BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN:
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ BÀI:
Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận
“Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến”
để lý giải một vấn đề của thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Họ và tên
: Nguyễn Đắc Phát
MSSV
: 462541
Lớp
: A.BTBB01.21-1-21(N01.TL1)
Hà Nội,2022
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch
HIV : Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
HPV : Virus gây Papoilloma ở người
GDGTVTD : Giáo dục giới tính và tình dục
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................................1
NỘI DUNG ...................................................................................................................................................1
I, Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng: ........................................................1
1, Khái niệm mối liên hệ phổ biến.......................................................................................................1
2, Tính chất của mối liên hệ .................................................................................................................2
2.1, Tính khách quan........................................................................................................................2
2.2, Tính phổ biến .............................................................................................................................2
2.3, Tính đa dạng ..............................................................................................................................2
3, Ý nghĩa phương pháp luận ..............................................................................................................3
II, Mối liên hệ giữa giáo dục giới tính và tình dục với hiểu biết về giới ở Việt Nam: ........................4
1, Khái niệm tình trạng của giáo dục giới tính và tình dục và hiểu biết về giới tính .....................4
1.1, Khái niệm ...................................................................................................................................4
1.2, Mối liên hệ giữa giáo dục giới tính và tình dục với hiểu biết về giới tính.............................5
2, Giải pháp cho giáo dục giới tính và tình dục ở Việt Nam .............................................................8
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU.............................................................................................................................11
MỞ ĐẦU
Trong thời kì hiện nay, mục tiêu quan trọng của Việt Nam là phát triển xã hội
bền vững và trong đó vấn đề về con người ln là trọng tâm. Người trong độ tuổi vị
thành niên là lớp tuổi đông đảo ở Việt Nam và người trong độ tuổi vị thành niên sẽ
có sự phát triển mạnh mẽ nhất nhưng vì vậy mà họ cũng phải đối mặt với nhiều thử
thách, cám dỗ trong tâm lí và ngồi xã hội. Với rất nhiều thử thách để vượt qua,
người ở độ tuổi vị thành niên đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội để có
thể trưởng thành và trở thành lực lượng nòng cốt trong tương lai – lực lượng sẽ gánh
vác vai trò bảo vệ, phát triển tổ quốc. Sự thay đổi trong tâm sinh lý chính là một vấn
đề cần được giải quyết nhanh chóng và triệt để, do vậy giáo dục giới tính và tình dục
cho người trong độ tuổi vị thành niên chính là đang được đẩy mạnh trong những năm
gần đây, nhưng những hoạt động này lại mang đến hiệu quả không thực sự cao. Dưới
góc độ mơn học Triết học Mác – Lênin, phép biện chứng duy vật được xây dựng trên
cơ sở một hệ thống những nguyên lý cơ bản, đúng đắn mà trong đó “nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến” đóng vai trị rất quan trọng. Thơng qua kiến thức của môn học,
em xin được lý giải mối liên hệ của giáo dục giới tính và tình dục với hiểu biết về
giới qua cách vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của “nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến”.
NỘI DUNG
I, Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng:
1, Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Đầu tiên, liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng và nếu sự thay đổi của mơt đối
tượng cũng sẽ làm đối tượng cịn lại thay đổi. Mối liên hệ là một phạm trù triết học
dùng để chỉ các mối quan hệ ràng buộc, tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa nhiều đối tượng với
1
nhau1.Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ
biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối
liên hệ phổ biến nhất đó là: liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định
với phủ định, cái chung với cái riêng, bản chất và hiện tượng…
2, Tính chất của mối liên hệ
2.1, Tính khách quan
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối quan hệ giữa các sự
vật, hiện tượng trong thế giới là khách quan. Mọi quy luật, mọi tác động, mọi biến
đổi, chức năng, biến đổi giữa các sự vật, hiện tượng hay quy luật đều tồn tại độc lập
và khơng phụ thuộc vào ý chí của con người và các mối quan hệ này nằm trong hoạt
động nhận thức của họ. Ví dụ: con người nhận thức được mối liên hệ giữa mực nước
thủy triều với vị trí của Mặt Trăng ở từng thời điểm nhất định trong năm nhưng mối
liên hệ này không do con người sáng tạo ra và dù con người không tồn tại thì mối
liên hệ này vẫn cịn như cũ.
