+ Quay công tắc xoay ở trên mặt đồng hồ về thang đo điện trở
+ Điều chỉnh thang đo cho phù hợp với giá trị của điện trở đó có thể có các nấc
như nấc x1,x10,x100,x1000, khi nếu chưa biết được giá trị thực của điện trở đó là
bao nhiêu thì ta cứ để thang đo điện trở là x10k,
+ Chạm hai que đo của đồng hồ vào nhau và vặn núm điều chỉnh để chỉnh không
cho đồng hồ
+ Dùng hai que đo của đòng hồ đặt vào hai đầu điện trở khi đó kim trên đồng hồ sẽ
hiện giá trị của điện trở(giá trị thực của điện trở =giá trị của kim chỉ x thang đo)
• Lưu ý :Không được đặt giá tri của thang đo cao quá hoặc thấp quá so với giá
trị điện trở cần đo,cụ thể nếu ta đặt giá trị thang đo điện trở với giá trị cao
quá thì sẽ có sai số lớn, còn nếu đặt giá trị của thang đo điện trở thấp quá
thì sẽ không biết rõ giá trị cần đo.
b: Để đo giá trị điện áp DC,AC.
5
H3.Hình ảnh đồng hồ vạn năng
- Đo điện áp AC : chuyển thang đo về thang đo điện áp AC để thang đo cao
hơn điện áp cần đo 1 cấp
- Nếu để thang đo điện áp cao quá thì khi đọc giá trị điện áp sẽ không chính
xác
• Chú ý không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp
xoay chiều ,nếu để nhầm sẽ làm cháy đồng hồ
- Đo điện áp DC:
Khi đo ta phải chỉnh đồng hồ về thang đo DC của đồng hồ .Khi đó ta cắm que đo
vào nguồn dương và que đen vào nguồn âm của mạch điện và đọc thông số cần đo

trên đòng hồ
Từ các dụng cụ trên ta có thể áp dụng cho các loại máy điện và khí cụ điện như sau
a) Đối với máy điện
Đối với máy điện thì dùng đồng hồ đo để xác định các thông số sau
Nội trở là nội trở của cuộn dây như sơ cấp thứ cấp của máy biến áp ,cuộn dây roto,
stato trong máy điện quay các cuộn kích từ ….nội trở là một thông số xác định
Điện trở cách điện ,ta dùng các thiết bị đo để xác định điện trở cách điện của các
cuộn dây với vỏ và giữa các cuộn dây với nhau,thông qua các thông số này ta có
thể xác định được các thông số của cuộn dây đánh giá được chất lượng phần điện
trong máy mức độ an toàn cho người khai thác và vận hành
Xét thiết bị điện:
Tên thiết bị : Máy điện dị bộ roto lồng sóc 3 pha
Thông số biển máy f=50hz,P= 270w, n
dm
=2750v/p, cosφ=0,72,Δ/Y= 220/380,
η=69%
Các thông số tiến hành đo được như sau
Nội trở : Cuộn 1: 39Ω, Cuộn 2: 38,7Ω, Cuộn 3: 39Ω
Đo điện tở cách điện : Cuộn 1-2:60MΩ,
Cuộn 2-3:60MΩ,
Cuộn 1-3:60MΩ,
Cuộn 1-vỏ:20MΩ ,
Cuộn 2-vỏ:20MΩ,
Cuộn 3-vỏ:18MΩ
Nhận xét :các cuộn dây cách điện với nhau và cách điện với vỏ là khá tốt
b) Đối với khí cụ điện
6
Thiết bị đo dùng để xác định các tiếp điểm thường đóng thường mở của các khí cụ
điện ,điện trở ,nội trở của cuộn dây điện trở cách điện của các cuộn dây với vỏ của
khí cụ điện xem nó còn an toàn hay không

Khi tiến hành xác định các tiếp điểm thường mở và thường đóng của khí cụ điện
ta có các điều kiện như sau
Đối với tiếp điểm thường đóng thì R≈0
Đối với tiếp điểm thường mở thì R=∞
Đối với cuộn hút của các khí cụ điện thì giá trị điện trở của nó là một giá trị xác
định
Ngoài ra thiết bị đo còn dùng để để đánh giá tình trạng của các phần tử như dây
chảy ,phần tử đốt nóng ……trong các thiết bị điều khiển bảo vệ
- Các ví dụ thực tế
+) Tên : Contactor SC35AA
Loại :SC-2N
Thông số : 220v 220v-240v 440-480v 550-600v
75w 10w 15w 15w
Thông số đo : Nội trở cuộn dây 2KΩ
Cặp tiếp điểm có nội trở là 1L
1
-2T
1
= vc , 3L
2
-4T
2
= vc
5L
3
-6T
3
=vc, 23-24=vc ,13-14=vc,41-42=vc,31-13=vc
Đánh giá : cặp tiếp điểm thường mở là 1L
1

