Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

NÂNG CAO NĂNG lực THANH TOÁN QUỐC tế của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM TS TRẦN NGUYỄN hợp CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.68 KB, 11 trang )

NNG CAO NNG LC THANH TON QUC T CA CC NGN HNG
THNG MI VIT NAM.
TS. Trần Nguyễn Hợp Châu
Khoa Ngân hàng-Học viện Ngân hàng-Hà Nội
Vit Nam ngy cng hi nhp sõu v rng vo nn kinh t th. Thc hin
nhng cam kt quc t v m ca lnh vc ngõn hng trong m phỏn WTO v hip
nh thng mi Vit -M (BTA) ang v s to iu kin cho cỏc ngõn hng nc
ngoi tham gia, m rng hot ng kinh doanh ti Vit Nam. Tuy nhiờn, s gia tng
cỏc chi nhỏnh, ngõn hng 100% vn nc ngoi, vn cú tim lc mnh v ti chớnh,
cụng ngh cng nh trỡnh qun lý nht l trong lnh vc thanh toỏn quc t
(TTQT) nh ANZ, HSBCó, ang v s cnh tranh mnh m vi cỏc NHTM
trong nc. Vi thc t ny, buc cỏc NHTMVN phi cú chin lc phỏt trin lõu
di cú th tn dng c hi, vt qua thỏch thc trong thi hi nhp. Bi vit
nhm ỏnh giỏ nng lc TTQT ca cỏc NHTMVN, t ú xut gii phỏp nõng cao
cht lng v hiu qu ca hot ng ny.
I. Thc trng nng lc TTQT ca cỏc NHTMVN
1. Doanh s TTQT
Nhỡn chung doanh s TTQT ca cỏc NHTMVN u tng mnh. Cỏc ngõn
hng khụng ngng u t mnh m vo dch v TTQT. Hiu qu hot ng TTQT
cng tt hn, th hin s lng hot ng TTQT tng nhanh trong nhng nm qua
v doanh thu do hot ng TTQT mang li nhiu hn. So vi kim ngch xut nhp
khu, doanh s TTQT qua h thng NHTMVN hng nm u chim trờn 80%. T l
cũn li thuc v mt s trng hp nh hng i hng, thanh toỏn trc tip ti biờn
gii bng tin mt v thanh toỏn qua h thng ngõn hng cú yu t nc ngoi.
Biu 1: Doanh s TTQT giai on 2007 2011 ca NHTMVN
n v: t USD
Nguồn: (Báo cáo thường niên của VCB từ năm 2007-2011)
Doanh số TTQT của các NHTMVN tăng một phần không nhỏ là do doanh số
thanh toán XNK tăng rất nhanh. Chúng ta có thể thấy rõ qua việc so sánh doanh số
TTQT của các NHTMVN với kim ngạch XNK của cả nước.
Biểu đồ 2: Doanh số TTQT với kim nghạch XNK năm 2007- 2011


Đơn vi: tỷ USD
105.68
127.62
109.25
129.15
171.07
111.24
143.4
127.04
155.6
203.66
0
50
100
150
200
250
Nm 2007
Nm 2008
Nm 2009
Nm 2010
Nm 2011
DSTTQT
KNXNK
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB từ năm 2007-2011 & Tổng cục thống kê)
Qua biểu đồ trên ta thấy: tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu qua các năm là rất
cao, thể hiện tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Doanh số thanh toán xuất nhập
khẩu của các NHTM cũng tăng cả về thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu. Về thanh
toán xuất khẩu: doanh số thanh toán xuất khẩu của các NHTM bao gồm doanh số
thanh toán theo hình thức L/C, nhờ thu và chuyển tiền đến các tổ chức, dự án và