2.2, Tính phổ biến
Các mối liên hệ hiện hữu ở bất kỳ mọi nơi như ở trong tự nhiên, ở trong xã hội
và ở trong tư duy. Trong rất nhiều các mối liên hệ đó thì mỗi mối liên hệ lại giữ
những vị trí khác nhau trong sự chuyển động, biến đổi giữa các sự vật và hiện tượng.
Không những các mối liên hệ tương hỗ, quy đinh, chuyển đổi lẫn nhau diễn ra giữa
các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy mà nó cịn diễn ra ở các yếu
tố, các mặt khác nhau của sự vật và hiện tượng. Ví dụ: ở Việt Nam hoặc Mỹ hoặc
bất cứ nơi nào trên thế giới, ở bất cứ thời điểm nào đều tồn tại mối liên hệ giữa quá
khứ và hiện tại, giữa hiện tại cùng với tương lai.
2.3, Tính đa dạng
Là tính chất mn hình vạn trạng của những mối liên hệ, các mối liên hệ không
chỉ hiện hữu một cách phổ biến mà còn hiện hữu dưới nhiều loại đa dạng. Với mỗi
mặt khác nhau lại có thể chia thành nhiều mối liên hệ. Có hàng loạt các mối liên hệ
mà ta có thể biết và tất nhiên mỗi mối liên hệ lại giữ một vai trị khác nhau trong sự
1
. Phạm Văn Đức: Giáo trình Triết học Mác – Lênin (dành cho bậc đại học hệ khơng chun Lý luận chính trị), tr.85
2
chuyển động, thay đổi của sự vật và hiện tượng. Ví dụ: đối với người này thì mối
quan hệ giữa chăm chỉ rèn luyện – kết quả tốt là quá khứ – hiện tại cịn với người kia
thì ngược lại, do người kia cảm thấy ngưỡng mộ kết quả tốt thế nên đối với người đó
mối liên hệ giữa kết quả tốt – chăm chỉ học hành là hiện tại – tương lai.
3, Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện
tượng, chúng ta có thể rút ra ngun tắc tồn diện để từ đó đẩy mạnh hoạt động nhận
thức đúng đắn cùng với hoạt động thực tiễn hiệu quả. Con người phải tơn trọng quan
điểm tồn diện, tránh việc suy xét phiến diện.
Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải nhận thức sự vật, cả về khía cạnh
trực tiếp và gián tiếp, về mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt
của bản thân sự vật, hiện tượng và tác động qua lại của sự vật, hiện tượng với sự vật,
hiện tượng khác. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể nhận thức đúng đắn về sự vật
và hiện tượng.
Đồng thời, quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối
quan hệ, chú ý mối quan hệ, chú ý đến sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối quan hệ
để hiểu rõ bản chất của sự vật, đồng thời có phương pháp tiếp cận phù hợp để bản
thân mình hiểu được bản chất của sự vật, hoạt động nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Trong hoạt động thực tiễn, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật,
chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ bên trong của nó mà cịn
phải chú ý tới những mối liên hệ bên ngồi của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng
thời, chúng ta phải biết sử dụng kết hợp các biện pháp khác nhau để đem lại hiệu quả
cao nhất.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy
mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn
trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh tráo
các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lạị) và chủ nghĩa chiết trung
(lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ
3
biến)1. Ví dụ: một hộ gia đình đã thực hiện gieo trồng cây cải được 2 mùa vụ nhưng
nhận lại năng suất không cao, dẫn đến buôn bán thua lỗ. Do đó họ bắt đầu dùng thuốc
trừ sâu và phân bón và kết quả cho ra vượt năng suất trơng đợi nhưng họ không lạm
dụng và sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, phân bón vì cho rằng dùng q liều lượng thì
thu hoạch dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón vẫn cịn trong nịng sản và lượng phân
bón, thuốc trừ sâu đấy có thể ngấm xuống mạch nước ngầm, gây ô nhiễm đến cái ao
và giếng trong nhà họ.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải kết hợp quan điểm toàn diện cùng
với quan điểm lịch sử - cụ thể. Khi xem xét sự vật, hiện tượng thì phải gắn nó vào
từng điều kiện, q trình nhất định vì mỗi sự vật, hiện tượng đều mang đặc trưng
riêng của không gian và thời gian trong từng giai đoạn phát triển của nó. Từ đó,
chúng ta có thể có được những giải pháp chính xác và hiệu quả khi xử lý các vấn đề
thực tế. Ví dụ: ta khơng thể đặt trọng tâm của phát triển kinh tế vào nông nghiệp như
ở thời đại phong kiến xưa vào nền kinh tế hiện nay với tỉ trọng chủ yếu là công nghiệp
và dịch vụ.