-2T
1
= vc, 3L
2
-4T
2
= vc ,5L
3

-6T
3
=vc, 23-24=vc. Các cặp tiếp điểm thường đóng là 41-42=vc,31-13=vc
Dựa trên việc quan sát bên ngoài và đo các số liệu ta kết luận công tắc tơ
còn tốt
§4: CÁC LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐỒNG HỒ
1:Đối với đồng hồ vạn năng thì :
Trên đông hồ vặn có các thang đo và các chế độ đo được điều chỉnh bằng các công
tắc xoay trên mặt của đồng hồ, khi ta tiến hành đo thì phải lưu ý chỉnh đúng thang
đo và chế độ đo cho phù hợp,Khi đã kiểm tra kĩ thì mới cho phép tiến hành cấp
nguồn vào để đo, khi đọc thông số thì phải đọc đúng thông số trên thang đo tương
ứng.
Nếu không thực hiện các lưu ý trên thì dẫn đến việc đọc sai kết quả ghi trên đồng
hồ,thậm chí gây cháy đòng hồ và hỏng cả các thiết bị cần đo,gây lãng phí
Sau khi đo xong thì đồng hồ phải đưa về trạng thái OFF
2: Đối với đồng hồ đo điện trở cách điện thì
Do đặc điểm của đòng hồ đo điện trở cách điện là đòng hồ chỉ có một chức năng là
đo điện trở do đó mà cách sử dụng của nó tương đối dễ dàng,khi ta muốn đo điện
7
trở cách điện thì ta chỉ cần đặt hai đầu que đo vào các cuộn tương ứng hoặc vào
cuộn dây với vỏ máy ,khi đó ta nhấn nút ở trên đồng hồ và tiến hành đọc kết quả

trên đó,lưu ý khi ta nhấn nút thì phải nhấn nhanh và khi đã rõ kết quả của phép đo
là bao nhiêu thì ta phải nhả tay ra ngay không được để lâu,do trong đồng hồ đo
điện trở cách điện thì nguồn pin được kích lên 500v do đó khi ta cấp nguồn vào thì
không được để lâu sẽ làm nóng và làm hỏng cách điện
Khi ta thực hiện phép đo điện trở cách điện để xác định xem cách điện giữa các
cuộn dây với nhau và cách điện giữa các cuộn dây với vỏ có còn tốt hay
không,thông thường thì các giá trị điện trở cách điện này lớn hơn 0,5MΩ là đảm
bảo an toàn cho người vận hành khai thác
3: Đối với ampe kìm thì
Ampe kìm là một dụng cụ chủ yếu dùng để đo dòng điện chạy trong một pha nào
đấy tuy nhiên trên ampe kìm thì cũng có các thang đo khác như thang đo diện áp
xaoy chiều và thang đo điện áp một ciều, do đó khi ta tiến hành đo đối với dụng cụ
này thì phải chỉnh thang đo cho dụng cụ,tránh để nhầm lẫn khi đo,có thể dẫn đến
cháy dụng cụ đo
PHẦN II: MÁY ĐIỆN
§1: MÁY BIẾN ÁP
1: Tổng quát về máy biến áp
a: Khái niệm:
Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh dùng để biến đổi hệ thống điện xoay chiều này
thành hệ thống điện xoay chiều khác có trị số về dòng điện và điện áp khác nhau
nhưng có cùng tần số.Nó được sử dung rộng rãi trong các ngành công nghiệp và
đời sống sinh hoạt hàng ngày
b: phân loại máy biến áp
- Theo số pha chúng ta có
+loại máy biến áp một pha
+ loại máy biến áp ba pha
+ loại máy biến áp nhiều pha
- Theo số cuộn dây
+ Máy biến áp một cuộn dây
+ Máy biến áp hai cuộn dây

+Máy biến áp nhiều cuộn dây
- Theo hệ số máy biến áp
+Máy biến áp tăng áp
+Máy biến áp hạ áp
- Theo chưc năng
8
+Máy biến áp điện lực
+ Máy biến áp đo lường
+ Máy biến áp tín hiệu
- Theo công suất
+ Máy biến áp có công suất nhỏ
+Máy biến áp có công suất trung bình
+Máy biến áp có công suất lớn
- Theo cấu tạo cuả lõi thép
+Lõi thép kiểu trụ
+ Lõi thép kiểu bọc
c: Cấu tạo chung
- Lõi thép :Dùng làm mạch từ gồm gông từ và trụ từ là nơi để đặt cuộn
dây,theo hình dạng lõi thép người ta chia thành lõi thép kiểu trụ và lõi thép
kiểu bọc
Phần trụ là nơi để đặt cuộn dây và kí hiệu là chữ T
Phần gông là nơi để khép kín mạch từ kí hiệu là chữ G
Lõi thép của máy biến áp có hai kiểu trụ và kiểu bọc
Các lá thép sau khi được ghép sẽ được đai chắc chắn bằng xà ép và đai chắc chắn
bằng bulong phải ghép chặt để tránh làm tổn thất từ trường trong máy
Trụ từ có hình chữ nhật cho biết cấu trúc đơn giản nhưng khi quấn dây sẽ không
chặt,gây tiếng kêu khi làm việc thì dùng nó cho công suất bé ngoài ra thì trụ từ có
thể là có tiết diện là hình vuông hoặc hình thang ứng với các máy có công suất lớn
hơn
- Dây quấn : Thường làm bằng đồng có tiết diện hình tròn công suất nhỏ hoặc