định chế tài chính. Trong đó phương thức chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng cao cả về
doanh số lẫn số món. Việc chiết khấu chứng từ hàng xuất (tài trợ sau khi giao hàng)
được thực hiện phần lớn cho các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực được thanh toán qua các NHTM là: dầu thô, gạo,
thuỷ sản, dày dép, dệt may, cao su, chè ;Về thanh toán nhập khẩu: nhìn chung các
mặt hàng nhập khẩu chính được thanh toán qua hệ thống NHTM theo phương thức
L/C, nhờ thu là những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam gồm xăng dầu, sắt thép và
máy móc thiết bị
2. Thị phần TTQT
Cùng với sự gia tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu và mức độ hội nhập kinh
tế ngày càng sâu và rộng thì hoạt động TTQT của các NHTMVN cũng được đẩy
mạnh cả về quy mô cũng như danh mục sản phẩm dịch vụ liên quan, nhằm đáp ứng
tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, theo các hiệp ước song phương Việt
Nam đã ký với các nước, ngày càng nhiều chi nhánh NHNNg được phép hoạt động
tại Việt Nam. Các định chế tài chính này cùng nhau khai thác dịch vụ TTQT. Chúng
ta có thể thấy rõ, hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít
những thách thức đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng trong nước khi
phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài - vốn đã rất mạnh về tiềm lực tài
chính mà còn có kinh nghiệm trong việc phát triển các dịch vụ tài chính hiện đại. Kể
từ đầu năm 2011, các ngân hàng nước ngoài được đối xử bình đẳng như ngân hàng
trong nước theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới. Và thực tế thì trong một
hai năm trở lại đây, các NHNNg đã nhanh chóng đẩy mạnh dịch vụ tại Việt Nam,
đặc biệt là mảng dịch vụ bán lẻ và dịch vụ TTQT. Với năng lực tài chính lớn mạnh,
uy tín toàn cầu, chất lượng dịch vụ cao, cạnh tranh từ khối ngân hàng này sẽ ngày
càng là thách thức lớn với các ngân hàng thương mại trong nước. Hơn nữa, với dịch
vụ TTQT thì yếu tố an toàn luôn được đặt lên hàng đầu thì việc ngày càng có nhiều
doanh nghiệp Việt Nam tìm đến với các ngân hàng nước ngoài là điều hoàn toàn dễ
hiểu. Trước mắt, với kinh nghiệm hoạt động lâu năm tại thị trường nội địa, mạng
lưới rộng, các quan hệ đã gây dựng, ngân hàng trong nước sẽ vẫn có lợi thế. Tuy
nhiên, nếu các NHTM trong nước không cải tiến dịch vụ và hoạt động một cách

hiệu quả, họ sẽ phải chia sẻ thị phần và lợi nhuận với những người khổng lồ như
HSBC, ANZ, Standard Charter Bank…
Đồ thị 1: Diễn biến thị phần TTQT của NHTMVN và NHNNg
Đơn vị: %
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NHTM)
Biểu đồ 3: Thị phần thanh toán quốc tế của các NHTMVN so với NHNNg
năm 2010, 2011
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của các NHTM)
3. Ứng dụng công nghệ trong thanh toán quốc tế
Nghiệp vụ TTQT có mức độ phức tạp, rủi ro cao và thông thường giá trị
thương vụ rất lớn. Để hạn chế những rủi ro trên, ngoài nâng cao trình độ của đội ngũ
cán bộ thực hiện nghiệp vụ thanh toán thì điều quan trọng đó là ứng dụng khoa học
công nghệ tiên tiến trên thế giới vào nghiệp vụ TTQT. Một số phần mềm core
banking đang được sử dụng rộng rãi tại các ngân hàng như: Siba; Bank 2000;
SmarkBank, Teminos T24 (hệ thống được đánh giá cao nhất trong các phần mềm
mà NHTMVN đang sử dụng).
Bảng 1: Phần mềm hệ thống các NHTMVN áp dụng
STT
Ngân hàng
Hệ thống phần mềm
áp dụng
Xếp hạng từ năm
2007- tháng 4/2012
1
VCB, BIDV,
VietinBank, MSB …
Silver Lake SIBS Axis
10,10,10,9,9,8
2
Techcombank,