II, Mối liên hệ giữa giáo dục giới tính và tình dục với hiểu biết về giới ở Việt
Nam:
1, Khái niệm tình trạng của giáo dục giới tính và tình dục và hiểu biết về giới
tính
1.1, Khái niệm
Giáo dục giới tính có thể được hiểu là cung cấp hiểu biết về giới tính, hoạt
động tình dục, sức khỏe sinh sản, kế hoạch gia đình dành cho trẻ em và thanh thiếu
niên. Qua đó nhằm trang bị cho trẻ em và thanh thiếu niên các kiến thức, kĩ năng và
thái độ cần thiết để giúp các em hiểu được sức khỏe, giá trị của con người mình và
tạo lập được các mối quan hệ xã hội và quan hệ tình dục lành mạnh.
Giáo dục giới tính và giáo dục tình dục có vài điểm khác nhau. Giáo dục giới
tính là giáo dục về nhân cách con người, về mối quan hệ nhân văn và đầy tinh thần
trách nhiệm giữa các giới với nhau. Giáo dục tình dục thì đi sâu vào giới tính ở khía
1
. Phạm Văn Đức: Giáo trình Triết học Mác – Lênin (dành cho bậc đại học hệ khơng chun Lý luận chính trị), tr.88
4
cạnh tình dục, các bệnh lý tình dục. Giáo dục giới tính và giáo dục tình dục tiếp cận
con người trẻ ở hai độ tuổi khác nhau. Ví dụ: một số nhà trường tổ chức các buổi
GDGTVTD cho học sinh cấp 2, cấp 3 để dạy học sinh cách tránh mang thai ngoài ý
muốn như dùng bao cao su và một số bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, sùi
mào gà… Hoặc một số virus như HIV/AIDS và HPV…
Giáo dục giới tính cũng góp phần giáo dục cho nhân cách của con người cho
nên nó cũng giúp trẻ em, thanh thiếu niên nhận thức được quyền lợi của bản thân và
người khác qua đó sẽ có các hành động đúng đắn để vừa có thể bảo vệ quyền lợi của
mình mà lại khơng xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Ví dụ: qua giáo dục
giới tính, trẻ em và thanh thiếu niên sẽ biết được trò đùa trêu chọc, đụng chạm vùng
kín, vùng nhạy cảm là sai và trẻ em, thanh thiếu niên có thể biết được bộ phận nào
trên cơ thể mình mà người khác có thể chạm vào, biết khi bị chạm vào bộ phận nào
sẽ là hành vi quấy rối, xâm phạm.
1.2, Mối liên hệ giữa giáo dục giới tính và tình dục với hiểu biết về giới tính
Khi GDGTVTD được thực hiện đúng đắn thì sẽ nâng cao được hiểu biết về
giới cho người ở độ tuổi vị thành niên và khi đó tỉ lệ nạo phá thai, lập gia đình sớm,
v.v… ở người độ tuổi vị thành niên sẽ giảm. Ngược lại GDGTVTD không đầy đủ sẽ
không cung cấp đủ hiểu biết về giới và dẫn đến các hệ lụy là các tệ nạn như tỉ lệ nạo
phá thai cao, lập gia đình sớm… Từ đó làm cho GDGTVTD rơi vào tình trạng kém
phát triển, và khi hiểu biết về giới của một số người được cải thiện thì họ lại có nhu
cầu tìm đến, nhu cầu bổ sung và cải thiện giáo dục giới tính. Theo thống kê của Vụ
Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 đến
400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức (60-70% là học sinh,
sinh viên). Còn theo Tổng cục Dân số, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10
năm trở lại có dấu hiệu giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên
lại có dấu hiệu gia tăng (chiếm hơn 20% các trường hợp phá thai). Cụ thể, báo cáo
của Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây cho
thấy, thực trạng phá thai to ở trẻ vị thành niên chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 10% trong
tổng số ca phá thai; các trường hợp phá thai to trên gặp nhiều nhất ở đối tượng học
sinh, sinh viên. Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản
TPHCM năm 2017, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại có 73 trường hợp phá thai,
5
trong đó 2,4% là trẻ vị thành niên… Điều đáng lưu ý, đây mới chỉ là thống kê từ các
bệnh viện khu vực nhà nước, còn số liệu từ các bệnh viện tư, phịng khám tư thì chưa
thống kê được1…
Việc nạo phá thai như vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến các nữ giới và đặc biệt
là trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên khi nó làm rút ngắn và hạn chế cơ hội trong
cuộc sống, học hành, ảnh hưởng tâm lý, thậm chí gây vơ sinh và tử vong. Kể cả khi
không nạo phá thai, việc mang thai sớm, lập gia đình sớm cũng giới hạn cơ hội cho
các em gái cũng mang đến nguy cơ đối diện với bạo lực gia đình, gia đình tan vỡ và
các em có thể sẽ trở thành mẹ đơn thân khi tuổi đời cịn trẻ. Những hậu quả của việc
GDGTVTD khơng đầy đủ, khơng đúng đắn thì rất dễ thấy với các em gái nhưng nó
cũng mang đến suy nghĩ lệch lạc trong tư tưởng, thái độ thiếu tôn trọng ở các em trai.