hình chữ nhật <công suất lớn >cách điện của dây quấn thường là catong
prepan hoặc vải tẩm dầu
Kiểu dây quấn là kiểu đồng tâm trên nhiều lớp
Dây quấn có dây quấn cao áp và dây quấn thấp áp .Theo quan điểm cách điện thì
cuộn cao áp được quấn bên ngoài và cuộn thấp áp được quấn bên trong để thuận
tiện cho việc cách điện ,còn nếu theo quan điểm tỏa nhiệt thì cuộn có dòng lớn thì
được quấn bên ngoài để phù hợp theo quan điển tỏa nhiệt của máy biến áp,đôi khi
người ta quấn 2 cuộn thấp áp và cao áp xen kẽ nhau cuộn thấp áp nằm ngoài gần
lõi thép loại này có lợi cho cả quan điểm tỏa nhiệt và cách điện
- Vỏ máy và các bộ phận khác
Thùng máy biến áp làm bằng thép chứa dầu biến áp và máy biến áp đảm bảo cho
vệ sinh và tỏa nhiệt
Nắp thùng có các trụ làm bằng sứ để đấu dây
9
Bộ phận làm mát có thể là làm mát cưỡng bức bằng quạt gió bên ngoài hoặc làm
mát tự nhiên bằng gió theo kiểu đối lưu thông qua các ống tản nhiệt bê ngoài của
vỏ máy
Trụ đấu dây thường được chế tạo bằng nhựa hoặc bằng sứ có nhiệm vụ nối dây từ
trong máy biến áp ra ngoài và cách điện với vỏ máy
Các bộ phận khác : Bình dẫn dầu các thiết bị bảo vệ và các thiết bị khác
- Các thông số của máy biến áp
+ Công suất định mức
+ Điện áp sơ cấp định mức U1dm
+ Dòng điện phía sơ cấp định mức I1dm
+ Điện áp thứ cấp định mức U2dm
+ Dòng điện phía thứ cấp định mức I2dm
+ Tần số đinh mức fdm
+ Điện áp ngắn mạch
- Những chú ý khi sử dụng máy biến áp
+- Điện áp đưa vào máy biến áp không được phép lớn hơn điện áp định mức

+Không được để máy biến áp làm việc quá công suất định mức
+ Đặt máy biến áp ở nơi sạch sẽ, thoáng mát
+Máy mới mua hoặc lâu ngày không sử dụng, trước khi dùng phải dùng phải
kiểm tra xem điện có chạm ra vỏ hay không
2: Các loại máy biến áp
a: Máy biến áp một pha
• Kết cấu chính và các thông số cơ bản của máy biến áp 1 pha
+Máy biến áp một pha thì cấu tạo chính của nó thì nó gồm hai phần đó là mạch từ
và mạch điện ,mạch từ của nó thì bao gồm các lá thép kĩ thuật điện được ghép lại
với nhau tạo thành một khung từ, dây quấn được quấn trên đó như hình vẽ, và dây
quấn của nó chính là mạch điện của máy biến áp,dây quấn thì được chia thành
cuộn sơ cấp và thứ cấp việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối bởi vì khi
ta sử dụng thì cuộn nào được đấu vào nguồn cần biến đổi thì đó chính là cuộn sơ
cấp của máy biến áp còn cuộn nào được đấu vào tải thì đó là cuộn thứ cấp
Các thông số cơ bản của máy biến áp một pha
- Công suất định mức (VA)
- Điện áp định mức: (V)
- Dòng điện định mức: (A)
* Cách kiểm tra đánh giá chất lượng máy biến áp
10
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài máy biến áp
- Dùng đồng hồ Megaohm kiểm tra điện trở cách điện
- Thí nghiệm không tải
- Kiểm tra cuộn dây, xà ép khung từ
b: Máy biến áp ba pha
• Cấu tạo và các thông số cơ bản
Máy biến áp 3 pha được tạo bởi 3 máy biến áp 1 pha riêng biệt và được nối với
nhau 1 cách thích hợp
- Lõi thép: có 3 trụ để quấn dây (trụ từ) và gông từ để khép kín mạch từ. Lõi
thép làm từ các lá thép kĩ thuật điện hai mặt phủ sơn cách điện và ghép lại

thành hình trụ
- Dây quấn: Có 6 dây quấn (bằng đồng) được bọc cách điện, quấn quanh trụ
+ 3 dây quấn nhận điện vào
+ 3 dây quấn lấy điện ra
Cách kiểm tra đánh giá chất lượng máy biến áp
* Đo điện trở cách điện của mỗi cuộn dây so các cuộn còn lại và vỏ (đất)
* Thí nghiệm không tải máy biến áp
11
H.4.hình ảnh máy biến áp 3 pha
- Thông thường dòng không tải pha giữa luôn nhỏ hơn dòng không tải hai
pha còn lại
- Dòng không tải hai pha bìa không được lệch nhau quá 2% . Có thể dùng
phương pháp so sánh với kết qủa thí nghiệm xuất xưởng hay lần thí nghiệm
* Kiểm tra tổ đấu dây:
-Thiết bị: nguồn một chiều có điện áp thấp (1,5 V - 6V) ,Vôn mét có thang
đo nhỏ (mV)
-Tiêu chuẩn : Tổ đấu dây phải phù hợp với số liệu xuất xưởng và ghi trên
nhãn máy
* Đo tỉ số K:
Nguyên tắc : Đo tỉ số biến tất cả các nấc biến áp .Tỉ số biến của máy biến áp
là tỉ số điện áp dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp khi máy biến áp ở
không tải
12
Lưu ý: Khi đo tỉ số biến điện áp thí nghiệm không nhỏ hơn 1% điện áp định
mức Khi đo cần phải biết sơ đồ đấu dây bên trong để chọn pha nối tắt của
cuộn dây ,tránh được sai số do cảm ứng
Tiêu chuẩn : Tỉ số biến không được sai khác quá 2% số liệu của nhà chế tạo
• Cách đấu nối cuộn dây trong máy biến áp 3 pha
Các cuộn dây của máy biến áp sau khi quấn xong có thể đấu nó theo hình Y
hoặc ∆ hoặc theo hình zíc zắc. Nếu ta gọi các đầu vào (các đầu đầu) của