Teminos T24
4,4,4,4,4,3
Sacombank, SeAbank,
MB, VP Bank
3
ACB
TCBS - The Complete
Banking Solution
8,8,8,10,10,10
4
VIBank, HDBank
System Access Symbols
core banking
12,10,9,10,9,10
5
MHB, Đại Á
TI core ( Transinfotech -
Singapore)
6
Habubank, PG Bank,
LienVietPost Bank,
INDOVINA …
TTL (Transaction
Technologies Limited)
7
Agribank, Eximbank
IPICAS – (Intra
Payment and Customer
Accounting System
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NHTMVN)

( banking.html
)
Tuy nhiên, việc ứng dụng giải pháp công nghệ ngân hàng lõi tại các
NHTMVN hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do việc ứng
dụng công nghệ này phụ thuộc rất nhiều vào vốn và công nghệ cũng như cơ sở hạ
tầng của ngân hàng. Có ngân hàng chỉ ứng dụng công nghệ ở mức thấp và chủ yếu
để giải quyết các nghiệp vụ giao dịch bình thường, có ngân hàng ứng dụng công
nghệ ở mức độ cao nhưng lại không sử dụng hết tính năng do hạn chế về trình độ.
Mặt khác, công nghệ mà các NHTMVN cũng không phải là công nghệ hiện đại
nhất, chỉ có phần mềm hệ thống Teminos T24 được đánh giá cao nhất trong các
phần mềm ngân hàng thì xếp thứ hạng 3 hoặc 4. Trong thời gian sắp tới, nếu như các
NHTMVN không thể làm chủ công nghệ tiên tiến cũng như đầu tư thỏa đáng thì khó
có thể cạnh tranh được với các NHNNg.
4.Mức độ đa dạng của các nghiệp vụ TTQT
Hầu hết các NHTMVN đều cung cấp dịch vụ TTQT với chủng loại sản phẩm
đa dạng, phong phú, đáp ứng được mọi nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu.
Bảng 2: Danh mục sản phẩm TTQT truyền thống của các NHTMVN
STT
Phương thức thanh toán
Danh mục sản phẩm
1
Chuyển tiền
-Chuyển tiền đi
-Chuyển tiền đến
2
Nhờ thu
-Nhờ thu xuất khẩu
-Nhờ thu nhập khẩu
3

Tín dụng chứng từ
-Phát hành L/C
-Thanh toán L/C
-Ký hậu vận đơn
-Phát hành bảo lãnh nhận hàng theo L/C
-Thông báo, sửa đổi L/C
-Xác nhận L/C
-Dịch vụ nhận bộ chứng từ và thanh toán
-Chiết khấu có truy đòi
-Chiết khấu miễn truy đòi.
-Chuyển nhượng L/C
(Nguồn: thống kê từ website của tất cả các NHTMVN)
Mặt khác nhờ sự phát triển của công nghệ tin học, viễn thông mà các
NHTMVN đã đưa ra một số dịch vụ thanh toán chuyển tiền vô cùng tiện ích cho
khách hàng. Những dịch vụ đặc biệt này đã góp phần không nhỏ làm gia tăng doanh số
TTQT tại các NHTMVN trong thời gian vừa qua.
Bảng 3: Một vài dịch vụ chuyển tiền tiện ích của các NHTMVN
Sản phẩm
Lợi ích
Ngân hàng áp dụng
Full No Deduct
Cho phép người thụ hưởng nhận đúng số
tiền chuyển, không bị trừ phí bởi ngân
hàng trung gian hoặc ngân hàng của người
thụ hưởng
ACB, Vietinbank,
VIB…
One Deduct
Cho phép khách hàng chuyển tiền biết
trước chính xác số tiền người thụ hưởng sẽ

nhận được
Chuyển tiền
điện tử (e-
Remittance)
Doanh nghiệp có thể thực hiện các lệnh
chuyển tiền cho đối tác của mình ở bất cứ
đâu chỉ với một máy tính nối mạng
VIB
Bankdraft
Giúp khách hàng chuyển tiền nhanh chóng
và an toàn
Sacombank, BIDV,
ACB, VCB…
Money Gram
Nhận tiền gửi trong vòng 10 phút, nhận
tiền hoàn toàn miễn phí với tỷ giá hấp dẫn
Sacombank,VCB,
Dong-A Bank, SaiGon
Bank, Eximbank
Chuyển tiền
nhanh tận nhà
An toàn tuyệt đối, thuận lợi cho khách
hàng; Khách hàng không cần có tài khoản
tại ngân hàng
Sacombank
Chuyển tiền
kiều hối
Chuyển tiền về Việt Nam dễ dàng, nhanh
chóng và thuận tiện
BIDV, VIB, ACB,