Mọi quy luật, mọi tác động, mọi biến đổi, chức năng, biến đổi giữa các sự vật,
hiện tượng hay quy luật đều tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào ý chí của con
người thể hiện ở việc con người không thể ngay lập tức ép buộc người khác phải hiểu
về giới, cũng như ko thể ép được GDGTVTD phát triển nhảy bước, và mối liên hệ
giữa hiểu biết và giáo dục có quy luật khách quan, khơng thể đi ngược lại quy luật là
giáo dục ít mà hiểu biết nhiều được. Tuy nhiên các mối quan hệ này nằm trong hoạt
động nhận thức của con người, con người có thể thúc đẩy, hỗ trợ q trình pháp triển.
Vào thế kỷ trước GDGTVTD là một vấn đề khá mới ở Việt Nam. Xung quanh vấn
đề này, quan điểm cho rằng có nên coi giáo dục giới tính thành một nội dung giáo
dục độc lập trong nhà trường hay khơng đang cịn có nhiều tranh cãi. Từ cuối những
năm 80 của thế kỷ trước, giáo dục giới tính được đưa vào chương trình thực nghiệm
giảng dạy tại 17 tỉnh và thành phố trên toàn quốc. Tuy nhiên, nội dung kiến thức còn
sơ sài, tập trung chủ yếu ở những nội dung có tính chất giải phẫu sinh lý cơ thể, chưa
đề cập tới quan hệ giữa hai giới, vấn đề tình dục và quan hệ tình dục2. Chỉ đến những
năm đầu thế kỷ XXI thì vấn đề này mới dần nhận được nhiều sự quan tâm từ mọi
1
. Phương Thu Nguyễn: “Mang thai ở tuổi vị thành niên “con số đáng báo động”
2
. Nguyễn Thị Tố Quyên: Về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình
6
người hơn, một vài tác giả đã bắt đầu tham gia bàn luận về vấn đề này và xây dựng
được một số cơng trình như sau:
+ Lê Thúy Tươi, Bí ẩn tuổi dậy thì (2006), NXB Trẻ.
+ Beatrice Sparks, Nhật ký Nancy (2006), NXB Trẻ.
+ Tôn Vân Hiểu, Trương Vẫn Mặc, Nguyễn Thu Hiền biên dịch, Hoa hồng
trong cặp sách (2006), NXB Kim Đồng.
+ PGS.TS Bùi Ngọc Ánh, Tâm lí học giới tính và giáo dục giới tính (2006),
NXB Giáo Dục.
+ Phạm Thùy Linh, Tơn Thất Thiên Nhân, Ơ thế mà mình khơng biết (2006),
NXB Trẻ.
Các tác phẩm trên đã nghiên cứu sâu sắc nhưng lại chưa được phổ biến rộng
rãi đến mọi người. Tuy vậy tác phẩm “Hoa hồng trong cặp sách” và” Nhật ký
Nancy” lại một tiếng chuông cảnh báo cho chúng ta đặc biệt là bậc cha mẹ phụ huynh
rằng tầm quan trọng của vấn đề giáo dục giới tính và giáo dục tình dục là cần được
đề cao hơn nữa.