cuộn dây sơ cấp là A, B, C. Còn các đầu ra là X,Y,Z. Còn cuộn thứ cấp
tương ứng là: a, b, c là các đầu đầu và x,y,z là các đầu cuối
- Nếu các cuộn dây pha ở phía sơ cấp đấu với nhau theo hình Y thì các đầu
X, Y, Z được đấu chụm lại với nhau thành 1 điểm, còn các đầu A,B,C được
đưa tới nguồn
- Nếu các cuộn dây pha ở sơ cấp đấu theo hình ∆ thì có 2 kiểu đấu, đầu của
cuộn dây này đấu với cuối cuộn dây kia để tạo thành mạch kín còn các đầu
A,B,C được nối với nguồn
* Chú ý: Khi nhà máy sản xuất máy biến áp có ghi trên biển máy các giá trị
định mức của máy và cách đấu các cuộn dây là Y hay ∆ thì ở mạch sơ cấp ta
phải tuân theo trình tự đó
Ví dụ nhà máy ghi đấu Y mà ta đi đấu ∆ thì khi đó điện áp U
fa
∆=
3
. U
faY

vậy có thể dẫn đến cháy máy biến áp. Ngược lại thì điện áp ra nhỏ đi và
không tận dụng hết công suất của máy biến áp và không đủ điện áp ra mạch
thứ cấp máy biến áp
* Tổ đấu dây trong máy biến áp 3 pha:
Tổ đấu dây máy biến áp được xác định là chỉ số của véc tơ điện áp thứ cấp
(như chỉ số giờ của kim giờ) khi cho véc tơ điện áp sơ cấp (là kim phút)
đang chỉ vào số 12 trên mặt đồng hồ. Cần lưu ý các hệ thống véc tơ điện áp
sơ cấp và thứ cấp phải là các hệ thống véc tơ thứ tự thuận thì khái niệm tổ
đấu dây mới có nghĩa (có như vậy, toàn bộ hệ thống véctơ đều quay đồng bộ
theo chiều dương "ngược chiều kim đồng hồ", góc lệch pha tương đối giữa
các hệ thống véc tơ mới không đổi).
Tổ đấu dây máy biến áp là một thông số cấu trúc cơ bản, thể hiện góc lệch

pha tương đối (gần đúng) giữa các hệ thống véc tơ điện áp sơ cấp và thứ cấp
d:Máy biến áp tự ngẫu ba pha
13
• . Thông số:
Tên máy: TSGC1
Công suất:15 kVA
380 V/ 20 A
220 V/8 A
f = 50 - 60 Hz
U
2
= 0 - 430V
* Thông số đo:
- Nội trở:
+ a-x: 21.5 Ω
+ b-y: 6.2 Ω
+ c-z: 2.6 Ω
- Điện trở cách điện:
+ax-by: 210 M Ω
+ax-cz: 210 M Ω
+ by- cz: 180 M Ω
+ax- vỏ: 110 M Ω
+ by- vỏ: 100 M Ω
14
H.5.hình ảnh máy biến áp tự ngẫu 3 pha
+cz- vỏ: 80 M Ω
• . Sơ đồ nguyên lý:
* Đặc điểm cấu tạo
- Máy có 3 thớt cách điện với nhau, mỗi thớt là 1 pha
- Trên mỗi thớt có 1 cuộn dây, có 5 chổi than

- Dây quấn là loại dây quấn 1 lớp, quấn hình trống
- Trục quay quay giá đỡ chổi, chổi than quay làm thay đổi điện áp ra. Có 12 đầu
dây tương ứng 3 cuộn dây
* . Mục đích sử dụng:
Người ta sử dụng máy biến áp tự ngẫu 3 pha để tạo ra các cấp điện áp đối xứng
- Nếu điện áp ở 3 pha đầu vào là 220 V thì ta đưa vào các đầu A
1
, B
1
,