VCB,…
Wells Fargo
Truy cập mạng Internet để chuyển tiền về
ExpressSend
cho thân nhân tại Việt Nam 24h/ngày, 7
ngày/ tuần
“Wells Fargo
Online”
Mức phí áp dụng đối bằng với mức phí
chuyển tiền tại quầy là 8 USD cho một
giao dịch.
Viettinbank
(Nguồn: Website của tất cả các NHTMVN)
5.Chất lượng dịch vụ TTQT
Chất lượng dịch vụ TTQT của các NHTMVN liên tục tăng trong các năm gần
đây. Điều này thể hiện qua việc hàng loạt các NHTMVN được các NHNNg có uy
tín trao giải “Ngân hàng TTQT có chất lượng cao” như Ngân hàng Quốc tế (VIB)
vừa nhận giải thưởng “Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán Quốc tế”
năm 2010 do Citigroup trao tặng. Giải thưởng này tôn vinh những ngân hàng thực
hiện nghiệp vụ chuẩn xác, chuyên nghiệp trong quá trình xử lí điện TTQT qua hệ
thống Citigroup, đạt tỉ lệ cao về điện xử lí tự động (Straight Through Processing -
STP). Đây là năm thứ tám liên tiếp, VIB vinh dự nhận được giải thưởng này. Trong
những năm qua, hoạt động TTQT tại VIB không ngừng tăng trưởng về số lượng và
chất lượng. Số lượng điện TTQT tăng từ mức 2000 điện vào năm 2003 lên 53,000
điện vào năm 2010 với tỷ lệ điện đạt chuẩn xử lí tự động luôn luôn ở mức trên
99.9%. Tương tự như vậy, với Techcombank tỷ lệ điện chuẩn TTQT của ngân hàng
luôn đạt 99.99% và đã được nhiều định chế tài chính quốc tế công nhận và trao giải
thưởng như The Bank of NewYork, CitiBank, Standard Charterd… Chất lượng giao
dịch TTQT được rất nhiều khách hàng, ngân hàng đối tác đánh giá cao và đang từng
bước được khẳng định trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là dịch vụ tư vấn khách

hàng trong hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó Agribank,
Habubank, VCB, ACB, SeABank cùng nhiều ngân hàng khác liên tục nhận được
các giải thưởng cao quý khác trong lĩnh vực TTQT do các ngân hàng hoặc các tạp
chí kinh tế có uy tín của nước ngoài trao tặng.
6.Mạng lưới ngân hàng đại lý thực hiện thanh toán
Ngân hàng đại lý của một NHTM nhằm giải quyết công việc ngay tại một
nước, địa phương trong khi NHTM chưa có chi nhánh tại nước, địa phương đó.
Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh
toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và
giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện
thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT.
Nhờ việc thiết lập các quan hệ mới, các giao dịch thanh toán sẽ về thẳng ngân hàng
mà không phải qua trung gian giúp khách hàng được thanh toán ngay, tiết giảm phí,
không bị lỡ những thương vụ làm ăn quan trọng, nhờ đó đảm bảo được hiệu quả
kinh doanh của khách hàng. Các NHTMVN không ngừng phát triển mạng lưới ngân
hàng đại lý thực hiện TTQT, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Rõ ràng,
các NHTMVN đang mở rộng khả năng chiếm lĩnh thị phần TTQT của mình, bằng
cách mở rộng các chuỗi đại lý, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Sự gia
tăng về đại lý thực hiện TTQT đi liền với nó là sự gia tăng chất lượng cũng như
doanh số TTQT, điều đó cho thấy hiệu quả về chiều sâu trong hoạt động TTQT của
các NHTMVN.
Bảng 4: Số lượng ngân hàng đại lý của một số NHTMVN và NHNNg năm 2011
NHTMVN
NHNNg
STT
Ngân hàng
Số lượng NHĐL
STT
Ngân hàng
Số lượng NHĐL