Trong “Hoa hồng trong cặp sách” là những tâm sự của trẻ em, thanh thiếu
niên Trung Quốc về việc biết yêu sớm, lén xem người lớn và biết quan hệ tình dục
từ sớm. Các em giải thích cho hành động của mình là học làm theo người lớn, để rồi
hậu quả là một nữ sinh 17 tuổi có thai rồi sinh con trong nhà vệ sinh và vứt thai nhi
qua cửa sổ để che dấu.
“Nhật ký Nancy” thì lại đưa chúng ta đến với cơ bé Nancy, cơ bé vì những
cảm xúc rung động rồi khơng may bị cưỡng hiếp và sau đó Nancy bị nhiễm HIV ở
tuổi 14, cuộc đời của cô bé đã kết thúc dù nó mới chỉ bắt đầu.
Mối liên hệ giữa giáo dục và hiểu biết về giới luôn hiện hữu ở trong xã hội và
ở trong tư duy con người. Mối liên hệ này sẽ mang đến cho con người một trong hai
thứ sau: sự hiểu biết một cách đầy đủ và đúng đắn hoặc ngược lại là sự kém hiểu
biết, sai lệch trong nhận thức. Việc cho con trẻ tiếp cận bình đẳng GDGTVTD cũng
là tơn trọng quyền của trẻ em về việc được tiếp cận những điều kiện tốt nhất cho sức
khỏe và tinh thần. Các bậc cha mẹ phụ huynh phải phối hợp cùng với nhà trường để
có thể cho con trẻ tiếp cận giáo dục giới tính một cách đầy đủ và đúng đắn nhất. Trên
thế giới rất nhiều quốc gia đã đề cao sự quan trọng của GDGTVTD với trẻ em và
7
thanh thiếu niên. Anh cho trẻ em từ 5 tuổi học về giới tính như một mơn học bắt buộc
cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở, ở Mỹ thì giáo dục giới tính được phân theo
cấp học hoặc như ở Nhật nơi giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10 đến 11 tuổi.
2, Giải pháp cho giáo dục giới tính và tình dục ở Việt Nam
GDGTVTD khơng đúng đắn là nguyên nhân dẫn đến thực trạng và hậu quả
đáng tiếc cho thế thế trẻ, hậu quả như vậy sẽ là động lực thúc đẩy GDGTVTD từ yếu
kém để trở nên tiên tiến, hiện đại thông qua các giải pháp thích hợp. Xét các thực
trạng, nguyên nhân đã nêu chúng ta có các giải pháp sau. Đầu tiên phụ huynh cùng
với thầy cô trong nhà trường cần thay đổi quan niệm phong kiến xưa và thay đổi thái
độ e ngại né tránh khi đối mặt vấn đề của con trẻ, nhà trường phải cung cấp kiến thức
cơ bản về GDGTVTD cho học sinh, phụ huynh phải trở nên gần gũi hơn với con,
theo dõi, hướng dẫn và chỉ bảo con cái để con có điều kiện tốt nhất có thể. Ví dụ: nhà
trường tổ chức các buổi học ngoại khóa về giáo dục giới tính, dạy học sinh các dùng
bao cao su, cho học sinh biết công dụng và tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc
cung cấp kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai,
HIV/AIDS…, cha mẹ có thể chủ động hỏi han tâm sự với con về vấn đề sinh lý, tình
cảm và dạy cho con biết nhận thức đúng sai, rèn luyện tính tự giác, tự chủ cho bản
thân.
GDGTVTD thường được thực hiện bởi các bậc cha mẹ phụ huynh hoặc các
thầy cô nhưng cha mẹ và thầy cô lại hay có thái độ e ngại và né tránh vấn đề với lý
do là vấn đề nhạy cảm với tuổi của con em hoặc là sau này khi lớn lên thì con em sẽ
tự biết về vấn đề này. Đúng là sớm muộn các em cũng sẽ tìm hiểu về vấn đề này đặc
biệt là trong thời gian dậy thì nhưng nếu để các em tự mình tìm hiểu mà khơng có sự
hướng dẫn, chỉ bảo của cha mẹ và thầy cơ thì khả năng rất cao các em sẽ lầm đường
lạc lối. Đặc biệt vào thời đại số này, thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại hoặc
mạng Internet – một không gian ảo chứa thông tin về mọi khía canh, yếu tố của cuộc
sống bùng nổ và phủ sóng cả thế giới, trường hợp mà các em sẽ đi lạc đường càng
dễ xảy ra hơn và xảy ra theo hướng trầm trọng hơn. Cha mẹ và thầy cơ đã khơng có
biện pháp để chủ động giáo dục con em, mà khi rơi vào thế bị động như khi bắt gặp
con em đang tìm hiểu về giới tính và tình dục thì phương thức lảng tránh, né tránh
lại được áp dụng một lần nữa cũng vì lý do nhạy cảm. Một số cha mẹ sử dụng cách
8
ngăn cấm, quát mắng khi con em gặp phải vấn đề này, giáo dục theo phương thức
cấm đốn khơng cịn phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội ngày nay.