C
1
; Thay
đổi vị trí chổi than bằng cách chỉnh con lăn, ta thu được điện áp ra có giá trị
từ 0 đến 430 V, giá trị cụ thể được chỉ bằng kim trên mặt máy biến áp
- Nếu điện áp ở 3 pha đầu vào là 380 V thì ta đưa vào đầu A, B, C. Việc lấy
điện áp ra được tiến hành tương tự như trên
* Vị trí 0: Là vị trí chổi than tiếp xúc với 1 vòng hoặc không tiếp xúc với 1 vòng
dây nào, tại đó áp ra bằng 0. Nếu nhìn từ ngoài khi tháo cửa sổ, nó là vị trí không
có cuộn dây (vòng dây)
- Về mặt điện: nếu tiến hành đo vị trí 0 thì nội trở R min (1 vòng dây) và Rmax (0
vòng dây)
- Chỉnh định 0 cho 3 pha: Ta xác định độ lệch về cơ khí, sau đó tiến hành điều
chỉnh trục của từng cuộn cho đến khi độ lệch là nhỏ nhất
e:Máy biến áp nạp acquy
15
Điện áp đầu vào được đưa qua 1 máy biến áp ba pha hạ áp để được giá trị phù hợp
với bộ nạp acquy, đưa tới bộ chỉnh lưu diot chỉnh lưu thành dòng điện 1 chiều để
nạp vào acquy

f:Máy biến áp chiếu sáng
16
H6.hình ảnh máy biến áp nạp acquy
1. Sơ đồ trụ đấu dây trên mặt máy biến áp chiếu sáng:
u, v là đầu đầu và đầu cuối của cuộn dây 1 pha.
2. Sơ đồ 6 đầu dây và cách đấu:
Sơ đồ đấu dây của 1 pha, 2 pha còn lại đấu tương tự
17
H7b.bên trong của MBA chiếu sáng
H7a.Mặt đấu dây bên ngoài của MBA chiếu sáng
* Trong máy biến áp này có 3 trụ đấu dây, mỗi trụ lại có 2 trụ quấn dây giống hệt
nhau. Cuộn dây quấn đều trên các trụ và đưa ra 6 đầu ở trên, 4 đầu ở dưới trong
mỗi trụ
- Cuộn sơ cấp và thứ cấp đấu đồng tâm trên trụ từ
g : Các hư hỏng thường gặp của máy biến áp
Máy biến áp bị quá nhiệt
- Quá nhiệt do quá tải, quá tải do đặt máy không đủ công suất, do đồ thị phụ tải
biến động quá lớn nên máy bị quá tải từng lúc, từng mùa. Nếu bị quá tải trong thời
gian dài => cách điện của máy bị phá hủy dẫn đến chạm chập, mặt khác khi đối
lưu của dầu xảy ra mạnh hơn làm khuấy cặn dầu và chất lượng dầu sẽ kém, các bộ
tiếp xúc bị nóng, chóng hỏng.
- Quá nhiệt do nhiệt độ môi trường xung quanh máy biến áp tăng quá cao, trong
trường hợp đặt máy trong phòng hẹp, điều kiện thông gió kém, về mùa nóng nhiệt
độ xung quanh cao => cần tiến hành đo nhiệt độ ở các khu vực cách máy biến áp
(1.5-2) m, thông gió kịp thời và được tính toán sao cho nhiệt độ của không khí ở
đầu vào và đầu ra của hệ thống gió khác nhau không quá 15
o
C.
- Quá nhiệt do mức dầu quá thấp: 1 phần lõi sắt và dây quấn nhô lên trên dầu
không được làm mát => biện pháp khắc phục là đổ thêm dầu tới mức bình thường

* Máy biến áp xuất hiện tiếng kêu không bình thường:
- Ngắn mạch giữa các pha với nhau hoặc giữa các vòng dây
- Xà ép khung từ không chặt => sinh ra dòng Fuco
- Mối ghép giữa trụ và gông từ không khít
- Các lá thép bên ngoài bị rung => dùng bìa cách điện chèn kĩ các lá thép đó
- Máy biến áp bị quá tải hoặc tải của các pha mất đối xứng quá nhiều => cần giảm
tải và bố trí lại các tải cho đều hơn.
- Điện áp đặt vào máy biến áp tăng
* Các sự cố đứt dây quấn, đứt dây nối đất hoặc ngắn mạch 1 số vòng dây
* Các sự cố xảy ra ở thùng dầu
- Dầu biến áp tràn ra ngoài, màu sắc dầu thay đổi đột ngột.
- Dầu bị nóng, không bình thường có thể do phần cánh tản nhiệt, mức dầu quá thấp
§2 MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU
18
1: Khái niệm động cơ điên một chiều và máy phát điện một chiều và ứng dụng của
nó trong thực tế
19
H8a.Stato của máy điện một chiều
H8b.Roto của động cơ một chiều
Động cơ điện một chiều một loại máy điện quay có chức năng biến đổi năng lượng
dòng điện một chiều thành cơ năng
Máy phát điện một chiều là máy điện quay biến đổi năng lượng cơ năng thành
nặng lượng điện một chiều
Máy điện một chiều được ứng dụng rộng rãi trong thực tế như
Trong các hệ thống truyền động vận chuyển hàng hóa hệ thống tời neo,dùng trong
hệ thống thang máy ,máy phát điện một chiều thì được dùng để biến đổi năng
lượng cơ năng trực tiếp thành năng lượng điện một chiều dùng trong các hệ thống
điện trên tàu thủy mà không phải thông qua chỉnh lưu từ dòng xoay chiều
2: Nhận biết máy điện một chiều qua cấu tạo trình bày các thông số cơ bản của các
loại máy điện một chiều trong phòng thí nghiệm