1
BIDV
1,600
1
Korea
Exchange
Bank
3,000
2
VCB
1,200
2
HSBC
4,000
3
Agribank
1,044
6
Standard
Chatered
Bank
2,700
4
Vietinbank
900
7
Citibank
3,600
5
Seabank

200
4
ANZbank
3,500
(Nguồn: Thống kê từ website của các ngân hàng)
Thanh toán quốc tế là một mảng dịch vụ đặc biệt của ngân hàng, đòi hỏi các
ngân hàng cung cấp dịch vụ này phải có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng khác
trên thế giới. So sánh với hệ thống ngân hàng đại lý của một số ngân hàng nước
ngoài tại Việt Nam có thể nhận thấy lợi thế vượt trội của họ. Điều này đã tạo áp lực
lớn cho các NHTMVN. Tuy nhiên, không vì thế mà các NHTMVN phải cấp thiết
mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý của mình mà việc mở rộng phải được xem xét
trên cơ sở nhu cầu thực tế và hiệu quả sử dụng để tránh lãng phí.
Bên cạnh mở rộng quan hệ đại lý, hiện nay, không ít ngân hàng thương mại
Việt Nam đang tìm cách mở rộng thị trường hoạt động ở nước ngoài. Tiên phong
trong lĩnh vực này phải kể đến VCB. VCB thành lập văn phòng đại diện ở Pháp và ở
Nga từ năm 1996. Đến năm 1997, văn phòng đại diện ở Singapore được thành lập
và đi vào hoạt động.
Bảng 5: Phạm vi hoạt động của một số NHTMVN và NHNNg
NHTMVN
NHNNg
STT
Ngân hàng
Phạm vi hoạt
động
STT
Ngân hàng
Phạm vi hoạt động
1
VCB
Pháp, Nga,

Singapore
1
Standard
Chatered
70 quốc gia
2
Sacombank
Campuchia,
Trung Quốc,
Campuchia
2
Korea
Exchange
Bank
70 quốc gia
3
MB
Campuchia
3
HSBC
85 quốc gia
4
BIDV
Campuchia
4
ANZ bank
60 quốc gia
5
Vietinbank
Đức

5
Citibank
107 quốc gia
(Nguồn: Thống kê từ website và báo cáo thường niên của các NHTM)
Trước thực tế trên, nhiều ngân hàng thương mại khác đã tìm kiếm địa bàn
hoạt động ở những nước phù hợp với tiêu chuẩn và nguồn lực của mình. Muốn xâm
nhập vào các thị trường lớn, Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ càng bởi những thị
trường này đòi hỏi vốn, nguyên tắc hoạt động chặt chẽ. Trong khi đó, Việt Nam vẫn
còn thiếu một số yếu tố như kinh nghiệm, quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ Nếu
chưa giải quyết được các điểm yếu này thì các NHTMVN có nguy cơ gặp rủi ro lớn
khi tham gia mở chi nhánh tại các nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát
triển.
7.Trình độ cán bộ phòng TTQT
Trước năm 2005, trình độ cán bộ phòng TTQT ở các NHTM Việt Nam vẫn còn
một số hạn chế. Đa số cán bộ trong phòng thanh toán quốc tế đều còn trẻ, thiếu kinh
nghiệm. Nguyên nhân là do hoạt động TTQT mới phát triển, đội ngũ cán bộ chưa có
điều kiện để cập nhật những kiến thức về TTQT và về kinh doanh NH hiện đại. Bên
cạnh đó, đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng còn chưa đủ
mạnh, nhất là trong việc thiết kế các hệ thống lớn, các phần mềm có tính phức tạp,
tích hợp cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình đã có nhiều thay đổi.
Hoạt động đào tạo đã được nhiều ngân hàng chú trọng, nhiều lớp tập huấn cho các
bộ được tổ chức, đặc biệt là thời điểm có các văn bản luật mới được ban hành. Thực
hiện tốt công tác trẻ hóa cán bộ, đa số cán bộ trong phòng thanh toán quốc tế của
hầu hết các ngân hàng đều còn rất trẻ. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học
đạt gần như 100%. Bên cạnh đó, năng lực thực tế, khả năng quản trị điều hành, khả
năng nắm bắt công nghệ ngân hàng hiện đại, khả năng thích ứng và họat động trong
thị trường cạnh tranh của đội ngũ cán bộ cũng đã được cải thiện rõ rệt.
II.Giải pháp nâng cao năng lực TTQT của các NHTMVN
Nâng cao năng lực TTQT là vấn đề cấp bách đối với các NHTMVN trước áp
lực cạnh tranh của hội nhập. Bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng

cao năng lực TTQT của các NHTMVN.
1. Nâng cao năng lực tài chính cho các NHTMVN bằng cách gia tăng quy mô
vốn tự có thông qua sử dụng lợi nhuận không chia (lợi nhuận giữ lại) làm nguồn bổ
sung vốn cơ bản và từ nguồn thu bên ngoài như: Bán cổ phiếu thường (phát hành cổ
phiếu), bán cổ phiếu ưu đãi, phát hành các chứng khoán nợ dài hạn…
2. Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng. Từ việc nghiên cứu thị
trường, cần đưa ra được các sản phẩm có tính năng vượt trội so với ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng, xúc tiến thương
mại thông qua hội chợ, triển lãm nhằm nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Qua đó tư vấn, giải đáp các thắc mắc cũng như tư vấn cho khách hàng. Vô hình
chung, ngân hàng đã quảng bá được hình ảnh, uy tín của mình.
3. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ thanh toán quốc tế. Trên cơ
sở hoạt động marketing ngân hàng, các NHTM cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển
các dịch vụ mà ngân hàng có lợi thế cũng như các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đa
dạng các dịch vụ TTQT có chiều sâu để có thể cạnh tranh được với các NHTM
trong nước cũng như NHNNg. Mặt khác, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
TTQT để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
4. Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ TTQT. Có kế hoach đào tạo và đào
tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Nâng cao công tác tuyển chọn
những cán bộ giỏi về nghiệp vụ, khả năng tin học và ngoại ngữ và có khả năng đáp
ứng tốt môi trường làm việc năng động hội nhập. Không chỉ vậy, cần có chính sách
giữ chân người tài và thu hút chất xám cả trong và ngoài nước thông qua chế độ đãi
ngộ về tiền lương và môi trường làm việc.
5. Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng phục vụ công tác TTQT. Các
NHTM cần chú trọng đầu tư công nghệ phù hợp với nguồn vốn và năng lực vận
hành của cán bộ. Ngoài ra, cần liên tục cập nhật, tiếp thu có chọn lọc các công nghệ
tiên tiến trên thế giới trên cơ sở phù hợp với khả năng của ngân hàng mình.
6. Phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý thực hiện TTQT một cách phù
hợp cả trong và ngoài nước theo hướng đề cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng đại lý thay vì mở rộng đại lý một cách tràn lan, thiếu tính toán sẽ gây

lãng phí và giảm uy tín của ngân hàng.
7. Nâng cao công tác quản trị điều hành TTQT. Liên kết, hợp tác, trao đổi
kinh nghiệm quản lý rủi ro với các ngân hàng có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, ban
quản trị điều hành cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, có thể dự báo được
xu hướng, diễn biến của lãi suất và tỷ giá cũng như “sức khỏe” của nền kinh tế để có
thể đề ra và đẩy mạnh kế hoạch hoạt động cũng như đầu tư dài hạn. Nâng cao khả
năng phân tích và dự báo thông tin, cũng như trình độ quản lý nhằm hạn chế thất
thoát trong hoạt động TTQT của các NHTM.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2011), Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế, Nhà
xuất bản thống kê.
2. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh – Trung Quốc, Mười tám ngân hàng
Việt Nam đoạt Giải thưởng Thanh toán quốc tế chất lượng cao của Citibank,

3. Báo cáo thường niên của một số NHTM… năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.

×