Việc người lớn cấm đoán sẽ càng khiến trẻ tị mị và kích thích trẻ lao vào tự tìm hiểu
những việc bị cấm đốn. Đặc biệt, đối với những trẻ đang ở lứa tuổi dậy thì, bắt đầu
có sự thay đổi và chưa ổn định về cả sinh lí, tâm lí. Trẻ sẽ xuất hiện các cảm nhận về
giới tình và giới rõ nét, thậm chí hình thành những cảm xúc khác giới như thích,
yêu1… Như vậy phương thức cấm đốn khơng mang đến hiệu quả mà chỉ mang phản
ứng ngược.
Nguyên cớ cho hiện tượng e ngại, lảng tránh hay cấm đoán là do người Việt
bị ảnh hưởng bởi những quan niệm và văn hóa từ nền phong kiến ngày trước. Ngoài
ra trong hoàn cảnh hiện này một số cha mẹ vì tập trung vào cơng việc, vì chỉ quan
tâm đến thành tích học tập của con mà do đó dành khơng đủ thời gian để ý đến sự
thay đổi về sinh lý của con cái.
Chúng ta cũng có thể học hỏi kinh nghiệm về GDGTVTD từ các nước đi tiên
phong trong chú trọng và phát triển GDGTVTD như Anh, Mỹ, Nhật và Thụy Điển…
Nhưng không nên nhìn phiến diện một chiều vào thành cơng của họ mà nên so sánh
các yếu tố của Việt Nam so với các nước khác như trình độ dân trí, trình độ phát triển
kinh tế, độ khả thi, ngân sách…
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chú trọng vào các giải pháp như tăng cường dạy
lồng ghép giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục trong chương trình
giáo dục phổ thơng; nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống để
học sinh, sinh viên có kiến thức, kỹ năng, tự bảo vệ, tự “đề kháng” về vấn đề quan
hệ tình dục trong lứa tuổi học sinh. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm
các cơ quan quản lý giáo dục, nhà giáo, cha mẹ học sinh về giáo dục giới tính, sức
khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên2.
1
. Nguyễn Trang: Giáo dục giới tính theo phương thức cấm đốn khơng cịn phù hợp
2
. HA: Khoảng trống về giáo dục giới tính
9
KẾT LUẬN
Thông qua mối liên hệ phổ biến, ta đã có một cái nhìn sâu sắc về thực trạng
GDGTVTD ở trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt Nam hiện nay. GDGTVTD đã cho
thấy tầm quan trọng của nó đối với giai đoạn mà ở đó người ở độ tuổi vị thành niên
trải qua sự thay đổi lớn nhất trong tâm sinh lý cũng như phải đối mặt với những thử
thách và cám dỗ đầu đời. GDGTVTD đúng đắn và đầy đủ sẽ cung cấp kiến thức để
họ tự biết bảo vệ, tơn trọng bản thân mình và những người xung quanh hay nói cách
khác GDGTVTD sẽ rèn giũa nhân cách và nhận thức của người đang ở độ tuổi vị
thành niên. Qua đó sẽ ni dưỡng được một thế hệ tương lai phát triển đầy đủ mọi
mặt để có thể gánh vác tổ quốc trên đơi vai.
Do vẫn cịn những hạn chế nhất định trong tri thức lí luận và hiểu biết thực
tiễn nên bài tập thi sẽ khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng
góp để hồn thiện hơn phương pháp học và nghiên cứu môn Triết học Mác - Lênin.
Em xin chân thành cảm ơn!
10
DANH MỤC TÀI LIỆU
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (dành cho bậc đại học khơng chun lí luận)
2. />3. />4. />5. />6. />7. />8. />10. />11. />12. />13. />
11
4