Nhận biết:
Vỏ máy được chế tạo từ thép đúc có hình dạng là hình trụ tròn bề mặt ngoài của
nó thì trơn đều không có gân tản nhiệt .
Nhiệm vụ của vỏ máy điện một chiều không chỉ để bảo vệ các phần bên trong của
máy mà còn làm nhiệm vụ dẫn từ trong máy điện một chiều.Trên vỏ máy của máy
điện một chiều thì có hàng ốc vít dùng để bắt các cự từ chính và cực từ phụ của
máy điện một chiều nó lồi hẳn ra ngoài mặt của vỏ máy. Ta có thể phân biệt với
máy điện đồng bộ bởi vì,trên máy điện đồng bộ thì cũng có hàng ốc để bắt cực từ
của máy tuy nhiên hàng ốc này thì không dày bằng hàng ốc bắt ở trong máy điên
một chiều do máy điện đồng bộ thì không có cực từ phụ mà chỉ có sun từ làm
nhiệm vụ khép kín mạch từ và làm giảm từ thông tản qua không khí.Một điểm
khác biệt nữa giữa máy điện một chiều và máy điện đồng bộ đó là hàng ốc của
máy điện đồng bộ thì nằm chìm vào bên trong của vỏ may chứ không lồi hẳn ra
bên ngoài như của máy điện một chiều
Khi nhận biết máy điện một chiều thì ta có thể thấy ngay được đặc điểm đặc trưng
của máy điện một chiều đó là nó có hệ thống chổi than cổ góp và vỏ máy của nó
thì có cửa sổ để quan sát hệ thống này .Đối với máy điện đồng bộ có công suất
trung bình và nhỏ thì nó cũng có hệ thống chổi than cổ góp nhưng thường đi kèm
với nó đó là hệ thống chổi than và vành trượt nhờ có đặc điểm này mà ta có thể
nhận biêt được máy điện một chiều và máy điện xoay chiều
Các thông số cơ bản của máy điện một chiều
Trên biển máy của máy điện một chiều thì khi đó ta thấy có các thông số sau
Ta lấy ví dụ một động điện một chiều
P = 3KW U
Kt
=220V
20
U = 220V I
kt
= 0,573A

I =17,2A
N = 1500 V/P
Ta thấý trên biển máy của máy điện một chiều có ghi các thông số trên ta có
P: là công suát tiêu thụ định mức
U: là điện áp định mức đặt vào phần ứng của động cơ
I: Là dòng điện định mức chạy trong phần ứng của động cơ
n
dm
; là tốc độ quay định mức của động cơ
U
kt
và I
kt
là điện áp và dòng điện kích từ của động cơ
3,Kiểm tra đánh giá máy điện một chiều thì bao gồm hai phần đó là kiểm tra phần
điện và kiển tra phần cơ
- Kiểm tra phần cơ
+Kiểm tra các thông số ghi trên vỏ máy xem chúng có khớp với lí lịch máy hay
không.Các chi tiết có thiếu gì không tình trạng phần đầu nối dây quấn <nếu máy
kiểu hở>,tình trạng các bộ phận dẫn dòng ,tình trạng tiếp xúc các đầu dây dẫn ,đến
bảng cực chổi than và vành trượt
+Kiểm tra vỏ máy: Kiểm tra lớp sơn cách điện ,các ốc các vít đã xiết chặt hay
chưa,các gân tản nhiệt còn tốt hay không ,còn nguyên vẹn hay sứt mẻ gi không
,nếu bị nứt vỡ lớn thì phải tiến hành hàn hoặc thay thế khi nứt vỡ lớn
+Kiểm tra trục roto có quay tròn đều hay không ,nếu trục quay khó khăn thì phải
tiến hành kiểm tra vòng bi có bị vỡ hay không, nếu bị vỡ phải tiến hành thay thế
bôi trơn ,kiểm tra xem trục roto có bị vênh cong hay không nếu cần thiết phải tiến
hành tiện lại,riêng đối với động cơ một chiều thì phải tháo hệ thống chổi than cổ
góp để kiểm tra sự quay động cơ có trơn đều hay không.
-Kiểm tra phần cơ khí xem có chi tiết nào bị hỏng hay không ,mất mát hoặc nứt vỡ

,kiểm tra lại các bulong bắt nắp trên thân máy xem có chi tiết nào có tiếng kiêu lạ,
kiểm tra roto xem có bị cong vênh hay không nếu như cong vênh quá thì phải tiến
hành nắn tiện lai roto nếu cần thiết và sau khi nắn tiện xong thì phải xem roto đã
quay nhẹ nhàng hay chưa
- Kiểm tra dây nối còn tốt hay không Kiểm tra xem hệ thống chổi than cổ góp có bị
sứt mẻ hay không ,lò xo giữa chổi than và giá đỡ chổi than còn tốt hay không ,nếu
chổi than mòn quá thì phải thay thế ,kiểm tra tiếp xúc giữa chổi than và cổ góp có
còn tốt hay không nếu không thì ta chỉnh lại lực tì của lò so lên chổi than hoặc
kiểm tra bề mặt chổi than,cổ góp ,vành trượt để có biện pháp khắc phục kịp thời
.Nếu vành trượt bị mòn xước bị lõm có nhiều mùn than dồn lại trong các rãnh thì ta
21
phải dùng dẻ mềm lau sạch dùng chổi sơn quét hoặc dùng dẻ tẩm xăng để lau,mặt
khác cũng có thể dùng khí nén hoặc cật tre để làm sạch bui bẩn ở trong các rãnh
đó.Sau đó dùng dùng dấy ráp có độ cứng vừa phải quấn đều một vòng quanh chu
vi cổ góp ,dùng tay quay trục rô to của máy đều đặn cho đến khi cổ góp của máy
nhẵn và đều đặn là được,Nếu chổi than bị xước ta cũng có thể dùng dấy ráp đánh
đều cho dến khi chổi than nhẵn bóng và vừa khít với cổ góp là được
- Kiểm tra phần điện
+Dùng đồng hồ van năng kiểm tra xem cuộn dây có bị đứt hay không ,nếu
cần thiết phải tiến hành quấn lại cuộn dây.
+Dùng đồng hồ Megaom kế để đo điện trở cách điện giữa các pha với nhau
và các pha với vỏ nếu bị chập ,chạm hoặc cách điện không đều phải tiến
hành bảo dưỡng
4: Cách kiểm tra xác định các cuộn dây của máy điện một chiều và các phương
pháp dấu dây của máy điện một chiều
a: :Cách kiểm tra xác định các cuộn dây của máy điện một chiều
Trong máy điện một chiều thì thường có 6 đầu dây đưa ra 6 trụ đấu dây trong máy
điện một chiều ,trong đó thông thường thì máy một chiều thường kích từ theo
phương pháp kích từ hỗn hợp do đó trong 6 dầu dây ra chắc chắn có 2 đầu của
cuộn kích từ nối tiếp,hai đầu của cuộn dây kích từ song song và hai đầu của cuộn

dây phần ứng,Nếu 6 đầu dây ra này thì được kí hiệu ở trên trụ đấu dây đó là
H1H2 là hai đâù của cuộn dây phần ứng,
C
1
C
2
là hai đầu của cuộn dây kích từ nối tiếp,
F
1
F
2
là hai đầu của cuộn dây kích từ song song .
Trong trường hợp mà các kí hiệu trên trụ đấu dây bị mất thì ta có thể dựa vào
phương pháp sau để xác định đó là
Do đặc điểm của cuộn kích từ song song đó là cuộn có số vòng dây nhiều tiết diện
dây nhỏ do đó khi ta đo nội trở của 3 cuộn dây trên thì cuộn nào có nội trở lớn
nhất thì đó là cuộn dây kích từ song song,nếu nhìn bằng mắt thường thì nó được
22
quấn trên bề mặt cực từ chính của stato máy điện một chiều,còn lại hai cuộn dây
đó là cuộn dây kích từ nối tiếp và cuộn dây phần ứng có nội trở tương đương nhau.
Sau khi đã xác định được cuộn dây kích từ song song ta dùng đồng hồ đo và xác
định các đầu dây còn lại đâu là của cuộn nối tiếp và đâu là hai đầu của cuộn dây
phần ứng ,ta tiến hành rút chổi than ra và tiến hành đo lại một lần nữa nếu thấy
điện trở của cuộn nào khi đo là vô cùng thì đó là cuộn dây phần ứng còn nếu điện
trở của cuộn nào giữ nguyên thì đó là cuộn dây kích từ nối tiếp.
Ta có thể thấy đặc điểm của cuộn dây kích từ nói tiếp đó là cuộn này có số vòng
dây ít và tiết diện dây tương đối lớn và tín hiệu trên đó là tín hiệu dòng.Cuộn dây
phần ứng thì được quấn ở rãnh của roto máy diện một chiều các đầu dây ra thì
được đưa tới các phiến góp, tập hợp nhiều phiến góp này thì tạo thành cổ góp
b: Các phương pháp đấu dây của máy điện một chiều

Trong máy điện một chiều kích từ hỗn hợp thì ta phải đấu sao cho cuộn kích từ nối
tiếp và kích từ song song phải đấu sao cho chúng có tác dụng trợ từ đối với phần
ứng của máy điện
Ta có sơ đồ đấu nối như sau
Wu
Rdc
Wnt
W//
Nếu hai cuộn kích từ nối tiếp và kích từ song song được đấu theo kiểu khử từ thì
tốc độ của động cơ sẽ giảm đi.vì vậy ta có thể có phương pháp sau để nhận biết
đâu là cách đấu dây theo kiểu trợ từ trong máy điện một chiều
Ta quy ước
1 là đầu đầu của cuộn dây phần ứng
23
2 là đầu đầu của cuộn kích từ song song
3 là đầu đầu của cuộn dây phần ứng
Ta mắc theo sơ đồ kích từ hỗn hợp ta cần cấp nguồn và đo tốc độ ta được tốc độ
n1.Sau đó ta đảo đầu đầu của cuộn nối tiếp và giữ nguyên các đầu còn lại ta cấp
nguồn và ta đo tốc độ của động cơ và ta đo được tốc độ là n,so sánh hai tốc độ n1
và n2 ta có
+ nếu n1>n2 mắc như lúc ban đầu thì là đúng hai cuộn có tác dụng trợ từ
+ nếu n1<n2 mắc như phương pháp thứ 2 thì là đúng hai cuộn có tác dụng trợ từ
 Chú ý: Khi làm việc phải cấp kích từ trước khi cấp điện cho phần ứng vì khi
mất kích từ: I
ư
=
kt
RRu
EU
+


còn lại I= U/R
ư
. Do R
ư
lớn => I
ư
tăng cao gây cháy
phần ứng.
5: Quy trình sơn tẩm sấy và quy trình tháo lắp máy điện một chiều và nhữn lưu ý
cần thiết
a: Quy trình sơn tẩm sấy
Máy điện sau khi được vệ sinh sạch sẽ ,rửa để máy điện khô ráo sau đó ta tiến hành
sấy sơ bộ để máy điện nóng lên tiếp theo ta sẽ tiến hành sơn và tẩm các cuộn dây
của máy điện có hai cách sơn tẩm cuộn dây đó là sơn tẩm và sơn phủ
Sơn tẩm đảm bảo cho sơn ngấm sâu ,đều vào bên trong cuộn dây,sợi dây các rãnh
của lõi thép để tăng cường cách điện cho cuộn dây,sơn phủ phải tiến hành sau khi
sơn tẩm để bảo vệ và chống lại sự xâm nhập của hơi ẩm từ bên ngoài vào cuộn dây
máy điện
Các bước tiến hành sơn tẩm và sơn phủ như sau
+ Sấy khô cuộn dây máy điện ở một nhiệt độ 110 trong vòng từ (16-24h)
Trong quá trình sấy khô đảm báo điện trở cách điện không thay đổi giữa trong
khoảng thời gian cuối cùng
Để nhiệt độ máy điện hạ xuống còn nhiệt độ t=50độ trong vòng từ một đến 2 giờ
Sấy tẩm sơn đạt nhiệt độ khoảng 80độ sau đó nhúng cuộn dây từ từ vào bể chứa
sơn chú ý quan sát các bọt khí nổi lên đảm bảo hết bọt khí và sơn đã ngấm sâu đều
vào các rãnh các vòng dây của máy điện thì ta nhấc cuộn dây ra ngoài
Sau khi đưa máy điện ra ngoài để một thời gian cho chảy hết phần sơn thừa thì ta
tiến hành đưa máy vào buồng sấy khô,sấy tới khi nhiệt độ T=110độ để sơn
khô.Trong quá trình sấy chú ý toàn thân cho máy điện .Thời gian sấy khoảng từ

(10-16h)sau đó đưa máy điện ra ngoài để kiểm tra
24
Có thể tẩm và sấy lại vài lần tùy theo yêu cầu thực tế
Để cho máy điện nguội dần nhiệt độ hạ xuống còn 20-30độ thì tiến hành sơn phủ
có thể dùng chổi quet nhẹ đều lên toàn bộ cuộn dây của máy điện
- Quá trình sấy các máy điện
Sấy là quá trình đưa hơi ẩm từ bên trong máy ra ngoài quá trình này dựa trên hai
nguyên lí sau
Hơi ẩm chuyển dịch từ sự chênh lệch nhiệt độ, do đó bề mặt ra ngoài của vật cần
sấy ,bề măt của vật cần sấy phải thoáng để hơi nước dễ bay hơi
Do sự chênh lệch về áp suất và độ ẩm môi trường giá trị điện trở cách điện phụ
thuộc vào nhiệt độ và thời gian sấy.Trong khoảng 1 vài giờ đầu điện trở cách điện
giảm xuống do có sự thoát ra của hơi ẩm .Sau đó nó tăng lên và ổn định khi thời
gian sấy đạt từ 10-16h.Nhiệt độ sấy không tăng lên đột ngột tránh sự co dãn đột
ngột của chất cách điện gây hiện tượng nứt vỡ bề mặt cách điện.Độ gia tăng của
nhiệt độ trong quá trình sấy,khoảng 4% nhiệt càng cao thì điện trở cách điện càng
nhỏ
Phương pháp sấy
+ Sấy bằng nguồn điện ngoài,Nguồn nhiệt được sấy từ điện trở sấy ,tủ sấy bằng
điện trở hay các bóng đèn sợi tóc có công suất lớn phương pháp này thuận tiện
nhưng trong quá trình sấy phải đảm bảo an toàn vì thường xuyên xảy ra cháy
nổ,không an toàn
+Sấy bằng dòng ngắn mạch
+ Sấy bằng tổn hao phụ
+ Sấy bằng gió hoặc tổn hao cơ học
Trong thực tế phải sấy cho đến khi nào ta sờ vào màng sơn không thấy dính ,giá tri
điện trở phải ổn định khi sấy phải đưa máy hoặc phần cần sấy vào tủ, buồng sấy
tránh để bi bụi bẩn bám vào
b : Quá trình tháo lắp và những lưu ý trong quá trình tháo lắp
- Quá trình tháo

Trước khi tháo ta phải tiến hành kiểm tra sơ bộ, đánh giá tình trạng chung của máy
điện một chiều, kiểm tra xem cac phần cơ khí ,tiến hành lập biên bản về tình trạng
kĩ thuật của máy thậm chí lưu ý lại các chỗ cần thiết các chỗ đặc biêt của máy
trước khi tháo
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ tháo các loại cole búa,ba-lăng, kìm đồng hồ đo và
dụng cụ đánh dấu cần thiết như bút ,băng dính
Cắt điện treo biển “cấm đóng điện đang sửa chữa”và tháo cầu chì nếu có
25

×